1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ dân ca HMông

121 737 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Các ví dụ tiếng Hmông trong luận văn được ghi bằng chữ Hmông, theo nguyên bản trong tác phẩm Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang lễ và dân ca Mông Hà Giang của tác giả Hùng Đình Q

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ DÂN CA HMÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ DÂN CA HMÔNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã ngành: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

Thái Nguyên - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Người thực hiện

Dương Thu Hà

Trang 4

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bác Hùng Đình Qúy và đồng bào Hmông

xã Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) đã cung cấp những tư liệu quý có liên quan đến luận văn

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K21 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

Dương Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng iv

Quy ước trình bày v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Những nghiên cứu về dân tộc Hmôngvà văn nghệ dân gian Hmông 2

2.1.1 Những nghiên cứu về dân tộc Hmông 2

2.1.2 Những nghiên cứu về văn nghệ dân gian Hmông 3

2.2 Những nghiên cứu về tiếng Hmông và ngôn ngữ trong dân ca Hmông 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích 5

3.2 Nhiệm vụ 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp mới của luận văn 8

6.1 Về lí luận 8

6.2 Về thực tiễn 9

7 Bố cục của luận văn 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 10

1.1.1 Ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật 10

1.1.2 Kết cấu, nhịp điệu, vần, thể 13

Trang 6

1.1.3 Trường nghĩa 16

1.1.4 Các biện pháp tu từ 17

1.2 Cơ sở ngôn ngữ - văn hóa học 18

1.2.1 Ngôn ngữ và văn hóa 18

1.2.2 Dân ca 20

1.2.3 Biểu tượng 22

1.3 Vài nét về người Hmông, tiếng Hmông và dân ca Hmông 22

1.3.2 Một số đặc điểm nổi bật trong văn hóa Hmông 23

1.3.3 Vài nét về tiếng Hmông 25

1.3.4 Khái quát về dân ca Hmông 31

1.4 Tiểu kết 34

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG DÂN CA HMÔNG XÉT VỀ MẶT HÌNH THỨC 35

2.1 Kết cấu của một văn bản dân ca Hmông 35

2.1.1 Đặc điểm về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản dân ca Hmông 35

2.1.2 Các dạng kết cấu 44

2.2 Thể, vần, nhịp điệu trong dân ca hmông 56

2.2.1 Thể trong dân ca 56

2.2.2 Vần 58

2.2.3 Nhịp 60

2.3 Tiểu kết 61

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG DÂN CA HMÔNG XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA 63

3.1 Các từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng tự nhiên 63

3.1.1 Các từ ngữ chỉ “con vật” 63

3.1.2 Các từ ngữ chỉ “thực vật” 69

3.1.3 Các từ ngữ chỉ “sự vật, hiện tượng thiên nhiên” 75

3.2 Các từ ngữ chỉ đồ vật 79

3.3 Các từ ngữ chỉ “lực lượng siêu nhiên” 84

Trang 7

3.4 Các từ ngữ chỉ “không gian – thời gian” 87

3.4.1 Các từ ngữ chỉ “không gian” 87

3.4.2 Các từ ngữ chỉ “thời gian” 88

3.5 Các từ ngữ chỉ “trạng thái tâm sinh lí” 92

3.6 Các từ ngữ chỉ “người” 95

3.7 Tiểu kết 96

KẾT LUẬN 100

THƯ MỤC THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 106

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Phân loại các bài dân ca theo kết cấu 44

Bảng 3.1: Các từ ngữ chỉ “con vật” 63

Bảng 3.2: Các từ ngữ chỉ “thực vật” 70

Bảng 3.3: Các từ ngữ chỉ “sự vật, hiện tượng thiên nhiên” 75

Bảng 3.4: Các từ ngữ chỉ “đồ vật” 79

Bảng 3.5: Các từ ngữ chỉ “lực lượng siêu nhiên” 85

Bảng 3.6: Các từ ngữ chỉ “không gian” 87

Bảng 3.7: Các từ ngữ chỉ “thời gian” 88

Bảng 3.8: Các từ ngữ chỉ “trạng thái tâm sinh lí” 92

Bảng 3.9: Các từ ngữ chỉ "người" 95

Trang 9

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1 Các ví dụ tiếng Hmông trong luận văn được ghi bằng chữ Hmông, theo

nguyên bản trong tác phẩm Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang lễ

và dân ca Mông Hà Giang của tác giả Hùng Đình Quý

2 Phần đối dịch các ví dụ Hmông được ghi bằng tiếng Việt, theo cách dịch của

tác giả Hùng Đình Quý (trong Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang

lễ và dân ca Mông Hà Giang)

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Việc tìm hiểu các tác phẩm văn nghệ trong đó có các tác phẩm văn nghệ

dân gian đã có được một vị trí xứng đáng trong nghiên cứu khoa học, được các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa, âm nhạc, ngôn ngữ học… đặc biệt chú

ý Về phương diện ngôn ngữ học, đó là sự nghiên cứu những quy tắc trong tổ chức ngôn từ của các tác phẩm theo những cách riêng, tùy thuộc vào thể loại, chủ đề hoặc các tác giả khác nhau, nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với việc diễn tả hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm

Cho đến nay trong ngôn ngữ học Việt Nam, những thành tựu nghiên cứu

ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số không nhiều lắm Chính vì vậy, cái hay cái đẹp, giá trị nghệ thuật của nhiều tác phẩm (trong đó có các tác phẩm văn học dân gian của người Hmông) chưa được chỉ ra một cách đầy đủ và sâu sắc

1.2 Theo tổng điều tra dân số và nhà ở (năm 2009) người Hmông ở Việt Nam có

dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong danh sách các dân tộc ở Việt Nam,

cư trú tại 62 trên 63 tỉnh, thành phố Có thể nói văn hóa của người Hmông đã góp

phần đáng kể tạo nên sự đa dạng, phong phú trong vườn hoa nhiều hương sắc của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Trong vốn văn hóa có bản sắc rất riêng này,

không thể không kể đến ngôn ngữ, một yếu tố cấu thành văn hóa, đồng thời là

phương tiện quan trọng để lưu giữ và truyền bá các hình thái văn hóa tinh thần quan trọng nhất của dân tộc Hmông Đặc biệt, tiếng Hmông đã được dùng để lưu

giữ và truyền lại những tác phẩm văn học dân gian như cổ tích, thần thoại…, trong đó có một tài sản vô giá của dân tộc này: dân ca Thông qua ngôn từ trong

dân ca, người Hmông đã tích hợp những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha truyền lại, đồng thời thể hiện ước mơ về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc Nghiên cứu ngôn từ trong dân ca Hmông trước hết là để hiểu rõ hơn về những giá trị trong dân ca nói riêng và văn hóa Hmông nói chung, qua đó hiểu biết

