1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.DOC

56 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 256 KB

Nội dung

Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta thực sựbước vào quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế

thị trường Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Tiếp tục xâydựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa Cơ chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lícủa nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các cộng cụ khác.”

Trong cơ chế mới này, mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp sảnxuất cũng như dịch vụ là lợi nhuận Có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điềukiện tái sản xuất giản đơn hay mở rộng, mới có điều kiện tạo nguồn tích luỹcho bản thân doanh nghiệp và xã hội Mà muốn có lợi nhuận ngoài vấn đề sảnxuất ra sản phẩm thì tiêu thụ sản phẩm cũng là vấn đề vô cùng quan trọng đốivới các doanh nghiệp Vì thế đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm đã và đangđược các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất quan tâm trong điều kiện hiệnnay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, trongthời gian thực tập tại công ty Nhựa Hà nội, vận dụng những lí thuyết đã họcvào nghiên cứu tình hình ở công ty, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộtrong công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài:

“Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năngtiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội”.

Đây là một đề tài mang tính thực tiễn và là một vấn đề đang được nhiềudoanh nghiệp quan tâm.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết được trình bày thànhba chương như sau:

Trang 2

CHƯƠNG I: TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TÀICHÍNH TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NHỰAHÀ NỘI NĂM 2002.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦNĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI

Bằng phương pháp khảo sát thực tế, tổng hợp so sánh, phân tích để thấyđược tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty song lượng kiến thức tích luỹcó hạn, thời gian thực tập và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù rấtcố gắng nhưng bài viết này vẫn không tránh khỏi thiếu xót Em rất mong nhậnđược sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng tài vụCông ty và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn

Trang 3

Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp của nước ta đang hoạt độngtrong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế này đòi hỏi sự thử thách khắt kheđối với các nhà sản xuất kinh doanh, nó không chấp nhận bất cứ một sảnphẩm nào một cách dễ dàng, nó không giống như nền kinh tế kế hoạch hoátập trung quan liêu bao cấp trước kia: Nhà nước bao sản xuất, bao giá và baoluôn cả khâu tiêu thụ Do đó mà thị trường đã không phát huy được vai tròcủa mình gây nên tình trạng ỷ lại, kém năng động của các doanh nghiệp Đólà thời kì vấn đề tiêu thụ không được các nhà quản lí doanh nghiệp quan tâm,không được đặt ra một cách cấp bách Ngày nay khi khách hàng được tôn làm

“Thượng đế” thì họ có quyền lựa chọn, đó là quyền đòi hỏi các sản phẩm phải

thoả mãn yêu cầu của họ Điều này buộc các nhà quản lí doanh nghiệp phải

chú ý, phải tìm mọi cách đáp ứng được các nhu cầu của “Thượng đế” một

cách tốt nhất Tuy nhiên để có được sản phẩm đưa vào thị trường thì đòi hỏicác doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất và tổ chức quá trình đưa sản phẩmra thị trường Quá trình này được trải qua các giai đoạn khác nhau tạo thành

Trang 4

một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định, sự lặp đi lặp lại của chu kỳ sản xuấtkinh doanh tạo ra một vòng tuần hoàn và chu chuyển tư bản Đứng trên gócđộ Tài chính mà xét thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thựcchất là sự vận động vốn kinh doanh qua các giai đoạn và quá trình này đượclặp đi lặp lại nhiều lần tạo ra sự tuần hoàn của vốn Trải qua các giai đoạnkhác nhau của tuần hoàn chu chuyển vốn, vốn kinh doanh được biểu hiệndưới nhiều hình thái khác nhau và sau một chu kì kinh doanh nó lại trở lạihình thái ban đầu của mình Sơ đồ của quá trình này được biểu diễn như sau:

TLSX

T - H SX H’ - T’ SLĐ

Vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơnvị mua và thu được một khoản tiền về tiêu thụ số sản phẩm đó hoặc nhậnđược giấy báo chấp nhận trả tiền hàng.

Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quátrình chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái hàng hoá sang hình tháitiền tệ ( H’ - T’).

Thời điểm tiêu thụ sản phẩm được tính từ khi đơn vị bán được đơn vịmua chấp nhận thanh toán hoặc nhận được tiền hàng Nếu hàng hoá được bánđi mà chưa được đơn vị mua chấp nhận thanh toán đối với số hnàg hoá đó thìđược coi như chưa tiêu thụ, bởi vì số hàng hóa đó có thể bị bên mua trả lại dokhông đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra, có thể về chất lượng, qui cách,mẫu mã vì vậy tiêu thụ bao gồm cả hai hành vi:

- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.- Khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp theo giá trị hàng hoá đó.

Hai hành vi này có thể khác nhau về không gian, thời gian, về tiền bánhàng thu được Trên thực tế phương thức mua bán hàng hoá giữa doanh

Trang 5

nghiệp với khách hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Do vậythời điểm được coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau

2 Doanh thu và nội dung của doanh thu:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanhnghiệp phải cực kì năng động sáng tạo, đa dạng hoá các hoạt động của mình.Vì thế, doanh thu của doanh nghiệp không chỉ có doanh thu từ hoạt động sảnxuất kinh doanh mà còn bao gồm doanh thu từ các hoạt động khác như doanhthu từ hoạt động tài chính và doanh thu bất thường Như vậy doanh thu củadoanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động kể trên.

Còn doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu được khi bánsản phẩm đó Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau:

n

T =  (Sti x Gi) i=1

Trong đó: T: Là doanh thu về tiêu thụ sản phẩm trong kìSti: Số lượng sản phẩm i đã bán ra trong kì.Gi: Giá bán đơn vị sản phẩm i trong kì.i: Loại sản phẩm tiêu thụ trong kì (i=1,n).

