1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn tốt NGHIỆP ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo GIỮ VỨNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH vực CHÍNH TRỊ GIAI đoạn (1986 1996)

75 470 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 477 KB

Nội dung

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội kiểu mới, là một hình thái kinh tế xã hội tiên tiến được Mác Ănghen phác thảo, Lênin tiếp tục bổ sung và phát triển. Vì là một hình thái kinh tế xã hội mới nên xung quanh nó ngay từ khi ra đời đã nảy sinh các khuynh hướng nhận thức khác nhau thậm chí là trái ngược nhau. Từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước, thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được các nhà lý luận Xô Viết sử dụng để chỉ con đường phát triển của một số quốc gia Á, Phi, Mỹ la tinh sau khi giành được độc lập bởi chính đảng lãnh đạo ở các nước này chưa phải là Đảng Cộng sản trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin mà chỉ là Đảng cấp tiến, tiến bộ.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội kiểu mới, là một hình thái kinh tế

xã hội tiên tiến được Mác - Ănghen phác thảo, Lênin tiếp tục bổ sung và pháttriển Vì là một hình thái kinh tế xã hội mới nên xung quanh nó ngay từ khi rađời đã nảy sinh các khuynh hướng nhận thức khác nhau thậm chí là trái ngượcnhau Từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước, thuật ngữ “địnhhướng xã hội chủ nghĩa” đã được các nhà lý luận Xô Viết sử dụng để chỉ conđường phát triển của một số quốc gia Á, Phi, Mỹ la tinh sau khi giành đượcđộc lập bởi chính đảng lãnh đạo ở các nước này chưa phải là Đảng Cộng sảntrên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin mà chỉ là Đảng cấp tiến, tiến bộ

Ở Việt Nam, định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định sớm Ngay từkhi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong cương lĩnh đầu tiên Đảng ta đãkhẳng định “ …làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đitới xã hội cộng sản” [6,2 ] Từ đó, suốt quá trình tiến hành cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân trong khi Đảng lãnh đạo quân và dân ta đoàn kết đấu tranhgiành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Đảng luôn định hướng chế độdân chủ nhân dân làm cơ sở, tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội

Sau năm 1975, khi Tổ quốc đã thống nhất, non sông thu về một mối, cảnước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì định hướng xã hội chủ nghĩa được sử dụngnhiều với nghĩa là sự định hướng phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳquá độ đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhằmmục đích không để chệch hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu khi kết thúcthời kỳ quá độ sẽ xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa

xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp,làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh Đây là vấn

Trang 2

để trung tâm của lý luận và thực tiễn xây dựng đất nước nhưng cũng là vấn đề

vô cùng khó khăn, phức tạp

Tổng kết 10 năm đổi mới, tại Đại hội VIII (6/1996) Đảng khẳng định:

“Công cuộc đổi mới 10 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa rất quan trọng” [20, 10 ] Một trong những thành tựu ấy là nhận thức vềchủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càngđựoc xác định rõ hơn Điều đó chứng tỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng, conthuyền cách mạng Việt Nam đã và đang đi đúng hướng Tuy nhiên, như nghịquyết Đai hội VIII đã nhận định, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan, cả trong nước và quốc tế, quá trình đổi mới cũng đã bộc lộ nhữngkhuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng XHCN ở lĩnh vựcnày hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác

Chính trị là một lĩnh vực trọng yếu, quyết định phương hướng vận độngphát triển của một chế độ Chế độ chính trị phản ánh bản chất, nội dung vàphương hướng giải quyết các mối quan hệ và lợi ích giữa các giai cấp, tầnglớp trong xã hội Trong thời kỳ quá độ vấn đề định hướng và giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị có vị trí cực kỳ quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, liên quan trực tiếp đến sựmất còn của chế độ

Đảng ta với bản lĩnh trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn luôn coi trọngviệc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung cũng như trên từng lĩnhvực nói riêng, coi đây là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới Chính vì vậy

tôi chọn đề tài " Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996 " làm luận

văn cuối khoá

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mới, có phạm virộng, đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến: “ Giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa trong phát triển kinh tế ở nước ta Vai trò của Quân đội nhân dânViệt Nam với vấn đề đó" của Lê Nam Cung; "Giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa trong công tác tư tưởng trong quân đội hiện nay" của Vũ Tất Lợi;

"Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới" của TrầnXuân Trường; "Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc" của Lê Xuân Lựu “Giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” củaHoàng thị Bích Loan “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới” của Nguyễn Mạnh Hổ

Các công trình trên đã trình bày nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên phạm vi chung cũng nhưtrên từng lĩnh vực Các công trình trên đây đã nêu ra và cung cấp cho tác giảnhiều tài liệu và đặc biệt là phương pháp tiếp cận vấn đề giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Tuy nhiên dưới góc độ lịch sử Đảng chưa có một đề tài nào nghiên cứuhoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị Do vậy, đề tài mà tác giả chọnlàm luận văn cuối khoá là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trìnhkhoa học đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và khẳng định tính đúng đắn sáng tạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996, rút ra những

Trang 4

kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khẳng định tính tất yếu khách quan của việc giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc đổi mới

- Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996 Thành tựu, hạn chế

và rút ra kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị của Đảng ta từ năm 1986 đến năm 1996

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng: Tập trung nghiên cứu hoạt động của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnhvực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996

* Phạm vi: Luận văn chỉ nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng trên lĩnh vực chính trị từnăm 1986 đến năm 1996 và rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội, giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa nói chung và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩatrên lĩnh vực chính trị nói riêng

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch

sử,phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó là chủ yếu, đồngthời sử dụng một số phương pháp khác như: thống kế, so sánh

6 Đóng góp của luận văn:

Trang 5

Kết quả đạt được của luận văn sẽ góp phần vào việc hệ thống hoá cácchủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng trong giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996.

Khái quát kết quả, rút ra kinh nghiệm giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa trên lĩnh vực chính trị từ 1986 đến 1996, để vận dụng vào lãnh đạo giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị trong tình hình hiệnnay

Thành công của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trìnhnghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng

7 Kết cấu:

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo

Trang 6

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996 1.1 Yêu cầu khách quan giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc đổi mới

1.1.1 Nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc đổi mới.

Chính trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với những quan hệ giữa cácgiai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau, trong đó hạt nhân của chínhtrị là giành lấy, gìn giữ và sử dụng chính quyền Nhà nước Lý luận chủ nghĩaMác - Lênin đã đem lại sự giải thích khoa học về chính trị trên cơ sở giảiquyết đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế và chính trị Kinh tế có vaitrò quyết định đối với chính trị Tuy nhiên, chính trị không phải là một nhân

tố hoàn toàn bị động mà trái lại nó có thể là nhân tố tích cực nếu nó phản ánhsát đúng những yêu cầu chín muồi của các điều kiện kinh tế xã hội

Ở Việt Nam, đổi mới chính trị là một đòi hỏi tất yếu, một nội dungquan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Tuy nhiên, là lĩnh vựcnhạy cảm và cực kỳ phức tạp nên đổi mới chính trị nhất thiết phải dựa trên cơ

sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, có bước đi, cách làm phù hợp,trong đó nổi lên ba vấn đề cơ bản sau đây: tư duy chính trị với 2 thành tố cơbản là hệ tư tưởng và đường lối chính trị; hệ thống chính trị XHCN; phongtrào chính trị của quần chúng

Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị là các hoạt độngnhằm xác lập và hiện thực hóa những giá trị XHCN trên các nội dung của đổimới chính trị, cụ thể là:

Một là, xác lập hệ tư tưởng XHCN và xây dựng một đường lối chính trịcách mạng, khoa học

Trang 7

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu quyết định sự đúng hướng haychệch hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị Bởi hệ tư tưởng và đường lối làsinh mệnh chính trị của Đảng và cách mạng Có một hệ tư tưởng và đường lốichính trị đúng đắn sẽ giúp Đảng ta có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm

vụ của cách mạng, từ đó xác định con đường, phương pháp cách mạng phùhợp để thực hiện mục tiêu đã đề ra do vậy mà cách mạng tiến lên Ngược lại,một hệ tư tưởng và đường lối chính trị sai lầm, phản khoa học sẽ dẫn tớinhững lệch lạc trong nhận thức cũng như trong hành động thực tiễn, từ đócách mạng gặp khó khăn, rối ren thậm chí đổ vỡ