Trang 11

thêm về vẻ đẹp của tiếng Hmông, góp phần tôn vinh vốn văn hóa vô giá trong đó

có ngôn ngữ của dân tộc này

1.3 Bản thân tác giả luận văn là người con của dân tộc Hmông, sinh ra lớn lên

ở thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang), được sớm tiếp xúc với

văn hóa Hmông Đặc biệt, từ khi nhỏ, cứ mỗi dịp tết đến thường được theo đi xem các trò chơi dân gian, và đặc biệt là lắng nghe những bài dân ca, tác giả luận văn đã vô cùng thích thú và ấn tượng với hình thức văn nghệ dân dã này Đồng thời, tác giả cũng là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em học sinh dân tộc thiểu số, trong đó phần lớn học sinh là người dân tộc Hmông Trong quá trình giảng dạy, tác giả rất băn khoăn trước tình trạng nhiều giá trị văn hóa

cổ truyền của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, pha tạp, không được coi trọng đúng mức – trong đó có ngôn ngữ và vốn dân ca Hmông Với mong

muốn thể hiện tình yêu với dân tộc và tiếng mẹ đẻ và nguyện vọng tha thiết góp

một phần sức lực trong việc tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hóa của dân tộc Hmông, mà trước hết là vốn văn nghệ truyền thống trong đó có dân

ca Hmông, tác giả luận văn có ý nguyện tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong dân

ca Hmông Hi vọng rằng những kết quả nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ

trong dân ca Hmông này sẽ là cơ sở cho chính tác giả và những ai có ý định tìm

hiểu sâu sắc hơn về tài sản văn hóa vô giá – dân ca của người Hmông

Đó chính là những lí do khiến đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ dân ca Hmông”

được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Những nghiên cứu về dân tộc Hmông và văn nghệ dân gian Hmông 2.1.1 Những nghiên cứu về dân tộc Hmông

Từ rất sớm dân tộc Hmông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước, thuộc nhiều chuyên ngành như: Lịch sử, Dân tộc học, Văn học, Ngôn ngữ học… Ở nước ta, việc nghiên cứu về dân tộc Hmông manh nha từ những năm đầu, nhưng thực sự tương đối có hệ thông từ những năm 60 của thế kỉ XX Cho đến nay các công trình nghiên cứu về các khía

Trang 12

cạnh thuộc dân tộc Hmông được công bố khá nhiều Có thể kể đến một số công

trình đã được hoàn thành có liên quan đến dân tộc Hmông như sau:

- Bế Viết Đẳng (1978), Dân tộc Mèo – Các dân tộc ít người ở Việt Nam

(các tính phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, H

- Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía

- Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hóa dân tộc, H

- Nguyễn Chí Huyên, (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc H

Các công trình trên cho thấy, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vốn văn hóa cổ truyền và lịch sử phát triển của người Hmông

2.1.2 Những nghiên cứu về văn nghệ dân gian Hmông

Văn nghệ dân gian Hmông là những sản phẩm văn học dân gian đã có từ rất

lâu đời trong lịch sử hình thành tộc người Hmông Có thể nói văn nghệ dân gian Hmông phong phú về đề tài, đặc sắc về nghệ thuật

Việc nghiên cứu về văn nghệ dân gian Hmông đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà dân tộc học Có thể kể đến một số công trình đã được hoàn thành

có liên quan đến dân tộc Hmông như sau:

- Hùng Đình Qúy (2000), Dân ca Mông Hà Giang (Hux Zangx Hmông),

tập 1, Sở Văn hóa Thông tin Hà Giang, HG

- Hùng Đình Qúy (2001), Dân ca Mông Hà Giang, tập 2, Sở Văn hóa

Thông tin Hà Giang, HG

Trang 13

- Hùng Đình Qúy (2003), Dân ca Mông Hà Giang, tập 3, Sở Văn hóa

Thông tin Hà Giang, HG

- Hùng Đình Qúy (2005), Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang lễ và dân ca Mông Hà Giang, Nxb Văn hóa thông tin H

- Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch (1974), Dân ca Mèo, Hội Văn học Nghệ thuật Lào Cai xuất bản

- Nguyễn Hữu Thu (1985), Dân ca Hmông, Nghiên cứu nghệ thuật, H, số 5

- Lê Trung Vũ (1987), Tục ngữ và câu đố Hmông, Nxb Văn hóa dân tộc

- Ban văn học Việt Nam tuyển chọn ( 2004), Tiếng hát tình yêu; dân ca Hmông, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, H, số 9

Các công trình trên cho thấy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm không ít

đến vốn văn hóa tinh thần phong phú của của dân tộc Hmông, thể hiện qua các tác phẩm của họ Trong đó, vốn dân ca đã có được một vị trí xứng đáng Các tác phẩm như vậy đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa văn nghệ quý ở một tộc người, để cho người đời nay và mai sau được biết và trân trọng

2.2 Những nghiên cứu về tiếng Hmông và ngôn ngữ trong dân ca Hmông

Cho đến nay, việc nghiên cứu về tiếng Hmông đã và đang được các nhà nghiên cứu dân tộc học quan tâm Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Văn Chỉnh (1971), Từ điển Mèo – Việt, Nxb Khoa học xã hội, H

- Nguyễn Văn Lợi (1973), Thêm một số tư liệu về quan hệ giữa các ngôn ngữ Mèo - Dao và Môn- Khơ me, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1973: 5- 15

- Nguyễn Văn Lợi (1975), Láy từ và từ láy trong tiếng Mèo, Tạp chí Ngôn

Trang 14

- Nguyễn Văn Lợi (1984), Vai trò của cư liệu lịch sử trong miêu tả âm vị học (về các tiêu chí âm vị học của phụ âm tiền mũi tiếng Hmông), Tạp chí Ngôn

Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập đến nhiều phương diện

cụ thể của tiếng Hmông: ngữ âm – phương ngữ, phương diện ngữ pháp, so sánh lịch sử… còn mặt ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm dân ca Hmông còn bỏ trống

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Miêu tả các quy tắc tổ chức ngôn ngữ (các đặc điểm về cấu trúc và ngữ

nghĩa của ngôn từ nghệ thuật), từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong dân ca Hmông 3.2 Nhiệm vụ

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về ngôn ngữ học, văn hóa, văn nghệ có liên quan đến đề tài

- Thu thập những tài liệu đã xuất bản về dân ca Hmông

- Đi điền dã, bổ sung và làm rõ thêm về đặc điểm ngôn từ trong các văn bản dân

ca Hmông đã có

Trang 15

- Miêu tả, chỉ ra một số đặc điểm chính của ngôn ngữ trong dân ca Hmông

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đặc điểm ngôn từ trong các

tác phẩm Tuyển tập song ngữ những bài Khèn ca tang lễ và Dân ca Mông Hà Giang của tác giả Hùng Đình Quý, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, năm 2005

Cuốn sách này là của một tác giả là người Hmông, có thể xem là kết quả nhiều năm sưu tầm, lựa chọn những bài dân ca Hmông đặc sắc nhất Công trình dày

518 trang, gồm 230 bài, đã nói lên được quá trình lao động không mệt mỏi của một nhà thơ người Hmông đã dành trọn niềm đam mê cho văn hóa Hmông nói chung và dân ca Hmông nói riêng Sau đây, xin được giới thiệu vài nét về về tác giả và những công trình, những tác phẩm tiêu biểu của ông:

Shôngx Ntiêx Tuôv là tên tiếng Hmông của ông Cái tên Hùng Đình Qúy

là tên đã được phiên âm sang tiếng Kinh khi ông đi làm cán bộ Ông sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất biên cương xung quanh chỉ có núi đá bao phủ Trong một gia đình người Hmông thuần nông

Sinh năm 1937 tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Lớn lên ông được đi học rồi về địa phương làm cán bộ trong ngành giáo dục Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ông được phân công giữ cương vị Trưởng phòng Giáo dục, rồi Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Chiến tranh biên giới nổ ra, ông được cấp trên phân về công tác tại Ban tổ chức tỉnh Hà Tuyên, rồi chuyển qua làm Phó giám đốc, rồi Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hà Tuyên Năm 1992 tỉnh Hà Tuyên tách thành tỉnh Tuyên Quang và tỉnh