Thực tế hiện nay khi thuế doanh thu được thay bằng thuế VAT (Thuếgiá trị gia tăng) thì giá bán đơn vị sản phẩm trong kỳ chính là giá chưa có thuế(còn thuế được bóc tách riêng) Cho nên, doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toànbộ số tiền thu được khi bán sản phẩm đó mà không kể phần thuế VAT phảinộp cho nhà nước.

Tuy nhiên phần mà doanh nghiệp thực thu về để bù đắp các khoản chiphí hay còn gọi là doanh thu thuần thì được tính:

Doanh thu thuần = Doanh thu (không có thuế) - các khoản giảm trừ.

Trang 6

Các khoản giảm trừ bao gồm: triết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán,trị giá hàng bán bị trả lại (nếu chứng từ hợp lệ).

Chiết khấu hàng bán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua dongười mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước thời hạnthanh toán Đây là hình thức , khuyến mãi đối với khách hàng.

Giảm giá hàng bán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trêngiá đã thoả thuận do các nguyên nhân: hàng kém phẩm chất, không đúng quiđịnh hoặc giảm giá ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn.

Trị giá hàng bán bị trả lại: Là giá trị theo giá thanh toán số sản phẩm,hàng hoá đã tiêu thụ xong bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đãcam kết trong hợp đồng.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện cụ thể của kết quả tiêu thụ, nóphản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu quantrọng không những đối với bản thân doanh nghiệp, mà nó còn có ý nghĩa đốivới nền kinh tế quốc dân Nó phản ánh qui mô của quá trình tái sản xuất, phảnánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụsản phẩm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệptrang trải các khoản chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã haophí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương hay tiền công tiền thưởngcho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp làm nghĩa vụ tàichính đối với nhà nước như nộp thuế.

Như trên đã nói, nội dung của doanh thu gồm có: doanh thu từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu bấtthường.

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là một bộ phận cấuthành nên doanh thu, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thì bộ phậnnày chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Trang 7

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: doanh thu thuần,thu từ phần trị giá của các hàng hoá, dịch vụ cung cấp theo yêu cầu của nhànước, và các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùngngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải hạch toán xác định doanh thu.

Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanhtoán, không phụ thuộc đã thu tiền hay chưa.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính gồm: các khoản thu từ hoạt độngđầu tư ra ngoài doanh nghiệp, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, các chứngtừ có giá, thu từ cho thuê tài sản, thu từ hoạt động liên doanh liên kết, thu từlãi tiền gửi, lãi tiền cho vay.

- Doanh thu bất thường gồm: Thu từ các khoản tiền phạt, nợ đã xoáxong lại thu được, thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trướcnhưng không sử dụng và các khoản thu khác.

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh đều muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm Song việc tiêu thụ sản phẩmcủa mỗi doanh nghiệp nhanh hay chậm, nhiều hay ít lại không phải chỉ do ýkiến chủ quan của doanh nghiệp quyết định Việc tiêu thụ sản phẩm diễn ranhư thế nào còn chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó cónhững nhân tố chủ yếu sau:

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanhnghiệp.

- Kết cấu sản phẩm, hàng hoá đưa ra tiêu thụ.- Giá cả sản phẩm tiêu thụ.

- Khối lượng sản phẩm hàng hoá đưa ra tiêu thụ.- Chất lượng sản phẩm.

- Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp.

Trang 8

- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.- Thị trường tiêu thụ.

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụsản phẩm Ngoài ra đường lối chính sách của nhà nước, các công cụ điều tiếtvĩ mô của nhà nước, sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng đều ảnh hưởngđến việc mở rộng hay thu hẹp khả năng tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanhnghiệp Trong sự tác động qua lại hỗ trợ hay kìm hãm nhau làm tăng giảm tốcđộ tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm, việc tính toán mức độảnh hưởng của từng nhân tố và tìm ra cách giải quyết tối ưu là nhiệm vụ cuảmỗi doanh nghiệp Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đẩy mạnh được tiêuthụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình.

II/ Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

1 ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm:

Có thể nói tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không chỉ có ý nghĩa quan trọngđối với tất cả các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nềnkinh tế quốc dân Tiêu thụ hàng hoá tốt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông, traođổi hàng hoá, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Trái lại hàng hoá củadoanh nghiệp mà không tiêu thụ được chẳng những đẩy doanh nghiệp đến bênbờ vực phá sản mà còn gây nguy hại cho nền kinh tế Chính vì vậy mà tiêuthụ sản phẩm có ý nghĩa thật đặc biệt Tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến tốcđộ chu chuyển của vốn lưu động.Tăng tiêu thụ sản phẩm, làm lợi nhuận tănglên và là điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêmcác hoạt động phúc lợi cho doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điềukiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra, thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, kịp thời sẽtiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng, chi phí kho tàng, bảo quản gópphần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trang 9

Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ sản phẩm bị chậm chạp, ngưng trề thìsẽ dẫn tới chu kì sản xuất bị kéo dài, vốn bị ứ đọng, doanh nghiệp sẽ không códoanh thu để trang trải các khoản chi phí như trả nợ người cung cấp, các yếutố đầu vào, trả lương cho cán bộ công nhân viên, trả nợ ngân hàng, ngoài ravốn còn mất dần đi sự trượt giá của đồng tiền đó chính là nguy cơ dẫndoanh nghiệp tới bờ vực phá sản Doanh nghiệp bị phá sản không chỉ là rủi rođối với chủ doanh nghiệp mà còn để lại nhiều hậu quả khác mà xã hội phảigánh chịu như làm tăng số người thất nghiệp, tăng tệ nạn xã hội Khôngnhững thế còn gây khó khăn cho các chủ thể kinh tế khác có quan hệ đối vớidoanh nghiệp phá sản đó đồng thời ngân sách của nhà nước cũng bị giảm thu.

