Một nhà sư phạm cho rằng :“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa
Trang 1Một nhà sư phạm cho rằng :
“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố
mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mặt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”
Anh (chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhomlinki
Tìm hiểu đề:
1 Thể loại: Nghị luận hỗn hợp ( giải thích, chứng minh và bình luận )
2 Nội dung: Thiếu lòng đồng cảm đối với người khác, thiếu năng lực hiểu người khác thì không thể trở thành con người chân chính được
3 Tư liệu: Lấy từ trong đời sống thực tế, kinh nghiệm từ bản thân và nhữngg lời răn dạy của cha ông qua
ca dao tục ngữ
Dàn ý:
1 Mở bài
– Nêu rõ nội dung yêu cầu, ý kiến của nhà sư phạm để dẫn tới giới thiệu ý kiến của ông
– Trích lại nguyên văn câu nói
– Dự báo hướng giải quyết của bài làm
Trang 22 Thân bài
Nhân dân ta từ xưa đã khuyên mọi nguời nên có lòng vị tha và tình cảm nhân ái bằng những lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc
+ Môi hở răng lạnh
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
+ Máu chảy ruột mềm
+ Nhiễu đềiu phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
+ Chị ngã em nâng
Ý tưởng nhân văn cao đẹp ấy cũng được nhà sư phạm nổi danh Xukhômlinxki thể hiện qua câu nói nổi tiếng “ Nếu đứa trẻ dửng dung … con người chân chính
– Cấu trúc của nhận định trên là cấu trúc của câu điều kiện ( nếu thì) Nhà sư phạm Xukhômlinxki đã trình bày hai điều kiện chủ yếu để đưa trẻ trở nên con người chân chính
Trong câu nói của ông: Thế nào là dửng dưng? dửng dưng là lạnh lùng, thờ ơ vô trách nhiệm nói cách khác là vô cảm: không vui, không buồn, không đau xót, không thương mến… Cần lưu ý ở đây
Xukhômlinxki nhấn mạnh thái độ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong “ Trái tim của con người bạn, người anh em của bố mẹ mình hoặc bất cứ đồng bào nào ” Nghĩa là có thể con ngừơi này dửng dưng trước tình cảm của ngưòi khác, trước sự việc xảy ra của người khác chứ anh không hề dửng dưng với chính mình, không hề dửng dưng với những gì đang xảy ra với bản thân.)
Trang 3– Tiếp theo là điều kiện thứ hai, là tình trạng “ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó” Như thế, nếu thái độ dửng dưng ở bên trên nghiêng về đánh giá khả năng đồng cảm thì tình trạng bên dưới này nghiêng về đánh giá khả năng nhận thức nói một cách khác là không có khả năng hiểu được người khác
– Như vậy dửng dưng là tình trạng vô cảm, câm điếc về cảm xúc và tình cảm “ Không đọc được trong mắt người khác” là mù loà về nhận thức, thiếu khả năng hiểu biết người khác
Một khi đứa trẻ, nói rộng ra là một người đã “ dửng dưng’ và thiếu khả năng đồng cảm như thế thì nhất định sẽ là một con người ích kỉ, nhỏ nhen độc ác, chẳng chút vị tha nhân ái, không thể nào là một con người chân chính
Con người chỉ có thể trở thành con người chân chính khi có được những khả năng đồng cảm với những năng lực hiểu biết được người khác đồng cảm và hiểu biết mình Chính sự giao cảm sẽ làm cho con người không cô độc, đơn côi Tình cảm vị tha nhân ái khiến con người trở nên cao thượng bao dung Cũng chính tình cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua cả chính mình, làm nên những thành quả, những chiến công vĩ đại
Bởi vậy chúng ta giáo dục thế hệ trẻ phẩm chất quý báu từ lúc còn bé thơ Chỉ có như thế, xã hội ta mới
có được những con người chân chính Nhận định trên của nhà sư phạm đã chỉ rõ điều này
Dân tộc ta vốn là một dân tộc giàu lòng nhân ái Đối với mỗi con người Việt Nam “ Thương nhà, thương người, thương mình biểu hiện bằng những hành động cụ thể, đó là truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc lịch sử và văn học nước ta xưa cũng thể hiện khá rõ nét điều này Đồng chí Lê Duẫn có nói “ Cái gốc của đạo lí, của lí luận là lòng nhân ái” đồng chí cũng nói “ Lòng thương người là đạo lí của cuộc sống, là đạo lí của lòng người”
3 Kết bài
Tóm lại, nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki thật xác đáng và sâu sắc Có thể xem đây là một bài học mà các nhà giáo dục cần thiết quan tâm, Maxim Goroki cũng nói “ Nơi lạnh lẽo nhất không phải ở Bắc Cực, nơi lạnh lẽo nhất là nơi thiếu tình thương “ Dân tộc ta vốn có truyền thống lâu đời” thương người như thể thương thân Muốn duy trì và phát triển truyền thống tốt đẹp ấy, nhất định chúng ta
Trang 4không thể để trẻ em từ lúc bé có thể “ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim” những người xung quanh mình cũng như có thể thờ ơ vô cảm trước niềm vui và nỗi đau đồng loại
trinhquynh.edu.vn