Đây là bài báo cáo thuyết trình của sinh viên ngành sư phạm Ngữ Văn thuộc học phần Tâm lí học lứa tuổi tâm lí học sư phạm. Chứa đựng nội dung ngắn gọn nhưng lại đầy đủ và sinh động, có dẫn chứng minh họa cụ thể, dễ hiểu
Trang 11. Trần Thị Phương Anh
2. Nguyễn Thị Kim Chi
3. Phạm Thị Chi
4. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
5. Hoàng Thu Hằng
6. Phạm Thị Diễm Hồng
7. Trần Thị Hường
8. Hồ Thị Hồng Liên
9. Trương Phương Linh
10. Nguyễn Thị Trúc Ly
11. Nguyễn Thị Út Mười
12. Trần Thị Hồng Nhạn
13. Trịnh Thị Tuyết Như
14. Trần Nguyễn Kim Phụng
Trang 2A. MỞ ĐẦU 1
1. Nội dung thuyết 2
1.1 Yếu tố bẩm sinh di truyền 2
1.2 Yếu tố môi trường 2
2. Sự ảnh hưởng của thuyết đến sự phát triển tâm lí trẻ 4
3. Nhận định5
3.1 Quan điểm duy vật biện chứng5
3.2 Nhận định6
Trang 3A. MỞ ĐẦU:
Tâm lí học lứa tuổi là khoa học nghiên cứu những đặc điểm tâm lí, các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lí theo lứa tuổi Trong đó, tâm lí trẻ em là nền tảng cơ bản để hình thành và phát triển hoàn thiện nhân cách con người Trẻ em chưa phải là người lớn, nhưng là một con người, một thành viên của xã hội Theo quan điểm của duy vật biện chứng về trẻ em: Trẻ em vận động
và biến đổi theo những qui luật riêng (trẻ em khác người lớn cả về tâm lí, sinh lí) Khi sinh ra trẻ em là con người tiềm tàng Để trở thành người theo đúng nghĩa của nó ,trẻ phảỉ được sống và họat động trong xã hội loài người, được nuôi dưỡng chăm sóc theo kiểu người và được yêu thương
Tất cả trẻ em đều trải qua những bước hoặc những giai đoạn phát triển nhất định Sự tiến bộ không ngừng của đứa trẻ, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ những cấu trúc tâm lí sơ khai đến những cấu tạo tâm lí mới tạo nên những sự kiện đặc trưng trong sự phát triển của trẻ em
Quan điểm duy tâm nói chung coi sự phát triển tâm lí: Sự tăng hay giảm
về số lượng của hiên tượng tâm lí như: số lượng từ ngữ, khả năng trí nhớ, chứ không chuyển biến về chất lượng Đó là sự chín muồi trưởng thành của các yếu
tố sinh vật định sẵn từ trước trong gen di truyền Nó diễn ra một cách tự phát, không tuân theo quy luât và không điều khiển được Quan điểm sai lầm nói trên thể hiện cụ thể ở một số học thuyết
• Thuyết tiền định (bẩm sinh di truyền )
• Thuyết duy cảm (môi trường )
• Thuyết hội tụ 2 yếu tố ( bẩm sinh di truyền và môi trường )
Duy chỉ có thuyết hội tụ 2 yếu tố có sự tổng hợp của 2 thuyết tiền định và duy cảm Đồng thời, ở thuyết này cũng có sự tương tác giữa 2 yếu tố bẩm sinh và môi trường
B. NỘI DUNG:
Trang 41. Nội dung thuyết
Thuyết hội tụ hai yếu tố coi sự phát triển tâm lý của trẻ là do hai yếu tố bẩm sinh – di truyền và môi trường quyết định
1.1. Yếu tố bẩm sinh di truyền
-Các yếu tố bẩm sinh – di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách Các yếu tố bẩm sinh – di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan, những yếu tố này sinh ra đã có, do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị ( bẩm sinh )
-Di truyền là sự tái tạo của đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhất định ( sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng những tư chất và năng lực ) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền
-Ông cha ta từ xưa đã nhận thấy và đúc kết được điều này thông qua những câu ca dao, tục ngữ,
“ Khôn từ trong trứng khôn ra ” ( Tục ngữ) “ Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu ” ( Ca dao ) “ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ” (Tục ngữ )
Bất kể ai cũng đều chịu ảnh hưởng sự di truyền từ đời trước và nhất là là từ cha mẹ của mình Sự di truyền đó không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách, tâm lí của một con người
1.2 Yếu tố môi trường
-Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ.Yếu tố môi trường gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Trang 5• Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học, sinh học Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động,thực vật, đất ,nước,
• Môi trường xã hội: Là 1 hệ thống các quan hệ hiện hữu giữa con người với con người, giữa con người với thế giới đồ vật do con người tạo ra Môi trường xã hội có phổ rất rộng, bao gồm từ môi trường rất cụ thể, ổn định và gần gũi với trẻ như gia đình, nhóm bạn, đến những môi trường linh hoạt và rộng lớn như các phương tiện thông tin, tổ chức xã hội trực tiếp và gián tiếp tác động tới sự phát triển của cá nhân
- Ngoài yếu tố bẩm sinh di truyền thì yếu tố môi trường cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển đặc điểm tâm lí trẻ:
“ Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” (Tục ngữ)
“ Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc đứng gần người khôn” ( Ca dao)
“ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” ( Tục ngữ)
Môi trường xung quanh luôn là nơi để trẻ quan sát, học hỏi những kinh nghiệm, điều hay lẽ phải thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi những điều xấu.Dưới sự tác động của nó đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phản ứng , phát triển nhân cách và tâm lí của trẻ
Như vậy,từ 2 yếu tố trên, các nhà tâm lí học và di truyền học đã đưa một
số ý kiến xoay quanh học thuyết này:
. Nhà di truyền học người Anh S Auerbac cho rằng: “ trình độ phát triển trí tuệ, những năng lực chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân – tất cả những cái đó
là kết quả của sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”
. Nhà tâm lí học người Đức V.Stecnơ và nhà tâm lí học Mỹ Anataxi coi yếu
tố di truyền và môi trường cùng quyết định sự phát triển tâm lí ở con người Họ quan niệm rằng, cả 2 yếu tố này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc
sự phát triên tâm lí Sự tác động qua lại giữa 2 yếu tố này trực tiếp quyết định tâm lí, trong đó yếu tố di truyền giữ vai trò quyết định Môi trường chỉ là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí đã được định sẵn trong gen di truyền thành hiện thực
Trang 62. Sự ảnh hưởng của thuyết đến sự phát triển tâm lí trẻ
- Yếu tố bẩm sinh-di truyền đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành
và phát triển tâm lí nhân cách Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí – những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách Làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhanh, thuận lợi hay chậm chạp, khó khăn
Do bẩm sinh di truyền là những đặc điểm của giải phẩu sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm và cấu tạo và các chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não Những đặc điểm của các hệ thần kinh cấp cao (cường độ, tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần kinh) được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể
Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra với gen di truyền tốt, cơ thể khỏe mạnh, đứa trẻ ấy sẽ phát triển tốt, học hỏi những điều xung quanh rất nhanh, như vậy nhân cách của nó sẽ được hoàn thiện Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra với một cơ thể không bình thường, bị tật nguyền, hay bị thiểu não thì quá trình hình thành nhân cách sẽ diễn ra rất khó khăn và chậm chạp, chậm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ phát tiển bình thường hay những đứa trẻ phát triển tốt Đây chính là một thiệt thòi lớn cho những đứa trẻ sinh ra đã mang trong mình bệnh tật, và nỗi bất hạnh cho gia đình
-Yếu tố bẩm sinh-di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ Vậy yếu tố môi trường có vai trò gì đối với
sự phát triển tâm lí của trẻ?
