TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ LÊ THỊ LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 KHOÁ LUẬN TỐT N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
LÊ THỊ LỆ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
HÀ NỘI, 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
LÊ THỊ LỆ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH
ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học ThS Trần Thị Chiên
HÀ NỘI, 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Thị Chiên - người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Lê Thị Lệ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin được khẳng định những kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận của mình hoàn toàn không trùng lặp hoặc sao chép của người khác Số liệu trong bài khóa luận là hoàn toàn trung thực Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Lê Thị Lệ
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 6
1.1 Vai trò của hậu phương trong kháng chiến 6
1.2 Những thuận lợi và khó khăn của công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ 10
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 19 2.1 Chủ trương của Đảng trong xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ 19
2.2 Quá trình chỉ đạo của đảng trong xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ 22
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 33
3.1 Nhận xét 33
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu 38
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chiến tranh, việc xây dựng hậu phương là vô cùng quan trọng Đây là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của về kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật; là nơi chi viện nhân lực, vật lực và cũng là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến Với vai trò quan trọng ấy, hậu phương đã được các nhà quân
sự xây dựng với những mô hình và đặc điểm khác nhau trong suốt chiều dài
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Kế thừa kinh
nghiệm truyền thống của cha ông và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển hậu phương làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Chiến dịch Điện Biên Phủ là điển hình trong việc phát huy cao độ vai trò của hậu phương trong chiến tranh Bên cạnh đó, các hoạt động hậu cần còn cung cấp nhu cầu của tiền tuyến được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi phương án chiến dịch có
sự thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” góp phần vào việc tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu phương là một trong những nhân
tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của chiến dịch Từ đầu năm 1954,
hưởng ứng lời kêu gọi “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng…dốc toàn
lực chi viện cho tiền tuyến Điện Biên Phủ” của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng Cả nước đều hướng đến mặt trận, cán bộ, nhân dân các khu, các tỉnh đã xốc lên chạy đua với giặc, chạy đua với thời gian, với mưa lũ nhằm đảm bảo tốt nhất nhu cầu chiến đấu của bộ đội ta, nhân dân các vùng tự do cũng như vùng tạm chiếm đã hăng hái, tự nguyện cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến Nhân dân tích cực đóng góp, ủng hộ để tiếp tế cho bộ đội Nhân dân vùng tạm chiếm không đóng góp bằng hiện vật được thì đóng góp bằng tiền
Đi dân công phục vụ chiến dịch trở thành phong trào, các đoàn dân công lên đường với tinh thần hăng hái, phấn khởi, được tổ chức chặt chẽ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Nhiều khoản đã huy động tăng gấp đôi so với yêu cầu, hàng nghìn dân công, bộ đội đã làm đường dã chiến trong thời gian cực ngắn, trong điều kiện rừng núi khó khăn, lại bị máy bay thực dân Pháp oanh tạc, dân
Trang 8công tiếp tế bằng gánh gồng xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo nhu cầu cho chiến dịch Đây là việc ngoài dự tính của Pháp, cho rằng ta không thể đảm bảo hậu cầu cho chiến dịch lớn trong thời gian ngắn như vậy, làm cho quân địch lơ là trong việc phòng bị và đánh giá sai khả năng của ta, tạo cơ hội cho ta tiến đánh địch thuận lợi
Sau những năm đầu phải đối phó với các cuộc tiến công lớn và liên tiếp của thực dân Pháp vào các vùng tự do, các căn cứ kháng chiến, ta đã buộc địch phải lui về thế phòng ngự Từ đó Đảng nhận định chúng ta có thể giành chiến thắng trong các chiến dịch lớn Tuy nhiên muốn giành thắng lợi đòi hỏi Đảng và chính phủ phải tích cực chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch, một yếu tố
tiên quyết không thể không bàn đến nếu “muốn tiến hành chiến tranh một
cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc…” hậu phương kháng chiến đã trở thành vấn đề được Đảng đặc biệt
quan tâm Bởi vì nếu không có hậu phương vững chắc thì không một quân đội nào trên thế giới có thể giành chiến thắng được
Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch điển hình trong kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nên việc Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương vững mạnh cho chiến dịch là hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn để đánh thắng kẻ thù xâm lược