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, việc xác lập hệ tư tưởngXHCN và xây dựng một đường lối chính trị cách mạng, khoa học thể hiện:

Thứ nhất, là việc khẳng định và xác lập trên thực tế vai trò của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với hoạt động của Đảng Cộngsản Việt Nam và toàn xã hội Đó thực sự phải giữ vai trò là nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho mọi họat động của Đảng, của cách mạng và của cả xã hội

Thứ hai, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lênmột trình độ mới Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, bởi thực tiễn luôn vậnđộng, biến đổi và phát triển không ngừng do đó việc vận dụng sáng tạo trên

cơ sở bổ sung và phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làđiều cần thiết Lênin đã dạy: “chúng ta không hề coi lý luận Mác như một cái

gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đóchỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cầnphải phát triển hơn nữa nếu không muốn trở thành lạc hậu đối vớicuộcsống”[33,232] Phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhchính là trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc những nguyên lý cơ bản, mang tínhbản chất, có giá trị vạch thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh để vận dụng sáng tạo cho phù hợp với sự phong phú và đa dạng của

Trang 8

thực tiễn Chính việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhcho phù hợp với thực tiễn là cách tốt nhất, biện pháp hiệu quả nhất, tích cựcnhất để bảo vệ và phát huy giá trị đích thực của nó.

Thứ ba, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhđường lối chính trị phải luôn xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đòi hỏicủa cách mạng

Đường lối là sinh mệnh chính trị của Đảng và cách mạng Đường lốiđúng thì cách mạng giành thắng lợi, tiến lên không ngừng, ngược lại, nhữngsai lầm về đường lối sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình cách mạng, làm cho cáchmạng lâm vào khó khăn dẫn đến thoái trào thậm chí thất bại Giữ vững địnhhướng XHCN của đườg lối thể hiên trước hết đường lối đó phải dẫn dắt dântộc ta, nhân dân ta đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Đường lối ấyphải là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức khoa học với quátrình tổng kết thực tiễn sâu sắc Đường lối ấy phải thực sự là sự hòa quyệngiữa ý Đảng và lòng dân

Hai là, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa hệ thống chính trị XHCN

Hệ thốngchính trị XHCN ở nước ta với 3 yếu tố hợp thành là ĐảngCộng sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ có ý nghĩa quantrọng, đóng vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa các chủ trương, chínhsách của Đảng trong cuộc sống Kiện toàn,đổi mới và nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị XHCN ở nước ta là một tất yếukhách quan Bởi hệ thống chính trịXHCN ở nước ta hiện nay là sự tiếp tụcphát triển của hệ thống chính trị XHCN trong cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ra đời sau cách mạng tháng Tám (1945) Xét về bản chất hệ thốngchính trị trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và hệ thống chính trịXHCN là thống nhất, đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đều thống

Trang 9

nhất về mục tiêu độclập dân tộc và CNXH, thống nhất về cơ sở xã hội - giaicấp đó là khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhưng trongmỗi giai đoạn cách mạng thì chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính trị cũngnhư các thành tố cấu thành hệ thống chính trị có những biến đổi nhất địnhnhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng Trong giai đoạn cách mạng mới, nhất

là trong công cuộc đổi mới với những yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi hệ thốngchính trị XHCN ở nước ta tiếp tục được xây dựng kiện toàn và nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động trong đó tập trung vào 3 vấn đề sau đây: vấn đề cốtlõi là giữ vững và tăng cường quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong hệ thống chính trị đó cũng như với toàn xã hội Đó phải là sự lãnh đạotuyệt đối, bất khả xâm phạm Hai là, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chức năgcủa chuyên chính vô sản - một nền chuyên chính của số đông với số ít với haichức năng cơ bản là xây dựng và trấn áp Ba là, xây dựng nền dân chủXHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực

Ba là, tạo dựng phong trào chính trị của quần chúng đấu tranh vì mụctiêu độc lập dân tộcvà CNXH

Đây là vấn đề giữ vị trí quan trọng bởi dù chúng ta đã có một hệ tưtưởng và đường lối chính trị đúng đắn, có một hệ thống chính trị vững mạnhnhưng nếu không có phong trào chính trị của quần chúng thì các mục tiêu củaCNXH không được hiện thực hóa trong thực tiễn Do đó, sự xuất hiện haykhông xuất hiện một phong trào chính trị của quần chúng theo định hướngXHCN và sự phát triển mạnh hay yếu của phong trào đó là biểu hiện quantrọng của sự đúng hướng hay chệch hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị ởnước ta Tạo dựng phong trào chính trị của quần chúng tập trung vào nhữngnội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, động viên và tổ chức toàn dân thực hiện hai nhiệm vụ chiếnlược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đây là nội dung

Trang 10

quan trọng hàng đầu Động viên và tổ chức toàn dân thực hiện hai nhiệm vụchiến lược thực chất là sự tăng cường về chiều sâu, mở rộng về phạm vi thamgia của mọi tầng lớp nhân dân vào đời sống chính trị của đất nước, đó chính

là hoạt động tham dự ngày càng nhiều của nhân dân vào quá trình lãnh đạoquản lý, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới

Thứ hai, tạo dựng tâm trạng chính trị tích cực, sự phấn khởi, tin tưởngtrong quần chúng nhân dân Đó là sự đúng đắn trong nhận thức chính trị củaquần chúng nhân dân về mục tiêu, con đường đi lên của cách mạng, đặc biệt

là định hướng những giá trị cao nhất, quý nhất là độc lập dân tộcvà CNXH.Khẳng định cho quần chúng nhân dân thấy rằng việc chúng ta đi theo conđường XHCN là phù hợp với xu thế của nhân loại, đưa đất nước đi lên CNXH

là con đường duy nhất đúng, chỉ đi theo những định hướng đó nền độc lập dântộc mới thực sự được củng cố, mục tiêu đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhândân mới được thực hiện

Thứ ba, khắc phục trạng thái thờ ơ về chính trị trong một bộ phận quầnchúng nhân dân Thái độ thờ ơ về chính trị trong một bộ phận quần chúngnhân dân nhất là thế hệ sinh ra sau chiến tranh được biểu hiện ở sự lạnh nhạt,thờ ơ với truyền thống, với quá khứ oanh liệt, là sự lảng tránh chính trị, hễ đivào chính trị là cho rằng khô cứng, không thực tế Sự thờ ơ về chính trị chính

là sự xa rời, không đứng vững trên lập trường chính trị của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự tồn tại trong ý thức một số người chorằng chính trị là việc của các nhà chính trị và của các Đảng chính trị còn đốivới người dân bình thường thì chế độ nào cũng thế thôi miễn là người dân cócông ăn việc làm, có thu nhập Những biểu hiện thờ ơ về chính trị trên đâycủa một bộ phận quần chúng nhân dân là một vấn đề nguy hại, tạo lực cản choviệc biến đường lối chính trị của Đảng thành hiện thực, biến chủ nghĩa anh

Trang 11

-hùng cách mạng trong đấu tranh vũ trang thành chủ nghĩa anh -hùng cáchmạng trong xây dựng CNXH.

1.1.2 Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc đổi mới là một tất yếu khách quan

Xuất phát từ vai trò quan trọng của giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị trong công cuộc đổi mới

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, giữ vững định hướngXHCN trên lĩnh vực chính trị có vị trí cực kỳ quan trọng, đóng vai trò to lớnđối với sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nươc, sự mất còn của chế độ.Vai trò to lớn đó thể hiện:

Một là, Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị bảo đảmcho cách mạng nước ta vận động và phát triển theo đúng phương hướng chínhtrị và mục tiêu XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn

Việc xác định chính xác phương hướng chính trị và mục tiêu là vấn đềquan trọng trước hết của mỗi cuộc cách mạng Xác định phương hướng vàmục tiêu của cách mạng sẽ chi phối, quyết định đến việc lựa chọn con đường,cách thức, phương pháp, lực lượng của cách mạng Từ khi ra đời, Đảng taluôn nhất quán khẳng định độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu xuyên suốtcủa cách mạng Việt Nam, là nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dânViệt Nam Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu đó, biến lý tưởng XHCN trởthành hiện thực không phải là vấn đề đơn giản mà phải trải qua một quá trìnhđấu tranh lâu dài, gian khổ Trên thực tế hơn 70 năm qua Đảng đã lãnh đạonhân dân phấn đấu hy sinh cho mục tiêu này Gần đây, trước sự đổ vỡ củaCNXH ở Liên Xô và Đông Âu Đảng ta vẫn kiên định lập trường nguyên tắc

đó Chúng ta hiểu rằng việc lựa chọn mục tiêu, lựa chọn hướng đi của cáchmạng không phải là việc làm tùy tiện, cũng không phải là tình cảm, ý chí chủ

Trang 12

quan mà đây thực sự là vấn đề khoa học, rất nghiêm túc, là trách nhiệm thiêngliêng trước đất nước và dân tộc của những đảng viên tâm huyết, những ngườicộng sản trung kiên Đó chính là việc làm cần thiết và cũng là vai trò hàngđầu của giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị ở nước ta hiệnnay.

