1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5 6 TUỔI)

75 632 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 842,5 KB

Nội dung

Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ em,đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua các tác phẩm thơ nhà trường và giáo viên cần có những định hướng rõ ràng, những biện pháp cụ thể, s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÕ THỊ HOÀNG

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ

MẪU GIÁO (5 - 6 TUỔI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Điêu Thị Tú Uyên

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 3

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Điêu Thị Tú Uyên, người đãtrực tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo khoa Tiểuhọc - Mầm non, Phòng QLKH và QHQT, Trung tâm Thông tin - Thư việnTrường Đại học Tây Bắc, Ban Giám hiệu cùng các cô giáo và các cháu mẫu giáo(5- 6 tuổi) Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyệnMộc Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Tác giả

Lò Thị Hoàng

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

GDMN : Giáo dục mầm nonTPVH : Tác phẩm văn họcNXB : Nhà xuất bản

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7

6 Phạm vi nghiên cứu 7

7 Giả thuyết khoa học 7

8 Phương pháp nghiên cứu 7

9 Đóng góp của khóa luận 8

10 Cấu trúc của khóa luận 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9

1.1 Cơ sở lý luận 9

1.1.1 Một số vấn đề có liên quan đến việc cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) 9

1.1.2 Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 11

1.1.3 Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 13

1.1.4 Vai trò của thơ, vai trò của đọc diễn cảm đối với giáo duc ̣ trẻmâũ giáo (5 – 6 tuổi) 17

1.1.5 Chương trình thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1 Khảo sát điều tra 23

1.2.2 Phân tích kết quả điều tra 24

1.2.3 Một số vần đề rút ra từ thực trạng khảo sát 27

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI) 29

2.1 Sưu tầm thơ theo chủ đề dạy học ở trường mầm non 29

Trang 6

2.2 Đọc diễn cảm tác phẩm thơ và hướng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, hình

thức nghệ thuật của tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 33

2.2.1 Các thủ thuật đọc diễn cảm thơ 33

2.2.2 Hướng dẫn trẻ tìm hiểu tác phẩm thông qua hoạt động đọc diễn cảm 41

2.3 Hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm thơ trong các hoạt động học tập khác 45

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50

3.1 Mục đích thực nghiệm 50

3.2 Thời gian, khách thể và địa bàn thực nghiệm 50

3.3 Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm 50

3.4 Nội dung thực nghiệm 51

3.5 Kết quả thực nghiệm 51

3.5.1 Kết quả trước thực nghiệm 51

3.5.2 Kết quả sau thể nghiệm 52

KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốcdân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển nhân cách của con người Vì thế, chăm sóc giáo dục toàn diện trẻmầm non là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát huy nhân

tố con người của Đảng và Nhà nước Chiến lược này được cụ thể hóa trong xâydựng chương trình giáo dục mầm non

Điều 24 trong Chương “Giáo dục mầm non” của Luật Giáo Dục (Sửa đổi,

bổ sung 2009) có nêu: “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo

dục mầm non; cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻphát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.” [6 35] Bước vào thế kỷ XXI,trước những yêu cầu mới của đất nước và của Giáo dục – Đào tạo nói chung,Giáo dục mầm non nói riêng, chương trình giáo dục mẫu giáo cũ đã bộc lộnhững hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dụctrẻ Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới mang tính độtphá nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong thời đại mới

Từ năm 1963, ngành giáo dục mầm non đã xây dựng những chương trìnhgiáo dục thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáodục mầm non Năm 1966, Bộ GD và ĐT đã ban hành chương trình giáo dụcmầm non chính thức tăng cường số lượng các môn học nhằm giúp trẻ phát triểntrên các lĩnh vực như: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tìnhcảm xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ… Để đáp ứng những yêucầu bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục và Đào tạo chínhthức ban hành “Chương trình giáo dục mẫu giáo” còn gọi là “Chương trình cảitiến” áp dụng trên phạm vi cả nước

Mục tiêu chương trình được thực hiện theo quy định của luật Giáo dục(1998) đề ra: Giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo

Trang 8

2dục trẻ từ 3 tháng đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻvào lớp 1.

Trong đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm chỉ đạo

trọng tâm là: “…đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chínhsách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầmnon…” Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thếgiới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân Ở nhiều nước, không chỉ ởnhững nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáodục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xãhội hóa giáo dục mầm non

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Giáo dục mầm non chủ trươngcải tiến nội dung giáo dục dựa trên quan điểm kết hợp giữa các tri thức tự nhiên,

xã hội và nghệ thuật nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện Trong đó, cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học được xem là phương tiện chính trong lĩnh vựcphát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ Việcđổi mới phương pháp, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy thơ cho trẻ mầm non, hướng tới mục tiêu sử dụng tác phẩm vănhọc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ là việc làm cấp thiết, đòi hỏi nhiều tâmhuyết của các nhà quản lý, các nhà giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệpgiáo dục mầm non

1.2 Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm

Từ thuở trong nôi, các em đã được nghe lời hát ru của bà, của mẹ Đến trường mầmnon, các em được nghe các cô đọc thơ, kể chuyện… Thực tế đã chứng minh, vănhọc (văn học thiếu nhi) là một phương tiện giáo dục quan trọng không gì thay thếđược và là một loại hình nghệ thuật có sức lôi cuốn rất lớn đối với trẻ thơ

“Văn học là nhân học” (M Gorki) học văn là học làm người Mỗi một tácphẩm văn học là những bài học về nhận thức, về tình cảm xã hội, về nhân cáchđối với con người nói chung, trẻ em nói riêng Văn học mang đến cho trẻ nhữngbài học giáo dục vô cùng phong phú, sinh động, hết sức tự nhiên, không gò bó,

Trang 9

không mang tính giáo huấn khuôn mẫu, nặng nề Một bài thơ nhẹ nhàng, thathiết về cô giáo giúp các em cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc ân cần, dịudàng của cô, từ đó biết yêu kính người mẹ hiền thứ hai của mình Một câuchuyện cổ tích buồn có thể đánh thức ở các em ý thức về trách nhiệm với nhữngngười thân trong gia đình, không còn sống ích kỷ nữa… Văn học cũng giúp các

em cảm nhận được những vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh, từ môi trường

tự nhiên đến môi trường xã hội, để các em biết thích thú, biết yêu mến, nâng niu,giữ gìn cái đẹp của cuộc sống Nhà sư phạm Xukhômlinski khẳng định: “Tuổithơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích.Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo” [10.7] Với tác dụng

to lớn mà văn học đem đến cho trẻ thơ, việc cho trẻ làm quen, tiếp xúc với tácphẩm văn học là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chươngtrình giáo dục mầm non

1.3 Có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ mẫugiáo đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng Giáo dục mầmnon là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Qua hơn 60 năm hoạtđộng, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới về nội dung, phươngpháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục giúp trẻ nhận thức phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lí Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trườngmầm non là phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đặc biệt là ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi còn chútrọng thêm nhiệm vụ phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ đọcdiễn cảm tác phẩm thơ Dạy trẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm là một nhiệm vụ quantrọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông

Do trẻ chưa tự tiếp nhận, cảm thụ được tác phẩm thơ nên cô giáo giữ vaitrò trọng yếu trong việc giúp trẻ làm quen, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thếgiới nghệ thuật của tác phẩm Hoạt động đọc diễn cảm thơ ngày càng được quantâm đổi mới để đạt chất lượng tốt nhất Tuy vậy, trên thực tế, tại nhiều trườngmầm non, đặc biệt các trường mầm non ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,trong những điều kiện dạy học còn tồn tại quá nhiều khó khăn thì việc cho trẻtiếp xúc với tác phẩm thơ thông qua hoạt động đọc diễn cảm lại bị đặt xuống

Trang 10

4hàng thứ yếu Qua việc khảo sát kế hoạch cũng như thực tiễn giảng dạy tại haitrường mầm non … chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp chung

và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả cho trẻ mầm non nói chung,trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nói riêng qua đọc diễn cảm tác phẩm thơtrẻ còn bộc lộ những hạn chế nhất định

Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là

do khi cho trẻ tiếp xúc với thơ một số giáo viên chưa hiểu rõ về vai trò, mục đíchviệc sử dụng tác phẩm thơ để giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ Điều đó dẫnđến tình trạng thiếu chú trọng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng cácbiện pháp giúp trẻ tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất về thơ Thơ là cái nôinuôi dưỡng nhận thức, tâm hồn trẻ thơ Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ em,đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) thông qua các tác phẩm thơ nhà trường

và giáo viên cần có những định hướng rõ ràng, những biện pháp cụ thể, sáng tạotrong việc cho trẻ đọc diễn cảm các tác phẩm thơ

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5– 6 tuổi)”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua quá trình tìm hiểu việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáolớn (5 – 6 tuổi) nhằm xây dựng một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng đọcdiễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ một cách có hiệu quả nhất, chúng tôi đã đượcnghiên cứu một số công trình khoa học trong nước và nước ngoài có đề cậpnhững vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình

Cuốn Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả

Lã Thị Bắc Lý, NXB ĐHSP (2008) dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tiếpnhận văn học của trẻ mầm non để khẳng định vai trò quan trọng của văn học đốivới việc giáo dục trẻ một cách toàn diện Theo đó, các tác phẩm thơ tham giatích cực vào phát triển các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ,phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất

Trang 11

cho trẻ Như vậy, việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ là cần thiết và

Cuốn Phương pháp đọc diễn cảm của Hà Nguyễn Kim Giang, NXB

ĐHSP (2007) cũng đã chỉ rõ cho chúng ta biết: Việc đọc diễn cảm được sử dụngrộng rãi trong các tiết dạy học văn học, trong các hoạt động văn học Trong cáchoạt động này, nó được xem như một nghệ thuật đọc có tác dụng một cách kỳdiệu về nhiều mặt M.A.Rưbnhikôva khẳng định rằng: “Đọc diễn cảm là hìnhthức đầu tiên và cơ bản của việc dạy học văn học một cách trực quan và cụ thể,đối với chúng tôi nó là một hình thức trưc quan quan trọng hơn bất kỳ một hìnhthức trực quan thị giác nào Chúng tôi không phủ nhận hình thức trực quan thigiác, nhưng phương pháp làm cho từ khắc sâu vào nhận thức chính là lời nói, làphương pháp đọc diễn cảm bằng lời nói.”…

Gần đây vấn đề giúp trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học cũng đượcnhiều sinh viên quan tâm: Nguyễn Thị Kim Anh – K45 Đại học giáo dục Mầm

non, Đại học Tây Bắc (2008) với khóa luận Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5 – 6 tuổi; Nguyễn Thị Phúc - K46 Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2009) với khóa luận Tìm hiểu khả năng hiểu, nhớ truyện của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi); Mông Thị Nhị - K47 Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2010) với khóa luận Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm thơ; Quàng Thị Tiên – K47 Đại học Giáo Dục Mầm non, Đại học Tây Bắc (2010) với khóa luận Một

Trang 12

số biện pháp rèn luyện kỹ năng kể truyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)…

Các khóa luận này, trên nhiều góc độ khác nhau đã nêu ảnh hưởng to lớn củavăn học đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ mầm non cũng như tầmquan trọng của việc giúp trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học

Qua nghiên cứu các bài viết, các công trình liên quan đến khóa luận chúngtôi nhận thấy các công trình này quan tâm sâu sắc đến vai trò của tác phẩm vănhọc đối với việc giáo dục trẻ mầm non; khả năng của trẻ mầm non trong việcđọc diễn cảm tác phẩm văn học; khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao chấtlượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo Có tài liệu đã đề cập đếnnghệ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng đọc diễn cảmtác phẩm thơ cho trẻ Tuy nhiên, vấn đề nêu ra ở tài liệu này chưa hướng vàotừng độ tuổi cụ thể trong suốt giai đoạn trẻ ở bậc học mầm non, từng đối tượngtrẻ với trình độ khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, cũng chưa nêu các biệnpháp cụ thể để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ phù hợp với từngđối tượng như đã nói trên Nhận thấy đây là một khoảng trống có thể tiến hànhkhảo sát, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp mang tính ứng dụng, chúng tôichọn nghiên cứu vấn đề “Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩmthơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)”

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của các môn khoa học liên quanđến khóa luận: Tâm lý học, Giáo dục học, Văn học… và xuất phát từ tình hìnhthực tế về chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6tuổi)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Sưu tầm tài liệu và tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan đến khóaluận: về đặc điểm tâm lý, đặc điểm tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ mầm non, vaitrò của thơ đối với giáo dục trẻ mầm non, vai trò của hoạt động đọc diễn cảm tácphẩm thơ trong việc nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫugiáo lớn (5 – 6 tuổi)

Trang 13

- Điều tra khảo sát thực trạng giáo viên hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6tuổi) đọc diễn cảm tác phẩm thơ tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnhSơn La.

- Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩmthơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

-Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của khóa luận

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫugiáo lớn (5 – 6 tuổi)

5.2 Khách thể nghiên cứu

Nhóm trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và vấn đề có liên quan đến khóa luận

- Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ chotrẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

- Thực nghiệm tại Trường Mầm non Họa Mi, thị trấn Nông trường MộcChâu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La

7 Giả thuyết khoa học

Trên thực tế, tại các trường mầm non, việc cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ chưa được quan tâmđúng mức và thiếu tính linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) dẫnđến tình trạng chất lượng của việc tiếp nhận tác phẩm thơ của trẻ mẫu giáo ở độtuổi này chưa cao Nếu biện pháp chúng tôi đề xuất trong đề tài nghiên cứu nàyđược ứng dụng thì việc đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tácphẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu liên quan đến khóa luận, hệ thống hoá tài liệu để xâydựng cơ sở lý luận cho khóa luận

Trang 14

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thể nghiệm sư phạm

9 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận được nghiệm thu sẽ bổ sung một số biện pháp nâng cao chấtlượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi); là tài liệu thamkhảo cho sinh viên chuyên ngành mầm non, khoa Tiểu học – Mầm non, TrườngĐại học Tây Bắc và những người quan tâm đến vấn đề này

10 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Biện nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

và nhu cầu của trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo Đó là kiểu tư duy trực quan – sơ đồ Vìvậy, tính cụ thể của ngôn ngữ văn học khi tái hiện lại toàn bộ thế giới hình ảnh,màu sắc, âm thanh có liên quan mật thiết tới sự tiếp nhận văn học của trẻ Nóicách khác, tư duy trực quan – sơ đồ cụ thể giúp trẻ tiếp nhận một cách dễ dàng,

có hiệu quả các tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi

Với sự phong phú của trí tưởng tượng với tính “duy kỷ” hay “ý thức bảnngã” rất cao, trẻ mầm non, đặc biệt trẻ từ 5 – 6 tuổi luôn lấy mình làm trung tâm

để nhìn nhận thế giới xung quanh Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất” và trítưởng tượng phong phú, vạn vật qua con mắt trẻ thơ đều sinh động và có hồn.Các em tìm thấy trong tự nhiên đời sống của chính mình, và hòa chúng vào thiênnhiên, đồng nhất với thế giới xung quanh với chính bản thân Cho nên, trẻ mầmnon thường rất thích nghe kể đọc thơ, kể truyện cổ tích, truyện đồng thoại

1.1.1.2 Ngôn ngữ

Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầmnon” tức là tuổi trước khi đến trường phổ thông Ở giai đoạn này, trẻ đã biết sử

Trang 16

10dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày.

Không chỉ thế, trẻ 5 – 6 tuổi còn xuất hiện nhu cầu dùng ngôn ngữ để biểuđạt thái độ, tình cảm một cách sinh động và truyền cảm Trẻ đã biết sử dụng ngữ

âm và ngữ điệu khi biểu đạt cảm xúc hay khi đọc một bài thơ Vốn từ của trẻmẫu giáo lớn tích lũy được khá phong phú không chỉ về danh từ mà còn về tính

từ, động từ, liên từ… Trẻ nắm được vốn từ trong tiến mẹ đẻ đủ để diễn đạt cácmặt trong đời sống hàng ngày Nhu cầu đó vừa phản ánh sự phát triển về ngônngữ của trẻ vừa cho thấy khả năng có thể tác động, rèn luyện cho trẻ cách nóitiếng Việt sao cho hay; rèn luyện cho trẻ năng lực cảm thụ tính nghệ thuật củatiếng Việt thông qua các tác phẩm thơ Phát triển tính linh hoạt, tính nghệ thuậttrong ngôn ngữ nói của trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 là một nhiệm vụ cực kì quan trọngcủa người giáo viên mầm non Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua nhiềuhình thức dạy học, nhưng chủ yếu nhất, và cũng đạt hiệu quả cao nhất là hìnhthức cho trẻ tiếp xúc với thơ qua hoạt động đọc diễn cảm

1.1.1.3 Tình cảm, xúc cảm

Giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ thơ, nhất là trẻ lứatuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cảcác mặt trong hoạt đông tâm lí của trẻ Chính vì vậy, nhận thức của trẻ cũngmang đậm màu sắc cảm xúc (nhận thức cảm tính) Trẻ luôn có nhu cầu đượcngười khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi ngườixung quanh Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự đổi thay của thế giới xungquanh và xúc động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản.Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe đọc thơ, kể chuyện có thể

dễ dàng hoá thân vào thế giới nhân vật trong tác phẩm và biểu hiện những cảmxúc, tình cảm của mình một cách hồn nhiên khi tiếp xúc với tác phẩm Cho nên,ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ của người đọc, người kể tácphẩm cho trẻ nghe là vấn đề rất quan trọng Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩmvăn học, ngoài kiến thức, còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, mộtthái độ để cảm nhận cuộc sống – một phong cách sống

Trang 17

1.1.1.4 Trí tưởng tượng

Nét nổi bật trong tâm lí trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6) là sự phong phú

về trí tưởng tượng Khác với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡtrẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đã biết dùng sự tưởng tượng của mình để khám pháthế giới và tự thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân, để tiếp thu sáng tạonghệ thuật và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong các tácphẩm thơ sẽ chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão sáng tạo của trẻ Như vậy,trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí góp phần tíchcực vào hoạt động tư duy, nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí, tưởng tượng của trẻ em lứa tuổi này

đã bắt đầu mang tính chất sáng tạo Đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của tưởngtượng, đó là tưởng tượng hoang đường Đặc điểm của giai đoạn này là thiên vềnhững điều kỳ diệu khác thường Đây chính là cơ hội để chúng ta sử dụng cáctác phẩm văn học, nhất là truyện cổ tích cho trẻ làm quen Thế giới nghệ thuậttươi đẹp và chứa đầy những điều bí ẩn, thần kỳ của các câu chuyện cổ tích sẽkhơi dậy những tiềm năng sáng tạo kỳ diệu ở trẻ Các cô giáo mầm non cần có

sự hiểu biết và những kĩ năng cảm thụ tác phẩm để tìm ra con đường tốt nhấtgiúp trẻ tiếp nhận tác phẩm thơ, truyện một cách có hiệu quả

1.1.1.5 Khả năng chú ý

Đặc điểm chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu là không chủ định Trẻ mẫugiáo chỉ chú ý, ghi nhớ những gì mình thích và có thể liên quan đến nhu cầuchính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng xúc cảm đối với trẻ, cúng dễ bịphân tán sự chú ý Vì vậy để tổ chức cho trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ phải căn

cứ vào đặc điểm này Trước hết cô phải có biện pháp, thủ thuật thế nào để lôicuốn sự chú ý của trẻ Trẻ có chú ý, ghi nhớ được bài thơ thì trẻ mới có thể đọcdiễn cảm lại bài thơ đó

1.1.2 Đặc điểm cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)

Trẻ trước tuổi đến trường phổ thông có nhu cầu và khả năng hiểu

Trang 18

được các tác phẩm văn học ngắn gọn, có nội dung đơn giản, kết cấu, ngôn ngữ

dễ hiểu Tuy vậy, do hạn chế của độ tuổi này (trẻ chưa biết chữ) nên trẻ

Trang 19

chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, chưa tự mình hiểu đầy đủ về giá trịnội dung, nghệ thuật của tác phẩm Việc nắm bắt tác phẩm văn học ở trẻ mầmnon phụ thuộc vào sự truyền thụ của giáo viên Chính vì thế, ở lứa tuổi nàyngười ta chưa thể gọi là dạy văn cho trẻ mà là cho trẻ làm quen với văn học.Như vậy, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chỉ mức độ tiếp xúc ban đầucủa trẻ với văn học Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệthuật đọc diễn cảm để đọc thơ cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp trẻhiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm Trên cơ sở đó, giáo viên dạy trẻđọc diễn cảm tác phẩm văn học đó Đây là một hoạt động dạy học có ý nghĩađặc biệt, nói như Anhxtanh “Đó là việc cao cả nhất mà con người có thể làmđược, là khai hoang một khu đất mới trong cái thế giới bí mật của cái đẹp”.

Khi cho trẻ làm quen với văn học, người giáo viên mầm non có nhiệm vụ:

- Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầutham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, đọc thuộcthơ, đọc lại thơ một cách diễn cảm)

- Mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ nhữngtình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹptrong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học

- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ Dạy trẻ phát âm chính xác tiếng

mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng ngôn ngữgiọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thứckhác nhau

Trẻ mầm non có những đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học khác biệt sovới học sinh ở các bậc học khác cao hơn

Thứ nhất, các cháu tiếp nhận văn học gián tiếp, thông qua hoạt động đọcdiễn cảm và giảng giải nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật tác phẩm của côgiáo Hoạt động này được thực hiện tốt sẽ đem đến cho trẻ một khả năng nhậnthức và hứng thú đối với tác phẩm

Trang 20

13Thứ hai, sự tiếp nhận văn học của trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm Trẻphản ứng trực tiếp ngay với tác phẩm văn học thông qua nghe cô giáo đọc lại.Trẻ có thể tỏ thái độ vui, buồn, yêu, ghét một cách rõ ràng đối với thế giới nhânvật trong tác phẩm Những tác phẩm tốt sẽ gây ấn tượng sâu sắc và lâu dài tronglòng các cháu.

Thứ ba, trong cảm thụ tác phẩm, trẻ không chỉ cảm thụ nội dung mà còncảm thụ cả nghệ thuật của nó (đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ: vần, nhịp điệu, giọngđiệu, ngữ điệu) Phần truyền đạt (đọc diễn cảm) của giáo viên nếu hài hoà cả nộidung và đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật sẽ có tác dụng tốt đối với quá trình cảmthụ của trẻ

Thứ tư, quá trình tiếp nhận văn học của trẻ ít bị ràng buộc bởi lý trí vàkinh nghiệm mà chứa đựng khả năng tưởng tượng mạnh mẽ

Cuối cùng, trẻ tiếp nhận văn học ngây thơ và triệt để, vận dụng kinhnghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự khác nhau giữa chúng Nênđối với các cháu, hình tượng trong tác phẩm và hiện thực được nhà văn phản ánhchưa tách bạch mà hoà làm một (trẻ hiểu đơn giản một bài thơ, nhân vật đượcnghe ấy chính là bài thơ, là con người có thật đang diễn ra trước mắt) Chỉ saunày, khi lớn dần lên, tư duy, nhận thức phát triển, trẻ đã đứng ra ngoài tác phẩm

để nhận xét, đánh giá thì trẻ mới có thể phân biệt được hình tượng nghệ thuật vàhiện thực được tác giả thể hiện trong tác phẩm

1.1.3 Đặc điểm của thơ viết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi)

Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung, vìthế, nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ Nóthực hiện các chức năng chung của văn học như: chức năng nhận thức, chứcnăng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng vui chơi giảitrí Các chức năng này không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau trongmối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau Nhưng do đối tượng chủ yếu là trẻ em nên nó

có nhưng đặc điểm nhấn mạnh

Trước hết, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trung cơ bảnnhất của văn học thiếu nhi Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong

Trang 21

việc toàn diện nhân cách cho trẻ, cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ

Nếu tính giáo dục là một đặc trưng có tính chất sống còn văn học thiếu nhithì khẳ năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo cuả trẻ cũng là một đặcđiểm không thể thiếu của văn học viết cho các em Hơn bất cứ loại hình nào, sángtác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm tới đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếunhi Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn họcngười lớn Tuổi thơ hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí tưởngtượng thì tuyệt vời phong phú, bay bổng Chính vì vậy mà trí tưởng tượng là mộtyếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho các em

Văn học viết cho trẻ lứa tuổi mầm non , do đối tượng phục vụ chủ yếu lànhững bạn đọc còn chưa biết đọc , biết viết, nên ngoài những tiêu chí chung củavăn hoc ̣ thiếu nhi, nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm,sinh lí đặc thù của lứa tuổi này Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau đây:

* Sự hồn nhiên, ngây thơ

Hồn nhiên và ngây thơ là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên củavăn học viết cho trẻ em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ Ví dụ: về chuyệnđến lớp của bé

Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gìChỉ mang một cái bút chì

Và mang mẩu bánh mì con con

(Phan Thị Vàng Anh - Mèo con đi học)

Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ

ấy thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công Tất nhiên, không phải là sựhồn nhiên theo kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phảithực sự hiểu để có thể hóa thân sống cùng con trẻ

* Sự ngắn goṇ, rõ ràng

Dạng phổ biến của bài thơ viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ,rất gần với đồng dao, một thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơngắn vui nhộn, các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ Ví dụ:

Trang 22

15 Cây dây leo

Bé tẻo teo

Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ

Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi: “Vì sao?”

Cây trả lời:

- Ra ngoài trời,Cho dễ thở…

(Xuân Tửu – Cây dây leo)

Sự rõ ràng của thơ viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể hiện ở

ý nghĩa của từ vựng Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễhiểu Ví dụ:

Vàng tươi hoa cúc áo

Đỏ rực nụ rong riềngTim tím hoa bìm bịpDây tơ hồng em quấnThành một bó vừa xinh

(Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô)

* Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu

Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làmcho tác phẩm thêm sinh dộng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em

Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em (điềunày rất khác với thơ cho người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quantrọng) Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sựtiếp nhận của các em Ví dụ:

Trang 23

Bắp cải xanh Xanh mát mắt

Lá cải sắp Sắpvòng tròn Búpcải non Nằm ngủ giữa

(Phạm Hổ - Bắp cải xanh)

Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứhai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) được lặp lại ở chữ đầu câu thứ tư gợi lên hìnhdáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn…

Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự xuất

hiện ngộ nghĩnh của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn bởi sự kết hợpcủa các thanh trắc, thanh bằng tạo nên nhạc tính của bài:

- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó?

- Tôi là thỏ

- Nếu là thỏCho xem tai

- Cốc, cốc, cốc!

- Ai gọi đó

- Tôi là nai

- Thật là nai Cho xem gạc

* Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu

Đặc biệt là có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từmiêu tả, tính từ chỉ màu sắc tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, khích thíchtrí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tưởng tượng,tình cảm của trẻ Ví dụ:

Hoa cà tim tímHoa mướp vàng vàngHoa lựu chói chang

Trang 24

Đỏ như đốm lửa Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗxinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trước gió

(Thu Hà – Hoa kết trái) Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả chói chang, nho nhỏ, xinh xinh, các từ tượng hình đốm lửa, rung rinh và các tính từ chỉ màu sắc tim tím, vàng vàng,

đỏ, trắng tinh, bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn giúp

trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng rất cụ thể

* Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện

Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổimầm non Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là tâm trạng, bao gồm hệthống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng , thơ cho các em có thể kể lại được

Ngoài những truyện thơ như Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan, những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng, ví dụ : Dán hoa tặng mẹ, Mời vào, Gạch đỏ, Chiếc cầu mới, Chú bò tìm bạn

* Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng

Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục Làloại hình ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và nhậnthức con người Nhất là lứa tuổi mầm non, văn học, đặc biệt là thơ, càng có sựtác động nhanh nhạy Tuy nhiên, lứa tuổi này có thể „„đọc‟‟ tác phẩm văn họcmột cách gián tiếp, tư duy logic lại chưa phát triển nên hầu như chưa có khảnăng suy luận, phán đoán Chính vì thế, mỗi một tác phẩm văn học phải đem đếncho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng

1.1.4 Vai trò của thơ, vai trò của đọc diễn cảm đối với giáo dụ c trẻmẫu giáo (5 – 6 tuổi)

1.1.4.1 Vai trò thơ đối với giáo dục trẻ mẫu giáo ( 5 - 6 tuổi)

a Về mặt mĩ học

Theo quan điểm của mĩ học Mác – Lênin, cái đẹp trong tác phẩm nghệ

Trang 25

thuật là cái đẹp đỉnh cao của mọi cái đẹp Nó là sản phẩm do người nghệ sĩ chọnlọc, gọt giũa và kết tinh lại trong thế giới hình tượng nghệ thuật Vì vậy, có thểxem tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn học nói riêng là sự thể hiệnhài hòa, hoàn thiện nhất của cái đẹp trong thực tế khách quan Tác phẩm văn họcthực sự là một “trường học thẩm mĩ” cho con người.

Cũng như văn học nói chung, những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnhhưởng lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho các em Nhận thức của trẻ em về cái đẹp,cái thiện, cái chân thật của cuộc sống vô cùng trong sáng, hồn nhiên, thông qua conđường cụ thể, trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm yêu, ghét, thích thúrất rõ ràng Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, độ tuổi bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽxúc cảm thẩm mĩ, nhận thức và năng lực thẩm mỹ được hình thành thông qua tiếpxúc với tác phẩm văn học càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết

Văn học luôn đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mởtrong các em những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ đúngđắn Tiếp xúc với tác phẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế giớibao la đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muônmàu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống Trẻ em lứa tuổi mầm non, với tâmhồn gây thơ, chưa có chải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanhmới chỉ ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước mắt Vẻ đẹp lấp lánhcủa ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn họcgặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được

vẻ đẹp trong tác phẩm này Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường rấtsinh động, trong trẻo, khiến các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiênnhiên, mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống như bài thơ:

Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mongMùa đào mau nở Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi

Trang 26

Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đến

(Hồng Thu – Cây đào)

Văn học chính là nơi khơi dậy vàtiếp thêm cho trẻthơ những rung động vềcái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn đi mà luôn mới mẻ, nhạycảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia nắng, và do

đó cũng không nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, đau đớn, xót xa vì cáixấu, cái ác và thiết tha yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp…

b Về mặt đạo đức

Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ ngay từlứa tuổi mầm non là điều hết sức quan trọng Giáo dục lòng nhân ái, giáo dụcđức tính thật thà, dũng cảm, vâng lời cha mẹ, cô giáo cho trẻ mầm non sẽ giúpchúng dễ hòa nhập vào cuộc sống và dễ tiếp thu sự giáo dục của người lớn, đónnhận những hình ảnh tốt đẹp của môi trường để phát triển nhân cách một cáchtích cực Và thể hiện tốt nhiệm vụ này, văn học được coi là phương tiện hưuhiệu nhất Trẻ thơ rất nha ỵ cảm và sống bằn tình cảm, dễ dung động bộc lộ thái

độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt xấu – tốt, yêu – ghét, vui – buồn,chán – thích…Như bài thơ:

Chiều nay đi học Trênvỉa hè em thấy Một bàgià chống gậy

muốn tránh xe qua đường

Em vội dừng bước chân Đến bên bà nói nhỏ:

Đường nhiều xe lắm đó,

Để cháu dắt bà qua!

Tay em nắm tay bàCùng bước qua đường rộng Chia tay bà cảm độngKhen mãi em bé ngoan

(Hoàng Thị Phảng – Giúp bà)

Trang 27

Tác phẩm văn học là trung gian giúp trẻ xác lập một thái độ đối với hiệntượng của đời sống xung quanh, đối với hành vi con người, là cơ sở về đạo đứccủa con người sau này.

Trước hết văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên, giải đápnhững băn khoăn, thắc mắc: tại sao lại có mưa, tại sao có ngày và đêm, mùaxuân đã xuất hiện như thế nào…, đem tới cho các bé những hiểu biết rất thú vị

về thế giới cỏ cây hoa lá: hoa hồng có nhiều màu sắc và hương thơm, hoa dạhương thơm về đêm, hoa lựu đỏ chói chang như đốm lửa, hoa phượng nở rựctrời, hoa cúc trắng có nhiều cánh nhỏ mềm mại, hoa dâm bụt kín đáo, ý nhị màbiết che chở gió bão cho các loài hoa khác

Văn học còn giúp cho các em mở rộng nhận thức về thế giới loài vật.Những vần thơ đầy hấp dẫn sẽ giúp các em nhận biết những đặc điểm điển hình

về các con vật và sự sinh trưởng của chúng, vì sao con trâu có một hàm răng,con hổ có bộ lông vằn, con gà không biết bơi, con gà mái lại có mào, gà trốngthường cất tiếng gáy vào mỗi buổi sáng

Cuộc sống xung quanh của trẻ cũng được các tác giả đưa vào trong nhữngvần thơ thành những hình ảnh hết sức ngộ nghĩnh, sinh động, những tấm gươngsáng đáng noi theo hay những bài học đáng phải rút kinh nghiệm, những sự quantâm, tình yêu thương đầy cảm động giữa con người với con người…

Và khác với các khái niệm khoa học khô khan, trừu tượng, thế giới hìnhtượng trong tác phẩm thơ khiến cho thế giới trở nên sinh động, dễ hiểu, khơi gợiđược trí tưởng tượng bay bổng, bồi dưỡng năng lực tưởng tượng phong phú chotrẻ về cuộc sống xung quanh Có thể nói, với chức năng phản ánh cuộc sống,

Trang 28

21văn học thiếu nhi như “những cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp cho trẻ nhậnthức và hiểu biết về thế giới xung quanh.

1.1.4.2 Vai trò của đọc diễn cảm thơ đối với giáo dục trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) a Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ

Đọc diễn cảm chính là hình thức đọc thơ văn có những nét tương đồng vớiđọc nghệ thuật (nghệ thuật biểu diễn đọc) và có những đặc trưng riêng của nó.Thông thường, khi phân tích vai trò của đọc diễn cảm trong việc giáo dục trẻ emđược thực hiện trong tổ chức hoạt động làm quen với văn học ở trường mầmnon, người ta thường đưa nóvào phần đầu tiên của giáo dục thẩm mĩ Thực tế,việc đọc diễn cảm là một phần đầu của chương trình giáo dục thẩm mĩ, nhunggiáo dục thẩm mĩ và giáo dục đạo đúc bao giờ cũng gắn liền với nhau Trong khigiáo dục năng lực cảm thụ thẩm mĩ các tác phẩm văn học và phát triển năngkhiếu thẩm mĩ, việc đọc diễn cảm sẽ làm tăng thêm và làm sâu sắc thêm xúccảm Các em cần phải cảm thụ được từng lời của nhà thơ thì mới có sự rung cảm

và cảm xúc đúng đắn Đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ được cá đẹp của bàithơ, làm cho ác em yêu thích thơ và từ đó nảy sinh ra ý muốn đọc thật diễn cảmcác tác phẩm thơ mà mình đã rung động Kết quả đầu tiên đó sẽ là nhân tố tíchcực cho quá trình hoàn thiện kỹ năng trong lĩnh vực đọc diễn cảm và phát triểnnhững tình cảm đạo đức và thẩm mĩ của các em

b Đọc diễn cảm là một phương tiện nâng cao trình độ ngôn ngữ nói

Thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non, việc dạy đọcdiễn cảm được gắn liền với việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Về thực chất, việc đó hoàn toàn đúng, vì đọc diễn cảm là một yếu tố rất quantrọng để nâng cao trình độ ngôn ngữ nói và nâng cao kiến thức từ vụng, về ngữpháp và về phong cách ngữ Đọc diễn cảm trở thành động lực phát triển tình cảmngôn ngữ và thính giác ngôn ngữ cho trẻ em Đọc diễn cảm chính là hình thức,phương tiện trực quan sinh động đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phattriển ngôn ngữ cho trẻ

1.1.5 Chương trình thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)

Trong chương trình „„Chăm sóc, giáo dục mầm non‟‟, các tác phẩm văn

Trang 29

học thiếu nhi được lựa chọn đưa vào hoạt động „„Làm quen với tác phẩm vănhọc‟‟ là những tác phẩm có nội dung và nghệ thuật phù hợp với trẻ và có ý nghĩagiáo dục cao.

* Về thể thơ: Các tác phẩm thơ trong chương trình đều viết dưới dạng thơcâu ngắn, cụ thể là:

Thơ 3 chữ: Mẹ gọi; Ông, bà; Bập bênh; Mười ngón tay

Thơ 4 chữ: Mẹ của em; Những con mắt; Rau ngót rau đay; Gà học chữ Thơ 5 chữ: Làm quen chữ số; Bó hoa tặng cô;Trồng cúc

Thơ lục bát: Con ong chuyên cần; Em không như chú mèo con

* Về nội dung: Phạm vi phản ánh của những tác phẩm này rất phong phú,rộng rãi nhưng là những vấn đề rất cụ thể như:

+ Tình cảm với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo (Thương ông,

Cô giáo của em,Giúp mẹ ).

+ Cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập, vui chơi của người lao động và

của các em (Cái bát xinh xinh, Hạt gạo làng ta, Dọn lớp ).

+ Phản ánh vẻ đẹp của các con vật và tự nhiên, đất nước (Mèo con, Cây cau, Rong và cá ).

+ Tình cảm với lãnh tụ (Ảnh Bác, Bác Hồ của em ).

* Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu

Ngôn ngữ trong tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình đều rấtgiản dị, trong sáng, dễ hiểu Có nhiều từ ngữ nghệ thuật như tính từ chỉ màu sắc,tính từ miêu tả, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so

sánh hết sưc sinh động Ví dụ: bài Hoa Đỗ

Ruộng đỗ xanh xanh

Nở hoa trăng trắng Cánh hoa xinh xắn Như cánh bướm non Gió thổi rập rờn Trông xinh xinh quá.

(Trần Minh - Hoa đỗ)

Trang 30

23Nhịp điệu vui nhộn giống như những bài hát đồng dao cùng với cách gieo vần độc đáo giúp các em thích thú và dễ thuộc, dễ nhớ Ví dụ:

Bắp cải xanh Xanh mát mắt

Lá cải sắp Sắpvòng tròn Búpcải non

Nằm ngủ giữa

(Phạm Hổ - Bắp cải xanh)

Nhìn chung, những tác phẩm thơ được lựa chọn đưa vào chương trình

„„Chăm sóc giáo dục mầm non‟‟ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đều là những tácphẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ Tuynhiên, do cơ cấu của chương trình, số lượng tác phẩm được đưa vào chỉ có giớihạn Do đó, bản thân các cô giáo mầm non phải luôn ý thức được sự cần thiếtcủa việc sưu tầm, lựa chọn thêm những tác phẩm khác từ nhiều nguồn tư liệu để

có thể cho trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm mọi nơi, mọi lúc Cô phải rènluyện kĩ năng đọc, nâng cao khả năng và trình độ cảm thụ tác phẩm văn học thìmới có thể truyền dạy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm tới các cháu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát điều tra

1.2.1.1 Mục đích điều tra

Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:

Thực trạng nhận thức của giáo viên ở Trường Mầm non Hoạ Mi, thị trấnNông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu trong việc tổ chức hoạt động đọc diễncảm tác phẩm thơ cho đối tượng trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi nhằm nâng cao chấtlượng đọc diễn cảm cho trẻ một cách hiệu quả nhất; việc xây dựng biện phápnâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Mức độ hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non trên khi đượctiếp xúc với các tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm TPVH

Trang 31

1.2.1.2 Khách thể điều tra

- 8 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Hoạ Mi, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

- 120 trẻ 5 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non Hoạ Mi

1.2.1.3 Thời gian điều tra

Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2013

1.2.1.4 Phương pháp điều tra

Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến

Phương pháp dự giờ, quan sát, trao đổi, trò chuyện

Dùng toán xác suất thống kê để xử lí dữ liệu điều tra

1.2.2 Phân tích kết quả điều tra

1.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm tác phẩm thơ

Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 8 giáo viên đang công tác tại TrườngMầm non Hoạ Mi, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu Tổng hợp

ý kiến của giáo viên qua phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy:

* Đối với câu hỏi 1: “Theo cô thế nào là phương pháp đọc diễn cảm tácphẩm thơ?”, 100% giáo viên nhận thức đúng về đọc diễn cảm tác phẩm thơ Đoc ̣diễn cảm là người đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm,giúp cho người nghe có thể “nhìn” thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lênnhững rung động, những xúc cảm ở họ Muốn đọc diễn cảm phải theo trình tự hệthống luyện tập đọc có nghĩa là, trước hết hãy đọc đúng, đọc hay, rồi mới đọcdiễn cảm

Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã biết được thế nào làphương pháp đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo

* Đối với câu hỏi 2: “Trong các giờ dạy thơ cô sử dụng phương pháp đọcdiễn cảm cho trẻ với tần số như thế nào?”, 100% giáo viên có sử dụng phươngpháp đọc diễn cảm, vì nếu phương pháp đọc diễn cảm không được sử dụng trongcác giờ dạy đọc thì các giờ dạy đó sẽ không còn ảnh hưởng sinh động đối vớiquá trình sư phạm và sẽ dẫn đến tình trạng nhồi nhét vào trí nhớ của các em

Trang 32

25những quy tắc ngữ điệu một cách hời hợt Kết quả là lớp học sẽ mất hết khôngkhí sinh động do sự hấp dẫn của tác phẩm và sẽ trở nên buồn tẻ.

Điều đó cho thấy, đa số giáo viên đã xác định đúng việc sử dụng phươngpháp đọc diễn cảm trong các giờ dạy đọc là việc quan trọng và cần thiết cho cáctiết dạy Tuy nhiên, có đến 70% giáo viên sử dụng không thường xuyên các biệnpháp đọc diễn cảm, lý do: đối tượng trẻ chưa đồng đều về trình độ, về điều kiệntiếp nhận hình thức đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật tác phẩm thơ Điều đó gợi chonhóm tác giả đề tài nhiều trăn trở

* Đối với câu hỏi 3: “Cô đã dùng những biện pháp gì để giúp trẻ 5 – 6 tuổiđọc diễn cảm tác phẩm thơ?”, 95% giáo viên đã chú ý đến việc tạo điều kiệngiúp trẻ có cơ hội và môi trường đọc diễn cảm thơ, hầu như tất cả các giáo viênnày đều tiến hành các bước của một giáo án đọc thơ trong môn cho trẻ làm quenvới tác phẩm văn học

* Đối với câu hỏi 4: “Trong thực tế, cô gặp những khó khăn gì khi giúptrẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm thơ?”, có 3/8 giáo viên (chiếm 37,5%) cho rằng số trẻ

ở 1 lớp quá đông nên việc cho trẻ đọc diễn cảm còn gặp khó khăn 5/8 giáo viên(chiếm 62,5%) cho rằng do đối tượng trẻ đa phần là dân tộc tiểu số nên trẻ chưanói thành thạo tiếng kinh, rất khó để có thể dạy đọc diễn cảm tác phẩm thơ được

* Đối với câu hỏi 5: “Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơcho trẻ (5 – 6 tuổi) theo cô cần sử dụng những biện pháp gì?”, có 6/8 giáo viên(chiếm 75%) nêu được các biện pháp đọc diễn cảm mẫu kết hợp với điệu bộ cửchỉ, đọc diễn cảm kết hợp tranh ảnh xem video (nhưng mức độ chưa nhiều, hiệuquả chưa cao vì điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế), có 2/8 giáoviên (chiếm 25%) chỉ nêu được các biện pháp cũ đó là chỉ cần dạy cho trẻ đọcthuộc bài thơ là trẻ sẽ tự đọc diễn cảm được

Trong khóa luận này, chúng tôi vẫn phát huy thế mạnh của những biệnpháp chúng tôi đã đi sâu hơn để khai thác một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhấtđối với từng phương pháp để giúp trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ một cách hiệu

Trang 33

quả hơn Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp khác nhằm nângcao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ.

1.2.2.2 Mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) tại hai trường mầm non nói trên đối với việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ

Mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt động này được chúng tôi quan sátthông qua việc dự giờ thăm lớp là chủ yếu Qua quan sát, chúng tôi rút ra một sốnhận xét sau:

- Nhìn chung, trong các giờ học cô giáo có sử dụng hình thức đọc diễncảm thơ trẻ tỏ ra có hứng thú Biểu hiện ở chỗ trẻ chăm chú lắng nghe bài thơ côgiáo đọc Khâu trò chuyện cùng trẻ để giảng giải nội dung cũng được trẻ hàohứng hưởng ứng Kết thúc giờ học, trẻ có khả năng đọc lại tác phẩm thơ đó mộtcách khá rõ ràng, có biểu hiện diễn cảm (như giọng đọc nhí nhảnh, có động tác,

cử chỉ)

- Tuy vậy, cũng có một thực tế cần quan tâm, ở nhiều lớp mẫu giáo lớnchúng tôi đến dự giờ và tiến hành khảo sát, có một bộ phận trẻ do chưa phát âmchuẩn, còn ngọng; chưa biết xác định giọng điệu, ngữ điệu phù hợp khả năng sửdụng các phương tiện phi ngôn ngữ rất khó khăn, trẻ chưa tự tin khi thể hiện Nhất

là trong khi học trẻ chưa quan tâm đến việc cô giáo có đọc diễn cảm thơ hay không.Các cháu thường lơ đãng trong khi nghe đọc thơ, không trả lời khi được cô hỏi vềnội dung bài thơ, và khó khăn trong việc nhớ để đọc lại tác phẩm đó

1.2.2.3 Những vấn đề khác ghi nhận được trong quá trình điều tra

Trong quá trình điều tra thực trạng dạy thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi)thông qua hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ tại trường mầm non Họa Mi,chúng tôi cũng ghi nhận thêm được một số vấn đề:

* Khó khăn của giáo viên:

- Giáo viên còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo về mảng thơ (chủ yếu chỉ

có những tập thơ, truyện, câu đố, bài hát tổng hợp dành cho trẻ mầm non, không

có tài liệu khai thác sâu về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ dành chothiếu nhi cũng như các tài liệu hướng dẫn về đọc diễn cảm tác phẩm thơ)

Trang 34

1.2.3 Một số vần đề rút ra từ thực trạng khảo sát

Các kết quả điều tra đã được phân tích trên đây cho thấy, tại Trường mầmnon Họa Mi mà nhóm tác giả đề tài tiến hành khảo sát, đa số các giáo viên cónhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy thơ cho trẻ mẫu giáo lớnthông qua hoạt động đọc diễn cảm Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp cụ thểcủa giáo viên để nâng cao chất lượng tiếp xúc thơ của trẻ mẫu giáo lớn ở đâycòn hạn chế Các biện pháp dạy đọc diễn cảm thơ cho trẻ chưa đồng đều, chưathường xuyên, còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa phát huy hết hiệu quả Mặtkhác số lượng trẻ các lớp tương đối đông (32 - 35 trẻ/1 lớp), vì thế việc tổ chứchướng dẫn trẻ tiếp nhận thơ gặp rất nhiều khó khăn Trẻ đông nên cô khó baoquát hết, trẻ ít được hoặc cá biệt không được tham gia vào hết các hoạt độngngoại khóa phục vụ cho việc phát triển năng lực ngôn ngữ

Như vậy để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫugiáo lớn (5 – 6 tuổi) cần đề ra những biện pháp cụ thể, phong phú, sáng tạo phùhợp hơn với đối tượng

Trang 35

TIỂU KẾT

Trong chương 1 chúng tôi đặt ra cơ sở lí luận của việc đọc diễn cảm tácphẩm thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) Nghiên cứu cho thấy, việc đọc diễn cảmtác phẩm thơ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức, tư duy, tình cảm và ócsáng tạo, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Khả năng phát triển của mỗi trẻ,điều kiện, môi trường học tập của trẻ khác nhau nên mức độ tiếp nhận và khảnăng đọc, kể diễn cảm ở mỗi trẻ cũng khác nhau, càng lứa tuổi lớn trẻ càng cókhẳ năng đọc diễn cảm tốt

Không chỉ có giờ đọc thơ mới giúp trẻ đọc diễn cảm mà qua các giờ họckhác như: môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, hoạt động góc, giờ chơi đãgiúp trẻ rất nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ

Cũng trong chương này, chúng tôi nêu lên những vấn đề thực trạng trongviệc dạy đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm nonHoạ Mi, thị trấn Nông trường Mộc Châu huyện Mộc Châu Thực tế cho thấy cònmột số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến yếu tố linh hoạt, sáng tạo trong việcdạy đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ Vẫn còn tồn tại quan niệm chỉ cần dạytrẻ đọc thuộc lòng các bài thơ để trẻ đọc suôn sẻ tiếng phổ thông đã là điều khá

lý tưởng Quan niệm này dẫn đến tình trạng giáo viên thường dạy trẻ đọc thuộclòng thơ, ít chú ý đến việc dạy trẻ đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ Vìvậy, hiệu quả tiếp nhận tác phẩm và chất lượng giáo dục chưa cao Những cơ sở

lý luận và cơ sở thực tiễn trên là những định hướng quan trọng để chúng tôi xâydựng các biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫugiáo lớn (5 – 6 tuổi) một các hiệu quả nhất

Trang 36

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM TÁC PHẨM

THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 – 6 TUỔI) 2.1 Sưu tầm thơ theo chủ đề dạy học ở trường mầm non

Thơ có vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách cho trẻ Các tác phẩm thơ được sử dụng trong chương trình giáo dụcmầm non hiện nay dựa trên các tiêu chí của quan điểm xây dựng chương trìnhgiáo dục mầm non theo hướng đổi mới Chương trình được xây dựng tích hợptheo chủ đề, chú trọng mục tiêu hình thành cho trẻ những năng lực chung, hướngtới sự phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mĩ

Hiện nay các tác phẩm thơ dành cho lứa tuổi mầm non rất phong phú và

đa dạng Giáo viên mầm non cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung, ý nghĩagiáo dục và hình thức của tác phẩm sao cho phù hợp với trình độ tiếp nhận củatrẻ Tiêu chí cơ bản là:

- Là tác phẩm văn học thuộc bộ phận văn học thiếu nhi

- Là tác phẩm có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với đối tượngtiếp nhận là trẻ mầm non

- Là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt, có ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ

- Là tác phẩm có hình thức phù hợp, đảm bảo tính nghệ thuật, có tác dụnggiáo dục thẩm mĩ cho trẻ

- Đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi), lứa tuổi chuẩn bị đếntrường phổ thông, cần lựa chọn những tác phẩm thơ có tính nghệ thuật, giúp cáccháu tiếp cận dần với phân môn Tập đọc ở bậc tiểu học sau này

Về nguồn tài liệu, giáo viên có thể sưu tầm các tác phẩm thơ tại các địa chỉ:

- Thư viện trường mầm non (nếu có)

- Các tuyển tập thơ bán tại các nhà sách

- Trên mạng Internet, từ các trang Web: soc nhi.com; bibi.com; thư viện giáo án điện tử;…

Trang 37

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu mẫu một số tác phẩm thơ theo một số chủ

đề, chủ điểm quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo lớn 5– 6 tuổi) hiện hành:

CHỦ ĐỀ BẢN THÂN

***

1 Xòe tay

Em xòe tay ra,

Em xòe tay ra

Xinh như hoa nở

Như hai trang vở

Em vẽ, em tôKhi muốn thưa cô,Tay giơ lên trước,Khi em cất bước,Tay vung nhẹ nhàng,Khi hát kết đoàntay cầm tay bạn

(Phong Thu)

2 Tay ngoan

tay thò tay thụtTay thụt tay thòtay múa xòe hoaĐẹp xinh mười ngón

Tay ngoan vòng đónKhách đến thăm nhàTay biết xòe ra

"Ú, à" cùng bạn Tay ngoan buổi sáng Chải răng trắng tinh

Ngày đăng: 11/09/2016, 08:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng A.1: Khả năng hiểu, cảm nhận nội dung tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. - BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5   6 TUỔI)
ng A.1: Khả năng hiểu, cảm nhận nội dung tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (Trang 57)
Bảng B.1: Mức độ hứng thú của trẻ khi tiếp xúc với tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm. - BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5   6 TUỔI)
ng B.1: Mức độ hứng thú của trẻ khi tiếp xúc với tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm (Trang 57)
Bảng B.2: Mức độ hứng thú của trẻ khi tiếp xúc với tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm - BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5   6 TUỔI)
ng B.2: Mức độ hứng thú của trẻ khi tiếp xúc với tác phẩm thơ qua hoạt động đọc diễn cảm (Trang 58)
Bảng C.1: Kết quả đọc diễn cảm thơ của trẻ. - BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5   6 TUỔI)
ng C.1: Kết quả đọc diễn cảm thơ của trẻ (Trang 58)
Bảng C.2: Kết quả đọc diễn cảm thơ của trẻ. - BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đọc DIỄN cảm tác PHẨM THƠ CHO TRẺ mẫu GIÁO (5   6 TUỔI)
ng C.2: Kết quả đọc diễn cảm thơ của trẻ (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w