*Kỹ năng - Biết phối hợp các kỹ năng đã học nặn để làm ra các loài hoa mùa xuân như: + Nhào đất, chia đất làm nhiều miếng nhỏ + Xoay tròn, ấn dẹt để làm cánh hoa có dạng hình tròn.. - B
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA
-0O0 -GIÁO ÁN THI -0O0 -GIÁO VIỆN DẠY GIỎI CẤP QUẬN MÔN: TẠO HÌNH
Chủ điểm : TẾT VÀ MÙA XUÂN Chủ đề : LỄ HỘI MÙA XUÂN Lớp : Mẫu giáo Lớn số 2
Số trẻ : 24 trẻ Ngày thực hiện: 15/01/2016 Người thực hiện: Trần Thị Mộng Thu
Năm học: 2015 – 2016
Trang 2GIÁO ÁN
Tạo hình: Nặn hoa mùa xuân Chủ điểm: Tết và mùa xuân Loại tiết: Theo đề tài
Số lượng: 24 trẻ Lứa tuổi: Mẫu giáo Lớn Người dạy: Trần Thị Mộng Thu Ngày soạn: 12/01/2016
Ngày dạy: 18/01/2016 Người soạn: Trần Thị Mộng Thu Người dạy: Trần Thị Mộng Thu
I Mục đích yêu cầu
*Kiến thức
-Trẻ nắm được nội dung bài học, trẻ nhớ các kỹ năng của nặn: làm mềm đất, chia nhỏ, lăn dọc, véo đất, miết đất, xoay tròn, ấn dẹt, bẻ loe, uốn cong, vuốt nhọn, gắn đính…
- Biết cách nặn hoa theo sự hướng dẫn của cô
- Biết tên gọi một số chất liệu để nặn nên sản phẩm: đất nặn, bột nặn, phẩm màu, kim tuyến, nhũ óng…
*Kỹ năng
- Biết phối hợp các kỹ năng đã học nặn để làm ra các loài hoa mùa xuân như:
+ Nhào đất, chia đất làm nhiều miếng nhỏ
+ Xoay tròn, ấn dẹt để làm cánh hoa có dạng hình tròn
+ Xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn, ấn dẹt và gắn đính để làm ra bông hoa có dạng cánh dài theo trí tưởng tượng của trẻ
- Biết cách sử dụng một số chất liệu trong hoạt động nặn, kết hợp đồng thời 2-3 loại chất liệu với nhau thể hiện trong sản phẩm của mình:
Trang 3+ “đất nặn, bột nặn - nhũ – kim tuyến;
+ Biết sử dụng một số chất liệu dân gian như: Mành tre, phên, mẹt, giấy đen…
- Biết cách sử dụng màu sắc và sắp xếp bố cục bức tranh sao cho hợp lý
- Biết chia sẻ cảm xúc, nói lên suy nghĩ của mình và đặt tên cho sản phẩm đã thể hiện
*Thái độ
- Trẻ hứng thú, có cảm xúc với bài học, nghe lời cô giáo
- Trẻ hào hứng, vui vẻ, phấn khởi khi được giới thiệu bài của mình cho các bạn
- Biết cách tự trưng bày và giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
- Trẻ có ý thức vệ sinh môi trường học tập cùng cô sau khi kết thúc giờ học
II/ChuÈn bÞ
*Chuẩn bị của cô
- Mẫu nặn mang nội dung sau: 3 tranh khơi gợi ý tưởng
* Mẫu 1: Màu sắc – chất liệu “Lẵng hoa” mang chủ đề “Xuân yêu thương”
* Mẫu 2: Nội dung “Tranh hoa đào” mang chủ đề: “Bé đi chơi Tết”
* Mẫu 3: Bố cục “Lọ hoa cúc” mang chủ đề: “Sắc xuân”
- 2-3 mẫu giơ cho trẻ xem, mở rộng thêm.
- 2 giá tạo hình cho trẻ,
- Môi trường lớp về chủ điểm tết và mùa xuân
- Cô và trẻ trang phục quần áo dài, khăn xếp gọn gàng…
- Sân khấu treo bài cho trẻ, phông chữ “Lễ hội mùa xuân”
- Lọ hoa nhỏ các loại, mành tre, giấy đen, giấy điệp, giấy trắng, giỏ tre, phên tre, vỉ tre, mẹt đựng đất nặn, 3 khăn phủ mẫu nặn của cô
- Nhũ móng tay, kim tuyến, lược nhỏ, que tre đã cuốn sẵn, dây kẽm đã cuốn sẵn
- Bàn thấp 8 cái, khăn âm mực thư pháp+bút., que chỉ, trống con…
- Bàn ô sin: 4 bộ, khăn ẩm lau tay, trống con Ngày tết quê em, Happy new year….và một số bài nhạc beat về mùa xuân
- Bim bim trao giải động viên trẻ khi kết thúc giờ học
*Với trẻ
Trang 4- T©m thÕ cña trÎ tho¶i m¸i gióp trÎ tÝch cùc trong giê häc
- Trang phục mỗi trẻ mặc quần áo mùa hè gọn gàng.
III CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
1 Ổn định tổ chức lớp.
Mùa xuân đẹp tựa cánh đào Mai vàng đua nở đón chào xuân sang
- Cô số 2 gõ trống: Tùng! Tùng ! Tùng!
- Cô số 1bước ra, các bé ơi mùa xuân đến rồi, cô con mình cùng
lên đường đi dự lễ hội mùa xuân nào!
+ Đến tham dự hội thi của chúng mình còn có …… đến từ PGD
- Mùa xuân mang đến bao niểm vui…
- Và cùng đên với “Lễ hội mùa xuân” cô mời các bé sẽ cùng tam
dự “Hội thi nặn hoa mùa xuân”
- Và sau đây xin mời các bé cùng hướng lên sân khấu để cùng
chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa khi mùa xuân đến
2 Nội dung chính
*HĐ1: Quan sát tranh
* Mẫu 1: Màu sắc – chất liệu “Lẵng hoa” mang chủ đề “Xuân
yêu thương”
- Các con có nhận xét gì về sản phẩm của cô đã làm?
- Đây là lọ hoa hay có tên gọi gì khác?
=> Cô không sử dụng lọ hoa mà cô dùng lẵng hoa để cắm những
bông hoa này
- Cô đã nặn những loại hoa gì?
=> Cô khái quát tên các loại hoa trong lẵng
- Các con đoán xem cô đã sử dụng chất liệu gì để nặn hoa?
(Cô cho trẻ sờ)
Hoạt động của trẻ
- Lắng nghe
- Vận động theo bài hát: Mùa xuân ơi
- Chào các bác đến dự giờ
- Trẻ cùng ngồi nhìn lên sân khấu đẻ quan sát các sp mẫu cô cho xem
- Nhiều ý kiến
- Nhiều ý kiến
- Trẻ nhìn và nói
- Nhiều ý kiến
- Trẻ tự nói
Trang 5- Màu sắc của các loài hoa ở đây như thế nào?
- Hoa hồng có những màu gì?
+ Cô đã sử dụng những kỹ năng nào để nặn được những bông
hoa này?( Các con hãy nhắc lại!)
- Cô đã dùng gì để gắn đính những cánh hoa lại với nhau?
=> Cô đã nặn và cắm những bông hoa hồng hình trái tim Bông
hồng to phía trên là hình ảnh cô giáo luôn dành tình yêu cho các
em thơ
- Theo các con, một lẵng hoa có nhiều màu sắc cho chúng mình
cảm xúc gì?
- Khi sử dụng đất, hay bột nặn các bạn phải lưu ý điều gì?
- Bạn nào có thể giúp cô đặt tên cho lẵng hoa này!
=> Cô đã cố gắng để tạo ra một lẵng hoa đẹp, với nhiều màu sắc
khác nhau để mang tới Lễ hội mùa xuân cho chúng mình Và cô
đã đặt tên cho lẵng hoa này là: Xuân yêu thương
Mẫu 2: Nội dung “Tranh hoa đào” mang chủ đề: “Bé đi chơi
Tết”
+ Cô nhẹ nhàng mở bức tranh ra
+ Các bé có nhận ra loài hoa trong tranh là hoa gì không nào?
- Cô đã sử dụng nặn hoa trên nền vải toan đấy
+ Hoa đào thường có màu gì?
+ Cánh hoa có dạng hình gì?
+ Để nặn được cánh hoa đào chúng mình làm như thế nào?
=> Đúng rồi! Nặn từng cánh hoa, sau đó nặn nhị và gắn đính
cúng lại
+ Tại sao bông hoa cô nặn lại lấp lánh nhỉ?
+ Trong tranh cô đã sử dụng chất liệu nào để làm cho bông hoa
đẹp như thế?
- Nhiều ý kiến
- Nhiều ý kiến trả lời
- Tự nói
- Phải giữ vệ sinh, không bôi lên tường,
…
- Trẻ có ý kiến
- Trẻ nhắc lại các kỹ năng nặn: lấy đất làm mềm, lăn dọc, chia nhỏ, xoay tròn, ấn dẹt và gắn đính…
Trang 6+ Các con có biết
+ Ngoài hoa đào, cô còn sáng tạo nặn thêm gì? Các bạn nhỏ
trong tranh đang đi đâu?
- Đặc biệt cô còn nặn thêm cả bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ
để chào mừng ngày Tết sắp tới gần đấy
=> Một bức tranh hoa đào gợi cho chúng mình thấy mùa xuân
thật ấm áp Và cô đã đặt tên cho bức tranh là: Bé đi chơi Tết.
* Mẫu 3: Bố cục “Lọ hoa cúc” mang chủ đề: “Sắc xuân”
Có 1 loài hoa Mang tên là Cúc Sắc vàng rực rỡ Chào đón xuân về.
- Cô đang nói đến hoa gì?
- Cô mang ra lọ hoa Cúc
- Các con có nhận xét gì về những bông hoa Cúc?
- Cánh hoa Cúc chúng mình thấy nó khác cánh hoa Đào ở điểm
gì?
- Để nặn cánh hoa Cúc chúng mình sử dụng kỹ năng nào?
- Cô đã sắp xếp cắm những bông Hoa Cúc như thế nào?
nào? Đã cân đối, hài hòa chưa?
- Những bông Hoa Cúc to cô cắm thấp, gần sát miệng lọ hoa
Bông Hoa Cúc nhỏ ở cao dần
=> Khi cắm bất kỳ loại hoa nào, chúng mình cũng lưu ý, các
bông hoa không được cắm bằng đều nhau sẽ không đep
Một lọ hoa đệp là khi chúng được sắp xếp cân đối từ : To đến
nhỏ, từ gần đến xa Và cô đã điểm thêm chút là ở chân lọ sẽ đẹp
và mềm mại hơn đấy
-.Chúng mình hãy thưởng cho cô 1 tràng pháo tay nào!
- 1-2 trẻ nói
- Nhiều trẻ nói
- Trẻ nhìn và tự nhận xét
- Nói 1 vài kỹ năng nặn cánh dài?
- 1-2 trẻ
- Trẻ xem
- Chú ý
Trang 7* Ngoài ra cô có 1 số mẫu nặn hoa khác nữa (Giới thiệu thêm)
*HĐ2: Hỏi ý định trẻ vẽ
- Đến với Lễ hội mùa xuân hôm nay, chúng mình sẽ đến với
những đôi tay khéo léo qua phần thi đầu tiên: nặn hoa mùa
xuân
+ Con sẽ nặn hoa gì nào? Con nặn như thế nào để được bông hoa
đó?
+ Con sẽ sử dụng chất liệu, dụng cụ gì để nặn?
+ Con hãy nhắc lại cách sử dụng chất liệu ấy sao cho bài vẽ nổi
bật, hài hòa mà không bị lem bẩn, môi trường được sạch sẽ nào?
- Cô giới thiệu các khu vực, các loại hình và chất liệu khác nhau
để trẻ thực hiện nặn hoa theo sở thích của mình
- Và bạn nào sẽ trở thành nghệ nhân nặn trong hội thi “nặn
hoa mùa xuân” hôm nay, xin mời chúng mình cùng về các khu
vực để tham dự: ‘Lễ hội mùa xuân”
*HĐ3: Trẻ thực hiện
- Cô mở nhạc không lời nhẹ nhàng
- Cô lại gần từng bàn bao quát, hướng trẻ, cho trẻ tự lựa chọn
chất liệu, dụng cụ để nặn
- Trẻ kỹ năng khá, cô gợi ý cho trẻ nặn thêm chi tiết phụ Trẻ kỹ
năng yếu, cô khơi gợi ý tưởng giúp trẻ
- Khi trẻ nặn xong, cô hỏi trẻ đặt tên cho sane phẩm của mình và
ghi lại tên bức tranh, tên trẻ vào bài và cho trẻ tự treo bài
*HĐ4: Trưng bày và chia sẻ cảm xúc
- Khi cô đã giúp trẻ treo tất cả các sản phẩm lên trưng bày Cô
cho trẻ ngồi ngắm, xem bài của mình, của bạn 2-3 phút, sau đó:
*Cho 2-3 trẻ lên giới thiệu bài của mình hoặc của nhóm.
+ Con nặn gì đây?
- Quan sát và trả lời các câu hỏi của cô
-Trẻ về chỗ theo ý thích của mình
Trang 8+ Con hãy giới thiệu bài của mình cho các bạn!
+ Ngoài sản phẩm của con ra con còn thích bài của bạn nào
khác?
+ Vì sao con lại thích bài đó?
+ Nhìn vào đây con có cảm xúc gì?
*3-4 trẻ khác lên chỉ bức tranh trẻ thích.
+ Bài này con thích nhất điều gì?
+ Nhìn vào đây con có cảm xúc gì?
* Trong hội thi hôm nay cô rất vui vì các con ai cũng có sản
phẩm tham dự : Lễ hội mùa xuân, bạn nào khéo tay tạo ra nhiều
sản phẩm đẹp, độc đáo mang hương sắc của mùa xuân, chào đón
Tết Nguyên Đán sắp tới gần và thể sản phẩm bằng suy nghĩ và
cảm xúc của mình
+ Tuy nhiên, cô rât thích bức tranh này vì , bức tranh này nữa
vì (cô chọn 3 sản phẩm của trẻ để nhận xét về: Màu sắc- nội
dung- bố cục
- Cô nhận xét những bài trẻ chưa được hoàn thiện, lời nhận xét
mang tính động viên khéo léo, nhẹ nhàng, khích lệ, có ưu điểm,
nhược điểm Chú ý khen vừa phải để trẻ không chủ quan và cố
gắng hơn những lần sau
* HĐ5: Nhận xét hoạt động:
- Hôm nay các gia đình rất hăng say, nhiệt tình tham gia Lễ Hội
- Và tất cả các bạn đều xứng đáng là nghệ nhân nặn.
- Và tất cả các Nghệ nhân đều được nhận được phần thưởng của
Hội thi
- Mời bác dự giờ lên trao thưởng
3 Kết thúc
Trang 9- Nói trên nền nhạc Tết: Hội thi “Nặn hoa mùa xuân” chào
mừng Lễ hội mùa xuân đến đây là hết, xin chúc các Nghệ nhân
có một mùa xuân ấm áp, một cái Tết vui vẻ, có nhiều sản phẩm
đẹp trưng bày tại gia đình
- Xin chào và hẹn gặp lại các Nghệ nhân trong Hội thi năm
2017
- Cô và trẻ cùng dọn dẹp đồ dùng và môi trường học
C.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Mục đích: Thí nghiệm “Vì sao quả trứng nổi trong nước muối”
- Chơi tự chọn: Chơi vẽ phấn, bóng, bô linh, bật liên tục vào vòng…
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trang 10a Kiến thức
- Trẻ biết lắng nghe cụ giả thớch thớ nghiệm
b Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc, nói cả câu
- Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi mà cô tổ chức, biết phối hợp chơi chung với bạn phối hợp cùng nhau khi chơi
c.Thái độ:
- Tõm thế trẻ thoải mỏi và vui vẻ trong khi chơi
II CHUẨN BỊ
1 Hoạt động có mục đích:
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại Thớ nghiệm “Vỡ sao quả trứng nổi trong nước muối”
*Trò chơi tự chọn:
- Vũng, phấn, bụ linh, sỏi trắng
+ Chơi ụ ăn quan
+ Chơi sang sụng
+ Cắp cua bỏ giỏ
III CÁCH TIẾN HÀNH
*HĐ1 Vào bài
- Cho trẻ xỳm xớt quanh cụ giỏo, cụ nờu nội dung buổi hoạt
động ngoài trời
*HĐ2: Bài mới
1 Hoạt động có mục đích: Thớ nghiệm “Vỡ sao quả trứng
nổi trong nước muối”
Trang 112
Ch ơ i tự chọn
- Cô đã chuẩn bị: vòng, phấn, bolinh, sỏi trắng, ô ăn quan,
xin mời các con hãy chọn nhóm chơi mà mình thích
3.KÕt thóc:
- NhËn xÐt buæi ch¬i.
- TrÎ t×m b¹n vµ ch¬i
- TrÎ vÒ nhãm ch¬i theo
ý thÝch
D.HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ điểm: Tết và mùa xuân
Số lượng: Cả lớp (45 trẻ) Lứa tuổi: Mẫu giáo Lớn Người dạy: Trần Thị Mộng Thu Ngày soạn: 12/01/2016
Trang 12Ngày dạy: 18/01/2016 Người soạn: Trần Thị Mộng Thu Người dạy: Trần Thị Mộng Thu
I /Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức
- Qua hoạt động góc theo chủ điểm “Tết và mùa xuân” trẻ được trải nghiệm, có kiến thức sâu hơn về chủ điêm, góp phần củng cố lại những kiến thức đã học
* Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng chơi ở các góc và các nhóm theo nội dung chủ đề
- Trẻ có mối quan hệ trong lúc chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau, thể hiện hành động chơi, thao tác chơi, vai chơi theo tính chất mô phỏng và bắt chước hành động
- Trẻ thể hiện lại những gì trẻ đã biết qua các tiết học và hoạt động mọi lúc mọi nơi
*Thái độ:
- Khi chơi không nói to, la hét
- Trẻ tự nhiên vui chơi, tích cực trong giờ học và có mối quan hệ chơi đoàn kết Biết giáo lưu các nhóm, các góc chơi với nhau, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng khi chơi xong - Phấn khởi, vui vẻ, sảng khoái khi giờ chơi đã hết
II/Chuân bị
*Địa điểm: Lớp học trang trí theo chủ điểm “Tết và mùa xuân”, cô đã chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng, đồ chơi ở các góc, các nhóm
*Nội dung chơi và đồ chơi
1 Góc phân vai
- Nhóm gia đình:
• Đồ dùng đồ chơi: Bánh kẹo, đĩa giấy, cây cảnh quất giả, đồ trang trí nhà cửa trong
dịp Tết
• Nội dung chơi:
- Gia đình sắm sửa chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán
Trang 13- Bố mẹ cho con cái đi chợ Tết, đến siêu thị
- Tạo mối quan hệ chơi đoàn kết giữa các thành viên và liên kết các nhóm chơi.
- Nhóm bán hàng:
- Bán bánh kẹo, đồ nông sản thực phẩm phục vụ nhu cầu của khách hang trong dịp Tết
* Đồ dùng đồ chơi:
+ Bánh kẹo, rau củ quả…
+ Sản phẩm là tranh trưng bày Tết do góc nghệ thuật cùng cô giáo làm ra để bán đã lưu
và trong giờ chơi hôm nay
• Nội dung chơi: Chơi bán hàng đồ chơi là sản phẩm của góc nghệ thuật sáng tạo làm
ra: Bán tất cả các loại đồ dùng phục cụ Tết và đón mùa xuân, thức ăn, lương thực phục vụ nhu cầu các gia đình
- Nhóm bác sỹ:
+ Bác sỹ khám bệnh, hướng dẫn bệnh nhân không được uống nhiều đồ có ga trong dịp
Tết
*Đồ dùng đồ chơi:
+ Xe ẩn, dụng cụ khám bệnh, bàn, ghế ngồi, sổ y bạ, phiếu kê đơn thuốc, tút, các loại hộp thuốc giấy bỏ đi
• Nội dung chơi
- Chơi bác sĩ khám bệnh, hướng dẫn phòng dịch bệnh trong dịp Tết
2 Góc xây dựng- lắp ghép
* Nhóm xây dựng: “Xây mô hình vườn hoa mùa xuân”
- Đồ dùng đồ chơi:
- Vườn hoa mùa xuân:
+ Đồ lắp ghép, cây xanh, các loại hoa, cỏ, cổng, ghế đá, sỏi, người, gạch xây dựng…
* Nhóm lắp ghép:
- Đồ dùng đồ chơi: Mô hình phác thảo về vườn hoa mùa xxuân.
- Nội dung chơi: Cho trẻ lắp ghép các nhà ở chuyển ra góc xây dựng.
3.Góc nghệ thuật:
Trang 14*Đồ dùng đồ chơi:
+ Các loại hộp giấy bỏ đi, giáy màu, hồ dán, đất nặn, kéo, giấy A4, khăn lau tay, chưa hoàn hiện để trẻ làm bánh chưng, gói giò…
- Nhóm làm đồ dùng, vẽ, nặn
• Nội dung chơi
* Vẽ: Vẽ mâm ngũ quả, đào, mai
* Cắt dán làm sách: Cắt dán tranh ảnh về Tết và mùa xuân
* Làm đồ chơi: Làm tranh Tết, viết câu đối
* Nặn: Nặn hao mùa xuân
* Vận động tinh: xâu vòng, xâu cúc, rót khô, rót ướt
- Nhóm âm nhạc:
+ Biểu diễn các bài hát về mùa xuân và Tết
4.Góc sinh nhật
*Đồ dùng đồ chơi:
+ Giấy gói quà, băng dính nhỏ, băng dính 2 mặt, kéo, hồ dán, rổ đựng rác, hộp bỏ đi, ruy
băng…
• Nội dung chơi
- Gói quà chúc mừng sinh nhật những bạn trong dịp Tết
5.Góc học tập- sách truyện
*Đồ dùng đồ chơi nhóm toán:
+Môi trường nhóm toán hợp lý Các loại đồ dùng gia đình đẻ trẻ chơi: thêm-bớt, sắp xếp theo quy tắc cho trước, thẻ số, trò chơi học tập, bé học giỏi, đô mi nô, que tính, căng chun, bẳng đen, phấn, cân đo vật nào nặng hơn, bộ nhựa chữ số cho trẻ đồ, các loại khối gỗ…
+ Bộ con học giỏi, đô mi nô
• Nội dung chơi
+ Trẻ chơi số lượng phép đếm, thêm-bớt, chơi đồ số, chơi thời gian, đếm que tính, chia-tách đôi, chơi lắp ghép hình, Ôn số lượng từ 1-6, thời gian, đồ số và những gì bé thích…
Trang 15*Đồ dùng đồ chơi nhóm chữ cái:
+ Môi trường hợp lý phù hợp
- Bộ nhựa đồ chữ cái, bảng chữ cái Tiếng Việt., thẻ chữ cái
• Nội dung chơi
+ Trẻ chơi ghép chữ từ dưới hình ảnh bằng thẻ chữ rời, chơi tìm chữ cái trong bài thơ, chơi đồ chữ, chơi ghép hình chữ cái
*Đồ dùng đồ chơi tại nhóm sách truyện:
+ Nhân vật rối trong câu chuyện: “Bánh chưng bánh dày”, bài thơ: “Tết của bé” trẻ đọc thơ theo hình ảnh
+ Khung rối ở góc truyện, các loại truyện tranh, truyện có hình hấp dẫn đẻ trẻ xem và tự phát triển trí tưởng tượng
+ Bàn thấp
• Nội dung chơi
* Nhóm kể chuyện bằng rối: Câu chuyện: “Bánh chưng bánh dày”
+ Đọc thơ theo hình ảnh: Bài thơ: “Hoa đào, hoa mai”
+ Xem truyện, sách, báo có hình ảnh
+ Cắt dán hình ảnh trong báo để làm tryện sáng tạo
6.Kỹ năng sống
*Đồ dùng đồ chơi :
+ Các loại hạt: Đậu, lạc, đỗ cho trẻ rót khô
+ Nước: Trẻ rót ướt
+ Xâu vòng, hột nhỏ…
7 Góc thiên nhiên (Đóng góc vii thời tiết lạnh)
*Đồ dùng đồ chơi:
+ Giẻ lau, xô, đồ chơi cát - nước, màu, bút lông, giấy A4,2 bàn ôsin, môi trường sạch sẽ hợp lý với nội dung chơi, chú thích tên cây, rổ đựng khăn lau lá cây,
• Nội dung chơi
- Thả vật chìm nổi, đong nước, đóng chai