Hai là, giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị là nền tảngchính trị cho giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực khác, một cơ sởhàng đầu bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đúng định hướngXHCN

Lênin cho rằng: “chính trị là biều hiện tập trung của kinh tế”[32,349].Chính trị do kinh tế quy định nhưng đồng thời chính trị cũng giữ vai trò quantrọng, “chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinhtế”[32,350], là phương thức dẫn dắt sự phát triển của kinh tế Ở Việt Namchúng ta quá độ lên CNXH theo phương thức rút ngắn bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa nhưng đó là sự quá độ ở một nước mà đặc điểm lớn nhất là trình độlạc hậu, nhỏ bé của nền sản xuất, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Do đó vấn

đề định hướng trên lĩnh vực chính trị càng có ý nghĩa quan trọng hơn bất cứnước nào Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị mà vấn đề cốtlõi là giữ vững sự ổn định chính trị, xây dựng đường lối chính trị đúng là cơ

sở để xác định một chiến lược kinh tế đúng, một môi trường thuận lợi chophát triển kinh tế Đó là vấn đề quyết định đối với sự sống còn của một nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để diễn ra trên tất

cả các lĩnh vực Cùng với kinh tế, chính trị, việc giải quyết các vấn đề xã hội,xây dựng nền văn hóa mới sẽ phản ánh tính ưu việt của chế độ mới Giữ vữngđịnh hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị sẽ tạo nền tảng chính trị cho việcgiải quyết các vấn đề trên một cách khoa học, là vấn đề quan trọng để củng cố

Trang 13

địa vị thống trị Lênin đã khẳng định: “không có một lập trường chính trịđúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể nào giữ vững được sự thốngtrị của mình”[32,350]

Ba là, Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị là ngọn cờtập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: quầnchúng là người làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử Cách mạng là sự nghiệpcủa dân, do dân, vì dân là bài học kinh nghiệm đã được Đảng ta khẳng định.Thực tiễn chứng minh suốt gần một thế kỷ qua, Đảng ta với bản lĩnh trí tuệcủa mình đã nhanh chóng tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo quần chúng tiến hành

sự nghiệp cách mạng và giành những thành tựu to lớn Hiện nay trong giaiđoạn mới, động viên và tổ chức toàn dân xây dựng CNXH và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhànước ta Tuy nhiên, chúng ta nhận thức rõ rằng: sức mạnh của quần chúng chỉđược phát huy khi được tập hợp, giác ngộ và thống nhất đấu tranh vì mục tiêuchung Do đó, việc động viên và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng CNXH

và bảo vệ Tổ quốc XHCN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhưng phong tràochính trị của quần chúng không thể diễn ra một cách tự phát mà phải có sựlãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản, sự tổ chức và điều hành của Nhà nướcXHCN nhằm bảo đảm cho phong trào đó đi đúng phương hướng chính trị vàđạt được những mục tiêu chính trị đã đề ra Đó chính là quá trình định hướngnhận thức tư tưởng, tình cảm và hành vi chính trị của quần chúng nhân dân đểtạo thành một phong trào hành động cách mạng sâu rộng, vững mạnh, biếnđường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực

là cội nguồn sức mạnh để sáng tạo nên một xã hội mới - xã hội XHCN

Trang 14

Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh giữa hai con đường, hai khuynh hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp làmột trong những nội dungcăn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Đó là lý luận khoa học chỉ ra nguồn gốc,động lực trực tiếp, quan trọng cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người

từ khi có giai cấp Thực tiễn lịch sử đã chứng minh ở mỗi thời đại luôn có mộtgiai cấp đứng ở vị trí trung tâm, quyết định phương hướng nội dung và sựphát triển của thời đại đó Trong thời đại ngày nay vai trò đó thuộc về giai cấp

vô sản Là một giai cấp tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộgiai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử: “là người xây dựng xã hội xã hội chủnghĩa”[34,1]

Để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó giai cấp vô sản phải tiến hành cuộcđấu tranh toàn diện, triệt để nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu tư bản chủnghĩa Song chủ nghĩa tư bản với bản chất bóc lột hiếu chiến đã trở thành lạchậu, lỗi thời, là “xiềng xích” cho sự phát triển nhưng nó vẫn không tự mất đi,ngược lại vẫn ngoan cố bảo vệ “ngai vàng” thống trị của mình bằng sức mạnhbạo lực, bằng cả hệ thống kiến trúc thượng tầng chính trị, pháp lý và tư tưởng

Vì lẽ đó, cuộc đấu tranh giữa hai con đường, hai khuynh hướng tư bản chủnghĩa và XHCN vẫn là vấn đề nóng bỏng, gay gắt Ngày nay trong điều kiện,hoàn cảnh lịch sử mới, tiếp thu những tiến bộ của cách mạng khoa học côngnghệ CNTB đã thích nghi, điều chỉnh và đạt được những thành tựu đáng kểtrong phát triển kinh tế nhưng bản chất của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn làmột chế độ bóc lột; trong lòng xã hội tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn mà

tự nó không thể giải quyết được Giai cấp công nhân tuy vẫn là lực lượng chủđạo của phong trào cách mạng thế giới, vẫn là chủ thể cơ bản, là lực lượngđông đảo thực hiện công bằng xã hội nhưng bản thân giai cấp vô sản đang

Trang 15

đứng trước những khó khăn mới: đó là sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu giaicấp vô sản, đó là sự phân tán về tổ chức, đó là sự phân hóa các nhóm xã hội

có lợi ích, tư tưởng khác nhau… Đặc biệt là sau khi các nước XHCN ở Đông

Âu rồi đến Liên Xô - thành trì, trụ cột của hòa bình thế giới, hòn đá tảng củaCNXH lâm vào khủng hoảng rồi tan rã khiến CNXH hiện thực lâm vào khủnghoảng, thoái trào thì cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng, hai con đườngcàng gay gắt Sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu lại trở thành “cơ hội vàng”cho các thế lực thù địch chống phá CNXH, phủ nhận lý luận Mác - Lênin, xóa

bỏ hệ tư tưởng XHCN hòng thiết lập và thực hiện toàn cầu hóa hệ tư tưởng tưbản chủ nghĩa

Với Việt Nam, từ năm 1975 sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước cả nước bước vào chặng đường đầu tiên của thời

kỳ quá độ lên CNXH - thời kỳ mà còn tồn tại những mảng của cả xã hội cũ vànhững mầm mống của xã hội mới Hơn thế nữa quá độ ở Việt Nam thuộc kiểuqúa độ gián tiếp từ một xã hội tiền tư bản, nền kinh tế lạc hậu mà đặc điểmlớn nhất là nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Do vậy thời gianquá độ là rất dài, phải trải qua nhiều chặng đường với những bước đi cách làmkhác nhau Trong khi đó bước vào thời kỳ quá độ, lãnh đạo cách mạng XHCNĐảng ta gặp không ít khó khăn Do lạc hậu về nhận thức lý luận, duy trì quálâu mô hình XHCN cũ, cùng những tác động ghê ghớm từ sự sụp đổ củaCNXh ở Liên Xô và Đông Âu đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng trầmtrọng về kinh tế xã hội Đảng ta, cách mạng nước ta đứng trước những đòi hỏimới: sẽ đổi mới ra sao, đổi mới như thế nào, bằng con đường cách thức, biệnpháp nào để sửa chữa được sai lầm, khuyết điểm, khắc phục được những hạnchế yếu kém để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, bảo đảm choCNXH ở Việt Nam trụ vững và phát triển Đó là những vấn đề cơ bản, bức

Trang 16

thiết, cấp bách của cách mạng Việt Nam, là nội dung chủ yếu của cuộc đấutranh giữa hai khuynh hương, hai con đường tư bản chủ nghĩa và XHCN.