Như vậy tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đốivới doanh nghiệp mà còn với cả xã hội Cho nên, bất cứ một doanh nghiệpnào cũng phải đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm lên hàng đầu, nhất là trong nềnkinh tế thị trường hiện nay.

2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay của các doanh nghiệp.

Với sự phát triển thế giới ngày nay, không một quốc gia nào dù lớnhay nhỏ, phát triển hay đang phát triển lại có thể sống tách biệt với thế giới,mà ngược lại mỗi quốc gia đều là một thành viên không thể tách rời của cộngđồng quốc tế Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá là một xu hướng tất yếu.Cũng chính vì thế mà cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có ảnh hưởngnhất định đến Việt nam, làm cho nền kinh tế Việt nam những năm gần đâyđang có nhiều khởi sắc bị phát triển chậm lại và tình hình tiêu thụ sản phẩmcủa các doanh nghiệp hiện nay cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.

Nhìn chung sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra có tới 80%được tiêu thụ trong nước và chỉ có 20% xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạngthô chứ chưa được tinh chế.

ở Việt Nam hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều nằm trong tìnhtrạng thiếu vốn trầm trọng, và chủ yếu theo mô hình doanh nghệp vừa và nhỏ,công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ, năng suất lao động thấp, năng lực

Trang 10

quản lý kinh doanh yếu kém, giá thành sản phẩm của Việt nam nói chung làcao hơn, chất lượng thấp hơn và không ổn định so với sản phẩm cùng loại củacác nước trong khu vực.Trong khi đó sản phẩm của các nước trong khu vựcsẽ tràn vào Việt nam ngày càng nhiều Đây là một thách thức lớn đối với tấtcả các nghành sản xuất của Việt nam.Không còn con đường lựa chọn nàokhác là tất cả các ngành phải nhanh chóng không ngừng cải tiến coong nghệ,đổi mới máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động để không ngừng nângcao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranhcả ở thị trường trong nước và trong khu vực.

Bên cạnh đó chúng ta lại có những thuận lợi như:

+ Là nước chậm phát triển, chúng ta có lợi thế của người đi sau Lợi thếđó chính là ở chỗ được phép lựa chọn những giải pháp tối ưu, khả thi, kết hợpmột cách thông minh khôn ngoan giữa những nhân tố tiên tiến nhất thời đạivới tinh hoa dân tộc.

+ Thực hiện tự do hoá buôn bán với các nước ASEAN có nghĩa là thịtrường Việt nam sẽ mở rộng đáng kể từ một thị trường có trên 75 triệu ngườitiêu thụ trở thành thị trường với khoảng 500 triệu người tiêu dùng với sứcmua tăng lên.

+ Ngoài ra các doanh nghiệp hiện nay còn có những thế lợi nội tại củamình như: nhân công rẻ, nguồn tài nguyên phong phú

Tóm lại, xuất phát từ ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm và tình hìnhtiêu thụ sản phẩm hiện nay của các doanh nghiệp có thể nói đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm là sự cần thiết tất yếu của các doanh nghiệp.

III Vai trò của công tác tài chính trong thúc đẩy tiêu thụ sảnphẩm.

Nếu như chức năng của tài chính là sự phản ánh những thuộc tínhkhách quan, những mối liên hệ bản chất của phạm trù tài chính doanh nghiệpthì việc sử dụng một cách có ý thức các chức năng của tài chính nhằm đạt

Trang 11

được mục tiêu đã định trước trong chính sách tài chính là một nội dung chủyếu của vai trò tài chính Thực tế chỉ ra rằng, vai trò của tài chính doanhnghiệp không chỉ phụ thuộc vào trình độ vận dụng của người quản lí trongviệc khai thác và sử dụng các chức năng của tài chính mà còn phụ thuộc vàomôi trường kinh tế.

Việc đổi mới quản lí, chuyển các doanh nghiệp trong kinh doanh theocơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã làm thay đổi vai trò và phạmvi hoạt động của tài chính doanh nghiệp Các quan hệ hàng hoá tiền tệ đượcmở rộng thay thế cho các quan hệ hiện vật bị ràng buộc bởi các chỉ tiêu kếhoạch được xác định một cách hành chính, tập trung Cùng với việc thực hiệntự do hoá giá cả, việc xoá phương thức tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ đượcxác định từ cấp trên đã buộc doanh nghiệp phải đối mặt với thị trường Đồngthời nền kinh tế được phát triển theo hướng nhiều thành phần Các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, vừa hợptác vừa cạnh tranh lẫn nhau.

Những thay đổi cơ bản trên đây đã tạo ra môi trường kinh tế thuận lợihơn cho sự tác động của tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong đó có công tác tiêu thụ sản phẩm Điều đó được thể hiệntrên những điểm chủ yếu sau:

- Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo lập vốnđáp ứng yêu cầu tiếp cận chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ của doanhnghiệp.

Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải tiếp cậnchiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ Muốn đáp ứng yêu cầu này cầnphải có các nguồn tài chính to lớn để tìm hiểu nghiên cứu và thăm dò thịtrường, để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Trong điều kiện kinhdoanh chuyển sang cơ chế thị trường và thực hiện tự cấp tự phát tài chính, cácdoanh nghiệp không thể trông chờ vào nguồn vốn được cấp phát từ phía ngânsách nhà nước mà phải chủ động tạo lập vốn đáp ứng yêu cầu của sản xuất

Trang 12

kinh doanh và mở rộng thị trường Vì thế tài chính doanh nghiệp phải chủđộng khai thác các nguồn tài chính tự có từ kết quả sản xuất kinh doanh củamình, đồng thời chú trọng khả năng khai thác các nguồn tài chính khác từhoạt động liên doanh liên kết, từ thị trường tài chính Chỉ có trên cơ sở đódoanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư và mở rộng sản xuất theo hướng đadạng hoá sản phẩm, đổi mới kĩ thuật và công nghệ sản xuất để nâng cao chấtlượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, nghiên cứu nắm bắt thị trường tạođiều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức sửdụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sảnphẩm và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, dự toán chi phí bán hàng như: chi phí baobì đóng gói, vận chuyển bốc dỡ, bảo hành được tài chính doanh nghiệp lậpnên Cho nên nếu những kế hoạch dự toán đó được lập một cách khoa học,hợp lí, sát với thực tế sẽ là cơ sở cho tài chính xác định trọng điểm quản lí vàsử dụng vốn sao cho tiết kiệm và hiệu quả Từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩmdiễn ra mạnh mẽ hơn.

