1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DI TÍCH NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG CỦA BÌNH ĐỊNH

22 899 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 420,2 KB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn trong làng thi nhân Việt Nam, các tác phẩm của ông đã trở thành một phần không thể thiếu của di sản dân tộc, tên tuổi của ông đã đi vào h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

DẪN NHẬP 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu vấn đề 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề 2

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

5 Phương pháp nghiên cứu vấn đề 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1 Du lịch 3

2 Điểm du lịch 3

3 Khu du lịch 3

4 Khách du lịch 3

5 Dịch vụ du lịch 4

6 Hoạt động du lịch 4

7 Du lịch văn hóa 4

8 Di tích lịch sử - văn hóa 4

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG 5

1 Giới thiệu sơ lược về đất và người Bình Định 5

2 Đôi nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử 6

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp 6

2.2 Những người phụ nữ xoay quanh cuộc đời của ông 8

3 Các di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Bình Định 8

3.1 Quá trình xây dựng khu mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử 8

3.2 Khu du lịch Ghềnh Ráng 9

3.2.1 Quá trình hình thành khu du lịch Ghềnh Ráng 9

3.2.2 Hiện trạng khu du lịch 10

3.3 Bệnh viện phong da liễu trung ương Quy Hòa .12

3.3 1 Lịch sử hình thành bệnh viện 12

3.3.2 Hiện trạng của bệnh viện phong da liễu trung ương Quy Hòa 13

3.3.3 Những hoạt động của bệnh viện 14

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 15

1 Nhận định về hoạt động du lịch Ghềnh Ráng – Quy Hòa 15

1.1.Điểm mạnh 15

1.2 Điểm yếu 15

1.3 Thời cơ 16

1.4.Thách thức 17

2 Định hướng phát triển du lịch Ghềnh Ráng – Quy Hòa của tác giả khóa luận 17

2.1 Công tác quảng bá cho Khu di tích 17

2.2 Công tác quy hoạch khu du lịch 17

2.3 Công tác phát triển nguồn nhân lực 18

2.4 Công tác bảo vệ môi trường 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

DẪN NHẬP



1 Lý do lựa chọn đề tài

Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn trong làng thi nhân Việt Nam, các tác phẩm của ông

đã trở thành một phần không thể thiếu của di sản dân tộc, tên tuổi của ông đã đi vào hàng triệu trái tim người yêu thơ Việt Nam và trên thế giới Khu mộ Hàn Mặc Tử từ lâu

đã trở thành một địa danh văn hóa, một điểm du lịch cho du khách tham quan

Di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trong quần thể khu di tích Ghềnh Ráng – Quy Hòa Khu du lịch Ghềnh Ráng là điểm du lịch khá nổi tiếng, một danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia ở Bình Định; Bệnh viện phong da liễu trung ương Quy Hòa, đây không chỉ là nơi chữa trị cho những người mắc bệnh phong, bệnh da liễu mà còn là điểm tựa, nơi sinh sống, làm việc và phát triển của những con người bất hạnh ấy Ngày nay bệnh viện đã trở thành một điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn với chương trình “Du lịch kết hợp từ thiện” ở thành phố Quy Nhơn đối với du khách trong và ngoài nước

Là người con của miền đất Võ, lại có một chút tâm hồn yêu thơ Hàn và một số

hiểu biết nhất định về di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử Do đó, tôi chọn đề tài: “Di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử, điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định” để làm khóa luận tốt nghiệp

cho mình với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào công tác phát triển du lịch của Bình Định nói riêng và du lịch miền Trung, du lịch Việt Nam nói chung

2 Mục đích nghiên cứu vấn đề

Với mỗi người Việt Nam, tên tuổi Hàn Mặc Tử rất gần gũi nhưng “Di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử” vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người Vì thế, thông qua đề tài này nhằm đánh giá tiềm năng hiện trạng và xây dựng định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới cho khu di tích Ghềnh Ráng, giới thiệu địa chỉ này đến với du khách thập phương