Hà Giang ông được phân về công tác tại tỉnh Hà Giang với cương vị Giám đốc

Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Hà Giang Năm 1999, ông giữ cương vị Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Hà Giang Ông là hội viên duy nhất của Hội Nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại Hà Giang

Ông từng tâm sự: “Từ trong lịch sử đau thương đầy nước mắt và máu của dân tộc sinh ra; từ trong bóng tối của núi sâu, rừng sâu hoang dã bước ra làm

Trang 16

người Cuộc đời mở mắt và có được những ngày tháng sống đúng với nghĩa của con người Tôi hiểu đó là nhờ Đảng, nhờ Cách mạng đem lại ” Hùng Đình Qúy đến với thơ không chỉ bằng sự đam mê mà bằng cả ý thức của một con người dân tộc Hmông sớm đi theo cách mạng Ý thức được sứ mạng thiêng liêng của người cầm bút với khát vọng là được phụng sự đồng bào mình, dân tộc mình

Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, trong các buổi phát thanh tiếng dân tộc của đài phát thanh Khu tự trị Việt Bắc, giọng ca tiếng Hmông của Hùng Đình Quý đã từng làm xúc động, xao xuyến bao trái tim của những chàng trai, cô gái Hmông và cả những người già, trẻ thơ trong các phiên chợ tưng bừng, nhộn nhịp

ở vùng cao nguyên Đồng Văn, Mèo Vạc

Ông làm thơ bắt đầu từ tiếng Hmông, sau đó tác giả tự dịch sang tiếng phổ thông Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của mình ông đã gặt hái được nhiều thành tựu: ông có các bài thơ Người Hmông có chữ (1968), Ơn Đảng (1969), Nhớ Bác Hồ (1969), ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải (1972), Việt Bắc ngày nay (1972) nói lên lòng biết ơn sâu nặng của dân tộc Hmông với Đảng, với Chính phủ và với Bác Hồ

Đến nay, Hùng Đình Qúy đã xuất bản 3 tập thơ gồm: Người Hmông nhớ Bác Hồ, Nếu sai tôi chết không nhắm mắt, Chỉ vì quá yêu Ông còn tích cực sưu

tầm các bài dân ca tiếng Hmông Ông cũng là người sưu tầm và dịch nhiều nhất những bài dân ca tiếng Hmông ra tiếng phổ thông Ông đã có 3 tập sách sưu tầm các bài dân ca của đồng bào Hmông ở Hà Giang và một tập sách sưu tầm những bài khèn của người Hmông Hà Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về dân ca Hmông có thể từ nhiều góc nhìn khác nhau (văn hóa, văn học, âm nhạc, triết học, tôn giáo, dân tộc học…) Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ xem xét dân ca Hmông dưới góc độ ngôn ngữ học, tức

là chỉ về hình thức của tác phẩm, là ngôn từ của dân ca (và không xem xét các mặt khác)

Trang 17

Xét về mặt ngôn ngữ học, có thể xem xét dân ca ở nhiều khía cạnh khác nhau ( ngữ âm, từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp ) Ở đây sẽ chỉ được xem xét là: hình thức của các bài dân ca và trong nội bộ các bài dân ca, các lớp từ ngữ, xét theo trường từ vựng – ngữ nghĩa trong các văn bản dân ca và một số nét văn hóa cộng đồng được thông qua văn bản

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Ngôn ngữ học điền dã:

Trong việc thu thập tư liệu và tìm hiểu (hình thức, nội dung) những bài dân ca Hmông của tác phẩm, tác giả phải nghe, hỏi, ghi trực tiếp ở vùng đồng

bào Hmông

- Thống kê phân loại:

Căn cứ vào ngữ liệu những bài dân ca Hmông thu thập được trong các văn bản cụ thể, luận văn sẽ tiến hành thống kê những đối tượng cụ thể, kết hợp

với phân loại chúng phục vụ cho mục đích nghiên cứu trong luận văn

- Miêu tả:

Trên cơ sở thống kê phân loại, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp, chỉ

ra các đặc điểm ngôn từ trong dân ca Hmông

Ngoài ra, tác giả luận văn sẽ tham khảo các đặc điểm văn hóa, đặc biệt là phong tục tập quán, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của người Hmông, khi giải thích các nét văn hóa của người Hmông được phản ánh qua dân ca

- Phân tích diễn ngôn:

Tìm hiểu các đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa trong các văn bản dân ca Hmông

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

6.1 Về lí luận

Luận văn là sự áp dụng cách nhìn nhận từ góc nhìn Ngôn ngữ học, chủ yếu ở bình diện hình thức và ngữ nghĩa, đối với những văn bản nghệ thuật Đặc biệt, luận văn có thể cung cấp những tư liệu cho việc khái quát hóa những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong vốn văn nghệ dân gian xét từ phương diện

Trang 18

ngôn ngữ học: kết cấu, thể, cách gieo vần, cách sử dụng từ ngữ thuộc các trường

từ vựng – ngữ nghĩa khác nhau

6.2 Về thực tiễn

Luận văn góp phần thúc đẩy việc sưu tầm và tìm hiểu dân ca của của các dân tộc nói chung và người Hmông nói riêng trong kho tàng văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Bên cạnh đó luận văn còn là tư liệu tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu, giảng dạy và học tập về dân ca và văn hóa Hmông cũng như về tiếng Hmông

7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương Cụ thể là:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chương 2: Đặc điểm hình thức dân ca Hmông

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa dân ca Hmông

Trang 19

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau dựa vào các mặt khác nhau về ngôn

ngữ Theo cách hiểu chung nhất, thì ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những từ

và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [44]

Ngôn ngữ là một thực thể cực kì phức tạp, có thể được định nghĩa theo các quan điểm khác nhau tùy thuộc vào chỗ người ta lấy mặt nào hoặc những mặt nào của nó để xem xét Sau đây xin được lựa chọn một định nghĩa về ngôn ngữ sau đây, và lấy đó làm căn cứ cho luận văn này: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm thanh, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [44]

Ngôn ngữ có hai hình thức chính: dạng nói ra thành lời và dạng viết

Trong sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy nền văn hóa dân tộc phát triển, giữ gìn các yếu tố văn hóa nội sinh Đồng thời, nó có vai trò phản ánh và là phương tiện tiếp thu những yếu

tố mới trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với các dân tộc anh em và các quốc gia trên thế giới

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, loài người nói chung và mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam nói riêng đều phải dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau Nên khi nói về ngôn ngữ và tình hình sử dụng nó ở một cộng đồng dân tộc thiểu số như người Hmông, không thể không nhắc tới tiếng nói mà

họ sử dụng để giao tiếp hàng ngày với nhau Ở người Hmông, phương tiện dùng

để giao tiếp với các dân tộc anh em là tiếng Việt, còn trong nội bộ dân tộc, họ dùng tiếng mẹ đẻ Đây là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm

Trang 20

đầu đời, thường là công cụ giao tiếp và tư duy quan trọng nhất của mỗi người (đối với người Hmông đó chính là tiếng Hmông)

Ngôn ngữ là một trong ba tiêu chí chính để xác định thành phần các dân tộc Nhờ có tiếng Hmông mà rất nhiều nét bản sắc của văn hóa Hmông được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay

1.1.1.2 Ngôn ngữ văn học

Nếu như giai điệu, tiết tấu là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là

ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc, thì ngôn ngữ là chất liệu của những tác phẩm văn học, đúng như Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong những tác phẩm văn học có những đặc điểm riêng

