Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ của nhà thơ hàn mặc tử

3 182 1
Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ của nhà thơ hàn mặc tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Người đăng: Chiến Thần Ngày: 05032018 Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Bài làm: Nếu nhà thơ Xuân Diệu được nhận xét là “Nhà thơ Mới nhất trong các nhà thơ Mới”, Huy Cận được gọi là “Nhà thơ Cổ điển nhất trong các nhà thơ Mới”, thì Hàn Mặc Tử lại được mệnh danh là “Nhà thơ Lạ nhất trong các nhà thơ Mới”. Có thể nói, Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ vô cùng đặc biệt trong văn đàn Việt Nam, và điều đó đã được thể hiện thông qua Đây thôn Vĩ Dạ thi phẩm chất chứa những nỗi lòng của nhà thơ. Hàn Mặc Tử có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã. Cha mất sớm, ông ở với mẹ tại Quy Nhơn. Năm 24 tuổi (1936), ông mắc bệnh phong, về hẳn Quy Nhơn để chữa trị. Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ: chỉ 28 tuổi (1940). Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông. Hàn Mặc Tử là nhà thơ có hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời. Ông được đánh giá là một trong ba đỉnh cao của Thơ Mới. Khi ông đang trên đà phát triển sự nghiệp thì lại phát hiện ra mình bị mắc bệnh phong. Khi nghe tin, Hoàng Thị Kim Cúc một người ông từng đơn phương đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu thiếp có hình thôn Vĩ Dạ. Có thể nói, tấm bưu thiếp và những lời thăm hỏi của bà đã gợi nên cảm hứng để nhà thơ viết Đây thôn Vĩ Dạ, thể hiện tình yêu cuộc sống của mình, tâm trạng của mình trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Tuy nhiên, khi tìm hiểu bài thơ này, ta không nên xoáy sâu vào mối tình đơn phương của nhà thơ mà chỉ xem đó là duyên cớ để nhà thơ bày tỏ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người. Khổ 1 của bài thơ hiện ra với bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc ban mai. Mở đầu bài thơ là câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi tu từ kết hợp với cách gieo vần bằng một loạt thanh bằng, vừa như lời trách móc, hờn dỗi, vừa như lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ dành cho chàng trai. Nhưng đó cũng có thể là lời tự vấn bản thân vì sao lại không về thăm thôn Vĩ. Dù là cách hiểu nào đi nữa, thì đó cũng là ao ước thầm kín, là niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa. Cảnh thôn Vĩ được hiện ra theo dòng tâm tưởng của nhà thơ: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Điệp từ “nắng” và hình ảnh “nắng mới lên” gợi lên sắc nắng ấm áp, trong trẻo, tinh khôi. Nhà thơ đã sử dụng từ “mướt” và tình thái từ “quá” để như một lời ngưỡng vọng, mê say cho khu vườn mượt mà, óng ánh. Đại từ phiếm chỉ “ai” khiến cho câu thơ như lời cảm thán, khu vườn này là của ai, hẳn nhà thơ cũng không còn nhớ nữa, chỉ nhớ rằng khu vườn ấy đẹp quá, nắng treo cao rọi xuống cây cu, len lỏi lên từng ngõ ngách trong khu vườn, làm nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Vườn thôn Vĩ lúc này như một viên ngọc rời rợi sắc xanh, tỏa ánh sáng ban mai. Một bóng hình đẹp bỗng xuất hiện: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mặt chữ điền là mặt của ai? Đó là mặt của người dân thôn Vĩ, gương mặt của cô gái trong tâm tưởng, hay là khuôn mặt của chính tác giả? Tự tác giả đã phân thân để trở về với khu vườn chăng? Dù là cách hiểu nào đi nữa, đó cũng là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành. Gương mặt ấy còn được “lá trúc che ngang”, lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Câu thơ giàu chất tạo hình, đó là sự hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên xứ Huế và bóng hình của