Trang 4

Bên cạnh đó với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi xin đóng góp một vài ý kiến

để khu di tích ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách Hy vọng, bài khóa luận này sẽ trở thành tài liệu thuyết minh cho du khách khi đến thăm di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề

Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều giới hạn nên ở khóa luận này tôi chỉ xin nghiên cứu ở góc độ tiềm năng du lịch để phát triển khu di tích, bên cạnh đó tôi cũng giới thiệu một số vấn đề có liên quan đến khu mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, khu du lịch Ghềnh Ráng và Bệnh viện phong da liễu trung ương Quy Hòa – tỉnh Bình Định

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hàn Mặc Tử - nhà thơ lớn trong phong trào thơ Mới, cuộc đời tài hoa bạc mệnh của ông luôn là đề tài cho các thể loại thi, ca, nhạc, họa…Người đầu tiên viết về Hàn Mặc Tử là

Trần Thanh Mại với cuốn truyện ký “Hàn Mạc Tử” (nhà xuất bản Võ Doãn Mai, Hà Nội,

1942) Đồng thời cũng có nhiều công trình, khảo cứu văn hóa, lịch sử, các đề án phát triển khu di tích Ghềnh Ráng, công trình nghiên cứu y học tại bệnh viện phong da liễu trung ương Quy Hòa Còn những công trình nghiên cứu đi vào đánh giá tiềm năng, hiện trạng và xây dựng định hướng phát triển khu di tích một cách cụ thể thì chưa thấy Vì thế, tôi có thể kết luận rằng đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ

5 Phương pháp nghiên cứu vấn đề

5.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu 5.2 Phương pháp khảo sát thực địa

5.3 Phương pháp quan sát, phỏng vấn và điều tra xã hội học 5.4 Phương pháp phân tích SWOT

5.5 Phương pháp phân tích xu thế

Trang 5

NỘI DUNG



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Du lịch

Trong Luật Du lịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố

ngày 27/06/2005, chương I, điều 4 định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tìm hiểu tham quan nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

2 Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt

Dựa theo quy mô điểm du lịch được chia ra thành: Điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương

3 Khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

Dựa theo quy mô khu du lịch được chia ra thành: Khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương

4 Khách du lịch

Khách du lịch trước hết là khách thăm viếng lưu trú tại một quốc gia khác hoặc một nơi ở khác nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với các mục

Trang 6

đích như: giải trí, học tập - du học, tiêu khiển, sức khỏe, nghỉ lễ, công tác, thể thao, hội nghị, thăm viếng

Khách tham quan (còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày) trước hết cũng là khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24giờ và không lưu trú qua đêm

5 Dịch vụ du lịch

Các dịch vụ du lịch bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan, mua sắm, thông tin, hướng dẫn… và các dịch vụ khác đều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

6 Hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch là một hiện tượng xã hội, một hoạt động kinh tế và văn hóa đặc biệt đóng vai trò môi giới kết hợp chủ thể du lịch và khách thể du lịch làm một, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho du khách

7 Du lịch văn hóa

Trong Luật du lịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày

27/6/2005, chương I, điều 4 định nghĩa:“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào

bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”

8 Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, ví dụ như những công trình kiến trúc hay cở sở vật chất trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, liên quan quá trình phát triển văn hóa xã hội, do thế hệ trước sáng tạo ra trong lịch sử, còn truyền đến ngày nay, thế hệ hôm nay kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện tại, mang dấu ấn lịch sử và văn hóa

Trang 7

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI

KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG

VÀ BỆNH VIỆN PHONG DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUY HÒA

1 Giới thiệu sơ lược về đất và người Bình Định

Bình Định - một vùng đất in đậm dấu ấn lịch sử xuyên suốt từ thời tiền sử, sơ sử đến cổ trung đại và cận hiện đại

Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài hơn 134km với nhiều vũng vịnh và bãi tắm đẹp Miền “Đất võ trời văn” là nơi xuất phát và

là thủ phủ của phong trào nông dân thế kỷ 18 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng của các danh nhân như Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan…đã để lại rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng với vô vàn vẻ đẹp khác nhau mà bản thân nó là những mốc son gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất thượng võ này

Bình Định có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa, nơi đây hiện đang bảo tồn nhiều di sản văn hóa Chămpa vô giá Nhiều danh lam: Chùa Long Khánh, Chùa Thập Tháp A Di Đà…Quê hương của các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi…Bình Định là nơi giao lưu văn hóa của rất nhiều dân tộc anh em nên các lễ hội dân gian cũng rất phong phú: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Chợ Gò…Festival Tây Sơn- Bình Định (2008), Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam, Liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống…Ngoài ra, đất Bình Định còn là nơi hội tụ của hơn 40 làng nghề truyền thống, của nhiều món ăn đặc sản mang đậm chất văn hóa của miền đất Võ Vùng đất này đã hình thành nên con người Bình Định mộc mạc, chân thành với chất giọng “nằng nặc” địa phương không lẫn vào đâu được mà du khách gần

xa thường được nghe nói đến với tên gọi thân thương dân xứ “Nẫu”

Trang 8

2 Đôi nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, thuộc Giáo xứ Tam Tòa, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Ðồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) Hàn Mặc Tử có duyên với bốn chữ Bình: Ông sinh ra tại Quảng Bình, có người yêu tại Bình Thuận, làm báo tại Tân Bình và mất tại Bình Định Cha là ông Nguyễn Văn Toản và mẹ là bà Nguyễn Thị Duy Hàn Mặc Tử là người con thứ tư trong một gia đình có tám anh chị em: anh trai là Nguyễn Bá Nhân, hai chị là Nguyễn Thị Như Lễ, Nguyễn Thị Như Nghĩa và bốn em trai là Nguyễn Bá Tín, Nguyễn

Bá Hiếu, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Văn Thảo

Năm 1920, ông di chuyển theo gia đình học tiểu học ở Sa Kỳ Sau đó, ông lại cùng với gia đình theo cha di chuyển đến nhiệm sở mới tại Bồng Sơn, Quy Nhơn, rồi từ Quy Nhơn đến định cư tại Sa Kỳ, Quảng Ngãi

Năm 1926, thân sinh ông bị bệnh và mất tại Huế, mẹ ông đưa gia đình vào Quy Nhơn chung sống với người con trai trưởng là ông Nguyễn Bá Nhân, lúc đó đang làm công chức Sở Cầu Ðường Thời gian này, Hàn Mặc Tử bắt đầu làm thơ Ðường Luật xướng họa với anh cả Nguyễn Bá Nhân Năm 1927, bài thơ đầu tiên được ra đời có tựa

đề “Vội vàng chi lắm” họa lại của nhà thơ Mộng Châu

Năm 1928, Hàn Mặc Tử được mẹ gửi ra thành phố Huế theo học trường Trung Tiểu Học Pellerin

Năm 1930, Hàn Mặc Tử trở về Quy Nhơn tham gia và giành được giải Nhất trong một cuộc thi thơ do một Thi Xã tổ chức và lấy bút hiệu Lệ Thanh và Phong Trần Thời gian này, cả nước hướng về cụ Phan Bội Châu, một nhà cách mạng, một nhà chiến

sĩ yêu chuộng tự do đang đấu tranh vì hòa bình cho dân tộc, bị người Pháp giam lỏng tại Bến Ngự, thành phố Huế Cụ Phan tổ chức “Mộng Du Thi Xã” với những cuộc thi thơ, bình thơ và bài thơ “ Thức Khuya” của nhà thơ trẻ Hàn Mặc Tử được cụ Phan khen ngợi

và còn họa lại trên báo

Trang 9

Năm 1934, Hàn Mặc Tử quyết định rời Quy Nhơn, vào Sài Gòn lập nghiệp bằng con đường làm báo chuyên nghiệp Ông viết báo, làm thơ, lấy rất nhiều bút hiệu