Trong tác phẩm, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng của các nhà văn Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học Vì vậy, tính hình tượng, tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính riêng khác, quy định những thuộc tính ấy Những thuộc tính chung này biểu hiện qua các thể loại văn học với những sắc thái khác nhau: Ngôn ngữ

của những tác phẩm trữ tình được tổ chức hết sức cô đọng, hàm súc và gợi cảm;

Ngôn ngữ tác phẩm kịch chủ yếu là lời của các nhân vật được cấu trúc qua hệ thống đối thoại và gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày; Ngôn ngữ của tác phẩm tự sự cũng giống ngôn ngữ các tác phẩm kịch, là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách nhân vật

Trong nghiên cứu văn học, những cách hiểu về ngôn ngữ văn học không hoàn toàn đồng nhất, nhưng đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đó là chính ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng Ngôn ngữ ấy, khi được dùng để sáng tạo văn học thì thường khẳng định được những ưu điểm (chẳng hạn như “tính chuẩn mực” về ngữ âm, chính tả, từ vựng, ngữ pháp) và có khả năng sử dụng rộng rãi trong đời sống một cộng đồng

Trang 21

Tuy nhiên trong thực tế, một ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học chưa hẳn đã có những ưu điểm và được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội, ví dụ trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam Ở người Hmông, tiếng Hmông được sử dụng trong đời sống sinh hoạt và phần nào đã được sử dụng trong văn nghệ dân gian (ca dao, tục ngữ, truyện cổ,…) Tuy nhiên, hình thức

“ngôn ngữ văn học” này chưa được coi là “chuẩn mực” và cũng chưa phát huy được hết những “sở trường” của nó Văn nghệ dân gian Hmông được ghi bằng

chữ Hmông Hoa (Hmông Lềnh) - đây là hệ thống chữ Hmông ở Lào Cai - phản

ánh được đặc điểm ngữ âm của một khu vực nhưng không ghi được hết các đặc điểm ngữ âm các địa phương, cho nên không phải người ở các địa phương đều đọc được và chấp nhận nó Như vậy, trong điều kiện hiện nay, ngôn ngữ văn học của người Hmông cần hiểu là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học của người Hmông nói chung

Theo cách hiểu thông thường, ngôn ngữ văn học là “ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học” [16] Nó cũng được hiểu là: “hình thức ngôn ngữ toàn dân tộc, có hệ thống chuẩn thống nhất, được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trị, xã hội” [44] Hai cách hiểu về “ngôn ngữ văn học” này, dù không hoàn toàn trùng lặp nhưng không mâu thuẫn

1.1.1.3 Ngôn từ nghệ thuật

Trong sáng tác văn nghệ nói chung, dân ca nói riêng, ngôn từ là chất liệu để xây dựng hình tượng Chắc hẳn cùng với việc sáng tạo theo các khuôn mẫu của hình thức diễn xướng dân gian nói chung, các tác giả của văn nghệ dân gian Hmông

đã có những sáng tạo riêng trong sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, làm cho dân ca của dân tộc có sức sống bền lâu và hấp dẫn từ ngàn xưa đến ngàn sau

Theo các nhà nghiên cứu, ngôn từ nghệ thuật đó là “khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của tác phẩm ngôn từ”(sáng tác lời truyền miệng và văn học viết) Xét về mặt chất liệu, ngôn từ nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để đạt tới mức nghệ thuật, đó là các

Trang 22

hình thức ngôn ngữ bóng bảy thường được các tác giả đưa vào trong sáng tác văn học nghệ thuật, đó là ví von, so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, nhân hóa,… Và đồng thời

ngôn từ nghệ thuật còn bao gồm cả yếu tố như phương thức tổ chức, cách gieo

vần, ngắt nhịp, sử dụng thể thơ, tạo dựng kết cấu văn bản

Như vậy, ngôn từ nghệ thuật là sự thể hiện của ngôn ngữ chung một cách khéo léo và năng động, nhằm phản ánh đầy đủ, sinh động và gợi cảm mọi hình tượng, đồng thời truyền đạt được tư tưởng, tình cảm của người viết và người nói

1.1.2 Kết cấu, nhịp điệu, vần, thể

1.1.2.1 Kết cấu

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì “kết cấu” là sự

phân chia và bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm” [44]

Cũng có thể hiểu đó là sự liên kết bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung tác phẩm hay toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của một tác phẩm

Có thể ví các tác phẩm văn học cũng giống như một ngôi nhà Các ngôi nhà

có thể không chỉ khác nhau về vật liệu xây dựng mà còn khác nhau về cách thức kiến trúc (kết cấu) Cũng như thế, các sáng tác văn học không chỉ khác nhau về chất liệu và hiện thực mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực trong tác phẩm

Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo nên nội dung của tác phẩm nhằm phản ánh hiện thực và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định Kết cấu thuộc hình thức, vì thế vai trò của nó được khẳng định trong việc giúp thể hiện nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng…

1.1.2.2 Vần

Theo cách hiểu chung nhất, vần là “một phương tiện tổ chức văn bản dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng

Trang 23

thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [17], là “hiện tượng có vần được lặp lại hoặc gần giống nhau giữa những âm tiết

có vị trí nhất định trong câu để tạo nhịp điệu và tăng sức gợi cảm” [44]

Theo các nhà nghiên cứu về thể loại “văn vần” thì vần được phân biệt theo:

- Vị trí gieo vần: vần chân và vần lưng

- Theo mức độ hòa âm: vần chính và vần thông

Vần chân (cước vận): “là vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên hệ giữa các dòng thơ” [16] Vần chân rất đa dạng, khi liên tiếp khi giãn cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong văn vần

Vần lưng (yêu vận): vần gieo vào giữa dòng

Vần chính: là “sự hòa phối âm thanh ở mức cao giữa các tiếng được gieo vần trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) không lặp lại hoàn toàn mà có thể khác biệt nhau chút ít” [16]

1.1.2.3 Nhịp điệu

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) nhịp được hiểu như sau “Nhịp điệu là sự lặp

đi lặp lại các quãng đều đặn và có thay đổi các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh,

mô típ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật nó còn được gội là tiết tấu hay tiết điệu” [16]

Hay: “Quan niệm một cách đơn giản thì nhịp chính là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng, sự lặp đi lặp lại đều đặn những âm thanh nào đó trong thơ” [2] Nhịp điệu không chỉ là sự biểu hiện mà còn là mối quan hệ được thể hiện trong một hình thức dễ cảm thụ và dễ tái hiện Và đó là ý nghĩa của nhịp điệu trong những biểu hiện của ngôn từ nói chung Trong ngôn từ, mặt ngữ âm có quan hệ với nhịp điệu nhiều nhất

Nói đến nhịp điệu ngôn ngữ phải nói đến sự chia cắt dòng âm thanh mà khi đọc hoặc nghe, người đọc, người nghe cảm thụ một cách trực tiếp Về mặt văn

Trang 24

bản, dòng âm thanh được chia làm đoạn, câu, cụm từ, từ Khi phát âm, sự phân chia này có thể được biểu hiện ở chỗ ngắt giọng và ngữ điệu

Người ta cũng xem nhịp điệu là sự khác biệt chủ yếu giữa câu văn vần với câu văn xuôi Văn vần khác với văn xuôi chủ yếu ở phương diện nhịp điệu (tất nhiên, văn xuôi cũng có nhịp điệu theo cách của nó) Theo quan niệm đó, nhịp điệu không những không trùng với âm luật, không là những khuôn mẫu buồn tẻ, mà bao giờ và trước hết là nhằm biểu đạt ý đồ của người viết

