Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩ mở công ty Nhựa Hà Nội năm 2002.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.DOC (Trang 28 - 33)

III. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội năm 2002.

1.Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩ mở công ty Nhựa Hà Nội năm 2002.

Nhựa Hà Nội năm 2002.

1. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Nhựa Hà Nội năm 2002. Nhựa Hà Nội năm 2002.

Để biến khả năng thành hiện thực năm 2002 công ty Nhựa Hà Nội đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm dưới các hình thức chủ yếu sau :

+ Bán theo hợp đồng kinh tế : Hình thức này được áp dụng đối với những đơn vị, cá nhân có nhu cầu lớn, các bạn hàng thường xuyên. Bên cạnh đó công ty còn áp dụng cho các hội buôn bán kế hoạch có khả năng về tài chính và uy tín đối với công ty. Cụ thể là trong năm 2002 Công ty đã ký được 28 hợp đồng với trị giá gần 10 tỉ đồng. Trong đó có những hợp đồng được kí với các khách hàng lớn như công ty Hon Da, công ty sứ Thanh Trì, công ty Xe đạp Xuân Hoà...

+ Bán lẻ tại cửa hàng : Đây là hình thức bán trực tiếp. Hình thức bán này được hình thành do nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của công ty. Công ty tổ chức bán theo hình thức này thông qua cửa hàng đặt ở mặt tiền của Công ty. Đặc điểm của hình thức bán hàng này là lưu thông hàng hoá được đẩy nhanh, thu hồi vốn nhanh, công ty trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng nên có thể nắm bắt nhanh chóng thị hiếu, nhu cầu của khách... từ đó định hướng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Và thực tế tại cửa hàng của Công ty có rất nhiều chủng loại các mặt hàng được bày biện đẹp mắt,

khoa học và thuận tiện. Và không chỉ bầy bán những sản phẩm của mình mà còn có những sản phẩm khác của công ty Nhựa Tp Hồ Chí Minh cũng được chào bán tại đây như : áo mưa, bình nước... khách đến mua hàng được nhân viên bán hàng tiếp đón tận tình, được giới thiệu về các mặt hàng và hàng hoá khách mua được bao gói cẩn thận trước khi giao cho khách...

+ Bán qua các đại lý : Đây là kênh phân phối ngắn gồm : Công ty - đại lý - người tiêu dùng. Các đại lý được thiết lập bao gồm các tư nhân có nhu cầu làm đại lý cho công ty ở những điểm khác nhau. Hình thức đại lý của công ty là các đại lý bán hàng hưởng hoa hồng có hai mức hoa hồng được áp dụng ở công ty là 2%/ giá bán và 4% giá bán theo từng loại mặt hàng.

Với những hình thức bán hàng này công ty đã đa dạng hoá hình thức phân phối sản phẩm, đáp ứng được phần nào nhu cầu sản phẩm Nhựa trên thị trường.

Thông qua các hình thức bán hàng đó Công ty đã đưa được sản phẩm có uy tín và chất lượng của mình với khách hàng. Nhưng không chỉ chinh phục khách hàng bằng chất lượng sản phẩm của công ty còn tiệp cận khách hàng bằng nhiều biện pháp kinh tế tài chính khác nhau. Hiệu quả của các biện pháp này tuy không lượng hoá được thành con số cụ thể nhưng chúng có tác động rất lớn đến kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty. Các biện pháp đó là :

+ Giá cả hàng hoá :

Công ty Nhựa Hà Nội áp dụng hình thức giá trong kinh doanh là : giá bán buôn và giá bán lẻ. Với những khách hàng mua hàng trị giá từ 500 nghìn đồng trở lên thì công ty cho áp dụng giá bán buôn.

+ Tổ chức công tác thanh toán linh hoạt

Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng cách chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau như : thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hàng đổi hàng...

Về thời hạn thanh toán khách hàng có thể trả ngay, trả chậm trong vòng 1 tháng. Tuỳ theo từng khách hàng khác nhau mà số tiền trả chậm tối đa được qui định khác nhau.

Công ty có một đội ngũ những nhà kế toán tài chính dầy dạn kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ vững vàng, luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng trong thanh toán, đảm bảo việc thanh toán nhanh, an toàn và thuận tiện. Với những khách hàng thanh toán chậm công ty tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Nếu xét thấy đó là nguyên nhân chính đáng thì công ty sẽ tạo điều kiện cho khách hàng thêm một thời gian nữa (7 ngày). Nếu sau 7 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán được thì công ty mới buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn.

+ Giảm cước phí vận chuyển :

Để khuyến khich và thu hút được khách hàng đối với công ty ngày càng nhiều, công ty đã áp dụng việc giảm cước phí vận chuyển với những khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn.

+ Bảo hành sản phẩm :

Tất cả các sản phẩm của công ty bán ra đều được bảo hành. Trong thời gian bảo hành, mọi sản phẩm có biểu hiện không đảm bảo chất lượng, không đúng qui cách, mọi sai sót kỹ thuật xác định được nguyên nhân do thiếu sót trong sản xuất đều được đổi lại, hoặc giảm giá trong từng trường hợp cụ thể sẽ làm khách hàng vừa ý.

Bảo hành sản phẩm không phải là điều gì mới mẻ nhưng mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng, thiếu vắng nó sản phẩm sẽ bị thiếu đi một phần sức thuyết phục, khách hàng sẽ cảm thấy thiếu vắng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình.