Năm 1936, Hàn Mặc Tử cảm thấy sức khỏe ngày càng sa sút, tuy nhiên lúc này vẫn chưa xác định được là mình có bị bệnh phong hay không, ông trở về Quy Nhơn, vào Tuy Hòa, xin tiền người anh Cả ấn hành tập thơ đầu tay Gái Quê

Trong những năm 1937 - 1938, ông được gia đình âm thầm gửi đi lánh bệnh nhiều nơi trong tỉnh Bình Ðịnh: Xóm Ðộng, Xóm Tấn, Gò Bồi, Ghềnh Ráng…

Ngày 08/09/1940, lúc này bệnh tình đã trở nên trầm trọng không thể lánh bệnh được nữa, gia đình buộc lòng đưa ông vào bệnh viện Quy Nhơn, tại đây ông được một bác sĩ người Pháp khám bệnh và chẩn đoán là ông bị bệnh Phong Vào một buổi sáng ngày 20/09/1940, gia đình xin cho anh được nhập Trại Phong Quy Hòa, hồ sơ bệnh mang số thứ tự 1134 Sau 52 ngày được các nữ tu, đặc biệt sơ Julienne và Mẹ Nhất Maria Juetta tận tình săn sóc, cùng một người bạn thân đồng bệnh ông Nguyễn Văn Xê giúp đỡ, nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5 giờ 45 sáng ngày 11 tháng 11 năm 1940, hưởng dương 28 tuổi.Theo các bác sĩ, bệnh nhân Trí không chết vì bệnh phong nan y, mà vì uống thuốc có quá nhiều độc tố cao sinh kiết lỵ

Nguyên nhân khởi phát căn bệnh phong của Hàn Mặc Tử có thể bắt nguồn vào hôm ông từ Sài Gòn ra Phan Thiết thăm Mộng Cầm, ông được Mộng Cầm dẫn đi dạo chơi lầu ông Hoàng Trở về Sài Gòn ít ngày sau, ông thấy ngứa ngáy khó chịu trong người Một thời gian sau thì người ông nổi lên những vết đỏ như đồng xu ở trên lưng, sau lan dần ra khắp người Tuy nhiên, ngay từ thời ấy, khoa học đã chứng minh căn bệnh phong do loại vi trùng có tên là Hansen gây ra Chính khi Hàn Mặc Tử nhập bệnh viện phong Quy Hòa, bệnh viện Quy Nhơn đã làm xét nghiệm và tìm ra vi trùng Hansen trên cơ thể ông Nên việc người ta nghi ngờ bệnh phong của ông bùng phát từ cuộc đi chơi trên là điều khó có thể xảy ra

Trang 10

Trong toàn bài khóa luận này, tác giả đã sử dụng bút danh Hàn Mặc Tử cho nhà thơ Tuy nhiên hiện nay bút danh “Hàn Mạc Tử” hay “Hàn Mặc Tử” vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi Cho đến nay, những nhà sưu tầm, nghiên cứu, những người quan tâm vẫn phân chia thành hai “trường phái” khác nhau: Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử

2.2 Những người phụ nữ xoay quanh cuộc đời của ông

Có người đã nói rằng: “Thi nhân muôn đời luôn luôn là giống đa tình” và thi sỹ Hàn Mặc Tử của chúng ta cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Cuộc đời của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, và không ít thì nhiều những giai nhân này đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông Trong số này,

có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên: Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương,

những vần thơ bất hủ

3 Các di tích nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Bình Định

3.1 Quá trình xây dựng khu mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử

Nguyện ước cuối cùng của ông sau khi mất là được chôn tại Đèo Son, bởi vì ông thích vùng đất này, vùng đất có quang cảnh núi non trùng điệp nằm ở phía Tây Nam của thành phố Quy Nhơn, ông muốn được chôn ở đây để chiều chiều hiện về ngắm nhìn cảnh nước non Bình Định từ trên cao Cuối cùng thì 19 năm sau khi nhà thơ qua đời, Quách Tấn và gia đình Hàn Mặc Tử đã xin đất Đèo Son để thực hiện đúng với ý nguyện của Hàn, nhưng không đạt được mục đích vì Đèo Son lúc bấy giờ đã là khu vực quân sự Quách Tấn đành phải tìm chỗ khác: Ghềnh Ráng, một thắng cảnh ở Quy Nhơn có địa hình tương tự như khu vực Đèo Son, lại không xa Quy Hòa, rất tiện cho việc di chuyển hài cốt Chọn xong nơi mới, Quách Tấn và gia đình lại vất vả trong việc xin đất, dọn chỗ nhưng cuối cùng mọi khó khăn cũng đều vượt qua Việc dời mộ thực hiện vào ngày mồng 6 tháng giêng năm Kỷ Hợi, tức ngày 13-02-1959

Trang 11

Cuối năm 1991, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (ca sĩ Nhật Trường) cùng vợ đầu của ông là bà Hà Nam Trân và một số anh chị em nghệ sĩ trong nước đã bảo trợ kinh phí xây dựng đài tưởng niệm nhà thơ trên nền mộ cũ.

Năm 2001, ngôi mộ nhà thơ ở Ghềnh Ráng được trùng tu lần thứ nhất do công ty công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn

Ngày 25/05/2008 Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn tiến hành nâng cấp mộ Hàn Mặc Tử, chỉnh trang, cải tạo lại cảnh quang xung quanh cho đẹp hơn, trồng

cỏ và cây xanh, làm lại những bậc tam cấp, xây dựng một sân khấu ngoài trời để tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật

Ngày 15/11/1991 khu du lịch Ghềnh Ráng được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng

là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia

Năm 1998, ông Đài trao trả khu du lịch này cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định Chính quyền địa phương đã giao cho Công ty công viên và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn bắt đầu quản lý và khai thác suốt 7 năm sau đó

Tháng 3/2005 Khu di tích Ghềnh Ráng được giao lại cho công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn quản lý Công ty đã tiến hành nâng cấp, chỉnh trang lại một số công trình hiện có nhưng bị hư hỏng, xuống cấp, cũ nát đồng thời đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục mới để khu du lịch Ghềnh Ráng có được diện mạo như ngày hôm nay

Ngày đăng: 08/09/2016, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dzũ Kha, Hành trình đến với Hàn Mạc Tử, Nhà xuất bản (NXB). Công An Nhân Dân, Bình Định, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình đến với Hàn Mạc Tử
Nhà XB: Nhà xuất bản (NXB). Công An Nhân Dân
2. Dzũ Kha, Thơ Trăng Hàn, NXB. Công An Nhân Dân, Bình Định, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Trăng Hàn
Nhà XB: NXB. Công An Nhân Dân
3. Nguyễn Bá Tín, Hàn Mặc Tử anh trai tôi, NXB. Văn nghệ, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Mặc Tử anh trai tôi
Nhà XB: NXB. Văn nghệ
4. Phạm Xuân Tuyển, Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử, NXB. Văn học Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử
Nhà XB: NXB. Văn học Hà Nội
5. Quách Tấn, Nước non Bình Định, NXB. Thanh niên, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước non Bình Định
Nhà XB: NXB. Thanh niên
6. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật du lịch, NXB. Chính trị Quốc Gia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc Gia
7. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình tổng quan du lịch, khoa du lich, trường đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, 2006 – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổng quan du lịch
8. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt nam
Nhà XB: NXB. Thành phố Hồ Chí Minh
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Cẩm nang du lịch Bình Định, NXB. Lao động, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang du lịch Bình Định
Nhà XB: NXB. Lao động
12. Trần Thiện Thanh, Hàn Mặc Tử, ấn phẩm số 28 của tập “1001 Bài ca hay” do tác giả xuất bản giữ bản quyền, 1964 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Mặc Tử", ấn phẩm số 28 của tập “1001 Bài ca hay
10. Trần Văn Thông, Giáo trình Quy hoạch du lịch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w