Môi trường sống luôn ảnh hưởng tới tâm lý trẻ cả hai mặt tốt và xấu Bởi vì trẻ hàng ngày luôn tiếp xúc với các hoạt động xung quanh cuộc sống của nó
Ví dụ: Trong cuộc sống hàng ngày, nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy cảnh người lớn cãi vã, đánh nhau, hoặc nói những điều không hay Tâm lí trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không hay đó Bởi trẻ rất dễ bắt chước và tiếp thu những cái mới, những điều không tốt từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng tới tâm lí trẻ
Và ngược lại nếu trẻ được sống trong một môi trường tốt, thì tâm lí của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt
- Bất cứ một chức năng nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người
Trang 7Di truyền và môi trường đều có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra các mức độ tác động khác nhau cho sự phát triển Ngay từ khi
ra đời con người đã mang yếu tố di truyền và cùng chịu sự tác động của môi trường khác nhau dẫn đến sự nhân cách của mỗi con người khác nhau Sự phát triển của cá nhân diễn ra trong mối quan hệ có sự hiệu chỉnh giữa hoạt động của chủ thể với yếu tố bẩm sinh, di truyền –môi trường đã giải thích vì sao mỗi trẻ
em mang một nhân cách khác nhau
Ví dụ: Nếu như 1 đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, thông minh trong 1 gia đình có truyền thống giáo dục tốt, môi trường xung quanh lành mạnh thì đứa trẻ đó
sẽ có tâm lí ổn định và phát triển nhân cách tốt
Ví dụ: Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ toàn là những người có tri thức, khỏe mạnh thì đứa trẻ được sinh ra ấy sẽ có một cơ thể tốt, được thừa hưởng một phần thông minh của bố mẹ, nhưng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng đứa trẻ ấy lớn lên cũng sẽ thông minh giống bố mẹ của nó, và hoàn thiện nhân cách, nhưng có thể đứa trẻ ấy ham chơi, đua đòi bạn
bè nên học kém, phá phách đứa trẻ ấy chỉ giỏi và có nhân cách hoàn thiện khi
và chỉ khi nó biết phát huy tố chất vốn có của nó, và những hoạt động cố gắng,
nỗ lực của mình trong cuộc sống
3. Nhận định
3.1 Quan điểm duy vật biện chứng:
-Triết học Mác-xít cho rằng : Sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Đó là sự tích luỹ dần
về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cáI mới dựa trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân
sự vật hiện tượng
Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng Đó là một quá trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và có đột biến Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của nó được hình thành và phát triển
-Tâm lý học Mácxít (Vưgotxki) coi lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất
định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trình phát triển chung và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất Sự chuyển tiếp từ giai đọan lứa tuổi này sang lứa tuổi khác gắn liền với việc thay đổi tình
Trang 8huống xã hội, xuất hiện cấu tạo tâm lý mới, thay đổi dạng họat động chủ đạo Có sự đan xen giữa các giai đọan bình ổn và khủng hoảng
3.2 Nhận định
-Thuyết hội tụ 2 yếu tố đề cao sự tác động qua lại của yếu tố bẩm sinh di truyền và môi trường Thuyết thừa nhận đặc điểm tâm lí con người là bất biến
và được định trước do tiềm năng sinh vật di truyền hoặc do ảnh hưởng của môi trường bất biến
-Thuyết hội tụ 2 yếu tố hạ thấp vai trò của giáo dục
- Thuyết phủ nhận tính tích cực hoạt động của cá nhân, coi đứa trẻ như 1 thực thể tự nhiên, thụ động
-Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, thuyết hội tụ 2 yếu tố chỉ là tiền đề và cơ sở để xây dựng nên sự hoàn thiện trong tâm lí trẻ em
C. TỔNG KẾT
Thuyết hội tụ 2 yếu tố cho rằng sự phát triển của trẻ chịu tác động của 2 yếu tố chính là bẩm sinh di truyền và môi trường.Sự tác động qua lại giữa 2 yếu
tố này quyết định đến sự phát triển tâm lí trẻ nhưng sự tác động đó chỉ được ngầm hiểu 1 cách máy móc
Sự phát triển tâm lí trẻ không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra có qui luật.Trong quá trình phát triển tâm lí của từng đứa trẻ có những điểm khác biệt, song bao giờ cũng có những nét chung, thống nhất cho mọi trẻ Tất cả trẻ đều trải qua những bước hoặc những giai đoạn phát triển nhất định Trong 1 số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể phát triển sớm, phát triển muộn hoặc phát triển không bình thường, đó là những trường hợp có những sai lệch trong sự phát triển tâm lí Về nhiều phương diện, trẻ em ngày càng phát triển nhanh hơn so với trước đây Điều này là do sự tiến bộ của các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện kĩ thuật hiện đại, người lớn chú ý nhiều hơn đến việc dạy dỗ và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với cuộc sống mới
Từ học thuyết này; là một nhà sư phạm, giáo viên cần tạo ra môi trường học tập và vui chơi để trẻ phát huy những tiềm năng sẵn có, đồng thời giúp trẻ có điều kiện tiếp thu những cái mới, góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