con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai, với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cõi thực. Thông qua bức tranh thiên nhiên, tác giả như bộc lộ niềm khát khao gặp gỡ, hòa cảm với cái đẹp nơi trần thế. Từ bức tranh ban mai tinh khôi trong khổ 1, tác giả đã chuyển hướng điểm nhìn sang bức tranh sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng. Điểm nhìn đã thay đổi từ ban mai sang đêm tối, từ cảnh vườn thôn đến sông trăng, từ khung cảnh hiện thực sang không khí hư hư thực thực đầy huyền ảo. Sự chia lìa li tán được gợi lên qua cả hình ảnh và nhịp điệu: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” Hình ảnh “gió theo lối gió, mây đường mây” là một sự tách rời phi lí và ngang trái. Tác giả đã nhìn nhận không phải bằng cái nhìn thị giác mà bằng mặc cảm chia lìa. Tác giả còn nhân hóa dòng nước để nhấn mạnh nỗi buồn, bên cạnh sự phiêu tán, ra đi, lưu luyến vô vọng. Chủ thể trữ tình dường như cảm thức được thân phận bị bỏ rơi bên bờ quên lãng. Ngoài ra, nhịp điệu cũng trở nên khác thường khi sử dụng nhịp 43. Mỗi đối tượng bị cách li trong một khuôn nhịp riêng biệt, làm nổi bật sự lìa xa. Hình ảnh và nhịp điệu quyện vào nhau khiến cho cuộc chia lìa gió mây càng sắc nét, gây nên cảm xúc đau buồn. Tác giả phải thốt lên: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Từ “kịp” như đang phân cách đôi bờ, như một sự hoảng sợ về những phút giây cuối cùng còn tồn tại trong cuộc đời. Từ “tối nay” như là hiện thực nghiệt ngã. Mặc cảm chia lìa đã thấm đẫm vào vạn vật. Nhưng dường như khao khát níu giữ của nhà thơ vẫn còn tồn tại, bởi chỉ một mình trăng là đi ngược lại xu thế chảy đi của những “mây”, “gió”..., từ “kịp” thì mang cảm giác phấp phỏng, lo âu, khát khao được gắn bó, được níu giữ. Đó là niềm thiết tha gắn bó đầy đau thương, mãnh liệt mà vô vọng. Bức tranh tâm trạng của tác giả hiện ra thông qua khổ 3: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra” Tác giả dường như đang rơi vào trạng thái vô thức, chìm vào cõi mộng. Điệp từ “khách đường xa” nhằm nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ, một hình bóng đẹp nhưng xa vời đến nỗi không thể nào gặp được. Ở đây, tác giả đã cực tả sắc trắng, trắng đến một cách kì lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa, mà là màu của tâm tưởng. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” “Ở đây” dường như là hiện thực, là trại phong, nơi tác giả bị cách li với thế giới bên ngoài. Lớp từ “sương khói”, “mờ” đã nhấn mạnh sự nhạt nhòa, hư ảo, hư thực vì đó là giấc mộng của tác giả, mong được liên kết với cuộc đời nhưng không thể. Đó là bi kịch hiện thực, dường như nhà thơ đang bị lưu đày, cách xa thế giới ngoài kia. Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại hai lần như tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng nhưng “khách đường xa” cứ chập chờn rồi khuất bóng. Câu hỏi tu từ mang một tâm trạng đau khổ vì cô đơn, hoài nghi. Đó là tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm. Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ xuất sắc về mặt nội dung, mà còn thể hiện được sự tài hoa của Hàn Mặc Tử thông qua nghệ thuật của tác phẩm. Hình ảnh thơ vô cùng độc đáo, gợi cảm. Ngôn ngữ thơ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng. Âm điệu, nhịp thơ thì tinh tế, thiết tha. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liên tưởng, biện pháp so sánh, nhân hóa, hoán dụ. Âm điệu hỏi bao trùm bài thơ, mang lại sự ám ảnh và tha thiết của một hồn thơ đầy khát khao với cuộc đời. Để kết thúc bài viết này, xin mượn lời của nhà thơ Chế Lan Viên để nói lên sự tài hoa của Hàn Mặc Tử: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình. Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.”

