1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nhân vật trong truyện ngắn nguyễn mạnh tuấn

112 810 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

Tập truyện ngắn Nỗi sợ hãi màu nhiệm đã thu hút được nhiều sự chú ý của bạn đọc và cũng có khá nhiều ý kiến xoay quanh tập truyện ngắn đáng đọc này.Đạo diễn Tô Hoàng, một người bạn của

Trang 1

TRẦN THỊ HƯỜNG

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN MANH TUẤN

Chuyên ngành: L í luận văn học

Trang 2

MỞ Đ À U 1

1 Lí do chọn đề tài 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phưomg pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc luận v ă n 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 QUAN NIỆM VÈ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MẠNH TU Ấ N 10

1.1 Quan niệm về nhân vật văn học 10

1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học 10

1.1.2 Các tiêu chí phân loại nhân vật văn h ọ c 12

1.1.3 Chức năng của nhân vật văn h ọ c 14

1.1.4 Nhân vật truyện ngắn 17

1.1.5 Vài nét về nhân vật trong truyện ngắn hiện đại 19

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn 22

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người 22

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn 24

1.2.3 Thế giói nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn 28

1.2.3.1 Nhân vật học sinh 29

1.2.3.2 Nhân vật thanh niên 32

1.2.3.3 Nhân vật công nhân: 34

1.2.3.4 Nhân vật trí thức 36

Chương 2 KIỂU NHÂN VẬTTRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MẠNH TUẤN 40

2.1 Nhân vật hành động 40

Trang 3

2.4 Nhân vật bi kịch 56

Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DựNG NHÂN YẬTTRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MẠNH TUẤN 62

3.1 Nghệ thuật tràn thuật 63

3.1.1 Điểm nhìn trần thuật 63

3.1.1.1 Điểm nhìn nhân vật 64

3.1.1.2 Điểm nhìn tác g iả 68

3.1.2 Giọng điệu trần thuật 72

3.1.2.1 Giọng điệu hài hước, châm biếm 73

3.1.2.2 Giọng điệu thân mật, suồng sã 76

3.1.2.3 Giọng điệu triết luận 79

3.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật 83

3.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân v ậ t 83

3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân v ật 87

3.2.3 Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật 93

3.2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 94

3.2.3.2 Ngôn ngữ độc thoại 100

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn sinh năm 1945 Bạn đọc đều biết ông là một trong những hiện tượng nổi bật ừong đòi sống văn chương, là tác giả của nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, sân khấu có nội dung khá dữ dội, quyết liệt, với khối lượng đồ sộ

Trong sự nghiệp văn chương của mình, Nguyễn Mạnh Tuấn đã gây ấn tượng mạnh với độc giả qua những cuốn tiểu thuyết vào những năm 1980:

Những khoảng cách còn lại, Cù lao Tràm, Đứng trước biển, Ngoại tình, Đòi hát rong, Yêu như là sống Từ 1975 đến 1985, Nguyễn Mạnh Tuấn nổi

lên như một hiện tượng văn chương sáng giá Tác phẩm của ông bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1970, nhưng ngòi bút của ông chỉ thực sự được khẳng định vói những truyện ngắn và truyện dài viết về hiện thực miền Nam sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng Với các tác phẩm này, dư luận dường như coi ông là một trong những hiện tượng văn chương đang được chờ đợi và hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả nhiều điều thú vị

Năm 1990, Nguyễn Mạnh Tuấn bắt đầu tập trung viết kịch bản phim

điện ảnh vói các bộ phim truyền hình: Đồng tiền xương máu, Người đàn bà yếu đuổi, Chuyện tình bên dòng kỉnh Xáng, Ấp ba nhà, Cô thư ký xinh đẹp, Blouse trắng, Hướng nghiệp, Nghề báo, Hậu họa, Thái sư Trần Thủ

Độ, Huyền sử Thiên đô, Công nghệ thời trang,

Gần đây nhà văn lại xuất hiện đầy ấn tượng trên văn đàn với tiểu thuyết Phần hồn và tập truyện ngắn Nỗi sợ hãi mầu nhiệm.

Nguyễn Mạnh Tuấn có thể xem là một cây bút viết thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết và kịch bản truyền hình, điện ảnh Ngòi bút của ông mạnh dạn chấp nhận nhiều thử thách và cũng giành được nhiều vinh quang Ông là một trong những tác giả hiếm hoi hiện nay sống được nhờ sáng tác của mình

Trang 5

1.2 Là một nghệ sĩ đa tài, Nguyễn Mạnh Tuấn đã có rất nhiều tác phẩm

văn học và điện ảnh có chất lượng, đề cập được những vấn đề "thòi sự" của cuộc sống, con người Nhưng dù là ở lĩnh vực nào, có nội dung ra sao, các tác phẩm của ông vẫn luôn chứa đựng một giá trị nhân văn sâu sắc Trong đó, thể loại truyện ngắn là một trong những thể loại được độc giả yêu thích và đón đọc nhiệt tình

Để làm nên sức hấp dẫn ttong các tập truyện ngắn của mình, tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn đã xây dựng thành công một hệ thống nhân vật phong phú Nó giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách rõ nét, sinh động nhất Qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả

Khi đọc truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều nhân vật gàn gũi đến mức ta tưởng họ là những người đã gặp ở đâu đó trong đời thực, giờ họ đi thẳng vào các trang văn để sống tiếp cuộc đòi của mình

Đi sâu vào nghiên cứu thế giói nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn là chúng ta đang đi khám phá một phàn của cuộc sống để thấy được sự sôi động, nhiều vẻ của nó Và qua đó thấy được tấm lòng cũng như tài năng nhiều mặt của nhà văn khi xây dựng nhân vật Đồng thời góp phần khẳng định những đóng góp không nhỏ của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại

1.3 Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn

Truyện ngắn chỉ có thể hấp dẫn, lôi cuốn người đọc khi nhân vật được xây dựng một cách thành công Đã có một số bài viết, công trình đề cập, nghiên cứu đến vấn đề này trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu nó một cách hệ thống và toàn diện Do vậy, luận văn sẽ đi khai thác, làm rõ vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn ở cả phưomg diện nội dung lẫn nghệ thuật xây dựng nhân vật

2 Lịch sử vấn đề

Khi mới xuất hiện trên văn đàn, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã thu hút được rất nhiều sự chú ý không chỉ của bạn đọc mà còn của các nhà nghiên cứu Đây

Trang 6

là một cây bút táo bạo, có nhiều đổi mới ttong cách viết, cách nhìn nhận vấn

đề cũng như cách phản ánh hiện thực cuộc sống

Năm 1985, tiểu thuyết Cù lao tràm của ông từng tạo nên sóng gió Hàng

tháng trời, báo đài và hội thảo liên tục bàn đến tác phẩm này, đến độ nhà báo Trần Thanh Phương đã sưu tầm được cả một tập dày những bài báo viết về

Cù lao tràm Thế nhưng, một tác phẩm có giá trị thực sự sẽ vượt qua khó

khăn, thử thách để sống mãi với thòi gian Sau khi bị "đánh tơi bời", nhiều lúc tác giả rơi vào tình trạng cô lập thì sóng gió cũng qua đi, tác phẩm đã khẳng định được vị trí của mình vói số lượng bản in lên tói 160 ngàn bản

Trong cuốn Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Tố Hữu đã nói về

vấn đề mà Nguyễn Mạnh Tuấn chọn làm đối tượng trong tác phẩm của mình:

"Có thể dễ nhận thấy Nguyễn Mạnh Tuấn quan tâm nhiều tới những vẩn đề nóng hổi bức xúc của cuộc sống ngày hôm nay Tính tích cực của người cầm bút có trách nhiệm đã khiến anh cảm nhận nhanh nhạy hơn cả đổi với những vẩn đề này Bởi lẽ, nhà văn tiên tiến ở bất cứ nơi nào và bất cứ thời nào bao giờ cũng

hướng thẳng tới những vẩn đề của cuộc sổng đang diễn ra” [19, tr 52],Đây là

đòi hỏi da diết của chính bạn đọc khi tiếp nhận nền văn chương của dân tộc mình, thời đại mình Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám đi thẳng vào nhiều vấn đề phức tạp, dám nói lên tiếng nói riêng của mình để làm sáng tỏ những vấn đề gai

góc mà một số nhà văn cùng thòi còn e ngại, né tránh: "Cuộc sổng xung quanh

lúc nào cũng như lửa cháy Cả cái tốt lẫn cái xẩu của nó đều hừng hực than hồng Và đã truyền sang tôi những hổi thúc đẩu tranh, những phân loại nóng

bỏng" [42, tr.689] Với tất cả sự tự tin, tự chủ của mình, tác giả hàu như đã

hóa thân vào các nhân vật chính với tính cách mạnh mẽ, xông xáo và luôn có cái nhìn mới mẻ về đấu ừanh, đổi mới xã hội

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong bài viết Thành công của Nguyễn Mạnh Tuấn đã có những nhận xét về đặc điểm văn phong của Nguyễn Mạnh

Trang 7

Tuấn: "Đúng là đọc Nguyễn Mạnh Tuấn, người sành văn sẽ thấy không ít chỗ

đáng chê, thậm chí về những điều đơn giản Nhưng vượt lên trên những gì còn là xô bồ xộc xệch trong câu chữ, ta lại thấy những điều khác, cuốn hút ta mạnh hơn: ấy là những tình huống, những vẩn đề, những bàn luận biện giải"

Chính Nguyễn Mạnh Tuấn khi viết về văn của mình trong Cù lao Tràm cũng

đã khẳng định giống như vậy: "Văn chương của tôi, những người sành sỏi

quá hay kỵ, nếu khó tính, có thể sẽ khó đọc, xỉn tạm bỏ qua điều đó, để coi

giùm liệu nó có lợi ích gì cho cuộc sổng hay không?" [2, ữ 168] Có lẽ vì điều

này mà nhân vật chính lẫn tác giả đều đã biết chèo lái tói một kết thúc có hậu, vừa thỏa mãn tâm lý độc giả phổ thông, vừa thỏa mãn điều mà tác giả hình dung như là sự đòi hỏi củasáng tạo văn học

Tiếp đó, Lại Nguyên Ân trong bài Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa "tứ tuần" lại tiếp tục có những đánh giá về sức viết của Nguyễn

Mạnh Tuấn: "Nguyễn Mạnh Tuấn là người viết rất khỏe và quá tự tin Tuấn

coi những cách xử lý các xung đột như kiểu mình làm là thực chất phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Với sức bút như hiện nay, Nguyễn Mạnh

Tuấn còn viết xông xáo và "mẳn đẻ" hơn nữa" Qua nhận định trên, chúng ta

thấy được sự lao động miệt mài, giàu tâm huyết của nhà vãn khi nói về những vấn đề mới mẻ của xã hội

Trong bài viết Tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn 1932 - 1985, Bùi Như Hải đã bàn về giọng văn củatác

giảNguyễn Mạnh Tuấn khi viết về đề tài nông thôn Đó là "một giọng văn

trầm tĩnh đến xa xót" Giọng văn ấy cùng với tính thời sự đã làm nên sức hấp

dẫn chủ yếu trong tác phẩm của ông Nhà văn dám đặt ra những kinh nghiệm

cá nhân ngang với kinh nghiệm cộng đồng, dám nói và nói được những vấn

đề tiêu cực lớn ữong bối cảnh rộng lớn Những vấn đề mà ông đặt ra trong tác phẩm của mình đã đi ngược lại với đường lối, với quan điểm chính trị lúc bấy

Trang 8

giờ, chính vì thế mà một thời, ông đã bị liên lụy, bị công kích dữ dội, bị truy

tố rồi đốt sách Tuy nhiên, bao nhiêu vấn đề đặt ra ấy cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, bỏi sự phát triển hay suy thoái của nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn được xem là một vấn đề lớn của quốc gia Đây chính là bản lĩnh và tài năng của một người cầm bút chân chính như Nguyễn Mạnh Tuấn

GS Nguyễn Đăng Mạnh khi nói về tình hình văn học sau 1975 đã nhận thấy sự thay đổi rõ nét về nhiều mặt Nếu lúc đầu nền vãn học vẫn phát triển theo quán tính: tuy hoàn cảnh xã hội, tâm lý độc giả đã thay đổi nhưng văn học vẫn viết theo lối cũ nên bị hẫng hụt trước thái độ thờ ơ lạnh nhạt của công chúng, thì sau đó từ những năm 1980 trở đi, văn học đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực Nổi bật lên là những cây bút mạnh dạn phản ánh mặt tiêu cực của xã hội Trong đó Nguyễn Mạnh Tuấn là một tác giả tiêu biểu cùng với các nhà văn khác như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Trọng Oánh, Ma Văn Kháng, Lê Lựu Họ đã bắt đầu phản ánh cuộc sống theo kinh nghiệm cá nhân

và nhìn con ngưòi với cái nhìn toàn diện hon Như vậy, Nguyễn Mạnh Tuấn được nhìn nhận là một trong những cây bút có tư duy đổi mới, góp phần đáng

kể vào sự hiện đại của nền văn học Việt Nam

Không chỉ thành công vói tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn cũng đã để lại được nhiều ấn tượng sâu sắc ừong lòng độc giả Tập

truyện ngắn Nỗi sợ hãi màu nhiệm đã thu hút được nhiều sự chú ý của bạn

đọc và cũng có khá nhiều ý kiến xoay quanh tập truyện ngắn đáng đọc này.Đạo diễn Tô Hoàng, một người bạn của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và cũng là độc giả tác phẩm mới nhất của ông cho rằng hiện nay có rất nhiều tác phẩm viết về cái thòi mà Nguyễn Mạnh Tuấn đã sống và kể lại trong tập truyện ngắn của mình Thế nhưng, chẳng có mấy ai có cách kể chuyện như của tác giả Có người thì tô hồng, ca tụng, lại có người thì hằn học, cay

Trang 9

đắng Riêng Nguyễn Mạnh Tuấn trong Nỗi sợ hãi mầu nhiệm lại có cách

kể chuyện khác hẳn Ông không che giấu những bất công, cay đắng, tiêu cực của một thời đã qua Bằng câu chuyện của mình, ông lại giúp bạn đọc thấy được những điều tốt đẹp, những niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống

Có lẽ chính điều này đã làm nên giá trị nhân văn của tập truyện

Nhà văn Bích Ngân đã có những nhận xét khá xác đáng về nội dung

cũng như cách viết của Nguyễn Mạnh Tuấn: "Đó là những trang viết một thời

đã qua nhưng dấu ẩn nghiệt ngã của nó không chỉ hằn sâu ký ức, cảm xúc mà còn là sổ phận của nhân vật, những nhân vật gân guốc tính cách, vừa chịu đựng, vừa đương đầu, vừa vượt lên được - mất của cá nhân, của dân tộc "

Với tập truyện ngắn này, nhà văn đã đánh dấu sự trở lại với "một bút lực tươi

mới, mạnh mẽ, giàu cảm xúc, lặng lẽ kéo người đọc qua từng trang viết ma

lực của sự thật bằng ngòi bút chân thật" [46, trang bìa].

Khi bàn về hình thức, thể loại của Nỗi sợ hãi mầu nhiệm, nhà nghiên cứu

Huỳnh Như Phưomg không tán đồng ý với kiến cho rằng đây là tập hồi ký Theo ông, đây là tác phẩm nhà văn đã khéo léo kết hợp giữa tự truyện và văn xuôi hư cấu để chuyển tải tư tưởng của mình Một hình thức sáng tác tạo nên ranh giới mờ giữa hư cấu và hồi ký Bạn đọc sẽ bị cuốn theo những chi tiết thật

để đến với mục đích có thật của người sáng tác Sự kết họp ăn ý này vừa tăng sức thuyết phục cho hiện thực, vừa tăng thêm tính hấp dẫn cho cách kể chuyện.Còn nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn tự nhận xét về tác phẩm mới của mình

là “một nửa của sự thật ” [46, tr 2] và khác cách mà nhiều người hay nói rằng

“nửa sự thật không phải là sự thật” Với nhà văn thì một nửa sự thật hay một

mẩu của sự thật đi chăng nữa nó cũng đủ để trở thành chìa khóa mở ra một ý nghĩa trọn vẹn

Điểm qua những bài viết, những công trình nghiên cứu và các bài phê bình của nhiều tác giả về văn chương Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng tôi nhận

Trang 10

thấy chưa có tác giả và công trình nào đi sâu nghiên cứu thế giói nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn Qua việc nghiên cứu về lịch sử vấn

đề, ừên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn một cách hệ thống nhất để thấy được sự tiến

bộ và đổi mới của nhà vãn khi tiếp cận cuộc sống vói nhiều chiều phức tạp

3 Muc đích và nhiêm vu nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

Thứ nhất, trình bày những vấn đề lí thuyết về nhân vật văn học

Thứ hai, khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Mạnh Tuấn Thứ ba, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Mạnh Tuấn trong sáng tác của mình Bởi điều này chi phối đến việc lựa chọn nhân vật và cách thể hiện nhân vật của nhà văn

Thứ tư, chỉ ra đặc điểm nổi bật và những kiểu loại nhân vật chủ yếu trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn

Cuối cùng, làm rõ những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Mạnh Tuấn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Trang 11

Nỗi sợ hãi mầu nhiệm (2014)

Khai thác, vận dụng những tài liệu lí luận về thể loại truyện ngắn liên quan đến đề tài

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sẽ chú ý mở rộng thêm một số tác phẩm của nhà văn cùng thời để làm nổi bật những nét đặc sắc về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê - phân loại: Khảo sát, thống kê toàn bộ hệ thống nhân vật trong các tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Mạnh Tuấn, từ đó tiến hành phát hiện, phân loại nhân vật theo những tiêu chí riêng

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tiến hành phân tích cụ thể các khía cạnh thuộc vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn Sau đó tổng hợp, khái quát và rút ra những kết luận cần thiết theo mục đích và yêu càu của luận văn

Phương pháp loại hình: Vận dụng những kiến thức lí luận và thể loại truyện ngắn để làm tiền đề cho việc đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể

về loại hình nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Phương pháp so sánh - đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn với nhân vật trong các truyện ngắn của

Trang 12

một số các nhà văn cùng thời khác để thấy được nét riêng biệt, sự độc đáo ừong thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Mạnh Tuấn.Ngoài các phương pháp ừên, tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp thi pháp học để cắt nghĩa, lí giải nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn một cách toàn diện nhất.

