Thực tiễn trên đây đang đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh sự nghiệp phát triển con người Việt Nam tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
PHAN THỊ MAI THÚY
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================
PHAN THỊ MAI THÚY
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với những đề tài luận văn thạc
sỹ đã được công bố ở Việt Nam
Tôi hoàn toàn chịu tráchn nhiệm về nội dung của đề tài
Người cam đoan
Phan Thị Mai Thúy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VÀ TOÀN CẦU HÓA ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 1.1 Một số quan niệm về phát triển con người Error! Bookmark not defined 1.2 Toàn cầu hóa, thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con người ở Việt Nam E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED
1.2.1 Toàn cầu hóa và các đặc điểm của toàn cầu hóa Error! Bookmark not
defined
1.2.2 Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con
người Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY E RROR ! B OOKMARK
2.1 Thực trạng phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED
2.1.1 Thực trạng phát triển năng lực sinh thể con người Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay Error! Bookmark not defined
2.1.2 Thực trạng phát triển trí tuệ con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay Error! Bookmark not defined
2.1.3 Thực trạng phát triển tâm lực con người Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay Error! Bookmark not defined
2.2 Những giải pháp cơ bản để phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED
2.2.1 Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng
con người Error! Bookmark not defined 2.2.2 Giải quyết việc làm cho người lao động Error! Bookmark not defined
2.2.3 Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế và
công tác an sinh xã hội Error! Bookmark not defined
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED KẾT LUẬN CHUNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Chỉ số phát triển con người
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tư tưởng triết học, với bản chất cách mạng và khoa học, học thuyết Mác đã đặt ra cơ sở lý luận về bước chuyển của nhân loại sang một
kỉ nguyên mới - kỉ nguyên mà ở đó: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[37 tr 628] Chính vì lẽ đó
mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học
thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người
Nhưng đến cuối thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc Tuy nhiên, việc coi con người là trung tâm của sự phát triển không phải quốc gia nào cũng làm được điều này Việc phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới mức độ nào, ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào
quan điểm, chính sách và chương trình hành động của từng quốc gia
Lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong tất cả các thời kỳ cách mạng Đặc biệt, từ khi đổi mới đến nay, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho con người Việt Nam Các cơ hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người Việt Nam ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng Sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu
Trang 7nổi bật được bạn bè thế giới ghi nhận Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự nghiệp phát triển con người Việt Nam cũng còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay Toàn cầu hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của các quốc gia Trong đó, việc phát triển con người của các nước là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nước đang phát triển, để có thể khẳng định mình trong “sân chơi” thế giới Toàn cầu hóa tạo thuận lợi cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, trao đổi và tiếp nhận những tiến bộ mới nhất về khoa học, kỹ thuật và công nghệ Nhưng đồng thời
nó cũng mang lại những khó khăn, thử thách không nhỏ, như: Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày một nhanh hơn, gây ô nhiễm môi trường, lu mờ bản sắc văn hóa truyền thống Phát triển con người như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành một vấn đề mang tính thời sự vì các quốc gia muốn tăng trưởng một cách vượt trội và bền vững thì không thể không dành sự quan tâm đặc biệt đến con người và phát triển con người
Thực tiễn trên đây đang đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh
sự nghiệp phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Vì những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết
học của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Liên quan đến đề tài này, ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học… Trong số những công trình nghiên cứu tiêu biểu đó, có thể kể đến các công trình sau:
“Tư tưởng triết học về con người” của Vũ Minh Tâm [64] Đây là cuốn
sách thể hiện công trình nghiên cứu công phu, có hệ thống về vấn đề con
Trang 8người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại Trên cơ sở luận giải các quan điểm về con người của những nhà triết học tiêu biểu của các trường phái, các nền triết học trong lịch sử, tác giả khẳng định triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung có mục đích cao nhất là khắc phục sự tha hóa con người, giải phóng và phát triển con người Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, khoa học và cách mạng triệt để
“Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Minh Hạc chủ biên [28] Đây là một công trình khoa học thể
hiện sự nghiên cứu công phu của các tác giả về vấn đề phát triển con người Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Cuốn sách được chia làm hai phần với mười hai chương nội dung Ở phần thứ nhất của cuốn sách, các tác giả