Cuộc đấu tranhgiai cấp, đấu tranh giữa hai con đường phát triển TBCN

và XHCN trong thời kỳ quá độ của nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tếdiễn biến hết sứcphức tạp và khó lường CNĐQ đang ráo riết thực hiện âmmưu “diễn biến hòa bình” với những thủ đọan thâm độc, xảo quyệt nhằm xóa

bỏ CNXH ở nước ta, biến nước ta trở thành một nước tư bản Đảng ta đã chỉ

rõ nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, khẳngđịnh mục tiêu của cuộc đấu tranh đó là: xây dựng thành công xã hội XHCN

Đó không chỉ là sự khẳng định nhất quán của Đảng mà còn là sự lựa chọn củalịch sử dân tộc, là ước mơ, khát vọng của triệu triệu quần chúng nhân dân.Đểlãnh đạo tiến hành cuộc đấu tranh đó đòi hỏi phải thường xuyên đẩy mạnhđấu tranh trên tất cả các mặt với ba hình thức cơ bản: Đấu tranh kinh tế, đấutranh chính trị và đấu tranh tư tưởng trong đó đấu tranh chính trị là hình thức

cơ bản cao nhất với mục tiêu là sử dụng chính quyền đã giành được trongcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hộimới Hình thức và trình độ của đấu tranh chính trị là khác nhau nhưng vấn đềquan trọng là cuộc đấu tranh đó đi theo hướng nào? vì mục tiêu nào? Tráchnhiệm định hướng đó thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam Chính vì vậy giữvững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị là cơ sở bảo đảm cho cuộcđấu tranh của giai cấp vô sản chống CNTB đúng hướng và thắng lợi

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và đặc điểm của công cuộc đổi mới chính trị.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng ta là Đại hội

mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Đường lối do Đại hội xácđịnh không chỉ là ánh sáng soi đường đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủnghoảng kinh tế xã hội đang diễn ra trong những năm 80 của thế kỷ trước mà

Trang 17

còn là ngọn đèn pha chiếu sáng đưa cách mạng Việt Nam tiến lên vì độc lậpdân tộc và CNXH Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước là một cuộc cáchmạng sâu sắc và triệt để diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, vănhóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại…) Tuy nhiên, công cuộc đổimới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là cuộc cách mạngđầy sáng tạo và chưa có trong tiền lệ Sự sáng tạo đó không phải là sự thayđổi chế độ, từ bỏ mục tiêu XHCN mà sự sáng tạo đó chính là sự đổi mới từ tưduy nhận thức đến biện pháp cách thức tức là phải đổi mới từ quan niệm đến

cơ chế chính sách, tổ chức, cán bộ và lề lối làm việc, để CNXH thực sự ngàycàng nhiều, càng rõ ở Việt Nam Song trong sự sáng tạo đó dưới tác động củacác điều kiện bên ngoài cùng những sai lầm khuyết điểm bên trong đã làmxuất hiện những nguy cơ thách thức mới trong đó chệch hướng XHCN là mộtnguy cơ không thể xem thường

Chính trị là lĩnh vực trọng yếu của mỗi quốc gia, dân tộc; chế độ chínhtrị phản ánh mối quan hệ giữa các tầng lớp trong đời sống xã hội Nói đếnchính trị trong đời sống xã hội gồm nhiều nội dung, nhiều vấn đề nhưng tựuchung lại nổi lên 3 vấn đề cơ bản: tư duy chính trị, dân chủ và hệ thống chínhtrị Đây là vấn đề rất nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người, mọi

tổ chức trong xã hội, và đó cũng là những vấn đề mà kẻ thù để lợi dụng đểthực hiện ý đồ của chúng Trong công cuộc đổi mới, khi khẳng định phải tậptrung sức làm tốt đổi mới kinh tế Đảng ta luôn nhất quán chủ trương đổi mớichính trị Song, do chính trị là lĩnh vực nhạy cảm và hết sức phức tạp nên việcđổi mới chính trị nhất thiết phải có nội dung, hình thức bước đi thích hợp trên

cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị nghiêm túc Tuy nhiên, cũng không vì thế màtiến hành chậm trễn việc đổi mới chính trị ở nước ta, bởi chính quá trình đổimới chính trị có hiệu quả là điều kiện thúc đẩy điều kiện phát triển kinh tế vàthực hiện dân chủ

Trang 18

Là lĩnh vực phức tạp chính trị luôn chứa đựng những vấn đề mà kẻ thù

có thể lợi dụng như vấn đề tôn giáo, dân tộc, đảng phái, nhân quyền, dânchủ… Đây là những vấn đề còn tồn tại lâu dài phải giải quyết trong ngày mộtngày hai Đặc biệt nếu không có một quan điểm đúng đắn để giải quyết thìnhững vấn đề này dễ bị kẻ thù lợi dụng để châm ngòi cho sự bất ổn về chínhtrị dẫn đến rối loạn xã hội, biến chất chế độ, đưa cách mạng Việt Nam đi sangmột hướng khác Chính vì lẽ đó giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vựcchính trị là vấn đề quan trọng không chỉ đáp ứng đòi hỏi của đổi mới chính trị

mà còn là điều kiện trước tiên, một điều kiện bảo đảm cho công cuộc đổi mớitoàn diện ở nước ta đi đứng hướng

Xuất phát từ âm mưu và các hành động chống phá nước ta trên lĩnh vực chính trị của các thế lực thù địch.

CNĐQ đứng đầu là Mỹ với bản chất hiếu chiến, xâm lược phản độngluôn nuôi cuồng vọng: bá chủ toàn cầu thông qua việc xóa tên các nướcXHCN trên bản đồ thế giới Để phục vụ cho cuồng vọng đó CNĐQ đã tiếnhành nhiều biện pháp chống phá các nước XHCN trên nhiều mặt, đặc biệt làsau khi thất bại trên mặt trận quân sự chúng đã chuyển sang thực hiện một âmmưu chiến lược mới “diễn biến hòa bình” với mục đích tiêu diệt các nướcXHCN bằng các biện pháp phi quân sự là chủ yếu Việt Nam được coi là mộttrọng điểm của chiến lược này chính vì vậy mà CNĐQ đã ráo riết triển khaicác hành động chống phá cách mạng nước ta một cách toàn diện Chính trịđược coi là mặt tận hàng đầu tập trung chống phá Cụ thể:

Thứ nhất, xóa bỏ hệ tư tưởng XHCN Đây là hoạt động được các thếlực thù địch coi trọng, chúng tập trung vào các hoạt động nhằm xóa nền tảng

tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồngthời xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp củaNhà nước Cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời lạc hậu, Đảng Cộng

Trang 19

sản Việt Nam độc đoán chuyên quyền, ngoài ra câc thế lực thù địch còn ráoriết triển khai các hoạt động chia rẽ đả kích sự lãnh đạo của Đảng, gây mơ hồ

ảo tưởng trong cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân về CNXH và conđường đi lên CNXH ở Việt Nam

Thứ hai, chia rẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại hệthống chính trị XHCN Lợi dụng những sai lầm, thiếu xót của Đảng, Nhànước, cán bộ đảng viên trong lãnh đạo quản lý, điều hành đất nước các thế lựcthù địch ra sức thổi phồng khuyết điểm, tập trung sức phá hoại khối đại đoànkết toàn dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Đảng, Nhà nước với nhân dân Lợi dụngnhững hạn chế yếu kém của hệ thống chính trị cùng những khuyết điểm củacán bộ đảng viên các thélực thù địch tập trung phá hoại nguyên tắc tập trungdân chủ, rêu rao các luận điệu xuyên tạc cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nambảo thủ, trì trệ, chuyên quyền độc đoán từ đó tập trung sức đòi đa nguyênchính trị, đa đảng đối lập, vận động lập lại các tổ chức chính trị phản độngdưới các hình thức

Thứ ba, ra sức phá hoại về tổ chức, nhân sự Các thế lực thù địch coiđây là hoạt động then chốt trong hệ thống các hoạt động phá hoại cách mạngnước ta trên lĩnh vực chính trị Hoạt động mà chúng sử dụng trước hết là tiếnhành các biện pháp để chia rẽ nội bộ làm suy yếu Đảng, xây dựng các lựclượng chống đối để thực hiện phá ta từ trong ra, từ trên xuống đồng thời tìmcách đưa người của chúng chui cao leo sâu vào các tổ chức của ta, tạo dựngngọn cờ chống đối ngay trong cơ quan tổ chức của ta nhằm để ta rơi vào tìnhtrạng tự diễn biến, tự chệch hướng

Thứ tư, tuyên truyền tư tưởng phi Mác xít, gieo rắc tâm lý, lối sốngTBCN Chúng sử dụng các phương tiện thông tin và các tổ chưc, cá nhânthoái hóa, phản động, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền chủ nghĩa thựcdụng, văn hóa phương tây, lối sống tư sản, phá hoại truyền thống văn hóa tốt

Trang 20

đẹp của dân tộc đặc biệt là tập trung vào thế hệ trẻ, làm cho thế hệ trẻ phainhạt lý tưởng thờ ơ với thời cuộc, không tha thiết với chế độ chỉ cốt lo mưusinh cuộc sống thường nhật và cho rằng “chế độ nào chẳng được miễn làngười dân được sung sướng”.

Chính những âm mưu và hành động trên đây của các thế lực thù địch

đã đặt ra yêu cầu luôn giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triểnđặc biệt là trên lĩnh vực chính trị

1 2 Chủ trương giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006

Giữ vững định hướng và chống chệch hướng XHCN trên lĩnh vựcchính trị diễn ra không ngừng mà liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta Vì lẽ đó, chủ trương Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnhvực chính trị của Đảng không thể chỉ xác định một lần là xong mà đòi hỏiphải có sự phát triển cụ thể, không ngừng trong suốt quá trình đổi mới Quacác kỳ Đại hội, xuất phát từ tình hình thực tiễn mà đề ra chủ trương nhằm giữvững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị

1.2.1 Những chủ trương, định hướng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) nhằm giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị

Thứ nhất, đổi mới tư duy và đẩy mạnh cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởngXHCN và hệ tư tưởng tư sản

Trên tinh thần thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói

rõ sự thật Đại hội Vi Đảng ta chỉ rõ: “nhiều năm nay trong nhận thức củachúng ta về CNXH có nhiều quan điểm lạc hậu”[7,125].Chính những nhậnthức lệch lạc đó dẫn đến những sai lầm và tạo ra sức ỳ của cả một hệ thống,

đó là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa đất nước lâm vào khủnghoảng kinh tế xã hội Do đó Đại hội chủ trương: “…phải đổi mới, trước hết là

Trang 21

đổi mới tư duy”[7,125] Để đổi mới tư duy Đảng chỉ ra yêu cầu cần phải nắmvững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh; phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, rút

ra những kết luận đúng đắn Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận quyluật phổ biến, phủ nhận đường lối đúng đã được xác định trái lại, đổi mới tưduy chính là sự bổ sung, phát triển những thành tựu ấy, đồng thời để đổi mới

tư duy Đảng chỉ rõ phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình đổimới tư duy đó là bầu không khí dân chủ trong xã hội, tôn trọng sự thật, tôntrọng chân lý, phải coi trọng công tác lý luận nhằm cung cấp nội dung khoahọc cho đổi mới tư duy

Cùng với việc đổi mới tư duy, Đại hội VI Đảng ta chủ trương đẩymạnh cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng XHCN và hệ tư tưởng tư sản trong đótập trung vào việc “bồi dưõng phẩm chất đạo đức mới, nâng cao tinh thần yêunước và yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần quốc tế xãhội chủ nghĩa, khơi dậy ý chí cách mạng của quần chúng”[7,126] Đồng thờiĐảng chủ trương tổ chức đấu tranh chống chiến tranh tâm lý của địch, tíchcực lên án, vạch trần bản chất thối nát của lối sống thực dụng, dối trá ích kỷ,từng bước xây dựng lối sống mới của con người XHCN

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Đây là vấn đề quan trọng là mấu chốt của việc đổi mới, kiện toàn vànâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị XHCN ở nước ta Cơ chếĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là một chủ trương nhấtquán của Đảng ta; Tuy nhiên trên thực tế thực hiện cơ chế này bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những khuyết điểm, yếukém, sự yếu kém đó thể hiện ở sự thiếu gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước

và nhân dân, tình trạng quan liêu, xa dân xuất hiện nhiều ở các tổ chức Đảng

Trang 22

và cơ quan của Nhà nước, một bộ phận cán bộ đảng viên nhất là những người

có chức, có quyền ít quan tâm đến những vấn đề bức thiết của quần chúng Vì

lẽ đó Đại hội VI Đảng ta tiếp tục “xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhândân làm chủ, Nhà nước quản lý làm cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xãhội”[7,109]

Thứ ba, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo raphong trào hành động cách mạng sôi nổi của quần chúng

Vận dụng bài học cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Đảng ta coi

“làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủnghĩa cần được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống”[7,109] Thực chấtthực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động là sự tôn trọng con người,phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào

sự nghệp xây dựng xã hội mới trong đó vấn đề cốt lõi là động viên quầnchúng tham gia rộng rãi và thường xuyên vào công cuộc đổi mới, thực hiệntốt chế độ nhân dân lao động tự quản lý Nhà nước của mình, để phương châmdân biết, dân bàn, dân kiểm tra trở thành nếp sống hành ngày của xã hội mới.Đại hội khẳng định: “những mục tiêu do Đại hội Đảng đề ra chỉ có thể đạtđược bằng hành động cách mạng sáng tạo của hàng triệu quần chúng”[7,111] Vì vậy, Đại hội yêu cầu các cấp ủy Đảng và cơ quan chính quyềnNhà nước cần có biện pháp cụ thể và tích cực nhằm động viên nhiệt tình cáchmạng của quần chúng, tổ chức cho quần chúng tham gia tích cực vào việc cụthể hóa đường lối của Đảng và phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối ấy.Đồng thời Đảng ta nhấn mạnh phải tạo dựng phong trào cách mạng của quầnchúng vấn đề quan trọng là bảo đảm lợi ích của người lao động, coi đây làmột trong những động lực cơ bản để thu hút đông đảo quần chúng tham giavào các phong trào cách mạng

Trang 23

1.2.2 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

VI (3/1989) tiếp tục chủ trương giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị

Kiểm điểm 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, nghị quyết Hội nghịlần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (3/1989) Đảng takhẳng định: trong hoàn cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn Đảng, Nhànước và nhân dân ta đã triển khai công cuộc đổi mới trên nhiều mặt đời sống

xã hội, nhất là về kinh tế Chúng ta vừa làm vừa tìm tòi rút kinh nghiệm và đãthu được những kết quả bước đầu quan trọng Tuy nhiên, Hội nghị cũngkhẳng định mặc dù đẫ đạt được những tiến bộ nhất định nhưng tình hình kinh

tế xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt, đất nước vẫn chưa ra khỏi tình trạngkhủng hoảng kinh tế xã hội Trên cơ sở nghiiêm túc thực hiện nghị quyết Đạihội VI, Hội nghị tiếp tục xác định phương hướng nhiệm vụ mới nhằm đưacách mạng tiến lên giành những thắng lợi mới Hội nghị đãcó nhiều chủtrương nhằm giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị Cụ thể:

Thứ nhất, xác lập các nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới Hội nghịlần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3/1989) diễn ra trongbối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp nhất là tácđộng của công cuộc cải cách, cải tổ ở các nước XHCN Đó là đổ vỡ của chế

độ XHCN ở Ba Lan (3/1988), Hungari (9/1988) rồi đến các nước Đông Âukhác Tại Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo trong cuộcbầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân tháng 3/1989 Ở Trung Quốc công cuộc cảicách bước đầu đã có những sự khởi sắc và thu được một số thành tựu về kinh

tế nhưng tình hình chính trị lại bắt đầu có những dấu hiệu không bình thường

mà điển hình là vụ bạo loạn diễn ra ở Quảng trường Thiên An Môn (6/1989).Những biến động phức tạp và ghê ghớm đó đã tác động và ảnh hưởng xấu đếnquá trình đổi mới ở nước ta Trong nhân dân và một bộ phận cán bộ đảng viên

Trang 24

đã xuất hiện tâm trạng lo lắng, hoang mang, dao động, mất niềm tin vào conđường đi lên CNXH ở nước ta, có người đã lên tiếng đòi đa nguyên, đa đảng.Trước bối cảnh đó, Hội nghị đã kịp thời đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản chỉ đạocông cuộc đổi mới: đi lên CNXH là con đường tất yếu của nước ta, xây dựngCNXH là mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân ta; chủ nghĩa Mác - Lênin

là nền tảng tư tưởng của Đảng ta chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng củanhân dân; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị;xây dựng nền dân chủ XHCN; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩaquốc tế vô sản, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Năm nguyêntắc trên đây là những vấn đề mang tính quy luật được Đảng ta đúc kết từ thựctiễn công cuộc đổi mới Việc xác lập các nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổimới là một thành công lớn của Đảng ta có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thựctiễn, một mặt nó thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần độc lập , tự chủ, sáng tạocủa Đảng ta; mặt khác nó là cơ sở bảo đảm cho quá trình đổi mới ở nước tanói chung cũng như trên từng lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa xã hộ, quốcphòng - an ninh đối ngoại…) nói riêng phát triển theo đúng định hướngXHCN

Thứ hai, xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, đổi mới tổ chức vàphương thức hoạt động của hệ thống chính trị Trứơc yêu cầu của sự nghiệpxây dựng CNXH, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Đảng ta khẳng địnhxây dựng và phát huy dân chủ XHCN, đổi mới tổ chức và phương thức hoạtđộng của hệ thống chính trị là một nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách Mụcđích thực hiện nhiệm vụ này nhằm “nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng,tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy vai tròtích cực và năng lực sáng tạo của nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả chủ nghĩaquan liêu, tạo ra động lực tổng hợp của xã hội”[8,33] Nội dung của đổi mới

tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị bao gồm nhiều mặt

Trang 25

có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó Hội nghị xác định cần tập trung làmtôtý ba vấn đề lớn: Mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; xây dựng và hoàn chỉnhtừngbước hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước, tăng cường pháp chếXHCN; phân định rõ chức năng nhiệm vụ trên cơ sở đó đổi mới tổ chức vàphương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Thứ ba, Đổi mới và tăng cường công tác tư tưởng Những diến biếnphức tạp của tình hình thế giới nhất là sự sụp đổ của một số nươc XHCN ởĐông Âu, cùng với những khó khăn thách thức ở trong nước chưa được tháo

gỡ đã tác động mạnh đến tình hình tư tưởng, diễn biến tâm lý, tình cảm vàtâm trạng của một số cán bộ Đảng viên và nhân dân ta trước tình hình đóĐảng ta chủ trương đổi mới công tác tư tưởng nhằm “củng cố sự thống nhất

về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng và toàn dân, thúc đẩy công cuộcđổi mới, khắc phục tâm trạng bi quan, giảm sút lòng tin, mất cảnh giác”[8,39] Đồng thời nghị quyết chỉ rõ công tác tư tưởng phải tập trung hướngvào: “bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên và nhân dân lý tưởng cách mạng xã hộichủ nghĩa, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, ýthức bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức và văn hóa của dân tộc, tinhthần quốc tế vô sản và quốc tế xã hội chủ nghĩa Đấu tranh chống chủ nghĩa

cá nhân ích kỷ, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi giandối, trái pháp luật” [8,39 - 40]

1.2.3 Chủ trương giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991)

Trước thềm diễn ra Đại hội VII (6/1991) tình hình chính trị thế giới tiếptục diễn biến phức tạp, tác động lớn đến cách mạng nước ta Các thế lực thùđịch thực hiện âm mưu “diến biến hòa bình”, kích động việc thực hiện đanguyên chính trị đa đảng đối lập, xóa bộ lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư

Trang 26

tưởng văn hóa đồi trụy, độc hại, câu kết với bọn phản động và các phần tửxấu trong nước tăng cường hoạt động nhằm lật đổ chế độ trước tình hình đóĐại hội VII Đảng ta tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên theo con đườngXHCN Để thực hiện mục tiêu đó Đại hội đề ra nhiều chủ trương nhằm giữvững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị cụ thể:

Thứ nhất, giữ vững tư duy độc lập, sáng tạo trong đề ra đường lối đổimới Đường lối là sinh mệnh chính trị của Đảng và cách mạng nước ta.Đường lối đúng là nhân tố quyết định đưa cách mạng tiến lên giành nhữngmục tiêu đã đề ra Đường lối không phù hợp sẽ tạo thành lực cản đối với cáchmạng thậm chí đưa cách mạng đến đổ vỡ Nhận thức rõ tầm quan trọng đóĐảng ta chủ trương: “phải giữ vững tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đề

ra đường lối đổi mới” [12, 53] Tư duy độc lập sáng tạo trong việc đề rađường lối đổi mới chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam Đường lối đó phải phùhợp với đặc điểm tình hình của cách mạng nước ta, đáp ứng nguyện vọng vàlợi ích của nhân dân ta Các chủ trương, chính sách đổi mới đều phải nhằmphục vụ mục tiêu xây dựng CNXH, làm cho dân giàu nước mạnh, đều phảilấy kết quả xây dựng CNXH ở Việt Nam để kiểm nghiệm Chủ trương giữvững tư duy độc lập sáng tạo trong đề ra đường lối đổi mới của Đảng không

có nghĩa là không coi trọng kinh nghiệm của các nước khác mà Đảng takhẳng định coi trọng học tập tham khảo kinh nghiệm của thế giới nhưng đó là

sự tham khảo học tập trên cơ sở vận dụng sáng tạo không được dập khuôngiáo điều, sao chép máy móc

Thứ hai, đổi mới công tác tư tưởng, thực sự coi chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành độngcủa Đảng và toàn xã hội Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, tìnhhình kinh tế - xã hội của nước ta đã có những cải biến nhất định, khó khăn

Trang 27

từng bước được tháo gỡ, đời sống nhân dân dần được cải thiện, lòng tin củaquần chúng vào công cuộc đổi mới được củng cố Tuy nhiên do những thiếuxót chủ quan và những tác động bất lợi của những yếu tố khách quan đã gây

ra không ít khó khăn cho công cuộc đổi mới trong đó đáng lo ngại là tâmtrạng lo lắng trong một bộ phận nhân dân có chiều hướng tăng lên, chính vìvậy Đảng ta chủ trương “đổi mới và nâng cao công tác tư tưởng” [12, 95] vàkhẳng định “tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên và nhân dân nhữngnguyên ký cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng”[12, 95] Đảng Cộng sảnViệt Nam là Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam, từ khi ra đờiĐảng đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng làm kim chỉ nam dẫn đường.Bước sang giai đoạn cách mạng mới Đảng ta khẳng định cùng với chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam chomọi hành động đây là sự bổ sung mới vừa khẳng định sự thống nhất giữa lýluận Mac-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh vừa khăng tính sáng tạo của tưởng

Hồ Chí Minh Từ đó Đảng ta yêu cầu: trung thành trên cơ sở nắm vững vàvận dụng đúng đắn thích hợp những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, quanđiểm tư tưởng Hồ Chí Minh tích cực đấu tranh chống những hành động và thủđoạn đả kích, phủ nhận xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ ChíMinh của các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội

Thứ ba, xác định yêu cầu và nội dung của đổi mới hệ thống chính trị,

mở rộng dân chủ XHCN Đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung quantrọng trong đổi mới chính trị ở nước ta Tuy nhiên, chính trị là một lĩnh vựccực kỳ phức tạp do đó khi chưa chuẩn bị các điều kiện tiền đề cần thiết mà đãvội vàng đẩy nhanh đổi mới chính trị và đổi mới chính trị không đúng sẽ dẫnđến tình trạng mất ổn định chính trị, mà chính trị đã không ổn định thì toàn bộcông cuộc đổi mới gặp khó khăn Nhận thức tầm quan trọng đó Đảng chủ

Trang 28

trương “đồng thời mới đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức vàphương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyềnlàm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa xã hội” [12, 54].

