KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁNKẾ TOÁN QUỐC TẾ Đề tài SỰ HỘI TỤ CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRUNG QUỐC VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ GVHD: TS Phạm Quang Huy Người thực hiện: Bùi Thị Năm... Mục tiêu n
Trang 1KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài
SỰ HỘI TỤ CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRUNG QUỐC VỚI
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
GVHD: TS Phạm Quang Huy
Người thực hiện: Bùi Thị Năm
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 FASB Financial Accounting
Standards Board
Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ
3 GAAP Generally Accepted
Accounting Principles
Những nguyên tắc được chấp nhận chung
4 IASC International Accounting
Standards Committee
Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế
5 IFRS International Financial
Reporting Standards
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
6 CAS Chinese Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán Trung Quốc
7 ASBEs Accounting Standards for
Business Enterprises
Chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp kinh doanh
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 MỤC LỤC 2
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: SỰ HỘI TỤ CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRUNG QUỐC VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 4
2.1 Quá trình hình thành, phát triển của chuẩn mực kế toán Trung Quốc 4
2.2 Những vấn đề phát sinh trong quá trình hội tụ của kế toán Trung Quốc 5
2.2.1 “Văn hóa mối quan hệ” truyền thống ở Trung Quốc 6
2.2.2 Khó khăn trong việc đo lường giá trị hợp lý ở Trung Quốc 8
2.2.3 Thiếu cái chuyên gia kế toán có trình độ 9
2.2.4 Thiếu các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và không khuyến khích người thổi còi (người tố giác) 10
2.3 Xu hướng phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc 10
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đóng vai trò ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu Ngày càng có nhiều các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Trung Quốc Đồng thời, các doanh nghiệp địa phương Trung Quốc cũng xem xét để mở rộng các doanh nghiệp của họ cả trong và ngoài nước Do đó các nhà đầu tư, chủ nợ cần thiết phải hiểu rõ các Chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CAS)
để có được sự hiểu biết tốt hơn về hoạt động kinh doanh của họ
Trung Quốc với những đặc trưng riêng về lịch sử, chính trị, xã hội đã tham gia vào một thị trường mở toàn cầu Vậy CAS đã phát triển như thế nào trong quá khứ và hiện tại; Những vấn đề gì đã phát sinh gây cản trở quá trình hội tụ; Trong tương lai, CAS sẽ phát triển như thế nào? Đó là những vấn đề rất nhiều người quan tâm Bài viết với đề tài “ Sự hội tụ của chuẩn mực kế toán Trung Quốc với chuẩn mực kế toán quốc tế” sẽ tìm hiểu và trình bày về các vấn đề này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu để đạt được các mục tiêu gồm:
Quá trình hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Trung Quốc;
Những khó khăn trong quá trình hội tụ của CAS với IFRS;
Định hướng phát triển của CAS trong tương lai
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chuẩn mực kế toán Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu:
o Hệ thống chuẩn mực kế toán Trung Quốc;
o Các bài nghiên cứu, đánh giá về hệ thống chuẩn mực kế toán Trung Quốc;
o Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, phân tích
Trang 5CHƯƠNG 2: SỰ HỘI TỤ CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRUNG QUỐC VỚI
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2.1 Quá trình hình thành, phát triển của chuẩn mực kế toán Trung Quốc
Năm 1949, thực hành kế toán Trung Quốc sơ khai phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế kế hoạch, phi thị trường Những thực hành chủ yếu dựa vào lý thuyết mượn từ Liên Xô cũ
Vào cuối những năm 1970, Trung Quốc tiến hành quá trình cải cách và mở cửa, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc Những nhà đầu tư nước ngoài cần
"một hệ thống kế toán cao cấp hơn” để phù hợp tốt hơn nền kinh tế thị trường Do đó, Trung Quốc đã phải nỗ lực để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính và thu hút đầu tư nước ngoài thay vì áp dụng theo hệ thống kế toán lỗi thời của Liên Xô
Vào năm 1985, Trung Quốc bắt đầu áp dụng hệ thống kế toán theo phương Tây đối với các doanh nghiệp liên doanh của Trung Quốc với nước ngoài Cũng trong năm này, Trung Quốc tiến hành hàng loạt các cải cách về phương pháp, thủ tục, những yêu cầu đối với báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, giai đoạn này các công
ty trong nước chiếm chủ yếu dẫn đến môi trường kế toán có hai cách thức cùng tồn tại Năm 1992, Bộ tài chính Trung Quốc đã ban hành một hệ thống chuẩn mực mới, thay thế bộ chuẩn mực của Liên Xô, gộp hệ thống hai chuẩn mực thành một hệ thống chung duy nhất Ngày 1 tháng 7 năm 1993, tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng hệ thống này Tuy nhiên vẫn còn nhiều sự khác biệt đáng kể của hệ thống này với chuẩn mực quốc tế
Vào ngày 15 tháng hai năm 2006, Bộ Tài chính Trung Quốc chính thức công bố việc phát hành các “Chuẩn mực Kế toán cho các doanh nghiệp kinh doanh” ("ASBEs") bao gồm một bộ chuẩn mực cơ bản mới và 38 ASBEs chi tiết Các ASBEs bao gồm gần như tất cả các chủ đề theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế hiện tại
và được áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc từ ngày 1 tháng
1 năm 2007 Các doanh nghiệp khác của Trung Quốc cũng được khuyến khích áp dụng các ASBEs Những chuẩn mực này khá phù hợp với IFRS, ngoại trừ một số sự thay đổi để phù hợp với môi trường và thực trạng riêng của Trung Quốc
Trang 6Để tiếp tục hội tụ hơn nữa với các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, trong năm 2010 Bộ Tài chính Trung Quốc đã ban hành một lộ trình tiếp tục hội tụ hệ thống chuẩn mực kế toán tại Trung Quốc với các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế Trung Quốc hiện vẫn đang tiếp tục các cải cách của mình để hội tụ sâu, rộng hơn với kế toán quốc tế
2.2 Những vấn đề phát sinh trong quá trình hội tụ của kế toán Trung Quốc
Chuẩn mực kế toán Trung Quốc đạt được sự hội tụ căn bản với các IFRS Sự hội
tụ này đã được xem là một phương tiện để chính phủ Trung Quốc nâng cao vị thế trên trường quốc tế Ngoài ra, sự thay đổi này sẽ đảm bảo khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai Tuy nhiên, hội tụ các chuẩn mực kế toán không đồng nghĩa là việc thực hành kế toán tại Trung Quốc cũng hội tụ với thông lệ quốc tế Các yếu tố như văn hóa truyền thống Trung Quốc, đo lường giá trị hợp lý, và thiếu khả năng chuyên môn
đã làm phát sinh một số vấn đề, làm giảm chất lượng thông tin của báo cáo tài chính Vậy những lý do cụ thể và những ảnh hưởng của nó đối với công tác thực hành kế toán
ở Trung Quốc là gì?
2.2.1 “Văn hóa mối quan hệ” truyền thống ở Trung Quốc
Với lịch sử 5.000 năm của đã tạo nên một đất nước Trung Quốc với văn hóa riêng, khác biệt “Mối quan hệ” (“Guanxi”) là một từ dùng để chỉ mối quan hệ không chính thức có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Cả nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận thức được rằng mối quan hệ là yếu
tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh Ngoài ra, mối quan hệ đã và đang tác động rất lớn quá trình hội tụ các chuẩn mực kế toán ở Trung Quốc
Tầm quan trọng của “mối quan hệ”
Người làm kinh doanh ở Trung Quốc phải hiểu “mối quan hệ” để hiểu cách thức kinh doanh tại Trung Quốc Qua hàng ngàn năm, cách kiểm soát từ trên xuống của các
tổ chức với kiểu quan hệ gắn chặt là một cú sốc văn hóa lớn đối với hầu hết người nước ngoài Khái niệm các “mối quan hệ” là một kiểu mở rộng và có nguồn gốc từ các vòng tròn người thân trong gia đình Trong lịch sử, những người sống trong cùng một khu vực có cùng họ, thể hiện lòng trung thành với những người cùng quan hệ huyết
Trang 7thống Để mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát của họ, họ bắt đầu mở rộng mối quan hệ này đến các thành viên ngoài gia đình
Những người chia sẻ một mối quan hệ cam kết với nhau bởi một mã ngầm là tính
có đi có lại và tính hợp tình hợp lý, bất chấp cam kết này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng Vì vậy, trong xã hội Trung Quốc ngày nay, khi một người tiến hành việc kinh doanh hoặc thực hiện các quyết định quan trọng, đầu tiên họ sẽ tìm kiếm một mối quan
hệ Mối quan hệ thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, và thông thường việc phát triển một mối quan hệ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của Quá trình phát triển một mối quan hệ mạnh mẽ là một khoản đầu tư Càng nhiều thời gian và nguồn lực đưa vào các mối quan hệ, những sự đền đáp có thể nhận được trong tương lai sẽ nhiều hơn
Tuy nhiên, một hệ quả của tất yếu của kiểu mối quan hệ này là các kết nối cá nhân và lòng trung thành thường quan trọng hơn tổ chức hoặc các tiêu chuẩn pháp lý
Do đó, ảnh hưởng của mối quan hệ có thể quan trọng hơn việc chuẩn bị báo cáo tài chính phù hợp với tiêu chuẩn CAS hoặc IFRS hoặc thực hiện các hoạt động kiểm toán theo chuẩn mực và thông lệ kiểm toán quốc tế
Việc kinh doanh tiến hành như thế nào tại Trung Quốc
Thông thường, người Trung Quốc thích làm ăn với những người mà họ biết rõ Điều này có cũng không khác nhiều so với việc kinh doanh tại các nước phương Tây Tuy nhiên cách các nhà đầu tư Trung Quốc dựa chủ yếu vào mối quan hệ trong khởi
sự kinh doanh nghiệp hay liên doanh Các nhà đầu tư nước ngoài không phải là một phần của một mối quan hệ sẽ luôn luôn gặp bất lợi Mối quan hệ tồn tại không chỉ giữa các công ty nhưng mà còn giữa các cá nhân, và thời gian để tạo dựng một mối quan hệ
có thể mất 2-3 năm Hơn nữa, quá trình xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ không chỉ dừng lại khi một sản phẩm được bán hoặc một dịch vụ hoàn thành Nó là một quá trình liên tục kéo dài mãi mãi nếu mọi người muốn ở lại trong cùng ngành và tiếp tục kinh doanh
Có nhiều cách mà mọi người có thể xây dựng mối quan hệ Ví dụ, phổ biến là một cá nhân từ một tổ chức mang quà biếu cho những người từ các tổ chức khác Một chiến lược quan trọng để xây dựng một mối quan hệ bền chặt là đến thăm thường
Trang 8xuyên và thể hiện tính đáng tin cậy Ngoài ra, ở Trung Quốc, các công ty ở không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc Do đó, các công ty phải duy trì mối quan hệ với các quan chức chính phủ Điều này đòi hỏi phải thường xuyên thăm hỏi để tăng cường mối quan hệ Thể hiện sự đáng tin cậy là một chiến lược quan trọng để đạt được mối quan hệ lâu dài Nếu một người hoặc công ty hứa sẽ làm một điều gì đó trong một thời gian nhất định, họ phải đưa ra được thời gian hoàn Trong thực tế, mối quan hệ là một loại tình bạn và thường kéo dài suốt đời
Mối quan hệ nâng cao hiệu suất của công ty
Mối quan hệ là một công cụ kinh doanh mạnh mẽ và quan trọng ở Trung Quốc Mối quan hệ mạnh mẽ mang lại lợi ích theo nhiều cách Ví dụ, một công ty không thể trả một nghĩa vụ nợ đến hạn cho một công khác Cả 2 công ty có một mối quan hệ bền chặt thì công ty chủ nợ có thể tăng thời gian quá hạn và thêm thời gian để trả nợ Vì vậy công ty bị nợ có thể tiếp tục hoạt động như bình thường mà không lo lắng về nợ Tương tự khi một công ty cố gắng vay tiền ở Trung Quốc, nếu có một mối quan hệ mạnh sẽ có thể dễ dàng để vay hơn các công ty không có Ngoài ra, mối quan hệ còn ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh của kinh doanh bao gồm thị trường, giá cả, quảng cáo
Mối quan hệ kiềm chế sự hội tụ của CAS và IFRS như thế nào?
Có thể thấy mối quan hệ là một con dao hai lưỡi Mặc dù mối quan hệ tăng cường hiệu suất của một công ty nhưng nó chậm tụ sự hội tụ của CAS và IFRS Khi ảnh hưởng của văn hóa dân tộc vẫn còn mạnh mẽ, chuẩn mực kế toán sẽ khó có thể thống nhất được
2.2.2 Khó khăn trong việc đo lường giá trị hợp lý ở Trung Quốc
Ngoài những khía cạnh độc đáo của văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng đến kinh doanh, một yếu tố khác dẫn đến quá trình hội tụ không đầy đủ của các chuẩn mực kế toán là việc gia tăng sử dụng phương pháp giá trị hợp lý trong IFRS
Đo lường giá trị hợp lý là gì?
Đo lường giá trị hợp lý có nghĩa là tài sản và nợ phải trả được đánh giá theo giá được nhận hoặc trả trên thị trường tại ngày đo lường (Deloitte, 2013) IFRS đòi hỏi các
Trang 9phép đo giá trị hợp lý vì đo lường giá lịch sử không có phản ánh hiệu quả tình hình tài chính hoặc hiệu suất của một công ty Vì vậy, sử dụng giá trị hợp lý sẽ giúp đảm bảo rằng báo cáo tài chính hợp nhất của các tập đoàn phản ánh giá trị "thực"
Tại sao giá trị hợp lý là một trong những trở ngại cho sự hội tụ của CAS và IFRS? Một trong những vấn đề chính trong thực hiện các phương pháp giá trị hợp lý ở Trung Quốc là đã tạo cơ hội cho các nhà quản lý Trung Quốc làm sai báo cáo tài chính dựa trên việc áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chuẩn của IFRS và sử dụng nhiều hơn kế toán giá trị hợp lý theo IFRS
Trở ngại thứ hai trong ứng dụng với giá trị hợp trong chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán là sự hiểu biết không đầy đủ của phương pháp giá trị hợp lý
Hạn chế thứ ba là đo lường giá trị hợp lý đã tạo ra "những bất ổn và bong bóng tài sản tài chính”
Vấn đề cuối cùng là áp dụng các yêu cầu đo lường giá trị hợp lý Sự độc đáo của văn hóa Trung Quốc thực sự làm giảm những lợi ích của việc thực hiện các yêu cầu này Một trong những vấn đề chính là sự đánh giá của các phép đo giá trị hợp lý của bên thứ ba Vì mối quan hệ là quan trọng hơn các quy tắc hoặc tiêu chuẩn, dẫn đến sự phức tạp của nền kinh tế và hệ thống chính trị Trung Quốc sẽ là nguyên nhân gây thất bại trong việc thực hiện một cách thích hợp các yêu cầu đo lường giá trị hợp lý theo IFRS
2.2.3 Thiếu cái chuyên gia kế toán có trình độ
Trung Quốc là một trong những nước lớn nhất trên thế giới, để phát triển nền kinh tế của mình, Trung Quốc cần kế toán có trình độ tốt Trung Quốc đã nhận thức được điều này Cụ thể, năm 2011, Trung Quốc xác định cần 300.000 kế toán Các chiến lược đã được đưa ra nhưng quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu còn quá chậm
Người Trung Quốc nhận ra rằng nếu họ muốn nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, Trung Quốc không chỉ cần các chuẩn mực được chấp nhận toàn cầu mà còn là một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp Nếu không những vụ lừa đảo tài chính sẽ gây tổn hại danh tiếng của mình với các nhà đầu tư
Trang 10Một vấn đề là các chuyên gia kế toán Trung Quốc không thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và có khá nhiều các chuyên gia kế toán có trình độ thấp Sự thiếu kỹ năng cũng tồn tại trong cả dịch vụ tài chính, thuế và kiểm toán
Cung cấp không đầy đủ do hệ thống giáo dục đại học
Một lý do khác liên quan đến hệ thống trường đại học tại Trung Quốc Nhiều giáo sư kế toán và giảng viên ở Trung Quốc bắt đầu giảng dạy ngay sau khi họ tốt nghiệp từ các trường đại học và không có trãi nghiệm thực tế Những các giáo sư và giảng viên đã quen thuộc với các lý thuyết kế toán trong sách giáo khoa; nhưng họ không thể cung cấp cho sinh viên với các hướng dẫn thực hành Cùng với đó, hầu hết học sinh không được nhận thực tập hoặc không có cơ hội khác để thực hành các kỹ năng kế toán trước họ được nhận làm việc Do nền văn hóa độc đáo và môi trường kinh tế ở Trung Quốc, rất nhiều các công ty không sẵn sàng trao các cơ hội thực tập tốt nghiệp cho sinh viên Thêm nữa, dù để được nhận thực tập rất khó khăn, nhưng những kinh nghiệm từ thực tập lại không hoàn hảo như sinh viên mong đợi Ở Trung Quốc, thời gian thực tập thường dao động từ 30 đến 60 ngày, khoảng thời gian không đủ dài
để các sinh viên thực hành các kỹ năng kế toán của họ Do vậy, cần có một sự nổ lực lớn từ các trường đại học để cải thiện tình hình
2.2.4 Thiếu các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và không khuyến khích người thổi còi (người tố giác)
Ngày càng có nhiều trường hợp thông đồng với kiểm toán đã làm giảm lòng tin vào kiểm toán viên ở Trung Quốc Dù Viện kiểm toán viên hành nghề Trung Quốc (CICPA) đã ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên nhưng các trường hợp gian lận vẫn đang diễn ra Một lý do được đưa ra là các tiêu chuẩn nghề nghiệp được thiết lập dựa trên nền tảng kinh nghiệm các nước phương Tây khác biệt với sự độc đáo về văn hóa của Trung Quốc Cụ thể, hệ thống giám sát không hoạt động tốt, vì các giới hạn của quyền lực không rõ ràng và các chức năng chồng chéo lên nhau; hình phạt cho các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp còn nhẹ Hình phạt chủ yếu là hành chính, lợi ích từ gian lận kiểm toán là cao hơn so với chi phí bị phạt Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến tư cách nghề nghiệp kế toán là không có người thổi còi Trong thực tế, còi thổi không được khuyến khích nhiều ở Trung Quốc,