đã trình bày những cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển con người cũng là cơ sở quan trọng trong việc phát triển con người Việt Nam Đồng thời, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước đã trở thành cơ sở thực tiễn của chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam Các tác giả cũng đã đưa ra mô hình nhân cách con người Việt Nam, đó
là mô hình gắn bó chặt chẽ giữa đức và tài trong con người Trong phần thứ hai, các tác giả đã đưa ra định hướng chiến lược và luận giải những giải pháp
cụ thể cho việc phát triển con người Việt Nam trên bốn phương diện cơ bản
là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất Đồng thời luận giải những giải pháp thiết thực, hiệu quả về việc phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa Vì vậy, cuốn sách là tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam
Trang 9“Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Thiện Vương [75],
cuốn sách gồm ba chương Ở chương 1: Những quan điểm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con người, trên cơ sở phê phán những hạn chế và sai lầm của một số quan niệm trước Mác về con người, tác giả đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa Mác là bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người Trong chương 2 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt
ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người), tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Thực trạng xây dựng con người Việt Nam được tác giả phân tích qua ba giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống (giai đoạn trước khi Đảng ra đời), con người Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới, những thành quả đạt được, tác giả cũng đã trình bày những hạn chế của việc xây dựng con người Việt Nam Trong chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả
đã đưa ra và phân tích ba phương hướng và bốn nhóm giải pháp chủ yếu
“Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người” [31], cuốn
sách của tác giả Nguyễn Văn Huyên, gồm hai phần, ở phần thứ nhất, trên cơ
sở cho rằng chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người, tác giả đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là môi trường, điều kiện để tiến tới phát triển con người Việt Nam Phần thứ hai của cuốn sách tác giả cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam Từ đó tác giả cho rằng, con người hiện đại là con người phải có trí tuệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ khoa học, kỹ thuật Đặc biệt là phải biết sáng tạo, biết thưởng ngoạn - hưởng thụ văn hóa Rằng văn hóa, các giá trị nhân văn
Trang 10và kinh tế thị trường, môi trường đô thị, văn hóa thẩm mỹ, nghệ thuật và giáo dục là những nhân tố cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất đó của con người hiện đại
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và
Ăngghen” [53] do Hồ Sĩ Quý chủ biên Cuốn sách gồm 2 phần Phần
thứ nhất: Di sản kinh điển - những tư tưởng cơ bản về con người và phát triển con người Phần này trình bày những luận điểm về con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tương ứng với các quan điểm đó là các trích dẫn tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ đề con người, về bản chất con người, về vấn đề giải phóng con người Phần thứ hai: Di sản kinh điển nhìn từ thời đại ngày nay - ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức
và phát triển con người Phần này gồm những bài viết của các tác giả, trong đó phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
về vấn đề con người và phát triển con người Cuốn tiếp theo của ông phải
kể đến đó là cuốn: “Con người và phát triển con người” [54] Trong đó tác giả luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc nghiên cứu con
người là một khoa học Tiếp đến làm rõ vấn đề khái niệm con người, bản chất con người, con người trong quan hệ với giới tự nhiên và vấn đề phát triển con người Đồng thời khẳng định: “Nghiên cứu con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng, hiện đang đứng trước những nhu cầu đặc biệt cấp thiết đặt ra từ sự phát triển của bản thân khoa học và từ sự phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu vực, của thế giới và của nhân loại” [54, tr.127] Tiếp nữa là tác giả trình bày một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người Trong phần này, nhiều hướng nghiên cứu con người đã được tác giả đưa ra, như: nghiên cứu phát triển con người, nguồn lực con người, con người trong quan hệ với văn hóa, với môi sinh, nhân cách con người, tiềm năng con
Trang 11người, tài năng, danh nhân
Bộ giáo dục và Đào tạo, “Từ chiến lược phát triển giáo dục, đến chính
sách phát triển nguồn nhân lực” [5] Đây là Tuyển tập các công trình
nghiên cứu và bài báo khoa học của nhiều tác giả, cuốn sách góp phần phổ biến những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I: Các vấn đề phương pháp luận về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực Phần II: Thực tiễn về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam Phần III: Kinh nghiệm quốc tế - chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người ở nước ta hiện nay
Đoàn Văn Khái, “ Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [33] Tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn lực
con người, coi đó là yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những nhóm giải pháp
cơ bản Đó là nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Cuốn “Quan niệm của C.Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát
triển con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Huyền [30] Ở
đây, tác giả phân tích quan niệm của C Mác về tha hoá và những biểu hiện của tha hoá, con đường khắc phục tha hoá để phát triển con người Vận dụng quan niệm của C.Mác, bước đầu tìm hiểu vấn đề tha hoá trong xã hội Việt Nam và khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tha hoá để