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về xây dựng hậu phương trong kháng chiến nói chung và trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng có rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức
quan tâm đến Có thể kể tới: Đề cương tuyên truyền nhân kỉ niệm 60 năm chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2014) nhấn mạnh vai trò của hậu phương
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được phát huy cao độ góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ; Ngoài ra, có thể kể tới một số công trình
nghiên cứu khác như: Ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học, Mấy vấn
Trang 9đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb Khoa học xã hội; Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 -1954), Nxb Quân đội nhân dân; Chiến thắng Điện Biên Phủ, những vấn đề lịch sử, tập 1, Nxb đại học quốc gia
Hồ Chí Minh ; Chiến thắng Điện Biên Phủ, những vấn đề lịch sử, tập 2, Nxb đại học quốc gia Hồ Chí Minh; Chiến thắng Điện Biên Phủ, những vấn đề lịch
sử, tập 3 Nxb đại học quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân
Các công trình nghiên cứu kể trên với những mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ Các công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp những tài liệu quan trọng và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này
là cần thiết xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu nhằm góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo cảu Đảng trong xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng Đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu
Trang 104 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- Về nội dung:
+ Tại đại II, năm 1951 của Đảng, Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất tên gọi chung của Đảng, khóa
luận lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác xây dựng hậu
phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
+ Khóa luận tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng hậu phương hậu phương tại chỗ, hậu phương trong nước và hậu phương quốc tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm tái hiện sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng hậu phương Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu,… nhằm làm rõ những kết quả cũng như đúc kết kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ
6 Đóng góp của khóa luận
- Góp phần hệ thống hóa lại quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương
Trang 11- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của khóa luận gồm 3 chương và 6 tiết
Trang 12NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1.1 Vai trò của hậu phương trong kháng chiến
1.1.1 Khái niệm hậu phương
Trong chiến tranh, hậu phương giữ một vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến Hậu phương là chỗ dựa về chính trị, tinh thần của tiền tuyến chiến đấu, hậu phương cung cấp cho tiền tuyến về nhân lực, vật lực, vũ khí, thực phẩm, thuốc men,… thường xuyên bổ sung lực lượng cho tiền tuyến và khích lệ tiền tuyến chiến đấu
Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức Ph.Ăngghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả
kĩ thuật” [23; tr.242]
Đồng quan điểm với Ph.Ăngghen, V.I.Lênin cho rằng: “Trong chiến tranh ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [26; tr.84] Và:
“Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổ
chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [26; tr.479]
Hậu phương vững chắc là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh Đối với Hồ Chí Minh, hậu phương không chỉ
là sức mạnh vật chất, nguồn nhân lực mà còn là sức mạnh tinh thần, trong đó lòng dân lại là sức mạnh đặc biệt to lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho
Trang 13rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” [15; tr.474]
Cùng với Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Xtalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói: “lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ
có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu được sự thử thánh đó” [29; tr.113] Một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu phương, đó là yếu tố kinh tế Theo đồng chí Lê Duẩn: “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [20; tr.28] Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [24; tr.54]
Như vậy, theo quan điểm của các nhà lãnh tụ cách mạng kể trên, hậu phương có thể hiểu theo 2 nghĩa, nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp:
hậu phương “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu
tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân
cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” [24; tr.231]
Theo nghĩa rộng, hậu phương được hiểu là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến về mặt không gian
Hậu phương của chiến tranh có những cấp độ và hình thức khác nhau