- Ngoài ra tài chính doanh nghiệp cần áp dụng một số chính sách vềđòn bẩy kinh tế như qui định các tỉ lệ trích thưởng, tỉ lệ phạt trong khi thựchiện hợp đồng, khuyến khích vật chất đối với việc tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí Để đẩy mạnh việc tiêu thụsản phẩm tài chính doanh nghiệp không chỉ áp dụng công cụ giá bán mà cònáp dụng công cụ khác nữa đó là chiết khấu bán hàng Đây là một công cụ tàichính được sử dụng khá phổ biến để khuyến khích khách hàng mua sản phẩmvới khối lượng lớn hoặc khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.

Thêm vào đó tài chính doanh nghiệp còn sử dụng một số công cụ đểthúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm diễn ra mạnh mẽ hơn như: cước phí vậnchuyển hàng hoá, hoa hồng cho đại lí, hàng kí gửi

Trang 13

- Tài chính doanh nghiệp có vai trò giám đốc, kiểm tra qua trình sảnxuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Điều này thể hiện ở chỗ tài chính doanhnghiệp giám sát tính đồng bộ, cân đối giữa kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.Trong khâu tổ chức sản xuất, thông qua sổ sách, các số liệu kế toán tàichính doanh nghiệp kiểm tra giám sát, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích,đúng đối tượng, đúng thiết kế, tránh lãng phí hao hụt, mất mát làm giá thànhhạ, chất lượng đảm bảo, sản phẩm tiêu thụ được dễ dàng.

Trong khâu bán hàng, tài chính doanh nghiệp kiểm tra, giám sát chặtchẽ các khoản chi phí bán hàng đã được lập trong dự toán, tánh mọi hiệntượng bớt xén, sử dụng sai mục đích nhờ vậy sản phẩm được bao gói đẹpđẽ, đúng qui cách bảo quản cẩn thận, công tác vận chuyển, bảo hành sảnphẩm được xúc tiến hợp lí có hiệu quả Tất cả các hoạt động đó sẽ thu hútđược ngày càng nhiều hơn khách hàng đến với doanh nghiệp.

Như vậy tài chính doanh nghiệp có vai trò thực sự quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm nóiriêng Và đó là sự tác động của tài chính doanh nghiệp đến tiêu thụ sản phẩm.Vậy còn sự tác động ngược chiều lại thì sao?

Tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ sẽ làm tăng vòng quay của vốn, rút ngắnkỳ thu tiền, tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định, từ đó tăng lợi nhuận, tăngdoanh lợi vốn, có nghiã là tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhận sẽ làm tăng tỷ trọngvốn tự có, giảm tỷ trọng vốn vay là cho kết cấu tài chính của doanh nghiệpđược thay đổi theo hướng an toàn và có lợi Từ việc giảm số vốn vay, đồngthời với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tác động đến tái sản xuất sẽ làmtăng qui mô của tài sản lưu động đẫn đến tăng khả năng thanh toán của doanhnghiệp Qua đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng ổn định vàvững chắc.

Còn nếu tiêu thụ sản phẩm chậm chạp sẽ làm giảm vòng quay của vốn,giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm lợi nhuận, khả năng sinh lời của

Trang 14

một đồng vốn kém đi, lợi nhuận sẽ giảm sút, vốn tự có sẽ không đáp ứng vớinhu cầu sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải tăng tỉ trọng vốn vaydẫn tới kết cấu tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thiếu an toànvà bất lợi Hệ số nợ tăng lên sẽ làm cho khả năng thanh toán của doanhnghiệp giảm đi, công nợ chồng chất có thể sẽ dẫn tới phá sản.

CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI.I Tình tình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty NhựaHà Nội.

1 Sự ra đời và phát triển của công ty Nhựa Hà Nội.

Công ty Nhựa Hà Nội trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội đặt tại 27 HaiBà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội Tiền thân là xí nghiệp Nhựa Lợi Thành, đến24 tháng 1 năm 1972 đổi tên là xí nghiệp Nhựa Hà Nội Năm 1993 xí nghiệpNhựa Hà Nội đổi tên thành công ty Nhựa Hà Nội theo Quyết định số2977/QĐ-UB ngày 10 tháng 8 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà

Trang 15

Nội và được duy trì đến ngày nay Đó là tên gọi và cũng là tên giao dịch củacông ty.

Công ty Nhựa Hà Nội là một công ty của Nhà nước, có tư cách phápnhân, có con dấu riêng có tài khoản tại Ngân hàng, được tổ chức hoạt độngtheo điều lệ quản lí công ty và trong khuôn khổ pháp luật.

Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựaphục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Từ chỗ ban đầu với một số ítcông nhân, việc sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, máy móc không có gì, kĩthuật thấp kém, không có kĩ sư chuyên ngành Trải quan nhiều năm phấn đấuliên tục cho đến nay công ty đã có hơn 200 cán bộ và kĩ sư, công ty đã trangbị cho mình một hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại có thể sản xuất nhữngmặt hàng cao cấp đáp ứng yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất Nhờvậy mà hiện nay công ty Nhựa Hà nội được coi là một trong những con chimđầu đàn của ngành chế phẩm nhựa, tạo được uy tín và chỗ đứng vững chắctrên thị trường.