6 Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng tôi mong muốn bước đầu làm rõ những đặc sắc về thế giói nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của ông Từ đó góp phần khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của nhà văn trong nền văn học dân tộc

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chínhcủa luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1 Quan niệm về nhân vật văn học và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Chương 2 Kiểu nhân vật ữong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Chương 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Trang 13

NÔIDUNGChương 1 QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MẠNH TUẤN

1.1 Quan niệm về nhân vật văn học

1.1.1 Khái niêm nhân vât văn hoc• ã ■

Hiểu theo nghĩa rộng, “nhân vật” là khái niệm không chỉ dùng trong văn

chưomg mà còn ở nhiều lĩnh vực khác

Trong tiếng Hi Lạp cổ, “nhân vật” (persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ

cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tàn số nhiều hơn, thường xuyên hơn để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm

Theo bộ Từ điển Tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất, nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học

Thứ hai, nhân vật là người có một vai trò nhất định trong xã hội, đòi sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tói khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa, tức là nhân vật trong tác phẩm văn học

Vậy, nhân vật văn học là gì?

Theo Từ điển văn học, khái niệm nhân vật văn học được định nghĩa như

sau: “Nhân vật là yếu tổ cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để

bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yểu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó là nơi tập trung

các giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [23, ừ 86] Theo định

Trang 14

nghĩa ừên, chúng ta thấy rằng nhân yật là yếu tố rất quan trọng trong một tác phẩm văn học Nó vừa là yếu tố của nội dung, vừa là yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật.

Tiếp đó, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) đã định nghĩa: “Nhân vật văn

học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tẩm, Cám, Chị Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó

trong tác phẩm [12, tr 235] Như vậy, nhân vật văn học là một đơn vị đày

tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật ừong đời sống

Trong giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên cũng đã nêu

ra cách hiểu về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con

người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật có tên như Tẩm, Cám, Thạch Sanh Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần thánh, ma quỷ, những con vật mang nội dung, ý nghĩa con người Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có

những dấu hiệu để ta nhận biết” [21, ữ 277 - 278].

Còn trong cuốn Lý luận văn học do GS Hà Minh Đức chủ biên, các tác

giả lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính

ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết, biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tinh cách và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều,

đó không chỉ là những con người, những con người có tên và không tên, được

Trang 15

khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều manh bóng dáng, tỉnh cách con người Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật

trong tác phẩm ” [10, tr 126]

Trên đây là một số cách hiểu khác nhau về khái niệm nhân vật văn học Nhưng dù có hiểu theo cách nào thì các định nghĩa ấy đều gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này Thứ nhất, nhân vật phải là đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện bằng phương tiện văn học Thứ hai, nó

có thể là con người hoặc động vật, con vật, hiện tượng mang linh hồn con người, đó là những hình ảnh ẩn dụ về con người Thứ ba, nhân vật là đối tượng mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Do đó, nghiên cứu

về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận từ góc độ nhân vật để có thể chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn

1.1.2 Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Các nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại của các nhà văn tài năng Tuy nhiên, xét về mặt nội dung, tư tưởng, kết cấu, có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật không giống nhau Đổ nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú ấy, chúng ta có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau

1.1.2.1 Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cẩu tác phẩm văn học

người ta chia nhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò then chốt trong truyện Đó là những con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của tác phẩm Ví dụ: nhân vật Thúy kiều, Kim

Trang 16

Trọng, Từ Hải, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật vợ nhặt trong

tác phẩm cùng tên của Kim Lân,

Nhân vật phụ là nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung nhưng không thể coi nhẹ Nhân vật phụ có nhiệm vụ soi sáng cho nhân vật trung tâm, vấn đề trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện sự đa dạng, sinh động trong bức tranh của đòi sống hiện thực Ví dụ:

nhân vật Thúy Vân, Vương Quan, Mã Giám Sinh, trong Truyện Kiều.

Nhân vật trung tâm là loại nhân vật quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm có ý nghĩa xuyên suốt từ đầu đến cuối

Ví dụ: nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, nhân vật

Giăng-van-giăng trong Những người khốn khổ của Victo Huygo,

1.1.2.2 Xét về phương diện tư tưởng, về quan hệ thuận - nghịch đổi với lí

tưởng, có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.

Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm, một tư tưởng xã hội thẩm mĩ nhất định Ví dụ: nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt

Nga trong truyện Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,

Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) là nhân vật mang tính cách xấu

xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả với thái độ

chế giễu, lên án, phủ định Ví dụ: Mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám,

1.1.2.3 Dựa theo hình thức cẩu trúc nhân vật, người ta chia nhân vật văn học

thành các dạng thức sau:

Nhân vật chức năng (mặt nạ) là loại nhân vật chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ trung đại (nhất là ở truyện cổ tích), được giao nhiệm vụ thực hiện một chức năng cố định nào đó trong tác phẩm và trong phản ánh đòi sống Ví dụ: nhân vật bà Tiên, ông Bụt trong truyện cổ tích thường thực hiện chức năng là lực lượng phù trợ cho cái thiện,

Trang 17

Nhân vật loại hình là nhân vật có thể đứng ra làm đại diện cho một loại người nhất định trong đời sống, do chỗ nó thể hiện được những nét đặc trưng,

ổn định và bất biến ở phẩm chất xã hội, đạo đức, tính cách của một loại người nào đó trong xã hội Ví dụ: nhân vật Acpagong - kẻ hà tiện, nhân vật Tactuyp

- kẻ đạo đức giả,

Nhân vật tính cách là loại nhân vật được khắc họa, ngắm nhìn trên nhiều bình diện, đưa tới cho độc giả cảm tưởng “thực”, mang sức hấp dẫn của chính cuộc sống Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn, nó luôn vận động và đôi khi làm bất ngờ cho cả người sáng tạo ra nó Ví dụ: nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Anna Karenina của Tônxtôi,

Nhân vật tâm lí là một hình thái cụ thể của nhân vật tính cách Với loại nhân vật này, tâm lực nhà văn dồn vào việc tái hiện “hiện thực tâm lí”, vào những hành động bên trong chứ không phải hành động bên ngoài của nhân vật Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật có nhiều điểm tương đồng với nhân vật chức năng và có hạt nhân cấu trúc là một tư tưởng, một ý thức Ví dụ: nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng trong Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân,

1.1.2.4 Căn cứ vào thể loại văn học có thể phân chia nhân vật thành: Nhân vật

1.1.3 Chức năng của nhân vật văn học

Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai tròlà tâm điểm giúp nhà văn

để thể hiện đời sống Nhân vật không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà

còn là nơi “tập trung giá trị nghệ thuật tư tưởng của tác phẩm ”.

Trang 18

Nhà nghiên cứu G N Poselov đã nhấn mạnh nhân yật là phương tiện

có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phàn lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung, vừa thuộc về hình thức của tác phẩm Nó là yếu tố chi phối mạnh mẽ tới sự thành công hay thất bại của tác phẩm nghệ thuật Do đó, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học

Đầu tiên, nhân vật là phương tiện không thể thiếu để nhà văn khái quát hiện thực đời sống Hiện thực đòi sống được tái hiện thông qua thế giói nghệ thuật của người nghệ sĩ Nhân vật là điều kiện đảm bảo cho việc miêu tả thế giới ấy

có chiều sâu và có tính hình tượng Khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực đời sống” không còn tồn tại như một khái niệm khô khan mà trở nên rõ ràng, có đủ “ba chiều” để mời gọi bạn đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó Gắn liền vói Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc nhưng bất hạnh trong xã hội cũ Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu đôi lứa và ước mơ vươn tới hạnh phúc Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Hay đằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa cái thiện - cái ác, điều tốt - điều xấu, cuộc sống giàu - nghèo và những ước mơ tốt đẹp của con người,

Tiếp theo, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người

Do tính cách là một hiện tượng lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử Ví dụ trong thòi cổ đại, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người: Nữ Oa đội đá vá trời, Sơn Tinh dời núi đắp đê chiến đấu chống Thuỷ

Trang 19

Tinh, Trong xã hội có phân chia giai cấp, nhân vật văn học lại khái quát các tính cách đối kháng về mặt phẩm chất Nhân vật trong văn học dân gian nói chung, do đặc điểm truyền miệng nên thường mang tính cách cô đọng, đom giản mặc dù có giá trị cao và bền vững Còn nhân vật trong vãn học viết thường

có khả năng khái quát các tính cách nhiều mặt, đầy đặn, chi tiết hom

Không chỉ vậy, nhân vật là người dẫn dắt ta vào thế giới đời sống Nhân vật

văn học có “chức năng tương tự chức năng của một chiếc chìa khoá, giúp

nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài,

chủ đề mới m ẻ” [30, tr 78].Nhân vật giúpngười viết nhận ra bản chất của

đời sống và giúp người đọc hiểu được những quy luật của đời sống ấy Nói khác đi, nó là công cụ, là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới mẻ, rộng lớn và sâu sắc hom Ví dụ, nhân vật Xuân Tóc Đỏ chính là chiếc chìa khóa giúp nhà văn Vũ Trọng Phụng phản ánh thật sinh động xã hội đang âu hóa vói bao trò lố lăng, kệch cỡm cùng với bản chất của con người “vô nghĩa lí” ừong

xã hội “chó đểu” Và cũng qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, người đọc có cái cười

hả hê nhưng đầy chua xót về hiện thực đòi sống nước ta lúc bấy giờ

Ngoài ra, nhân vật còn là một hiện tượng thẩm mĩ Vì vậy, không thể quên một chức năng quan trọng của nó là thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người Nhân vật văn học được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với cuộc sống

Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho đòi Do vậy, tìm hiểu nhân vật là khám phá cách hiểu về cuộc

đời của tác giả đối với con người Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao,

chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn đối với người nông dân nghèo đói, bất hạnh nhưng đầy tự trọng như lão Hạc

Cuối cùng, nhân vật đóng vai trò quyết định tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm - cái vẫn được gọi là cốt truyện Một phàn lớn nhờ

Trang 20

yậy mà kết cấu tác phẩm đạt đến sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và có nhiều tiềm năng trong việc biểu đạt các phương tiện ngôn từ, để rồi tự chúng trở thành những phương diện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu riêng như một đối tượng thẩm mĩ chuyên biệt.

Tựu chung lại, nhân vật có một vai ttò hết sức quan trọng trong tác phẩm của một nhà văn Nó là yếu tố không thể thiếu đối với một tác phẩm văn chương Hiểu được đúng đắn chức năng của nhân vật văn học, người viết

có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này

1.1.4 Nhân vật truyện ngắn

Như chúng ta đã biết, truyện ngắn ra đời vào khoảng thế kỉ XIX ở phương Tây Nhưng ở Việt Nam thì phải đến thế kỉ XX thể loại này mới hình thành rồi phát triển

Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ Nó ngắn bởi khuôn khổ nhưng lại rất gần vói tiểu thuyết vì nó cùng là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời Nội dung truyện ngắn rất đa dạng nhưng có một đặc điểm chung

là “ngắn” Truyện có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn đời của nhân vật nhưng điều quan trọng không phải là ở hệ thống sự kiện mà là ở cái nhìn đối với cuộc đòi

Nhà văn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay ừong đòi sống tâm hồn con người Nó thường ít sự kiện phức tạp, ít nhân vật c ố t truyện của truyện ngắn thường nổi bật, hấp dẫn Kết cấu trong truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng Bút pháp trần thuật thường là chấm phá, hành văn có nhiều ẩn ý Giọng điệu của nó cũng hết sức tự do, linh hoạt

Trong đó, nhân vật truyện ngắn có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng

Nó là tâm điểm của sự sáng tạo, sự lí giải cuộc sống của mỗi nhà văn Nhân vật truyện ngắn có những đặc điểm riêng biệt, khác hẳn so với nhân vật của

Trang 21

các loại hình văn học khác và ngay cả trong cùng loại hình tự sự, nó cũng có những điểm độc đáo riêng.

So với nhân vật trữ tình và kịch, nhân vật truyện ngắn mang đầy đủ đặc điểm của loại hình nhân vật tự sự

Thứ nhất, nhân vật thường bắt nguồn từ con người bình thường, con người hằng ngày với tất cả tính tự nhiên nhiều vẻ của nó

Thứ hai, nhân vật truyện ngắn gắn bó toàn diện hơn cả với thời đại của mình đang sống

Thứ ba, mỗi nhân vật thường mang trong mình sắc thái thẩm mĩ đa dạng Trong nhân vật vừa có nét đáng say mê, có nét đáng cười, có nét đáng tự hào,

Xét về mặt số lượng, nhân vật trong tiểu thuyết thường nhiều hơn so với truyện ngắn (có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn nhân vật) Còn trong truyện ngắn nhân vật rất ít, có khi chỉ có một hoặc số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay

Vói tiểu thuyết, đòi sống tâm lí nhân vật mang tính quá trình còn đời sống tâm lí của nhân vật trong truyện ngắn lại mang tính hiện tượng

Trong tiểu thuyết, tính cách con người được thể hiện trong cả quá trình Ngược lại, tính cách của nhân vật truyện ngắn chỉ được thể hiện một phần mà thôi

Trang 22

Cuối cùng, nếu nhân vật tiểu thuyết cho chúng ta cảm giác như bắt gặp nhiều hơn trong cuộc sống thì nhân vật truyện ngắn là những hiện tượng hiếm

có, ít gặp hơn

Như vậy, qua việc so sánh trên, chúng ta thấy được nhân vật trong truyện ngắn có những đặc trưng riêng làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại Nhân vật truyện ngắn là những con người đời thường và bao giờ cũng được đặt vào những tình huống gay cấn Từ tình huống ấy làm nổi bật nên tính cách, số phận và chiều sâu tâm lí của nhân vật

Nhân vật truyện ngắn thể hiện những thăng trầm của thời đại, được khám phá đa dạng, nhiều chiều Qua nhân vật, người đọc thấy được một cuộc sống muôn hình vạn trạng đang diễn ra xung quanh mình và thấy được thân phận con người ừong đó như thế nào

1.1.5 Vài nét về nhân vật trong truyện ngắn hiện đại

Như chúng ta đã biết, lịch sử văn học nhìn theo góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong cách lựa chọn và xây dựng nhân vật Do vậy, nhân vật trong văn xuôi hiện đại nói chung và trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng đã có những đột phá lớn so với nhân vật trong văn học Việt Nam trước năm 1975 Sự thay đổi đó đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong tư duy nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn chương

Nếu nhân vật ừong văn học Việt Nam trước 1975 (đặc biệt là giai đoạn

1945 - 1975) được khai thác trong tư cách công dân đơn phiến, được nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong truyện ngắn hiện đại được khai thác toàn diện hơn Đó là những con người đa trị, lưỡng cực, con người cá nhân với những số phận riêng trong mối quan hệ đa chiều của đời sống xã hội Nhà văn nhận thức họ trong nhu càu tự ý thức, có nhiều biểu

Trang 23

hiện đa dạng, có sự hòa hợp giữa con người xã hội - con người tự nhiên - con người tâm linh Đó là những con người sống trong sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao cả và thấp hèn, giữa khát vọng cao cả và cả dục vọng tàm

thường Nguyễn Minh Châu đã nhìn rõ vấn đề ấy trong truyện ngắn Bức tranh- đây được coi là tác phẩm đánh dấu sự thay đổi quan niệm nghệ thuật

về con người của ông: “Trong con người tôi đang sổng lẫn lộn người tốt kẻ

xẩu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” Hay Nguyễn Khải đã lí

giải sự giao tranh giữa cái thiện và cái ác trong con người như sau: “Bên cạnh

Chúa có Quỷ, bên cạnh Phật có Ma Ma quỷ cũng dự phần bất tử để làm mặt

đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại ’’(Thòi gian của ngưòi).

Nếu nhân vật trong văn học Việt Nam trước 1975 có số phận luôn đi theo đường thẳng, đơn giản một chiều, thường có mở đầu và kết thúc rõ ràng thì nhân vật trong truyện ngắn hiện đại có số phận phức tạp, tâm trạng bị phân mảnh Đó là những khoảnh khắc, những dòng ý thức tuôn chảy lộn xộn, triền miên đầy dằn vặt, day dứt Đây chính là điểm làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn hiện đại bỏi sự khám phá con người từ chiều sâu bên trong, đôi khi người đọc bị cuốn luôn vào thế giói tâm trạng đầy giăng mắc của nhân vật.Nếu nhân vật trong văn học Việt Nam trước 1975 thường là những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình thì nhân vật trong truyện ngắn hiện đại không có số phận hay tính cách điển hình Họ chỉ là những con người bình thường, vô danh trong cuộc sống Thậm chí đó còn là những con người tàm thường, dị biệt, đầy kì ảo Lúc này, con người được đặt ra khỏi bầu không khí

“vô trùng” vốn có, vừa đi vừa vấp vấp ngã trước cuộc đời phức tạp, đày biến động Con người phải đối diện vói chính mình, làm chủ số phận của mình và sống với tư cách là một cá nhân riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai.Nếu nhân vật ữong văn học Việt Nam trước 1975 có mối quan hệ lỏng lẻo, xoay quanh một tiêu điểm nhất định thì nhân vật trong truyện ngắn hiện

Trang 24

đại được đặt trong mối quan hệ phức tạp Đó là những con người đang trong quá trình hoàn chỉnh nhân cách, được thể hiện rõ ở tất cả các mối quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử và đòi sống riêng của nó Ma Văn Kháng nhận xét:

“Cuộc đời thật là ẩn mật, giống như hình ảnh một dòng sông chảy ngầm không sao hiểu nổi ngọn nguồn tung tích Các mối liên hệ, sự giao cảm, chi

phổi và ràng buộc rất bí ẩn và tù m ù” (Chọn chồng) Như vậy, nhân vật

được đặt trong các mối quan hệ đa dạng, đan cài, đôi khi chồng chéo lên nhau

để từ đó họ bộc lộ tính cách và sự phản ứng của mình trước cuộc sống không ngừng biến động

Nếu nhân vật trong văn học Việt Nam trước 1975 thường mang tính sử thi, hướng ngoại thì nhân vật trong truyện ngắn hiện đại lại hướng nội, luôn sống thật với những dằn vặt, suy tư của mình Chẳng hạn, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhân vật thường là những con người sám hối, thức tỉnh, con người nhận đường đầy suy tư, dằn vặt Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là những con người cô đon với bao cay đắng, nghiệt ngã của số phận, Các diện mạo đa dạng ấy đã tạo cho văn xuôi từ sau 1975 có những hình tượng nhân vật đa diện, sống động chứ không “khô cứng”, “công thức” như phần lớn nhân vật trong văn học trước đây Điều đó đã tạo cho văn xuôi đương đại một sức hấp dẫn đặc biệt

Cuối cùng, nếu nhân vật trong văn học Việt Nam trước 1975 chủ yếu được xây dựng theo khuynh hướng sử thi và bút pháp lãng mạn thì nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học đương đại có nhiều đổi mới, cách tân với những thử nghiệm táo bạo (sử dụng yếu tố huyền ảo, đặt nhân vật trong cấu trúc kép, ), thậm chí là mạo hiểm bởi các nhà văn nhận nhận thấy các thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng để biểu hiện cái đa dạng, phức tạp nhiều chiều của con người trong đời sống hiện đại

Như vậy, nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã thoát khỏi lối mòn quen thuộc vói những cách tân táo bạo cả về nội dung lẫn nghệ thuật xây

Trang 25

dựng, phá võ những quy phạm hình thành ữong hoàn cảnh chiến ữanh kéo dài, dần dần đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều chiều về con người, mở ra những tầng sâu mới mẻ và thú vị về đòi sống đầy bí ẩn của chúng ta.

1.2 Thế giói nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người

“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói lên sứ mệnh cao

cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người.Đúng vậy, văn học chính là nhân học, là khoa học đặc thù về thế giói tâm hồn, tư tưởng của con người Lịch sử văn học, nhìn theo góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc

cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho

nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó [ ] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sổng của nỏ ” [13, tr 273].

Trong cuốn Lí luận phê bình văn học, tác giả Tràn Đình Sử cũng đã

nêu ra cách hiểu: “Quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ

thuật, nó là thế thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lí giải của con người [ ] trong nghệ thuật, thế giới được “quan niệm hỏa ” trên cơ sở thụ cảm cá nhân về một thế giới, ứng với một quan niệm nghệ

thuật là một thế giới nghệ thuật” [27, tr 99 - 100].

Tóm lại, quan niệm nghệ thuật là hệ thống quan điểm chỉ đạo hoạt động sáng tạo nghệ thuật của ngưòi nghệ sĩ Nó chính là phông nền tư tưởng để nhà văn có thể sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật của mình Thấy được quan niệm của nhà văn chúng ta có thể soi chiếu vào thực tế sáng tạo và tư tưởng của người nghệ sĩ đó

Trang 26

Còn “Quan niệm nghệ thuật về con người” là khái niệm trung tâm của thi

pháp học, nó phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện bản chất nhân học của văn học

Vậy, thế nào là quan niệm nghệ thuật về con người?

Theo GS Trần Đình Sử “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự cắt nghĩa, ỉỷ

giải, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ

thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [28, tr 55] Nghĩa là,

nó sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành các nguyên tắc, phưomg tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm

Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học, các tác giả định nghĩa như sau:

“Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sổng, là hệ quy chiểu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật ” [13, ừ 275].

Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng các khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Đó chính

là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa và lí giải về con người của nhà vãn Nó là quan niệm mà nhà vãn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan của chủ thể sáng tạo, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so vói đối tượng

Quan niệm nghệ thuật về con ngưòi là hạt nhân của tư duy nghệ thuật, quy định những nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người, là sự miêu tả cái hữu hạn của thế giới vô hạn, là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật Nó được coi là tiêu chuẩn quan

Trang 27

trọng để đánh giá một hiện tượng văn học, một tài năng văn học thực sự Hơn thế, nó còn là thước đo quan trọng để đo trình độ nghệ thuật của một dân tộc,

một thời đại, bởi: “một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời với những con

người m ới” [28, tr 59].

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Cùng với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Mạnh Tuấn khi xây dựng nhân vật cũng đã bộc lộ những quan niệm vừa có nét chung lại vừa có nét độc đáo riêng Quan niệm

ấy đã chi phối toàn bộ thế giới hình tượng ữong tác phẩm của ông Đồng thòi, qua đó thể hiện cách nhìn nhận, lý giải của nhà văn về hiện thực cuộc sống.Đọc truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn, độc giả dễ dàng nhận thấy một cuộc sống sinh động, nhiều chiều hiện ra trước mắt Nhân vật trong các câu chuyện của ông là những con người nhỏ bé, đời thường vói cuộc sống bộn bề diễn ra như nó vốn có Chúng ta không thấy những nhân vật được xây dựng một cách hoành tráng, được cường điệu hóa để nhân danh một thế lực nào đó, phát ngôn cho một điều gì đó lớn lao, vĩ đại Mà ngược lại, nhân vật của ông

cứ bình dị, gần gũi đến lạ thường

Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn như một mảnh gép nhỏ của cuộc đòi rộng lớn, nó tự nhiên lắm nhưng cũng ý nghĩa lắm Chẳng hạn như chuyện sinh tử của con người vốn là quy luật tự nhiên không ai ữánh khỏi Ấy

vậy mà trong truyện Vĩnh biệt một con người, tác giả lại có cái nhìn sâu sắc

về sự sống và cái chết qua nhân vật Tám Chị Tám trong câu chuyện là vị khách đặc biệt của chị Thủy - hàng xóm cùng chung căn hộ với nhân vật tôi (người kể chuyện) Chị Tám thường xuyên ghé thăm chị Thủy nhưng không chịu hoặc quên bấm chuông, cứ đứng ngoài cửa cười nói oang oang Chị Thủy đã nhắc nhở vài lần nhung không được Mỗi lần như vậy “tôi” thấy rất khó chịu và tỏ ý không hài lòng Trong mắt “tôi”, chị Tám là ngưòi chua

Trang 28

ngoa, chỏng lỏn lại vô duyên, lúc nào đến nhà người ta cũng bô bô cái miệng nói chuyện cơ quan, rồi nhờ phân giải mấy chuyện vặt vãnh ở công ty làm phiền phức đến người khác Thế nhưng bơ đi vài tháng không thấy tiếng chị Tám í ới dưới nhà, “tôi” bỗng thấy thiếu vắng một cái gì đó Biết tin chị ấy bị

ốm nặng không qua được, “tôi” lại thấy buồn và hối hận vì nhiều lần đã đối

xử thiếu nhã nhặn với chị Khi nghe chị Thủy kể lại đầu đuôi câu chuyện về cuộc đòi chị Tám, “tôi” mới nhận ra con người bất hạnh ấy là một người thật thà, tốt bụng, đã từng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho cách mạng Những điều đó thực sự khiến “tôi” nể phục vô cùng Và đến lúc nghe tin chị Tám bệnh nặng không qua khỏi mà vẫn lạc quan, yêu đời, “tôi” cảm thấy tiếc thương, xót xa vô hạn cho số phận mỏng manh của một con người

Qua chuyện đời thường tường chừng đơn giản trên, người đọc thấy được một lẽ sống ở đời: khi ta đang sống với nhau, con người thường không biết trân trọng, thấu hiểu nhau để yêu thương mà chỉ đến khi mất đi rồi ta mới kịp nhận ra và hối tiếc thì đã quá muộn màng

Không chỉ vậy, Nguyễn Mạnh Tuấn còn hướng ngòi bút của mình đến những số phận nhỏ bé, những con người lao động bình thường trong cuộc sống hằng ngày Đó là hai mẹ con tiong buổi đi xem biểu diễn văn nghệ ở nhà

máy (Một khán giả khó tính), những người làm nghề thợ hàn với cuộc sống mưu sinh, phát triển sự nghiệp của mình (Người thợ hàn), đội công nhân cốn

bè vói bao mâu thuẫn trong công việc (Ngưòi cốn bè),hai bà mẹ và hai cách

cư xử khác nhau đối vói con của mình (Hai ngưòi mẹ), hay anh bộ đội khi ra khỏi chiến trường làm nghề đứng gác ở đường phố (Ngưòi đứng gác ngã tư đường phổ), Tất cả các nhân vật đó tạo nên một bức tranh cuộc sống sinh

động, đa chiều, nhiều màu sắc Sự miêu tả cuộc sống của tác giả không chỉ dừng lại ở việc phác họa, phản ánh lại mà ẩn sau đó là một tư tưởng nhân văn sâu sắc

Trang 29

Nguyễn Mạnh Tuấn không nhìn con người một cách xuôi chiều, đơn giản mà ông đi khám phá các tầng vỉa bên trong tâm lí, nội tâm con người Trong truyện ngắn của ông, nhân vật thường được nhìn nhận dưới con mắt của một người từng trải, một người đứng ngoài cuộc nhưng đặt mình trong cuộc để phán xét Do vậy, các nhân vật hiện ra một cách chân thực và giàu sức gợi Cũng giống như nhân vật trong truyện ngắn Việt nam hiện đại, nhân vật của Nguyễn Mạnh Tuấn là những con người lưỡng trị, phức tạp, là sự đấu ữanh giữa cái thiện - cái ác, sự giằng co giữa cái cao cả và cái thấp hèn, sự

mâu thuẫn giữa bản chất tốt và hiện tượng xấu, Trong truyện Đường đi của hoa, chúng ta sẽ thấy một nhân vật như thế Đó là thày Hào - người thầy cũ

của đám học ừò trường Chu Văn An hồi ấy Hồi còn là giáo viên của trường, thầy Hào giảng dạy môn vật lí, thầy là người tâm huyết với nghề và rất nhiệt tình vói học trò Thầy đã giúp biết bao học sinh vượt khó, tạo điều kiện cho nhiều em phát triển tài năng của mình, để giờ đây lứa học trò mà thầy dạy dỗ đều thành đạt, đều trở thành những người có địa vị cao trong xã hội Thầy được nhiều học trò kính yêu và khâm phục vô cùng Sau 37 năm gặp lại, đám học trò cũ chuẩn bị tiếp đón thầy rất chu đáo và trang trọng tại Sài Gòn Ai nấy đều hồi hộp, hào hứng vói những món quà mà mình đã chuẩn bị hết sức cẩn thận để tặng thầy Thế nhưng, sau cuộc gặp gỡ vui vẻ và ý nghĩa ấy, mọi người đều bất ngờ khi biết rằng thầy vào đây vói mục đích chính không phải

là nhớ học sinh mà là để vay mỗi đứa 2 triệu đồng khi biết chúng đều giàu có Với những món quà được tặng thầy đều bán đi để lấy tiền hoặc nếu không bán được thì bỏ ở lại Điều này đã khiến mọi người hết sức ngạc nhiên, sững sờ

trước sự thay đổi chóng mặt của một nhân cách: “Tôi kể cho các cậu nghe

chuyên này, chỉ để chúng ta thay đổi cách nhìn nhận đúng, sai về phẩm chất của thầy, bằng cầu hỏi: Vì sao? Vì sao những người thầy của chúng ta lại không còn như cũ? ” [46, tr 44].

Trang 30

Nguyễn Mạnh Tuấn luôn dành cho ngưòi tốt, việc tốt những cái nhìn đầy

ưu ái và thiện cảm với cảm hứng ngợi ca Còn đối với người xấu, việc xấu nhà văn không phê phán, không lên án trực tiếp mà thông qua cách kể, cách tả, cách phân tích sự việc “thản nhiên” như không làm cho bạn đọc tự nhìn nhận,

tự đánh giá và tự rút ra bài học cho riêng mình Đây cũng là một điểm khá hấp dẫn trong truyện ngắn của ông Người đọc lúc này không còn thụ động “nghe theo” ý đồ của tác giả mà là người tiếp nhận thông minh, là người “đồng sáng

tạo” với nhà văn Truyện ngắn Hai ngưòi mẹ sẽ cho ta thấy rõ về vấn đề đó

Câu chuyện không có cốt truyện lắt léo, tình tiết gay cấn, bất ngờ, mà chỉ có hai nhân vật là hai bà mẹ được đặt trong sự đối lập nhau Bà mẹ thứ nhất sốt sắng, lo lắng đến ủy ban nhân dân tự quản để xin cho đứa con trai duy nhất của mình không phải đi cải tạo khi cách mạng thành công Bởi gia đình bà đều theo

Mỹ, Ngụy Bà xin hết lời và khóc hết nước mắt nhưng cán bộ không chiếu cố cho Bà luôn lo cho con trai của mình phải vất vả, khổ cực Cuối cùng người đàn bà này đánh liều xin chị Ba - một người phụ nữ tốt bụng, có chức quyền giải quyết cho với suy nghĩ: cùng là phụ nữ chị sẽ thấu hiểu cho nỗi lòng và tình mẫu tử của mình Suy nghĩ của bà đã đúng, chị Ba chấp thuận xin bảo lãnh cho đứa con của bà Nhưng khi biết chị Ba từng hoạt động cách mạng, chồng chị bị Ngô Đình Diệm giết chết, năm ngưòi con của chị đều hoạt động cách mạng và hi sinh trong kháng chiến thì người mẹ thứ nhất đã có sự thay đổi lớn

trong suy nghĩ và hành động: “Bà mẹ ẩy với tẩm lòng kính trọng, yêu mến, đã

bẳt tôi phải suy nghĩ mung lung lắm Cuối cùng, tôi quyết định không nộp tờ đơn cho Ban tuyên huấn nữa Tôi tin bà ” [41, tr 61].

Như vậy, với câu chuyện nhỏ trên, người đọc có thể dễ dàng so sánh để thấy được sự khác biệt giữa hai bà mẹ vói hai hoàn cảnh và hai cách cư xử khác nhau Tác giả không phán xét, không bình luận, chỉ tái hiện lại để người đọc thấy rõ vấn đề và thấy được ý nghĩa của truyện Cuối cùng, niềm tin vào

Trang 31

lẽ phải, sự hi sinh cao cả của một con người đã làm thay đổi suy nghĩ sai lầm

về tình yêu thương của một bà mẹ Truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn thường nhẹ nhàng mà sâu lắng như thế

Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Mạnh Tuấn đã thể hiện rõ cái nhìn của một cây bút sắc sảo vói cách lí giải hiện thực cuộc sống đầy hấp dẫn và tinh tế Hiểu được những quan niệm ấy là một bước đệm giúp chúng tôi có những “bước nhảy” lớn trong việc tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn của ông một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Qua đó, làm rõ những thành công trong việc lựa chọn và xây dựng nhân vật của nhà văn

1.2.3 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn

Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm là con người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Bởi vậy nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là những người bằng xương bằng thịt ở ngoài đòi mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả Ý đồ đó được thể hiện rõ nhất thông qua thế giới nhân vật

mà tác giả xây dựng lên

Thế giới nhân vật là tổng thể hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà vãn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật, có tổ chức, có sự sống riêng, gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả

Thế giói nhân vật là sự cảm nhận trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc nhất của nhà văn về toàn bộ con ngưòi trong xã hội, vì thế nó bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Trong đó, người ta có thể chia nhân vật thành các kiểu loại nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa theo những căn cứ và tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là tìm ra chìa khoá để mở cánh cửa và bước vào khám phá thế giói nhân vật ấy

Trong lịch sử văn học, có thể nói mỗi tác giả lớn đều có một thế giới nhân vật của riêng mình Nam Cao quan tâm nhiều đến người nông dân và

Trang 32

người trí thức nghèo trong xã hội Nguyễn Công Hoan nhìn nhận con ngưòi trên quan điểm giàu - nghèo, sự đấu ttanh giai cấp Nguyễn Tuân say mê miêu

tả những con người tài hoa trong nghề nghiệp của mình Nguyễn Huy Thiệp lại chú ý hơn đến những con người hiện đại trong sự khủng hoảng giữa các mối quan hệ xã hội và đạo đức Còn nhà văn Ma Văn Kháng, trong thế giới nhân vật của ông bên cạnh những con người mang vẻ đẹp truyền thống là những số phận bi kịch, tha hóa,

Trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng ta cũng thấy một thế giói nhân vật phong phú, đa dạng, không kém phàn hấp dẫn Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, thành phần xuất thân, quan niệm về con người của nhà văn và qua thực tế khảo sát, phân tích truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật của ông có những loại hình cơ bản như: Nhân vật học sinh, nhân vật thanh niên, nhân vật công nhân, nhân vật trí thức,

1.2.3.1 Nhân vật học sinh

Như chúng ta đã biết, truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn sử dụng khá nhiều yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật khiến cho người đọc tin câu chuyện mà tác giả kể là thật, làm tăng sự tò mò của độc giả Đặc biệt là tập truyện ngắn Khỏa thân và Nỗi sợ hãi mầu nhiệm Nó như những trang hồi kí với bao mẩu chuyện sinh động về quá khứ Trong đó, các câu chuyện viết về học sinh đã mang đến cho bạn đọc sự tươi trẻ, cái nhìn hồn nhiên đối với một thời đã qua của mỗi con người

Đó là những cô nhóc, cậu nhóc học cấp I, cấp II lúc nào cũng nghịch ngợm với các trận đá bóng, trèo me, hái sấu trên vỉa hè Hà Nội Những địa danh quen thuộc của thủ đô đều được chúng đổi thành những cái tên nước ngoài sao cho ngang tàm thế giới như sa mạc Sa-ha-ra (tức bãi cát bồi Phúc

Xá nằm giữa sông Hồng), nước sông A-ma-dôn (tức sông Hồng), “Phải là

những đứa trẻ thành phổ con nhà tử tể, đi ăn trộm ngô, khoai, ở đồng quê mới

Trang 33

cỏ đầy ẳp cảm xúc thẳng thế của những anh hùng thời đại, và mới thấy những

củ khoai, bắp ngô đỏ ngon tuyệt vời thế nào ”[45, tr 4].

Những cô cậu học sinh ấy luôn ngây thơ, trong sáng với những ước mơ không tưởng của mình Thằng Hùng, thằng Đan, thằng Lân, thằng Tân, và cái Minh Hà - năm thằng nhóc với một con bé âm thầm cởi đồ, lội xuống hồ, bì bõm giấu quần áo vào gốc si để bơi ra hồ Gươm với mục đích: giấu tờ giấy ghi tên mình vào chai thủy tính rồi chôn ở Tháp Rùa để vang danh muôn thủa, để đến tận hai trăm triệu năm vẫn còn (Đêm ngủ tại Tháp Rùa).Thật đáng yêu!

Có lẽ, đọc các truyện ngắn ấy, người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động nhớ

về tuổi thơ dữ dội của mình Một miền kí ức đẹp của mỗi chúng đã được nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn khơi dậy bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thật đến bất ngờ

Nhân vật học sinh ấy còn là các bạn trẻ ở trường cấp III Chu Văn An (Hà Nội) vói bao buồn vui, bao kỉ niệm khó quên trong thời gian được cắp sách đến trường Đó là những buổi biểu diễn văn nghệ trong các ngày lễ lớn với vài tiết mục “cây nhà lá vườn” dở khóc dở cười Đó là những tình cảm sâu sắc giữa thầy và trò, những món quà ngày 20-11 đơn sơ nhưng chứa chan tình nghĩa.Người ta vẫn nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đã ghi lại những khoảnh khắc nghịch ngợm ấy cùng bao cung bậc cảm xúc đan cài Trong truyện ngắn Tắm cùng bạn gái, mấy đứa học sinh đang tuổi chíp hôi liều lĩnh thách thức nhau bơi qua hồ Vài cậu con trai: Tuấn, Thanh, Tiến vẫn quàng khăn đỏ và hai đứa con gái: Trâm, Yên

đang đến tuổi dậy thì, “cao lớn lừng lững, thân thể nảy nở một cách đáng

ngờ”, chúng hăng hái bơi thi qua hồ Tây mặc dù nhà trường đã cấm tuyệt đối

chuyện này Sau một thời gian dài hì hục bơi đi lặn lại, cuộc thi đã đến hồi kết, mấy cậu con trai thua tuyệt đối trong nỗi xấu hổ, ê chề Nhưng chuyện

không dừng ở đó, một sự cố bất ngờ đã xảy ra, thằng Tuấn “Xin thề trước các

Trang 34

nhà đạo đức học, tôi đã quay lưng đi trước khỉ Trâm nhảy xuống hồ Nhưng

do tốc độ ánh sáng nhanh hom tổc độ đạo đức hàng triệu lần, nên hình thể của Trâm vẫn bị tôi ghi nhận đầy đủ, để nhiều ngày sau, nhiều tháng sau, nhiều năm sau lòng tôi vẫn xao xuyến Đẩy là lần đầu tiên tôi được thấy vẻ đẹp tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ làm nôn nao cả đạo đức bền vững ” [45, ứ 30] Có thể nói, nhà văn đã rất tinh tế trong việc miêu tả và

nắm bắt tâm lí của tuổi mới lớn, nó làm cho câu chuyện hiện lên thật lôi cuốn.Bên cạnh những kỉ niệm vui, còn là các kỉ niệm buồn đã để lại cho chúng

ta biết bao bài học lớn về cách đối nhân xử thế ở đời Đó là câu chuyện về thằng Thạo, người cao lớn, gầy guộc, khắc khổ, quê kệch nhưng lại có cái răng nanh bọc vàng, điều này làm Thạo ttở nên nổi bật trong đám bạn bè cùng trang lứa Nó vốn là một học sinh có hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng học giỏi Thạo đã đánh liều ăn cắp 2 cái bánh rán vì đói quá và không may bị bắt Chuyện chỉ có vậy nhưng nó đã ừở thành một chuyện tầy trời ừong trường học, Thạo bị điều tra như kẻ tội phạm nguy hiểm Giờ đây, cậu ta có nguy cơ

bị đuổi học, tức là cánh cửa tương lai có nguy cơ đóng sập lại Nhưng may mắn sao, nhờ sự “nói dối vĩ đại” của Thầy Quý mà Thạo đã thoát nạn Thày không chỉ cứu một con người đang đứng trước bờ vực thẳm mà thầy còn cứu được một nhân tài cho đất nước Sau này, niềm tin và lòng độ lượng của thầy

đã được đền đáp, Thạo trở thành Tiến sĩ Toán học ở Đại học Lomonoso, là Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ Như vậy, không phải mọi sự dối ừá đều là xấu xa Quan trọng việc nói dối đó là gì và mang lại cái gì mà thôi!

Viết về lứa tuổi học sinh, Nguyễn Mạnh Tuấn còn viết về những mối tình “trẻ con” Thứ tình yêu tuổi học trò mơ mộng và đáng yêu ấy Bao nhiêu cung bậc cảm xúc được nhà văn miêu tả khá sinh động: Lúc thinh thích, lúc giận hờn, lúc trêu chọc, lúc ghen tuông, thậm chí còn là sự “liều lĩnh” Nó làm

Trang 35

người đọc bỗng thấy xao xuyến và nhận ra bóng dáng của mình ở trong đó khi một thòi quá khứ đã lùi xa.

1.2.3.2 Nhân vật thanh niên

Có lẽ tuổi thanh xuân luôn là tuổi đẹp nhất trong mỗi chúng ta Lúc đó con người sống hết mình vói tuổi trẻ, với ước mơ và hoài bão lớn lao của mình

Trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, chúng ta thấy được một thế hệ thanh niên trong hoàn cảnh lịch sử đau thương của đất nước, khi cả dân tộc đang chìm trong máu lửa Họ là ai? Họ chính là lứa học sinh vừa ròi khỏi ghế nhà trường để đi tìm những cánh cửa mói cho cuộc đòi Hầu hết các nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn đều xuất thân từ gia đình trí thức, họ được bao bọc, được chăm chút từ nhỏ nên chưa bao giờ biết cuộc sống lam lũ, vất vả như thế nào Thế nhưng, những thanh niên ấy lại không hề ngại khó khăn, gian khổ để theo đuổi ước mơ, lí tưởng của mình

Tháng 8 năm 1963, hơn tám nghìn thanh niên học sinh lớp 7 và lớp 10, vừa tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3, thuộc Đoàn Thanh niên xung phong tháng Tám thủ đô rời Hà Nội, theo tiếng gọi của tình yêu đất nước lên đường đi xây dựng kinh tế và văn hóa miền núi, góp phần làm giàu cho đất nước Trong đó, có những tấm gương tiêu biểu cho một thế hệ trẻ, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, không sợ gian nan, vất vả để cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước

Đọc truyện ngắn Hành khúc ngày và đêm, có lẽ bạn đọc không khỏi xúc động và cảm phục trước cô gái trẻ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm đã “làm trái” lời bố mẹ để xung phong lên tận vùng núi Sa Mát sát biên giới Cam-pu-chia dạy học Ở đó, cô cùng các bạn của mình đã chấp nhận cuộc sống vô cùng vất

vả, nguy hiểm vì đây là vùng hoạt động của giặc Pôn-pốt Thật không may, vào một buổi tối ở kí túc, đúng hôm ba mẹ cô lên thăm, giặc Pôn-pốt tràn vào trường Chứng dã man cưỡng hiếp và tàn sát các cô giáo trẻ rồi giết luôn những

Trang 36

người xung quanh một cách tàn bạo Cô gái và những thanh niên như cô đã hi sinh cả mạng sống của mình cho lí tưởng Thật đáng tự hào!

Một tấm gương nữa gợi cho ta bao suy nghĩ về thế hệ tương lai của đất nước, đó chính là “bông hồng nhung” xinh xắn của trường cấp III Chu Văn

An Bông hồng nhung ấy tên Nhung - một cô gái xinh đẹp, có giọng thơ đầy truyền cảm Chị đã đọc bài thơ “Những chữ kí đỏ” làm rung động biết bao trái tim khán giả để cổ vũ thanh niên ừong trường tình nguyện đi xung phong làm kinh tế trên vùng núi Và bản thân Nhung, sau một thời gian đấu tranh tư

tưởng “Tôi thúc giục các bạn đi, còn mình ở lại Tôi xấu hổ như mình đã hèn

hạ, lừa dối mọi người, hàng vạn người ẩn tượng hôm tiễn các bạn khắc rất sâu và luôn giày vò lương tâm của tôi ” [45, tr 290], cô ấy đã quyết định từ bỏ

sự nghiệp, cuộc sống ấm êm của mình để xung phong đi cống hiến cho đất nước như các bạn

Việc chọn cho mình một ngã rẽ, một tương lai thực sự là vấn đề khó khăn đối với mỗi thanh niên Sự lựa chọn đó sẽ quyết định hướng đi và ý nghĩa cuộc đời của bạn Nó như một ngưỡng cửa lớn bắt chúng ta phải bước qua để

đi tiếp đoạn đường đời còn lại Truyện ngắn Ngưỡng cửa đã cho ta thấy quyết định ấy khó khăn như thế nào Nhà vãn đặt hai nhân vật Mỹ Hương và

Mỹ Vân ở hai ngưỡng cửa khác nhau rồi đứng ngoài quan sát sự lựa chọn của

họ Mỹ Hương tốt nghiệp Đại học y khoa, cô không ngần ngại xung phong đi công tác ở tận Cà Mau xa xôi, nghèo khó Tin này đã làm cả gia đình một phen náo động, bố mẹ Hương phản đối kịch liệt quyết định “ngu ngốc” này của đứa con nhỏ dại Nhưng Hương vẫn quyết dứt áo ra đi trong sự buồn đau

của cả gia đình Cô em Mỹ Vân thấy vậy nặng nề suy nghĩ “Mình liệu có phải

qua ngưỡng cửa ẩy không? “Khỉ cách mạng yêu cầu” ” [38, tr 178] Thế

nhưng, khi đến lượt mình, sau khi Vân tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm bị phân

đi công tác trên vùng núi cao, cô đã không dám vượt qua ngưỡng cửa ấy Bao

Trang 37

nhiêu khó khăn đã làm Vân lùi bước, cô sợ hãi tìm mọi cách để được “sống mãi vói thủ đô” như ba mẹ cô mong muốn Vân sẵn sàng quen thân với Hùng

- người bạn cùng lớp mà cô không ưa - để nhờ cậu ta xin xỏ cho mình ở lại

Hà nội Qua truyện ngắn trên, chúng ta thấy rằng lí tưởng sống đối vói một thanh niên quan trọng như thế nào Nó sẽ quyết định ngưỡng cửa mà bạn phải bước qua

Với vốn sống phong phú, sự trải nghiệm thú vị của mình về một thời đã qua, Nguyễn Mạnh Tuấn đã làm nổi bật hình tượng nhân vật thanh niên một cách sinh động nhất Qua đó, các độc giả trẻ có cái nhìn mói mẻ và có những bài học đắt giá về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay

1.2.3.3 Nhân vật công nhân:

Công nhân là kiểu nhân vật không hề xa lạ đối với văn học Việt Nam hiện đại Họ là những con người mới trong xã hội mới Trong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn, loại nhân vật này xuất hiện khá nhiều với những những

số phận khác nhau Nhà văn đặc biệt chú ý đến những người công nhân ở vùng Đông Triều, Quảng Ninh Có lẽ, không có gì khó hiểu về vấn đề này bởi bản thân nhà văn cũng đã từng làm công nhân 12 năm 3 tháng tại đây Bằng những ữải nghiệm thực tế của mình, tác giả đã cho ta cái nhìn mói mẻ, đa chiều, nhiều góc cạnh về đòi sống của những người công nhân