Có hậu phương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích, lại còn có khái niệm hậu phương lòng dân Dân bao bọc che trở, tạo điều kiện cho cách mạng xây dựng căn cứ của mình Hậu phương không chỉ là nơi huy động và cung cấp về nhân tài vật lực mà hậu phương còn là sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả yếu tố tinh thần, văn hoá (lòng yêu nước nồng nàn, truyền
Trang 14thống anh dũng đánh giặc giữ nước, chí căm thù địch sâu sắc của quần chúng nhân dân Cùng với nghệ thuật lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy của bộ máy chỉ đạo chiến tranh hậu phương trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ
1.1.2 Vai trò của hậu phương
Thứ nhất, hậu phương là địa bàn đứng chân và động viên chính trị tinh thần
Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh
tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa
Hậu phương có thể chuyển hoá từ yếu sang mạnh, hoặc ngược lại Cách huy động lực lượng của hậu phương là một vấn đề quan trọng Nó phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con người, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh Muốn để hậu phương động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình đó, hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến
Thứ hai, hậu phương là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến
Hậu phương là vùng phía sau chiến tuyến, cung cấp nhân tài, vật lực, là nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất của tiền tuyến, chiến tranh chính là sự tiếp tục của kinh tế và chính trị để đạt được mục đích nhất định về chính trị hay kinh
Trang 15tế: “Tiềm lực kinh tế của hậu phương như thế nào thì khả năng trang bị vũ khí đảm bảo cho hậu cần quân đội như vây, vũ khí trang bị đảm bảo cho hậu cần như thế nào, thì hoạt động của tiền tuyến như vậy, hoạt động của tiền tuyến thế nào thì kết cục của chiến tranh như vậy” [24; tr.188] Vì vậy, Lê Duẩn đã khẳng định: “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh
tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực,
súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” [20; tr.28] còn Trường
Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong
một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến
tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh” [24; tr.54]
Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân” Nói đến hậu phương là nói đến nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể trong việc xây dựng hậu phương, vừa
là đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng chiến Vì vậy ngoài động viên tinh thần và cung cấp vật chất cho chiến tranh cách mạng, hậu phương còn là
nơi cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo yếu tố “cân sức”, “cân tài”
Nhìn chung, vai trò hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình Bởi
lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến cũng như thời bình Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỡi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn quan trọng trong việc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lượng hậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải là một vấn đề đơn thuần của số học
Trang 161.2 Những thuận lợi và khó khăn của công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ
1.2.1 Thuận lợi
* Về phía quốc tế
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các nước Đông Âu, Châu Á
và khu vực Mỹ Latinh sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Trung Quốc đối với tình hình thế giới có một tác dụng hết sức to lớn; thắng lợi đó đã làm cho sự so sánh lực lượng trên trường quốc tế chuyển biến có lợi cho phe xã hội chủ nghĩa và các lực lượng dân chủ, độc lập dân tộc
và yêu chuộng hòa bình Đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, thắng lợi
đó càng có một ý nghĩa trọng đại Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, nhân dân Việt Nam không còn ở tình trạng vô cùng khó khăn Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội không còn từ một nước mà đã trở thành hệ thống thế giới với thành trì là Liên Xô đã trở thành chỗ dựa vững chắc của cách mạng Việt Nam
Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 50 - 60
đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới Tình hình trên đây đã dẫn tới một vấn đề: trong chiến lược của mình, Mỹ và các nước đồng minh không thể không tính đến việc hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
Cùng với đó, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam nổ ra ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp Tiêu biểu là công nhân, thanh niên, trí thức, binh lính và nhân dân lao động các nước Pháp, Italia, Đức, Áo, Oxtraylia, Angieri… đã rầm rộ xuống đường
đi mít tinh, biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương
Sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành hệ thống thế giới; sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong đó