Các sản phẩm chính của công ty nhựa Hà nội gồm có:- Đồ nhựa gia dụng: dép, xô

- Chai dầu phanh, lọ các loại.- Vỏ Starte.

- Đồ nội thất nhà tắm, mặt đồng hồ, nắp hộp xích - Các chi tiết xe máy.

Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm loại khác, đặc biệt công ty còn nhậnchế tạo khuôn mẫu sản phẩm cho khách hàng theo yêu cầu.

Đến nay công ty đã có sự phát triển vượt bậc Thông qua chỉ tiêu củamột số năm gần đây ta có thể thấy được sự lớn mạnh của công ty:

- Doanh số: 11.229.627.327đ 20.600.486.613đ

Trang 16

- Tổng số lợi nhuận: 775.599.000đ 1.310.333.298đ- Thu nhập bình quân: 400.000đ 950.000đ

2 Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Nhựa Hà Nội.

a Về cơ cấu tổ chức và quản lí của công ty.

Để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lí tốt quá trình sản xuất kinhdoanh, công ty Nhựa Hà Nội đã tổ chức quản lí theo mô hình trực tuyến.Đứng đầu là giám đốc công ty, là người trực tiếp điều hành các phòng banchức năng và các phân xưởng sản xuất.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau(Biểu

1)

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

- Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc.+ Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty,đại diện cho nhà nước, có quyền quyết định điều hành toàn bộ hoạt động củacông ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật.

+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giámđốc lúc giám đốc vắng mặt.

Trang 17

Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đượcduyệt.

+ Khối nghiệp vụ bao gồm: Phòng Kế hoạch và phòng Tài vụ.

+ Khối nội chính bao gồm: Phòng bảo vệ và phòng Tổ chức Hànhchính.

+ Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ chế tạo khuôn mẫu theo đơn đặthàng đúng với thiết kế khuôn mẫu và các tiêu chuẩn kĩ thuật.

+ Phân xưởng nhựa: Là phân xưởng sản xuất ra sản phẩm theo khuônmẫu.

+ Phân xưởng hoàn thiện: là phân xưởng gia công sửa chữa hoàn thiệncác sản phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho.

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuấtkinh doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc và trợ giúp cho Bangiám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt

b Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình tình trang bị cơ sởvật chất kĩ thuật.

+ Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm:

Là qui trình sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến,song chu kì sản xuất ngắn, do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kíntrong một phân xưởng (phân xưởng nhựa) Đây là điều kiện thuận lợi cho tốcđộ luân chuyển vốn của công ty nhanh Mặc dù sản phẩm của công ty rất đadạng (có gần 200 loại sản phẩm) nhưng tất cả các sản phẩm đều có một điểmchung đó là được sản xuất từ nhựa Cho nên, qui trình công nghệ sản xuấttương đối giống nhau

+ Về trình độ trang bị kĩ thuật của công ty:

Trang 18

Do trước đây công ty sản xuất xen kẽ giữa cơ khí và thủ công, đồngthời cùng với thời gian sử dụng đã lâu, máy móc thiết bị rất cũ và lạc hậu Vìvậy năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao.

Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư chiềusâu, đổi mới công nghệ Tính từ năm 1993 đến năm 2002 công ty đã đầu tưgần 20 tỉ đồng cho mua sắm máy móc thiết bị Mặt khác, công ty lại áp dụngphương pháp khấu hao nhanh, thời gian sử dụng trung bình của số máy móclà 6 năm/1máy Cho nên, công ty có thể thu hồi vốn nhanh, tránh được tìnhtrạng hao mòn vô hình và theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ hiện nay giúpcông ty nâng cao thế mạnh cạnh tranh của mình.

c Về tình hình tổ chức lao động:

Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, đảm bảo đủsố lượng, chất lượng lao động là điều kiện cần thiết để kết quả của quá trìnhsản xuất kinh doanh được tốt.

Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 230 người Trong số đócông nhân trực tiếp sản xuất là 203 người, chiếm 88,26% tổng số công nhânviên toàn công ty, số bộ phận gián tiếp là 27 người chiếm 11,74%.

d Về thị trường và khách hàng:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu ở Hà nội.Ngoài ra còn có các thị trường khác như Vĩnh Phúc, thành phố Hồ ChíMinh

Tại thị trường Hà nội, vị trí trung tâm kinh tế của cả nước với diện tích102,5 ngìn Km2, dân số 4 triệu người, mật độ dân cư đông, tốc độ phát triểnnhanh, nhiều người có mức thu nhập cao hơn nhiều so với những nơi khác Vìvậy Hà nội là một thị trường sôi động, hấp dẫn nhưng cũng thật phức tạp.Hơn nữa nó là một thị trường hấp dẫn các nhà sản xuất kinh doanh, nên hiệnnay thị trường Hà nội có rất nhiều sản phẩm cùng loại của các công ty khácnhư sản phẩm từ Trung Quốc, Thái lan nhập về, sản phẩm của các công ty

Trang 19

như công ty Nhựa Hiệp Thành, công ty Nhựa Sài Gòn từ thành phố Hồ ChíMinh mang ra Tất cả các sản phẩm của các đối thủ đều có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, đặc biệt là hàng nhập lậu từ Trung quốc bán với giá rất rẻ chính điều này buộc công ty phải có chiến lược cạnh tranh độc đáo, giữ vữngvà mở rộng thị trường.

