Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch điện biên phủ năm 1954 (Trang 44 - 48)

Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối, chiến lược toàn dân kháng chiến. Nhân dân Việt Nam thắng trận vì cả dân tộc Việt Nam tiến hành chiến tranh hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”. Còn nước Pháp thua trận vì đúng như một nhà bình luận người Pháp đã chỉ rõ: “chỉ có người Pháp tiến hành chiến tranh, chứ nước Pháp không tiến hành chiến tranh”. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Một là, quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân của Đảng

Phải nhận thức đúng, đầy đủ vai trò của tổ chức, chỉ huy, vai trò của hậu phương trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần. Triệt để dựa vào nhân dân, dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh. Làm cho mỗi bước phát triển của kinh tế cũng chính là tăng cường tiềm lực quốc phòng, tiềm lực xây dựng hậu phương. Khi xảy ra chiến tranh có thể nhanh chóng chuyển nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến, vừa bảo đảm cho chiến đấu, vừa tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống, để tiếp tục bảo đảm cho nhu cầu của chiến tranh.

39

Hai là, coi trọng xây dựng hậu phương chiến lược gắn với xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh

Công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội phải triệt để dựa chắc vào nguồn hậu phương đất nước, nguồn hậu cần nhân dân, phải có kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Chính phủ để xây dựng kế hoạch huy động tiềm năng của đất nước, của từng địa phương sẵn sàng bảo đảm nhu cầu về hậu cần và động viên cho chiến tranh nếu xảy ra.

Đồng thời phải hết sức chú trọng xây dựng hậu cần Quân đội vững mạnh cả về tổ chức, chỉ huy, lực lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật để làm nòng cốt bảo đảm hậu cần cho tác chiến.

Ba là, xây dựng căn cứ hậu phương phải toàn diện về mọi mặt, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá với quy mô ngày càng lớn và hoàn chỉnh

Phải nghiên cứu tổ chức, bố trí các lực lượng cho phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng hậu cần với xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần, xây dựng thế trận hậu cần nhân dân vững mạnh, rộng khắp. Kết hợp chặt chẽ giữa hậu cần Quân đội với hậu cần địa phương và hậu cần nhân dân và phải có cơ chế điều hành thống nhất, hợp lý để tạo được sức mạnh tổng hợp. Chủ động, có kế hoạch xây dựng, cải tạo địa hình, khai thác các hang động tự nhiên, xây dựng hệ thống công sự, trận địa phòng thủ, cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật bảo đảm tính liên hoàn, vững chắc, có chiều sâu, bảo đảm bí mật bất ngờ. Phải quán triệt tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực của từng ngành, từng đơn vị, địa phương.

Bốn là, xây dựng căn cứ hậu phương, phù hợp với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân

Xây dựng căn cứ hậu phương, phải bảo đảm được cho mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân trong khu vực phòng thủ hoặc hướng chiến trường đảm nhiệm. Vì vậy, phải xây dựng, chuẩn bị ngay từ thời bình, trên cả nước, đặc biệt trên các hướng chiến lược, địa bàn chiến lược, gắn với địa bàn tác chiến phòng thủ của các quân khu và hậu phương tại chỗ của các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), bảo đảm tác chiến lâu dài. Có kế hoạch

40

cụ thể khai thác, tạo nguồn bảo đảm, biện pháp chống hư hỏng, xuống cấp vật tư, trang bị, vật chất hậu cần, kỹ thuật; duy trì, bảo đảm mạng đường giao thông, vận tải, y tế, bưu điện, kho tàng. Phải coi trọng và có kế hoạch bảo vệ hậu phương, bảo vệ căn cứ hậu phương. Quá trình xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần phải nghiên cứu phân bố hợp lý trên các vùng, miền của đất nước đất, vừa phát huy hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm sử dụng cho quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống.

Năm là, xây dựng Đảng bộ các cấp vững mạnh, đây là yếu tố quyết định để hoàn thành thắng lợi công cuộc xây dựng hậu phương vững mạnh

Hiểu sâu sắc Đảng là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, các Tỉnh ủy và Liên khu ủy luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Xây dựng các chi bộ, Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng đi đôi với tăng cường giáo dục đường lối chủ trương của Đảng là công tác thường xuyên của các cấp bộ Đảng. Trong hoàn cảnh vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương, tổ chức Đảng các cấp luôn coi trọng giáo dục cho đảng viên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, tính tiên phong, tính giai cấp, mục đích chiến đấu của Đảng để nâng cao lập trường, tác phong, đạo đức khí tiết của người Cộng sản.

Ở các Đảng bộ, chi bộ, Đảng viên đa số là nông dân gồm nhiều dân tộc.

Nhận thức rõ thực tế đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng giáo dục cho Đảng viên lập trường của giai cấp công nhân, ý thức đoàn kết dân tộc, giải phóng giai cấp, chống mọi biểu hiện của tư tưởng ích kỉ, cục bộ địa phương, dân tộc hẹp hòi. Các cấp bộ Đảng luôn chú trọng xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ, Đảng bộ, giữ và phát huy mối liên hệ chặt chẽ giữ Đảng và quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ hậu phương kháng chiến.

Các Đảng bộ đã thường xuyên gắn công tác củng cố và phát triển đảng viên với việc đào tạo cán bộ tại chỗ là người địa phương của các dân tộc. Thắng lợi của công cuộc xây dựng hậu hương gắn liền với công tác xây dựng Đảng vững mạnh.

41

Sáu là, tăng cường đoàn kết quốc tế, mối quan hệ hữu nghị và sự liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Đông Dương

Một trong những nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; đặc biệt là, sự đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia anh em. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó đã làm cho địch phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Thấu suốt quan điểm cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và luôn kiên định thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng, hữu nghị nên trong chiến dịch Điện Biên Phủ và nói chung trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng tiến bộ và các nước XHCN anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”. Cùng với chi viện về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn giúp đỡ huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức về tác chiến,...

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác xây dựng hậu phương trong chiến dịch điện biên phủ năm 1954 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)