1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo PHÁT HUY sức MẠNH TỔNG hợp TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 1954 và CHIẾN DỊCH điện BIÊN PHỦ

98 776 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19531954, đỉnh cao là chiến dịch lịch Điện Biên Phủ là sự nỗ lực cao nhất, toàn diện nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đập tan Kế hoạch Nava, cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Chiến thắng đó đã mở ra những điều kiện cần thiết cho dân tộc ta tiếp tục giành những thắng lợi to lớn hơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Trang 1

1.1 Yêu cầu khách quan về phát huy sức mạnh tổng hợp

trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch

1.2 Chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp

trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch

Chương

2

ĐẢNG CHỈ ĐẠO PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954, CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM

47

2.1 Sự chỉ đạo của Đảng và kết quả phát huy sức mạnh

tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954,

2.2 Những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát

huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân

1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ 66

Trang 2

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiếndịch lịch Điện Biên Phủ là sự nỗ lực cao nhất, toàn diện nhất của toàn Đảng,toàn quân, toàn dân ta đã đập tan Kế hoạch Nava, cố gắng cuối cùng của thựcdân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.Chiến thắng đó đã mở ra những điều kiện cần thiết cho dân tộc ta tiếp tụcgiành những thắng lợi to lớn hơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Mặt khác, là một trong những chiến thắng lớnnhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc nhỏ chống quân đội nhànghề của chủ nghĩa đế quốc, nên nó mãi mãi là niềm cảm phục, tự hào củanhân dân yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới; cổ vũ mạnh mẽ các dântộc thuộc địa và nửa thuộc địa tin tưởng vào sức mạnh của mình, vùng dậygiành quyền tự do

Để làm nên thắng lợi đó, trong số các nguyên nhân thì sự lãnh đạo củaĐảng là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định Trên cơ sở quán triệtsâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp là học thuyết chiến tranh và quânđội; kế thừa tinh hoa nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc; tư tưởngquân sự Hồ Chí Minh; đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài vàdựa vào sức mình là chính được xác định ngay từ đầu cuộc kháng chiếnchống Pháp, Đảng ta đã nắm bắt qui luật vận động, qui luật tiến trình và kếtcục chiến tranh, thời cơ chiến lược, kịp thời đề ra chủ trương và biện pháp chỉđạo phát huy sức mạnh tổng hợp đúng đắn, đủ sức đè bẹp quân thù giànhthắng lợi quyết định ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Pháp xâmlược Xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp đã trở thành một trong nhữngvấn đề cơ bản có tính qui luật giành thắng lợi của chiến tranh giải phóng dântộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Nhờ đó mà quân và dân ta đã tìm ra cáchđánh độc đáo là: “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” của nghệ thuật quân

sự và phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng Theo đó, kẻ thù không

Trang 3

chỉ đương đầu với ta trên mặt trân quân sự và quân đội chính qui mà còn bịtiến công từ nhiều phía của các mặt trận, các lực lượng đấu tranh trên nềntảng cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và được động viên, tổchức thích hợp nhằm tạo sức mạnh vượt trội giành chiến thắng.

Gần đây, qua một số cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, ta thấy cácthế lực gây chiến đã sử dụng những đòn “tiến công liên hợp” với kịch bảnxâm lược nhiều màn, mà theo đó tiến công quân sự chỉ là một trong nhữngbiện pháp để khuất phục đối phương Để đối phó, các đối tượng bị tấn côngmặc dù rất muốn phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện để chống lạinhưng không thành công Điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vềbản chất chế độ, truyền thống dân tộc, vai trò lịch sử của lực lượng lãnh đạo,điều hành chiến tranh…và không thể không kể đến khả năng huy động sứcmạnh mọi mặt của đất nước họ vào cuộc chiến tranh chống xâm lược thiếu kinhnghiệm Đối với chúng ta để đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược (nếu xảyra) tương tự như vậy thậm chí có tính chất, mức độ cao hơn thì tất yếu phải pháthuy cao độ sức mạnh tổng hợp của đất nước để đánh bại âm mưu và hành độnggây chiến của các thế lực thù địch Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu một cách

có hệ thống, tìm ra những bài học kinh nghiệm quí báu trong nghệ thuật lãnhđạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng ta trong lịch sử nói chung,cuộc tiến công chiến lược 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điên BiênPhủ nói riêng là hết sức quan trọng và có tính cấp thiết, góp phần tổng kết thựctiễn chiến tranh cách mạng, xác định phương hướng củng cố và xây dựng tiềmlực toàn diện của nền quốc phòng toàn dân, thế trận và lực lượng tiến hành chiến

tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ” làm luận văn tốt nghiệp

cao học ngành lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 4

Cho đến nay, chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuộc kháng chiến chốngPháp nói chung và cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiếndịch Điện Biên Phủ nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhàchính trị, quân sự và khoa học trong và ngoài nước, của cả các bên tham chiến.Trong đó đã tập trung đi sâu phân tích, lý giải nguyên nhân làm nên sức mạnhdẫn đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, sự thất bại của thực dân Pháp và canthiệp Mỹ Cụ thế là:

Nhóm thứ nhất là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội,

khi bàn về sức mạnh tổng hợp - nguyên nhân làm nên chiến thắng, đã cónhiều tác phẩm, bài viết quan trọng như: Trường Chinh, “Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả dân

tộc bị áp bức trên thế giới”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, 1984; Phạm Văn

Đồng, “Điện Biên Phủ một chiến thắng vượt qua không gian và thời

gian”,Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994; Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ

điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; Lê Quang Đạo,

“Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối đúng đắn của Đảng”,

Tạp chí Lịch sử Quân đội nhân dân, số 5, 1964; Hoàng Văn Thái, “Một số

suy nghĩ về những bài học lớn của Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân

1953 -1954”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 5, 1984; Lê Trọng Tấn, Chiến

cuộc Đông Xuân 1953- 1954, một bước phát triển sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1984; Hoàng Minh Thảo,

“Mấy vấn đề về chỉ đạo chiến lược và tác chiến chiến dịch trong cuộc tiếncông chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên

Phủ”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3, 1984 …Trên cơ sở khái quát ý nghĩa to

lớn, với tầm nhìn chiến lược, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quânđội đã khẳng định chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân

1953 – 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi của học thuyết

Trang 5

Mác- Lênin về chiến tranh và quân đội, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đồngthời trên cơ sở đường lối chính trị lãnh đạo nhân dân làm cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế vôsản của Đảng ta Đó là cơ sở đúng đắn để xác định mục đích, nhiệm vụ và phươngthức tiến hành của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sứcmình là chính; của chính sách vừa kháng chiến vừa kiến quốc; của khoa học nghệthuật quân sự phát huy sức mạnh tổng hợp Nó cho phép phát huy cao độ truyềnthống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ tự lực tự cường của dân tộc; khai thác, độngviên và tổ chức sức mạnh tiềm tàng mọi mặt của đất nước, của thế trận và lực lượngchiến tranh nhân dân; thực hiện phối hợp chiến đấu trên chiến trường cả nước và toànĐông Dương, đoàn kết quốc tế tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của cácnước xã hội chủ nghĩa anh em và cả loài người tiến bộ, làm cho cuộc kháng chiếncủa ta thống nhất được với thế tiến công của ba dòng thác cách mạng Đây thực sự làthắng lợi của đường lối bạo lực cách mạng tổng hợp của quần chúng, đấu tranh vũtrang ở một nước thuộc địa nhỏ yếu chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo củamột đảng Mác xít - Lênin nít chân chính Nhờ đó mà chúng ta đã quyết đánh vàquyết thắng, biết đánh và biết thắng, thực hiện toàn dân đánh giặc, chứ không chỉ có

bộ đội đánh giặc; đánh về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao…;với cách đánh thấm nhuần tư tưởng tiến công, luôn luôn chủ động và kiên quyết tiêudiệt địch, vừa đánh vừa bồi dưỡng, phát triển hậu phương và lực lượng của ta, bảođảm đủ sức đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, nhằm đạt tới thắng lợi cuối cùng Cụthể hơn các tác giả còn phân tích, đánh giá về nghệ thuật kết hợp chặt chẽ chiến tranh

du kích vùng sau lưng địch với phát triển chiến tranh chính qui trên phạm vi rộng lớn,kết hợp chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, hình thành từng khối chủ lực

cơ động mạnh để giáng những đòn quyết định; kết hợp tác chiến với địch vận, kếthợp tiền tuyến với hậu phương; về nghệ thuật tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp

Trang 6

của chiến tranh nhân dân để giành toàn thắng cho một cuộc tiến công chiến lược vàtrận quyết chiến chiến lược cuối cùng, đánh bại nỗ lực quân sự lớn nhất của địch; về

sự phối hợp chặt chẽ các hình thức, các bước tiến công trên các mặt trận, các lĩnh vựcđấu tranh Đó còn là nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy quyền chủđộng tiến công chiến lược, kiên quyết vượt mọi khó khăn triển khai liên tiếp các đòntiến công mạnh mẽ, toàn diện và đều khắp, đánh mạnh vào chỗ hiểm yếu của địch,phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù, buộc chúng phải hành động theo ý định của ta, huyđộng sự phối hợp đấu tranh cao ở trong nước và ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợicho việc tiến công tiêu diệt địch trên các chiến trường Khi địch bị đánh đòn quân sựnặng nề khó gượng dậy thì đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, đánhgục hẳn ý chí xâm lược của chúng, tiến lên giải quyết mục tiêu chính trị của chiếntranh… Trong quá trình luận giải đó, nhiều vấn đề xung quanh phát huy sức mạnhtổng hợp của chiến tranh cách mạng cũng đã được đề cập như: cơ sở hình thành, vaitrò các nhân tố làm nên sức mạnh tổng hợp, biện pháp thực hiện…Đáng chú ý lànhững quan niệm khái quát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về sức mạnh tổng hợp

Nhóm thứ hai là các công trình khoa học gián tiếp và trực tiếp nghiên cứu

về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủlần lượt được công bố, mà tiêu biểu là: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực

thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược - thắng

lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Bộ Quốc phòng, Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Lê Kim, Trận Điện Biên

Phủ nhìn từ hai phía, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1994; Ban nghiên cứu lịch sử

Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo ), tập

1(1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Đặng Nghiêm Vạn và Lâm Đình Xuân, Điện Biên Phủ trong lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979; Chiến thắng đường

19, An Khê, Đắckpơ, Liên khu 5 trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, Nxb