Nhịp điệu có quan hệ mật thiết với mặt biểu đạt của tác phẩm Thứ nhất, chúng ta thấy ngắt nhịp, ngoài việc tạo tính nhạc còn có giá trị biểu đạt Thứ hai, nếu ngắt nhịp khác đi thì cách hiểu tác phẩm sẽ có thể khác đi hoặc thậm chí khó hiểu, nghe không trôi chảy

Trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian bằng văn vần nói chung, dân ca nói riêng đều có những chỗ ngắt giọng, có những yếu tố ngôn ngữ được lặp lại, luân phiên tạo thành nhịp điệu Chức năng của nhịp điệu không chỉ làm nên cấu trúc của văn bản, mà còn được sử dụng với mục đích gợi cảm

- Thể hai chữ: là một thể rất hiếm, ít người làm

- Thể ba chữ: thể này có trong các sáng tác dân gian, chủ yếu là đồng dao

và tục ngữ Đây là thể dễ nhớ, dễ đọc, thích hợp với quần chúng Ngoài ra thể ba chữ còn rất thích hợp với tâm lí vui tươi, rộn ràng của trẻ thơ

- Thể bốn chữ: là thể khá phổ biến trong tục ngữ, ca dao, dân ca, vè và thơ

- Thể năm chữ: Đây là thể quen thuộc trong thơ cổ phong (ngũ ngôn Cổ phong) và thơ Đường (ngũ ngôn Đường luật)

- Thể sáu chữ: ít dùng, có thể do nhịp ít biến hóa, phù hợp với cảm xúc tâm tình, suy tư nhiều hơn

Trang 25

- Thể bảy chữ: là thể được ưa thích

- Thể lục bát: là thể tổ hợp giữa câu sáu và câu tám Số câu không cố định, tối thiểu là hai câu thành một cặp

- Thể tự do: hiện nay được ưa dùng

1.1.3 Trường nghĩa

1.1.3.1 Khái niệm trường từ vựng – ngữ nghĩa

Trường từ vựng – ngữ nghĩa (gọi vắn tắt là “trường nghĩa”) được hiểu là

một tập hợp các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa Việc tập hợp các từ có chung với nhau một nét nghĩa nào đó gọi là trường từ vựng – ngữ nghĩa Nói cách khác, “trường ngữ nghĩa là một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được tạo ra do một

loại từ có một ngữ nghĩa chung” [11]

Khi nghiên cứu về trường nghĩa, các nhà nghiên cứu đã chia trường nghĩa

ra thành các loại: trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính, trường

liên tưởng

1.1.3.2 Các loại trường nghĩa

- Trường nghĩa biểu vật: là tập hợp những từ ngữ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ ngữ về trường biểu vật thích hợp, người ta thường chọn các danh từ làm gốc Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu

- Trường nghĩa biểu niệm: là tập hợp của các từ ngữ có chung một cấu trúc biểu niệm Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm của các từ ngữ

- Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang): được hình thành nhờ sự tập hợp tất cả các từ cùng với từ ngữ trung tâm theo quan hệ ngang trong cụm từ, trong câu

- Trường nghĩa liên tưởng: là quan hệ giữa các từ ngữ mà khi xuất hiện từ ngữ này làm cho ta nghĩ đến một từ ngữ khác thuộc cùng một phạm trù, một

Trang 26

phạm vi của thực tế khách quan Toàn bộ những từ ngữ do một từ kích thích gợi

ra theo quy luật liên tưởng tập hợp lại thành trường liên tưởng

F.de Saussre dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ đã chỉ ra là quan hệ hình tuyến (quan hệ ngang) và quan hệ trực tuyến (quan hệ dọc), người ta chia trường nghĩa thành hai loại: trừng nghĩa ngang và trường nghĩa dọc Trong trường nghĩa dọc có hai trường nhỏ là trường biểu vật và trường biểu niệm Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc ta có trường liên tưởng

Trong dân ca Hmông có thể xác lập được nhiều trường nghĩa phản ánh đặc trưng văn hóa của người Hmông

1.1.4 Các biện pháp tu từ

1.1.4.1 Ẩn dụ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ẩn dụ là “phương thức tu từ dựa trên

cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo” [16]

Ẩn dụ tu từ cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng Những mối liên hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu tạo ẩn dụ tu

từ là: tương đồng về màu sắc, tính chất, trạng thái, hành động

Ẩn dụ tu từ có hai chức năng: chức năng biểu cảm và chức năng nhận thức

1.1.4.2 Hoán dụ

Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng

Cũng giống như ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không phô ra Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ về tương đồng thì hoán

dụ dựa vào mối quan hệ có thực, có hệ tiếp cận Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo hoán dụ tu từ là: quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, quan hệ giữa cái bộ phận và toàn thể, quan hệ giữa cái chứa đựng

và vật được chứa đựng (cải dung), quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc, quan hệ

Trang 27

giữa số lượng xác định và số lượng không xác định (cải số), quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người (cải danh)

Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức

1.2 CƠ SỞ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA HỌC

1.2.1 Ngôn ngữ và văn hóa

1.2.1.1 Khái niệm “văn hóa”

Ở phương Tây, “văn hóa” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là

“trồng trọt”, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người Về sau khái niệm

“văn hóa” phát triển ngày càng phong phú Tùy cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau mà các nhà nghiên cứu hình thành các khái niệm khác nhau về

Theo Từ điển tiếng Việt, “văn hóa” là: d 1 Tổng thể nói chung những

giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Kho

tàng văn hóa dân tộc Văn hóa phương Đông Nền văn hóa cổ 2 Những hoạt

động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói khái quát)

Phát triển văn hóa, công tác văn hóa 3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát) Học văn hóa, trình độ văn hóa 4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh Sống có văn hóa, ăn nói có văn hóa 5 Nền văn hóa của một

thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở của một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau Văn hóa dìu hai vai Văn hóa gốm màu Văn hóa Đông Sơn [44; tr 1360]

Có chấp nhận và sử dụng khái niệm “văn hóa” theo nghĩa thứ nhất Theo cách hiểu này, hiện tượng được gọi là “văn hóa” bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hóa tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và mang tính giá trị Tính giá trị

Trang 28

của văn hóa được hiểu là những sản phẩm do con người sáng tạo ra phải là cái có ích cho con người, còn những sản phẩm cũng do con người sáng tạo ra nhưng không mang tính giá trị thì không phải là “văn hóa”

1.2.1.2 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Nghiên cứa mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau Ngôn ngữ gần như là cơ sở,

là nền tảng của văn hóa Nói chung, văn hóa của mỗi dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa có thể biểu hiện ra bên ngoài thành những phương tiện vật chất cụ thể, nhưng cũng có thể biểu hiện thành mối quan hệ bên trong Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ bao nhau Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn Nhưng có những đặc tính nội hàm rộng hơn

Ngôn ngữ là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa

Ngôn ngữ thuộc phạm trù văn hóa, là một thành tố trong văn hóa, nên tất

cả những gì là đặc tính chung của văn hóa cũng đều tìm thấy trong ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hiện tượng văn hóa đặc thù Bởi vì, ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa nhưng lại là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của nhiều thành tố khác trong văn hóa; là phương tiện bảo lưu và truyền đạt các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; là công

cụ thể hiện nhiều nét bản sắc của văn hóa cộng đồng

Với chức năng là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, ngôn ngữ trong sự hành chức luôn phải chịu

sự chi phối của hàng loạt các quy tắc và chuẩn mực văn hóa cộng đồng

Tóm lại, ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, là sản phẩm quá trình lao động, sáng tạo của con người Nó tạo nên những giá trị và bản thân là một giá trị

Trang 29

trong văn hóa Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc, trong đó có dân tộc Hmông

1.2.1.3 Các lớp từ ngữ trong văn hóa

Con người với tư cách là chủ thể văn hóa đã tiếp cận và nhận thức về thế giới thực tại: tiếp cận và nhận thức về thế giới tự nhiên xung quanh con người; tiếp cận và nhận thức về thế giới xã hội mà con người phải tổ chức nó để duy trì cuộc sống và ứng xử với thế giới tự nhiên ấy; tiếp cận và nhận thức về chính mình trong mối quan hệ với hai thế giới nói trên

Thế giới được phản ánh vào trong ngôn ngữ không bao giờ là cái thế giới khách quan đầy đủ và trọn vẹn như chính nó Có thể gọi thế giới như vậy là

“thế giới văn hóa” đã có sự tri nhận theo cách chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, khám phá, thông qua ngôn ngữ và phản ánh vào ngôn ngữ Với chức năng phản ánh, ngôn ngữ có một vốn từ vựng hướng tới việc ghi nhận những sự vật, hiện tượng ở bên ngoài nó, trong quá trình định danh chúng

Cộng đồng Hmông ở Việt Nam là chủ thể của nền văn hóa riêng biệt của dân tộc này, bởi vậy xuất phát từ các mối quan hệ (với thế giới tự nhiên; thế giới

xã hội; với chính bản thân mình) họ đã xác lập được vốn từ vựng cơ bản trong văn hóa trong ngôn ngữ của mình Trong luận văn này sẽ có một nội dung tìm hiểu về vốn từ vựng văn hóa của người Hmông phản ánh qua lời dân ca ở những chương sau

1.2.2 Dân ca

1.2.2.1 Khái niệm “dân ca”

Trong cuốn giáo trình về Văn học dân gian các dân tộc thiểu số của trường Đại học Sư phạm, trích theo Văn học dân gian Việt Nam định nghĩa “Dân ca là

những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác, lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và

có giá trị đặc biệt về nhạc” [27]

Trang 30

Nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả ba yếu tố cơ bản cấu thanh nó: âm nhạc, lời ca và phương thức diễn xướng

Có thể thấy rằng: dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được nhân dân hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc

1.2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của dân ca

Đây có thể xem là cơ sở ra đời của dân ca Các thể loại văn học dân gian

ra đời đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lao động sản xuất, nhưng dân ca gắn bó gắn bó trực tiếp hơn cả

Tính tổng hợp của dân ca được hiểu theo hai góc độ: góc độ chỉ sự phát triển khá cao của dân ca trên phương diện giá trị thẩm mĩ Trên phương diện thứ hai, khái niệm tổng hợp của dân ca được nhìn nhận dưới góc độ diễn xướng Ngay từ yêu cầu tối thiểu để hình thành thể loại, dân ca cũng buộc phải có sự xuất hiện của ít nhất hai thành tố: giai điệu và lời ca

1.2.2.3 Phân loại

Dân ca có hai chức năng chính: chức năng gốc và chức năng phái sinh Tuy nhiên, việc phân loại dân ca là dựa vào chức năng gốc (chức năng ban đầu khiến nó ra đời)

Vì vậy, có thể chia dân ca theo các loại sau: dân ca nghi lễ - phong tục, dân ca lao động, dân ca giao duyên, dân ca sinh hoạt

Dân ca nghi lễ - phong tục: gắn với các sinh hoạt nghi lễ - phong tục, giúp con người thực hiện các thủ tục mang tính tâm linh thông qua các bài ca, dân ca nghi lễ - phong tục ra đời từ rất sớm

Dân ca lao động: phản ánh sinh hoạt lao động của đồng bào các dân tộc,

có thể gắn với lao động nhưng cũng có thể gắn với các các sinh hoạt văn hóa dân gian khác

Trang 31

Dân ca giao duyên: sử dụng trong việc giao duyên của các đôi trai gái, có thể được trình diễn theo những nguyên tắc nghiêm ngặt nhưng cũng có thể được trình diễn một cách tự do, ngẫu hứng, chứa đựng tình yêu đôi lứa, quê hương

1.2.3 Biểu tượng

Khi con người bước vào thuở bình minh lịch sử của mình thì biểu tượng

đã xuất hiện Baudelare đã nói: con người sống trong một rừng biểu tượng Biểu

tượng là một tín hiệu mà mối quan hệ giữa các mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người: cái biểu

trưng và mặt ý nghĩa: cái được biểu trưng, mang tính lí do, tính tất yếu Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tượng là: d 1 hình ảnh tượng trưng 2 (cm) Hình thức của

nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt

1.3 VÀI NÉT VỀ NGƯỜI HMÔNG, TIẾNG HMÔNG VÀ DÂN CA HMÔNG

1.3.1 Vài nét về người Hmông

Hmông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam Nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Hmông – Dao (gồm 3 dân tộc; Hmông, Dao và Pà Thẻn)

Người Hmông tự gọi mình là “Mông” tộc danh đó cũng dùng thống nhất cho người Hmông ở các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào Từ xa xưa người Hán đã gội người Hmông là người Mèo – từ Mèo là âm Hán chỉ người Hmông – một bộ lạc biết trồng lúa rất sớm ở vùng hồ Bàng Hải và hồ Động Đình ( Trung Quốc)

Theo các nhà dân tộc học Việt Nam, phần lớn người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp ở Qúy Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang Việt Nam Một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào Người Hmông đến Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt

Ở Việt Nam, đồng bào Hmông cư trú thường ở độ cao 800 đến 1500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn

Trang 32

khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt – Trung và Việt – Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La

Sản phẩm nông nghiệp chính của Hmông là ngô, lúa nương, đậu và các loại rau ở một vài nơi có ruộng bậc thang

Các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng; làm giấy bản, đồ trang sưc bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài ra, nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông

Người Hmông sống quần tụ trong từng bản có vài chục nóc nhà, họ thường thích sống khép kín, quanh nhà thường xây tường đá ngang đầu Nhà cửa

là loại nhà trệt, ba gian, hai chái, có từ hai đến ba cửa Phổ biến là nhà bưng vách ván hay nứa, mái tranh Ở những gia đình khá giả, trình tường xây xung quanh, cột gỗ thông kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói âm dương có gác lát ván Tính cộng đồng trong bản xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mĩ tục truyền thống của người Hmông Các vùng người Hmông sinh sống thường có chợ phiên, vừa là nơi trao đổi hàng hóa, vừa là nơi thể hiện nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt

Với những nét khái quát về đặc điểm môi trường tự nhiên, nơi cư trú chủ yếu của người Hmông cho thấy những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ưu đãi cho đồng bào Chính vì vậy, từ ngàn xưa, người Hmông đã tạo lập nên một nền tảng đời sống khá vững chắc, với bề dày lịch sử đã khẳng định được bản sắc văn hóa truyền thống của mình

1.3.2 Một số đặc điểm nổi bật trong văn hóa Hmông

Người Hmông có nhiều món ăn độc đáo lưu truyền từ đời xưa để lại như: thịt gà xóc muối, thịt lợn treo trên gác bếp, tẩu chúa, mèn mén, thắng cố, bánh tam giác mạch

Trang 33

Trang phục:

Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Hmông gồm: váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm vải che phía trước và vuông vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn cuốn đầu, chân vấn xà cạp Váy hình nón cụt, xếp nhiều nếp xòe rộng Nam giới mặc

áo khoác ngoài kép và xẻ ngực, cổ đứng, thường có 4 túi, cài 4 khuy, quần ống rộng Phụ nữ Hmông thường đeo đồ trang sức như: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng Nếu trên tay đeo hai nhẫn là đã có vợ hoặc chồng Phụ nữ thích dùng chiếc ô màu sắc đep làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng Ngày nay trang phục phụ nữ Hmông có nhiều thay đổi Bộ phận duy trì trang phục truyền thống đậm nét nhất là nhóm phụ nữ cao tuổi Họ vẫn sử dụng trang phục truyền thống trong đời sống sinh hoạt hay trong ngày lễ tết cổ truyền

Lễ hội:

Lễ hội của dân tộc Hmông cũng như nhiều dân tộc khác, có nguồn gốc từ sinh hoạt tín ngưỡng Họ đến với lễ hội để bày tỏ ước mơ, khát vọng trong niềm cộng cảm thiêng liêng Họ đến lễ hội theo truyền thống của các tầng lớp trước truyền lại, họ thích vui chơi, văn nghệ và các trò chơi truyền thống như: hát bè, hát đúm, ném còn, chơi thả quay ngày hội của dân tộc Hmông là ngay hội văn hóa các dân tộc Hmông của các tỉnh phía Bắc

Tín ngưỡng tôn giáo của người Hmông có nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng tôn giáo của các tộc người khác Trong các hình thức tín ngưỡng truyền thống của người Hmông, việc thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo quan trọng của người Hmông, sự thờ cúng tổ tiên thể hiện trong quan niệm, nghi lễ các điều kiêng kị, huyền thoại về tổ tiên Việc thờ cúng cộng đồng làng “giao” cũng được quan tâm

Người Hmông quan niệm một số loài trong thế giới thực vật và con người đều có phần xác và phần hồn Quan niệm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ

Trang 34

đến việc thờ cúng tổ tiên, đến Sa man giáo – một loại hình phổ biến ở vùng người Hmông Đây là hình thức tôn giáo chuyên biệt, nó có người chuyên nghiệp hành nghề tôn giáo gọi là thầy Sa man – những người được xem là có khả năng phù phép đưa mình vào trạng thái hôn mê, trực tiếp giao thiệp với các thần

Ngoài ra, ở một số vùng người Hmông vẫn còn tồn tại tàn dư các tôn giáo

sơ khai tác động đến đời sống tinh thần của người dân Đó là tàn dư tô tem giáo, các tàn dư ma thuật

Trong đời sống văn hóa tinh thần người Hmông tồn tại nhiều nghi thức, lễ hội lớn nhỏ khác nhau đó là:

- Lễ thức gắn liền với chu kì đời người (trong cưới xin, sinh đẻ, tang lễ);

- Lễ “Nào xồng” của cộng đồng “giao”;

- Lễ hội “Gầu tào”

1.3.3 Vài nét về tiếng Hmông

1.3.3.1 Nguồn gốc và một số đặc điểm loại hình của tiếng Hmông

gần gũi về cội nguồn với các ngôn ngữ Dao, Pà Thẻn

Xét về đặc điểm loại hinh, tiếng Hmông thuộc loại hình ngữ đơn lập Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Hmông được thể hiện cụ thể như sau:

- Tiếng là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Hmông: trong ngôn ngữ Hmông

cũng như tiếng Việt, Thái, Tày, Mường, đơn vị “tiếng” (Hmông: lul) có vị trí đặc

biệt xét cả về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và tâm lí của người bản ngữ

- Tiếng về mặt ngữ âm: về ngữ âm – tiếng là âm tiết – đơn vị phát âm nhỏ nhất Về cấu trúc, âm tiết được cấu tạo bởi một số lượng hữu hạn các thành phần triết đoạn (âm đầu và vần) tiếng Hmông là ngôn ngữ đa thanh Trong âm tiết sự kết hợp âm đầu, vần, thanh điệu tuân theo quy định nhất định

- Tiếng về mặt ngữ nghĩa: tiếng là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa

- Tiếng về mặt ngữ pháp: tiếng là đơn vị cơ bản để cấu tạo từ Phần lớn từ trong tiếng Hmông chỉ gồm một tiếng

Trang 35

Ví dụ: cur naox maor (tôi ăn cơm), gồm các từ một tiếng cur (tôi), naox (ăn), maor (cơm)

Trong tiếng Hmông có những từ gồm hai (hoặc hơn hai) tiếng, như: cur tix (anh em), nav txir (bố mẹ), shuv xinhz (học sinh) Đó là các từ ghép hoặc từ láy

- Phương tiện cấu tạo từ: phương tiện chủ yếu cấu tạo từ trong tiếng Hmông là sự phối hợp giữa các tiếng Sự phối hợp giữa các tiếng theo hai phương thức chủ yếu là ghép và láy

- Phương thức ghép: là sự sắp đặt các tiếng theo các quy tắc nhất định, tạo nên sự phối hợp ngữ nghĩa; sự chi phối ngữ nghĩa tạo nên nghĩa của từ ghép Ví dụ:

nav txir: nav (mẹ) + txir (cha) = cha mẹ

- Phương thức láy: là sự sắp đặt các tiếng sao cho có sự phối hợp ngữ âm;

sự phối hợp ngữ âm tạo nên nghĩa của từ láy Ví dụ:

nêv nur (nêv + nur) = lũ lẫn

truz trul (truz + trul) = lưa thưa

Phương tiện ngữ pháp cấu tạo câu: chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp là: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu

1.3.3.2 Tình hình sử dụng ngôn ngữ

Từ lâu, tiếng Việt đã được các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc (tiếng phổ thông) Đến nay, tiếng Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc Ở đa số các vùng Hmông, năng lực song ngữ Việt – Hmông của người Hmông khá tốt, đồng bào Hmông có trình độ tiếng Việt khá thành thạo Tuy nhiên, cũng có nhiều cảnh báo rằng, hiện nay, nhiều thanh niên Hmông rất ít hoặc thậm chí không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ, đặc biệt ở các khu vực gần thị trấn, thành phố

Để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của người Hmông, hiện nay, chữ Hmông

đã được sử dụng trong dạy và học ở vùng đồng bào Hmông, đã được dùng trên các sách báo Người Hmông trân trọng chữ viết của dân tộc mình, vì đây là một

Trang 36

phần trong văn hóa Hmông, là phương tiện để ghi lại lời ăn tiếng nói và vốn văn nghệ Hmông, được dùng để người Hmông và các dân tộc khác học tiếng Hmông

1.3.3.3 Một số đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng Hmông

a Đặc điểm ngữ âm

Xét về phương diện ngữ âm, tiếng Hmông có những đặc điểm sau:

Một âm tiết Hmông gồm các thành tố: âm đầu, vần và thanh điệu Một đặc điểm dễ nhận thấy trong ngữ âm Hmông (khác với tiếng của nhiều dân tộc khác, trong đó có tiếng Việt) là: số lượng các phụ âm đầu và thanh điệu rất lớn, trái lại

số lượng các nguyên âm và phụ âm cuối (trong vần) rất ít

Trong một âm tiết tiếng Hmông:

- Âm đầu: có thể là một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm

- Vần: có thể là một nguyên âm (đơn hoặc đôi) làm âm chính Kết thúc âm tiết là một phụ âm duy nhất được ghi là ng/nh

Hệ thống âm đầu:

