ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ÐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ ĐỊNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ÐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ÐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đình Chuẩn
HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Trưởng khoa Sau đại học và Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học
Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn cho tác giả trong suốt quá trình học tập;
- Lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học và các Cục, Vụ, Viện
liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Lãnh đạo và giáo viên các
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn;
- Người hướng dẫn khoa học và các thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa
học đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản
Luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bản Luận văn còn nhiều
thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và
các bạn đồng nghiệp
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Định
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
KT - XH Kinh tế - Xã hội
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
1.1.1 Nghiên cứu phát triển ĐNGV cốt cán ở nước ngoài 8
1.1.2 Nghiên cứu phát triển ĐNGV cốt cán ở Việt Nam 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Giáo viên Trung học phổ thông 15
1.2.2 Giáo viên cốt cán trường THPT và ĐNGV cốt cán trường Trung học phổ thông 16
1.2.3 Phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT 19
1.2.4 Quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT 23
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT trong giai đoạn hiện nay 33
1.4 Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT 34
1.5 Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 36
2.1 Đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 36
2.1.1 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 36
2.1.2 Thực trạng giáo dục THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 37
Trang 62.2 Thực trạng ĐNGV các trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh
Lạng Sơn 40
2.2.1 Số lượng và cơ cấu giáo viên 40
2.2.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 41
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán và quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 42
2.3.1 Khái quát về tiến trình khảo sát thực trạng công tác phát triển ĐNGV cốt cán các THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 42
2.3.2 Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV cốt cán các trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 44
2.4 Tiểu kết Chương 2 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 58
3.1 Nguyên tắc chọn lựa giải pháp 58
3.2 Đề xuất biện pháp quản lý phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 59
3.2.1 Xây dựng các tiêu chí về giáo viên cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 59
3.2.2 Qui hoạch phát triển ĐNGV cốt cán trong các trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 75
3.2.3 Đổi mới nội dung, phương thức phát triển số lượng và chất lượng ÐNGV cốt cán THPT 80
3.2.4 Xây dựng chính sách, tạo động lực và môi trường thuận lợi phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 87
3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 95
3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 95
3.5 Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 104
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường lớp huyện Tràng Định năm 2013 - 2014 38
Bảng 2.2: Tổng hợp xếp loại 2 mặt giáo dục năm 2013 – 2014 38
Bảng 2.3: Số lượng học sinh các trường THPT huyện Tràng Định 38
Bảng 2.4: Thống kê số phòng học, phòng chức năng năm học 2013 – 2014 39
Bảng 2.5: Điểm chuẩn tuyển sinh vào 10 từ năm học 2011- 2012 đến nay 39
Bảng 2.6: Kết quả thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2011- 2012 đến nay 39
Bảng 2.7: Tỷ lệ thi tuyển sinh ĐH - CĐ từ năm học 2011 - 2012 đến nay 39
Bảng 2.8: Số lượng cán bộ, đội ngũ giáo viên và nhân viên năm học 2013-2014 40
Bảng 2.9: Số lượng giáo viên qua các năm 40
Bảng 2.10: Cơ cấu đội ngũ giáo viên 40
Bảng 2.11: Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên 41
Bảng 2.12: Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ giáo viên 41
Bảng 2.13 Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống ĐNGV 42
Bảng 2.14: Xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ đội ngũ giáo viên 42
Bảng 2.15: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 44
Bảng 2.16: Nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV THPT 45
Bảng 2.17: Đánh giá của giáo viên cốt cán về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự 47
Bảng 2.18: Thực trạng phẩm chất và năng lực của ĐNGV cốt cán 49
Bảng 2.19: Tác dụng của các chính sách trong việc tạo động lực cho ĐNGV cốt cán THPT 50
Bảng 2.20: Mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán THPT 54
Bảng 2.21: Nguyên nhân của thực trạng phát triển ĐNGV cốt cán THPT chưa tốt 55
Bảng 3.1: Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp 96
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 1.1: Quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản lý nguồn
nhân lực 21 Hình 1.2: Sơ đồ chu trình quản lí 24 Hình 2.1: Biểu đồ hoạt động của tổ bộ môn trong bồi dưỡng giáo viên 45
Trang 9MỞ ÐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng trong việc
nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm hình thành cho học sinh học vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, công nghệ và hướng nghiệp để tiếp tục học lên giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc đi vào cuộc sống; đào tạo nên những người lao động có sức khoẻ, có kỹ năng và động lực học tập suốt đời Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X, hiện nay giáo dục THPT đang được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch và phương pháp dạy học để tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ với các cấp học khác
1.2 Trong mỗi nhà trường THPT, ĐNGV luôn là một trong những nhân tố quan
trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển nhà trường, bởi lẽ chính họ là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển
chuyên môn, phát triển nhà trường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”;… “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [50] Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VIII đã
xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” Chỉ thị số
40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng đã nêu rõ: “… xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, bảo đảm về chất lượng, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”[3]
Trong đội ngũ giáo viên THPT, ĐNGV cốt cán, đầu đàn về chuyên môn lại càng có vai trò quan trọng hơn Đây là những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo; họ là những giáo viên có chuẩn năng lực nghề nghiệp đạt mức độ cao, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, là lực lượng đầu tàu, nòng cốt cho việc giảng dạy bộ môn, có khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau, đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục của một nhà trường Trong một chừng mực nào đó, họ có hiểu biết rộng hơn, am hiểu sâu hơn về một lĩnh
Trang 10vực chuyên môn, về chính trị - xã hội; biết dấn thân trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hành động; vận dụng tốt khoa học giáo dục hiện đại; nắm bắt và xử lý nhanh thông tin; nhạy cảm với cái mới; có năng lực cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học; có tối thiểu những kỹ năng lãnh đạo - quản lý nhóm; kỹ năng giao tiếp chinh phục, thu phục, thuyết phục, tập hợp, cuốn hút và khả năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên khác…
ĐNGV cốt cán trong các trường THPT cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nói riêng hiện nay đang còn bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhà trường trong giai đoạn mới Cụ thể:
- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đầy đủ theo yêu cầu giáo dục và dạy học của nhà trường Thực tế hiện nay ở nhiều trường THPT vẫn có những giáo viên giữ vai trò cốt cán vì họ có thâm niên công tác cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng những giáo viên này lại hạn chế về khả năng tiếng Anh, tin học và khả năng tiếp cận, cập nhật cái mới, khó có thể quy hoạch để đào tạo ở trình độ trên chuẩn Do vậy, trong thời gian tới, những giáo viên này sẽ khó có thể giữ vai trò đầu đàn, cốt cán được Tuy nhiên trong thời gian trước mắt, số giáo viên trẻ dù được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh, tin học khá lại chưa có được những kinh nghiệm chuyên môn và sư phạm của các giáo viên đầu đàn nêu trên Đó là một mâu thuẫn cần giải quyết
- Lực lượng ĐNGV cốt cán của các trường THPT còn quá mỏng mà hầu hết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải Do đó việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng chưa được thường xuyên và chưa có hiệu quả Đặc biệt, công tác NCKH giáo dục, sáng kiến cải tiến phục vụ cho giảng dạy, giáo dục trong nhiều trường học chưa được đẩy mạnh; giáo viên cốt cán chưa thể hiện vài trò đầu tàu trong hoạt động này, nên hạn chế nhiều tới việc nâng cao tiềm lực chuyên môn của ĐNGV nhà trường
- Năng lực tổ chức quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính; chưa thực sự có sức mạnh tinh thần, tư tưởng
Trang 11và tâm lý để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại của đội ngũ giáo viên trong các hoạt động chuyên môn
Những mặt hạn chế nêu trên, có thể do những nguyên nhân chủ yếu:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
2 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998) số 30 CT/TW ngày
18/02/1998, Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Hà Nội
3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004) số 40-CT/TW
15/06/04, Chỉ thị của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
4 Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận
dụng vào quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội
5 Nguyễn Thanh Bình (2004), "Đội ngũ giáo viên yếu tố góp phần tạo nên chất
lượng giáo dục", Tạp chí phát triển giáo dục,(102).Hà Nội
6 Bộ GDĐT (1997), Nghiệp vụ thanh tra trường học và giáo viên phổ thông, Hà Nội
7 Bộ GDĐT (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường, Hà Nội
8 Bộ GDĐT (2004), Thông tư hướng dẫn về loại hình giáo viên, cán bộ, nhân
viên ở các trường phổ thông, Hà Nội
9 Bộ GDĐT (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT ban hành kèm theo
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
10 Bộ GDĐT (2009), Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về
việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009
11 Bộ GDĐT (2010), Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và
Giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
12 Bộ GDĐT (2011), Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
THPT hằng năm ban hành theo Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
Trang 1213 Bộ GDĐT (2012), Thông tư số 13/2012/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2012 về việc
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường THPT
14 Bộ GDĐT - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế
viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
15 Bộ Nội vụ, Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ
thông công lập, ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
16 Nguyễn Công Chánh (2001), Các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên trường CĐSP Bạc Liêu, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục
17 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường
cán bộ QLGD&ĐT và Trường ĐHSP Hà Nội 2, Hà Nội
18 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo
dục, Tài liệu tham khảo, Hà Nội
19 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý các cơ sở giáo dục đào
tạo, (Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở- Bộ GD&ĐT), HN
20 Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại
và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Bài giảng, Hà Nội
21 Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Nghị định của
chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, Hà Nội
22 Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
23 Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số
09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”
24 Vũ Đình Chuẩn (2002), Những giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo
viên trung học chuyên nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ khoa học
giáo dục, Hà Nội
25 Vũ Đình Chuẩn (2008), Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trung học phổ thông theo
quan điểm chuẩn hoá và xã hội hoá, Luận án Tiến sĩ quản lý giáo dục, Hà Nội