Trang 7

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004…Đây là những công trình nghiên cứu khoahọc công phu, các tác giả đã khái quát tiến trình và kết quả của Chiến cuộc ĐôngXuân 1953- 1954 trên nhiều phương diện Theo đó, đã phân tích, nhận định vàđánh giá về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và thực hành cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp ở giai đoạn kết thúc chiến tranh của Đảng, Nhà nước, cáclực lượng vũ trang và nhân dân ta và đã thống nhất khẳng định: ngọn nguồn sứcmạnh là bản chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ta tiến hành; là sự lãnhđạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng; là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Đảng, Nhà nước ta đã thành công trong việc khai thác mọi nhân tố làm nên sứcmạnh và kết hợp các nhân tố đó thành sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhândân giải phóng dân tộc, quốc phòng toàn dân bảo vệ thành quả cách mạng Dưới

sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh trên các mặt trận được triển khai một cáchtoàn diện và đồng bộ, trong đó lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu Nó được biểuhiện ở sự năng động, sáng tạo và cố gắng cao độ của các cấp bộ đảng, các cấpchính quyền dân chủ nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội trong Mặt trận dântộc thống nhất từ Trung ương tới địa phương; tinh thần quyết thắng, chiến đấu vàphối hợp chiến đấu với hiệu suất cao của các lực lượng vũ trang, của các tầnglớp nhân dân trên khắp các chiến trường, các hướng chiến lược trong phạm vitoàn quốc và toàn Đông Dương Trong một số công trình khoa học đã đề cập đếnnhững bài học thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc tiến côngchiến lược Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ: về nắm vững vàvận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện đúngđắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là đường lối chiến tranhcách mạng, chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân kiểu

cũ của đế quốc Pháp được Mỹ giúp sức; về động viên tổ chức lực lượng toàn dânđánh giặc có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, thực hiện vừa kháng chiến vừakiến quốc, vừa chiến đấu chống quân xâm lược vừa xây dựng chế độ dân chủ

Trang 8

nhân dân, càng đánh càng mạnh tiến lên giành toàn thắng; về phát huy sức mạnhcủa đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân,Quân đội nhân dân trung thành vô hạn với Tổ quốc, với sự lãnh đạo của Đảng vànhân dân; về nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn xuất phát từ thực tiễn; về dựavào sức mạnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của toàn dân và của cảnước; về xây dựng củng cố Đảng ngang tầm với đòi hỏi của cuộc kháng chiến ởgiai đoạn cuối…

Nhóm thứ ba, từ một số cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhất

là vào những dịp kỷ niệm, đã tập hợp được các bài viết, bài tham luận có giá

trị khoa học sâu sắc Tiêu biểu như: Bùi Đình Thanh, Chiến thắng Điện Biên

Phủ biểu tượng sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;Nguyễn Đình ước, “Chiến thắng Điện Biên Phủ- sự nỗ lực cao, toàn diện nhất

của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta”, tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5, 2003; Trịnh Vương Hồng, Một nét văn hoá qua chiến thắng Điện Biên Phủ,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Cao

Văn Lượng, Vấn đề xây dựng chế độ mới với chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;

Lê Đình Sỹ, chiến thắng Điện Biên Phủ trong tiến trình lịch sử quân sự dân

tộc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;

Nguyễn Văn Nhật, Điện Biên Phủ - thắng lợi của chính sách liên minh công

nông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Viện Lịch sử quân sự

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Nguyễn Tri Thư, Chiến

thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời

kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004…Nhìn chung các bài viết đó đã phân tíchsức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược Đông

Trang 9

Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ trên các góc độ khác nhau như:

sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố có ý nghĩa quyết định, mà trước hết là việc đánhgiá tình hình so sánh lực lượng; xác định phương hướng, phương châm chiếnlược, kế hoạch tác chiến ; vai trò, hoạt động của chế độ dân chủ nhân dân theohướng tiến lên chủ nghĩa xã hội: về chính trị mà trước hết là đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước; về kinh tế, văn hoá - giáo dục ; việc phát huytruyền thống văn hoá, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ ChíMinh; Mặt trận dân tộc thống nhất mà nòng cốt là liên minh công nông; vai tròcủa hậu phương khi thực hiện cải cách ruộng đất, của lực lượng vũ trang sauchỉnh huấn chỉnh quân; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,…

Với các chính khách, nhà quân sự và học giả tư sản, nhất là lực lượngtrực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương giai đoạn 1953 – 1954 Khi

bàn về nó, tiêu biểu có: Lanien, Tấn thảm kịch Đông Dương, Nxb Plông, Pa ri

1957, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Hăng ri Nava, Đông Dương hấp

hối, Nxb Plông, Pa ri 1956, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994; Giuyn Roa: Trận Điện Biên Phủ, Nxb Juliad, Pari, 1963, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,

Hà Nội, 1994 Với phương pháp tư duy quân sự tư sản, thực dụng, phiếndiện và bị chi phối bởi lập trường chính trị, các tác giả đã lý giải chưa thật sựđúng đắn về nguyên nhân bị thất bại trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -

1954, chiến dịch Điện Biên Phủ Theo họ, đó là do “những sự rắc rối quốc tế

” (ám chỉ sự lớn mạnh của phe XHCN, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc;của phong trào cách mạng thế giới đấu tranh cho các mục tiêu của thời đại, dưluận phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới); đường lối chính trị, quân sựthiếu nhất quán và sai lầm nên chưa nhận được sự cố gắng cao nhất trong chiphí chiến tranh và can thiệp vũ trang bằng vũ khí hiện đại, chưa được nghiêncứu đầy đủ về hình thái cuộc chiến và đối phương Thậm chí họ còn đổ lỗicho nhau giữa Mỹ và Pháp, giữa Lanien và Nava, giữa Nava và Cônhi….Tuy

Trang 10

vậy, họ cũng đã phần nào thấy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta dưới

sự lãnh đạo của Đảng, của chế độ dân chủ nhân dân, của thế trận chiến tranhnhân dân với lực lượng vũ trang nhiều thứ quân làm nòng cốt Chính Navacũng đã phải thừa nhận kế hoạch quân sự mang tên ông ta là nhằm phá thếtrận ấy để giành lại quyền chủ động chiến trường nhưng không được Họkhông thể hiểu được (hoặc cố tình không hiểu) cội nguồn của nó là mục đíchchính nghĩa của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện do toàn thể nhân dânViệt Nam tiến hành đã được phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng tanhằm giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội Để có cáinhìn toàn diện, tác giả coi đây là nguồn tài liệu tham khảo nhất định trong quátrình nghiên cứu

Với những công trình nghiên cứu trong nước, nhìn chung đều có giá trị khoahọc rất cao, nhưng do phạm vi, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là khẳng định vai tròlãnh đạo của Đảng nên việc đi sâu, làm sáng tỏ một cách cơ bản, hệ thống về quanđiểm, chủ trương, chính sách và phương thức phát huy sức mạnh tổng hợp trongcuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ vẫnchưa được đề cập toàn diện và đầy đủ Khi bàn về phát huy sức mạnh tổng hợp mớichỉ tập trung vào từng mặt, từng yếu tố cụ thể Nếu đề cập có tính khái quát thì lại đặttrong tiến trình và kết quả chung của cuộc kháng chiến chống Pháp, hoặc chỉ ở vấnđề: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiếndịch Điện Biên Phủ Tuy vậy, đó là nguồn tài liệu quí để tác giả kế thừa và phát triểntrong quá trình xây dựng đề tài luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

- Mục đích: Phân tích làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo và rút ra kinh

nghiệm Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc tiến côngchiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

- Nhiệm vụ :

Trang 11

+ Phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan phải phát huy sức mạnh tổnghợp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch ĐiệnBiên Phủ.

+ Phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và kết quả quátrình phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Rút ra những kinh nghiệm lịch sử và vận dụng vào thực tiễn xâydựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát huy sức mạnh

tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện BiênPhủ

Phạm vi: Quá trình Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị và thực hành

Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ ( từ tháng 9/

1953 đến tháng 5/1954)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên học thuyết Mác- Lê

nin về chiến tranh và quân đội; tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự; quan điểm,đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận Mác – lê nin,

kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic Ngoài ra còn sử dụngphương pháp khác như: thống kê, so sánh, đồng đại …

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ nguyên nhânthắng lợi của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, chiến dịch lịch sử ĐiệnBiên Phủ Khẳng định tính đúng đắn sáng tạo và bước đầu khái quát một số

Trang 12

kinh nghiệm của Đảng ta về phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranhgiải phóng dân tộc, và vận dụng vào xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàndân vững mạnh hiện nay Có thể làm tài liệu tham khảo, giảng dạy Lịch sửĐảng trong nhà trường Quân đội.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm: 2 chương, 4 tiết

Chương 1 YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954, CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

1.1 Yêu cầu khách quan về phát huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

1.1.1 Sức mạnh tổng hợp và yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh cách mạng

Sức mạnh tổng hợp là sự tổng hoà của các yếu tố làm nên sức mạnh,thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa chúng mà phát huy những mặt mạnh, thuậnlợi và hạn chế những mặt yếu, khó khăn của từng yếu tố và được thống nhất lạithành sức mạnh to lớn gấp bội Khi nhận định về nguyên nhân làm nên thắng lợicủa chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:

Nét đặc sắc lớn của sự chỉ đạo chiến lược của ta là đã biết tạo nênsức mạnh to lớn, do sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động tácchiến của các lực lượng vũ trang, với cuộc chiến đấu rộng khắp củanhân dân, giữa hoạt động của ba thứ quân, giữa các mặt trận saulưng địch với mặt trận chính diện, giữa chiến trường quan trọng trênphạm vi cả nước và trên phạm vi các chiến trường của toàn bán đảo

Trang 13

Đông Dương, sự phối hợp đó đã diễn ra giữa hoạt động quân sự vớiđấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao Chúng ta đã tạo nên một

sức mạnh to lớn của cả nước, một sức mạnh mà sau này về từ ngữ

đã được khái quát nên thành sức mạnh tổng hợp [23, tr 14]

Phát huy sức mạnh tổng hợp là hoạt động tìm ra phương thức, cơ chếtác động nhằm tạo ra động lực khơi dậy, huy động, khai thác và sử dụng cóhiệu quả các yếu tố tạo nên sức mạnh trong một thể thống nhất trên cơ sởnhững tiền đề, điều kiện và khả năng hiện thực theo một mục đích nhất định.Chiến tranh là hoạt động đấu tranh vũ trang của các bên tham chiến, vì vậyphát huy sức mạnh tổng hợp đồng thời còn là quá trình hạn chế và làm suyyếu sức mạnh mọi mặt của đối phương

Phát huy sức mạnh tổng hợp là khoa học tạo ra sức mạnh, khái niệm thuộcphạm trù phương pháp cách mạng, là một bộ phận quan trọng trong đường lốichiến tranh nhân dân của Đảng ta Do đó, nó mang các thuộc tính của phươngpháp cách mạng là: kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật, thểhiện quan điểm lịch sử cụ thể, có tính quần chúng và tính thực tiễn sâu sắc

Như vậy: Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh

nhân dân là quá trình đề ra chủ trương, tiến hành chỉ đạo việc động viên, tổ chức các lực lượng, kết hợp các hình thức đấu tranh một cách đồng bộ, thống nhất, có kế hoạch trên cơ sở các tiềm lực được liên tục củng cố và phát triển nhằm tạo ra sức mạnh mọi mặt của ta, làm hạn chế và suy yếu sức mạnh của địch để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, mục đích và nhiệm vụ tác chiến của chiến tranh.

Đường lối chiến tranh cách mạng vừa là cội nguồn, vừa là nhân tố có ýnghĩa quyết định nhất của sức mạnh tổng hợp Nó được xây dựng trên nềntảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, tư tưởng

Trang 14

quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước củadân tộc ta, đường lối chính trị của Đảng và từ thực tiễn chiến tranh.

Ph.Ăngghen, nhà lý luận quân sự thiên tài của giai cấp vô sản đã viết:

“Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình không được tự giới hạn tronghình thức của chiến tranh thông thường, khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cáchmạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi, đó là phương thức duy nhất, nhờ đó

mà một dân tộc có thể chiến thắng một dân tộc lớn, mà một quân đội ít mạnhhơn có thể đương đầu với quân đội mạnh hơn và có tổ chức tốt hơn”[1,

tranh quy ước chỉ bằng quân đội chính quy, của tư duy quân sự lấy lớn thắnglớn, hoặc lấy lớn thắng nhỏ Trong đấu tranh cách mạng, các dân tộc muốngiành thắng lợi phải và có thể dựa vào sức mạnh tổng hợp của phong tràocách mạng và chiến tranh cách mạng để tiến công địch trong lấy nhỏ thắnglớn, làm cho kẻ thù không chỉ đương đầu với lực lượng vũ trang mà còn với

toàn thể dân tộc đang khao khát độc lập tự do Đó là “phương thức duy nhất”

giành thắng lợi của các dân tộc nhỏ yếu khi phải chống chọi với quân đội nhànghề của các thế lực xâm lược có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hơn

Khi bàn về chiến tranh cách mạng, V.I Lênin chỉ ra: Chiến tranh là thửthách toàn diện giữa các bên tham chiến Bởi trong chiến tranh sự đối đầukhốc liệt giữa các bên tham chiến không chỉ về mặt quân sự, mà bao giờ cũngdiễn ra sự kết hợp đan xen giữa các mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao,kinh tế, văn hoá v.v Vì vậy, bên nào không nhận rõ điều đó sẽ bị hạn chế sứcmạnh và dẫn đến thất bại

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tổ tiên ta đã luôn biết đánhđịch bằng sức mạnh tổng hợp, kết hợp tiến công kẻ thù xâm lược toàn diệntrên tất cả các mặt trận Đời Lý (thế kỷ thứ XII) trong quá trình “tiên phát chếnhân”, phát động chiến tranh toàn dân, lập phòng tuyến đánh giặc ở sông Như

Trang 15

Nguyệt, thì cùng với các đòn đánh quân sự, quân và dân ta đã liên tục tuyêntruyền về mục đích chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ta tiến hành, và khithời cơ đến đã chủ động dùng biện pháp ngoại giao để giảng hoà cho QuáchQuỳ rút quân về nước Đến đời Trần (thế kỷ XIII) cùng với các hoạt độngquân sự, còn thực hiện “vườn không nhà trống”, khích lệ tinh thần “sát thát”,khí thế Hội nghị Diên Hồng Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế

kỷ XV) quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã chủ độngvừa tiến công quân sự, vừa bao vây chặn đường tiếp tế lương thực, tiếp việnlực lượng, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, thực hiện chiến thuật “tâmcông” và cuối cùng kết thúc chiến tranh bằng Hội thề Đông Quan để VươngThông, thay mặt vua Minh chấp nhận thất bại và ra lệnh rút quân Điều đócho thấy ông cha ta đã biết phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, thựchiện “dân chúng vũ trang và quân đội dân tộc”, phát huy sức mạnh tổng hợpcủa cả nước, sử dụng nhiều lực lượng cùng tham gia đấu tranh, kết hợp cácphương pháp vũ trang và phi vũ trang, nhờ đó đã đem lại thắng lợi cho dântộc ta trong công cuộc chống ngoại xâm

Trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cáchmạng, kế thừa tinh hoa truyền thống đánh giặc của dân tộc, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ rõ: “Trước kia chỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngàynay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng ” và

“Không dùng sức lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nàothắng lợi được”[32, tr 296 - 298]

Trong chiến tranh cách mạng, Đảng ta với quan điểm khoa học, biện chứnglà: không chỉ nhìn vào vật chất, chỉ nhìn vào hiện trạng, mà lại nhìn vào tương lai,tin chắc vào lực lượng tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc Đó làquan điểm sức mạnh tổng hợp được xem xét toàn diện cả về vật chất và tinh thần,

Trang 16

cả thế và lực, các mặt trận đấu tranh mà nhất là xu hướng vận động, chuyển hoácủa so sánh lực lượng trong tiến trình và kết cục chiến tranh

Xuất phát từ mục đích chính trị, quan điểm sức mạnh tổng hợp của chiếntranh cách mạng, Đảng ta đã xác định đường lối chiến tranh toàn dân, toàndiện Trong đó chiến tranh toàn dân vừa là vấn đề chiến lược, thể hiện bảnchất, vừa là phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh.Chiến tranh toàn diện là nhằm khai thác, động viên và phát huy mọi tiềmnăng, sức mạnh hiện thực của cả dân tộc, các lĩnh vực của đời sống xã hộinhư: chính trị, kinh tế, văn hoá vào cuộc chiến đấu

Từ lý luận và thực tiễn chiến tranh cách mạng, ta thấy: tất cả các mặttrận đấu tranh cơ bản đều có vị trí, tầm quan trọng và thế mạnh riêng, nhưngnếu chúng tách khỏi sự tác động, ảnh hưởng, chi phối, phụ thuộc, thẩm thấu

và chuyển hoá lẫn nhau thì cũng không thể phát huy được đầy đủ Vì vậy,bên cạnh việc khơi dậy, phát huy và sử dụng có hiệu quả sức mạnh của từngmặt trận là yêu cầu có tính tất yếu, thì trong quá trình ấy cũng đòi hỏi có sựphối hợp các lực lượng, kết hợp các hình thức đấu tranh theo một mục đích,

kế hoạch và sự điều hành chung thống nhất để tạo thành hợp lực

Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, ở từng mặt trận đấu tranh trong quá trìnhtạo ra sức mạnh cũng đều có nguyên tắc, trình tự vận động và phát triển cótính quy luật từ tiệm tiến tới nhảy vọt; từ bộ phận, cục bộ đến toàn bộ như:trong đấu tranh chính trị là đi từ mục tiêu kinh tế trước mắt tới mục tiêu chínhtrị, giành chính quyền; đấu tranh quân sự thì đi từ chiến tranh du kích lênchiến tranh chính quy và kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chínhquy, chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn và kết hợp nhịp nhàng quy môcác trận đánh, các chiến dịch; đấu tranh kinh tế thì kết hợp giữa phát triểnkinh tế của ta với phá hoại kinh tế của địch; lực lượng vũ trang phải được xâydựng trên cơ sở lực lượng chính trị và phát triển theo “hình tháp” từ dân quân

Trang 17

tự vệ, bộ đội địa phương tới bộ đội chủ lực Hơn nữa, trong chiến tranh, thìtiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực văn hoá-giáo dục-khoahọc kỹ thuật không trực tiếp trở thành sức mạnh quân sự của đất nước màphải thông qua tiềm lực quân sự Chẳng hạn: tiềm lực kinh tế muốn chuyểnthành tiềm lực quân sự và sức mạnh quân sự phải thông qua tiềm lực kinh tếquân sự Sự chuyển hoá ấy không hình thành tự phát mà phải thông qua chuẩn

bị và thực hành động viên cho chiến tranh Còn tiềm lực chính trị tinh thầnchỉ trở thành sức mạnh quân sự khi nó được thấm nhuần vào các lực lượng xãhội, các lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu Quá trìnhvận động, phát triển, chuyển hoá đó là một chuỗi những mâu thuẫn được giảiquyết Mâu thuẫn đó được nảy sinh ngay trong từng mặt trận và do tác động củamặt trận khác mang lại Vì vậy, muốn phát huy sức mạnh tổng hợp thì phải nắmvững những điểm mạnh, điểm yếu và xu thế vận động của từng mặt trận và vaitrò của nó với các mặt trận khác, với sức mạnh tổng thể nói chung, từ đó xácđịnh phương thức, cơ chế tác động phù hợp nhằm tạo ra động lực để vừa pháthuy đầy đủ sức mạnh của từng mặt trận, vừa không cản trở sự phát huy sứcmạnh của các mặt trận khác Không làm được điều đó thì không những khôngphát huy được mà thậm chí còn triệt tiêu, hạn chế sức mạnh tổng hợp Đó lànhững vấn đề cần phải quán triệt trong quá trình phát huy sức mạnh tổng hợp.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết địnhnhững hình thức đấu tranh cách mạng thính hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợpcác hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi chocách mạng

Phát huy sức mạnh tổng hợp đã trở thành một trong những thành công tolớn về khoa học và nghệ thuật tạo ra sức mạnh của Đảng ta trong quá trìnhlãnh đạo chiến tranh cách mạng Nó cần phải tiếp tục phát huy cao độ để đáp

Trang 18

ứng yêu cầu ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp- Cuộc tiếncông chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

1.1.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp là tất yếu khách quan

Sau thất bại trên tuyến phòng thủ Biên Giới (1950), Pháp mất quyền chủđộng trên chiến trường Đông Dương Trong khi ấy, để theo đuổi cuộc chiến,thực dân Pháp xin sự viện trợ của Mỹ, mặc dù chúng biết rất rõ dựa vào Mỹ,chúng sẽ ngày càng lệ thuộc và sẽ có nhiều “rắc rối” cho quân đội Pháp, thậmchí có thể đưa tới nguy cơ bị hất cẳng khỏi Đông Dương

Tuy có viện trợ của Mỹ, nhưng những bế tắc, mâu thuẫn về đường lốichính trị “độc lập trong khối liên hiệp Pháp”, khó khăn về kinh tế và xã hội ởngay nước Pháp đang ngày càng phát triển đồng hành với thất bại về quân sự,gánh nặng về chi phí chiến tranh Đông Dương ngày một tăng quá sức chịuđựng của ngân sách quân sự Pháp

Đế quốc Mỹ tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Pháp, viện trợ quân sựcủa Mỹ đã tăng từ 43% năm 1953 lên đến 73% năm 1954 trong toàn bộ ngânsách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương Nhờ vào đó Pháp tăng thêm chi phíquân sự và ra sức thực hiện Kế hoạch Nava

Trọng tâm của Kế hoạch Nava là tổ chức khối chủ lực tác chiến làm saocho tới năm 1954 có được 7 sư đoàn cơ động chiến lược, với 27 binh đoàn(gấp ba số hiện có) Kế hoạch Nava chủ yếu dựa vào viện trợ của Mỹ để rasức tập trung và tăng cường lực lượng, lần lượt mở những cuộc tiến côngchiến lược vào chiến trường miền Nam và miền Bắc Đông Dương nhằm đi tớimột thắng lợi quyết định về quân sự làm điều kiện để đàm phán kết thúc chiếntranh trên thế có lợi Với các bước cơ bản là:

- Bước thứ nhất: Trong Thu Đông năm 1953 và Xuân 1954, giữ vững thế

phòng ngự tích cực ở miền Bắc bằng cách co cụm kiểu “con nhím” với quân

số trên 6 tiểu đoàn, khiến Việt Minh không đủ sức đánh và dùng chiến thuật

Trang 19

“tấn công chớp nhoáng” để chủ động chống đỡ và phá những cuộc tiến côngcủa bộ đội chủ lực ta Đồng thời, ra sức mở rộng nguỵ quyền, nguỵ quân; tậptrung binh lực xây dựng một lực lượng cơ động mạnh (khoảng 100 tiểu đoàn).Sau khi bộ đội chủ lực của ta ở miền Bắc đã bị tiêu hao, giam chân thì địchchuyển quân vào Nam, mở cuộc tiến công chiến lược để đánh chiếm vùng tự

do Liên khu 5, bình định toàn bộ chiến trường miền Nam

- Bước thứ hai: Khi đã có ưu thế về lực lượng cơ động thì mùa thu năm

1954, chuyển toàn bộ lực lượng ra bắc vĩ tuyến 18 mở cuộc tiến công chiếnlược giành thắng lợi quyết định, tiêu diệt một bộ phận chủ lực của ta, chiếmThanh Hoá và Vinh nhằm tước đoạt những nguồn dự trữ cuối cùng về lúa gạo

và nhân lực của ta, gây sức ép buộc ta phải chấp nhận đàm phán theo nhữngđiều kiện có lợi của chúng, là thương lượng với những điều kiện thoả đáng vềmột nước Việt Nam vẫn do Bảo Đại đứng đầu, Việt minh giỏi lắm cũng chỉ

có vài ghế trong chính phủ mới, khi lực lượng nguỵ đủ sức đương đầu có thểtuần tự rút quân viễn chinh mà vẫn duy trì những vị trí cần thiết không nhữngtrong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị và quân sự Nếu các cuộcthương lượng không thành hoặc không đạt kết quả, có thể tiến hành nhữngcuộc tiến công ở cửa ngõ châu thổ sông Hồng, tiêu diệt bộ đội chủ lực hoặcđẩy lên vùng rừng núi thượng du, loại Việt Minh ra khỏi cuộc chiến

Nội dung của Kế hoạch Nava căn bản giống như kế hoạch của Đờlát Đờtátxinhi trước đây, nhưng khác là có quy mô và thủ đoạn thâm độc hơn Đó

-là, ở chính diện địch lợi dụng thế phát triển không đều của ta giữa các chiếntrường Việt, Miên, Lào; Bắc, Trung, Nam để dồn lực lượng ra Bắc Bộ Ở cácchiến trường khác, địch tăng cường lực lượng bằng mọi cách: viện binh từPháp sang, đưa quân từ Triều Tiên về, mà quan trọng nhất là mở rộng nguỵquân.Trong việc xây dựng nguỵ quân, chúng đặc biệt chú trọng đến nhữngtiểu đoàn biệt kích và các đội hương, tổng dũng, chuyển lực lượng vũ trangphản động của các giáo phái Cao đài, Hoà hảo, Thiên chúa thành quân chính

Trang 20

qui Dựa trên chiêu bài “hoàn toàn độc lập”, “quân đội quốc gia” giả hiệu đểcác nước liên kết (chính quyền tay sai Bảo Đại) thực sự “bước vào vòngchiến” và “định nghĩa rõ mục đích chiến đấu”, coi đó là “yếu tố chính trị” đểthực thi Kế hoạch Nava, bên cạnh các điều kiện về ngân sách, phương tiện vậtchất Về chính trị, chúng tăng cường việc tuyên truyền lừa gạt, đề cao chínhquyền bù nhìn, nguỵ quân; dựa vào bọn địa chủ phản động và bọn tư sản mạibản, các đảng phái phản động; lợi dụng tôn giáo để lôi kéo và lung lạc những

bộ phận lạc hậu trong nhân dân, chia rẽ mặt trận dân tộc thống nhất của ta

Từ đó địch ráo riết bình định chiến trường địch hậu, không những địchhậu Bắc Bộ mà cả Trung Bộ và Nam Bộ và các chiến trường Lào, Miên Khibình định có vận dụng những kinh nghiệm của thực dân Anh ở Mã lai, đếquốc Mỹ ở Triều Tiên và đã được thử nghiệm tại Campuchia, thay nhiều đồnnhỏ bằng một cứ điểm lớn có khả năng càn quét chung quanh, thay đổi thủđoạn càn quét trong đó kết hợp càn quét lớn với càn quét vừa và nhỏ mà phổbiến là càn quét nhỏ, càn quét ngắn ngày kết hợp với dài ngày, kết hợp cànquét với bao vây chia cắt, có trọng điểm Cùng với những cuộc càn nhỏ vàliên tiếp, địch còn ra sức thực hiện chương trình dồn dân, dồn làng tàn khốc.Cùng với chương trình bắt lính, mở rộng nguỵ quân và bình định vùng tạmchiếm, địch còn thay đổi tổ chức bộ máy thống trị ở Đông Dương kể cả rất nhiềunhân sự chính quyền Theo đó, ở Đông Dương thì có một tổng cao uỷ và ba cao

uỷ ở Việt, Miên, Lào thay cho một cao uỷ Đông Dương và 5 uỷ viên cộng hoà ởTrung - Nam - Bắc Bộ, Lào và Miên nhằm tạo ra sự tập trung thống nhất quyềnthống trị và điều hành cuộc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương Về bình định,ngoài sự nhận chỉ đạo của chỉ huy quân sự Mỹ, chúng còn tập trung những chỉhuy có kinh nghiệm như Gam biez ( ở Phát Diệm ), Cônhi ( ở Tả Ngạn ) Đốivới vùng tự do hậu phương của ta, địch tăng cường sử dụng hoạt động gián điệp,thả thổ phỉ và tổ chức thổ phỉ, oanh tạc ngày càng dữ dội các đường giao thông

Trang 21

quan trọng, các tuyến cung cấp Hoạt động gián điệp của địch lợi hại hơn khichúng còn cấu kết với bọn địa chủ phản động Chúng lợi dụng những sơ hở của

ta để tập kích ra vùng tự do, phá kho tàng, phá công việc chuẩn bị các chiếndịch, tăng cường những cuộc hành quân thăm dò và chiếm giữ những vùng cólợi cho địch trong việc bảo vệ vùng tạm chiếm

Kế hoạch Nava tuy được ra đời trong thế bị động, đối phó nhưng là sự nỗlực cao nhất của Chính phủ Pháp và sự viện trợ của Mỹ Với số quân đôngnhất, khối cơ động chiến lược mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiềunhất, địch quyết tâm “chuyển bại thành thắng” và “nó cho phép hi vọng về đủmọi điều” Điều đó đã phán ánh tính chất quyết liệt, toàn diện trong chốngphá ta, nhằm hạn chế sức mạnh của chiến tranh nhân dân, cố gắng thoát khỏimâu thuẫn chí tử giữa tiến công và bình định; tăng cường các thủ đoạn pháhoại kinh tế, thủ đoạn chính trị lừa bịp để thực hiện âm mưu: “lấy người Việttrị người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; mở rộng chiến tranh ở Việt

- Miên - Lào; tìm kiếm các giải pháp có lợi để thoát khỏi cuộc chiến

Âm mưu thủ đoạn trên của địch đã gây cho ta rất nhiều khó khăn nhất là

ở vùng sau lưng địch Trên chiến trường chính Bắc Bộ, địch đang chiếm ưuthế về binh lực, hoả lực và khả năng cơ động Chúng ta khó thu hút đượcnhiều địch vào việc chiếm đóng nên chúng vẫn tập trung lực lượng cơ động,thực hiện co cụm để đối phó Các lực lượng vũ trang Lào, Campuchia chưagây được áp lực lớn để buộc địch phân tán lực lượng cơ động, gây bất lợi chochúng về chiến lược

Vì vậy, để khắc phục khó khăn, đập tan âm mưu thủ đoạn và hành động mởrộng chiến tranh của kẻ thù, giành chiến thắng trước cố gắng cao nhất của thựcdân Pháp và can thiệp Mỹ, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợpcủa chiến tranh nhân dân trên tất cả các mặt trận nhằm huy động mọi tiềm năngsức mạnh của cả dân tộc, của các lực lượng nhằm tạo ra thế và lực áp đảo, thực

Trang 22

hiện thắng lợi cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịchĐiện Biên Phủ, làm phá sản Kế hoạch Nava và dồn chúng vào chỗ buộc phảichấp nhận thất bại, chấm dứt chiến tranh, đàm phán theo những điều kiện của ta.Tiến công chiến lược là nhằm vào các mục tiêu có ảnh hưởng đến toàn cụccuộc chiến, nhằm tiêu diệt các lực lượng nòng cốt của đối phương trên cáchướng, các địa bàn với quy mô và phạm vi rộng lớn trong một chiến trườngthống nhất Trong các cuộc tiến công chiến lược thường có các trận quyết chiếnchiến lược, với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 trận quyếtchiến chiếm lược là chiến dịch Điện Biên Phủ Quyết chiến chiến lược là mộthiện tượng tất yếu của chiến tranh trong quá trình chuyển biến, nhưng nó chỉ xảy

ra khi so sánh lực lượng giữa các bên tham chiến đạt đến mức độ mà nếu xảy ratác chiến thì sẽ tạo ra bước ngoặt quyết định, đưa đến những bước phát triểnnhảy vọt, làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, tạo ưu thế vượt trội tiến lêngiành những thắng lợi mới và thường là kết thúc chiến tranh Với ý nghĩa quyếtđịnh của nó, quyết chiến chiến lược là cuộc đấu tranh một mất một còn trênchiến trường, là sự thử thách lớn lao nhất về mọi mặt khi các bên tham chiến tìmmọi cách hạ bằng được đối phương giành phần thắng cho mình Tiến công chiếnlược với các trận quyết chiến chiến lược bao giờ cũng thu hút sự tham gia củalực lượng tinh nhuệ, quan trọng nhất; điểm hội tụ của tâm sức và mọi tình huốngchủ yếu của chiến tranh, đồng thời tạo lên ảnh hưởng cô đọng nhất, tác độngmạnh mẽ nhất tới toàn bộ cuộc chiến Chính vì vậy, nó quy định tính chất gay

go, quyết liệt, khắc nghiệt của các cuộc tiến công chiến lược, những trận quyếtchiến Từ đó, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịchĐiện Biên Phủ đã đặt ra yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phảidốc toàn lực để giành phần thắng trên cơ sở những tiền đề và khả năng hiện thực

mà thắng lợi mọi mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp đang tạo ra

Trang 23

Trải qua tám năm kháng chiến, lực lượng vũ trang nhân dân của ta đãlớn mạnh cả về số lượng và chất lượng Mạng lưới dân quân du kích pháttriển rộng rãi khắp các địa phương trong cả nước Bộ đội địa phương cơ bảnđảm nhiệm được nhiệm vụ tác chiến ở địa bàn, cùng với dân quân du kích tiêudiệt, tiêu hao, kiềm chế và giam chân những lực lượng lớn, tinh nhuệ của địch

và từng bước làm thất bại chính sách càn quét, bắt người, cướp của, dồn dâncủa địch Bộ đội chủ lực lớn mạnh nhanh chóng, đến cuối năm 1952 ta đã có

6 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh - pháo binh Vừa chiến đấu,vừa xây dựng, các lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta đã liên tiếp giànhnhững thắng lợi lớn trong chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, giáng trả mũi tiếncông vu hồi chiến lược của địch ở Phú Thọ (cuộc hành quân Lô - ren) và tíchcực phá hoại hậu phương của địch ở đồng bằng Bắc Bộ Qua chiến đấu, bộđội ta ngày càng trưởng thành về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch,nhất là tổ chức chiến dịch lớn dài ngày ở chiến trường rừng núi, xa căn cứ hậuphương Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá:

Sau những lớp chỉnh huấn, Quân đội ta đã tiến bộ khá Điều đó tỏ

rõ trong những thắng lợi vừa qua Quân đội ta tiến bộ nhiều về tinhthần, về chiến thuật cũng như về kỹ thuật Họ đã vượt nhiều khókhăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ Du kích, vận động, côngkiên, bộ đội ta đều đánh khá Ở đồng bằng, trung du, miền núi họđều đánh được Cán bộ cũng như chiến sĩ đều tiến bộ; chiến sĩ tintưởng vào cán bộ; toàn thể quân đội tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ [16, tr 20]

Trong cả nước, từ năm 1952 Đảng và Chính phủ phát động cuộc vận độngtăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhất là sản xuất lương thực Một số ngànhcông nghiệp quốc phòng vẫn giữ vững và đẩy mạnh tốc độ sản xuất Năm 1953,chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng căn cứ

Trang 24

du kích đạt 2.757.000 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu, ta sản xuất được 3552tấn vũ khí đạn dược; kế hoạch sản xuất thuốc men, quân trang quân dụng đượcbảo đảm Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Đảng và Chính phủ còn chấn chỉnh chế

độ thuế khoá, tài chinh, xây dựng các ngành thương nghiệp, ngân hàng Nhờ đó,Nhà nước đã căn bản thăng bằng được thu - chi, ổn định vật giá

Từ năm 1947 đến năm 1953 Đảng ta đã lãnh đạo nông dân đấu tranhgiảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, Việt gian đem chia chonông dân không có, hoặc thiếu ruộng, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, chia lạiruộng đất cho công bằng, hợp lý Đến năm 1953 tính từ Liên khu IV trở ra, ta

đã tạm cấp cho nông dân 189.434 ha ruộng đất, quá nửa diện tích do địa chủchiếm hữu đã chia cho nông dân, thực hiện từng bước khẩu hiệu “Người cày

có ruộng”, tạo điều kiện thực hiện chính sách ruộng đất ở mức độ cao hơn.Tháng 2 năm 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, đó

là đại hội “Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng ĐảngLao động Việt Nam” Đường lối đúng đắn của Đại hội đã thổi một luồng sinhkhí mới vào cuộc kháng chiến, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho sựtoàn thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn cuối Thành tíchchiến đấu và xây dựng trong các năm 1951, 1952, Xuân - Hè 1953 của quân vàdân ta, nhất là kết quả của việc thực hiện 3 nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội Đảng II là: Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta và phá tan kếhoạch bình định của giặc đã tạo ra thế và lực mới, bảo đảm cho quân và dân tavững bước tiến vào Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 giành thắng lợi to lớn

Từ năm 1952 cuộc vận động chỉnh huấn theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ IIIcủa Trung ương Đảng đã được tiến hành trong toàn Đảng, toàn dân và trong cácđơn vị quân đội Qua chỉnh huấn đã củng cố niềm tin vào đường lối cách mạng,đường lối kháng chiến, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì thắng lợi cách mạng.Tiềm lực chính trị - tinh thần, ưu thế tuyệt đối của ta được củng cố vững chắc, sức

Trang 25

mạnh ấy càng được nhân lên bởi lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ mới do thành tựucủa công cuộc giáo dục - văn hoá tư tưởng trong kháng chiến mang lại

Tháng 3/1951 Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt đã họp và lấytên chung là Mặt trận Liên Việt, tạo nền tảng xây dựng và củng cố chínhquyền dân chủ nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất Chính tướng Nava, mộtngười được coi là có nhãn quan chính trị trong giới quân sự Pháp cũng phảithừa nhận: “Về mặt chính trị Việt Minh là một nhà nước thực sư., có guồngmáy hành chính trực tiếp trải dài hơn phần nửa lãnh thổ Hơn thế nữa, ngaytrong những vùng do chúng ta kiểm soát, Việt Minh cũng có một bộ máyhành chính bí mật, làm thất bại quyền lực của chúng ta và tạo cho Việt Minhthu được nhiều nguồn của cải rất quan trọng” [26, tr.19]

Thực hiện chủ trương Đại hội II của Đảng, thành lập các đảng cáchmạng riêng của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương, thúc đẩy quan hệ đoànkết liên minh, ngày 13/1/1951 Hội nghị Nhân dân ba nước Đông Dương ratuyên bố thành lập khối liên minh chiến đấu Việt Nam, Lào, Campuchia dựatrên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau Sau chiếnthắng Tây Bắc 1952, Việt Nam có thêm điều kiện để phối hợp tốt hơn với Chínhphủ và quân đội kháng chiến Lào Tháng 4/1953, Liên quân Việt - Lào cùng phốihợp trong chiến dịch Thượng Lào (Sầm Nưa) giành thắng lợi lớn Căn cứ khángchiến Thượng Lào được mở rộng và nối liền với vùng Tây Bắc của Việt Nam, tạothế uy hiếp mới đối với giặc Pháp Vùng tự do Liên khu 5 tiếp tục được củng cố

và đã trở nên một căn cứ uy hiếp Tây Nguyên, có thể phát triển lên Hạ Lào vàĐông Cămpuchia, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của ta liên lạc, phối hợpchiến đấu, mở rộng địa bàn hoạt động với các lực lượng vũ trang của bạn

Với cách mạng Trung Quốc, từ mùa hè năm 1949 đến đầu năm 1950, bộ đội ta

đã nêu tấm gương sáng về tinh thần quốc tế khi giúp bạn xây dựng khu giải phóng ởUng, Khiêm, Liêm (chủ yếu là vùng Thập Vạn Đại Sơn) chuẩn bị điều kiện choQuân giải phóng Trung Quốc vượt Trường Giang giải phóng Hoa Nam, sau đó còn

Trang 26

phối hợp truy quét tàn quân Quốc dân đảng Từ sau chiến thắng Biên Giới năm 1950,

ta và Trung Quốc lập cơ quan sứ quán, thành lập Hội hữu nghị Việt - Trung, bạnnhận giúp đỡ về vật tư, khí tài, vũ khí, thành lập cơ sở đào tạo cán bộ ở Nam Ninh và

ký hiệp định mậu dịch giữa hai nước, cử chuyên gia cố vấn quân sự, chính trị giúp đỡ

ta

Tháng 5/1952 ta và Liên Xô lập cơ quan sứ quán, Liên Xô tích cực ủng

hộ, đề cao cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, phê phán âm mưu canthiệp, mở rộng chiến tranh của Mỹ, Pháp ở Đông Dương, phủ quyết đề nghịcủa chính quyền Bảo Đại xin gia nhập Liên Hiệp Quốc Liên Xô coi Chính phủViệt Nam Dân chủ cộng hoà là đại diện duy nhất cho ý chí của toàn thể dân tộcViệt Nam đòi độc lập, tự do, đấu tranh để thoát khỏi ách thống trị của nướcngoài Thái độ đó của Liên Xô đã có tác động to lớn đối với dư luận quốc tếtrong đó có nhân dân Pháp, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh ủng hộ ViệtNam, phản đối chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Đương vốn đã có từ trước,nay lại càng lan rộng ngay cả trong chính giới Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho

ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lựclượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đồng thời vạch trần bản chất chiến tranhphi nghĩa do Pháp, Mỹ tiến hành và cô lập chúng trên trường quốc tế

Trên chiến trường, chiến thắng Tây Bắc của ta đã đẩy địch vào thế bi động,thế thua Đối với các nhà chỉ huy quân đội xâm lược Pháp ở Đông Dương thì:

“Tiếng súng Tây Bắc báo hiệu một mùa đông lo ngại nữa cho Pháp, mùa đông thứtám của cuộc chiến tranh ngày càng gợi ra những hình ảnh lo âu thất vọng” [6,tr.233] Tiếp sau đó là thắng lợi của chiến dịch Thượng Lào, với cục diện chiếntranh đang nghiêng về hướng có lợi hơn cho quân và dân ba nước Đông Dươnglại càng làm tăng thêm mối hoài nghi, trễ nải trong giới quân sự Pháp Trải quagần chín năm tiến hành chiến tranh xâm lược phi nghĩa, nước Pháp lại chuốc lấynhững thất bại nặng nề to lớn hơn, nội bộ cầm quyền phân hoá thêm gay gắt, nhân

Trang 27

dân trong nước phản đối mạnh mẽ Tình hình đó mở ra con đường kết thúc chiếntranh bằng đàm phán ngoại giao trên thế có lợi cho nhân dân ta

Có thể khẳng định, càng gần cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, thựclực mọi mặt của ta trên cơ sở được xây dựng, bồi dưỡng tích cực và lâu dàitrong những năm kháng chiến đã trở nên vững mạnh hơn bao giờ hết Nó đãtạo ra khả năng hiện thực để huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp với yêucầu to lớn hơn Nhờ đó quân và dân ta đã tận dụng được thời cơ lịch sử, vượtqua muôn vàn khó khăn, thử thách hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chuẩn bị vàthực hành cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, trận quyết chiếnchiến lược Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh

Trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết chiến tranh và quân đội củachủ nghĩa Mác- Lênin; kế thừa tinh hoa truyền thống cả nước đánh giặc giữ nướccủa dân tộc; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự, đường lối cáchmạng, đường lối kháng chiến; nắm vững những vấn đề then chốt về phương phápphát huy sức mạnh tổng hợp; đánh giá đúng đắn tiềm năng, thực lực sức mạnh vềmọi mặt của ta và của địch trong thực tiễn cuộc kháng chiến ở giai đoạn cuối Đó

là những yếu tố cơ bản hợp thành tiền đề, cơ sở khách quan cho Đảng ta vạch rachủ trương phát huy mạng mẽ sức mạnh tổng hợp trong cuộc tiến công chiến lượcĐông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

1.2 Chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

1.2.1 Tiến hành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở củng cố và phát huy sức mạnh của hậu phương chiến tranh

Từ đầu năm 1953, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương IV (khóa II) đãkiểm điểm lại việc thi hành chính sách ruộng đất và quyết định phải thực hiệntriệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến, bước cuối củacuộc cách mạng phản phong Trong Báo cáo Chính trị tại hội nghị, Hồ Chủ

Trang 28

tịch đã vạch rõ: “…Nhằm kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dânthật thà thực hiện thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trịcủa nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” [16, tr 24), tới Hội nghị BanChấp hành Trung ương V (Khóa II), Hồ Chủ tịch tiếp tục khẳng định: “Đểphá tan âm mưu của địch, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh kháng chiến, để đẩymạnh kháng chiến, chúng ta phải thực hiện cải cách ruộng đất” [16, tr.374] Chủ trương cải cách ruộng đất trong kháng chiến của Đảng là hoàntoàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cả nước,trước hết là nông dân; đáp ứng được yêu cầu bức bách của cuộc kháng chiến,trực tiếp củng cố và phát triển hậu phương - nhân tố quyết định thường xuyêncủa chiến tranh trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế - tài chính, văn hóa -

xã hội, quân sự Đồng thời, cải cách ruộng đất còn là cơ hội tốt cho vậnđộng ngụy binh, vì đại đa số ngụy binh cũng ở nông dân mà ra; là dịp để cácthân sĩ địa chủ yêu nước tiến bộ chứng minh thái độ của mình với Tổ quốc,với nhân dân; bọn Việt gian phản động, cường hào gian ác bị thanh trừ, khoétsâu thêm điểm yếu về chính trị - tinh thần của địch do mất cơ sở kinh tế- xãhội ở nông thôn là địa chủ phong kiến phản động

Tuy nhiên, khi chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất thì sẽ gặp không ítkhó khăn, những tác động tiêu cực đòi hỏi phải tập trung lực lượng, chínhsách để giải quyết: giai cấp địa chủ phong kiến với thế lực kinh tế và chính trịcủa mình nhất định sẽ phản ứng mạnh, càng câu kết chặt chẽ với đế quốcchống lại kháng chiến, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại Mặttrận dân tộc thống nhất Trong khi đó, thực dân Pháp lợi dụng tình hình ấy màtăng cường lôi kéo các lực lượng phản động, tiếp tay cho chúng đánh ra vùng

tự do để phá rối hậu phương cơ bản của ta Mặt khác, cải cách ruộng đấtkhông chỉ thuần tuý là giải quyết vấn đề ruộng đất, mà còn liên quan tới mộtloạt vấn đề phức tạp khác về sức kéo, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa,xoá nợ, tô trâu, tô muối… của địa chủ phong kiến Hơn nữa, ngay ruộng đất

Trang 29

cũng có nhiều hạng, nhiều loại như: Đất của đế quốc, của phong kiến, đất công,đất nửa công nửa tư, đất vắng chủ, ruộng đất hoang, của ngoại kiều…và thườngxuyên chuyển dịch mỗi khi tình hình biến đổi lớn, thậm chí có cả đất của địa chủphong kiến phân tán để chống lại chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ.Ruộng đất còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, là bất động sản của các ngành công -thương nghiệp Vấn đề ruộng đất còn liên quan đến tình hình phát triển khôngđều giữa các vùng tự do, vùng căn cứ du kích và du kích, vùng tạm bị chiếm.Trong khi đó, chúng ta lại đang phải tập trung mọi nỗ lực về nhân lực, vật lựccho đẩy mạnh kháng chiến, nhất là lực lượng cán bộ của Đảng Do đó để tiếnhành cải cách ruộng đất đến thắng lợi, phát huy được vai trò to lớn của nó đốivới củng cố, phát triển hậu phương, chi viện cho tiền tuyến mà vẫn không bị rốiloạn; sự lãnh đạo của Đảng; sự điều hành của chính quyền dân chủ nhân dân vànhiệm vụ của các lực lượng vũ trang không bị phân tán, xao nhãng với nhiệm vụkháng chiến thì đòi hỏi chúng ta phải có một phương thức tiến hành phù hợp.

Đảng ta cho rằng: Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp rấtquyết liệt, gay go, một cuộc cách mạng ở nông thôn chống lại cả một chế độ đã

có từ hàng ngàn năm, có quan hệ đến hàng chục triệu người, nó vừa là cuộc đấutranh kinh tế, vừa là cuộc đấu tranh chính trị Vì vậy, muốn thực hiện cải cáchruộng đất thành công phải tuyên truyền giáo dục, phát động quần chúng làm cho

họ tự giác, tự nguyện vùng dậy đấu tranh Do đó, phương châm và phương phápcủa ta trong cải cách ruộng đất là: “Phóng tay phát động quần chúng nhân dân,

tổ chức giáo dục và lãnh đạo quần chúng nông dân đấu tranh, thực hiện cải cáchruộng đất có kế hoạch, làm từng bước có trật tự, có lãnh đạo chặt chẽ Phải dựahẳn vào quần chúng nông dân, đi đúng đường lối quần chúng, tuyệt đối chớdùng cách ép buộc, mệnh lệnh, bao biện, làm thay” [16, tr.378] Trong phát độngquần chúng thực hiện cải cách ruộng đất, phải theo đúng đường lối chung củaĐảng ở nông thôn là: “Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trungnông, liên hợp với phú nông, tiêu diệt chế độ phong kiến từng bước và có phânbiệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [16, tr 400]

Trang 30

Giai cấp địa chủ phong kiến là đối tượng đấu tranh trong cải cách ruộngđất, nhưng do yêu cầu củng cố, phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, lợi chokháng chiến, lợi cho sản xuất thì chính sách cải cách ruộng đất của ta phải dựatrên nguyên tắc có phân biệt nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của địa chủkháng chiến, nhân sĩ dân chủ, và không để cho đế quốc lợi dụng, câu kết chốngphá Chính sách có phân biệt được thực hiện tập trung trong các biện pháp: ápdụng tịch thu, trưng thu, trưng mua với các mức độ khác nhau cho từng hạng địachủ, từng loại đất, mà không dùng chính sách tịch thu hay trưng mua cả loạt theodiện tích ruộng đất; không đụng đến tài sản công - thương nghiệp và đất đai trựctiếp dùng vào việc kinh doanh công - thương nghiệp.

Chính sách của ta là đánh vào giai cấp địa chủ phong kiến và xóa bỏ chế độphong kiến chiếm hữu ruộng đất Vì vậy, chủ trương của ta là đoàn kết với trungnông, liên hiệp về chính trị và bảo tồn kinh tế của phú nông Qua đó đưa phúnông, trung nông vào hàng ngũ chống đế quốc, phong kiến; bần cố nông không bị

cô lập, tận dụng mặt có lợi của phú nông cho sản xuất tạo sự yên tâm cho ngườinông dân lao động, khuyến khích chăm lo sản xuất mà không sợ có “máu mặt”

Sự phân biệt trong chính sách cải cách ruộng đất còn được thể hiệntrong giải quyết các vấn đề về chia ruộng đất theo phương châm: ruộng đất donông dân cày cấy, chủ yếu để chia cho nông dân, cần ưu đãi những người cócông với cách mạng, chiếu cố những người tham gia và phục vụ kháng chiến,chiếu cố các tôn giáo, tín ngưỡng một cách đúng mức, bảo tồn công trình vănhóa, công trình công cộng Ngoài ra, còn cần có chính sách ruộng đất để lôikéo ngụy binh, tạo điều kiện cho địa chủ và gia đình họ tự làm ăn sinh sống

và cải tạo bằng lao động, nhưng đồng thời phải trừng phạt bọn Việt gian, phảnđộng, cường hào gian ác, bao gồm cả bọn địa chủ và tay sai ra sức phá hoạicuộc vận động cải cách ruộng đất

Phóng tay phát động quần chúng không có nghĩa là tùy tiện mà phảitheo kế hoạch của Trung ương, làm theo “vết dầu loang” Ngay ở vùng tự docũng có nơi làm trước, có nơi theo kế hoạch chung Nơi nào có đủ ba điều

Trang 31

kiện (chủ yếu là vùng tự do) là: Tình hình chính trị và quân sự ổn định; đa sốquần chúng thật sự yêu cầu; có đủ cán bộ để lãnh đạo cuộc phát động quầnchúng thì tiến hành phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.

Để cải cách ruộng đất thắng lợi, phải củng cố và tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng thông qua việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động chỉnh huấn,

chỉnh Đảng mà trọng tâm là chỉnh đốn chi bộ, nhằm củng cố và nâng cao lập

trường công nông, làm cho tổ chức được trong sạch, tăng cường mối quan hệgiữa Đảng và quần chúng; gắn chỉnh huấn, chỉnh đảng với phát động quầnchúng, chuẩn bị và rèn luyện cán bộ đối với nhiệm vụ cải cách ruộng đất;chống các tư tưởng hữu khuynh và tả khuynh như: theo đuôi quần chúng, chủquan nóng vội, dùng nhục hình, đốt hoặc phá hoại những ấn phẩm, công trìnhvăn hóa, Thành lập ủy ban cải cách ruộng đất ở mỗi cấp từ trung ương tớitỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong quá trình phát động quần chúng cần sửdụng và phát huy vũ khí sắc bén là Nhà nước dân chủ nhân dân, các lực lượng

vũ trang, các đoàn thể quần chúng (nhất là Nông hội) trong ổn định đời sống

và quan hệ ruộng đất mới; tổ chức giúp đỡ nông dân đẩy mạnh sản xuất, pháttriển nền kinh tế dân chủ nhân dân; trấn áp sự phản kháng của bọn địa chủphản động, làm hậu thuẫn cho nông dân đấu tranh nhưng không được saonhãng nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh kháng chiến và các công tác khác

Như vậy, chủ trương của Đảng ta về cải cách ruộng đất gồm tổng thể cácbiện pháp, hình thức được đưa ra nhằm hạn chế những mặt tiêu cực, những ràocản, đồng thời phát huy những mặt tích cực để tạo ra động lực thúc đẩy cuộc vậnđộng cải cách ruộng đất thắng lợi và phát huy vai trò to lớn của nó trong củng

cố, phát triển mọi mặt nông thôn, làm cho nông thôn ngày càng trở thành trụ cộtvững chắc của kháng chiến, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc tiếncông chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ

Trang 32

1.2.2 Phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, tập trung củng cố và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh toàn diện để tăng cường sức mạnh kháng chiến

Nghệ thuật quân sự Việt Nam truyền thống cũng như hiện đại là “lấynhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” bằng cách chủ động tiến công vào nơi sơ

hở, hiểm yếu, và duy trì ưu thế trên chiến trường do ta lựa chọn Muốn vậy,phải dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân với lực lượng vũ trang ba thứ quânlàm nòng cốt để kết hợp lực lượng “cả nước đánh giặc” với bộ đội chính qui,kết hợp các hình thức tác chiến và qui mô các trận đánh trên chiến trường

Chuẩn bị bước vào Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, trên cơ sởnhận định: lực lượng của ta phát triển không đều, chủ lực ở Bắc Bộ mạnhhơn chủ lực địa phương và dân quân du kích ở Trung Bộ, Nam Bộ nên địch

có thể tập trung phần lớn lực lượng quân sự ở Đông Dương (khoảng 2/3quân số) ở Bắc Bộ để đối phó với ta Trong khi các chiến trường Trung,Nam, Lào và Miên địch sơ hở nhiều Do đó phương hướng chiến lược của

ta được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II) đề

ra là: “a) Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêudiệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do ”[16, tr.21] và “Nhằm vào phíaNam mà phát triển, tìm chỗ địch yếu mà đánh, bắt địch phải phân tán lựclượng để ứng phó với ta Do đó, tạo dần điều kiện tiến tới giải phóng đồngbằng Bắc Bộ” [16, tr.58], Trên cơ sở đó, Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 9-1953) đã xác định chủ trương tác chiến trong Đông Xuân 1953- 1954 là:

Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch

có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh

du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự

Trang 33

chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ

Về phương châm chiến lược, Trung ương nhấn mạnh phải “Tính cực,chủ động, cơ động, linh hoạt”

Về phương châm tác chiến, được Trung ương xác định là: “Đánh ăn chắc,tiến ăn chắc, chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng Không chắc thắng thìkiên quyết không đánh” và “Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều nênnói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn” [16, tr.59] Do đó,

về chiến lược, bộ đội chủ lực phải lấy vận động chiến làm chính, nhưng vận độngchiến cơ động, linh hoạt, không đánh ào ạt, quyết giành thắng lợi trong từng trận.Bên cạnh đó, cũng phải có bộ phận đánh công kiên để tiêu diệt, nhổ cứ điểm củađịch Trong khi bộ đội chủ lực tập trung đánh địch ở chỗ ta đã chọn để quyết thắng,phải tích cực mở rộng chiến tranh du kích để kiềm chế địch, dựng lại cơ sở, phángụy quyền, phối hợp tác chiến với chủ lực ta ở các chiến trường khác

Phương hướng chiến lược và phương châm tác chiến trên đây đã thểhiện nghệ thuật quân sự kết hợp đánh nhỏ, đánh phân tán với đánh lớn, đánhtập trung; thực hiện tiến công địch cả chính diện và sau lưng của thế trậnchiến tranh nhân dân Với hình thức đánh nhỏ, đánh phân tán của chiến tranh

du kích, chúng ta phát huy được sức mạnh to lớn của thế trận “cả nước đánhgiặc”, làm cho địch bị tiến công ngay cả ở hậu phương và phải căng kéo lựclượng để đối phó Tuy nhiên, để đạt mục đích cao nhất của chiến tranh là: đèbẹp sức kháng cự, đặt chúng vào tình thế không thể gượng dậy được và phải

từ bỏ ý chí chiến đấu, thì phải có những đòn tiến công lớn và mạnh mẽ của bộđội chủ lực, nhưng không phải theo kiểu “chọi trâu” mà phải “đánh ăn chắc,tiến ăn chắc” bằng cách lợi dụng chỗ yếu, chỗ sơ hở, hiểm yếu của địch đểtiến công, ở những nơi ta có điều kiện dựa được vào dân và lực lượng vũtrang địa phương, tận dụng được địa hình, thời tiết thuận lợi để dễ sử dụng,

Trang 34

triển khai lực lượng, phát huy cách đánh sở trường nhằm nhanh chóng tạo rathế mạnh áp đảo và khi giao chiến thì địch chỉ có thua Khi có thời cơ, thìkiên quyết tập trung binh lực giáng đòn quyết định vào vị trí có ý nghĩa chiếnlược Đây chính là nghệ thuật “lấy đoản chế trường, lấy yếu trị mạnh, lấy ítđánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” Đúng như sách Binh thư yếu lược đã ghi: Bỏchỗ thực, đánh chỗ hư, đó là cái diện của việc dùng binh Thực là nơi nhómhọp binh lương; đánh vào chỗ thực thì việc càng khó, người giỏi dùng binh bỏchỗ thực mà đánh chỗ hư, chỗ hư ấy là chỗ thực của ta, trên dưới chấn động,dẫu có bậc trí giả cũng không mưu tính gì được

Các hình thức tác chiến trên đây luôn tác động, chi phối và chuyển hóacho nhau trong thế trận chiến tranh nhân dân và phải được vận dụng một cách

“tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” như phương châm chiến lược màTrung ương đã đề ra Nó là cơ sở cho việc nắm bắt sự biến hóa nhanh chóngcủa tình hình địch, xây dựng tư tưởng cần đánh thì đánh, cần rút thì rút, cầnđánh to thì đánh to, cần đánh nhỏ thì đánh nhỏ, đang đánh công kiên nhưngcần thiết thì có thể chuyển sang đánh vận động, đang đánh vận động lại cóthể chuyển sang đánh du kích, tùy thuộc vào so sánh lực lượng giữa ta vàđịch trong những hình thái cụ thể, nhằm làm thất bại tham vọng “chủ độngtiến công ” và “liên tục tién công” của Nava Đó chính là nghệ thuật nắmvững thời cơ, nhất là thời cơ chiến lược để bố trí, điều động, sử dụng lựclượng một cách hợp lý nhất để hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, làm chủ khônggian và thời gian chiến tranh; là sự kết hợp chính binh với kỳ binh, chú trọngdùng kỳ binh; xé địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt trong nghệ thuật đánhgiặc của tổ tiên ta

Chủ trương chiến lược ấy của Đảng chỉ có thể triển khai được khi cóthế trận chiến tranh nhân dân vững chắc Tuy nhiên, thế trận lại có quan hệchặt chẽ với lực lượng Thế có thể phát huy hoặc kìm hãm lực, nhưng xét đến

Trang 35

cùng là do lực quyết định Do đó, Đảng ta đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ

về xây dựng lực lượng kháng chiến nhất là lực lượng vũ trang ba thứ quânvững mạnh toàn diện để đẩy mạnh kháng chiến

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Để đánh thắng thực dân Pháp, bọncan thiệp Mỹ và bè lũ tay sai Việt gian bù nhìn chó săn của chúng, ta phải cómột quân đội thật mạnh và luôn luôn tiến bộ”, “Năm nay chúng ta cứ tiếp tụcchỉnh quân để phát triển và củng cố những tiến bộ đã thu được và sửa chữanhững khuyết điểm” [16, tr.20]

Đối với quân đội (gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) phảiđược củng cố và tăng cường về mọi mặt, trước hết là xây dựng Quân đội vữngmạnh về chính trị, bằng việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnhchỉnh huấn chính trị để “Quân đội phải có mục tiêu chiến đấu rõ rệt: ViệtNam độc lập, người cày có ruộng, tiến tới chủ nghĩa xã hội” [16, tr.61] Đồngthời, phải luôn luôn xem trọng việc huấn luyện chiến thuật và kỹ thuật cho bộđội và cán bộ “ Đó là khâu chính trong các thứ công tác” Tổ chức huấnluyện chu đáo theo phương pháp “kết hợp lý luận với thực hành và luân lưuhuấn luyện” Phải tăng cường công tác chỉ đạo của Bộ tổng tham mưu và củaTổng cục cung cấp Có kế hoạch mở rộng và bổ sung quân đội về quân sốnhưng kiên quyết phản đối xu hướng sai lầm làm cho các cơ quan phình lên;cần phải tăng cường và cải thiện dần dần việc trang bị cho bộ đội, nhất làpháo binh Bất kỳ ở tình huống nào, Quân đội cũng phải chuẩn bị đánhnhững lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch

Cùng với việc chấn chỉnh, phát triển Quân đội, thì căn cứ địa cũng nhưcăn cứ du kích phải được củng cố và mở rộng, phát triển và củng cố dân quân.Dân quân được vũ trang huấn luyện, nhưng không thoát ly sản xuất để kếthợp sản xuất và chiến đấu tại cơ sở Những tổ chức dân quân du kích có thểphụ trách việc giữ gìn trị an trong làng xã, bảo vệ lợi ích cho quần chúng đấu

Trang 36

tranh với địch, phối hợp tác chiến và bổ sung cho bộ đội Điều kiện để pháttriển dân quân phải dựa trên kết quả đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị Cụthể là: “Nhân dân được hưởng quyền lợi thiết thực, về chính trị được tự dodân chủ, về kinh tế được làm ăn dễ dàng”[16, tr.60] Nội dung học tập tậptrung vào phổ biến những kinh nghiệm đã tổng kết trong Hội nghị chiến tranh

du kích tháng 7/1952

Tuy vậy, quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang lại trongđiều kiện vừa phải tác chiến, vừa phải đối phó âm mưu “lấy chiến tranh nuôichiến tranh” của địch; vừa phải bảo đảm sự cân đối về lực lượng, về địa bànđứng chân của thế trận chiến tranh nhân dân; phải hỗ trợ đấu tranh chính trị

và cuộc vận động cải cách ruộng đất của quần chúng Vì vậy, phải có phươngpháp, cách thức tiến hành hợp lý để không cản trở các mặt công tác với nhau

Đó là không nên làm cho bộ đội hao mòn, mệt mỏi quá nhưng cũng phải yêucầu bộ đội chịu khó, chịu khổ, kiên quyết, gan dạ thi đua diệt địch lập công;phải lợi dụng thời gian giữa hai chiến dịch để chỉnh huấn, chỉnh quân chínhtrị Những đơn vị chủ lực luồn sâu vào vùng sau lưng địch có thể thay phiên

ra vùng tự do chỉnh huấn, chỉnh quân chính trị Trong xây dựng lực lượngphải chú ý: tổ chức bộ đội mới thì nên dùng cách lấy bộ đội cũ làm nền tảng.Khi tác chiến, đơn vị cũ đánh chỗ khó, đơn vị mới đánh chỗ dễ; cần phái cán

bộ tốt của chủ lực vào những đơn vị mới, không nên vét sạch bộ đội, du kích

bổ sung cho bộ đội chủ lực, sẽ làm mất cơ sở tổ chức của du kích ở địaphương Ngoài việc động viên thanh niên ở vùng tự do tòng quân, cần phảichú ý tranh thủ và cải tạo ngụy binh đã đầu hàng để bổ sung cho bộ đội ta, thuhẹp nguồn ngụy binh của địch, và phải coi đó là một nhiệm vụ chiến lược

Từ phương thức xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quânvững mạnh toàn diện, kết hợp với phát huy sức mạnh của thế trận chiến tranh

Trang 37

nhân dân đã tạo điều kiện cho quân và dân ta tiến hành cuộc tiến công chiếnlược Đông Xuân 1953 -1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

1.2.3 Khơi dậy, động viên tinh thần cách mạng, bồi dưỡng ý chí quyết tâm; tăng cường tiềm lực của nền kinh tế dân chủ nhân dân để phát huy sức mạnh của đấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế với địch

Đấu tranh chính trị là phương pháp đấu tranh của đông đảo quần chúngnhân dân không vũ trang được diễn ra chủ yếu ở vùng tạm chiếm, vùng saulưng địch nhằm chống lại chính quyền, sự kiểm soát của địch, buộc chúngphải phân tán lực lượng để “bình định” Đồng thời, xây dựng và phát triển chế

độ dân chủ nhân dân, cơ sở chính trị, căn cứ địa cách mạng trong khángchiến

Ở vùng tạm bị chiếm, địch có bộ máy nguỵ quân và nguỵ quyền nênhình thức đấu tranh chủ yếu là hợp pháp và nửa hợp pháp Cần luôn luôn chútrọng tăng cường công tác bí mật để bảo vệ cán bộ, củng cố và phát triển cơ sở.Tập trung lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ quyền lợi hàng ngày, chống địchkhủng bố càn quét, áp bức bóc lột, bắt phu, bắt lính, dồn làng để vơ vét nhân lực,vật lực và tài lực Đồng thời, phải phát động nhân dân chống những luận điệuphản động của địch, bóc trần âm mưu lừa phỉnh mà chúng gọi là chính sách

“Bình định và chiêu an.”, “Chương trình cải cách ruộng đất” giả hiệu, “Dựluật lao động” gian dối; chương trình cải tổ hành chính “trừng thanh lại trị”phản động… làm cho quần chúng tẩy chay tất cả các tổ chức như: “Thanhniên quốc gia”, “Phụ nữ quốc gia”, “Hội phụ lão”, “Hội thiếu nhi”… Kết hợpvới tăng cường tuyên truyền, phổ biến những tin tức chiến thắng của ta để tranhthủ quần chúng, thuyết phục và làm tan rã ngụy binh, những “đoàn quân thứhành chính lưu động”

Trang 38

Mặt khác, phải có kế hoạch chuẩn bị điều kiện, nắm vững thời cơ cólợi để kịp thời lãnh đạo quần chúng chuyển từ những hình thức đấu tranhhàng ngày sang hình thức đấu tranh chính trị kết hợp có đấu tranh vũ trang đểthu hẹp phạm vi kiểm soát, làm suy yếu hoặc đánh đổ ngụy quyền của địch;

mở rộng vùng, khu du kích của ta Trong điều kiện không có hại đến cơ sở thì

có thể sử dụng lực lượng vũ trang đánh phá kho tàng, giao thông, thanh trừngnhững tên Việt gian đầu sỏ

Vùng địch kiểm soát lấy xây dựng cơ sở, đấu tranh chính trị, đấu tranhkinh tế làm chính; vùng du kích lấy đấu tranh quân sự là chính, kết hợp đấu tranhquân sự với đấu tranh chính trị và kinh tế Trong đó, công tác đô thị tạm bịchiếm phải được đặc biệt chú trọng, nhất là chống bắt lính

Ở vùng tự do và vùng mới giải phóng, đấu tranh chính trị phảihướng vào làm thất bại âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo, vấn đề dân tộc

để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại chính quyền dân chủ

nhân dân Cần phải tiến hành nghiêm túc cuộc vận động chỉnh Đảng “Công

tác ấy thành công thì công tác khác mới thành công” [16, tr.306] nhằm:

“Nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp và lập trường công - nông của đảngviên; làm cho tổ chức được trong sạch; cải thiện và xích chặt quan hệ giữaĐảng và quân chúng” [16, tr.80] Cùng với chỉnh Đảng, thì chính quyềndân chủ nhân dân phải được củng cố và phát triển bộ máy công tác để trướchết phục vụ đắc lực nhiệm vụ cải cách ruộng đất Đó là sự ủng hộ mạnh mẽđối với “cuộc cách mạng của nông dân”, mở ra một trật tự mới, một đờisống mới ở nông thôn, làm cho nhân dân tin tưởng, gắn bó với chính quyềncách mạng, với Đảng, với chế độ mới

Đối với chính sách dân tộc phải đặc biệt chú trọng tăng cường tình đoànkết dân tộc, giúp đồng bào thiểu số thiết lập các khu vực tự trị thật sự Ở vùng

Trang 39

biên giới, vùng mới giải phóng Tây Bắc phải giữ gìn an ninh biên giới, cơ sởchính trị – xã hội, tạo địa bàn đứng chân và tác chiến thuận lợi cho các lựclượng vũ trang, thực hiện nhiệm vụ công tác ngoại giao.

Đối với công tác tôn giáo phải tuyên truyền cho tín đồ các tôn giáo phânbiệt rõ bạn, thù; tin tưởng vào chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng

và Chính phủ, nghiêm trị những kẻ đội lốt tôn giáo chống kháng chiến

Đối với các đảng phái dân chủ, phải quán triệt quan điểm: “Đảng Dân chủcũng như Đảng Xã hội đều là hai tổ chức do Đảng ta xây dựng nên Nhưngkhông vì thế mà coi nó là tổ chức quần chúng như Công đoàn, Nông hội.” [16,tr.125] để tập hợp giai cấp tư sản và tiểu tư sản

Hoạt động xã hội và quan hệ xã hội mà trước hết là quan hệ lợi ích, là cơ

sở nền tảng để hình thành và bồi dưỡng lực lượng tinh thần của xã hội, củalực lượng vũ trang Vì vậy, chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô,giảm tức, tiến tới cải cách ruộng đất; phát huy sức mạnh của chế độ dân chủnhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền và đấu tranh với địch phù hợp với điều kiệnvừa kháng chiến vừa kiến quốc…đã đáp ứng lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị

mà cao nhất là giành lại độc lập dân tộc, xây dựng chế độ mới cho nhân dân làphương thức có hiệu quả nhất để xây dựng và bồi dưỡng lực lượng chính trị -tinh thần, ưu thế tuyệt đối của ta trong chiến tranh cách mạng

Đấu tranh kinh tế là ngăn chặn sự phá hoại của địch, duy trì sức sống,phát triển nền kinh tế của ta Đồng thời phải có biện pháp làm suy yếu cơ sởkinh tế của địch Đấu tranh kinh tế trong chiến tranh gồm nhiều biện pháp gắnliền với đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao…Trong đó đấu tranh vũ tranglàm suy yếu tiềm lực kinh tế của đối phương có ý nghĩa quan trọng

Trên phạm vi toàn quốc, Đảng ta xác định: Tiếp tục vận động nhân dântăng gia sản xuất và tiết kiệm; kết hợp phát động quần chúng, tiến hành cải

Trang 40

cách ruộng đất và ổn định quan hệ sản xuất mới ở nông thôn với giúp nôngdân giải quyết những khó khăn về tư liệu sản xuất, vốn, kinh nghiệm…vậnđộng nông dân phát triển các tổ đổi công, tổ sản xuất và “xã dân tín dụng”.Trong phát triển sản xuất phải dựa vào qui luật giá trị, “Chúng ta phải dựa vàoqui luật khách quan, nghĩa là lợi dụng qui luật ấy mà làm lợi cho nhân dân.Không dựa vững chắc vào đó, mà chỉ làm theo ý muốn chủ quan của mình, thìnhất định thất bại” [16, tr.470] Cùng với ổn định và phát triển nông nghiệp,cần hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân phát triển tiểu công nghệ, thủ côngnghiệp Tiếp tục duy trì và phát triển công nghiệp quốc phòng

Nhằm mục đích bồi dưỡng lực lượng, phải nghiêm khắc thi hành chế độ thốngnhất quản lý thu chi, chấp hành kỷ luật tài chính Có chính sách ổn định và nuôidưỡng nguồn thu Các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, công xưởng, trường họcphải tích cực tăng gia, sản xuất để giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân Kiên quyếttập trung những quĩ riêng của các cấp, các ngành vào ngân sách quốc gia Lãnh đạo,chính quyền phải thường xuyên theo dõi, nghiên cứu chỉ đạo công tác bình ổn giá,chấn chỉnh và phát triển công tác mậu dịch; công tác đối ngoại với nước bạn

Cùng với ổn định và phát triển mọi mặt nền kinh tế dân chủ nhân dân,phải kiên quyết “chọc thủng vòng vây” của địch Khắc phục quan niệm “baovây kinh tế địch” máy móc, thiếu kinh nghiệm trước đó Cần tổ chức tiếp tếcho vùng mới giải phóng Tây Bắc Đồng thời “tất cả mỗi nơi phải đề phòngđịch tấn công” Vùng du kích, căn cứ du kích phải đấu tranh với địch để bảo

vệ mùa màng, chủ động chuyển hướng trồng màu khi công trình nông giang

bị địch phá hoại, tổ chức cất giấu lương thực để góp phần tích cực đấu tranhchống lại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch Chủ động pháhoại các công trình phục vụ chiến tranh của địch ở vùng tạm chiếm

Ngày đăng: 06/11/2016, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph. Ăngghen, Bàn về chiến tranh nhân dân, Bản tiếng Việt, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph". Ăngghen, "Bàn về chiến tranh nhân dân
Nhà XB: Nxb Sự thật
2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lọi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lọi và bài học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh cách mạng Việt Nam thắng lợi và bài học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sử Đáng Cộng sản Việt Nam(Sơ thảo), Tập 1(1920 - 1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đáng Cộng sản Việt Nam(Sơ thảo), Tập 1(1920 - 1954)
Nhà XB: Nxb Sự thật
5. Ban Nghiên cứu Lịch sử Quân đội, Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
6. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945- 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945- 1954)
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
7. Chiến thắng đường 19, An Khê, Đắckpơ, Liên khu 5 trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng đường 19, An Khê, Đắckpơ, Liên khu 5 trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
8. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Một số văn kiện Đảng), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Một số văn kiện Đảng)
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
10. Trường Chinh, “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả dân tộc bị áp bức trên thế giới”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả dân tộc bị áp bức trên thế giới”, Tạp chí "Lịch sử quân sự
11. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
12. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Nhà XB: Nxb Sự thật
13. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới
Nhà XB: Nxb Sự thật
14. Văn Tiến Dũng, Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 và mấy vấn đề chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 và mấy vấn đề chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập. tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
18. Lê Quang Đạo, “Chiến thắng Điên Biên Phủ là thắng lợi của đường lối đúng đắn của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Quân đội nhân dân, số5, 1964 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thắng Điên Biên Phủ là thắng lợi của đường lối đúng đắn của Đảng”, Tạp chí "Lịch sử Quân đội nhân dân
19. Đảng uỷ Quân sự Trung ương – Bộ Quốc phòng, Một số văn kiện chỉ đạo Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điên Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện chỉ đạo Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điên Biên Phủ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
20. Điện Biên Phủ, Mốc vàng lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mốc vàng lịch sử
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w