Gồm hai loại: đơn và kép

Âm đầu kép: là tổ hợp phụ âm /pl/ (pl), /mpl/ (bl), /phl/ (fl), /tl (tl) trong

tiếng Hmông Đu, Hmông Si, Hmông Sua

Hệ thống vần

Tiếng Hmông có hai loại vần: vần đơn và vần kép

Vần đơn: chỉ gồm nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi,

Vần kép: gồm nguyên âm đơn kết hợp với âm cuối /ng/

Đặc điểm ngữ âm – âm vị học của hệ thống vần tiếng Hmông:

- Nguyên âm đơn: gồm 6 âm vị

- Nguyên âm đôi: được phát âm bằng sự chuyển đổi cấu âm (thay đổi độ

mở và di chuyển vị trí của lưỡi) từ nguyên âm này sang nguyên âm khác

- Trong tiếng Hmông có năm nguyên âm đôi

Hệ thống vần trong các phương ngữ Hmông

Hệ thống vần ở mỗi ngành Hmông không hoàn toàn đồng nhất

Trang 37

Hệ thống tiếng Hmông Lềnh, Hmông Si giống nhau về số lượng vần, cách phát âm từng vần

Hệ thống vần tiếng Hmông Đơ và Hmông Đu giống nhau ở chỗ cùng có

có nguyên âm đôi /ie/

Hệ thống thanh điệu:

Tiếng Hmông gồm có tám thanh điệu:

- Thanh “không”: khởi đầu bằng giọng trung bình, đi ngang, gần như thanh “ngang” (không dấu) tiếng Việt Không được ghi bằng kí hiệu gì Ví dụ:

- Thanh “sơưs”: khởi đầu bằng giọng thấp, đi ngang, gần như thanh

“kuôk”, kèm một “giọng thở” trầm đục sâu trong họng Ghi bằng chữ s Ví dụ:

Trang 38

- Thanh “rơur”: khởi đầu bằng giọng trung bình, đi lên, gần như thanh

“sắc” của tiếng Việt Ghi bằng chữ r Ví dụ:

maor cuôv (mèn mén)

hangv (lầy lội)

- Thanh “zuz”: khởi đầu bằng giọng cao, đi ngang Ghi bằng chữ z Ví dụ:

taz (váy)

tsaz (tết)

xuôz hluô (xe chỉ, dây)

Từ vựng tiếng Hmông gồm hai bộ phận Bộ phận thứ nhất gốc Hmông (từ

thuần Hmông) là những từ vốn có trong thành phần từ vựng cơ bản của ngôn ngữ này, được người Hmông sử dụng từ lâu đời Đây là lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tượng gần gũi nhất trong cuộc sống và được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của nhân dân Đó là những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian, trạng thái tinh thần của con người, ví dụ, muz (đi), no (ăn)

Bộ phận thứ hai là từ ngoại lai, được du nhập vào tiếng Hmông từ các ngôn ngữ khác Sau khi được du nhập vào ngôn ngữ Hmông, các từ này được “Hmông hóa”, để phù hợp với các quy tắc ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiếng Hmông

và trở thành từ vay mượn trong tiếng Hmông

Trong lịch sử tiếng Hmông đã mượn một bộ phận từ Hán khá lớn Các từ Hán du nhập vào tiếng Hmông ở những thời kì khác nhau Trong tiếng Hmông cũng tìm thấy khá nhiều các từ gốc Hán có cách phát âm gần với tiếng Hán Quan

Trang 39

thoại Tây Nam (Quan Hỏa) Ví dụ: khưr (khổ), tsưr (chủ), txưv (chữ), krêz (mở), tsơuz (chuối) Tuy nhiên, các từ gốc Hán Quan Hỏa khi được vay mượn vào

tiếng Hmông cũng biến đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa cho phù hợp với ngôn ngữ Hmông vì vậy, cần chú ý trong cách viết các từ Hmông vay mượn từ tiếng Quan Hỏa Hiện nay số người Hmông biết tiếng Quan Hỏa ngày càng ít Vì vậy, cần chú ý đến thực tế này khi lựa chọn giữa các biến thể từ vựng là từ thuần Hmông

và từ vay mượn Quan Hỏa

Mặt khác, trong quá trình cộng cư cùng các dân tộc anh em ở Việt Nam, người Hmông sử dụng tiếng Việt như phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc Tiếng Hmông đã mượn khá nhiều đơn vị từ vựng của tiếng Việt Các từ mượn Việt trong tiếng Hmông là các từ biểu đạt các sự vật, hiện tượng, khái

niệm mới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục ví dụ: bôv đôiv (bộ đội), Dangv côngv sangv (Đảng cộng sản), theix jaor (thầy giáo) các từ

mượn Việt khi nhập vào tiếng Hmông có những thay đổi để phù hợp với quy tắc phát âm tiếng Hmông

c Chữ viết

Chữ viết tiếng Hmông ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu từ cuối thập niên 50 của thế kỉ XX, đến năm 1961 được chính thức phổ biến Cơ sở để xây dựng chữ Hmông là tiếng Hmông Lềnh vùng Sa Pa, tỉnh Lào Cai

phụ Phụ âm, nguyên âm, thanh điệu được ghi bằng các chữ cái Chữ Hmông gồm 94 kí hiệu (con chữ và tổ hợp con chữ) trong đó 59 kí hiệu ghi phụ âm đầu,

28 kí hiệu ghi vần và 7 kí hiệu để ghi thanh điệu

Trong luận văn này, các ví dụ tiếng Hmông được ghi bằng chữ Hmông

d Đặc điểm ngữ pháp

Trong tiếng Hmông, quan hệ ngữ pháp trong câu được biểu hiện bằng trật

tự từ, hư từ và ngữ điệu

Trang 40

Trật tự từ là phương thức chính để biểu hiện quan hệ cú pháp giữa các từ trong một câu Quan hệ cú pháp quan trọng nhất là quan hệ giữa các thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu Quan hệ cú pháp quan trọng khác là quan hệ giữa thành phần chính và thành phần phụ (quan hệ chính phụ) trong cấu tạo cụm từ chính phụ

Hư từ là những từ biểu thị một số quan hệ cú pháp nhất định

Ngữ điệu bao gồm sự thay đổi cao độ của giọng trong câu, sự kéo dài trường độ của từ nào đó và sự ngừng, nghỉ trong phát âm

Những đặc điểm trên của tiếng Hmông ở Việt Nam cũng thường gặp trong các ngôn ngữ khác ở Việt Nam (cùng thuộc loại hình đơn lập)

1.3.4 Khái quát về dân ca Hmông

1.3.4.1 Khái quát về dân ca Hmông

Trong mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những vốn văn hóa truyền thống độc

đáo riêng, việc đó tạo thành bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và từng vùng Dân

ca là một trong những thứ “đặc sản” của dân tộc Hmông, tập trung nhiều nhất ở

Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La,Yên Bái

Vậy dân ca Hmông là gì?

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn, đã nêu lên quan niệm về dân ca Hmông như sau: “Dân ca Hmông là những bài hát do nhân dân tự sáng tác và lưu truyền trong dân gian Các bài ca này có phần lời ca, âm nhạc và cả nghệ thuật diễn xướng” [50; tr130]

Có thể nói, đời sống người Hmông không thể thiếu lời ca tiếng hát, vui cũng như buồn Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện người Hmông thì cũng xuất hiện dân ca Hmông, dân ca Hmông đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Hmông Mặc dù trước kia chưa có chữ viết nhưng nền dân ca ấy vẫn lưu truyền một cách rộng rãi, nội dung lời hát được ổn định

Ngày đăng: 23/09/2016, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w