1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khóa luận tốt nghiệp ẩn dụ hoán dụ bộ phận cơ thể trong văn học dân gian Việt Nam

109 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

khóa luận tốt nghiệp ẩn dụ hoán dụ bộ phận cơ thể trong văn học dân gian Việt Nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

Khóa luận tốt nghiệp CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

ẨN DỤ, HOÁN DỤ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG VĂN CHƯƠNG DÂN GIAN VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Nguyễn Công Đức SVTH: Bùi Thị Diệu Trang

LỚP: Ngôn ngữ K12 MSSV: 1256010178

TP.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

DẪN NHẬP 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Lịch sử vấn đề 2

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn 4

7 Bố cục 4

1.1 Khái quát về ẩn dụ 6

1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống 6

1.1.2 Ẩn dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận 10

1.2 Khái quát về hoán dụ 13

1.2.1 Hoán dụ theo quan điểm truyền thống 13

1.2.2 Hoán dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận 15

1.2.3 Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ 17

1.3 Khái quát về văn chương dân gian Việt Nam 17

1.4 Giới thiệu nguồn tư liệu khảo sát 20

1.5 Ý niệm về bộ phận cơ thể người trong ẩn dụ và hoán dụ tri nhận 20

TIỂU KẾT 25

2.1 Kết quả khảo sát 26

2.2 Phân loại ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn xuôi dân gian Việt Nam 28

2.2.1 Ẩn dụ từ vựng 28

2.2.1.1 Ẩn dụ hình dáng 29

2.2.1.2 Ẩn dụ vị trí 30

2.2.1.3 Ẩn dụ tính chất 32

2.2.1.4 Ẩn dụ chức năng 33

2.2.1.5 Ẩn dụ màu sắc 33

2.2.2 Ẩn dụ tu từ 34

2.2.2.1 Ẩn dụ tính chất 34

2.2.2.2 Ẩn dụ hành động 36

Trang 3

2.2.2.3 Ẩn dụ trạng thái 37

2.2.2.4 Ẩn dụ điển cố 39

2.2.3 Ẩn dụ tri nhận 39

2.2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc 39

2.2.3.2 Ẩn dụ bản thể 41

2.2.3.3 Ẩn dụ truyền tin/ kênh liên lạc 42

2.2.3.4 Ẩn dụ định hướng 42

2.3 Phân loại ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn vần dân gian Việt Nam…43 2.3.1 Ẩn dụ từ vựng 44

2.2.1.1 Ẩn dụ hình dáng 45

2.2.1.2 Ẩn dụ vị trí 51

2.2.1.3 Ẩn dụ tính chất 60

2.2.1.4 Ẩn dụ chức năng 61

2.2.1.5 Ẩn dụ màu sắc 61

2.2.2 Ẩn dụ tu từ 62

2.2.2.1 Ẩn dụ tính chất 62

2.2.2.2 Ẩn dụ hành động 63

2.2.2.3 Ẩn dụ trạng thái 64

2.2.2.4 Ẩn dụ điển cố 65

2.2.3 Ẩn dụ tri nhận 65

2.2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc 66

2.2.3.2 Ẩn dụ bản thể 71

2.2.3.3 Ẩn dụ truyền tin/ kênh liên lạc 75

2.2.3.4 Ẩn dụ định hướng 75

2.4 Nhận xét về ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt

Nam……… 75

TIỂU KẾT 76

3.1 Kết quả khảo sát 77

3.2 Phân loại hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn xuôi dân gian Việt Nam………… 78

3.2.1 Hoán dụ từ vựng 78

3.2.1.1 Toàn bộ - bộ phận 79

Trang 4

3.2.2.2 Bộ phận - toàn bộ 79

3.2.2.3 Bộ phận cơ thể - bộ phận đồ vật 80

3.2.2.4 Cơ quan chức năng - chức năng 80

3.2.2.5 Trạng thái, tư thế - nguyên nhân 81

3.2.2.6 Kết quả - nguyên nhân 82

3.2.2.8 Tượng trưng 82

3.2.2 Hoán dụ tu từ 83

3.2.2.1 Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận- toàn thể 83

3.2.2.2 Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa- đối tượng được chứa 83

3.2.2.3 Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng 83

3.2.2.7 Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tư thế và nguyên nhân của tư thế 85

3.2.3 Hoán dụ tri nhận 86

3.2.3.1 Hoán dụ ý niệm tuyến tính 86

3.2.3.2 Hoán dụ ý niệm tiếp hợp 87

3.2.3.3 Hoán dụ ý niệm bao gộp 88

3.3 Phân loại hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn vần dân gian Việt Nam ……… 88

3.3.1 Hoán dụ từ vựng 89

3.3.1.1 Toàn bộ - bộ phận 90

3.3.1.2 Bộ phận - toàn bộ 90

3.3.1.3 Bộ phận cơ thể - bộ phận đồ vật 91

3.3.1.4 Cơ quan chức năng - chức năng 92

3.3.1.5 Trạng thái, tư thế - nguyên nhân 94

3.3.1.6 Kết quả - nguyên nhân 94

3.3.1.7 Tượng trưng 94

3.3.2 Hoán dụ tu từ 95

3.3.2.1 Hoán dụ toàn thể- bộ phận 96

3.3.2.2 Hoán dụ bộ phận - toàn thể 96

3.3.2.3 Hoán dụ vật chứa - đối tượng được chứa 96

3.3.2.4 Hoán dụ cơ quan chức năng - chức năng 97

3.3.2.5 Hoán dụ tư thế - nguyên nhân tư thế 98

3.3.3 Hoán dụ tri nhận 98

Trang 5

3.3.3.1 Hoán dụ ý niệm tuyến tính 99

3.3.3.2 Hoán dụ ý niệm tiếp hợp 99

3.3.3.3 Hoán dụ ý niệm bao gộp 100

3.4 Nhận xét về hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam ……… 100

TIỂU KẾT 101

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 6

Văn chương dân gian Việt Nam vẫn luôn là nguồn tư liệu quý báu để khảo sát

sự biến chuyển ngôn ngữ cũng như tư duy cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi chọn nguồn tư liệu này để thực hiện cuộc khảo sát ẩn dụ, hoán dụ nhằm xác lập những nền tảng cơ bản trong việc nghiên cứu, nhận thức

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ khái quát các đặc điểm cơ bản, thống kê đầy đủ những trường hợp ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam phục vụ việc tra cứu, tìm mối liên hệ phát triển của ngôn ngữ trong quá trình phát triển của dân tộc

- Tổng hợp, phân tích và phân loại các nguồn ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người tạo nên một kho tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu: ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người

Phạm vi nghiên cứu: nguồn tư liệu trong văn chương dân gian Việt Nam, cụ thể

là tục ngữ, ca dao, câu đố và truyện cổ tích

Trong nước, vấn đề ẩn dụ cũng như hoán dụ được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, tiêu biểu nhất có thể kể đến là: Đỗ Hữu Châu, Đào Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Đức Tồn, Phan Thế Hưng, Nguyễn Thái Hòa, Cù Đình Tú, Phan Trọng Lạc, Hoàng Văn Hành, Mai Thị Kiều Phượng, Hoàng Kim Ngoc, Đỗ Thị Hằng,…

Hầu hết các nhà Việt ngữ học đều thống nhất với quan điểm hiểu ẩn dụ là một

sự “thay thế tên gọi”, “là phép chuyển nghĩa” dựa trên “sự tương đồng nào đó” và ẩn

Trang 8

- Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), luận văn thạc sĩ, Ẩn dụ tri nhận - mô hình ẩn

dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn

- Hà Thanh Hải (2011), luận án tiến sĩ, Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh- Việt

- Phạm Thị Kim Cúc (2013), luận văn thạc sĩ, Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm “Khóa hư lục” của Trần Thái Tông

- Nguyễn Thị Ái Vân (2013), luận văn thạc sĩ, Ẩn dụ và hoán dụ trong truyện Kiều

- Nguyễn Thị Như Ngọc (2015), luận án tiến sĩ, Ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ và việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Ngoài ra, ẩn dụ, hoán dụ cũng được nghiên cứu để xây dựng thành các từ điển quy mô như:

- Lê Thị Diên Anh (2009), luận văn thạc sĩ, Xây dựng từ điển ẩn dụ tiếng Việt

- Nguyễn Hữu Chương (2012),công trình nghiên cứu khoa học, Từ điển ẩn dụ, hoán dụ tiếng Việt

Một số bài báo, bài viết khoa học có liên quan như:

- Phan Thị Hồng Xuân (1999), Cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ của

từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt

- Hà Quang Năng (2001), Đặc trưng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam

- Phan Hồng Xuân (2001), Mấy nhận xét về cách sử dụng ẩn dụ của các nhà thơ mới trong “Thi nhân Việt Nam”

- Hoàng Văn Hành (2001), Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Trên đây là một số công trình được chúng tôi điểm lại một cách khái quát về tình hình nghiên cứu ẩn dụ và hoán dụ Tuy được nghiên cứu một cách khá công phu

và kỹ lưỡng trong một thời gian dài, nhưng các nhà nghiên cứu đã phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ trên các cứ liệu văn học hiện đại Hầu như chưa

có công trình nào nghiên cứu ẩn dụ, hoán dụ khoanh vùng ở lớp từ vựng chỉ bộ phận

cơ thể người trên ngữ liệu văn chương dân gian Việt Nam Đây chính là những nét mới trong đề tài này của chúng tôi, hy vọng sẽ phần nào cung cấp cho người đọc