Trang 17không loại trừ Pháp và Mỹ; sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; sự ủng hộ cuộc chiến chống lại Pháp và can thiệp Mỹ của Việt Nam của các quốc gia trên thế giới là những thuận lợi lớn của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ nói chung và việc xây dựng hậu phương phục vụ cho kháng chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng
* Về phía Việt Nam
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thắng lợi vĩ đại, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, mở ra trang sử phát triển mới cho dân tộc Việt Nam Phát huy những thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam tiếp tục giành được những thắng lợi vẻ vang trong tiến trình lịch sử
Ngày 23/9/1945, Pháp nổ sung quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ
2 ở Nam Bộ Ngày 19/12/1946 với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh đã anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược Từ những ngày đầu kháng chiến với vũ khí thô sơ và tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta thực hiện tiêu thổ kháng chiến, cầm cự trên tất cả các chiến trường, tiêu hao sinh lực, làm phá sản một bước chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong năm đầu kháng chiến toàn quốc Quân và dân ta
đã đánh bại cuộc tiến công chiến lược quy mô, mạo hiểm và đầy tham vọng của Pháp Chiến thắng này là đòn quyết định làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của địch, bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng
và đầu não kháng chiến, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến Chiến thắng Biên giới năm 1950 đã tạo ra một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch Sau chiến thắng Biên giới, ta thoát khỏi thế vị bao vây, có điều kiện tiếp nhận sự chi viện về vật chất và tinh thần của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế Tiếp đó là Chiến thắng Hoà Bình năm 1951,
Trang 18Chiến thắng Tây Bắc năm 1952, Chiến thắng Thượng Lào năm 1953 cùng với các chiến thắng khác của quân và dân ta đã tạo ra thế và lực mới của cuộc kháng chiến, ta chủ động tiến công địch trên tất cả các chiến trường Thành tựu chiến đấu và xây dựng trong 3 năm (1951 - 1953) của nhân dân và quân đội ta đã tạo ra so sánh lực lượng mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho
ta, bất lợi cho thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và bọn tay sai Qua thực tiễn chiến đấu và xây dựng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều
có bước trưởng thành toàn diện cả về quân số, kinh nghiệm và vũ khí trang thiết bị chiến đấu Hậu phương kháng chiến được mở rộng, nhân dân vùng giải phóng hăng hái tham gia kháng chiến, kiến quốc
Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả Năm 1950, các nước
xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là Liên Xô, Trung Quốc công nhận Chính phủ kháng chiến của Việt Nam Sự kiện đó càng làm cho uy tín và địa vị quốc tế của nước ta được nâng cao, làm cho nhân dân ta càng thêm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng
Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy được tinh thần tương thân tương ái Đó cũng chính là một sức mạnh
to lớn trong nhân dân Việt Nam, đoàn kết, gắn bó để cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn, thiên tai Những bản sắc tốt đẹp, nhân văn và sâu sắc này luôn được nhân dân Việt Nam gìn giữ và phát huy
* Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn nằm ở phía Tây vùng núi rừng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km, cách biên giới các nước Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 300km Thung lũng này có chiều rộng từ 6 đến 8km, chiều dài khoảng 18km, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng Với vị trí đặc biệt, Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là ngã tư chiến lược quan trọng không những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á Một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn
Trang 19xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện và Trung Quốc Đây cũng sẽ trở thành một căn cứ không quân, lục quân lợi hại phục vụ tối ưu cho các chính sách mà Pháp tiến hành ở Việt nam Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào rồi từ đó đánh chiếm ra các vùng đã mất ở Tây Bắc trong năm 1953 - 1954 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của đối phương nếu họ đến đấy
Điện Biên Phủ có một dạng địa hình khá đặc biệt, bốn bên là núi hoặc những quả đồi nối tiếp nhau Ở giữa có một dải đất bằng phẳng giống như một thung lũng lọt thỏm giữa trùng điệp của núi non Dải đất bằng phẳng đó được tô đậm bởi cánh đồng Mường Thanh rộng lớn, hiếm có đạt năng suất rất cao, nhiều thống kê cho thấy lương thực còn có thể nuôi sống từ 20.000 đến 25.000 người trong nhiều tháng Với con mắt của một nhà binh, Nava đã nhìn thấy những ưu điểm vượt trội của vùng đất này: “Đất này mà xe tăng cơ động thì tuyệt Sân bay kia có thể sửa lại và mở rộng gấp hai ba lần Đảo mắt lên những ngọn núi cao vút, rất xa, vây quanh lòng chảo, viên tướng thấy một không gian rộng cho phép các loại máy bay hoạt động, lên xuống dễ dàng Những ngọn núi đó, bức thành thiên nhiên ngăn chặn không cho đối phương đặt pháo với tầm tới lòng chảo Ôi chao! Một địa bàn lý tưởng để xây dựng một căn cứ không quân, lục quân hiện đại lớn vào bậc nhất Đông Dương”
Có thể nói, Điện Biên Phủ trở thành ngã tư chiến lược quan trọng không những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á Một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một
“bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện và Trung Quốc Đây cũng chính là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại phục vụ tối
ưu cho các chính sách mà Pháp tiến hành ở Việt Nam Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào rồi từ đó đánh chiếm ra các vùng đã mất ở Tây Bắc trong năm 1953 - 1954 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của đối phương nếu họ đến đấy
Trong quá trình lịch sử, đồng bào các dân tộc đã xây dựng nên tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung Trong những năm
1753 - 1754, đồng bào Tây Bắc đã chiến đấu đánh đuổi giặc Phẻ dưới sự chỉ
Trang 20huy của những thủ lĩnh người địa phương và Hoàng Công Chất Kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên vùng đất Tẩy Bắc, tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, khôi phục độc lập, tự do lại bùng lên, đặc biệt là từ khi có các đảng viên cộng sản về hoạt động và sự ra đời của các tổ chức cách mạng trên địa bàn
sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô
Năm 1947, Mỹ phát động “Chiến tranh lạnh” Mỹ và đồng minh ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới Các cường quốc phải chi một khối lượng lớn tiền của và sức người,
để chế tạo và sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng quân sự Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn
về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền
Tình hình thế giới phức tạp cũng làm cho chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như các cuộc kháng chiến khác của dân tộc Việt Nam gặp nhiều khó khăn về mọi mặt
Trang 21* Về phía Việt Nam
Thất bại và buộc phải đình chiến ở Triều Tiên, chính phủ Mỹ với mục tiêu chiến lược hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương, ngăn chặn làn sóng cách mạng dâng cao ở khu vực Đông Nam Á, nhưng trước mắt không thể để mất hoàn toàn Đông Dương Vì vậy, Mỹ tăng cường đổ tiền và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh tàn bạo của Pháp ở Đông Dương Viện trợ quân sự
Mỹ cho Pháp tại chiến trường Đông Dương chiếm tỷ lệ 43% năm 1953 tăng lên 78% năm 1954 tổng chi phí quân sự của Pháp
Trước những thất bại liên tiếp ở Đông Dương và trước phong trào đấu tranh ngày càng mạnh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, vấn đề cấp thiết đặt ra cho thực dân Pháp là: Hoặc phải thắng nhanh, hoặc phải chịu thua, hoặc đề nghị Mỹ nhảy vào thay thế Chính phủ Pháp chủ trương xin thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm lối thoát bằng thắng lợi quân sự
Chủ trương kế hoạch quân sự của Pháp, Mỹ trong những năm 1953 - 1954: Tháng 5 - 1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Tướng Na-va, Tham mưu trưởng lục quân của khối Bắc Đại Tây Dương được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương - viên tướng có nhãn quan chiến lược khá sắc sảo, vừa tới Đông Dương, Na-va đã phát hiện đồng bằng Bắc Bộ không còn là cái then cửa của vùng Đông Nam Á nữa Với những thắng lợi của chiến dịch Đông Xuân 1952 - 1953, đối phương đã có những căn cứ ở Tây Bắc Việt Nam và ở Thượng Lào để mượn đường Tây Trường Sơn vu hồi toàn cõi Đông Dương Đây chẳng những là tình thế khó khăn đối với quân viễn chinh Pháp, mà còn là một sự uy hiếp nghiêm trọng đối với phòng tuyến chống cộng của Mỹ ở Đông Nam châu Á
Na-va vạch một kế hoạch quân sự của Pháp, Mỹ trong 2 năm (1953 - 1954), hòng chuyển bại thành thắng Trọng tâm của kế hoạch này là tổ chức khối chủ lực tác chiến Kế hoạch tác chiến của Na-va chia thành 2 bước: Bước 1 (từ thu đông 1953 đến mùa xuân năm 1954), giữ thế phòng ngự chiến lược, tránh quyết chiến ở phía Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở phía Nam nhằm chiếm đóng vùng tự do của ta ở Khu 5 (Trung Nam Bộ) và ở Hậu Giang
Trang 22(Nam Bộ) Bước 2 (từ mùa thu năm 1954), sẽ tập trung toàn bộ lực lượng tác chiến trên chiến trường phía Bắc, giành thắng lợi quyết định Kế hoạch Na-va
là một kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn và là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc ta phải chấp nhận đàm phán theo ý đồ và những điều kiện do Pháp định sẵn
Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ điểm :
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc Lập, Bản Kéo
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay
Pháp và Mỹ coi điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava
Ngày 20-11-1953, Nava cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một thung lũng dài khoảng 20 km, rộng 6 -8 km, thuộc tỉnh Lai Châu giữa vùng Tây Bắc
Ngày 26-12-1953, Bộ Chính trị họp bàn “Phương án tác chiến mùa xuân 1954” do Tổng quân ủy đệ trình Tổng quân ủy cho rằng: “Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay, không kém Nà Sản và đường sá còn xa hơn Vì vậy sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi sẽ là một thắng lợi rất lớn” Để thực hiện được mục tiêu chiến lược này, chúng ta phải huy động 9 trung đoàn bộ binh, toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không và các lực lượng khác với tổng quân số là 42.750 người Thời gian tác chiến khoảng 45 ngày Về hậu cần từ trung tuyến trở lên cần huy động 14.500 dân công, 4200 tấn gạo, trong đó, cần tận dụng khả năng tại chỗ ở Tây Bắc, số còn lại lấy ở Phú Thọ, Thanh Hóa và
đề nghị Trung Quốc giúp Về thực phẩm cần khoảng 300 tấn các loại Về đạn dược cần 300 tấn nhưng chỉ đưa ra hỏa tuyến 170 tấn Về phương tiện vận tải,
Trang 23chủ yếu dùng xe cơ giới nhưng cũng cần huy động thêm 3000 xe đạp Tổng quân ủy cho rằng vấn đề khó khăn nhất trong việc bảo đảm hậu cần cho chiến dịch là đường xá
* Về phía Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một vùng núi có khí hậu và thời tiết khắc nghiệt ở Tây Bắc Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng, mùa mưa đường xá trơn trượt dẫn đến việc đi lại và vận tải khó khăn
Bên cạnh sự khắc nghiệt của khí hậu, Điện Biên Phủ cũng có địa hình rừng núi hiểm trở, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới đường giao thông chiến lược hầu như chưa có; miền Tây Bắc mới được giải phóng, kinh tế chậm phát triển Nhiều nơi, do địch đánh đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào thỏa thuận giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị thu hoạch rồi sau ghi sổ báo lại Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ Vật chất hậu cần, y tế, kỹ thuật cho chiến dịch lớn, dài ngày gặp nhiều khó khăn
Con đường đi lên Điện Biên Phủ vừa đi vừa “mở”, nhiều tuyến đường phải sửa chữa và nhiều con đường mới mở Quân địch liên tục ném bóm nhằm phá hủy đường, ngăn chặn sự tiếp viện của hậu phương lên Điện Biên Phủ Trong đó khó khăn nhất là ở Cò Nòi thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, cần phải vượt qua “cửa tử” này mới có thể lên được Điện Biên Phủ Vượt qua bao mưa bom, bão đạn của quân địch, tiếp lương, tải đạn… và con đường ấy vẫn đều đặn cung cấp nhưng nhu cầu thiết yếu cho cuộc chiến
Địch kiểm soát khu vực dưới lòng chảo, ta buộc phải chọn vị trí bên trên những triền núi xung quanh Khó khăn lớn nhất cửa ta là làm thế nào để kéo pháo lên những vị trí ấy qua những dốc cao, vực sâu để đến được hầm trú
ẩn, dựa vào những tán cây rừng, tránh con mắt soi mói của địch Trước hết cần phải mở đường để kéo pháo, ta đã hoàn thành xong chỉ sau 20 giờ với độ dốc chênh vênh Việc kéo pháo hoàn toàn sử dụng sức người, tất nhiên năng
Trang 24xuất không cao Ta đã không thể kéo hết pháo vào thời điểm đã định để bắt đầu cuộc tiến công Bộ chỉ huy chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ định thay đổi phương châm chiến đấu, đưa pháo quay trở lại vị trí ban đầu, mở những tuyến đường mới cơ động hơn cho pháo Công việc sẽ được thực hiện song song với những nhiệm vụ khác cho đến ngày dự kiến nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào đầu tháng 3/1954 Pháo
sẽ là điều bất ngờ ta dành cho Pháp, tất nhiên chỉ là những đòn phủ đầu để mở cửa, bộ binh sẽ là lực lượng chính tiếp cận và đánh chiếm các cứ điểm Bộ đội
ta sẽ đào những đường hào bên ngoài, vòng quanh các cứ điểm, tạo thành thế bao vây Ta sẽ bóc từng lớp vỏ của "con nhím", cơ hội đến sẽ dốc toàn lực và đánh vào trung tâm
Trang 25Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG
HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1 Chủ trương của đảng trong xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hậu phương luôn là nhân tố trực tiếp quyết định mọi thắng lợi của chiến tranh, bởi lẽ hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kĩ thuật, là nơi cung cấp chủ yếu sức người, sức của cho chiến trường, là chỗ dựa về chính trị, tinh thần cho chiến sĩ Vì vậy, muốn tiến hành chiến tranh cần phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế tục truyền thống của dân tộc và trên cơ sở kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài
Để đối phó với kế hoạch của địch, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính của Trung ương Đảng, vấn đề xây dựng hậu phương vững chắc toàn diện là một yêu cầu cấp bách đối với từng chiến trường, cũng như đối với cuộc kháng chiến toàn quốc Bở vậy vấn đề xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt ở hậu phương là một chủ trương sáng tạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng nhằm tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến, bảo đảm cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
Để bảo đảm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Hội đồng cung cấp Trung ương và Hội
đồng cung cấp Liên khu Hội đồng cung cấp Trung ương do đồng chí Phạm
Văn Đồng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng
cung cấp Liên khu do chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính, kiêm Bí thư
Đảng làm Chủ tịch Hội đồng Trong chiến dịch có 4 liên khu gồm: Liên khu Việt Bắc, Tây Bắc, 3, 4 để huy động nhân lực, vật lực cho chiến dịch Như