1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thi tích hợp liên môn sinh học 9

22 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 775,15 KB
File đính kèm Bài thi tích hợp liên môn sinh học 9.rar (737 KB)

Nội dung

Bài thi đạt giải nhì trong cuôc thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp huyện, khuyến khích cấp tỉnh năm học 2015 2016 . Bài thi tích hợp được trên cả 8 môn học. nội dung rõ ràng, có đầy đủ các hoạt động, có nội dung giao việc cho học sinh rõ ràng kèm theo cả sản phẩm. Bài thi trình bày chuẩn, hình thức đẹp.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO THẮNG

Điện thoại: 0974.704.488 – Email: huyhoclc88@hotmail.com

Trang 2

Phụ lục I Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi

- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Lào Cai

- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): huyện Bảo Thắng

- Trường THCS Thị Trấn Tằng Loỏng

- Địa chỉ: Thị trấn Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai

Điện thoại: 0206505555; Email: Truongthcstttangloong@gmail.com

- Thông tin về giáo viên:

1 Họ và tên: Đỗ Huy Học

Ngày sinh: 12/04/1988 Môn : Sinh học Điện thoại: 0974704488 ; Email: huyhoclc88@hotmail.com

Trang 3

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

MÔN SINH HỌC

1 Tên hồ sơ dạy học

TIẾT 22, BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN – SINH HỌC 9

- Trình bày được khái niệm, và nguyên nhân phát sinh đột biến gen

- Kể tên các dạng đột biến gen

- Phát biểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật

- Liệt kê được các tác nhân vật lí gây đột biến gen

- Trình bày được tác hại của một số tác nhân: tia cực tím, tia tử ngoại

e Môn địa lí:

- Biết hậu quả của sự biến đổi khí hậu đã gây ra đột biến gen ở sinh vật

- Giải thích được tình trạng ô nhiễm môi trường đang gây nên những biến đổikhí hậu, gây lên những hiện tượng thời tiết cực đoan mà loài người đang phải gánhchịu

Trang 4

f Môn giáo dục công dân:

- Giải thích được vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chấtđộc hại

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, chia sẻ và báo cáo

- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề liên quanđến đột biến gen

- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn

* Kỹ năng môn Sinh học

- Kỹ năng quan sát các dạng đột biến gen để chỉ ra được các dạng đột biến gen

- Kỹ năng tổng hợp kiến thức để có thể hiểu được đột biến trên gen thì xảy ra tại

vị trí nào trong tế bào

- Phân tích được sự ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể

- Giải thích được lợi ích và tác hại của đột biến gen đối với sinh vật

- Liệt kê được một số trường hợp đột biến gen có lợi và đột biến gen có hại

* Kỹ năng môn Hóa học

- Phân tích được sự ảnh hưởng của một số hóa chất gây ra đột biến gen

- Liên hệ với sự ảnh hưởng của khí thải và nước thải từ khu công nghiệp TằngLoỏng đến đột biến gen trên cơ thể sinh vật đặc biệt là con người

- Liên hệ một số công việc phun thuốc trừ sâu và phun thuốc diệt cỏ chưa đúngcách cũng dẫn đến đột biến gen

- Vận dụng đưa ra một số cách xử lí rác thải trong trường học đặc biệt là việc xử

lí các túi ni non ( Không được đốt vì khi đốt ở nhiệt độ < 2000 0C thì sinh ra chất độcđiôxin gây đột biến gen

* Kỹ năng môn Lịch sử

- Ghi nhớ các sự kiện lịch sử, diễn biến lịch sử diễn ra trong các thời kỳ

Trang 5

- Phân tích được mục đích của Mỹ khi sử dụng các chất độc hóa học trong cuộcchiến tranh ở Việt Nam.

* Kỹ năng môn Vật lí

- Phân tích được sự ảnh hưởng của một số tác nhân vật lí đã tác động và làm

thay đổi các cấu trúc của gen gây nên những đột biến : Như tia UVA và UVB gây ra bệnh ung thư da.

* Kỹ năng môn Địa lý

- Rèn kỹ năng phân tích, điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phươngnơi mình đang sống

- Tuyên truyền những hiểu biết của mình tới những người xung quanh tham giaxây dựng môi trường trong lành, chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu

* Kỹ năng môn Công nghệ

- Biết trồng và chăm sóc cây xanh tại vườn trường (làm đất, trồng các loại rautại vườn), trồng và chăm sóc cây ăn quả tại vườn trường (cây nhãn, cây mít)

* Kỹ năng môn Mỹ thuật

- Kỹ năng trình bày bảng phụ nhóm

- Kỹ năng vẽ bản đồ tư tuy

2.3 Thái độ

- Yêu thích môn học

- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh

- Lên án, phê phán những việc làm gây nên đột biến gen

- Quan tâm, chia sẻ với những người bị đột biến gen gây nên

- Hứng thú, say mê tìm tòi sự liên hệ kiến thức giữa các môn học để giải quyếtcác vấn đề trong bài học

3 Đối tượng dạy học của bài học

- 27 học sinh lớp 9A1 trường THCS Thị Trấn Tằng Loỏng – huyện Bảo Thắng– tỉnh Lào Cai

4 Ý nghĩa của bài học

- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhậnthức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức Vì dạyhọc theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại

- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó mộtcách có hệ thống và logic

- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác vớinhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn

Trang 6

5 Thiết bị dạy học, học liệu

5.1 Thiết bị dạy học

5.1.1 Đối với giáo viên

- Bảng phụ, các tranh ảnh về các tác nhân gây đột biến gen

- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn: Sinh học 8, Sinh học 9, Hóa học 9, Lịch

sử 9, Vật lí 10, Địa lí 6, Công nghệ 7, Giáo dục công dân 8

- Phòng học có máy chiếu

- Trò chơi giải ô chữ soạn trên phần mềm violet 1.8

- Giáo án điện tử

Việc thiết kế giáo án điện tử được chuẩn bị như sau:

Bước 1: Giáo viên tiến hành soạn giáo án như giảng dạy bình thường trên lớp

theo đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn và sự thống nhất chung của Sở giáo dục

Bước 2: Tiến hành soạn giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp bằng máy

Bước 3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị giáo án điện tử bằng các Slide:

+ Vận dụng công nghệ thông tin phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặctrưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học Khi không dùng chúng ta chỉ cầnbấm vào phím (B) trên bàn phím là màn hình tắt còn muốn dùng tiếp chúng ta lại bấmvào phím (B) là màn hình lại bật

+ Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ làphương tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theohướng đổi mới phương pháp và theo định hướng phát triển năng lực học sinh

+ Giáo án điện tử giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồdùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho giáo viên, trình chiếu các tưliệu dạy học mà giáo viên dùng để minh họa cho bài học

+ Không lạm dụng công nghệ thông tin quá mức vào giờ dạy mà làm mất

đi sự lôgic của một giờ Sinh học

- Yêu cầu với việc thiết kế từng Slide:

+ Nền Slide thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quátương phản với các đối tượng trình bày Nên sử dụng nền trắng, màu chữ đen hoặcxanh đậm, tác động vào mắt HS

+ Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến là TimesNew Roman, chân phương, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữthường một cách hợp lí Cỡ chữ thường từ 24 trở nên, phối hợp nhiều nhất là ba màuchữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau Sử dụng các bacgroud (khung, nền)thống nhất trong toàn bộ các Slide Khai thác và sử dụng tiện ích Powerpoint là hết

Trang 7

sức thuận lợi trong giảng dạy Sinh học nhưng phải phù hợp với nội dung bài dạy vàkhông nên quá lạm dụng

5.1.2 Đối với học sinh :

- Tìm hiểu cách xử lí túi ni non trong rác thải trường học và các sử sụng thuốctrừ sâu, phân bón hóa học đúng cách

- Tìm hiểu thực trạng của tình hình ô nhiễm khí thải, ô nhiễm nước thải từ khucông nghiệp thị trấn Tằng Loỏng

* Các tác nhân gây đột biến gen

- Bên trong: Do sự rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào

- Bên ngoài: Do các tác nhân gây đột biến như vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại,nhiệt…), hoá học (các hoá chất 5BU, NMS…) hay sinh học (1 số virut…)

* Cơ chế phát sinh đột biến gen

- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến.Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biếnqua các lần nhân đôi tiếp theo

- Trong quá trình nhân đôi do sự kết cặp không hợp đôi( không theo nguyên tắc

bổ sung) dẫn đến phát sinh đột biến gen

- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhaudẫn đến đột biến

- Hóa chất 5-brômua uraxin (5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X dẫn đếnđột biến

- Virut viêm gan B, virut hecpet … có thể là nguyên nhân dẫn đến đột biến gen

5.2.2 Ô nhiễm môi trường

* Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".

Trang 8

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thảihoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ conngười, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tácnhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượngnhư nhiệt độ, bức xạ.

* Ô nhiễm môi trường không khí

"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên

và nguồn nhân tạo

a Nguồn tự nhiên:

- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàusunfua, mêtan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó đượcphun lên rất cao

- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra

do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lantruyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí

- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng vàgió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mangtheo bụi muối lan truyền vào không khí

- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thảinhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khísunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí

b Nguồn nhân tạo:

- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động côngnghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của cácnhà máy vào không khí

Trang 9

Hình 1 Khói thải từ các nhà máy tại KCN Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai.

- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên cácđường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi

ra ngoài bằng hệ thống thông gió

- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xínghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bêncạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người

+ Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa đã đưa ra kết luận bất ngờ: so với khí thải ô tô, khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm hơn cho con người.

Hình 2 Khí thải từ các phương tiện giao thông

+ Trong thế giới hiện đại, nguồn phát thải ra các hidrocarbon là từ các

xí nghiệp năng lượng, ngành vận tải ô tô, công nghiệp hóa chất và hóa dầu Nhiều hợp chất hidrocarbon là những chất gây ung thư mạnh.

+ Chúng có những thuộc tính gây đột biến gene và teratogen, phá hủy

sự phát triển của phôi thai Đây là điều được biết đến từ khá lâu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp xác định nồng độ của các hợp chất

đó trong môi trường và trong cơ thể người.

+ Hơn nữa, hidrocarbon trong khí thải xe máy gây đột biến gene cao hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác Nói chung các hidrocarbon hình thành trong quá trình đốt cháy của động cơ hủy hoại sự chuyển hóa testerosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ.

+ Do sự tác động như vậy mà đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và phụ

nữ bị ung thư các cơ quan sinh sản cũng như gây ra bệnh vô sinh.

Trang 10

* Ô nhiễm môi trường nước

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưavào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chếtcủa chúng

Hình 3 Lũ lụt tại Miền trung

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủyếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giaothông vào môi trường nước

Trang 11

KCN Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai KCN Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễmnước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi cáctác nhân vật lý

5.2.3 Hiệu ứng nhà kính

* Khái niệm hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tiasáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phântán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấmtoàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng

Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không giancon con” Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà “lợp” kính Khi đón nhậnánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốtcháy” từ từ, không khí được sưởi ấm Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâmchồi, ra hoa và kết quả sớm hơn

Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trườngsinh vật đang sinh tồn là Trái Đất “Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO 2 hấp thu làm cho không khí nóng lên”.

Điều đó lý giải điều gì ?

Ban đầu hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “ Không giancon con” Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: CO2 chứa trongbầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất Lúc này Trái Đất sẽkhông khác gì một nhà kính lớn chơ vơ đón nhận ánh sáng trong không gian

Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính này” nhiệt độ trungbình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến – 23oC Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt

độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38oC, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nhiệt độtrung bình sẽ là 15oC

Nói vậy không có nghĩa tất cả ánh sáng Mặt Trời đều được hấp thu qua “tấmkính” Khi năng lượng Mặt Trời đi qua một lớp khí (gọi là khí nhà kính – GreenHouse Gas GHG) gồm hơi nước, CO2, methane, NOx, ozone Bức xạ hồng ngoạitrong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ song không dễ dàng đi qualớp khí nhà kính Một phần bức xạ hồng ngoại bị hất lại quả đất làm cho Trái Đất

có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống

* Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá

và sự gia tăng dân số Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, cáckhu công nghiệp, các đống phế thải “nhả” ra một lượng khí CO2 khổng lồ vào bầu

Trang 12

khí quyển Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO2

Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của

“cách hành xử thực dụng” của các nước phát triển Lượng khí CO2 và nhiều loại khíthải khác trong bầu khí quyển bị dồn tụ khiến nhiệt độ phát triển cao hơn mức bìnhthường 3 - 4oC

Sự ô nhiễm của guồng máy công nghiệp

Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm qua của nhà khoa học Na Uy - giáo sưOla Johannessen (tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ) đã nóirằng: vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua dohiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộnnghiêm trọng

Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi - tiểu vùng Sahara đãmang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí mát từĐại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các đám mây dẫn đếnviệc thiếu mưa trầm trọng ở châu Âu

Sự thay đổi “tính khí” của những cơn mưa rào khiến cho “sức khoẻ” của cácloài thuỷ sản bị đe doạ Các nhà máy phát điện, hệ thống tưới tiêu hoạt động hếtcông suất nhưng chất lượng nước uống, chất lượng cuộc sống vẫn bị giảm sút rõrệt Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới.Lụt lội, hạn hán, thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống con người

Hiệu ứng nhà kính đang tác động không nhỏ đến môi trường sống của sinhvật, gây nên những đột biến có hại trên sinh vật làm suy giảm số lượng và chấtlượng sinh vật

Ngày đăng: 22/09/2016, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w