Phân tích thơ Đây thơn Dạ nhà thơ Hàn Mặc Tử Người đăng: Chiến Thần - Ngày: 05/03/2018 Phân tích thơ Đây thơn Dạ nhà thơ Hàn Mặc Tử Bài làm: Nếu nhà thơ Xuân Diệu nhận xét “Nhà thơ Mới nhà thơ Mới”, Huy Cận gọi “Nhà thơ Cổ điển nhà thơ Mới”, Hàn Mặc Tử lại mệnh danh “Nhà thơ Lạ nhà thơ Mới” Có thể nói, Hàn Mặc Tử tượng thơ vơ đặc biệt văn đàn Việt Nam, điều thể thơng qua Đây thơn Dạ - thi phẩm chất chứa nỗi lòng nhà thơ Hàn Mặc Tử có số phận đau thương bất hạnh đến nghiệt ngã Cha sớm, ông với mẹ Quy Nhơn Năm 24 tuổi (1936), ông mắc bệnh phong, hẳn Quy Nhơn để chữa trị Ơng tuổi đời trẻ: 28 tuổi (1940) Những nghiệt ngã số phận ảnh hưởng lớn đến hồn thơ ông Hàn Mặc Tử nhà thơ có hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với đời Ơng đánh giá ba đỉnh cao Thơ Mới Khi ông đà phát triển nghiệp lại phát bị mắc bệnh phong Khi nghe tin, Hoàng Thị Kim Cúc - người ông đơn phương - gửi cho Hàn Mặc Tử bưu thiếp có hình thơn Dạ Có thể nói, bưu thiếp lời thăm hỏi bà gợi nên cảm hứng để nhà thơ viết Đây thơn Dạ, thể tình u sống mình, tâm trạng hồn cảnh éo le, bất hạnh Tuy nhiên, tìm hiểu thơ này, ta khơng nên xốy sâu vào mối tình đơn phương nhà thơ mà xem duyên cớ để nhà thơ bày tỏ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, sống người Khổ thơ với tranh thiên nhiên thôn lúc ban mai Mở đầu thơ câu hỏi: “Sao anh không chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi tu từ kết hợp với cách gieo vần loạt bằng, vừa lời trách móc, hờn dỗi, vừa lời mời gọi tha thiết người gái thôn dành cho chàng trai Nhưng lời tự vấn thân lại khơng thăm thơn Dù cách hiểu nữa, ao ước thầm kín, niềm khao khát trở thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ, người xưa Cảnh thơn theo dòng tâm tưởng nhà thơ: “Nhìn nắng hàng cau nắng lên Vườn mướt xanh ngọc” Điệp từ “nắng” hình ảnh “nắng lên” gợi lên sắc nắng ấm áp, trẻo, tinh khôi Nhà thơ sử dụng từ “mướt” tình thái từ “quá” để lời ngưỡng vọng, mê say cho khu vườn mượt mà, óng ánh Đại từ phiếm “ai” khiến cho câu thơ lời cảm thán, khu vườn ai, hẳn nhà thơ khơng nhớ nữa, nhớ khu vườn đẹp quá, nắng treo cao rọi xuống cu, len lỏi lên ngõ ngách khu vườn, làm nên tranh phong cảnh tuyệt đẹp Vườn thôn lúc viên ngọc rời rợi sắc xanh, tỏa ánh sáng ban mai Một bóng hình đẹp xuất hiện: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mặt chữ điền mặt ai? Đó mặt người dân thơn Vĩ, gương mặt cô gái tâm tưởng, khn mặt tác giả? Tự tác giả phân thân để trở với khu vườn chăng? Dù cách hiểu nữa, biểu tượng nét đẹp phúc hậu, hiền lành Gương mặt “lá trúc che ngang”, trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng người xứ Huế Câu thơ giàu chất tạo hình, hài hòa khung cảnh thiên nhiên xứ Huế bóng hình người vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng Cảnh vườn thơn tươi sáng nắng mai, với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà tú, nghiêng cõi thực Thông qua tranh thiên nhiên, tác bộc lộ niềm khát khao gặp gỡ, hòa cảm với đẹp nơi trần Từ tranh ban mai tinh khôi khổ 1, tác giả chuyển hướng điểm nhìn sang tranh sơng nước thơn đêm trăng Điểm nhìn thay đổi từ ban mai sang đêm tối, từ cảnh vườn thôn đến sông trăng, từ khung cảnh thực sang khơng khí hư hư thực thực đầy huyền ảo Sự chia lìa li tán gợi lên qua hình ảnh nhịp điệu: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” Hình