TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .... Các địa chỉ tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ đề tro
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ VÂN ANH
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "SINH SẢN", SINH HỌC 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Tiến Sỹ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT j DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu……… 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Giới hạn của luận văn 4
8 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn 4
9 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Tổng quan về giáo dục SKSS VTN 5
1.1.1 Vấn đề giáo dục SKSS VTN trên thế giới 5
1.1.2 Vấn đề giáo dục SKSS VTN ở Việt Nam 5
1.2 Cơ sở lí luận 7
1.2.1 Khái niệm tích hợp 7
1.2.2 Khái niệm dạy học tích hợp 7
1.2.3 Các quan điểm về sự tích hợp các môn học 8
1.2.4 Các mô hình chương trình dạy học tích hợp 9
1.2.5 Các mức độ tích hợp 12
1.3 Tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học 13
Trang 31.3.1 Một số khái niệm có liên quan 13
1.3.2 Mục đích giáo dục SKSS VTN ở trường phổ thông 13
1.3.3.Nội dung giáo dục SKSS VTN ở trường phổ thông 13
1.4 Cơ sở thực tiễn 14
1.4.1 Mục đích điều tra 14
1.4.2 Nội dung và kết quả điều tra 15
Kết luận chương 1 17
Chương 2 TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN, SINH HỌC 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 18
2.1 Các nguyên tắc tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học 8 Trung học cơ sở 18
2.2 Các địa chỉ tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ đề trong dạy học chương :Sinh sản”, Sinh học 8 THCS 20
2.2.1 Nội dung các chủ đề giáo dục SKSS VTN 20
2.2.2 Các địa chỉ tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ đề trong dạy học chương sinh sản, Sinh học 8 trường THCS 21
2.3 Quy trình chuẩn bị bài học tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học 8 34
2.4 Phương pháp tổ chức bài học tích hợp giáo dục SKSS VTN 035
2.5 Thiết kế một số hoạt động tích hợp giáo dục SKSS VTN qua dạy học chương sinh sản, Sinh học 8 trường THCS 39
Kết luận chương 2 42
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 43
3.1 Mục đích TN 43
3.2 Nội dung TN 43
3.3 Phương pháp TN 43
3.3.1 Chọn trường TN 43
3.3.2 Bố trí TN 44
Trang 43.4 Kết quả thực nghiệm 44
3.4.1 Phân tích định lượng 44
3.4.2 Phân tích định tính 51
Kết luận chương 3 53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 57
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ với gần 1/3 dân số thuộc nhóm vị thành niên, thanh niên (lứa tuổi từ 10 - 24 tuổi) [1] Đây là lực lượng đông đảo, quyết định tương lai và sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc Vì vậy, vấn đề sức khỏe và phát triển của thanh thiếu niên hiện nay là vấn đề luôn được Đảng và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt
Tại Điều 27 - Mục 2, Luật Giáo dục có ghi: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân " [9]
Giáo dục SKSS VTN là giúp HS có kiến thức về sức khỏe, SKSS để từ đó các em có thể tự chăm sóc cho bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh, hình thành các kỹ năng sống cơ bản
Tích hợp giáo dục SKSS trong dạy học là một hướng đi phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, vừa đảm bảo kiến thức khoa học bộ môn, vừa tích hợp giáo dục SKSS cho HS Thông qua đó, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho người học, nâng cao chất lượng giáo dục
1.2 Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường phổ thông
Vấn đề giáo dục SKSS đã và đang được toàn xã hội quan tâm Trong giáo dục, vấn đề giáo dục SKSS cũng đã là nội dung giáo dục xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học Chúng ta không xây dựng bộ sách giáo khoa riêng cho nội dung giáo dục này nhưng vấn đề này đã được tích hợp trong nhiều môn khoa học khác nhau như: Văn học, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục SKSS vẫn chưa cao bởi lẽ văn hóa phương đông vẫn coi đây là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại cho cả GV và HS Thực tế cho thấy, mặc dù nội dung giáo dục
Trang 6SKSS đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng hiện tượng HS mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng ngày càng gia tăng
Từ thực trạng trên cho thấy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục
và nâng cao hiệu quả giáo dục SKSS cho HS để các em có kiến thức về SKSS; hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản; vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội
1.3 Xuất phát từ ưu điểm của dạy học tích hợp và khả năng tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học Sinh học 8