Ngoài ra, khách hàng của công ty đều là những đối tượng khó tính,trình độ nhận thức cao, họ có nhiều cơ hội để so sánh, lựa chọn sản phẩm, lựachọn nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu cầu mình Vì thế muốn tiêu thụ được sảnphẩm công ty phải không ngừng nâng cao chữ tín đối với khách hàng.

e Về sản phẩm của công ty:

Hiện nay công ty đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm (gần200 sản phẩm) Tuy nhiên số lượng sản xuất và tiêu thụ của từng loại sảnphẩm không lớn lắm Các loại sản phẩm của công ty có thể phân thành một sốnhóm như sau: Bao bì, vật liệu xây dựng, phụ tùng công nghiệp, hàng tiêudùng, chế tạo khuôn mẫu thiết bị, nguyên liệu Đối với cá loại sản phẩm nhưbao bì, vật liệu xây dựng (tấm ốp trần ) đòi hỏi phải lịch sự trang nhã, mẫumã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng Còn đối với những sản phẩm côngnghiệp cao cấp như: vỏ ác quy, linh kiện xe máy là những mặt hàng sảnxuất cho hãng Honda thì lại đòi hỏi rất khắt khe về mặt chất lượng Vì thế, sảnphẩm của công ty sản xuất ra không những đáp ứng đủ về số lượng mà cònđảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã Do đó, sản phẩm của công tyđưa ra thị trường tiêu thụ chỉ có duy nhất một loại phẩm cấp, đó là sản phẩmloại I.

3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty nhựa Hà nội.* Thuận lợi:

Trong điều kiện thị trường “mở cửa” việc cung cấp nguyên vật liệu

cho sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi Nguyên liệu của công ty chủ yếu

Trang 20

do các doanh nghiệp trong nước cung ứng Cơ chế “mở của” nền kinh tế tạocho công ty thu mua dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng.

Hơn nữa, vị trí của công ty ở ngay mặt tiền đường Hai Bà Trưng (trungtâm thành phố) rất thuận lợi cho việc chào bán, giới thiệu sản phẩm, chuyênchở nguyên vật liệu và chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ Ngoài ra với vị trínắm trong lòng thị trường tiêu thụ, công ty có thể nhanh chóng nắm bắt đượcthị hiếu, nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí tiêu thụ như: chi phí vậnchuyển, bốc xếp, bảo quản làm tăng lợi nhuận.

Quan trong hơn là công ty Nhựa Hà Nội có đội ngũ công nhân có taynghề cao, trình độ vững trắc, ý thức trách nhiệm tốt, có thể tiếp thu được sựtiến bộ của khoa học kĩ thuật mà công ty áp dụng.

Thêm vào đó, công ty còn có thế mạnh nữa là trang bị máy móc thiết bịhiện đại, phương pháp hạch toán phù hợp, tránh được sự thất thoát vốn do haomòn vô hình gây ra.

Với một môi trường cạnh tranh có nhiều đối thủ mạnh như vậy, takhông thể không nói tới mặt tích cực của môi trường, đó là công ty có điềukiện học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ của mình.

Mặc dù công ty năng động tìm kiếm hợp đồng, đáp ứng mọi nhu cầucầu khách hàng đến đặt hàng ở công ty, nhưng khối lượng sản phẩm cần sảnxuất vẫn chưa khai thác hết được công suất của máy móc thiết bị (mới chỉkhai thác được 80-85% công suất của máy).

Trang 21

Ngoài ra, các điều kiện phục vụ cho sản xuất của công ty còn phụthuộc, chưa chủ động được hoàn toàn, nên dẫn tới công ty vẫn còn nhiều giờnghỉ do lí do mất điện.

Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi là chủ yếu thì công ty vẫn còn tồntại một số điểm khó khăn Nếu công ty biết khai thác triệt để được những lợithế của mình và khắc phục được khó khăn một cách kịp thời thì nhất định quátrình sản xuất kinh doanh của công nói chung và khâu tiêu thụ nói riêng sẽđược diễn ra tốt hơn.

II Công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nộitrong năm 2002.

Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh, hàng năm mỗi doanh nghiệp phảilập cho mình hàng loạt kế hoạch như: kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch laođộng tiền lương, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vốn, kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm tất cả các kế hoạch tập hợp thành kế hoạch sản xuất - kĩ thuật - tàichính của doanh nghiệp Trong khuôn khổ đề tài này, ta chỉ đi vào xem xétmột chỉ tiêu của kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp đó là kế hoạch tiêu thụsản phẩm sản xuất ra của công ty nhựa Hà Nội Thực chất của kế hoạch tiêuthụ sản phẩm sản xuất ra là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ đượctiêu thụ trong kì kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kì kế hoạch, doanh thu tiêuthụ sản phẩm sẽ đạt được trong kì kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêuthụ sản phẩm được dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụsản phẩm một cách chính xác cụ thể Thông qua kế hoạch đó doanh nghiệpmới có thể tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúnghướng đã định Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặtchẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động, sản xuất không phù hợp với tiêu thụ,cung không phù hợp với cầu, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại sẽthấp Không thể thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như: kế

Trang 22

hoạch vật tư, lao động, tiền lương khiến cho sản xuất diễn biến thất thườngmất cân đối, xa rời thực tế.

Như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cần thiết cho mọi doanh nghiệpsản xuất trước khi bước vào tổ chức sản xuất kinh doanh Tuy nhiên lập kếhoạch này như thế nào để đem lại hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào tình hình cụthể của mỗi doanh nghiệp.

1 Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty nhựaHà nội.

Nhận thức được tầm quan trong của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, côngty nhựa Hà nội đã phân tích tình hình, đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của mìnhvà lựa chọn ra một phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công tytương đối thích hợp.

Căn cứ lập kế hoạch: để đảm bảo kế hoạch được chính xác, khả thi.Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm của công ty được lập căn cứ vàocác hợp đồng, các đơn đặt hàng sẽ thực hiện trong năm kế hoạch đã được kíkết trước thời điểm lập kế hoạch, và năng lực sản xuất của công ty.

Hàng năm kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập cho cả nămvà lập theo quí Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quí có phân chia ra từngtháng và trong mỗi tháng lại phân ra từng tuần.

Kế hoạch tiêu thụ từng quí được lập đựa vào kế hoạch tiêu thụ cả nămnhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế mới phát sinh.

Thời điểm lập kế hoạch: công ty nhựa Hà nội tiến hành lập kế hoạchtiêu thụ sản phẩm cả năm vào tháng 10 năm báo cáo Đây là thời điểm đểcông ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất, tài chính kĩ thuật khác Do tình hìnhmua nguyên vật liệu tương đối dễ dàng cho nên với thời điểm lập kế hoạchtiêu thụ này, công ty vẫn có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầuvào cho sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng

Trang 23

mua ngoài, tiền lương đảm bảo cung ứng sản phẩm cho khách theo đúngnhư kế hoạch.

Đối với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quí, công ty tiến hành lập vàocuối tháng của quí trước, vì kế hoạch quí khá đơn giản, mọi vấn đề căn bảnvẫn như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm.

2.Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty nhựa Hà nội.

Cũng như các doanh nghiệp khác, hàng năm cứ đến thời điểm lập kếhoạch thì công ty nhựa Hà nội đều tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩmdựa trên những căn cứ mang tính khoa học Và trong năm 2002 kế hoạch tiêu

thụ sản phẩm của công ty được lập như sau: (Biểu 2)

Trong biểu 2 là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập cho 7 loại sảnphẩm có tỉ trọng doanh thu thực tế lớn nhất đó là: Bộ nội thất 606, nắp bệtPPII, vỏ tắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ác qui (50380 GN5 9020), chitiết xe máy Honda (80101 GN5 9001).

- Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ năm 2001 để tập hợp số lượng tiêu thụ,đơn giá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của năm 2001 của công ty.

- Đối với hình thức bán sản phẩm theo hợp đồng thì căn cứ vào giá bán,số lượng sản phẩm, thành tiền đã kí trong hợp đồng để lập nên kế hoạch về sốlượng sản phẩm tiêu thụ trong kì, giá bán kế hoạch và doanh thu dự kiến củatừng hợp đồng Sau đó tổng hợp các hợp đồng ta sẽ có kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm theo hợp đồng.

- Đối với hình thức bán sản phẩm qua đại lí, bán lẻ thì:

+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì được lập căn cứ vào kết quản dựđoán nhu cầu thị trường.

+ Đơn giá kế hoạch: là giá do công ty dự kiến dựa trên đơn giá sảnphẩm cuối năm 2001 và tình hình biến động của giá cả thị trường.

Trang 24

+ Trên cơ sở biết được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì và đơn giákế hoạch ta tính được doanh thu dự kiến năm 2002 từ các hình thức bán sảnphẩm này bằng cách nhân số lượng tiêu thụ trong kì với đơn giá kế hoạchtương ứng.

Tổng hợp kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ hình thức bán theo hợp đồng,gửi đại lí và bán lẻ sẽ được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 về các chỉtiêu: số lượng tiêu thụ trong kì, đơn giá kế hoạch và doanh thu dự kiến.

- Vì số lượng sản phẩm sự tính tồn đầu kì kế hoạch bao gồm hai bộphận đó là số lượng tồn kho tính đến 31 tháng 12 năm báo cáo và số lượngsản phẩm xuất giao cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền Mà kế hoạchnăm thường được lập vào tháng 10 năm báo cáo cho nên khối lượng tồn khođầu kì được tính dựa trên tình hình sản xuất và tiêu thụ quí I, II, III và dựđoán tình hình sản xuất và tiêu thụ quí IV năm báo cáo.

- Đối với số lượng sản xuất trong kì lập dựa vào kế hoạch tiêu thụ trongnăm, số dư đầu kì và số dự đoán nhu cầu đột xuất của khách hàng.

- Để đơn giản và nhanh chóng thì số lượng tồn cuối kì được tính căn cứvào số lượng tồn đầu kì, số lượng sản xuất trong kì và số lượng tiêu thụ trongkì.

* Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công tyNhựa Hà nội.

Qua nghiên cứu công tác lập kế hoạch tiêu tụ sản phẩm của công tyNhựa Hà nội ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty không đòi hỏiquá phức tạp Bên cạnh đó công ty luôn có một đội ngũ cán bộ nòng cốt trongcông tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời các diễn biến phức tạp củanhu cầu thị trường nên con số kế hoạch đưa ra tương đối sát với thực tế.

- Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay rấthợp lí và có cơ sở, vừa dựa vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng đã được kí kết

Trang 25

trước thời điểm lập kế hoạch, vừa dựa vào năng lực sản xuất của công ty,thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập khá chi tiết theo thời gian (từngquí, từng tháng, từng tuần).

Tuy nhiên kế hoạch sẽ chỉ là “kế hoạch” nếu như khả năng không được

biến thành hiện thực, vì vậy đòi hỏi công ty rất nhiều sự nỗ lực cố gắng hơnnữa.

Mặc dù việc lập kế hoạch là như vậy, nhưng vấn đề đặt ra là công ty cóthực sự coi trọng kế hoạch đặt ra hay không? Nếu như công tác lập kế hoạchđược thực sự coi trọng thì phương pháp lập kế hoạch này sẽ giúp rất nhiềucho công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm Ngược lại, nếu công tác lập kếhoạch không được coi trọng số liệu đưa ra không sát thực thì dù kế hoạch tiêuthụ sản phẩm có chi tiết đến đâu cũng khó khả thi Điều này được đánh giánhư sau:

Xét về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty ta thấy doanhthu dự kiến của công ty về một số mặt hàng như: bộ NT606, nắp bệt PPII, vỏtắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ắc qui, chi tiết xe máy là5.563.878.468đồng tăng 10,12% so với doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm2001.

Sở dĩ có sự tăng lên đó là do doanh thu tiêu thụ dự kiến từng mặt hàngtăng lên Cụ thể:

- Bộ nội thất 606, doanh thu dự kiến là 1.235.903.400đồng, tăng25.555.100đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 2,11% Nếu sovới tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm0,505%.

- Nắp bệt PPII, doanh thu dự kiến là 1.732.821.000đồng, tăng144.001.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 9,06% Nếu so

Trang 26

với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm2,85%.

- Doanh thu dự kiến vỏ tắc te là 570.912.650đồng, tăng91.483.028đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 19,08% Nếu sovới tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm1,81%.

- Doanh thu dự kiến hộp đĩa CD là 430.325.838đồng, tăng29.067.563đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 7,24% Nếu sovới tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm0,575%.

- Doanh thu dự kiến tay vịn ghế tựa là 706.094.400đồng, tăng98.634.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 16,23% Nếu sovới tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm1,95%.

- Doanh thu dự kiến vỏ ắc qui là 489.151.780đồng, tăng86.917.480đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 21,6% Nếu sovới tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm1,72%.

- Doanh thu dự kiến chi tiết xe máy (80101 NG5 9001) là398.669.400đồng, tăng 35.682.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệtăng là 9,83% Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thìmức tăng này chiếm 0,7%.

Doanh thu dự kiến của từng mặt hàng tăng lên là do các nguyên nhânsau:

- Số lượng tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm dự kiến tăng lên:

+ Bộ NT 606 từ 13.199 bộ (năm 2001) lên 13.463 bộ (dự kiến năm 2002).+ Nắp bệt PPII từ 79.441 cái (năm 2001) lên 86.210 cái (dự kiến năm 2002).

Trang 27

+ Vỏ tắc te từ 9.784.278 cái (năm 2001) lên 11.425.454 cái (dự kiếnnăm 2002).

+ Hộp đĩa CD từ 513.775 cái (năm 2001) lên 549.586 cái (dự kiếnnăm 2002).

+ Tay vịn ghế tựa từ 17.762 cái (năm 2001) lên 20.526 cái (dựkiến năm 2002).

+ Vỏ ắc qui từ 68.758 cái (năm 2001) lên 83.473 cái (dự kiến năm2002).

+ Chi tiết xe máy từ 63.682 cái (năm 2001) lên 69.942 cái (dự kiến năm2002).

Việc dự kiến tăng số lượng các sản phẩm tiêu thụ có thể là do số lượngtrong các hợp đồng tăng lên so với năm 2001 Nếu đúng như vậy thì đây làbiểu hiện tốt của công ty, Nhưng số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ tăng cũngcó thể do công ty dự toán nhu cầu tăng lên Trong trường hợp này, công ty cầnphải thận trọng, nếu dự toán sai hoặc không sát sẽ làm kế hoạch mất tính khảthi.

- Giá bán dự kiến tăng lên: chẳng hạn như giá của một bộ NT 606 năm2001 là 91.700đồng, năm 2002 dự kiến tăng lên 91.800đồng.

Hộp đĩa CD giá bán năm 2001 là 781đồng/cái dự kiến tăng lên783đồng/cái năm 2002

Giá bán dự kiến tăng lên có thể là do giá cả thị trường biến động nêncông ty phải điều chỉnh giá tăng, nhưng cũng có thể là do công ty nâng caochất lượng sản phẩm nên dự kiến bán với giá cao hơn

- Kết cấu của các mặt hàng có sự thay đổi (Biểu 3)

BIỂU 3: SO SÁNH KẾT CẤU TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC TẾ NĂM 2001 VỚI KẾ HOẠCH NĂM 2002

Số lượngTỉ lệ(%)Số lượngTỉ lệ(%)

2 Vỏ tắc te 9.784.278 92,93 11.418.253 93,37

Trang 28

3 Hộp đĩa CD 513.775 4,88 549.586 4,494 Tay vịn ghế tựa 17.762 0,168 20.526 0,1675 Vỏ ắc qui

(50380NG5 5020)

68.758 0,653 83.473 0,6826 Chi tiết xe máy

(80101 NG5 9001)

63.682 0,615 69.942 0,591Tổng cộng 10.527.696 100 12.227.990 100Sự tác động của ba nhân tố trên đã dẫn đến sự tăng lên của doanh thudự kiến tiêu thụ sản phẩm năm 2002 so với thực tế năm 2001

III Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công tyNhựa Hà Nội năm 2002.

1 Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công tyNhựa Hà Nội năm 2002.

Để biến khả năng thành hiện thực năm 2002 công ty Nhựa Hà Nội đã tổchức tiêu thụ sản phẩm dưới các hình thức chủ yếu sau :

+ Bán theo hợp đồng kinh tế : Hình thức này được áp dụng đối vớinhững đơn vị, cá nhân có nhu cầu lớn, các bạn hàng thường xuyên Bên cạnhđó công ty còn áp dụng cho các hội buôn bán kế hoạch có khả năng về tàichính và uy tín đối với công ty Cụ thể là trong năm 2002 Công ty đã ký được28 hợp đồng với trị giá gần 10 tỉ đồng Trong đó có những hợp đồng được kívới các khách hàng lớn như công ty Hon Da, công ty sứ Thanh Trì, công tyXe đạp Xuân Hoà

+ Bán lẻ tại cửa hàng : Đây là hình thức bán trực tiếp Hình thức bánnày được hình thành do nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của công ty.Công ty tổ chức bán theo hình thức này thông qua cửa hàng đặt ở mặt tiền củaCông ty Đặc điểm của hình thức bán hàng này là lưu thông hàng hoá đượcđẩy nhanh, thu hồi vốn nhanh, công ty trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùngnên có thể nắm bắt nhanh chóng thị hiếu, nhu cầu của khách từ đó địnhhướng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Và thực tế tại cửa hàngcủa Công ty có rất nhiều chủng loại các mặt hàng được bày biện đẹp mắt,

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội năm 2002. - Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.DOC
nh hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội năm 2002 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w