Để đổi mới hệ thống chính trị Đảng ta yêu cầu: Đổi mới hệ thống chínhtrị phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gâymất ổn định chính trị dẫn đến rối loạn nhưng cũng đấu tranh với các biểu hiệnbảo thủ trì trệ chậm đổi mới hệ thống chính trị Nội dung đổi mới hệ thốngchính trị bao gồm nhiều mặt: từ đổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế chínhsách, đổi mới tổ chức, cán bộ, đổi mới phong cách lề lối làm việc nhưng Đảngkhẳng định: “vấn đề mấu chốt là phân định rõ chức năng và giải quyết tốt mốiquan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân” [ 12, 42 ] Thựcchất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta là xây dựngnền dân chủ XHCN, Đảng ta khẳng định “dân chủ là quy luật hình thành,phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; nó vừa làmột mục tiêu, vừa là một động lực của công cuộc đổi mới của nước ta”[12,125 ] Yêu cầu mở rộng dân chủ phải gắn với tăng cường pháp chế bởidân chủ không thể có được nếu thiếu tập trung, thiếu kỷ cương, kỷ luật; dânchủ một mặt đối lập với độc đoán chuyên quyền mặt khác đối lập với tự do vôchính phủ

Thư tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn, ngàycàng làm sáng tỏ con đường đi lên XHCN ở nước ta Công cuộc đổi mới càng

đi vào chiều sâu, càng xuất hiện nhiều vấn đề mới liên quan đến nhận thức vềCNXH và con đường đi lên CNXH Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn,phát triển lý luận thì công cuộc đổi mới mới thực sự trở thành hoạt động tựgiác chủ động và sáng tạo, bớt được sai lầm và những bước đi quanh co phứctạp Nhận thức được vấn đề đó tại Đại hội VII Đảng ta đã thông qua văn kiện

Trang 29

quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.Cương lĩnh xác định 6 đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN và chỉ rõ 7 phươnghướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và BVTQ Việt Nam XHCN.Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH là sự kiện có ý nghã quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành mớitrong quan niệm của Đảng ta về CNXH và con đưòng đi lên CNXH đồng thờicương lĩnh còn là ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ tập hợp sức mạnh của toànĐảng, toàn dân, toàn quân để xây dựng đất nước Việt Nam theo định hướngXHCN, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và triệu triệu quần chúngnhân dân trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

1.2.4 Chủ trương giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) có ý nghĩa rất quantrọng trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta, đấnh dấu một tầmcao và chiều sâu mới của tiến trình cách mạng nước ta, đưa đất nước chuyểndần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước CNH, HĐH.Hội nghị diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến nhanh chóng vàphức tạp Thế giới đang trải qua thời kỳ đầy chấn động và không ổn định Sựsụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi cục diện chính trị thếgiới CNXH hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào cách mạng, phong tràocộng sản và công nhân quốc tế gặp khó khăn nghiêm trọng CNĐQ đẩy mạnhchống phá các nước XHCN bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, hòng thiếtlập trật tự thế giới mới dưới sự khống chế, làm chủ của chúng Các thế lựcphản động trong nước tìm mọi cách chống phá, tập trung vào làm mất uy tíncủa Đảng và chế độ ta, cổ vũ cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập Tìnhhình đó đã gây cho cách mạng nước ta những khó khăn mới nhất là về đờisống chính trị Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, Hội nghị đại biểu toàn quốc

Trang 30

giữa nhiệm kỳ (1/1994) Đảng ta đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề quantrọng về đường lối quan điểm trong quá trình đi lên CNXH, từ đó đề ra nhữngchủ trương, giải pháp lớn nhằm đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên giànhnhững thắng lợi to lớn hơn nữa Tiếp tục chủ trương giữ vựng định hướngXHCN trên lĩnh vực chính trị Hội nghị khẳng định 3 vấn đề cơ bản sau:

Thư nhất, khắc phục những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉđạo thực hiện; đẩy lùi nguy cơ chệch hướng XHCN Tiến hành công cuộc đổimới toàn diện đất nước là một công việc mới mẻ chứa đựng nhiều vấn đềphức tạp Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải có sự thốngnhất cao về quan điểm, chủ trương, với những chương trình đồng bộ và nhữngbước đi hợp lý Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ đã đánh giá trong quá trìnhtiến hành đổi mới đường lối chủ trương của Đảng, các nghị quyết Trung ương

là đúng đắn và nhất quán theo định hướng XHCN Song còn không ít nhữnglệch lạc đặc biệt là còn để tình trạng không quán triệt đường lối của Đảngtrong xử lý các vấn đề về sở hữu, về đổi mới cơ chế quản lý đối với các doanhnghiệp Nhà nước, vấn đề hợp tác xã, phân phối lưu thông, các vấn đề tronglĩnh vực tư tưởng, báo chí, văn hóa văn nghệ Do đó, Hội nghị khẳng định:

“phải động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí, nỗ lực vượtbậc, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường Mở rộng hợp tác quốc

tế, thực hành cần kiệm, liêm chính ra sức khai thác thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ,vượt qua thách thức”[16, 199] nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển,tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội đưa nước ta

ra khỏi tình trạng khủng hoảng

Thứ hai, phát huy dân chủ XHCN xây dựng nhà nước pháp quyền thực

sự của dân, do dân và vì dân Đảng ta luôn khẳng định thực hiện dân chủXHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nội dung quan trọng củacách mạng nước ta, là một đặc trưng cơ bản của chế độ XHCN Do đó, trong

Trang 31

giai đoạn hiện nay càng phải phát huy mạnh hơn nữa dân chủ XHCN, coi đóvừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội.

Nhà nước là một thành tố trong hệ thống chính trị nhưng đứng ở vị trítrung tâm, trong quá trình đổi mới, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nướcđiều hành, nhân dân làm chủ thì vai trò Nhà nước ngày càng thể hiện rõ nét.Đặc biệt là vai trò quản lý điều hành mọi hoạt động của xã hội, bảo đảm choviệc triển khai thực hiện đường lối chủ trương của Đảng một cách có hiệuquả, đúng định hướng Do đó sự mạnh yếu của Nhà nước liên quan trực tiếpđến sự mạnh yếu của chế độ, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của đất nước,đồng thời cũng tác động mạnh mẽ tới tâm tư tình cảm của nhân dân Do đóxây dựng Nhà nước để Nhà nước thực sự là Nhà nước kiểu mới Nhà nước củadân do dân, vì dân là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới kiện toàn hệ thốngchính trị Nhận thức được vị trí vai trò cũng như thực trạng của Nhà nước,Hội nghị khẳng định: “tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh và từng bước hoànthiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đấtnước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[16, 244]

Thứ ba, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đây lànhân tố quyết định nhất bảo đảm cho công cuộc đổi mới theo đúng địnhhướng XHCN Hội nghị khẳng định: toàn Đảng phải thường xuyên chăm loxây dựng Đảng, tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng một cách mạnh mẽ vàkiên quyết, giữ cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, có trình độ trí tuệ,năng lực, bản lĩnh để đảm đương trọng trách mà lịch sử giao phó Cùng vớiviệc khẳng định tính tất yếu khách quan phải xây dựng chỉnh đốn Đảng Hộinghị chỉ rõ phương hướng cơ bản của đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong thờigian tới là tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong củaĐảng, thực hiện đúng đắn sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Trang 32

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng kiểu mới bảo đảm choĐảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Về biện pháp Hội nghị chútrọng 3 vấn đề: tăng cường công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm sự thống nhất

về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ vànâng cao sức chiến đấu của đội ngũ Đảng viên gắn với củng cố tổ chức cơ sởĐảng

1.2.5 Chủ trương Giữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạngnước ta Đại hội đã quyết định đưa nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới -thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Bước vào thời kỳ mới với những nộidung và yêu cầu mới đòi hỏi Đảng ta tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ củamình, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, ra sức phấnđấu để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Đểđạt được mục tiêu đó đặt ra rất nhiều yêu cầu trong đó sự ổn định về chính trị

là điều kiện quan trọng, trước hết Tiếp tục chủ trương giữ vững định hướngXHCN trên lĩnh vực chính trị Đại hội khẳng định:

Thứ nhất, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ củanhân dân Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ củanhân dân tạo ra sức mạnh tổng hợp là chủ trương nhất quán của Đảng ta.Bước vào thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đòi hỏi Đảng ta phải tập trung lãnh đạo thực hiện tốt vấn đềnày Đại hội VIII Đảng ta khẳng định: “trong những năm tới cần động viênmọi tiềm năng sáng tạo, phát hhuy vai trò làm chủ của nhân dân nhằm đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện dậi hóa, thực hện thắng lợi nhiệm vụ của kếhoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội”[20, 122] Để thực hiện được mục tiêu

Trang 33

đó Đại hội đề ra một hệ thống giải pháp trong đó đặt lên hàng đầu là “tạo ranhững động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân” [20,122-123], xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện tốt phương châm “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chủ trương chính sách lớn của Đảng vànhà nước; Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội Trong đó nhấn mạnh: “thực hiệnthành nề nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến củamặt trận về những quyết định, chủ trương lớn” [20, 128]; Yêu cầu mọi cán bộ,đảng viên phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình

Thứ hai, tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiệnNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước là một bộ phậncấu thành, hệ thống chính trị nhưng đóng vai trò là trụ cột, cải cách bộ máy,xây dựng và hoàn thiện Nhà nước là một nội dung lớn, một việc hệ trọng củađổi mới hệ thống chính trị Thực tiễn cho thấy, thực hiện đường lối đổi mớicủa Đảng chúng ta đã đạt được một số tiến bộ trong đổi mới hệ thống chínhtrị, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước Tuy nhiên, đómới chỉ là bước đầu còn nhiều vấn đề lý luận và thựcc tiễn phải được tiếp tụcnghiên cứu, tìm tòi và dần hoàn thiện Trong khi đó hệ thống chính trị nhất là

bộ máy Nhà nước đã bộc lộ nhiều khuyết điểm lớn Vì vậy, cải cách bộ máy,xây dựng và hoàn thiện Nhà nước là một yêu cầu khách quan của công cuộcđổi mới Nhận thức được vấn đề đó Đại hội VIII đề ra chủ trương: “tiếp tụccải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam” [20,129]

Thứ ba, xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới Đây là chủtrương lớn có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với sự tồn tại và phát triển của Đảng

ta mà còn là một nội dung quan trọng nhằm Giữ vững định hướng XHCN trênlĩnh vực chính trị Bởi lẽ như Đảng ta đã khẳng định: “những thắng lợi và

Trang 34

thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với tráchnhiệm của Đảng”[20, 74] Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã không ngừng tự đổi mới, tựchỉnh đốn để nâng cao sức chiến đấu và năng lực của mình, đủ sức lãnh đạođưa cách mạng tiến lên Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòihỏi Đảng ta tiếp tục giữ vững và phát huy bản lĩnh và kinh nghiệm của cácthời kỳ trước, lãnh đạo có kết quả công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nướctrong điều kiện mới với những tình huống mới hết sức phức tạp.

Trang 35

Chương 2 ĐẢNG CHỈ ĐẠO GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996.

KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM 2.1 Đảng chỉ đạo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến năm 1996

Trong những năm từ 1986 đến 1996, thực hiện nhất quán chủ trươngGiữ vững định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị, Đảng đã cụ thể hóa bằngnhiều chính sách, thông qua các nghị quyết của hội nghị Ban chấp hành Trungương, nghị quyết Bộ cchính trị

2.1.1 Đảng chỉ đạo giữ vững định hướng XHCN của hệ tư tưởng và đường lối cách mạng

* Về hệ tư tưởng:

Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI(8/1989)

đã khẳng định: “hệ tư tưởng chỉ đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa làchủ nghĩa Mác - Lênin” [9, 121] Quán triệt quan điểm đó Hội nghị xác địnhnhững nội dung chỉ đạo công tác tư tưởng Cụ thể:

Một là, phải trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt bản chấtcách mạng và khoa học của nó, vận dụng sáng tạo vào điều kiện nước ta

Hai là, Các tổ chức của Đảng phải hết sức quan tâm triển khai việc giáodục chủ nghĩa Mác - Lênin một cách rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhândân, mở rộng và tăng cường trận địa tư tưởng XHCN

Trang 36

Ba là, đấu tranh chống lại mọi luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin.

-Tháng 12/1991, CNXH ở Liên Xô sụp đổ, sự kiện này đã tác động lớnđến cách mạng nước ta nhất là về tư tưởng, một bộ phận cán bộ đảng viên vàquần chúng nhân dân đã biểu hiện rõ sự dao động, từ đó hoài nghi về conđường đi lên CNXH ở nước ta Trước bối cảnh đó tại Hội nghị lần thứ Ba Banchấp hành Trung ương Đảng khóa VII đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã cóbài phát biểu quan trọng với nhan đề: “thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ củachúng ta” trong đó khẳng định: “vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước vànhân dân ta luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảođảm lợi ích dân tộc, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủnghĩa quốctế của giai cấp công nhân”[15, 5] Bài phát biểu của đồng chí Tổng

bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởngtrong đó nhấn mạnh: “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lúc này là làmcho toàn thể cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc các quan điểm và đườnglối đổi mới, thể hiện ở cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và cácnghị quyết của hội nghị Trung ương Một mặt phải đấu tranh tiếp tục khắcphục bệnh giáo điều bảo thủ, kỳ thị kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, mặtkhác phải đấu tranh chống những khuynh hướng xa rời định hướng xã hội chủnghĩa” [15, 12]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngàycàng thu được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, công cuộc đổi mớicàng đi vào chiều sâu càng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết trong

đó đặc biệt là các vấn đề lý luận, tư tưởng Nghị quyết 09 Bộ Chính trị(2/1992) khẳng định: trước những biến đổi phức tạp trên thế giới và tình hìnhtrong nước còn nhiều khó khăn, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân

Trang 37

có những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, một số nhận thức mơ hồ,lệch lạc với chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH, đối với đường lối chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, trong khi đó công tác tư tưởng còn không

ít yếu kém và khuyết điểm Từ thực trạng đó Nghị quyết 09 Bộ Chính trị chỉ

rõ nhiệm vụ và những định hướng lớn trong công tác tư tưởng Về nhiệm vụ

Bộ Chính trị chỉ rõ: “tăng cường sự nhất trí tư tưởng trong Đảng, sự thốngnhất về chính trị và tình thần trong nhân dân, nâng cao ý chí phấn đấu thựchiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” giữvững trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thúc đẩy mạnh mẽ phong tràocách mạng của nhân dân” [17, 6] Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó Hội nghị xácđịnh 6 định hướng lớn của công tác tưởng:

Một là, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh à nền tảng tưtưởng kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của cách mạng ViệtNam

Hai là, Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhấtđúng đắn

Ba là, chế độ ta là chế độ do nhân dân lao động làm chủ; Nhà nước ta làNhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản

Bốn là, CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.Năm là, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN Tăng trưởngkinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội

Sáu là, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa dân tộckết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

* Về đường lối cách mạng:

Ngày đăng: 25/09/2016, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) “Chính cương vắn tắt của Đảng”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội. 1996, tr 2 - 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính cương vắn tắt của Đảng
Nhà XB: Nxb Chính tri quốc gia
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1989
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1989
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Hội nghị lần thứ mười một Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI. Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1991
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Về nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng.Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1992
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết 09 – NQ/ TW/ Bộ chính trị, Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính của Nhà nước. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính của Nhà nước
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 1995
1. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (1998), Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb Lao Động, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Bách (1994), Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam- Nội dung cơ bản và điều kiện chủ yếu để thực hiện. Luận án PTS khoa học triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Khác
3. Ban tư tưởng – văn hoá Trung ương (1992), Thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ cấp bách của chúng ta, Nxb Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội 4. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (1995), Một số định hướng lớn trongcông tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (1997), Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội Khác
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Về đổi mới công tác quần chúng Khác
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội Khác
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự Thật, Hà Nội Khác
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. Lưu hành nội bộ Khác
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Báo cáo chính trị của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb Chính trị quốc gia, tr 181 Khác
20. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
21. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng cộng sản Việt Nam ,các kỳ đại hội và hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w