Mặc dù công tác tổ chức bán hàng của công ty chưa phải là hoàn thiện, nhưng bằng sự cố gắng sử dụng một số đòn bẩy kinh tế, tài chính, kết quả là

trong năm 2002 công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt được như sau :

(xem biểu 4 ).

Qua biểu 4 ta thấy : số lượng tiêu thụ các mặt hàng có sự biến động so với kế hoạch, giá bán bình quân một sản phẩm của tất cả các mặt hàng đều giảm. Cụ thể là :

- Bộ NT 606 số lượng tiêu thụ kế hoạch là 13463 bộ, nhưng thực tế tiêu thụ được 14.810 bộ, bằng 110% kế hoạch, tăng 1.347 bộ so với kế hoạch.

Giá bán bình quân một bộ NT 606 theo kế hoạch là 91800 đồng, thực tế bán 91661 đồng, bằng 99,84% kế hoạch.

- Nắp bệt PP II : số lượng tiêu thụ kế hoạch là : 86210 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 88.797 cái, bằng 103% kế hoạch, tăng 2.587 cái so với kế hoạch.

Giá bán bình quân một nắp bệt PP II theo kế hoạch bằng 20100 đồng, thực tế bán được 20094 đồng, bằng 99,97% kế hoạch.

- Vỏ tắc te : số lượng tiêu thụ kế hoạch là : 11418253 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 11635200 cái, bằng 101,9% kế hoạch, tăng 216947 cái so với kế hoạch.

Giá bán bình quân một vỏ tắc te theo kế hoạch bằng 50 đồng thực tế bán được 49 đồng, bằng 98% kế hoạch.

- Hộp đĩa CD : Số lượng tiêu thụ kế hoạch là 549586 cái và thực tế tiêu thụ đạt 100% kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá bán bình quân một hộp đĩa CD theo kế hoạch là 783 đồng, thực tế bán 781 đồng, bằng 99,74% kế hoạch.

- Tay vịn ghế tựa : Số lượng tiêu thụ kế hoạch là 20526 cái nhưng thực tế tiêu thụ 20155 cái, đạt 98,19% kế hoạch.

Giá bán bình quân 1 tay vịn ghế tựa thực tế giảm so với kế hoạch là 383 đồng, đạt 98,88% kế hoạch.

- Vỏ ắc quy Honda (50380 GNS 9020) : số lượng tiêu thụ kế hoạch là 83.473 cái, nhưng thực tế tiêu thụ 83306 cái, đạt 99,79% kế hoạch.

Giá bán bình quân một vỏ ắc quy Honda theo kế hoạch là : 5860 đồng, thực tế tiêu thụ 5844 đồng, đạt 99,72% kế hoạch.

- Chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 2001) : số lượng tiêu thụ kế hoạch là 69942 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 84281 cái, đạt 120,5% kế hoạch.

Giá bán bình quân một sản phẩm này theo kế hoạch là 5700 đồng, còn thực tế là 5693 đồng, đạt 99,87% kế hoạch.

Đồng thời với số lượng tiêu thụ và giá bán bình quân 1 sản phẩm có sự giao động giữa thực tế với kế hoạch, thì doanh thu tiêu thụ cũng có sự thay đổi.

So với kế hoạch đặt ra chỉ có các sản phẩm : Bộ NT 606, nắp bệt PP II, chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 9001) là hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra về doanh thu tiêu thụ, còn các sản phẩm : vỏ tắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ắc quy đều có doanh thu không đạt được như dự kiến (vỏ tắc te doanh thu chỉ đạt 99,71%, hộp đĩa CD đạt 99,76%...).

Trên đây là tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, còn nếu ta đem so sánh giữa thực tế tiêu thụ sản phẩm của năm nay so với năm 2001 thì nhận thấy : trong khi giá bán của các loại sản phẩm không có gì biến động lớn thì số lượng sản phẩm tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên :

- Bộ NT 606 tiêu thụ được 14816 bộ, tăng 1611 bộ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,20%.

- Vỏ tắc te tiêu thụ được 11.635.200 cái, tăng 18,91% với số tuyệt đối là 1850922 cái.

- Nắp bột PP II tiêu thụ được 88797 cái, tăng 9356 cái tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,77%.

- Hộp đĩa CD tiêu thụ được 549586 cái, tăng 6,97% với số tuyệt đối là 35811 cái.

- Tay vịn ghế tựa tiêu thụ được 20.155 cái, tăng 2393 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,47 %.

- Vỏ ắc quy Honda (50380 GN5 9020) tiêu thụ được 83.306 cái, tăng 14548 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 21,15%.

- Chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 9001) tiêu thụ được 84.281 cái, tăng 20599 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 32,34%.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 5793402426 đồng tăng 637.647.642 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 12,37%.

Tóm lại : Mặc dù so với năm 2001 thì tình hình tiêu thụ thực tế năm 2002 có tiến bộ hơn và hoàn thành kế hoạch đặt ra, nhưng xét về chi tiết vẫn có những sản phẩm chưa đạt kế hoạch. Và sở dĩ có tình trạng như vậy là do những nguyên nhân cụ thể tác động đến như : Kết cấu mặt hàng bán ra, giá cả... Ta sẽ đi xem xét cụ thể những nhân tố này thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.DOC (Trang 28 - 33)