ảnh “gió theo lối gió, mây đường mây” tách rời phi lí ngang trái Tác giả nhìn nhận khơng phải nhìn thị giác mà mặc cảm chia lìa Tác giả nhân hóa dòng nước để nhấn mạnh nỗi buồn, bên cạnh phiêu tán, đi, lưu luyến vơ vọng Chủ thể trữ tình dường cảm thức thân phận bị bỏ rơi bên bờ quên lãng Ngoài ra, nhịp điệu trở nên khác thường sử dụng nhịp 4/3 Mỗi đối tượng bị cách li khuôn nhịp riêng biệt, làm bật lìa xa Hình ảnh nhịp điệu quyện vào khiến cho chia lìa gió mây sắc nét, gây nên cảm xúc đau buồn Tác giả phải lên: “Thuyền đậu bến sơng trăng Có chở trăng kịp tối nay?” Từ “kịp” phân cách đôi bờ, hoảng sợ phút giây cuối tồn đời Từ “tối nay” thực nghiệt ngã Mặc cảm chia lìa thấm đẫm vào vạn vật Nhưng dường khao khát níu giữ nhà thơ tồn tại, trăng ngược lại xu chảy “mây”, “gió” , từ “kịp” mang cảm giác phấp phỏng, lo âu, khát khao gắn bó, níu giữ Đó niềm thiết tha gắn bó đầy đau thương, mãnh liệt mà vô vọng Bức tranh tâm trạng tác giả thông qua khổ 3: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng nhìn không ra” Tác giả dường rơi vào trạng thái vơ thức, chìm vào cõi mộng Điệp từ “khách đường xa” nhằm nhấn mạnh nỗi xót xa nhà thơ, hình bóng đẹp xa vời gặp Ở đây, tác giả cực tả sắc trắng, trắng đến cách kì lạ bất ngờ Đây khơng màu sắc thực nữa, mà màu tâm tưởng “Ở sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình có đậm đà?” “Ở đây” dường thực, trại phong, nơi tác giả bị cách li với giới bên ngồi Lớp từ “sương khói”, “mờ” nhấn mạnh nhạt nhòa, hư ảo, hư thực giấc mộng tác giả, mong liên kết với đời khơng thể Đó bi kịch thực, dường nhà thơ bị lưu đày, cách xa giới Đại từ phiếm “ai” lặp lại hai lần tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng “khách đường xa” chập chờn khuất bóng Câu hỏi tu từ mang tâm trạng đau khổ đơn, hồi nghi Đó tâm hồn khao khát yêu, khao khát đồng điệu, đồng cảm Đây thôn Dạ không xuất sắc mặt nội dung, mà thể tài hoa Hàn Mặc Tử thông qua nghệ thuật tác phẩm Hình ảnh thơ vơ độc đáo, gợi cảm Ngôn ngữ thơ sáng, tinh tế, giàu liên tưởng Âm điệu, nhịp thơ tinh tế, thiết tha Tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng, biện pháp so sánh, nhân hóa, hốn dụ Âm điệu hỏi bao trùm thơ, mang lại ám ảnh tha thiết hồn thơ đầy khát khao với đời Để kết thúc viết này, xin mượn lời nhà thơ Chế Lan Viên để nói lên tài hoa Hàn Mặc Tử: “Trước khơng có ai, sau khơng có ai, Hàn Mặc Tử chổi qua bầu trời Việt Nam với chói lòa rực rỡ Tôi xin hứa hẹn với người rằng, mai sau, tầm thường, mực thước biến tan đi, lại thời kỳ này, chút đáng kể Hàn Mạc Tử.” ... khát đồng điệu, đồng cảm Đây thôn Vĩ Dạ khơng xuất sắc mặt nội dung, mà thể tài hoa Hàn Mặc Tử thơng qua nghệ thuật tác phẩm Hình ảnh thơ vô độc đáo, gợi cảm Ngôn ngữ thơ sáng, tinh tế, giàu liên... khao với đời Để kết thúc viết này, xin mượn lời nhà thơ Chế Lan Viên để nói lên tài hoa Hàn Mặc Tử: “Trước khơng có ai, sau khơng có ai, Hàn Mặc Tử chổi qua bầu trời Việt Nam với chói lòa rực... tinh khôi Nhà thơ sử dụng từ “mướt” tình thái từ “quá” để lời ngưỡng vọng, mê say cho khu vườn mượt mà, óng ánh Đại từ phiếm “ai” khiến cho câu thơ lời cảm thán, khu vườn ai, hẳn nhà thơ không

Ngày đăng: 22/12/2018, 09:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử

    • Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan