THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐHQGHNTHỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐHQGHNTHỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐHQGHNTHỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐHQGHNTHỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐHQGHN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Tên đề tài
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN
Nhóm sinh viên thực hiện: Đặng Khánh Linh
Phùng Thị Thùy Linh Phạm Thảo Ngân Nguyễn Minh Thư
Lê Thị Sang
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thái Hưng
Trang 2Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Trang 3Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1.1 Đặt vấn đề 6
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 7
1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7
2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu 7
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 7
2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
2.2.1 Khách thể nghiên cứu 7
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu 8
2.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 8
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 8
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra 8
2.3.3 Phương pháp xử lí thông tin 8
2.4 Phạm vi nghiên cứu 8
2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ngoài nước 9
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước 10
1.2 Các khái niệm 12
Trang 41.2.1 Kỹ năng 12
1.2.2 Tự học 13
1.3 Kỹ năng tự học ngoài lớp của SV sư phạm 14
1.3.1 Vai trò của kỹ năng tự học 14
1.3.2 Hệ thống kỹ năng tự học 15
1.3.3 Một số kỹ năng tự học ngoài lớp của sinh viên sư phạm 17
1.3.3.1 Kỹ năng lập kế hoạch tự học 17
1.3.3.2 Kỹ năng thực hiện kế hoạch 17
1.3.3.2.1 Kỹ năng ghi chép 17
1.3.3.2.2 Kỹ năng ôn tập 18
1.3.3.2.3 Kỹ năng đọc sách – nghiên cứu tài liệu 18
1.3.3.3 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá 19
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp của SV sư phạm 20
1.4.1 Bản thân SV 20
1.4.2 Giảng viên 21
1.4.3 Nhà trường và chương trình đào tạo 22
1.4.4 Tài liệu và cơ sở vật chất khác 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ TRƯỜNG ĐHGD – ĐHQGHN 23
2.1 Mô tả nghiên cứu 23
2.1.1 Công cụ nghiên cứu 23
2.1.1.1 Bảng hỏi điều tra 23
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.1.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 24
2.1.2.2 Phương pháp xử lý thống kê 25
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 26
Trang 52.2.1 Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp học của SV SPVL 58, 59 trường
ĐHGD – ĐHQGHN 26
2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 28
2.2.2.1 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 28
2.2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 29
2.2.3 Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 30
2.2.4 Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 31
2.2.5 Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 32
2.2.6 Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 33
2.2.7 Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 34
2.3 Các yếu tố ảnh hướng đến thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CHO SINH VIÊN 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
KẾT LUẬN 35
KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài nghiên cứu, cố gắng để học tập và làm việc một cách nghiêm túc, chúng tôi đã hoàn thành bài báo cáo khoa học này Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ, bên cạnh chúng tôi suốt thời gian qua
Để hoàn thành bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Thái Hưng, giảng viên môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo khoa học này
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên ngành sư phạm Vật lý Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cô và bạn đọc
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHGD – ĐHQGHN
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.a Số lượng khách thể (theo sinh viên khóa)
Bảng 2.1.b Số lượng khách thể (theo giới tính)
Bảng 2.1.c Số lượng khách thể (theo học lực)
Bảng 2.1.d Phân chia các mức độ theo ĐTB
Bảng 2.2 Thời gian mỗi ngày dành cho việc tự học ngoài lớp học của SV SPVL Trường ĐHGD – ĐHQGHN
Bảng 2.3 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả học tập
Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN
Bảng 2.5 Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN
Bảng 2.6 Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN
Bảng 2.7 Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN
Bảng 2.8 Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD –
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sinh viên theo khóa
Biểu đồ 2: Tỉ lệ sinh viên theo giới tính
Biểu đồ 3: Tỉ lệ sinh viên theo học lực
Trang 10MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng giatăng Vì vậy, hiện nay nhiều trường đại học đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ biênchế sang học chế tín chỉ Đây là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáodục đào tạo đại học của Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế Tuy vậy,
mô hình đào tạo này còn khá mới mẻ ở nước ta Chương trình đào tạo tín chỉ đượcthiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn Số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp giảm còn
hai phần ba so với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao Bản
chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên,trong đó tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên, là hình thức họctập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học
Việc dạy học trong nhà trường hiện nay không phải là cung cấp một khối lượngtri thức hàn lâm mà là dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin, phương
pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học ngoài nhà trường, có thể tiếp tục học suốt đời Để
nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải
có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tựhọc và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả.Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cảtrong cuộc sống Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hìnhthành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đótạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có củamọi người trong thời đại ngày nay
Với sứ mạng là những giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm càng phải pháthuy tối đa bản chất tự học, không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ học tập trên ghế giảngđường mà còn phải tự học trong suốt những năm giảng dạy của cuộc đời Tuy vậy, khilàm quen với mô hình học tập mới này, rất nhiều sinh viên nói chung và sinh viêntrường ĐHGD – ĐHQGHN nói riêng vẫn chưa trang bị cho mình những kĩ năng cầnthiết và phương pháp học tập đúng đắn, dẫn đến kết quả học tập không được như ýmuốn Đặc biệt là những sinh viên của trường được đào tạo theo mô hình 3+1 và 4+1
Mô hình này đang được áp dụng đối với các sinh viên sư phạm trường Đại học Giáodục Sinh viên sẽ có thời gian 3 năm học tại các trường thành viên của Đại học Quốcgia Hà Nội Tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo theo các ngành khoa học khác nhau Màcác ngành khoa học lại đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những cái mới
Vì vậy, kĩ năng tự học là rất cần thiết đối với sinh viên sư phạm trường ĐHGD.Hơn thế nữa đến năm thứ tư, sinh viên sẽ được rèn luyện về kĩ năng sư phạm thông
Trang 11qua việc đi kiến tập, thực tập Điều này yêu cầu sinh viên phải có kĩ năng tự học để
tiếp thu các kiến thức cần thiết cũng như tự rèn luyện các kĩ năng khác Xuấtphát từ
những lý do trên, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài:“Thực trạng kỹ năng tự hoc của
sinh viên sư phạm Vật lý – Trường ĐHGD – ĐHQGHN” nhằm tìm hiểu về thực
trạng kỹ năng tự học của sinh viên trường ĐHGD - ĐHQGHN, từ đó đề xuất một sốgiải pháp giúp sinh viên có phương pháp học tập một cách hiệu quả nhất
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về thực trạng cũng như những khókhăn gặp phải của sinh viên trường ĐHGD – ĐHQGHN trong việc tự học, từ đó đềxuất một số giải pháp giúp sinh viên có phương pháp tự học một cách hiệu quả nhất
1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Hoạt động tự học của sinh viên sư phạm Vật lý trường ĐHGD – ĐHQGHN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng khả năng tự học của SV SPVL trường ĐHGD - ĐHQGHN như thếnào? Tại sao lại có thực trạng đó?
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên sư phạm vật lý trường ĐHGD – ĐHQGHN có nhận thức đúng đắn vềtầm quan trọng của việc tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ nhưng chưa có kĩnăng, phương pháp tự học hiệu quả, mức độ tự học còn chưa tốt Chúng tôi cho rằngnguyên nhân của thực trạng chủ yếu là do các yếu tố từ bản thân sinh viên và một sốcác yếu tố khác Nếu áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng tự học, sinhviên có thể tích cực, chủ động tự học hiệu quả và đạt kết quả cao
2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Khách thể nghiên cứu
SV SPVL khóa 58, 59 trường ĐHGD – ĐHQGHN
2.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên SPVL trường ĐHGH – ĐHQGHN.
2.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra
Mục tiêu điều tra: khảo sát thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV SPVLtrường ĐHGD – ĐHQGHN
Đối tượng khảo sát: SV SPVL khóa 58, 59trường ĐHGD – ĐHQGHN
Công cụ điều tra: Thiết kế và phát bảng hỏi để thu thập thông tin, số liệu
2.3.3 Phương pháp xử lí thông tin
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm tin học: excel và SPSS
2.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: chỉ khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp (không thửnghiệm hiệu quả các biện pháp này) để nâng cao KN tự học ngoài lớp học của SVSPVL Trường ĐHGD – ĐHQGHN
Về đối tượng khảo sát: Phát bảng hỏi khảo sát vớisinh viên SPVL khóa 58, 59,
60 trường ĐHGD – ĐHQGHN
2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng tự học ngoài giờ lên lớp dành cho sinhviên
Khảo sát thực trạng khả năng tự học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN
Đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng tự học của SV SPVL trườngĐHGD – ĐHQGHN
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
H N Casson đã viết trong cuốn Efficiency for all (Khoa Hiệu năng cho mọingười): “Số vốn đặt vào bất kỳ công việc nào cũng không lợi bằng đặt vào sự muanhững sách hữu ích Mua sách có khi lời cho tới 1000 phần 100 hoặc hơn nữa Muốntiết kiệm về món gì thì tiết kiệm, không thể tiết kiệm về tiền mua sách được”.Chỗkhác, ông quả quyết: “Những nhà triệu phú đều là những người được đọc nhiều Hỏi
họ, họ sẽ đáp rằng đọc sách là một trong những nguyên nhân thành công của họ”
Trong khi đó, ở Hi Lạp, Socrate đã đưa ra quan niệm rất nổi tiếng: Giáo dụcphải giúp con người tự khẳng định chính mình Vì thế, trong dạy học, ông đã đề xuất
và thực hiện triệt để một phương pháp dạy học rất tiến bộ lúc bấy giờ, đó là hỏi – đáp.Người thầy sẽ đặt những câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học trò đến với chân lý [11]
Đến thế kỷ 17, nhà sư phạm vĩ đại J.A Comenski (1592-1670) đã đưa ra rất nhiều tưtưởng giáo dục tiến bộ, tạo nên bước ngoặt lịch sử cho nền giáo dục thế giới, trong đóquan điểm về dạy học trực quan tức phải cho người học tiếp xúc trực tiếp với sự vật,hiện tượng đã tiếp cận rất gần với tư tưởng "lấy người học làm trung tâm" tức yêu cầudạy học phải phát huy tính tích cực nhận thức của người học dưới sự hướng dẫn củagiáo viên [8] [11]
Tiếp nối Comenski, ở thế kỷ 18, 19, nhà giáo dục Pestalozzy (1746- 1827) đãđược mệnh danh là người đặt nền móng cho việc tạo ra môi trường tự học cho mọingười Ông chủ trương nhà trường phải áp dụng một hệ thống đặc biệt không chỉtruyền thụ cho học sinh những kiến thức đã được đời trước tích luỹ mà phải giúp các
em trở thành những người tự do ý chí, có khả năng hoà nhập xã hội và là những cánhân độc lập, tự chủ [8]
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bằng những nghiên cứu khoa học, bài bản củamình, nhà giáo dục người Nga A.K Krupskaya (1869- 1939) đã đưa ra nhiều cải cáchgiáo dục có ý nghĩa quan trọng với nền giáo dục Xô Viết, trong đó, bà kêu gọi mọingười không ngừng học tập qua việc tự giáo dục, luôn làm giàu cả kiến thức chung vàkiến thức chuyên môn trong suốt cuộc đời Trong nhiều bài báo, Krupskaya đã trình
Trang 14bày về nội dung, hình thức và các phương pháp hoặc sự hỗ trợ nhiều mặt dành chongười tự học [8] [11]
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm lýhọc hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều phương pháp dạy học mới ra đời: “Phươngpháp lạc quan”, “Phương pháp trọng tâm tri thức”, “Phương pháp montessori”…Cácphương pháp dạy học này đã khẳng định vai trò quyết định của học sinh trong học tập
Các nhà giáo dục học ở Mỹ và Tây Âu ở thời kỳ này đã đều thống nhất khẳngđịnh vai trò của người học trong quá trình dạy học, song bên cạnh đó cũng khẳng địnhvai trò rất quan trọng của người thầy và các phương pháp, phương tiện dạy học Kháiniệm người học trong giai đoạn này cũng không còn được quan niệm cá thể hóa cựcđoan như trước đây, tuy nó vẫn được chú ý Theo J.Dewey: “ Học sinh là mặt trời,xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” Tư tưởng “lấy học sinh làm trungtâm” đã được cụ thể hóa thành nhiều phương pháp cụ thể như: “Phương pháp hợp tác”(cooperative methods), “Phương pháp tích cực” (active methods), “Phương pháp cáthể hóa”, “Phương pháp nêu vấn đề”, … trong đó “Phương pháp tích cực” được nghiêncứu triển khai rộng hơn cả Theo phương pháp này, giáo viên đóng vai trò gợi sự chú ýkích thích, thúc đẩy học sinhtự hoạt động
Vì thế, người học đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn người dạy
là chuyên gia của việc học Nhìn chung tư tưởng “lấy học sinh là trung tâm trong quátrình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều phươngpháp, trong đó “Phương pháp tích cực” là chủ đạo mang tính nguyên tắc Đây chính là
cơ sở để đưa ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, sinh viên.Đồng tình với quan điểm trên, các nhà giáo dục Xô Viết đã khẳng định vai trò tiềmnăng to lớn của hoạt động tự học trong giáo dục nhà trường Đặc biệt, nhiều tác giảcòn nghiên cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của ngườihọc, trong đó nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của họcsinh trong quá trình dạy học
Các nghiên cứu cho thấy sinh viên gần như đạt được các kết quả mong muốn và
họ cảm thấy thỏa mãn với nền giáo dục mà họ nhận được khi họ được học một cáchtích cực, được tham gia chủ động với đa dạng các hoạt động học tập Học tập chủ độnggiúp sinh viên có được cách tiếp cận sâu trong quá trình học Cách tiếp cận sâu cónghĩa là sinh viên chủ tâm để tìm hiểu các khái niệm, thay vì đơn thuần chỉ tái thể hiệnthông tin trong các bài thi [1]
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Trang 15Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu Ngay từ thời kỳ phong kiến,giáo dục chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất Những nhântài đó, bên cạnh yếu tố được những ông đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyết định đều là
tự học của bản thân Cũng chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học, nêu caonhững tấm gương tự học thành tài Nhưng nhìn chung, lối giáo dục còn rất hạn chế
“người học tìm thấy sự bắt chước, đúng mà không cần độc đáo, người học học thuộclòng …”
Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù nền giáo dục Âu Mỹ rất phát triểnnhưng nền giáo dục nước ta vẫn chậm đổi mới Vấn đề tự học không được nghiên cứu
và phổ biến, song thực tiễn lại xuất hiện nhu cầu tự học rất cao trong nhiều tầng lớp xãhội Vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi nềngiáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướngvừa nêu tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học Người từng nói: “Về cáchhọc phải lấy tự học làm cốt” [5, tr.273] Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của HồChí Minh, về phương pháp học tập
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác giả trìnhbày trực tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục học học, phươngpháp dạy học bộ môn
Từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách
"Tự học để thành công" (sau đổi tựa thành “Tự học, một nhu cầu của thời đại”) bànluận sâu sắc, thấu đáo về ý nghĩa của việc tự học và làm thế nào để tự học tốt, đồngthời khẳng định không tự học thì con người không thể thành công [6]
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn từ một giáo viên trung học (1947), chỉ bằng conđường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở thành nhà toán học nổi tiếng Không chỉnghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn có nhiều công trình, bài viết về khoa học giáodục, về vấn đề tự học Ông cho rằng: “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện
để biến đổi nhân cách của mình Người dạy giỏi là người dạy cho học sinh biết cách tựhọc, tự nghiên cứu, tự giáo dục” [3]
Chúng ta có thể tham khảo bài viết của Nguyễn Nghĩa Dán “Vì năng lực tự họcsáng tạo của học sinh” [10]; hay Giáo sư Cao Xuân Hạo đã có những phân tích thấuđáo và ý kiến sâu sắc trong bài “Bàn về chuyện tự học” [4] Và giáo viên ở các trườngđại học cũng có những nghiên cứu để giúp dần đưa việc tự học thành một hoạt độngkhông thể thiếu trong quá trình dạy và học hiện nay: Diệp Thị Thanh, trường Đại họcNgoại ngữ, Đại học Đà Nẵng với bài “Phương pháp Tự học – Cầu nối giữa học tập vàNghiên cứu Khoa học”
Trang 161.2 Các khái niệm
1.2.1 Kỹ năng
Có nhiều quan niệm khác nhau về KN:
- Theo từ điển tiếng Việt: KN là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnhvực nào đó vào thực tế.[9]
- Theo Từ điển Nghề nghiệp của Bộ Lao động Mỹ, KN được định nghĩa như là khảnăng thực hiện thành thạo một hành động KN có thể đạt được thông qua giáo dục,thông qua trải nghiệm công việc và đào tạo nghề, hoặc có thể là kết quả của khảnăng
mà con người có được qua nhiều năm
- Cần thiết phải phân biệt kỹ năng với một số thứ có vẻ giống kỹ năng
1) Sự khác nhau giữa kỹ năng và phản xạ: Phản xạ là phản ứng của cơ thể với môitrường mang tính thụ động Kỹ năng ngược lại là phản ứng có ý thức và hoàn toànmang tính chủ động Ví dụ: Cùng là đám cháy, nếu theo phản xạ thì con người có xuhướng bỏ chạy khỏi đám cháy, nhưng nếu là lính chữa cháy, đã được rèn luyện kỹnăng đấu tranh với lửa thì anh ta lại chạy lại đám cháy và dùng các kỹ năng để dập lửa.2) Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen: Hầu hết các thói quen hình thành một cách
vô thức và khó kiểm soát Trong khi đó kỹ năng được hình thành một cách có ý thức
do quá trình
3) Kỹ năng rất khác với kiến thức: Thậm chí có một số người còn nhầm lẫn kiến thức
là kỹ năng cứn Kiến thức là biết, là hiểu nhưng chưa bao giờ làm, thậm chí không baogiờ làm Trong khi đó kỹ năng lại là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức.Vìkhông tác động vào thực tại khách quan nên kiến thức thường ít tạo ra những thànhquả cụ thể cho cuộc đời Bạn có thể thấy rất nhiều những giáo viên suốt đời dậy về lýthuyết kinh tế và không tham gia làm kinh doanh nên cho dù họ có hiểu rõ về nguyên
lý của thị trường đến mấy nhưng bản thân họ cũng không làm ra nhiều tiền Nhiều họcgiả cho rằng chỉ có kiến thức suông thì chưa đủ Nói một cách khác kỹ năng chính làsức mạnh
- Sự hình thành của KN: Bất cứ một KN nào được hình thành thì đều phụ thuộc vàokhát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp củachính KN đó Dù hình thành nhanh hay chậm thì KN cũng đều trải qua những bướcsau đây:
+ Hình thành mục đích Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôiphải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”…
Trang 17+ Lên kế hoạch để có kỹ năng đó Thường cũng là tự làm Cũng có những kế hoạchchi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹnăng đó”.
+ Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó Thông qua tài liệu, báo chíhoặc buổi thuyết trình nào đó Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từtrường và từ thày của mình
+ Luyện tập kỹ năng Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thày hoặc
tự mình luyện tập
+ Ứng dụng và hiệu chỉnh Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nótrong cuộc sống và công việc Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nênviệc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹnăng của chúng ta Một khi bạn hoàn thiện kỹ năngthì cũng có nghĩa là bạn đang hoànthiện bản thân mình
1.2.2 Tự học
Theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoahọc và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên và sự quản lýtrực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo” [2]
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học Theo quan niệm về tựhọc Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”Theo người “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ khôngđợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch họctập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mìnhlàm chủ được thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá được việc học của mình”
Tác giả Nguyễn Kỳ cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là hoạt động trong đóngười học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động củamình, tự thể hiện mình Tự học là người học tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trínghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp… [5]
Nhìn chung các tác giả đều quan niệm tự học là sự nỗ lực của mỗi cá nhânnhằm đạt đến mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại Sự nỗlực đó bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lý, ý thức, thái độ, tình cảm Tự học làquá trình mà trong đó chủ thể người học với sự độc lập, tích cực và tự giác ở mức độcao tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác trí tuệ hoặccác hoạt động khác cùng với nghị lực và sự say mê học hỏi của bản thân
Trang 18Từ những định nghĩa như trên về tự học chúng ta đều nhận thấy điểm chung của
tự học là sự tự giác, chủ động và độc lập của người học trong quá trĩnh lĩnh hội trithức Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học nhằmthỏa mãn các nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hành động học tập như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, khái quát, giao tiếp, thực hành, kiểm tra, đánh giá… để thực hiện cóhiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra Tự học của SV đại học mang đầy đủ cácđặc điểm của tự học nói chung nhưng cũng phản ánh đặc trưng riêng của hoạt độnghọc tập ở đại học là tính tự chủ cao và tính nghiên cứu vừa sức
Có hai dạng tự học của sinh viên:
Dạng 1: Tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu ở trên lớp), GV sẽ giao cácnhiệm vụ tự học, yêu cầu và hướng dẫn HS cách tự học để hoàn thành các nhiệm vụ.Dạng 2: Tự học không có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu diễn ra ở ngoài lớphọc), GV có thể giao nhiệm vụ hoặc có thể chính SV tự thiết kế các nhiệm vụ học tậpcho chính mình và sau đó SV tự tìm tòi các phương pháp để hoàn thành
Kết hợp các khái niệm về KN và tự học trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kháiniệm KN tự học như sau: KN tự học là khả năng thực hiện thành thục và có kết quảcác thao tác, hành động tự học trên cơ sở vận dụng những tri thức tích luỹ được vềhoạt động và KN tự học
Với khái niệm này, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh để có KN tự học tốt đòi hỏingười học phải sở hữu cả tri thức về KN tự học, không chỉ là sự thành thục mang tínhmáy móc các thao tác, kỹ thuật tự học, đồng thời cũng khẳng định KN tự học hoàntoàn có thể rèn luyện được
Các KN tự học ngoài lớp học trong đề tài nghiên cứu này phản ánh mức độ 2của tự học, và được hiểu là các KN tự học mà SV tự giác, chủ động thực hiện để hoàntất các nhiệm vụ học tập ngoài lớp học
1.3 Kỹ năng tự học ngoài lớp của SV sư phạm
1.3.1 Vai trò của kỹ năng tự học
* Lập kế hoạch
Lập kế hoạch nêu lên mục tiêu, cách thức đạt được cho mục tiêu đó
Lập kế hoạch giúp bạn có thể gắn mục tiêu với thời gian cụ thể
Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho bạn kiểm tratiến độ và có thêm động lực hơn để hoàn thành công việc
Trang 19Lập kế hoạch có ý nghĩa rất lớn Nếu chúng ta không biết tự lập kế hoạch chobản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta cần đạttới là gì? Với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.Không có kế hoạch chúng ta sẽ không biết phân chia thời gian hợp lý, mà để nó trôi đimột cách vô ích và thực hiện một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xungquanh.
* Thực hiện kế hoạch
Thực hiện kế hoạch có vai trò quyết định tới sự thành bại của việc tự học Việcđịnh hướng và thiết lập kế hoạch có tốt đến mấy nhưng không được thực hiện bài bản,khoa học thì sẽ không đem lại kết quả như mong muốn
* Tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánhgiá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mìnhchưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục
* Vai trò của tự học đối với việc đào tạo theo tín chỉ
Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong mộtnền giáo dục đại học cho số đông Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là
“giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng” Các triết lý này đượcvận dụng nhuần nhuyễn trong nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ, nơi sinh ra hệ thốngđào tạo theo tín chỉ Nó ra đời đầu tiên ở đại học Havard cuối thế kỷ XIX Các đặcđiểm quan trọng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ quy định phương pháp dạy - học vàđánh giá thành quả học tập Do mục tiêu cá thể hóa việc học tập, đào tạo theo tín chỉ
có đặc điểm quan trọng nhất là làm cho mỗi người học có thể học theo năng lực vàđiều kiện của riêng mình Ðặc điểm này buộc người học phải sử dụng, khai thác vàphát huy được tính chủ động tự học củamình, và việc học như thế đồng thời giúpngười học biết cách học để tự học – tự hoàn thiện kiến thức, hay nói cách khác việc tựhọc là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình học đại học
1.3.2 Hệ thống kỹ năng tự học
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu về KN tự học của sinh viên Mỗi tác giả lại
có nhiều cách phân chia và gọi tên các KN tự học khác nhau
Trong “Vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập” các tác giả Nguyễn Quang Uẩn Trần Quốc, KN tự học có thể được phân thành 4 nhóm, đó là nhóm KN định hướng,nhóm KN thiết kế (lập kế hoạch), nhóm KN thực hiện kế hoạch và nhóm KN kiểm tra,đánh giá, rút kinh nghiệm
Trang 20-Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thuỷ trong bài viết “Rèn luyện KN tự học cho SVđáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ", các KN tự học cần thiết cho SV là: KNxây dựng kế hoạch tự học; KN đọc giáo trình, tài liệu tham khảo; KN chọn lọc, sửdụng vốn kiến thức cũ để học kiến thức mới
Tác giả Trần Thị Minh Hằng trong “Tự học và yếu tố tâm lýcơbản trong tự họccủa sinh viên sư phạm” đã phân chia các KN tự học thành 3 nhóm: nhóm KN địnhhướng, nhóm KN thực hiện kế hoạc tự học, nhóm KN tự kiểm tra – đánh giá
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã thốngnhất và đưa ra cách phân chia KN tự học khác, cụ thể, KN tự học bao gồm 3 nhómchính: KN lập kế hoạch tự học; KN thực hiện kế hoạch (bao gồm các KN: ghi chép, ôntập và đọc sách – nghiên cứu tài liệu) và KN tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học
1.3.3 Một số kỹ năng tự học ngoài lớp của sinh viên sư phạm
có nội dung hợp lý và ấn định thời gian thực hiện rõ ràng
- Xác định nội dung học tập:
+ Cần chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp
và dành thời gian công sức cho nó
+ Cần sắp xếp cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được
học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời gian mà còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học
- Ấn định thời gian:
+ Sắp xếp thời gian tự học, đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịchthời gian đó
+ Xác định thời điểm học hợp lý
- Các nguyên tắc của việc lập kế hoạch:
+ Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học
Trang 21+ Xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉngơi
+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tựhọc
+ Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lílogic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từngphần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch Điều đó sẽ giúp
quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi.
1.3.3.2 Kỹ năng thực hiện kế hoạch
Đây là kỹ năng quan trọng nhất của KN tự học Để thực hiện KN thực hiện kếhoạch, yêu cầu người học phải có một số kĩ năng chính dưới đây:
sự hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học Một số cách ghi chép hiệu quả:
- Ghi chép các ý chính: Sinh viên cần kết hợp với suy nghĩ của bản thân đểviết ý chính và diễn đạt bằng câu văn của mình, không cần thiết phải chépnguyên câu của tác giả
- Ghi chép để dễ nhìn và nhớ: Cần ghi chép sạch đẹp, rõ ý, có thể sử dụng kí hiệuriêng của mình hay đánh dấu những ý quan trọng bằng màu mực khác để dễnhớ hoặc ghi chép vào những quyển vở mà mình yêu thích
- Ghi trực tiếp trên sách: Giúp sinh viên nắm được các phần, nội dung quan trọngcủa bài học và tiết kiệm được thời gian vì không cần phải xem lại toàn bộ nộidung của trang sách
- Ghi thành dàn bài: Đọc kỹ nội dung của bài học, chia thành những phầnchính, trong phần chính chia thành những mục nhỏ được sắp xếp theo một trật
tự phù hợp, dễ nhớ, dễ liên tưởng Nên ghi chép theo dạng sơ đồ cây
1.3.3.2.2 Kỹ năng ôn tập
KN ôn bài là hoạt động quan trọng, giúp sinh viên tái hiện lại bài giảng, giúphọc sinh ghi nhớ, nắm bắt được mối quan hệ giữa các phần rời rạc, hệ thống lại toàn
Trang 22bộ bài học, bổ sung kiến thức bài bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệukhác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài.
Việc ôn tập có thể kết hợp với việc vận dụng các kiến thức lý thuyết đã ônđểgiải quyết các bài tập, điều này giúp sinh viên đào sâu và mở rộng kiến thức, có tácdụng rất lớn trong việc hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và tìm tòi kiếnthức mới cho học sinh
Khi ôn tập, cần chú ý phân bố thời gian hợp lý và ôn tập thường xuyên, nhiềulần để đảm bảo việc hiểu, ghi nhớ và nắm vững kiến thức Kỹ năng ôn tập bao gồm:
- Lập kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập
- Viết lại nội dung ôn tập
- Ôn tập xem kẽ các môn học
- Làm bài tập vận dụng
1.3.3.2.3 Kỹ năng đọc sách – nghiên cứu tài liệu
Việc đọc sách giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự họchiệu quả KN đọc sách bao gồm các thao tác:
+ Tra cứu và lựa chọn tài liệu: Biết cách tra cứu tài liệu ở thưviện, nhà sách lẫn cáckho tài liệu trực tuyến sẽ giúp SV tìm được tài liệu như mong muốn, liên quan đến nộidung học tập Vì thế, trước khi chính thức đọc một cuốn sách, một tập tài liệu, SVcần hiểu biết rõ các nhà xuất bản uy tín, các tác giả là chuyên gia đầu ngành, có nhữngnghiên cứu giá trị, thời điểm xuất bản, số lần tái bản để đảm bảo thông tin có sự cậpnhật,
+ Đọc sách: bao gồm các cách đọc:
- Đọc lướt: là cách đọc lật nhanh từng trang, hoặc mở ngẫu nhiên một số trang nào đó
để định hình cho mình cách bố cục, trình bày, mục lục, hình minh họa vị trí các phầntóm tắt, kết luận…
- Đọc có suy nghĩ: là cách đọc mà khi đọc cần phải tập trung tư tưởng, đọc chậm, đọc
kĩ để hiểu những điều tác giả nói và mở rộng đến những điều liên quan mà sách không
đề cập đến
- Đọc có hệ thống: đọc lướt nhanh toàn bộphần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nộidung cuốn sách, tuỳ vào mục đích đọc mà đọc kĩ một lần hay nhiều lần Cuốicùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn
ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễnắm được nội dung tài liệu
Trang 23- Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởnghay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiềnđềcho năng lực giải quyết vấn đề sau này.
- Đọc có ghi nhớ: Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép cácdàn ý và diễn biến nội dung
Như vậy, khi đọc sách nên ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng đểđọc lại Để đọc sách hiệu quả, SV phải tổ chức việc đọc sách của mình với các điềukiện thuận lợi nhất như: bàn ghế ngồi đọc, vở ghi chép, không gian yên tĩnh, mát mẻ,cách ly với các yếu tố gây nhiễu nhưtruyền hình, điện thoại, máy tính cá nhân (nếukhông cần thiết)
1.3.3.3 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá
Tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt trong quá trình tự học làbiện pháp giúp SV hình thành KN từ đó nhận biết rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất
- Đánh giá sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
- Đánh giá sự tiến bộ của bản thân
- Đánh giá năng lực hiện tại của bản thân
Khi tự kiểm tra, đánh giá SV sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất đượcbiện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vậnđộng đi lên Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các KN và thói quen trong họctập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, KN vào cáchoạt động thực tiễn, thực tập… Nếu như không quá quá trình tự kiểm tra và đánh giásinh viên sẽ không thể biết được việc tự học hiện nay của mình có đạt kết quả tốt haykhông
Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần:
- Xác định được mục tiêu, nội dung bài học
- Xác định các nội dung liên quan trong các tài liệu tham khảo
- Tái hiện những kiến thức liên quan đã được nghe giảng
Trang 24- Xây dựng dàn ý bài học (hoặc bài thuyết trình)
- Làm bài tập theo yêu cầu
- Dự kiến các câu hỏi và trả lời
- Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè
- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau đó
tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp của SV sư phạm
1.4.1 Bản thân SV
Tự học là quá trình nỗ lực của bản thân người học không chỉ trên giảng đường
mà còn cả ngoài giờ lên lớp, là thời điểm để SV hệ thống lại và đi sâu nghiên cứunhững tri thức đã lĩnh hội Vì vậy việc nỗ lực và chủ động tự học ngoài giờ lên lớp làđiều rất cần thiết và mang tính quyết định trong việc học tập của SV
Nghiên cứu tâm lý học sư phạm kết hợp với kinh nghiệm học tập cho thấy,người học tự giác học tập và học có hiệu quả khi bản thân nhận thức đúng đắn bảnchất, vai trò của tự học, có kiến thức về các phương pháp học, có nhu cầu, động cơ tựhọc đúng đắn, thấy hứng thú tìm tòi, học hỏi và họ có khả năng vượt qua những khókhăn trở ngại để tự học thành công (Theo Trần Thị Minh Hằng) Nếu người học thiếucác yếu tố trên thì việc tự học sẽ trở nên rất khó khăn
Khi theo học chế tín chỉ, với khối lượng kiến thức rất lớn thì sinh viên phải tựchủ động tìm hiểu GV sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của người học màthôi Nếu mỗi lần gặp GV trên lớp mà SV đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là SV đang
sử dụng hiệu quả khoảng thời gian tự học Tập trung nghe giảng, đào sâu suy nghĩ,mạnh dạn, hăng hái phát biểu bài và tích cực làm bài tập nhóm ở lớp chính là người
có ý thức tự học tốt, bởi vì chúng ta thường nhớ rất nhanh và rất bền điều mà ta hiểu
Khi tự học SV có thể tự nghiên cứu các vấn đề nảy sinh trong học tập theo cáchcủa mình Điều đó giúp SV nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, rènluyện được ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo Đó là những phẩm chất dochính SV rèn luyện mới có, không ai có thể cung cấp hay làm thay cho mình Thực tếcũng chính minh, những người thành công không bao giờ là người thụ động, chờ thời
mà đều phải do nỗ lực bản thân
Trang 25Việc đặt ra các yêu cầu tự học cho SV cũng là cách GV kích thích hoạt động tựhọc cho SV Chẳng hạn, khi dạy học bài mới, GV tổ chức cho SV báo cáo kết quả tựhọc bằng việc thuyết trình trước lớp
Ngoài ra, kết quả tự học của SV cần được thể hiện, được bạn và thầy nhận xét,góp ý, đánh giá.Vì vậy, GV giao nhiệm vụ tự học nhưng phải thường xuyên kiểm tra,đánh giá kết quả tự học của SV, để kịp thời hỗ trợ SV cũng như giám sát việc tự họccủa SV
Với sự hỗ trợ tự học từ GV, SV sẽ tiến bộ lên rất nhiều Họ có KN đọc - hiểu tàiliệu chuyên ngành; họ nắm được phương pháp nghiên cứu chuyên ngành với sự hỗ trợcủa thầy; có KN làm việc nhóm; có KN về công nghệ thông tin, internet; họ có phẩmchất cần cù, nghiêm túc, không ỷ lại, trông chờ, chủ động, tích cực và sáng tạo từ đó,bồi dưỡng sự tự tin, ý chí quyết tâm, tính kiên trì vượt khó, tính trung thực, tinh thầntập thể giúp đỡ nhau trong học tập
Như vậy hướng dẫn SV tự học ở nhà chu đáo, tổ chức các hoạt động tự kiểmtra, đánh giá giữa SV với nhau trong từng học phần, môn học trên lớp là biện pháp hữuhiệu mà GV có thể phát huy vai trò chủ động của SV
1.4.3 Nhà trường và chương trình đào tạo
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn từng vạch ra các bình diện trợ giúp cho người tựhọc, trong đó giáo sư có đề cập đến mô hình giáo dục của nhà trường Nếu mô hình đókhuyến khích và tạo điều kiện cho việc tự học của người học thì người học sẽ đượcnâng đỡ nhiều hơn Ông khẳng định: việc quản lý tự học chặt chẽ của nhà trườngkhông giới hạn mà ngược lại sẽ giúp người học tự học tốt hơn Ngoài ra, nhà trườngcần hỗ trợ người học về mặt nhận thức, cảm xúc, động cơ, xây dựng nguồn học liệu,
mở rộng các kênh trao đổi giữa GV-SV và kênh để SV tiếp cận nguồn học liệu.[12]
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tự học của SV vẫn chưa được các trường cao đẳng,đại học quan tâm đúng mức Quan điểm nhấn mạnh khả năng tự học và tạo điều kiện
tự học cho SV vẫn chưa được chú trọng, thể hiện qua việc xây dựng chương trình, chỉđạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vậtchất, thư viện còn nhiều hạn chế
Hiện nay, chương trình đào tạo của các trường các kiến thức chuyên môn, nghềnghiệp nặng nề với nhiều môn học khác nhau Một GV phải đảm nhận nhiều môn,nhiều lớp Chính vì khối lượng công việc luôn quá tải nên GV chỉ lo thực hiện nhiệm
vụ của mình mà ít quan tâm để rèn luyện KN toàn diện cho SV trong đó có KN tự học.Nhà trường chưa thực sự chú trọng đến các việc tổ chức các khóa đào tạo hay một họcphần riêng về KN tự học Trong khi các khóa học hay học phần như này giúp cho SVhiểu biết đúng đắn về KN tư học, giúp ích rất nhiều cho SV trong việc phát triển KN
tự học hiệu quả
Trang 26Vì vậy, một trường đại học hiện đại cần đưa KN tự học vào mục tiêu đào tạo,bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi ratrường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời
1.4.4 Tài liệu và cơ sở vật chất khác
Tự học phải gắn liền với sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Sách được xem làngười thầy thứ hai, sau GV của SV Nguồn tài liệu càng phong phú, dồi dào, càng giúpích cho SV tích luỹ kiến thức đa chiều, sâu sắc hơn [12]
Hiện nay SV có thể tìm thấy tài liệu từ nhiều nguồn như thư viện, nhà sách, khotài liệu trực tiếp, các website của các tạp chí khoa học, tổ chức giáo dục Tuy nhiên,nguồn tài liệu chủ yếu từ thư viên trường, Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tự học, cáctrường cần đầu tư mua các tài liệu in mới nhất, với số lượng lớn đủ đáp ứng nhu cầutham khảo của SV Ngoài ra hệ thống thư viện với khu tự học phải đủ chỗ ngồi, thoángmát, yên tĩnh
Tóm lại, lý luận cho thấy vấn đề tự học là đặc biệt quan trọng trong giáo dục Ở đại học, muốn hoạt động có hiệu quả SV phải chủ động tự giác học tập bất
cứ lúc nào vì đây là nhân tố quyết định cho sự phát triển cá nhân Ngoài ra để hình thành KN tự học cho SV, rất cần tới vai trò của GV, nhà trường trong việc trang bị cho SV hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phương pháp tự học
cụ thể, khoa học.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ TRƯỜNG ĐHGD –
ĐHQGHN
2.1 Mô tả nghiên cứu
2.1.1 Công cụ nghiên cứu
2.1.1.1 Bảng hỏi điều tra
Nhóm nghiên cứu tham khảo cơ ở lý luận, mục đích nghiên cứu và soạn thảobảng hỏi để thu thập ý kiến của SV về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp
để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN Cấutrúc bảng hỏi bao gồm:
Phần 1: Thông tin cá nhân của người trả lời phiếu bao gồm: Giới tính, năm thứ đanghọc, học lực
Trang 27Phần 2:
Câu 1: Tác dụng của việc tự học
Câu 2: Thời gian dành cho việc tự học ngoài giờ lên lớp
Câu 3: Thực trạng việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên
Câu 4: Mức độ ảnh hưởng của KN tự học cụ thể đến kết quả học tập của sinh viên?Câu 5: Khả năng lập kế hoạch tự học của sinh viên
Câu 6: Khả năng đọc sách ngoài lớp học của sinh viên
Câu 7: Khả năng ghi chép tài liệu của sinh viên
Câu 8: Khả năng ôn tập của sinh viên
Câu 9: Khả năng tự kiểm tra đánh giá
Câu 10: Những yếu tố ảnh hưởng đến KN tự học của sinh viên
Câu 11: Cách khắc phục những khó khăn trong quá trình tự học? Các kĩ năng cần thiết
để việc tự học đạt hiệu quả tốt nhất?
Các thang đo thái độ được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm:
Thang đo 1: Rất ít/Ít/ Vừa phải/ Nhiều/ Rất nhiều
Thang đo 2: Không bao giờ/Hiếm khi/ Thỉnh thoảng/ Thường xuyên/ Rất thườngxuyên
Thang đo 3: Hoàn toàn đồng ý/Đồng ý/Phân vân/Không đồng ý/Hoàn toàn đồng ý
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi
Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn 2 khóa 58 và 59 SPVL
Ở giai đoạn 1: Nhóm nghiên cứu phát bảng câu hỏi thử nghiệm cho 5 SVchính quy sư phạm khóa 59, 5 SV khóa 59 Tổng số phiếu thu được là 10 phiếu
Ở giai đoạn 2: Bảng hỏi được đưa ra dưới dạng bảng hỏi online (google biểumẫu)
Trang 28Tổng cộng, nhóm nghiên cứu thu được là 66 phiếu, số phiếu trả lời đầy đủ,trung thực là 60 phiếu (đạt tỷ lệ 85.71%) Thành phần mẫu khảo sát bằng bảng hỏiđóng chính thức như bảng 2.1.
Bảng 2.1.a Số lượng khách thể (theo sinh viên khóa)
SVNAM
Frequency Percent Valid Percent
CumulativePercentValid Năm 2 40 66.7 66.7 66.7
Năm 3 20 33.3 33.3 100.0Total 60 100.0 100.0
Năm 2; 66.67%
Năm 3; 33.33%
Biểu đồ 1 Tỉ lệ sinh viên theo khóa
Bảng 2.1.b Số lượng khách thể (theo giới tính)
GIOITINH
Frequency Percent
ValidPercent
CumulativePercentValid Nam 12 20.0 20.0 20.0
Trang 29Nữ 48 80.0 80.0 100.0Total 60 100.0 100.0
CumulativePercentValid Xuất sắc 2 3.3 3.3 3.3
Trung bình 7 11.7 11.7 100.0Total 60 100.0 100.0
Trang 30kỳ ở mỗi lớp Các phiếu thu về được tổng hợp và sắp xếp kết quả theo từng câu Các
ý kiến được nhiều SV đồng tình nhất được đưa vào thành các lựa chọn cho bảng câuhỏi chính thức Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn bổ sung các lựa chọn theo sự thamkhảo các cơ sở lý luận có liên quan và điều chỉnh một số thuật ngữ SV sử dụng khi trảlời cho chính xác
Ở giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát bảng hỏi trên SV SPVL mỗikhóa 58 và 59 Bảng hỏi chính thức được triển khai rộng rãi trên SV chính quy SPVLcủa các khóa 58, 59 thông qua phiếu hỏi online (như bảng mô tả mẫu 2.1) Thời giantổng hợp phiếu khảo sát là sau kỳ thi học kỳ ngày 1/6/2016, nhóm nghiên cứu tổnghợp các câu trả lời qua phiếu khảo sát online
2.1.2.2 Phương pháp xử lý thống kê
Mỗi câu hỏi nhỏ sẽ có 5 mức trả lời phân bố đều theo 2 phía: rất nhiều chođến rất ít (đối với câu hỏi nhận thức mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớphọc đến kết quả học tập của SV); rất thường xuyên đến không bao giờ (đối với các câuhỏi thực trạng thực hiện các KN), rất cần thiết đến rất không cần thiết (đối với câu hỏi
về các biện pháp nâng cao KN tự học của SV)
Số điểm được quy định lần lượt là:
Trang 31+ Rất ít/ Không bao giờ/ Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm
+ Ít/ Ít khi/ Không đồng ý: 2 điểm
+ Vừa phải/ Thỉnh thoảng/ Phân vân: 3 điểm
+ Nhiều/ Thường xuyên/ Đồng ý: 4 điểm
+ Rất nhiều/ Rất thường xuyên/ Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm
Bảng 2.1.d Phân chia các mức độ theo ĐTB:
Mức độ
Rất ít/
Không baogiờ/ Hoàntoàn khôngđồng ý
Ít/ Hiếm khi/
Không đồngý
Vừa phải/
Thỉnhthoảng/ Phânvân
Nhiều/
Thườngxuyên/ Đồng ý
Rất nhiều/Rất thườngxuyên/Hoàn toànđồng ý Điểm 1 - cận 1.5 1.5 - cận 2.5 2.5 - cận 3.5 3.5 - cận 4.5 4.5 – 5
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV
Đối tượng SV
Dưới 1h 1h – 3h 3h – 5h 5h trở lên Tổng cộng
Trang 32SV năm 3 thường dành nhiều thời gian tự học hơn SV năm 2 do nhận thức về tựhọc của SV năm 3 cao hơn so với năm 2, SV năm 3 đã học chuyên ngành nên áp lực lớn
và yêu cầu về tự học là cao hơn, hơn nữa qua 2 năm học SV năm 3 đã tích lũy được nhiềuhơn về kinh nghiệm tự học
SV có học lực xuất sắc và giỏi không tự học dưới 1h còn SV có học lực khá vàtrung bình không có hoặc ít thời gian học trên 3h Bên cạnh đó rất ít SV tự học trên 5h.Nguyên nhân là do: Thứ nhất, vì thời gian tự học là tìm hiểu thông tin mới hoặc giảiquyết vấn đề chưa hiểu ở lớp nên chỉ cần tập trung 2h sẽ đủ, vì khi ta làm dùngnhiều thời gian tự học chỉ làm thêm mệt mỏi và ngán ngẩm cho những ngày sau tựhọc Thứ hai, thời gian chỉ 2h mà SV phải lọc nhiều thông tin một lúc sẽ đòi hỏi SVnhiều phương pháp và kĩ năng để tạo cho bản thân một phương pháp tổ hợp học tậpkết quả tốt Thứ ba, thời gian tự học dưới 1h là quá ít đối với việc là tìm hiểu thôngtin mới hoặc giải quyết vấn đề chưa hiểu là chưa đủ do vậy những SV chỉ tự họcdưới 1h thường có học lực không tốt
2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
2.2.2.1 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
Trang 33Bảng 2.3 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả
học tập ST
Điểm TB
Độ
LC Mức độ
Thứ hạng
1 Hoạch định mục tiêu tự học 2.92 0.899 Vừa
4 Ghi chép tài liệu ngoài lớp học 3.56 0.928 Nhiều 2
5 Làm các bài tập ngoài lớp học 3.37 0.666 Vừa
Kết quả khảo sát qua bảng 2.3 như sau: không có KN nào được đánh giá ảnhhưởng ở mức “Rất nhiều”, 2/8 KN đã khảo sát được SV cho rằng ảnh hưởng ở mức
“Nhiều” (ĐTB dao động trong khoảng 3.56- 3.90), 6 KN còn lại là ảnh hưởng ởmức “Vừa phải” (ĐTB dao động trong khoảng 2.92-3.44) Như vậy, các KN nàyđều được SV đánh giá khá cao về tầm quan trọng của chúng đối với việc học tập
KN được SV cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của mình là
“Ôn tập” (ĐTB= 3.90), kế tiếp là KN “Ghi chép tài liệu ngoài lớp học” (ĐTB= 3.91),theo sau là KN “Lập kế hoạch tự học” (ĐTB= 3.56) Các KN bị đánh giá thấp là
“Hoạch định mục tiêu tự học”, “Làm việc nhóm ngoài lớp học”, “Tự kiểm tra, đánhgiá quá trình tự học”
Việc đánh giá cao KN ôn tập, có thể xuất phát từ suy nghĩ của nhiều SV rằng
KN này sẽ giúp ích nhiều nhất cho SV khi thi cuối kỳ, và ảnh hưởng đến kết quả điểm
số bài thi, cũng là kết quả học tập nói chung
KN ghi chép cũng được đánh giá cao trong việc ảnh hưởng đến kết quả họctập như vậy SV đã nhận thức đã nhận thức được đúng đắn vai trò của KN này Thực
Trang 34tế, chuyên gia lẫn GV đều dề cao KN xử lý thông tin đã được tìm kiếm mà việc ghichép lại tài liệu chính là một khâu trong quá trình xử lý này.
Tuy nhiên, KN hoạch định mục tiêu lại không được đánh giá cao Do SV chưa
có ý thức trong việc xác định mục tiêu cũng như động cơ học tập Điều này khiến cho
SV không có hướng để phấn đấu để tự học
2.2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
(so sánh điểm trung bình theo năm học)
8 Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học 3.05 3.65
So sánh việc đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoàilớp học giữa SV các năm, bảng cho thấy SV năm 2 có khuynh hướng đánh giá mức độảnh hưởng của các KN tự học cụ thể trong bảng khảo sát thấp hơn năm 3 do SV năm
có ý thức rèn luyện và nhận thức về vai trò của tự học tốt hơn SV năm 2 Bên cạnh đó,
SV đã học các môn chuyên ngành do đó đòi hỏi việc tự học cao hơn Đồng thời, SVnăm 3 sau khi trải qua 2 năm học cũng tích lũy và rèn luyện được nhiều kinh nghiệm
tự học hơn so với năm 2
Mặc dù, KN ôn tập đều được đánh giá cao ở cả năm 2 lẫn năm 3 nhưng SVnăm 3 (ĐTB 4.15) lại đánh giá sự ảnh hưởng của KN ôn tập đến kết quả học tập caohơn SV năm 2 (ĐTB 3.75)
Trang 352.2.3 Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
Bảng 2.5 Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV SPVL
trường ĐHGD – ĐHQGHN.
ST
Điểm TB
Độ LC
Mức độ
Thứ hạng
1 Bạn liệt kê chi tiết các nhiệm vụ cụ thể của
quá trình tự học 2.76 1.010
Thỉnhthoảng 5
2 Xác định thời gian cho quá trình tự học 2.98 0.853 thoảngThỉnh 3
3 Ấn định thời gian cho từng nhiệm vụ 2.86 1.016 thoảngThỉnh 4
4 Phân loại công việc theo mức độ 3.08 1.046 thoảngThỉnh 2
5 Sắp xếp nội dung học trước, học sau 3.39 0.958 thoảngThỉnh 1
6
Thường xuyên kiểm tra tính hợp lý của kế
hoạch và điều chỉnh kế hoạch tự học cho
phù hợp khi nó chưa đạt hiệu quả
2.76 1.047 thoảngThỉnh 5
Bảng chỉ rõ hầu hết các hành động cụ thể khi lập kế hoạch tự học ngoài lớp họcđều được SV tiến hành ở mức độ 'Thỉnh thoảng” (ĐTB dao động trong khoảng 2.76 –3.08)
Đối chiếu với kết quả của bảng, SV đánh giá cáo sự ảnh hưởng của KN lập kếhoạch nhưng lại lúng túng và thực hiện không thường xuyên Như bảng trên ta thấy
SV thường sắp xếp nội dung học trước, học sau Ví dụ, SV sắp xếp nội dung học củatừng môn rồi mới bắt đầu học
Hành động phân loại công việc theo mức độ được thực hiện ở mức độ thườngxuyên thứ 2 (ĐTB= 3.08), tiếp theo đó là việc xác định thời gian cho việc tự học(ĐTB= 2.98) Những hành động này rất cần thiết khi SV lập kế hoạch tự học vì SVphải hình dung những việc mình cần làm và thời gian làm
Việc liệt kê chi tiết các nhiệm vụ cụ thể của quá trình tự học và kiểm tra tínhhợp lý của kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tự học cho phù hợp khi nó chưa đạt hiệuquả chưa được SV quan tâm thực hiện Trong khi việc liệt kê chi tiết các nhiệm vụ cụ
Trang 36thể giúp SV dễ dàng định hình những việc cần làm Còn việc kiểm tra, điều chỉnh kếhoạch giúp SV tìm được kế hoạch học tập phù hợp giúp đạt kết quả cao trong học tập.
2.2.4 Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
Bảng 2.6 Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV SPVL trường
ĐHGD – ĐHQGHN.
ST
Thứ hạng
1 Bạn chọn sách sau khi biết tìm hiểu rõ thông tin 3.24 0.998 thoảngThỉnh 2
2
Khi đọc sách, bạn đọc lật nhanh từng trang,
hoặc mở ngẫu nhiên một số trang nào đó để
Bạn đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát
của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách,
tuỳ vào mục đích đọc mà đọc kĩ một lần
hay nhiều lần
3.24 1.059
Thỉnhthoảng 2
5 Bạn tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích để đọc. 3.44 0.979 thoảngThỉnh 1
6 Bạn đọc sách kèm theo việc ghi chép các dàn ý và diễn biến nội dung. 3.05 1.089 thoảngThỉnh 5
Đọc sách ở đây được hiểu là mọi nguồn tài liệu học tập có liên quan đến mônhọc Việc đọc tài liệu gần như là việc SV phải làm mỗi ngày ở trên lớp (theo sự hướngdẫn của GV) và ngoài lớp (để hoàn thành các nhiệm vụ mà GV yêu cầu) Bản chất củahoạt động dạy học ở đại học là hoạt động mang tính chất nghiên cứu, tức SV phải tựtìm tòi, khám phá tri thức, GV đóng vai trò khơi gợi, hướng dẫn
Tuy vậy, kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy: Trong số các hành động cụ thểkhi đọc sách thì không có hành động nào được SV thực hiện ở mức độ 'Thường
Trang 37của bậc đại học Các hành động 100% được thực hiện ở mức độ 'Thỉnh thoảng” (ĐTB
từ 2.98 đến 3.44) Điều đó cho ta nhận định rằng đây là một trong những điểm yếunhất của SV hiện nay
2.2.5 Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD – ĐHQGHN.
Bảng 2.7 Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD –
Hành động làm nổi bật tài liệu bằng cách tô đậm từ quan trọng là được thựchiện ở mức 'Thỉnh thoảng” (ĐTB là 3.34) Hành động ghi chép tóm tắt nội dung tàiliệu được sinh viên sử dụng nhiều nhất rồi tới khi ghi chép tài liệu làm nổi bật cácphần cần quan trọng cần ghi nhớ giúp họ tích luỹ thông tin tốt, dễ dàng tra cứu lại khicần Tuy nhiên, việc ghi thêm những nhận định chú giải của mình và sử dụng sổ tayriêng để ghi chép tài liệu cũng được SV lưu tâm, dù vẫn nằm trong mức độ thực hiện
Trang 38'thỉnh thoảng' Hành động này là biểu hiện cho việc ghi chép tài liệu một cách có ýthức.
2.2.6 Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD –
ĐHQGHN.
Bảng 2.8 Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV SPVL trường ĐHGD –
ĐHQGHN.
1 Ôn lại bài trước khi đến lớp học 2.83 1.117 thoảngThỉnh 6
2 Ôn lại bài ngay sau khi về nhà 2.58 1.077 Thỉnh
5 Lập kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập 2.98 0.902 thoảngThỉnh 5
6 Ôn tập bằng cách làm bài tập 3.63 0.823 Thường
Ôn tập vốn cũng là một phương pháp dạy học phổ biến trong nhà trường nên
Trang 39do đó, họ cũng áp dụng tương đối chính xác các hành động ôn tập cho bản thân Tuynhiên theo bảng 2.8 cũng thấy rằng thay vì ôn tập thường xuyên mỗi ngày sau khi họcxong (xếp thứ 9, mức “Thỉnh thoảng”), việc ôn lại bài trước buổi học, tự đặt câu hỏi
và tìm cách giải quyết thì SV thường xuyên ôn tập khi sắp thi học kì
Về mặt khoa học, việc ôn tập nhiều lần mới đảm bảo việc ghi nhớ, nắm vữngkiến thức trong thời gian dài.SV năm 2, năm 3 vẫn chưa làm được điều này Qua đónhận định rằng SV coi nặng việc thi cử, điểm số hơn là học để lĩnh hội tri thức
2.2.7 Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV SPVL trường ĐHGD –
1 Tôi tự kiểm tra, đánh giá sự nỗ lực, cố gắng của bản thân 3.02 0.948 thoảngThỉnh 1
2 Tôi tự đánh giá sự tiến bộ về trình độ của bản thân 2.92 0.899 thoảngThỉnh 2
3 Tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô về sự tiến bộ của bản thân 2.88 0.958 Thỉnh
thoảng 3Thông qua khảo sát ta có thể thấy SV không đánh giá cáo sự ảnh hưởng của
KN tự kiểm tra, đánh giá đến kết quả học tập của mình Trong bảng khảo sát chỉ cóyếu tố “Tôi tự kiểm tra đánh giá sự nỗ lực, cố gắng của bản thân” là có ĐTB cao nhất(3.02) Tuy nhiên, yếu tố này cũng chỉ dừng lại ở mức độ “Thỉnh thoảng” Mặc dù,
KN tự kiểm tra, đánh giá là một KN quan trọng trong việc tự học nhưng SV chưa thực
sự ý thức sự quan trọng của KN này Việc tự kiểm tra, đánh giá giúp SV nhận thứckhả năng của mình để có kế hoạch cụ thể giúp SV tiến bộ và đạt được kết quả nhưmong muốn
Trong bảng khảo sát yếu tố “Tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô về sự tiến bộcủa bản thân” được đánh giá thấp nhất (ĐTB 2.88) Đây là KN giúp SV nhận được ýkiến về sự tiến bộ của bản thân một cách khách quan nhất mà không phải nhận được
do ý kiến chủ quan của cá nhân SV Nhưng KN này cũng chưa được đánh giá cao