Nhân vật công nhân ưong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn vô cùng phong phú Mỗi người mỗi công việc, mỗi số phận khác nhau Nhưng họ đều gặp nhau ở lòng yêu nghề, sự tin tưởng vào con đường mà mình lựa chọn

Trong truyện ngắn Người thợ hàn, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật

chính Đó là ông Đẩu - một người công nhân đáng kính không chỉ bởi tay nghề

mà còn bởi nhân cách cao đẹp Ông vốn là thợ hàn bậc bảy ở khu gang thép Thái Nguyên Những năm chiến tranh chống Mỹ, khu gang thép này bị bom đạn đánh nát nhừ Các nhà máy lâm vào tình trạng khốn đốn vì thiếu nguyên

Trang 38

liệu Nhờ bàn tay vàng của người thợ hàn ấy mà hàng trăm chi tiết máy móc đã khôi phục bằng những mối hàn kì diệu Để có được tay nghề bậc thày như vậy, ông Đẩu đã trải qua nhiều nghiên cứu, tìm tòi, khổ công rèn luyện và qua nhiều cay đắng mới có được Giờ đây, ông đã trở thành Giám đốc của một phân xưởng, quản lí biết bao công nhân nhưng bản thân ông không bao giờ ngại việc, đứng “chỉ tay năm ngón” như người khác Ông sẵn sàng lao vào công việc như một lẽ sống để khắc phục những vấn đề khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình làm việc Có khi ông quên cả ăn, cả mệt vì đam mê công việc

Sự miệt mài, tâm huyết và nhân cách của ông đã là tấm gưomg sáng, là điểm tựa cho các công nhân trong phân xưởng của mà ông quản lí

Đó là những Người cốn bè ừong lâm trường, họ là những công nhân có cuộc sống lao động vất vả, lam lũ Trong công việc, đôi khi giữa họ có những mâu thuẫn, đố kị, xích mích không đáng có về quyền lợi Thế nhưng khi có một người chỉ huy giỏi và tâm huyết như cần đứng ra lãnh đạo, những ngưòi công nhân ấy lại hết lòng với công việc chung, sẵn sàng đem hết tài nghệ và cái tâm của mình để phục vụ công việc mặc cho bao khó khăn, hiểm nguy đang rình rập Bản chất của những người công nhân là vậy Họ luôn sống và cống hiến hết mình vói nghề mà họ theo đuổi

Nhân vật công nhân ữong truyện ngắn Nguyễn Mạnh Tuấn còn là những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” nhưng vô cùng mạnh mẽ trong cả công việc và cuộc sống riêng của mình Đó là Ngân - cô công nhân điện trong truyện Tôi vẫn về nhà máy cũ Ngoài làm tròn trách nhiệm của một người

vợ, một người mẹ, Ngân còn không ngừng trau dồi kiến thức, cô luôn cố gắng học hành để ữở thành một người thợ giỏi không thua kém gì chồng Thế nhưng, chính sự thông minh, giỏi giang của cô vô hình trung lại là nguyên nhân làm tan vỡ hanh phúc gia đình Khi chồng cô không muốn vợ mình

“vượt mặt”: “Không ít người đàn ông quen nhìn phụ nữ bằng con mẳt của

Trang 39

“phái mạnh ” Thấy chị em tiến bộ chậm chạp họ tỏ ra thương hại, đưa tay ra nâng đỡ, khích lệ Thể mà khi người phụ nữ tiến bộ quá tầm nhìn của họ một chút thì họ chẳng còn can đảm công nhận đẩy là sự thực ” [44, tr 254 - 255]

Tuy nhiên, bằng tình yêu chồng và tình yêu nghề, Ngân đã vượt qua mọi rào cản để trở về nhà máy cũ, sống với những gì gần gũi, thân thuộc nhất vói mình Cô đúng là một cô công nhân giàu nghị lực, đáng quý trong cuộc sống.Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy rằng dù trong một nhóm nhân vật nhỏ nhưng Nguyễn Mạnh Tuấn vẫn thể hiện được ngòi bút sắc sảo, đa dạng của mình Nó đã cập đến được nhiều số phận khác nhau trong cuộc sống của con người

Cũng là nhà văn viết nhiều về nhân vật trí thức nhưng Nguyễn Mạnh Tuấn lại có cái nhìn khác về tầng lớp này trong xã hội Đọc các truyện ngắn của ông, chúng ta không thấy những trí thức nghèo túng mà ngược lại, phần lớn họ đều có cuộc sống yên ổn và khá đủ đầy, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội Nhà văn chú ý hơn đến cuộc sống hằng ngày của họ

Đó là chuyện làm ăn, chuyện dạy dỗ con cái, chuyện đòi sống vợ chồng, Đôi khi đó còn là những chuyện vặt vãnh không đáng nói của cuộc sống Thế nhưng, qua đó nhà văn đã giúp chúng ta thấy được cái nhìn đa chiều về người trí thức Họ cũng là con người bình thường trong cuộc sống bình thường mà thôi Ở họ cũng có cái tốt, điểm xấu mà đã là con người ai cũng dễ mắc phải

Trang 40

ĐÓ là nhân vật Đông trong truyện Giao thừa không năm mói Anh là

cán bộ kĩ thuật quân sự chuyển ngành sang làm sếp của một công ty lớn Vợ anh là Thu đang làm luận án Tiến sĩ ở tận Hà Lan 2 năm chưa về Anh có một gia đình khá hạnh phúc vói vợ giỏi, con ngoan Thế nhưng, với một người đàn ông xa vợ lâu ngày đâu dễ chống chọi được với sự cô đơn Trong đêm giao thừa, anh bị say và ở lại công ty Tình cờ, anh được Xuyến - vợ của Tấn là cấp dưới của anh chăm sóc trong cơn say Xuyến rất xỉnh đẹp và sắc sảo, lại cộng thêm sự nhiệt tình khiến cho trái tim Đông xao xuyến Có lẽ đứng trước

sự dịu dàng của một người phụ nữa đẹp ai chẳng rung động Và Đông cũng không ngoại lệ Khi Xuyến ra về, lòng anh có cái gì đó nôn nao, luyến tiếc, anh muốn có nàng nhưng không được Và thế là, anh lại trở về trong sự cô đơn với một tâm trạng “giao thừa không năm mới”

Nhân vật trí thức đó còn là các cây bút mang nghiệp văn chương muốn tập

tành làm ăn để thay đổi cuộc sống Trong truyện ngắn Bung ra, nhà viết văn,

nhà viết kịch và nhà thơ là Tuấn, Lê, Hoài đã cao hứng rủ nhau góp vốn để sản xuất sợi Nhưng mấy anh bạn chỉ biết viết văn, làm thơ đâu rành chuyện buôn bán Thế nên, họ đành nhờ Minh - ngưòi sành sỏi hơn trong chuyện buôn bán chỉ cho cách nhập sợi và sản xuất sợi như thế nào để có lòi Không ngờ, sau vài lần làm ăn không thành, vói bản tính khôn ngoan, lọc lõi, Minh đã “chuồn” mất tiêu, bỏ mặc chuyện làm ăn của ba nghệ sĩ đang thua lỗ và phải ngừng lại Họ

ngậm ngùi, nuối tiếc rồi cùng phá lên cười vì “giả trị của sự mất mát đó vừa

đủng với giá trị của một bài học nhớ đời ” [44, tr 286].

Nếu nhà văn Nam Cao viết về nghề giáo với nhân vật Thứ trong tiểu thuyết “Sống mòn” đã để lại bao day dứt trong lòng độc giả thì nhà văn Nguyễn mạnh Tuấn lại mang đến cho bạn đọc tiếng cười nhẹ nhàng khi viết

về nghề giáo Đó cũng là một anh giáo nghèo trong truyện ngắn Giữa bình thường Đọc truyện của ông, chúng ta không thấy bi kịch, buồn đau mà

Ngày đăng: 09/09/2016, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] . Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
[2] . Lại Nguyên Ân (1984), Từ người thợ đến trang viết. Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ người thợ đến trang viết
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1984
[3] . Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
[4] . Lại Nguyên Ân, "Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa "tứ tuần"", http:Mainguyenan.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét về một số tác giả văn xuôi lứa "tứ tuần
[5] . Lại Nguyên Ân, "Thành công của Nguyễn Mạnh Tuấn", http:Mainguyenan.free.fr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành công của Nguyễn Mạnh Tuấn
[6] . Nguyễn Thị Bình, Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học su phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Nhà XB: Nxb Đại học suphạm
[7] . Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
[8] . Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
[9] . Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
[10] Phan Cự Đệ, Tràn Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2010), Văn học Việt Nam (1900 -1945), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (1900 -1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Tràn Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[11] . Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[12] . Bùi Như Hải, "Tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn 1932 - 1985", http://www.tapchicuaviet.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn 1932 - 1985
[13] . Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[14] . Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[15] . Đỗ Đức Hiểu (2000), Thỉ pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thỉ pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
[16] . Nguyễn Văn Hiển (2013), Nhăn vật người cùng khổ trong truyện ngan Nguyễn Khải, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhăn vật người cùng khổ trong truyện ngan Nguyễn Khải
Tác giả: Nguyễn Văn Hiển
Năm: 2013
[17] . Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vẩn đề thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vẩn đề thi pháp truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[18] . Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật
Tác giả: Phùng Minh Hiến
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2002
[19] . Tố Hữu (1981), Cuộcsổng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộcsổng và văn học nghệ thuật
Tác giả: Tố Hữu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1981
[20] . Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vẩn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau 1975, những vẩn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w