Tích hợp các môn học không chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri thức của nhiều môn học, mà quan trọng hơn là tập dượt cho HS cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn Như chúng ta đã biết, để giải quyết một vấn đề thực tiễn thường phải huy động tri thức của nhiều môn học trong khi dạy từng môn học riêng chỉ đem lại những tri thức hàn lâm có hệ thống mà khó vận dụng vào thực tiễn Hơn nữa, nhờ tích hợp nên số đầu sách giáo khoa được giảm bớt, không cần đào tạo GV giảng dạy chuyên về các môn phụ trong khi vẫn có thể tích hợp các mặt giáo dục như: Giáo dục dân số, giáo dục SKSS, giáo dục môi trường… trong quá trình giảng dạy các môn học [17]
Sách giáo khoa phổ thông hiện hành cũng đang được trình bày theo quan điểm tích hợp các môn học Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn do đó, khả năng tích hợp giáo dục là rất lớn Chúng ta có thể tích hợp giáo dục dân số, sức khỏe, SKSS, giáo dục môi trường, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình dạy học Sinh học
Chương "Sinh sản" (Sinh học 8) là những kiến thức về sinh sản ở người Khi dạy kiến thức chương này, GV có thể tích hợp giáo dục SKSS cho HS, giúp các em
có kiến thức và hiểu biết về sinh sản, SKSS cũng như xây dựng kĩ năng sống, có niềm tin, sự vững vàng trong cuộc sống sau này
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Tích hợp giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên theo chủ đề trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường trung học cơ sở"
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 7Nghiên cứu nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ
đề trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 nhằm vừa nâng cao chất lượng dạy - học, vừa tích hợp giáo dục SKSS VTN có hiệu quả
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và Phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ đề trong
dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh học 8 trường THCS
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN theo chủ đề phù hợp với nội dung dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 sẽ vừa nâng cao chất lượng dạy học kiến thức chương "Sinh sản", vừa tích hợp giáo dục SKSS VTN cho HS có hiệu quả
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về tích hợp và dạy học tích hợp để vận dụng vào
tích hợp giáo dục SKSS VTN thông qua dạy học Sinh học ở một số trường THCS
5.2 Điều tra thực trạng hiểu biết của GV về dạy học tích hợp và thực trạng việc tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học ở trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
5.3 Nghiên cứu những tài liệu về SKSS VTN để xây dựng nội dung một số chủ đề cần tích hợp trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
5.4 Xác định nguyên tắc, quy trình và đề xuất phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học
5.5 Thiết kế một số hoạt động tích hợp giáo dục SKSS VTN qua dạy học Chương "Sinh sản" Sinh học 8 trường THCS
5.6 Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trang 8- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tích hợp và dạy học tích hợp
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu về SKSS VTN để xây dựng nội dung một số chủ đề cần tích hợp trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thiết kế và sử dụng các phiếu điều tra hiểu biết của GV về dạy học tích hợp
và thực trạng việc tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học ở trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm có đối chứng nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài
6.4 Phương pháp thống kê toán học
Kết quả thực nghiệm sư phạm được phân tích và xử lý bằng phần mềm Exel nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận
7 Giới hạn của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu tích hợp các nội dung giáo dục SKSS VTN theo chủ đề trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
8 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn
8.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học tích hợp để định hướng cho việc tích hợp giáo dục SKSS VTN qua dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
8.2 Xây dựng được 05 chủ đề cần tích hợp trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS
8.3 Xác định nguyên tắc, quy trình và đề xuất phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học
8.4 Thiết kế các giáo án chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS theo hướng tích hợp giáo dục SKSS VTN để đưa vào thực nghiệm sư phạm
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên theo chủ đề
trong dạy học chương "sinh sản", Sinh học 8 trường trung học cơ sở
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.1 Tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới
Giáo dục dân số đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, trước năm 1994 chính sách dân số và nội dung GDDS của các nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quy mô dân số,
di cư, KHHGĐ )
Năm 1994, Hội nghị ICPD ở Cairo - Ai Cập (1994) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia Tuyên ngôn của ICPD đã kêu gọi các nước đặt vai trò chất lượng dân số là ưu tiên hàng đầu, trong
đó có các vấn đề SKSS, đặc biệt là SKSS VTN Từ đây, mục tiêu GDDS của các nước đã thay đổi
Giáo dục SKSS và SKSS VTN là những vấn đề mới chính thức được thừa nhận tại Hội nghị quốc tế về "dân số và phát triển" ở Cairo SKSS VTN được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các chương trình dân số thế giới Cũng chính tại Hội nghị này, một khái niệm mới về SKSS, giáo dục SKSS VTN bao gồm tất cả các nội dung liên quan tới tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lượng cuộc sống đã được trình bày cặn kẽ trong chương trình hành động của ICPD Sau Hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng lần lượt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSS VTN như:
- Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh (1995)
- Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà Lan (1999)
- Hội nghị dân số cấp cao của Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Băng Cốc
Như vậy, ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lược quốc gia
1.1.2 Tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam
Ở nước ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án GDDS đã bắt đầu được thử nghiệm Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bước đầu đã thể chế hóa GDDS
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Tài liệu tiếng việt
1 Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo tổng kết
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Hà Nội
2 Bộ Giáo dục (2006), Bộ tài liệu giáo dục dân số/ sức khỏe sinh sản trong nhà
trường trung học phổ thông, (Tài liệu dành cho giáo viên), Hà Nội
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em (2005), Giáo dục
dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội
4 Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội
5 Bùi Hiển (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
6 Trần Bá Hoành (2002), "Dạy học tích hợp", http//ioer.edu.vn
7 Hoàng Phê (Chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
8 Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), "Xu thế tích hợp môn học trong
nhà trường phổ thông", Tạp chí Giáo dục (22), tr.12
9 Quốc hội (2005, Luật Giáo dục, Hà Nội
10 Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2008), Kế hoạch chung về sức khỏe sinh sản, sức
khỏe tính dục và quyền sinh sản
11 Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học lớp 11
phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội
12 Dương Tiến Sỹ (2000), Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS qua giảng dạy bài " Cây thuốc phiện " - Sinh học 7 Tạp chí NCGD Số chuyên
đề 350, trang 32
13 Dương Tiến Sỹ (2001), "Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo", Tạp chí giáo dục (9), tr 27-29
14 Dương Tiến Sỹ (2002), "Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo", Tạp chí Giáo dục (26), tr.21-22
Trang 1115 Dương Tiến Sỹ (2003), "Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy -
học sinh học 8 (cơ thể người) ở trường trung học cơ sở", Tạp chí Giáo dục (63),
tr 42-43
16 Dương Tiến Sỹ (2007), "Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường qua dạy - học
sinh học 6 ở trường trung học cơ sở" Tạp chí Giáo dục (170) kỳ 2,tr 40-41, 43
17 Dương Tiến Sỹ (2007), "Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy - học bài Quang hợp sinh học 6 ở trường trung học cơ sở",
Tạp chí Giáo dục (172), kỳ 2, , tr 32- 34
18 Dương Tiến Sỹ (2007), "Bước đầu xác định phương pháp giáo dục môi trường
qua dạy - học sinh học lớp 6 ở trường trường trung học cơ sở", Tạp chí Giáo
dục (160), kỳ 1, tr 37-38
19 Dương Tiến Sỹ (2013), "Xây dựng các chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng
lực cho học sinh trong dạy học ở trường phổ thông", Tạp chí Giáo dục (9), Số
đặc biệt), tr 115-116
B Tài liệu tiếng nước ngoài
20 Beane, J (1995), "Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge",
Phi DeltaKappan, Vol 76 April, pp.616-622
21 Drake, M.S., Burns, R (2004), Meeting standards through integrated
curriculum, ASCD
22 Loeep, F L., (1999), "Models of curriculum integration", The journal of
Technology studies, Summer Volume
23 Xavier Roegiers (1996 - Bản dịch), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển các năng lực nhà trường Nxb Giáo dục, Hà Nội (Người dịch: Đào
Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị)