1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thuyết trình chủ đề cải cách tài chính công

5 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng

Trang 1

Kính thưa ban giám khảo, ban tổ chức Đến với hội thi tìm hiểu Cải các

hành chính huyện Tháp Mười năm 2015 Tôi tên Nguyễn Thanh Hiếu, đại diện cho đội Thạnh Lợi xin thuyết trình chủ

đề cải cách tài chính công.

1/- Định nghĩa CCHC

Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy

sự phát triển kinh tế và dân chủ hóa đời sống xã hội Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền hành chính của nước ta giai đoạn trước khi thực hiện công cuộc cải cách hành chính đã bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết cần phải được bổ sung, hoàn thiện.

2/- Định nghĩa TCC

Tài chính công là một nội dung cơ bản của nền hành chính, được hiểu là hoạt động tài chính của nhà nước nên có vai trò rất quan trọng Cải cách hành chính không thể tách rời cải cách tài chính công

Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận)

Nếu bàn về khái niệm, thì cải cách thủ tục hành chính là cải cách các loại thủ tục giấy tờ hành chính, các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp, xã hội với nhà nước các thủ tục hành chính và giao dịch phải hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho các đối tượng.

Còn cải cách tài chính công là cải cách việc thu - chi ngân sách nhà nước; doanh nghiệp nhà nước; tín dụng nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; trong đó thu - chi ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất

3/-Về mối quan hệ giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công.

Cải cách hành chính là một quá trình tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính

cơ bản và có hệ thống đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Tuỳ theo

Trang 2

điều kiện cụ thể của mỗi nước và trong từng thời kỳ, nội dung của cải cách hành chính

có phạm vi và mức độ khác nhau Thực tế cho thấy chỉ có thể thực hiện cải cách hành chính thành công khi tiến hành đồng thời với việc cải cách tài chính công Mối quan hệ khăng khít giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính công thể hiện ở các mặt sau:

- Việc thực thi hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đó;

- Việc phân cấp quản lý hành chính phải tương ứng với sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảm bảo kinh phí cho hoạt động có hiệu quả ở mỗi cấp;

- Các cấp chính quyền trong bộ máy hành chính đều có trách nhiệm và quyền hạn

có ý nghĩa quyết định trong quản lý tài chính công ở phạm vi quản lý của mình;

- Thông qua tài chính công, nhà nước thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Từ những mối quan hệ hữu cơ nói trên, có thể thấy rằng công cuộc cải cách hành chính không thể tách rời với cải cách tài chính công Cải cách tài chính công tác động tới cải cách hành chính nhà nước cả ở phạm vi rộng và phạm vi hẹp Xét trên phạm vi rộng, cải cách tài chính công là cải cách các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, thông qua đó tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch

vụ công trên các lĩnh vực Trên phạm vi hẹp, vai trò của tài chính công đối với cải cách hành chính được xem xét thông qua các tác động trực tiếp của tài chính công tới bản thân bộ máy hành chính nhà nước, cụ thể tới cách thức tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, quan hệ phân cấp trong bộ máy, cơ chế tài chính bên trong bộ máy, tiền lương công chức Những tác động nêu trên gắn liền với các nội dung của cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành.

4/ Nội dung cải cách tài chính công: (5 nd nhiệm vụ chủ yếu)

a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;

Trang 3

c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng

là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế

tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;

d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;

đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao

5/ Ở tỉnh Đồng Tháp

Thực hiện quyết định số 37/2010, từ năm 2011 đến nay, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn, đồng thời, ban hành Quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho các sở, ban, ngành, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn năm 2011 để làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh);

Lĩnh vực đầu tư phát triển: Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 9/12/2010 về việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển giãi ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của UBND Tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển giãi ngân sách cấp Tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra, để rõ ràng minh bạch cụ thể, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí

và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn

2011-2015 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp,

Trang 4

Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND Tỉnh về việc sữa đổi bổ sung các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số 08/QĐ-UBND-HC ngày 06/01/2015 của UBND Tỉnh về sửa đổi,

bổ sung các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

Việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển đã nâng cao tính chủ động trong việc quyết định đầu tư và thực hiện trình tự thủ tục đầu tư tại địa phương góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và hoàn thiện cải cách hành chính công

6/ Tình hình thực hiện cải cách tài chính công xã Thạnh Lợi:

Hàng năm căn cứ Quyết định của UBND huyện về việc giao dự toán ngân sách

Nhà nước cho các xã, thị trấn.UBND xã tiến hành “Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công và phân khai dự toán, trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn”

“Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công và phân khai dự toán phải thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ- CP, ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ

Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí, UBND xã còn thực hiện theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND, ngày 21/01/2013, Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND, ngày 24/12/2013 và Quyết định số 40/2010/QĐ-04/2013/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp,… ngoài ra UBND xã còn thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn chi “mới” của cấp trên

Kết quả đạt được:

Qua áp dụng, thực hiện theo các văn bản của cấp trên, hàng năm đều được sự đồng tình của tập thể, phát huy được vai trò dân chủ tại cơ quan, tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản công; thói quen tiết kiệm trong chi thường xuyên Thể hiện qua các năm UBND xã đều có kết dư chi tăng thu nhập cho những người hoạt động không chuyên trách xã Riêng trong năm 2014 kết dư được 74 triệu đồng, trong đó đã chi tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, chuyên trách và những người hoạt động không chuyên trách xã là 42 triệu đồng; chuyển kết dư sang năm 2015 là 32 triệu đồng

Từ kết quả đã đạt được trong các năm qua, UBND xã tiếp tục “Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công và phân khai dự toán trong năm 2015” và những năm tiếp theo ngày càng đạt hiệu quả cao

7/ Một số giải pháp Cải cách tài chính công trong thời gian tới:

Trang 5

vị gắn với nhu cầu của xã hội, đảm bảo chất lượng và có hiệu quả; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động xã hội của các cơ quan hành chính, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước tại địa phương Có 6 giải pháp:

Thứ nhất, phân cấp rõ ràng về quản lý ngân sách, bảo đảm cho các cấp chính

quyền địa phương có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyền quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương mình

Thứ hai, tăng cường quản lý ngân sách Đặc biệt, cần chuyển các định mức phân

bổ ngân sách cho các lĩnh vực dựa trên đầu vào sang căn cứ vào kết quả đầu ra

Thứ ba, hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu - đặc biệt trong lĩnh vực hành

chính, trên cơ sở khách quan và sát với thực tế, theo hướng tạo ra sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm

Thứ tư, tăng cường tính chủ động về tài chính của các đơn vị hành chính sự

nghiệp

Thứ năm, mở rộng và hoàn thiện kiểm toán ngân sách.

Thứ sáu, tăng cường sử dụng ngân sách có hiệu quả, từ đó dành một khoản chi

thoả đáng cho tiền lương trên cơ sở tiếp tục cải cách chính sách tiền lương gắn với kết quả thực thi nhiệm vụ

Tôi

Ngày đăng: 25/09/2016, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w