1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CHUYÊN ĐỀ 6: QUẦN XÃ SINH VẬT

16 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 370,14 KB

Nội dung

Quần xã sinh vật và 1 số đặc trưng cơ bản của quần xã - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh

Trang 1

1

CHUYÊN ĐỀ 6: QUẦN XÃ SINH VẬT

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1 Quần xã sinh vật và 1 số đặc trưng cơ bản của quần xã

- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống

trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với

nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

- Quần xã có các đặc trưng cơ bản :

+ Đặc trưng về thành phần loài :

Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong

mỗi loài cao

Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng

nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác

Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần

xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh

+ Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng)

- Nêu được những ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng của quần xã

- Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ

đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật)

Quan hệ Đặc điểm

Cộng sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau ; khi tách

riêng cả hai loài đều có hại

Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau ;

khi tách riêng cả hai loài đều có hại

Hội sinh Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì

; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì

Trang 2

2

Cạnh tranh - Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống

- Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn

Kí sinh Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể

từ loài đó

Ức chế –

cảm nhiễm

Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác

Sinh vật ăn

sinh vật khác

- Hai loài sống chung với nhau

- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật

2 Diễn thế sinh thái

- Diễn thế sinh thái : Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn

tương ứng với sự biến đổi của môi trường

- Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu

+ Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh

tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật ) Ngoài ra

hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái

- Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết

quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định

+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật

từng sống Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể

hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái

- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái: Giúp hiểu được quy luật phát triển của

quần xã sinh vật Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai

Trang 3

3

thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Mục tiêu

1.1 Kiến thức

- Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ

- Biết được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái

- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái

- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

1.2 Kỹ năng

- Giải được một số bài tập về quần xã

ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHUYÊN ĐỀ

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1 Năng lực phát

hiện và giải

quyết vấn đề

Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hoá ổ sinh thái Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã

2 Năng lực thu

nhận và xử lý

thông tin

Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học: Ước lượng sinh khối; Mối quan hệ sinh thái giữa

các loài sinh vật trong quần xã

3 Năng lực nghiên

cứu khoa học Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu

tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã

4 Năng lực tính

toán Tính sinh khối của quần xã

5 Năng lực tư duy Phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật

trong quần xã

Trang 4

4

6 Năng lực ngôn

ngữ

Thuyết minh về diễn thế sinh thái, tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

2 Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề

Hoạt động 1: quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

- Tên dự án: “Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã sinh vật tại địa phương”

- Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, clip về sự đa dạng các loài sinh vật trong quần xã tại địa phương, chỉ ra được các đặc trưng của quần xã sinh vật tại địa phương

Bước 1 Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết

Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về

vai trò của đa dạng sinh học, tầm quan trọng của việc bảo

vệ đa dạng sinh học

- Nhận biết chủ đề dự án

- Xác định sản phẩm sau dự án

Tìm hiểu về lý

thuyết

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa

và các nguồn học liệu bổ sung

do giáo viên chuẩn bị

- Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của dự án: Khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Xây dựng các

tiểu chủ đề/ý

tưởng

- Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề

- Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề

- Hoạt động nhóm, chia sẻ các

ý tưởng

- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ

+ Các loài sinh vật trong quần

xã, sự đa dạng loài + Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường

Trang 5

5

+ Các biện pháp giúp bảo vệ sự

đa dạng sinh vật trong quần xã Lập kế hoạch

thực hiện dự án

- Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của

dự án

- GV gợi ý về nội dung cần thực hiện

+ Thu thập số liệu + Xử lý số liệu + Trình bày số liệu

- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện

- Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm)

+ Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể)

+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin

+ Viết báo cáo + Lập kế hoạch tuyên truyền Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần)

(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)

- Thu thập thông

tin

- Điều tra, khảo

sát hiện trạng

- Theo dõi, hướng dẫn, giúp

đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp )

- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

- Thảo luận

nhóm để xử lý

thông tin và lập

dàn ý báo cáo

- Hoàn thành báo

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)

- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm

- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm

Trang 6

6

cáo của nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương – 1 tiết

Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo

cáo kết quả và phản hồi

- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Trình chiếu Powerpoint

- Trình chiếu dưới dạng các tập san, file video

- Các nhóm tham gia phản hồi

về phần trình bày của nhóm bạn

- Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được

từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở

Nhìn lại quá trình

thực hiện dự án

- Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân

- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

Nêu ý tưởng về

chiến lược bảo vệ

các loài sinh vật

tại địa phương

- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm

- GV cho cac nhóm thảo luận

và lựa chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên truyền ở địa phương

Hoạt động 2: Tìm hiểu về diễn thế sinh thái

Giáo viên: chia lớp thành các nhóm rồi yêu cầu các nhóm nghiên cứa SGK và quan sát

sơ đồ H41.1; H41.2, mỗi nhóm hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trang 7

7

- Phân tích đặc điểm môi trường và đặc điểm sinh vật trong 2 sơ đồ đó?

- Lập sơ đồ diễn thế sinh thái?

- Nêu khái niệm diễm thế sinh thái?

- Học sinh:

+ Đặc điểm môi trường:

● Giai đoạn tiên phong: Khí hậu khô, nóng, đất không được che phủ

● Giai đoạn giữa: Khí hậu mát và ẩm, chất dinh dưỡng trong đất tăng dần

● Giai đoạn cuối:

+ Đặc điểm sinh vật:

● Giai đoạn tiên phong:

● Giai đoạn giữa

● Giai đoạn cuối:

+ Sơ đồ diễm thế sinh thái

Môi trường1 Các quần thể 1

Môi trường 2 Các quần thể 2

Môi trường 3 Các quần thể 3

Giáo viên: hãy đọc SGK và nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa các loại diễn thế?

- Học sinh: Trả lời theo 2 ý sau:

? Môi trường khởi đầu của diễn thế khác nhau như thế nào?

? Quá trình diễn thế diễn ra qua các giai đoạn nào?

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục này bằng việc hoàn thành bảng 41 SGK Giáo viên: Hãy tham khảo SGK và cho biết nguyên nhân gây ra diễn thế? lấy ví dụ minh hoạ?

- Học sinh:

+ Nguyên nhân bên ngoài: sự thay đổi của môi trường vật lý, nhất là thay đổi khí hậu,

Trang 8

8

mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lữa, sóng thần

+ Nguyên nhân bên trong: Cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh nơi ở

? Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta thường sử dụng các biện pháp như: cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiết lượng nước… Em hãy nêu hai ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên

Trang 9

9

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ

1 Bảng ma trận đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:

1 Quần xã

sinh vật

- Định nghĩa được khái niệm quần

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài,

sự phân bố của các loài trong không gian

- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt-con mồi và vật chủ – vật kí sinh)

- Chỉ ra được sự khác nhau giữa quần thể sinh vật

và quần xã sinh vật Lấy được ví

dụ minh họa

- Vận dụng kiến thức

để giải bài tập về quần xã

- Biết cách tính độ phong phú của loài

và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả - bắt lại

- Biêt cách lựa chọn vật nuôi

để tận dụng được hết các nguồn dinh dưỡng trong môi trường, ví dụ trong ao nuôi cá

- Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh họa cho từng mối quan hệ giữa các loài

- So sánh được quan hệ hỗ trợ

và quan hệ đối kháng

2 Diễn thế

sinh thái

- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái)

- Mô tả được quá trình diễn thế của một quần thể nào

đó xảy ra tại địa

- Lấy được ví dụ minh họa cho các kiểu diễn thế sinh thái

- Dự đoán được quá trình diễn

thế của một môi trường sống

- Phân tích được vì sao hoạt động khai thác tài nguyên

Trang 10

10

phương

- Mô tả được những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế sinh thái

không hợp lý được coi là hành động „tự đào huyệt chôn mình“ của diễn thế sinh thái

Trang 11

11

A- Câu hỏi, bài tập tự luận

Câu 1 Quần xã sinh vật là gì? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã

sinh vật

Hướng dẫn:

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh) Các sinh vật trong quần xã sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định Các sinh vật trong quần xã sinh vật thích nghi với môi trường sống của chúng

- Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,

Câu 2 Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

Hướng dẫn:

Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng:

Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối kháng có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại

Câu 3 Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật

Hướng dẫn:

Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác

(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng sau cạnh tranh)

Trang 12

12

Trả lời câu hỏi 5 (SGK) Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng

suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp:

- Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy

- Nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau: ăn thực vật (cá mè, cá trắm cỏ), ăn động vật (cá quả), ăn tạp (cá chép, trôi)

Câu 1 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là gì? Diễn thế sinh thái diễn ra mạnh

mẽ nhất khi nào?

Hướng dẫn:

- Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là: Môi trường biến đổi, thay đổi các nhân tố sinh thái Tác động con người cũng làm cho quần xã sinh vật biến đổi gây ra diễn thế

- Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ nhất khi có sự cố bất thường (thiên tai, lũ lụt, ) và khi có tác động mạnh của con người

Câu 2 Nhóm sinh vật nào có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa?

Vì sao?

Hướng dẫn:

Nhóm sinh vật có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa là địa y và quyết, vì ở đảo mới hình thành do núi lửa, điều kiện sống chưa thuận lợi cho các nhóm thực vật khác, do đó chưa có động vật Sau một thời gian, nhờ có địa y và quyết mà môi trường được cải tạo thuận lợi cho các nhóm thực vật và động vật đến

cư trú

B- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1 Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã

B con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã

C nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ

D mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật

Ngày đăng: 26/09/2016, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w