Trang 9

những tư duy, nhìn nhận mới về ẩn dụ, hoán dụ, từ đó trở thành nguồn tài liệu tốt phục

vụ cho việc học tập và nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: khảo sát nguồn tư liệu văn chương dân gian Việt Nam nhằm liệt kê các cứ liệu có liên quan đến ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người tạo nguồn cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân tích- miêu tả: nêu lên những đặc điểm cơ bản của từng loại

ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người tạo cơ sở cho việc phân loại

- Phương pháp phân loại: sắp xếp các loại ẩn dụ, hoán dụ thành một hệ thống khoa học, hoàn chỉnh phục vụ cho việc nghiên cứu sau này

6 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn

Việc khảo sát, miêu tả và phân loại các ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ cung cấp một nguồn tư liệu hoàn chỉnh, khoa học trên cứ liệu văn chương dân gian phục vụ lâu dài cho các công trình nghiên cứu cũng như việc học tập ngôn ngữ

Hiểu và biết cách phân loại ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam sẽ giúp cho việc nhận diện, học tập hai biện pháp tu từ quan trọng này một cách hoàn thiện Đồng thời, việc so sánh, đối chiếu với các tư liệu của văn chương hiện đại cũng trở nên dễ dàng hơn

Ẩn dụ, hoán dụ vốn có mối quan hệ với tư duy và hành động một cách chặt chẽ

vì thế việc minh bạch hóa hai biện pháp này sẽ rất có ích với việc chọn lọc ngôn ngữ

và tư duy giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày

Trang 10

chỉ bộ phận cơ thể người, làm nền tảng cho việc phân tích, miêu tả và phân loại ở các chương sau Đồng thời khái quát nguồn tư liệu văn chương dân gian Việt Nam, phục

vụ cho việc chọn lựa nguồn tư liệu khảo sát

- Chương 2: Ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam, phân tích, miêu tả và phân loại các loại ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong

văn chương dân gian Việt Nam, trên cơ sở đó, nêu những đặc điểm, thống kê, phân loại và nhận xét tổng quan

- Chương 3: Hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam, phân tích, miêu tả và phân loại các loại hoán dụ chỉ bộ phận cơ thể người trên cứ

liệu văn chương dân gian Việt Nam, nêu các đặc điểm, thống kê, phân loại và nhận xét tổng quát

Trang 11

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ VĂN CHƯƠNG DÂN GIAN

VIỆT NAM 1.1 Khái quát về ẩn dụ

1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống

Thuật ngữ ẩn dụ metaphor: có nguồn gốc là một từ Hy Lạp métaphora , có nghĩa là chuyển (transfer), trong đó “meta” có nghĩa là “từ bên này đưa qua bên kia” (across) và pherein có nghĩa là “mang, mang đi” (to bear or carry) Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, từ Metaphor cũng có nghĩa là vận chuyển, chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, nhượng (transport hay transfer) (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương)

Ẩn dụ là một khái niệm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước từ rất lâu Để khái quát khái niệm này, các nhà ngôn ngữ học đã không ngừng tìm hiểu và tranh luận, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà ngôn ngữ học Thế giới:

- Vào năm 335BC, Aristotle đã định nghĩa về ẩn dụ trong chương XXI -Poetics (Nghệ thuật thi ca) như sau: “Ẩn dụ là dùng cái tên của vật này để chỉ vật khác, theo cách lấy chủng (genus) để chỉ loại (species) hoặc lấy loại để chỉ chủng, hoặc lấy loại

để chỉ loại, dựa theo sự tương đồng (analogy)” Như vậy, ông cho rằng bản chất cơ bản của ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi.Ví dụ như câu: Man is a wolf (Con người là chó sói) thì từ wolf (chó sói) là từ ẩn dụ (chỉ sự hung dữ, mất nhân tính) Theo quan điểm của Aristotle thì ẩn dụ là một cách so sánh ngầm, trong đó người ta tỉnh lược đi từ so sánh và thuộc tính cần diễn đạt Chẳng hạn, câu ví dụ trên tỉnh lược bắt nguồn từ câu: Man is like a wolf Tư tưởng này của Aristotle tuy xuất hiện từ xa xưa nhưng đến hiện nay vẫn thống trị những khái niệm khác, dù có những kiểu định nghĩa mới ra đời (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15, 15]

- Năm 1960, A.A Reformatxky trong cuốn Dẫn luận Ngôn ngữ học khẳng định:

“Ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là “sự chuyển đổi” (Perenos), là trường hợp chuyển nghĩa

Trang 12

điển hình nhất Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v…” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn)

- Năm 1966, trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, O.X Akhmanova đã định

nghĩa ẩn dụ là“ Phép chuyển nghĩa (Trop) dùng các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ

sở sự tương tự, sự giống nhau …” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn)

- Năm 1977, trong cuốn Dẫn luận Ngôn ngữ học, B.N Golovin định nghĩa: “Sự

chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ” (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn)

- Trong cuốn Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương (1977), Ju.X Xtepanốp:

“Bản thân từ Metaphora từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là “sự chuyển nghĩa” (tr 51)

và “Khi một từ tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật cũ nhưng lại có thêm một sự liên hệ mới, với cái biểu vật mới, thì hiện tượng ngôn ngữ đó là ẩn dụ” (tr51-52) (Dẫn theo Nguyễn Đức Tồn)

- Năm 1984, theo Từ điển ngôn ngữ học của Jean Dubois định nghĩa: “ Ẩn dụ là

dùng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng mà không có mặt những từ, cụm từ để chỉ sự so sánh Hay nói rộng hơn ẩn dụ là việc dùng tất cả các từ mà từ này

có thể thay thế bằng một số từ khác có những điểm tương đồng sau khi đã bỏ tất cả những từ dùng để chỉ sự so sánh” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương)

- Năm 2010, trong cuốn Từ điển Oxford Advanced Leaner‟s Dictionary, Oxford

University Press của A.S Hornby, ẩn dụ được định nghĩa như sau: “ Ẩn dụ là cách dùng một từ hay cụm từ để miêu tả một người hay một vật khác, khác với cách dùng bình thường của từ đó, để chỉ ra rằng hai vật có cùng tính chất và để tạo ra một miêu

tả mạnh mẽ hơn Ví dụ: Cô ta có một trái tim sắt đá ( She has a heart of stone) (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương)

- Năm 2011, Từ điển Oxford American Dictionary, Oxford University Press định

nghĩa: “ Ẩn dụ là cách miêu tả một vật bằng cách so sánh nó với một vật khác có cùng phẩm chất (mà không dùng những từ so sánh as, like)” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương)

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng có những nhận định khá tương đồng với các nhà Ngôn ngữ học Thế giới :

Trang 13

- Năm 1960, trong cuốn Khái luận Ngôn ngữ học, (tr 159), Nguyễn Văn Tu định

nghĩa: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan

hệ gián tiếp Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp

ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau.”

- Năm 1962, Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về ẩn dụ trong Giáo trình Việt ngữ tập

2, “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng.” (tr 54) Ông cũng đề cập rõ những mối liên hệ tương đồng có thể

là hình thưc, vị trí, màu sắc, âm thanh, công dụng, chức năng

- Năm 1981, Đỗ Hữu Châu trong một cuốn sách khác là Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, ông giải thích: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa

biểu vật A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức

ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y

có nét nào đó giống nhau.” (tr 145)

- Năm 1966, Nguyễn Lân với cuốn Ngữ pháp Việt Nam, đề cập: “Ẩn dụ là phép

sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở sự tương đồng, sự giống nhau…giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái nói đến Ẩn dụ cũng là một cách ví, nhưng không cần dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, tường, bằng…” (tr 18)

- Năm 1988, trong Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Đào Thản đã

giải thích khá cụ thể, rõ ràng ẩn dụ cũng theo quan niệm như vậy trong mối quan hệ với sự so sánh : “Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng của hai đối tượng Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh”.(tr 143)

- Năm 2012, Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Ngôn ngữ học nêu khái niệm:

Ẩn dụ (Metaphor) là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau” Tác giả đã nêu ra 8 loại ẩn dụ trong tiếng Việt dựa vào những đặc điểm giống nhau như sau: (1) hình thức (đầu bàn, tay ghế); (2) màu sắc (màu nâu đất, màu rêu); (3) chức năng (đèn điện, cặp sách); (4) tính chất, thuộc tính (tình cảm khô khan, ý nghĩ chua chát); (5) đặc điểm bề ngoài (Hoạn Thư, Chí Phèo);

Trang 14

(6) từ cụ thể đến trừu tượng (hạt nhân, nắm vấn đề); (7) chuyển tên con vật thành tên người (cún con của mẹ); (8) chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (nhân cách hóa) (thời gian đi, con tàu chạy, gió gào thét) [26, 319]

- Năm 2011, trong cuốn sách Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt, Mai

Thị Kiều Phượng đưa ra khái niệm về ẩn dụ được mở rộng như sau: “ Ẩn dụ là phương thức tư duy ngôn ngữ, cụ thể là phép so sánh ngầm hay phương thức thay thế tên gọi, có chức năng chính tạo nên sự chuyển nghĩa, dùng để chuyển đặc điểm, thuộc tính…sự vật, hiện tượng khác loại Ẩn dụ có phạm vi hoạt động thuộc về một trong ba ngữ cảnh sử dụng khác nhau: trong từ vựng, trong giao tiếp lời nói, trong văn bản nghệ thuật tu từ Người ta dùng thao tác tư duy liên tưởng và dựa vào cơ sở của một trong ba mối quan hệ chính: tương đồng (sự giống nhau, đồng nhất hóa); tương phản (sự khác nhau); tương cận (sự gần gũi nhau, chứa đựng nhau) theo đặc điểm, thuộc tính nào đó giữa các sự vật, hiện tượng để tạo nên phép ẩn dụ” [12, 115]

- Năm 2012, Nguyễn Đức Tồn nhận định: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào

đó cùng có ở chúng”

Như vậy, quan điểm chung về ẩn dụ truyền thống đều cho rằng ẩn dụ là cách định danh sự vật, hiện tượng này bằng cách lấy tên gọi của sự vật hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng, nói cách khác là có sự so sánh ngầm trong cách định danh này

Ở quan điểm truyền thống, ẩn dụ được chia làm hai loại chính:

- Ẩn dụ từ vựng: là đối tượng của từ vựng học, sự chuyển nghĩa của từ được thực hiện theo những liên tưởng so sánh tương đồng (về hình thức, thuộc tính, chức năng, ) giữa hai sự vật đã thành của chung của cả cộng đồng, mang tính bắt buộc, thực sự tạo nên nghĩa mới của từ Hay nói cách khác đó là “phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y) nếu như X và Y giống nhau” (Theo Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt) Ở đề tài này, chúng tôi theo quan niệm của Nguyễn Hữu Chương, phân loại ẩn dụ từ vựng thành:

 Ẩn dụ hình dáng

Trang 15

ẩn dụ tu từ là so sánh ngầm vì cơ sở cấu tạo của nó giống với so sánh tu từ” Ví dụ: Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng bừng lên buổi bình minh của thời đại (Lê Duẩn); có các ẩn dụ là: “bóng đêm”, “buổi bình minh” (Theo

Cù Đình Tú, 1983, tr 279-281) Ẩn dụ tu từ được tạo nên bởi ba nhân tố: văn cảnh, tính hợp lý và thói quen thẩm mỹ

Có thể thấy, ẩn dụ từ vựng thực chất là sự phát triển nghĩa của từ theo các cách nói quen thuộc, phổ biến và có ít hoặc hầu như không có giá trị tu từ Còn ẩn dụ tu từ

có ý nghĩa lâm thời, thường phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá Việc xem xét hai loại ẩn dụ này rất có ích trong việc phân định rõ ràng ý thức phản ánh thế giới xung quanh và hành trình phát triển vốn từ tiếng Việt phong phú như đến hiện tại của nhân dân ta thông qua thơ ca dân gian Việt Nam trong đề tài này của chúng tôi

1.1.2 Ẩn dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Ẩn dụ tri nhận còn là một lĩnh vực khá mới mẻ trong Ngôn ngữ học, ở đề tài này, chúng tôi lấy quan niệm của G Lakoff và M Johnson trong tác phẩm mang tính cương lĩnh của Ngôn ngữ học tri nhận là Metaphor We live by làm cơ sở lý luận

Năm 1980, cuốn sách Metaphor We live by được xuất bản đã làm bùng nổ một trào lưu hoàn toàn mới trong nghiên cứu về ẩn dụ, hai ông quan niệm: “ Ẩn dụ xuyên suốt đời sống của chúng ta và không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ mà còn cả ở tư duy và hành động Hệ thống ý niệm thường nhật của chúng ta, mà thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về thực chất mang tính ẩn dụ Bản chất của ẩn dụ là ở tư duy và cảm xúc về các hiện tượng thuộc loại này ẩn trong thuật ngữ của các hiện tượng khác”

Trang 16

Hai ông cũng viết: “ Đối với nhiều người, ẩn dụ là công cụ của óc tưởng tượng của các nhà thơ, của những lối hùng biện rườm rà- là một bộ phận của thứ ngôn ngữ đặc biệt nào đó, chứ không phải là thứ ngôn ngữ đời thường Hơn nữa, ẩn dụ thường được xem như là đặc điểm của ngôn ngữ liên quan đến từ hơn là đến tư duy và hoạt động Vì nguyên nhân đó, nhiều người cho rằng họ vẫn có thể sống tốt mà không cần

có ẩn dụ Ngược lại với ý kiến đó, chúng tôi đã phát hiện ra rằng ẩn dụ thấm sâu vào đời sống thường nhật của chúng ta, đồng thời thấm sâu không chỉ vào ngôn ngữ, mà còn cả tư duy và hoạt động nữa Hệ thống ý niệm thường nhật mà chúng ta đang dùng

để suy nghĩ và hành động về bản chất đều mang tính ẩn dụ”

Ẩn dụ tri nhận cũng tiền giả định sự tồn tại của hai miền NGUỒN và ĐÍCH Theo đó, miền nguồn có chức năng cung cấp các tri thức mới, từ đó gán các tri thức này cho một miền khác là đích Trong cuốn Metaphor We live by, hai ông cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể như :

THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC

Ẩn dụ tri nhận chủ yếu mở mang kiến thức, cung cấp sự hiểu biết về đối tượng này thông qua sự hiểu biết về đối tượng đã biết trước đó Điểm khác biệt dễ dàng nhận

ra là :

Trang 17

- Ẩn dụ tri nhận đóng vai trò là một loại cấu trúc ý niệm chứ không đơn thuần chỉ là cấu trúc ngôn ngữ như quan điểm truyền thống

- Ẩn dụ tri nhận là một loại biểu đạt ngôn ngữ chính tắc

- Ẩn dụ tri nhận không thể hiện sự tương đương mà là sự quy chiếu liên vùng, tức là quy chiếu vùng nguồn lên vùng đích, từ đó lý giải vùng đích

- Ẩn dụ tri nhận đóng góp một vai trò quan trọng trong ý thức của con người, khẳng định vai trò của văn hóa, tâm lý và xã hội trong cuộc sống của con người Ý nghĩa không chỉ thể hiện qua con chữ, ẩn dụ vẫn có giá trị thực

Theo khuynh hướng tri nhận, trong cuốn sách Metaphor We live by, G Lakoff

và M Johnson phân loại ẩn dụ tri nhận ra làm 4 loại chính, bao gồm:

- Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphors): Hiểu một cách khái quát nhất thì ẩn dụ cấu trúc là những ẩn dụ tri nhận khi một ý niệm này được cấu trúc hóa về mặt ẩn dụ của một ý niệm khác Nói cách đơn giản hơn thì, ẩn dụ cấu trúc là hiện tượng cấu trúc lại ý niệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức mới (những nét thuộc tính mới) do ý niệm ở miền NGUỒN gán cho Ví dụ, ta có ẩn dụ cấu trúc TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH, ta thấy ý niệm CHIẾN TRANH (miền nguồn) đã cấu trúc hóa ý niệm TÌNH YÊU (miền đích) làm cho hai khách thể TÌNH YÊU và CHIẾN TRANH trở nên tương đồng ở một bộ phận nào đó Biểu hiện rõ nhất là những biểu ngữ thường thấy như sau:

 Bạn cần tranh đấu để có được tình yêu này

 Hãy theo đuổi cô ấy

 Cần tiêu diệt nhanh những cây si khác của nàng

 Cần lập một kế hoạch để cưa đổ/ ngã/ gãy cô gái này

 Phải bảo vệ tình yêu bằng tất cả những gì ta có

- Ẩn dụ bản thể (ontological metaphors): thực chất là quá trình “vật thể hóa” những bản thể trừu tượng và vạch ranh giới của chúng trong không gian Đây là những phương thức giải thích các sự kiện, hành động, cảm xúc, các tư tưởng v.v… vốn là những khái niệm trừu tượng, xem chúng như những vật thể, chất liệu Ví dụ: Tình cảm được xem xét như một bản thể thì mới có những ẩn dụ như: THƯƠNG

Trang 18

NHIỀU, THƯƠNG ÍT, YÊU, KHÔNG YÊU,…Chúng ta có khả năng nói về những hiện tượng trừu tượng nhờ vào năng lực vật thể hóa của tri giác chúng ta

- Ẩn dụ truyền tin/ kênh liên lạc (Conduit metaphor): là quá trình giao tiếp như

sự vận động của nghĩa “làm đầy” các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “KÊNH” nối người nói với người nghe Ví dụ: TRÁI TIM LÀ VẬT CHỨA ĐỐI VỚI TÌNH CẢM

Ta có các biểu thức ngôn ngữ như sau:

 Tôi yêu em bằng cả trái tim

 Em giết chết trái tim tôi khi nói những lời chối từ này

 Tôi xin dâng cả trái tim mình cho em

 Tôi cảm thấy vui vẻ hẳn lên

 Tôi thấy tâm trạng mình đang chùng xuống

 Tinh thần suy sụp

 Em hãy cố gắng vui vẻ lên

Như vậy, ẩn dụ tri nhận đã vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của nó theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, ẩn dụ đã trở thành một khái niệm bao quát cuộc sống của con người, từ trong suy nghĩ, tư duy đến hành động thực tế Hiểu được ẩn dụ cũng

có nghĩa là ta đã hiểu được một phần suy nghĩ của con người, cuộc sống của con người và cả thế giới mà con người đang sống

1.2 Khái quát về hoán dụ

1.2.1 Hoán dụ theo quan điểm truyền thống

Trang 19

Thuật ngữ hoán dụ (metonymy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Metonymía có nghĩa là “thay tên” (a change of name) trong đó metá có nghĩa là “có sau” (after) hay

“xa hơn” (beyond) và hậu tố- onymía có nghĩa là “lối nói” [15, 19]

Với các nhà ngôn ngữ học trên Thế giới, hoán dụ cũng là một khái niệm đáng chú ý bởi lịch sử lâu đời của việc tìm tòi và cố gắng định nghĩa chính xác khái niệm này:

Định nghĩa của Từ điển di sản văn hóa Mỹ (American Heritage Dictionary):

Hoán dụ (Metonymy) là một lối nói mà trong đó một từ hay một cụm từ dùng để thay thế cho một từ hay một cụm từ khác dựa vào mối liên hệ gần gũi (closely associated)” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15,19]

Định nghĩa của Từ điển các thuật ngữ Văn học của ChirsBaldick 2001, 2004:

“Hoán dụ (metonymy) là lối nói thay thế tên của một vật này bằng tên của một vật khác mà giữa hai vật có mối liên hệ gần gũi (closely associated) với nhau” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15,19]

Định nghĩa của Từ điển Bách khoa đại học Colombia: “Hoán dụ (metonymy) là

lối nói sử dụng một đặc trưng (attribute) của vật hay một số vật có liên hệ gần gũi với vật đó để thay thế cho chính bản thân vật đó” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15,19]

Định nghĩa của Michael A.Fischer: Hoán dụ (metonymy) là lối nói dùng một từ hay một cụm từ thay thế cho một từ hay cụm từ khác dựa trên mối liên hệ gần gũi (closely associated)” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15,19]

Định nghĩa của Từ điển thuật ngữ thơ ca: “Hoán dụ( metonymy) là lối nói mà

trong đó có sự thay thế một danh từ này cho một danh từ khác bằng một thuộc tính (attribute) hay một mối liên hệ gần gũi nào đó (closely associated)” (Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương) [15,19]

Các nhà Việt ngữ học Việt Nam cũng có những định nghĩa khá rõ ràng và tương đồng:

Trang 20

Nguyễn Văn Tu định nghĩa: “Hoán dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác Hoán dụ dựa vào mối liên hệ trực tiếp tức là chỗ giống nhau của hai

sự vật mà người ta thấy trực tiếp được” [25,159]

Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981) nêu: “Hoán dụ

là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y, nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế” Theo ông, trong hoán dụ, mối liên hệ đi đôi giữa x và y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của con người như trong ẩn dụ

Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa quan niệm: “Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng ấy”

Hầu hết các quan niệm của những nhà Việt ngữ học Việt Nam và Thế giới đều thống nhất rằng : Hoán dụ là cách lấy đặc điểm, nét tiêu biểu của sự vật, hiện tượng gọi tên thay thế cho toàn bộ sự vật, hiện tượng ấy

Trong quan điểm truyền thống, các nhà Ngôn ngữ học chia hoán dụ ra làm hai loại chính bao gồm:

- Hoán dụ từ vựng: “là một hiện tượng của lời nói, một biện pháp tu từ, sau được

cố định trở thành hoán dụ từ vựng” (theo Nguyễn Hữu Chương)

- Hoán dụ tu từ: “là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng”

Hoán dụ tu từ hoàn toàn khác với hoán dụ từ vựng bởi hoán dụ tu từ chỉ mang tính lâm thời còn hoán dụ từ vựng mang tính cố định, được ghi lại trong từ điển tiếng Việt

1.2.2 Hoán dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Nếu ẩn dụ tri nhận được các nhà Ngôn ngữ học Việt Nam và Thế giới hay ngay

cả ông tổ của Ngôn ngữ học tri nhận là G Lakoff và M Johnson quan tâm thì hoán dụ

Trang 21

tri nhận vẫn còn là một lĩnh vực mới, ít được nhắc đến hoặc thường được gộp chung với ẩn dụ tri nhận Chúng tôi chỉ có thể hệ thống một số khái niệm cơ bản như sau:

“Hoán dụ được hiểu là việc sử dụng một đặc trưng riêng (a single characteristic) để chỉ một thực thể phức tạp hơn (to indentify a more complex entity)

và là một trong những đặc trưng cơ bản của nhận thức” ( Dẫn theo Nguyễn Hữu Chương)

Theo Zoltan Kovecses 2002 thì : “Hoán dụ là một quá trình tri nhận, trong đó một khách thể ý niệm đem lại khả năng nhận biết một khách thể ý niệm khác ở trong cùng một lĩnh vực ý niệm hay mô hình tri nhận lý tưởng hóa (ICM)” (Zoltan Kovecses: Metaphor: A practical Introduction NewYork: Oxford University Press,

2000, P450- Dẫn theo Võ Kim Hà, chuyên đề: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong Ngôn ngữ học tri nhận, ĐHKHXH & NV TPHCM, 2008)

G Lakoff và M Johnson cho rằng: “ Hoán dụ có chức năng cơ bản là chức năng quy chiếu (referential funtion), nghĩa là nó cho phép một bản thể này thay thế cho bản thể khác Nhưng hoán dụ không chỉ là một biện pháp quy chiếu Nó cũng phục vụ cho sự thông hiểu.” Và khẳng định thêm: “Hoán dụ ở một mức độ nào đó cùng phục vụ cho những mục đích như ẩn dụ, và được sử dụng theo kiểu giống nhau, nhưng hoán dụ cho phép tập trung chú ý chính xác hơn trên những mặt xác định của cái được biểu hiện” “ Các ý niệm hoán dụ được tổ chức một cách hệ thống” (Dẫn

theo Trần Văn Cơ- Những khái niệm Ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến văn hóa học)

Theo quan điểm này, hoán dụ được chia làm ba loại chính:

- Hoán dụ ý niệm tuyến tính: là một quá trình tri nhận phản ánh ý đồ diễn đạt của người nói trong đó chúng ta liên kết hai đối tượng lại với nhau theo kiểu cái này thay thế cho cái kia trong một ngữ cảnh phù hợp Loại này xuất hiện thường xuyên nhất trong ngôn ngữ chẳng hạn như: địa điểm thay thế cho con người, địa điểm thay thế cho cơ quan, vật chứa đựng thay thế cho cái được chứa đựng, nhà sản xuất thay thế cho sản phẩm, món hàng thay thế cho người mua hàng, bộ phận cơ thể thay thế cho con người,…

Trang 22

- Hoán dụ ý niệm tiếp hợp: khác với hoán dụ ý niệm tuyến tính, hiện tượng chuyển nghĩa không xảy ra ở loại này, nghĩa gốc của biểu thức được giữ nguyên nhưng nó lại dẫn đến hiện tượng mở rộng ngữ nghĩa của biểu thức ban đầu

- Hoán dụ ý niệm bao gộp: là loại hoán dụ thường được hiểu theo nghĩa hàm ẩn

Ví dụ: Anh ta có một cái đầu tốt ( He has got a good head on him) thì chúng ta sẽ hiểu nghĩa là anh ta thông minh Ở đây “a good head” đã được hiểu theo nghĩa hàm ẩn chứ không phải nghĩa tường minh Rõ ràng đã có một sự chuyển biến từ miền ý niệm vật chất cụ thể sang miền ý niệm mang tính trừu tượng, tinh thần Rất dễ nhầm lẫn mối quan hệ bao gộp này với mối quan hệ toàn thể- bộ phận Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ chúng ta sẽ thấy rằng có sự khác biệt hoàn toàn giữa hai loại này, cụ thể: trong mối quan hệ liên tục toàn thể- bộ phận thì cái này thay thế cho cái kia cho cùng một miền ý niệm còn mối quan hệ bao gộp thì hai miền ý niệm tách nhau giữa vật chất và tinh thần

Tóm lại, chúng ta có ba loại hoán dụ tri nhận khác nhau và mỗi loại sẽ giữ một chức năng ngôn ngữ khác nhau nhằm diễn đạt chính xác mọi hành vi ngôn ngữ của con người

1.2.3 Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Cả hai loại ẩn dụ ( metaphor) và hoán dụ (metonymy) đều là cách dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để thay thế cho tên gọi của sự vật, hiện tượng khác Tuy nhiên, cơ sở ngữ nghĩa của hai cách nói này lại hoàn toàn khác nhau Điểm khác biệt

rõ ràng nhất là hoán dụ hình thành dựa trên mối liên hệ tương cận (contiguity association) giữa hai khái niệm còn ẩn dụ hoạt động dựa trên mối liên hệ tương đồng (similarity) giữa chúng

1.3 Khái quát về văn chương dân gian Việt Nam

Văn chương dân gian là các sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay ( Theo Đinh Gia Khánh)

Trang 23

Văn chương dân gian Việt Nam có ba đặc trưng cơ bản bao gồm:

- Tính truyền miệng: hầu hết các tác phẩm văn chương dân gian Việt Nam không được lưu giữ bằng văn tự mà được truyền miệng từ đời này sang đời khác và qua nhiều địa phương khác nhau Các tác phẩm thường được biểu hiện trong diễn xướng dân gian Đặc trưng này cũng mang lại những hướng tích cực trong việc hoàn thiện tác phẩm văn chương dân gian đó là việc các tác phẩm này được trau chuốt, hoàn thiện và ngày càng phù hợp hơn với tâm tình của người dân lao động.Tuy nhiên, điều này lại làm cho các tác phẩm này nảy sinh nhiều dị bản, khó xác định được bản gốc

- Tính tập thể: thường sẽ là cá nhân khởi xướng, tập thể sẽ tham gia hưởng ứng

và sáng tạo thêm, tu sửa, bổ sung cho phong phú và hoàn thiện hơn

- Tính thực hành: gắn bó, phục vụ trực tiếp cho mọi hoạt động đời sống sinh hoạt của người dân lao động

Văn chương dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng về thể loại, thế nhưng để tiện cho việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn sử dụng phương án chia văn học dân gian Việt Nam ra làm hai thể loại chính bao gồm:

 Truyện cười: nói một cách đơn giản nhất là những câu chuyện kể làm cho người ta cười Tiếng cười được phát ra khi bắt gặp mâu thuẫn trái ngược giữa hiện tượng và bản chất, giữa cái xấu xa và cái đẹp đẽ, cái tầm thường và cái cao cả, cái phi lí và cái có lý, giữa cái nội dung rỗng tuếch và cái hào nhoáng bên ngoài

 Truyện ngụ ngôn: là những truyện kể dân gian chứa đựng những quan niệm về triết lý, đạo đức, những bài học đấu tranh giai cấp xã hội hay những kinh nghiệm ứng xử được tổng kết trong một cốt truyện hoàn toàn tưởng tượng

Trang 24

 Giai thoại văn học: là những câu truyện kể về cái sự kiện nổi bật trong cuộc đời các nhân vật tài giỏi, hiền đức trong lịch sử dân tộc

 Truyện Nôm bình dân: là những truyện kể ra đời trong xã hội nông thôn Việt Nam thời kỳ cuối xã hội phong kiến, gắn chặt với con người nông thôn Việt Nam, thể hiện tư tưởng tình cảm của nhân dân một cách rõ ràng và sâu sắc

 Kịch bản chèo sân đình: là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, kịch bản chèo thường dựa vào các sự tích vốn có trong truyện cổ tích, truyện Nôm,… mà dựng nên vở, do vậy nó có một giá trị hiện thực rất rõ rệt: hướng con người đến cái thiện, nêu lên những ước vọng và mâu thuẫn trong xã hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam

 Kịch bản tuồng dân gian: là một hình thức biểu diễn sân khấu dân gian

có đặc trưng thẫm mỹ là tính bi hùng, với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và tổ quốc

- Văn vần:

 Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp, hình ảnh, ổn định

và thường có nhiều nghĩa thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống xã hội

 Câu đố: là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia) được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết, vui chơi, giải trí

 Vè: là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính tự sự, phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể hiện thái độ khen chê của dân gian với các sự kiện đó

 Ca dao: là thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một nhạc điệu nhất định Ở ca dao có bài đã thành khúc điệu và có bài chưa thành khúc điệu Người ta còn gọi ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của một thời

Trang 25

Văn học dân gian Việt Nam là một kho tri thức vô tận thấm đẫm tinh thần nhân đạo và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Đây chính là nét đặc sắc của dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa không thể lẫn vào bất kỳ quốc gia nào trên Thế giới

1.4 Giới thiệu nguồn tư liệu khảo sát

Để phục vụ nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn các tư liệu sau:

- Tổng tập văn học dân gian Việt Nam do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân

Văn quốc gia biên tập:

Tập 1 và 2: Tục ngữ: Chúng tôi khảo sát hai tập sách này để có cái nhìn

toàn vẹn nhất về hệ thống tục ngữ Việt Nam, từ đó có được những tư liệu khái quát cho vấn đề đang nghiên cứu

Tập 3: Câu đố: Tập sách này cung cấp hầu hết các loại câu đố của người

Việt một cách toàn diện ở mọi lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy đây là nguồn tư liệu hữu ích nhất để thực hiện đề tài

- Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập IV, quyển 1 Tục ngữ ca dao do

Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Văn học biên tập: Chúng tôi

sử dụng tư liệu này chủ yếu để khảo sát ca dao, tránh những sự trùng lắp với các tư liệu “Tổng tập văn học dân gian người Việt”, đồng thời bổ sung thêm các câu tục ngữ mới chưa có trong “Tổng tập văn học dân gian Việt Nam”

- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi biên soạn trọn

bộ tập hợp những câu chuyện cổ tích tiêu biểu nhất, được sắp xếp theo các chủ đề khoa học, tiện cho việc tra cứu

1.5 Ý niệm về bộ phận cơ thể người trong ẩn dụ và hoán dụ tri nhận

“Ý niệm” là một khái niệm đã tồn tại từ lâu đời, thời Trung Cổ Pierre Abélard (1079-1142) đã khảo sát khái niệm này và cho rằng đó là một hình thức "chộp lấy" ý nghĩa, một hành động hoàn toàn mang tính chủ quan Theo ông, ý niệm là một tập hợp những khái niệm nằm sâu kín trong tâm hồn và sẵn sàng được biểu hiện thành lời, nó liên kết các phát ngôn thành một cách nhìn sự vật này khác với vai trò quyết định của trí tuệ, nó biến phát ngôn thành tư tưởng gắn liền với Thượng Đế

Trang 26

Hành động tạo ra ý niệm đã được các nhà tư tưởng ở thời Trung Cổ tiếp nhận như là việc con người tiến đến với tư tưởng của Thượng Đế vốn được xem là chân lí Các nhà nghiên cứu di sản của Abélard khẳng định rằng ý niệm là kết quả của tinh thần, của trí tuệ cao cả có khả năng tái tạo một cách sáng tạo, hoặc tập hợp những ý nghĩa với tư cách là những phổ quát được hiểu như mối liên hệ giữa vật và lời nói Ý niệm chứa đựng suy nghĩ vốn là một bộ phận của nó Ý niệm là lời nói được phát ngôn ra, do đó nó không đồng nhất với khái niệm

Tư tưởng Trung Cổ đã có bàn đến ý niệm, theo đó ý niệm được hình thành nhờ

có lời nói Lời nói được thực hiện trong không gian của tâm hồn Ý niệm có tính chủ quan cao độ Con người trong khi suy nghĩ về sự vật, luôn hướng về chủ thể khác (người nghe, người đọc) Hướng về người nghe có nghĩa là đồng thời hướng về nguồn gốc của lời nói - đó là Thượng Đế Trí nhớ và óc tưởng tượng là những thuộc tính không thể tách rời nhau của ý niệm Một mặt, ý niệm hướng tới sự thấu hiểu ở đây và bây giờ, mặt khác, nó là sự tổng hợp của ba khả năng của tâm hồn: với tư cách là trí nhớ, ý niệm định hướng về quá khứ, với tư cách là hành động của óc tưởng tượng, nó hướng về tương lai, còn với tư cách là hành động phán đoán - nó hướng về hiện tại

Đó là quan niệm xa xưa về ý niệm Hiện nay tất nhiên người ta không chấp nhận hành động tạo ra ý niệm là bước đến gần với tư tưởng của Thượng Đế vốn được coi là chân lí tuyệt đối Tư tưởng chủ đạo của ngôn ngữ học tri nhận là khẳng định nguyên tắc "dĩ nhân vi trung" trong các nghiên cứu của mình, hàm chỉ con người là trung tâm của tất cả những hiện tượng văn hoá và ngôn ngữ Chính ý thức của con người đóng vai trò kẻ trung gian giữa văn hoá và ngôn ngữ, còn ý niệm hoạt động với

tư cách là đơn vị của những tiềm năng tinh thần hoặc tâm lí của ý thức con người S.Kh Liapin, 1997, nhận xét rằng khi con người sống, giao tiếp, hành động trong thế giới những khái niệm, những hình ảnh, những khuôn mẫu hành vi, giá trị, tư tưởng v.v., thì đồng thời cũng là sống, suy nghĩ, giao tiếp trong thế giới của những ý niệm

Ý niệm chính là một thuật ngữ lý thuyết cơ bản nhất trong ngôn ngữ học tri nhận Theo đó, trong bộ não con người ý niệm đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện, lưu trữ và tổ chức lại thông tin về thế giới, cho phép con người truy xuất, xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất

Trang 27

М.V Pimenova đưa ra một định nghĩa về ý niệm như sau: "Ý niệm là đơn vị thuộc cấp độ vị (kiểu như âm vị, hình vị, từ vị v.v.) được biểu tượng nhờ cái biểu niệm (nội dung và khối lượng của khái niệm), ý nghĩa từ vựng và hình thái bên trong của từ (phương thức biểu hiện nội dung ngoài ngôn ngữ)"

Ở đây, rất dễ có sự nhầm lẫn giữa khái niệm và ý niệm, dưới đây là một số khác biệt giữa hai phạm trù này Theo Trần Trương Mỹ Dung, 2005, thì:

- Ý niệm là sự kiện của lời nói, đó là lời nói được phát ngôn ra Do đó nó khác với khái niệm

- Ý niệm gắn chặt với lời nói và luôn định hướng đến người nghe Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm

- Ý niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của “bức tranh thế giới”,

nó phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc Do đó ý niệm mang tính dân tộc một cách sâu sắc

- Ý niệm là đơn vị của tư duy (ý thức) của con người Hai thuộc tính không thể tách rời nhau của ý niệm là trí nhớ và tưởng tượng Ý niệm là một hành động đa chiều: nếu là hành động của trí nhớ thì nó hướng về quá khứ, nếu là hành động của trí tưởng tượng, thì nó hướng tới tương lai, còn nếu là hành động phán đoán, thì nó hướng về hiện tại

- Ý niệm, khác với “khái niệm”, không chỉ mang đặc trưng miêu tả, mà còn có

cả đặc trưng tình cảm - ý chí và hình ảnh Ý niệm không chỉ suy nghĩ, mà còn cảm xúc Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ thống giá trị Ý niệm tạo ra một lớp văn hoá trung gian giữa con người và thế giới Nó được cấu thành từ tri thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo lí, luật pháp, phong tục tập quán và một số thói quen mà con người tiếp thu được với tư cách là thành viên của xã hội

Nói tóm lại, ý niệm bao gồm ba thành tố: khái niệm, cảm xúc 5- hình tượng, văn hóa

Trang 28

Một khái niệm cũng cần làm rõ ở đây nữa là ý niệm hóa Theo Trần Văn Cơ thì: “ Ý niệm hóa thế giới là một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận của con người bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được và dẫn tới việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong bộ não của con người Mỗi một hành động riêng lẻ của việc ý niệm hóa thế giới

là một ví dụ về cách giải quyết vấn đề, ở đó thể hiện những cơ chế suy luận, suy diễn

và những thao tác logic khác.”

Đồng thời Trần Văn Cơ cũng khẳng định: “Quá trình ý niệm hóa thế giới liên quan chặt chẽ với quá trình phạm trù hóa: cùng là hoạt động phân loại, nhưng chúng khác nhau về kết quả cuối cùng và/hoặc về mục đích hoạt động Ý niệm hóa nhằm trừu suất những đơn vị tối giản nào đó của kinh nghiệm con người trong cách hiểu lí tưởng về mặt nội dung, còn phạm trù hóa thì nhằm kết hợp lại những đơn vị giống nhau hoặc đồng nhất về mặt nào đó thành những lớp lớn hơn.”

Ông cũng đề nghị một số quan điểm để phân loại ý niệm như sau:

- Ý niệm là đơn vị cơ bản của hoạt động tri nhận của con người, nó biểu hiện sự hiểu biết (tri thức) của con người về thế giới đã được sàng lọc và đúc kết lại trong ý thức của con người nhờ bộ lọc tinh tế là ngôn ngữ và nền văn hoá của người bản ngữ

Ý niệm gắn bó với ngôn ngữ và văn hoá[4] Trong ngôn ngữ và văn hoá có những yếu

tố nhân loại mang tính phổ quát và những yếu tố dân tộc mang tính đặc thù, do vậy ý niệm cũng có hai loại: những ý niệm phổ quát và những ý niệm đặc thù dân tộc

- Ý niệm là một phạm trù lịch sử có khả năng biến đổi do hoạt động tri nhận của con người thường xuyên biến đổi để lĩnh hội những kiến thức mới về thế giới, ví dụ, ý niệm "đẹp" thay đổi qua thời gian Quan niệm về cái đẹp ngày nay không như ngày xưa Về số lượng ý niệm cũng thay đổi theo thời gian Có một số ý niệm cũ sẽ dần mất

đi, và sẽ xuất hiện những ý niệm mới

- Ý niệm không tồn tại riêng lẻ, chúng liên kết lại với nhau tuỳ theo lĩnh vực tri nhận của con người và tạo thành một hệ thống ý niệm Mỗi một hệ thống ý niệm có một số ý niệm được coi là những ý niệm xuất phát hay những ý niệm cơ sở, còn những ý niệm khác được xem là những ý niệm phái sinh hoặc thứ cấp Chúng được định nghĩa thông qua những ý niệm cơ sở Việc định ra những ý niệm cơ sở là một

Trang 29

vấn đề rất khó, đòi hỏi người nghiên cứu phải am hiểu phạm vi hoạt động của hệ thống ý niệm đã cho

- Các ý niệm trong một hệ thống ý niệm không có ranh giới cách biệt rõ rệt Thậm chí một số ý niệm của hệ thống này lại đồng thời có mặt trong hệ thống khác,

do đó có thể nói rằng những hệ thống trong đó tồn tại các ý niệm là những hệ thống

mờ, điều này cho phép người nghiên cứu khi phân loại ý niệm có thể sắp xếp một số ý niệm cùng một lúc vào những danh sách khác nhau

Xuất phát từ những luận điểm nêu trên, Trần Văn Cơ đề nghị một cách phân loại ý niệm theo sơ đồ bộ ba: con người - vận động trong thời gian - vận động trong không gian

Hiện tượng ẩn dụ, hoán dụ được bắt gặp ở rất nhiều trường từ vựng nhưng mạnh nhất vẫn là trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người Rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người được dùng để định danh thế giới xung quanh bởi quan điểm từ xưa luôn lấy con người làm trung tâm để nhận thức thế giới xung quanh Theo cách phân loại trên thì ý niệm chỉ bộ phận cơ thể người thuộc ý niệm chỉ vận động trong không gian

Nhân dân ta từ xa xưa đã hoàn toàn ý thức được vẻ đẹp của lao động, của chính bản thân mình, của cơ thể con người Văn học dân gian Việt Nam là nơi khắc họa rõ nét nhất chân dung con người Việt Nam Từ các từ ngữ chỉ bộ phận trên cơ thể đến những nghĩa phát sinh từ của các từ ngữ đó để nói rộng hơn, sâu hơn, những điều người chân đất chân quê muốn nói Ví như câu ca dao sau:

Mua cá thì xem lấy mang Cưới vợ chọn lấy hai hàng tóc mai

Có vẻ như với người dân lao động xưa thì một bộ phận cơ thể dù nhỏ nhất cũng mang những nét đặc trưng nào đó, hai hàng tóc mai có thể giúp người ta đoán biết tướng số Cách ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người ở đây đã mang một ý niệm cao hơn ý thức về một bộ phận nhỏ trên cơ thể người, mà đó là một ý thức khái quát về ý niệm

bộ phận cơ thể con người là số phận, nhân cách con người

Trang 30

Có thể thấy, ý niệm chỉ bộ phận cơ thể người là một hình thức khá phổ biến trong văn chương dân gian Việt Nam, nghiên cứu ý niệm này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chân thực và khái quát nhất về hoàn cảnh sống cũng như tâm hồn người Việt, sự phát triển tư duy và ngôn ngữ từ nghìn năm qua

TIỂU KẾT

Ở chương 1, các khái niệm đã được chúng tôi hệ thống hóa theo dòng thời gian

và không gian, giúp tái hiện những điểm nhìn cơ bản, khái quát về những vấn đề cần miêu tả

Chúng tôi trình bày những khái niệm phổ cập về ẩn dụ và hoán dụ, từ đó đưa ra những phân loại cụ thể Đồng thời, việc phân biệt giữa hai khái niệm ẩn dụ và hoán dụ

dễ gây nhầm lẫn được chúng tôi đề cập một cách ngắn gọn nhất Đặc biệt, chúng tôi đưa ra những tiền đề cơ bản về ý niệm chỉ bộ phận cơ thể người trong ngôn ngữ học tri nhận Đây là cách dễ dàng nhất để nhận diện và phân loại cho các cứ liệu ở hai chương sau

Chúng tôi cũng khái quát hóa về văn học dân gian, giới thiệu nguồn tư liệu khảo sát nhằm khoanh vùng ngữ liệu Nếu chúng ta không xác định một nguồn tư liệu cần và đủ thì việc nghiên cứu dễ bị sai lệch, kết quả thu về không khách quan Việc này vô cùng cần thiết khi nghiên cứu bất kỳ đề tài nào

Đây chính là tiền đề, nền tảng cơ bản để chúng tôi tái lập các bước nghiên cứu tiếp theo Hiểu rõ những vấn đề trình bày ở chương 1 sẽ làm cho việc nghiên cứu trở nên chính xác và khoa học

Trang 31

Chương 2:

ẨN DỤ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG VĂN

CHƯƠNG DÂN GIAN VIỆT NAM 2.1 Kết quả khảo sát

Đối với thể loại văn xuôi, chúng tôi khảo sát tập 1 và 2 tập sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam với trên 151 truyện cổ tích, độ dài 1200 trang Trong 151 câu

chuyện được khảo sát có 5 truyện không xuất hiện các từ chỉ bộ phận cơ thể người, chiếm 3.3%, điều này cho thấy các bộ phận cơ thể người chiếm một vị trí rất quan trọng trong tư duy của người Việt Hầu như nó được dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống

Thể loại văn xuôi, do mỗi tác phẩm thường có độ dài rất ngắn, điều kiện khảo sát của chúng tôi hầu như phong phú hơn, chúng tôi chọn ba thể tục ngữ, ca dao và

câu đố trong Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 1,2 với thể loại tục ngữ, tập 3 khảo sát câu đố và cuốn Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam để khảo sát ca dao

Trong đó:

- Tục ngữ khảo sát 7.085 câu thuộc 6 đề tài như: đất nước và lịch sử, quan hệ gia đình và xã hội, các hiện tượng tự nhiên và thời tiết, đời sống vật chất của con người,… Chúng tôi tìm thấy 231 câu tục ngữ có chứa các bộ phận cơ thể người Trên cơ sở này chúng tôi tiến hành nhận diện và phân loại

- Ca dao khảo sát 2.124 câu trên các bình diện khác nhau, thu về được 172 câu

ca dao có chứa các bộ phận cơ thể người Thể loại này chúng tôi hầu như khó gặp các câu chứa bộ phận cơ thể người hơn hẳn so với thể loại tục ngữ

- Câu đố với 1.610 câu trên nhiều chủ đề và có tổng cộng 644 câu đố chứa các

bộ phận cơ thể người Có thể nói thể loại này có mật độ dày đặc đến 40 % số lượng có chứa các bộ phận cơ thể người Lĩnh vực này khá mới khi nghiên cứu ẩn dụ tri nhận cũng như các loại ẩn dụ khác

Kết quả khảo sát sơ lược được chúng tôi tập hợp trong các bảng sau:

- Ẩn dụ từ vựng:

Trang 32

Loại ẩn dụ Văn xuôi Văn vần

mà không đồng đều ở văn xuôi; chiếm đa số trong thể loại câu đố ở văn vần Các ẩn

dụ tu từ xuất hiện ít nhất và không quá đa dạng nhưng cũng làm nên sự biểu cảm, mềm mại của văn chương

Trang 33

2.2 Phân loại ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể người trong văn xuôi dân gian Việt Nam

Chúng tôi thu được từ kết quả khảo sát 151 truyện cổ tích như sau:

dụ tri nhận tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng chúng tôi nhận thấy nó giúp cho các tác phẩm có chiều sâu và định hướng việc sử dụng ngôn ngữ một cách sắc nét

2.2.1 Ẩn dụ từ vựng

Theo cứ liệu chúng tôi thu thập được sau khi khảo sát thì ẩn dụ từ vựng xuất hiện ở 151/151 truyện có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người, tức 100%, tổng cộng có 77 trường hợp với tần suất xuất hiện là 248 lần, phân chia cụ thể trong bảng sau:

Loại ẩn dụ Tần suất Số lượng Tỷ lệ

Trang 34

cổ tích được khảo sát Ẩn dụ màu sắc khá hiếm, chỉ có trong truyện “Sự tích cây huyết dụ”, tuy nhiên có thể thấy dân gian có sử dụng loại ẩn dụ này để xây dựng hệ thống từ vựng dùng hằng ngày Riêng ẩn dụ chức năng không xuất hiện trong cứ liệu được khảo sát

2.2.1.1 Ẩn dụ hình dáng

Ẩn dụ hình dáng các bộ phận cơ thể người là loại ẩn dụ sử dụng các đặc điểm khách quan bên ngoài sự vật hiện tượng, được liên tưởng đến các bộ phận của cơ thể

có các nét tương đồng

- Giống phần đầu hay một bộ phận nào đó trên đầu: lưỡi gươm, lưỡi dao, lưỡi

câu, lưỡi búa, lưỡi cày, miệng túi, miệng nồi, mũi mác, mũi tàu, mũi thuyền, mũi gươm

 Truyện “Con thỏ, con gà và con hổ” [14, 612]:

Nước sôi gà nhảy lên miệng nồi, đẻ vào nồi một quả trứng, rồi cất lên mấy

tiếng “cục ta cục tác” [14, 612]

 Truyện “Sự tích hồ gươm” [13, 237]:

Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra có hai chữ “Thuận Thiên”

khắc sâu vào lưỡi [13, 238]

Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng […] Khi

lắp lưỡi vào chuôi thì kì lạ thay, vừa vặn khớp nhau Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện

Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói

với chủ tướng: Đây là thần có ý phó thác cho “minh công” làm việc lớn Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo “minh công” và thanh gươm thần này để báo

đền xã tắc [13, 238]

 Truyện “Người ả đào với giặc Minh” [13, 548]:

Theo thói quen, chúng bắt dân nộp vải rồi mỗi người may một cái túi lớn,

miệng túi có dây rút [13, 548]

Mãi về sau, chúng giao cho nàng côn việc thắt miệng túi hộ, lúc nào dậy lại

nhờ cởi ra [13, 548]

- Giống phần thân: gan bàn chân , ruột tượng

 Truyện “Người thợ đúc và anh thợ học nghề” [14, 853]:

Trang 35

“Chàng trai cố sức cãi lại nhưng anh không làm sao minh oan được vì lúc giở

ra khám, mấy nén bạc có đánh dấu không biết tại sao lại nằm lù lù trong "ruột

tượng" của anh.” [14, 857]

- Giống khí chất: mạch đá, long mạch, mạch đất, mạch nước

 Truyện “Sự tích núi ngũ hành”[13, 291]:

Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của

ông già Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi [13, 292]

- Ẩn dụ chỉ vị trí trước hết: tháng đầu, thoạt đầu, lúc đầu, đầu lưỡi, đầu làng,

đầu bảng, đầu đến cuối, đầu đuôi, tình đầu, đầu giường, đầu gò, đầu năm, đi đầu, đầu lòng, đầu bảng, năm đầu, đầu gối, đầu nhà, đầu cổng, đầu ngõ, đầu ngọn tre, bắt đầu, đầu hàng, đầu mối

 Truyện “Sự tích dưa hấu” [13, 97]

- Hơn một tháng đầu, đời sống của hai vợ chồng đã tạm ổn [13, 98]

 Truyện “Sự tích trầu, cau và vôi” [13, 101]:

Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử Vị chát

không có gì lạ Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa

ngon ngọt, vừa thơm cay [13, 103]

 Truyện “Bợm lại gặp bợm hay bợm già mắc bẫy cò ke” [13, 549]

Nhưng lúc đó hắn đã lẻn lại đầu giường vớ lấy tay nải ra đi êm như ru [13,

550]

- Ẩn dụ chỉ vị trí tận cùng : đầu dây, đầu ngọn bút, đầu hồi

 Truyện “Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng” [13, 530]

Trang 36

Khuy ấy buộc vào người, hái cái ở nách, một cái đằng sau lưng Đoạn chàng

buộc thắt lưng vài người, giắt chín lưỡi dao quanh bụng Trước khi xuống nước, chàng trao đầu dây cho những người trên thuyền, dặn họ hễ thấy đầu dây giật giật thì

kéo lên ngay [532]

- Ẩn dụ chỉ vị trí bề mặt: mặt trời, mặt đất, mặt nước, mặt thành, mặt tường, mặt

sông, mặt trăng, mặt hồ, mặt trống

 Truyện “Tinh con chuột” [14,787]:

Tôi nghe loài ma quỷ là vật vô hình, ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua không

để lại bóng Xin bệ hạ cho đưa chúng nó ra giữa nắng xem đứa nào không có bóng là chính thị.[790]

 Truyện “ Sự tích cây nêu ngày tết” [13, 219]

Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ

bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở dã Ban đầu Quỷ

không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: - "Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu Chúng nó nghĩ thế Hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che là đất của Quỷ, trong bóng che là của Người.[13, 219]

- Ẩn dụ chỉ một phương diện nào đó: một mặt, mặt khác, hai mặt, ba mặt

 Truyện “Sự tích chim quốc” [13, 120]

Thấy thái độ vợ ngày càng quá quắt, chồng chỉ sợ mất lòng bạn Một mặt Nhân thân hành chăm sóc bạn chu đáo hơn cả lúc trước, mặt khác Nhân tỷ tê khuyên

dỗ vợ [121]

- Ẩn dụ vị trí chỉ chỗ nối: cổ tay

 Truyện “Gái ngoan dạy chồng” [13, 630]:

Cho nên bây giờ buộc chỉ cổ tay thề rằng không đụng đến nó nữa Thế rồi luôn

miệng hắn kể hết cho chủ nghe, từ cuộc đời cũ có ruộng nhiều…[13, 634]

- Ẩn dụ chỉ vị trí ở giữa: lưng diều

 Truyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” [13, 309]

Sau cùng, Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm

mắt cho diều Diều đập cánh bay lên Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên

Trang 37

trên không Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam

Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý [13, 310]

- Ẩn dụ chỉ vị trí thấp nhất: chân trời, chân núi, cái giỏ đựng cá thủng trôn, chân

giường

 Truyện “Sự tích Bà-Rầu” [13, 281]:

Quả đúng là vợ, nhưng vợ bây giờ đã hóa thành đá, con mắt vẫn đăm đăm nhìn

về phía chân trời vô tận [13, 282]

 Truyện “Bùi Cầm Hổ” [13, 561]:

Họ dựng đền Hổ ở ngay chân núi bên cạnh khe [13, 563]

Ở các vị trí bên trong, có: lòng gạch, lòng giếng, lòng mẹ, ruột dưa

 Truyện “Sự tích trái sầu riêng” [13, 107]:

Đoạn, ông kể hết sự tình duyên xưa mà ông đã cố giấu kín trong lòng Ông kể mãi, kể mãi Và khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy long lanh hai giọt lệ rơi đúng vào múi “tu- rên” đang cầm ở tay.Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi „tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt

nước thấm vào lòng gạch [13, 109]

 Truyện “Nữ hành gành bạc” [13, 306]:

Hắn bèn cho diều hạ là là sát mặt đất, đoạn thuận tay ném luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng [13, 312]

 Truyện “Sự tích dưa hấu” [13, 97]:

Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh Vợ chồng con cái

cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt Càng ăn càng mát đến ruột gan [13, 99]

2.2.1.3 Ẩn dụ tính chất

- Ẩn dụ chỉ khối lượng lớn, nhỏ: tơ tóc, hai thứ tóc

 Truyện “Sự tích chim đa đa” [13, 129]:

Người bố ghẻ bèn có ý định muốn giết chết con riêng của vợ Mạng người lúc

này nhỏ bằng cái tơ cái tóc [13, 129]

Trang 38

 Truyện “Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu” [13, 377]:

Nàng ngước mắt trông lên thấy có một người đàn ông đầu đã hai thứ tóc mà

lại mang chiếc giỏ rách đi câu [13, 379]

- Ẩn dụ chỉ tính chất gần gũi, di truyền, nhân quả: ruột (anh em ruột, chị ruột,

ruột thịt, em ruột, chú ruột)

 Truyện “Ba chàng thiện nghệ” [14, 739]:

Ba chàng trai kết nghĩa trở thành anh em thân mật hơn ruột thịt [14, 742]

 Truyện “Bảy Giao, Chín Quỳ” [13, 546]:

Ngày xưa ở làng chợ Cả-sê bây giờ thuộc tỉnh Mỹ-tho có hai anh em ruột: một

người tên là Bảy Giao, một người tên là Chín Quỳ [13, 546]

- Ẩn dụ chỉ tính liên tục, mạch lạc: một mạch, rành mạch

 Truyện “Kiện ngành đa” [13, 428]:

Và khi biết rõ người lái hương giấu bạc ở cây đa, hắn mừng quá, vội lủi một

mạch ra đầu làng, cuỗm ngay gói bạc [13, 429]

 Truyện “Nguyễn Khoa Đăng”[14, 769]:

Chúng cho là chỉ có thần đá linh thiêng mới biết một cách rành mạch tội trạng

của mình, bèn không đợi khảo đả, thú nhận tất cả [14, 771]

2.2.1.4 Ẩn dụ chức năng

Hầu như không xuất hiện trường hợp ẩn dụ chức năng trong trường từ vựng này ở thể loại văn học dân gian (văn xuôi); chúng thường sẽ mang nghĩa hoán dụ mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần sau

2.2.1.5 Ẩn dụ màu sắc

Theo khảo sát của chúng tôi, chỉ có 1 trường hợp ẩn dụ màu sắc cùng nằm trong truyện “Sự tích cây huyết dụ” [13, 110], đó là từ huyết dụ:

Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa

thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ [13, 111]

Trang 39

2.2.2.1 Ẩn dụ tính chất

Đây là một cách diễn đạt tu từ, lấy đối tượng Y thay thế cho đối tượng X (X, Y

là những tên gọi cho những đối tượng đã được định danh), dựa trên mối quan hệ liên tưởng tương đồng về tính chất giữa X và Y

- Tuổi tác:

 Truyện “Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày” [13, 404]

Chúng ta nhờ trời “con có của nên” Nay chúng ta đã đến kì răng long tóc bạc

mà con thì đã khôn lớn cả Vậy cũng nên chia tài sản cho chúng nó làm ăn, đứa nào

lo phận nấy, để khỏi có sự tranh giành sau này Có vậy mới yên hưởng tuổi già được.[13, 404]

- Sự nghiệp, tài sản:

 Truyện “Thạch sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối” [13, 295]

Còn lại một mình ngồi trong túp lều, hắn tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay

mình gây dựng bao năm đến nay tay trắng lại hoàn tay trắng [13, 298]

 Truyện “Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” [13, 358]

Anh chàng họ Nguyễn cất chân ra đi với hai bàn tay trắng [359]

Trang 40

- Sự tham lam, nhũng nhiễu:

 Truyện “Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành” [13, 412]

Nếu hắn làm ra chuyện này thì chuyến này gia tư điền sản của mình sẽ đội nón

ra đi mà thôi Bọn quan lại chỉ béo bụng nhờ những dịp này [13, 414]

- Sự sai trái:

 Truyện “Hai ông tướng Đá Rãi [13, 476]

Thấy điều trái tai gai mắt, hai ông tướng Đá Rãi thường nói thẳng không kiêng

nể ai [13, 477]

- Sự chung thủy:

 Truyện “Kiện ngành đa” [13, 428]:

Thấy tình hình không có gì đáng ngại mà vợ vẫn có vẻ một lòng một dạ với

mình, người lái hương yên tâm, nên đêm ấy khi lên giường, ông tỷ tê kể hết việc làm

ăn khấm khá của mình cùng là việc gửi bạc ở hốc cây đa đầu làng cho vợ nghe [428]

- Sự cô độc:

 Truyện “Gái ngoan dạy chồng” [13, 630]

Tuy sống sung sướng nhưng nàng vẫn ở một thân một mình [13, 632]

- Sự rắn rỏi, mạnh mẽ:

 Truyện “Anh em sinh năm” [13, 493]

-“ Người con dù có dao găm búa bổ cũng không chết, con là “Mình đồng da

sắt” [493]

 Truyện “Ông Ồ” [13, 534]:

Người làng chài chột dạ, nghĩ bụng:-“ Trời ôi! Ông này phải là xương đồng

da sắt thì mới dám dùng ngón tay thay cho cái náp” [13, 535]

Ngày đăng: 13/09/2016, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đặng Diệu Trang (2006), “Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tƣợng trong ca dao dân ca”, Văn hóa dân gian, số 1, tr 15-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tƣợng trong ca dao dân ca
Tác giả: Đặng Diệu Trang
Năm: 2006
6. Đỗ Thị Hằng (2005), “Ẩn dụ bổ sung- một phương tiện tu từ đặc sắc trong văn chương: ngôn ngữ với văn chương”, Ngôn ngữ và đời sống, tr 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ bổ sung- một phương tiện tu từ đặc sắc trong văn chương: ngôn ngữ với văn chương
Tác giả: Đỗ Thị Hằng
Năm: 2005
8. Hà Thanh Hải (2011), “Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh- Việt”, (Luận án tiến sĩ ngữ văn), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh- Việt
Tác giả: Hà Thanh Hải
Năm: 2011
9. Hà Quang Năng (2001), “Đặc trƣng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam (Một sự thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt qua các hình ảnh ngôn từ ẩn dụ)”, Ngôn ngữ số 15, tr 7-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trƣng của phép ẩn dụ trong ca dao Việt Nam (Một sự thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt qua các hình ảnh ngôn từ ẩn dụ)
Tác giả: Hà Quang Năng
Năm: 2001
11. Lê Thị Diên Anh (2009), “Xây dựng từ điển ẩn dụ tiếng Việt”, (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng từ điển ẩn dụ tiếng Việt
Tác giả: Lê Thị Diên Anh
Năm: 2009
15. Nguyễn Hữu Chương (2012), “Từ điển ẩn dụ, hoán dụ tiếng Việt”, đề tài KH&CN đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển ẩn dụ, hoán dụ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Chương
Năm: 2012
16. Nguyễn Hữu Chương (2015), “Các loại ẩn dụ từ vựng trong các trường từ vựng chỉ con người, bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật tiếng Việt”, Website văn học và Ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại ẩn dụ từ vựng trong các trường từ vựng chỉ con người, bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Chương
Năm: 2015
18. Nguyễn Thị Thanh Huyền(2009), “Ẩn dụ tri nhận mô hình trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn”, (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ tri nhận mô hình trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm: 2009
22. Nguyễn Đức Tồn (2012), “Một cái nhìn mới về bản chất của ẩn dụ- Phần 1”, website Bộ môn sƣ phạm Ngữ văn Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một cái nhìn mới về bản chất của ẩn dụ- Phần 1
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Năm: 2012
23. Nguyễn Đức Tồn (2007), “Bản chất của ẩn dụ”, Ngôn ngữ số 10, tr 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của ẩn dụ
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Năm: 2007
24. Nguyễn Đức Tồn (2007), “Bản chất của ẩn dụ”, Ngôn ngữ số 11, tr 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của ẩn dụ
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Năm: 2007
27. Nguyễn Thị Kiều Thu (chủ nhiệm đề tài) (2007), “Chúng ta sống theo ẩn dụ: metaphors we live by của George Lakoff & Mark Johnson”, (Đề tài khoa học cấp trường), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta sống theo ẩn dụ: metaphors we live by của George Lakoff & Mark Johnson
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Thu (chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2007
28. Nguyễn Thị Ái Vân (2013), “Ẩn dụ và hoán dụ trong truyện Kiều”, (Luận văn thạc sĩ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ và hoán dụ trong truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Thị Ái Vân
Năm: 2013
29. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận”, (Luận án tiến sĩ ngữ văn), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Nguyễn Ngọc Vũ
Năm: 2008
31. Phan thị Hồng Xuân (1999), “Cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt”, ngôn ngữ số 5, tr 55-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
Tác giả: Phan thị Hồng Xuân
Năm: 1999
1. Akhmanova O. X. (1966), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học , NXB Bách khoa Xô Viết Khác
2. Cao Xuân Hạo (2003), Mấy vấn đề ngữ âm- ngữ pháp- ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục Khác
3. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN, H Khác
4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt,Nxb Giáo dục Khác
7. G. Lakoff & M. Johnson (1980), Metaphors We live by, The University of Chicago press, Chicago ( Bản e- book) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w