MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài 3 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 4 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Phố Châu 4 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 4 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 4 2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên 5 2.1.1.3. Cảnh quan môi trường 6 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 7 2.1.1. Thực trạng phát triển xã hội thị trấn Phố Châu 7 2.1.1.1. Thực trạng dân số lao động và việc làm 7 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế 10 2.2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10 2.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành (các khu vực) kinh tế 11 2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 14 PHẦN III : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu tài liệu 19 3.4.1.1. Số liệu thứ cấp 19 3.4.1.2.Số liệu sơ cấp 20 3.4.2. Phương pháp dự báo, dự tính 20 3.4.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ 20 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng, quy hoạch: 20 3.4.5. Phương pháp tính toán theo định mức 21 3.4.6. Phương pháp thống kê: 21 PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 4.1. Tình hình quản lí và sử dụng đất thị trấn Phố Châu 22 4.1.1. Tình hình quản lí đất đai 22 4.1.1.1. Tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai 22 4.1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính 22 4.1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 22 4.1.1.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 22 4.1.1.5. Thống kê, kiểm kê đất đai 23 4.1.1.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 23 4.1.1.7. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 23 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai thị trấn Phố Châu năm 2014 24 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 24 4.3. Biến động đất đai đất thị trấn Phố Châu 27 4.3.1. Biến động đất đai thị trấn Phố Châu giai đoạn 20102014 27 4.3.2. Biến động đất đai thị trấn Phố Châu giai đoạn 20122014 31 4.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai 36 4.5. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sủ dụng đất 37 4.6. Đánh giá kết quả thực hiện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 2014 39 4.6.1. Kết quả đạt được: 39 4.6.2. Một số tồn tại: 40 4.6.3. Nguyên nhân: 40 4.7. Đánh giá hiệu quả của kinh tế xã hội môi trường của việc sử dụng đất 41 4.7.1. Hiệu quả kinh tế 41 4.7.2. Hiệu quả về xã hội 42 4.7.3. Hiệu quả về môi trường 42 4.8. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất. 43 4.8.1. Giải pháp về chính sách 43 4.8.2. Giải pháp về vốn đầu tư 44 4.8.2. Giải pháp về vốn nguồn nhân lực 45 4.8.3. Các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 45 4.8.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường 46 4.8.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 46 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận 47 5.2. Kiến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 1Tôi xin cam đoan rằng ,mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ởn đầy đủ và các thông báo trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõ có nguồn gốc
Hà Nội ngày 21 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Trần Thanh Tú
Trang 2nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai của Trường Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội, đã tạo điều kiện cho Em được làm đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Giáo – Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Hoàng Nguyệt Ánh trong suốt thời gian vừa qua đã không quản ngại khó khăn, đã nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ để Em có thể hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các cán bộ trong phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Sơn, những người đã trực tiếp hướng dẫn và cho Em nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực tập tại địa phương
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người thân, gia đình những người đã luôn bên cạnh Em, cổ vũ tinh thần và đã ủng hộ Em trong suốt thời gian qua
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 34
Trang 5CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
CNH – HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá
Trang 6PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn vốn to lớn của mỗi Quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất Luật đất đai 1993 nước cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam khẳng định”Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá,là tư liệu sản suất đặc biệt,là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội…Trải qua bao thế
hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức với tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay Vì vậy có thể nói đất đai có vai trò vô cùng quan trọng
Trong tiến trình lịch sử của loài người,con người và đất đai có mối quan
hệ không thể tách rời Đất đai là tài sản vô tận của con người, dựa vào đất đai con người tạo ra những sản phẩm duy trì sự tồn tại của mình Khi dân số tăng, nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, vi thế con người sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lên đất đai Đất đai tác động lên tất cả các mặt của đời sống kinh
tế, xã hội Đất đai là địa điểm,cơ sở của thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giáo dục,giao thông, thủy lợi Đất đai cung cấp nguyên liệu cho các ngành xây dựng như; gạch, ngói, gốm, sứ…ngoài ra còn tham gia vào ngành sản xuất của xã hội như một công cụ đặc biệt Đối với nước ta là một nước nông nghiệp thì đất đai càng quan trọng, là yếu tố hàng đầu không thể thiếu Đất đai là nguồn của cải, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia, là một trong những bộ phận lãnh thổ của đất nước Như vậy đất đai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mà còn có vai trò quan trọng trong vấn
đề an ninh quốc gia
Trang 7Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cho cả lâu dài, nhưng việc thực hiện quy hoạch đóng vai trò quyêt định tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đau phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, có như vậy thì việc sử dụng đất mới khắc phục được tình trạng lãng phí đất, đồng thời hạn chế được những tiêu cực và bức xúc của xã hội trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Việc lập và thực hiện quy hoach sử dụng đất tại thị trấn Phố Châu- huyện Hương Sơn- tỉnh Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống nhân dân cung như phát triển kinh tế chung của huyện.Muốn đạt đựơc hiệu quả cao trong việc thực hiện quy hoạch cần có những giải pháp cụ thể về: tài chính, khoa học-kỹ thuật, chính sách …Với mục tiêu giúp địa phương nhìn nhận, đánh giá kết quả thực hện phương án quy hoạch sử dụng đất, phân tích đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất; khắc phục những nội dung
sử dụng đất bất hợp lý, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh những nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Vì vậy việc nghiên cứu đè tài :
“Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010- 2014” là rất cần thiết
Trang 81.2 Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
a) Mục tiêu
- Đánh giá về diều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Tình hình quản lý và sử dụng đất thị trấn Phố Châu
- Hiện trang sử dụng đất đai thị trấn Phố Châu năm 2014
- Biến động đất đai đất đai thị trấn Phố Châu năm 2010- 2012
- Biến động đất đai đất đai thị trấn Phố Châu năm 2012- 2014
- Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai
- Đánh giá kết quả thực hiện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010- 2014
- Đánh giá tác động của phương án lên kinh tế- xã hội- môi trường
- Đễ xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
b)Yêu cầu
- Đánh giá đúng thực trạng và đầy đủ các chỉ tiêu sử dụng đất đã được
ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015
- Đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và coi đây như cơ sở khoa học để lập phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo, tránh tình trạng quy hoạch treo như trước đây
Trang 9PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Phố Châu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của huyện Hương Sơn Có tọa độ địa lý từ 105029’25’’ đến 105030’42” Vĩ độ Bắc và từ
18030’20” đến 18032’18” Kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp xã Sơn Giang và xã Sơn Trung
- Phía Nam giáp xã Sơn Hàm
- Phía Đông giáp xã Sơn Phú và xã Sơn Trung
- Phía Tây giáp xã Sơn Diệm
Thị trấn Phố Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 463,62 ha Có
khoảng 2km đường Quốc lộ 8A, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài khoảng 2,25km
b, Địa hình
Thị trấn Phố Châu là một xã đồng bằng, nằm ở phía Đông của huyện miền núi Hương Sơn Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẻ sông ngòi và đồi núi thấp có độ cao từ 80 – 100m
c, Khí hậu
Thị trấn Phố Châu mang đặc điểm của khu IV cũ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Bên cạnh đó thị trấn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam ( gió Lào ) khô nóng vào mùa hè, gây hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp Khí hậu ở đây có thể chia làm hai mùa rõ rệt:
Trang 10*Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10, thường khô và nóng Số giờ nắng
trung bình là 180 – 190 giờ/tháng Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( tháng 7) là 39,40C Bão xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11, kéo theo những đợt mưa lớn trên diện rộng đã gây nên những đợt lũ kéo dài Gió Tây Nam ( gió Lào) khô và nóng ảnh hưởng trực tiếp gây nên những đợt hạn hán
*Mùa mưa: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Số giờ nắng trung bình là
60 – 70 giờ/ tháng Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 150 Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, nhiệt
độ có khi xuống dưới 100C Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2189
mm (riêng các tháng 9, 10, 11 lượng mưa khoảng 1355 mm), độ ẩm trung bình là 84,25%, cao nhất là 93%, thấp nhất là 68%, số giờ nắng bình quân khoảng 144 giờ/tháng, tháng cao nhất là 257 giờ (tháng 7), tháng thấp nhất là
47 giờ (tháng 12)
d, Thủy văn
Trên địa bàn thị trấn có sông Ngàn Phố chảy qua bắt nguồn từ núi Giăng Màn ở biên giới Việt – Lào, đồng thời còn có nhiều hồ đập với dung tích nước lớn có ảnh hưởng đến thủy chế của hệ thống sông ngòi và mực nước ngầm trong đất Nhìn chung nguồn nước mặt ở đây đảm bảo dủ nước tưới cho sản xuất và đủ nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn
2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của thị trấn Phố Châu khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình Loại đất này có tầng dày thích hợp với
Trang 11nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh
b,Tài nguyên nước:
Thị trấn Phố Châu có nguồn nước mặt khá phong phú được lấy từ sông
Ngàn Phố qua hệ thống kênh mương, tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp Ngoài ra trên địa bàn thị trấn có các hệ thống các khe đập có lưu lượng nước lớn, nhưng về mùa khô thường bị khô hạn nên việc cấp nước để
sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt còn nhiều hạn chế Nguồn nước ngầm
tuy chưa thăm dò khảo sát để đánh giá trữ lượng , nhưng qua thực tế cho thấy nguồn nước ngầm của thị trấn khá dồi dào, mực độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm, trung bình từ 3 – 6m Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt , ngoài ra dân cư ở trung tâm thị trấn đã được dùng nước máy Hiện tại có
45% số hộ được dùng nước sạch từ nhà máy nước
c, Tài nguyên nhân văn
Với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân trong thị trấn hiếu học, cần cù, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất chính là nguồn tài nguyên nhân văn vô giá để thị trấn Phố Châu có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn tới Với truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm năm 1999 Thị trấn Phố Châu vinh
dự được Đảng và Nhà nước tặng “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
2.1.1.3 Cảnh quan môi trường
Thị trấn vừa có sông vừa có núi, nơi đây có cảnh quan khá sinh động
Là một thị trấn đang phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện, có chợ, nhiều cửa hàng dịch vụ…, có hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhưng mức
độ ô nhiễm vẫn còn tương đối cao Đặc biệt là hệ thống tiêu chưa thực sự
Trang 12hoàn thiện đã phần nào làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước Ngoài ra tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân Sử dụng nhiều các chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt cỏ và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp và các xưởng, xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái cho thị trấn.
Nhận xét chung
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, khoa học
kỹ thuật của huyện Hương Sơn, là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây ( quốc lộ 8A ) của tỉnh Hà Tĩnh, là vùng địa linh nhân kiệt Đất đai tương đối thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, cảnh quan môi trường hài hòa, là đầu mối của các tuyến giao thông thủy bộ như: hệ thống sông Ngàn Phố, Quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường liên huyện, liên xã khác Đây còn là điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện, là cầu nối với khu du lịch Nước Sốt Bên cạnh đó thị trấn Phố Châu còn có nhiều hạn chế như: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt thường có bão lớn vào mùa mưa và gió Tây Nam khô nóng vào mùa khô gây ra hạn hán Thị trấn có mật độ dân số khá đông, công tác môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập Tuy là trung tâm huyện lỵ nhưng trình độ thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều bất cập, các ngành nghề phụ chủ yếu do nhân dân tự phát và chưa có định hướng phát triển dài hạn
2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội
2.1.1 Thực trạng phát triển xã hội thị trấn Phố Châu
2.1.1.1 Thực trạng dân số lao động và việc làm
a, Biến động dân số
Tình hình biến động dân số thị trấn Phố Châu – huyện Hương Sơn – tỉnh
Hà Tĩnh được thể hiện theo bảng 1
Trang 13Bảng 1: Tình hình biến động dân số thị trấn Phố Châu qua giai đoạn
2010–2014
1 Tổng dân số đầu năm Người 9660 9721 9800 9867 9935
- Số sinh trong năm Người 135 125 149 98 119
2 Tổng dân số cuối năm Người 9721 9800 9867 9935 9995
3 Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,63 0,81 0,68 0,69 0,60
- Tỷ lệ tăng dân số TN % 0,79 0,72 1,03 0,47 0,51
- Tỷ lệ tăng dân số CH % -0,16 0,09 -0,35 0,22 0,09
Nguồn:phòng điều tra dân số
Qua bảng 1 cho thấy: Dân số thị trấn Phố Châu tính đến cuối năm 2014
là 9995 nhân khẩu và 2451 hộ Quy mô hộ là 4,07 Tỷ lệ phát triển dân số là 0,6 %
*Hiện trạng dân số và đất ở: Thị trấn Phố Châu gồm 18 khối Hiện
trạng dân số và đất ở của thị trấn được thể hiện qua bảng 2
Trang 14Bảng 2: Tình hình phân bổ dân cư theo các khối ở thị trấn Phố Châu
Các khối
Số khẩu (người)
Tổng số hộ ( hộ)
Hộ tồn đọng (hộ)
Nguồn: UBND thị trấn Phố Châu
Qua bảng 2 cho thấy: Sự phân bố dân cư ở các thôn trong xã tương đối đồng đều Khối đông dân nhất là khối 10 với 859 nhân khẩu và 190 hộ, khối
ít nhất là khối 17 với 332 nhân khẩu và 80 hộ Toàn thị trấn có 2451 hộ, trong
đó có 65 hộ tồn đọng chưa có nhà ở đang phải sống chung với hộ khác Đây
là những đối tượng đang có nhu cầu về đất ở và cần được giải quyết trong tương lai
*Lao động và việc làm: Tổng số lao động chính của thị trấn năm 2014 là
4258 người trong đó tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp Số lượng lao động hàng năm không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trang 152.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
2.2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn Phố Châu đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Châu được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế thị trấn Phố Châu giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Triệu đồng
1 Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 77550 84530 93829 105098 118761
3 Giá trị sản xuất nông nghiệp Tr.đồng 27298 28233 29087 30058 30165
4 Giá trị sản xuất
5 Giá trị sản xuất DV-TM Tr.đồng 28694 32375 36969 43195 51543
6 Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng 5,5 7,2 9 11,3 14
Nguồn: UBND thị trấn Phố Châu
Như vậy qua bảng trên ta thấy năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt 108.761.000.000 đồng, tăng 13% so với năm 2013 Tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt mức khá cao 13% và bình quân thu nhập/người là 14.000.000 đồng/năm tăng rõ rệt so với các năm trước
2.2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành (các khu vực) kinh tế
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 30.165.000.000 đồng chiếm 25,4
% tổng giá trị nền kinh tế xã Cụ thể:
Trang 16*Về ngành trồng trọt: Lúa là cây trồng chính của thị trấn, diện tích gieo trồng bình quân hàng năm là 135ha, năng suất trung bình đạt 8,5ha Trong
những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được thực hiện khá mạnh mẽ nhưng do điều kiện giao thông nội đồng và giao thông trong các khối chưa thực sự tạo điều kiện để người dân sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó ruộng đồng đang manh mún cũng hạn chế việc cơ giới hóa Trong những năm qua, UBND thị trấn đã chỉ đạo kinh tế nông nghiệp, trọng tâm tuyển chọn các loại giống mới cho năng suất cao, có sức chống chịu sâu bệnh phù hợp với điều kiện đồng đất xã để canh tác nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả cao do hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, năng suất hàng năm vẫn tăng đều nhưng không đáng kể Đối với cây màu, chủ yếu chọn các giống ngô, lạc lai, đậu đỗ các loại cho năng suất cao
* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chăn nuôi tiếp tục phát triển khá Đàn
gia súc, gia cầm chủ yếu là hươu, dê, lợn, trâu, bò, gà, vịt… Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tự cung, tự cấp thực phẩm, lấy phân bón, giải quyết nhu cầu sức kéo tại địa phương
* Về nuôi trồng thủy sản:Diện tích nuôi trồng thủy sản của thị trấn là
0,85ha, so với mặt bằng chung thì rất ít, tuy nhiên với điều kiện thuận lợi như gần sông, nhiều ao hồ trong khu dân cư nên nhân dân trong thị trấn đã có phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua và
thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trong những năm qua do chưa có chế độ đầu tư thích hợp nên sản lượng đạt được vẫn còn thấp, chất lượng chưa được tốt, chưa khai thác hết các tiềm năng của địa phương
Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Phố Châu được thể hiện ở bảng 4
Bảng 4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Phố Châu
Trang 17Đơn vị: tấn /ha
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Nguồn: UBNDthị trấn Phố Châu.
Qua bảng trên cho thấy năng suất và sản lượng lúa hàng năm tăng một mức đáng kể, số lượng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh so với năm 2010 góp
Trang 18phần đảm bảo an ninh lương thực cho người dân cũng như đảm bảo đời sống ngày một đi lên Trong kỳ tớí cần phát triển đồng đều đàn gia súc gia cầm.
*Về hoạt động thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển mạnh Cho đến nay, đã hình thành và phát triển các ngành nghề như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, đồ mộc, gò gàn, may mặc… góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ vẫn là thế mạnh, chính vì vậy cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn đặc biệt quan tâm, khuyến khích phát triển
Đã có hơn 1000 cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng được đầu tư mở rộng, hoạt động có hiệu quả cao, đã thu hút được hàng trăm lao động có việc làm ổn định, thu nhập khá Bên cạnh đó là dịch vụ vận tải tăng nhanh, cho đến nay trên địa bàn có 39 hộ có ôtô khách, 32 hộ có ôtô tải, 21 hộ có xe du lịch… Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 37,053 tỷ đồng
và của ngành thương mại – dịch vụ đạt 51,543 tỷ đồng
2.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Hương Sơn nên trong địa giới hành chính của thị trấn có nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp Toàn thị trấn có 76 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn Hiện tại cơ sở hạ tầng
đã được các cơ quan đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh Các cơ quan tổ chức trên địa bàn thị trấn Phố Châu được thể hiện qua bảng 5
Bảng 5: Diện tích các cơ quan tổ chức trên địa bàn thị trấn
Đơn vị: ha
TÊN CƠ QUAN
Diện tích (ha)
TÊN CƠ QUAN
Diện tích (ha)
Trường tiểu học I 0,36 Ngân hàng chính sách xã hội 0,18
Trang 19Trạm thú Y Hương Sơn 0,05 Bảo hiểm xã hội 0,08Phòng GD & ĐT Hương Sơn 0,13 Ủy ban dân số GĐ&TE 0,13Trung tâm Văn hóa thể thao 1,37 Viện kiểm sát nhân dân 0,12Trường mầm non II 0,14 Trạm khí tượng Hương Sơn 0,53Trường THCS Nguyễn Tuấn
Trung tâm GDTX Hương Sơn 0,46 Ủy ban MTTQ huyện
Trung tâm dạy nghề Hương Sơn 0,33 Công ty cổ phần TM & DL
Bắc Hà Tĩnh 0,07Trường mầm non I 0,13 Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh 0,37Bến xe khách Hương Sơn 0,11 Công ty SCĐB 474 0,16Trung tâm Y tế Hương Sơn 1,58 Công ty SCĐB 496 0,35Trạm Y tế thị trấn Phố Châu 0,15 Công ty CP Dược & TB
Điện lực Hà Tĩnh 0,09 Hội đông y Hương Sơn 0,05
Ngân hang NN&PT nông thôn 0,38 UBND thị trấn Phố Châu 0,69
Bưu điện huyên Hương Sơn 0,27 UBND thị trấn Phố Châu 1,60
Nguồn: UBND Thị trấn Phố Châu
Trường mầm non 2 vừa xây dựng ,trang thiết bị còn chưa đầy đủ, để đảm bảo việc dạy và học đạt hiệu quả cao cần tu sửa và bổ sung các trang thiết bị để các em học sinh được giáo dục trong môi trường tốt nhất, việc quá tải của bênh viên Đa Khoa Hương Sơn cũng là vấn đề ấp bách cần giải quyết,
để đảm bảo được sức khỏe của người dân cần tu sửa bệnh viện, bổ sung cán
bộ thêm cán bộ y tế và mở rộng diện tích bênh viện
a Giao thông
Trang 20Mạng lưới giao thông của thị trấn được phân bố đều cho tất cả các khối Các tuyến giao thông chính như sau:
Quốc lộ 8A chạy qua địa bàn dài 2,0 km rộng 41,5m ( bao gồm cả chỉ giới giao thông), nền đường rải nhựa 8,0m đây là tuyến giao thông chính của huyện Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn thị trấn 2,25km rộng 48m chất lượng khá tốt, đây là tuyến giao thông chính nối từ quốc lộ 8A đi theo hướng Nam-Bắc của thị trấn Đường nội thị từ quốc lộ 8A qua Uy ban huyện dài 1,9km, rộng 10m, chất lượng nền đường khá tốt Các tuyến đường nhánh, đường phụ trong thị trấn đã được nhựa hoặc Bê tông hóa khoảng 80-90%
b Thủy lợi
Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ
thống sông Ngàn Phố và đập Khe Mơ với tổng chiều dài là 25,0km Hệ thống
mương tiêu trên địa bàn thị trấn đang manh mún, chưa đồng bộ
c Giáo dục
Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ dân trí Thực hiện nghị quyết Trung Ương về giáo dục và đào tạo trong những năm qua chính quyền và các ban ngành đoàn thể của thị trấn đã tích cực tham gia công tác giáo dục, chú trọng đầu tư phát triển từ các khối đến toàn thị trấn, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học cả ba cấp nhà trường Các phong trào chống
tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục được thực hiện triệt để Với cơ sở hạ
tầng của thị trấn về cơ bản đã đảm bảo phần nào chất lượng giáo dục đào tạo, không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đến lớp, thi tốt nghiệp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao
d Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thường xuyên quan tâm Mạng lưới y tế ngày càng được cũng cố Từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị, hoạt động y tế dự phòng có chuyển biến, dịch bệnh
Trang 21xảy ra được dập tắt kịp thời Tổ chức tốt các chương trình y tế Quốc gia như tiêm chủng mở rộng Bệnh viện huyện nằm trên địa bàn thị trấn có diện tích là 1,58ha, ngoài ra trong thị trấn còn có trạm y tế có diện tích 0,15ha và một cơ quan của hội đông y có diện tích 0,05 ha Công tác dân số gia đình và trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức để động viên kịp thời, tổ chức thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình cho tất
cả cộng đồng
e Công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao của thị trấn Phố Châu phát triển mạnh như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giải cao Hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở được duy trì và phát triển tốt, nội dung hoạt động đã hướng về đời sống văn hóa cơ sở, tổ chức tốt các lễ hội, xây dựng hương ước làng, xã Đến nay các địa phương đã có quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện cuộc vận động xây dựng làng xã văn hóa, gia đình văn hóa, văn minh Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên Đài truyền thanh của 18 khối được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt về chủ trương đường lối của Đảng
f Quốc phòng, an ninh
Thị trấn thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng công an đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra Thị trấn chỉ đạo công an xây dựng quy chế kế hoạch để thực hiện công tác hàng ngày và trực 24/24 giờ
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người dân nhằm quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các đối tượng phạm pháp để chủ động ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, 100% thanh niên từ 17 tuổi trở lên đăng ký nghĩa vụ quân sự Làm tốt công tác
Trang 22nghĩa vụ quân sự địa phương Nhân dân thị trấn Phố Châu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thi trấn đã được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Sự năng động sáng tạo trong lao động sản xuất được thử thách trong từng thời kỳ đổi mới,
đã chứng tỏ sức mạnh về sự đoàn kết nhất trí cao của các cơ quan ban ngành
và nhân dân trong thịu trấn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị trấn, làm cho thị trấn Phố Châu ngày càng đổi mới phát triển theo hướng đô thị hóa
Trang 23PHẦN III : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010- 2014
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong phạm vi địa giới hành chính thị trấn Phố Châu huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích 463,62ha
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010-2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình quản lý và sử dụng đất thị trấn Phố Châu
- Hiện trang sử dụng đất đai thị trấn Phố Châu năm 2010
- Biến động đất đai đất đai thị trấn Phố Châu năm 2010- 2012
- Biến động đất đai đất đai thị trấn Phố Châu năm 2012- 2014
- Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai
- Đánh giá kết quả thực hiện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2010- 2014
- Đánh giá tác động của phương án lên kinh tế- xã hội- môi trường
- Đễ xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu tài liệu
3.4.1.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho các mục đích nghiên cứu như : các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tư liệu về kinh tế xã hội; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của xã
Trang 243.4.1.2.Số liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bố đất đai phục vụ nhu cầu của con người, khoanh vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu dân cư Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra
3.4.2 Phương pháp dự báo, dự tính
Dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động, phép ngoại suy toán học, phương pháp chuyên gia để đưa dự báo trong tương lai về năng suất cây trồng, năng suất gia súc, khả năng phát triển ngành dự báo dân số, lao động
3.4.3 Phương pháp minh họa trên bản đồ
Mọi thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ tích hợp, tạo thành tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch giao thông, thủy lợi, bản đồ địa hình
Đây là một phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất Thông qua hệ thống bản đồ chúng ta sẽ thấy được mọi thông tin cần thiết, song phương pháp này cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người thực hiện phải
có kỹ năng làm bản đồ
Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng, quy hoạch:
Bước 1: Tập hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu cần thiết Bước 2: Kiểm tra, đánh giá, phân loại bản đồ hiện trang sử dụng đất và
các tài
liệu được sử dụng
Bước 3: Xử lý, tổng hợp và chuyển vẽ nội dung, biên tập và trình bày
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương
Trang 253.4.5 Phương pháp tính toán theo định mức
Tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng đất và các hình thức tổ chức lãnh thổ mới đưa và định mức của Nhà Nước Phương pháp dự báo dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động, phép ngoại suy toán học để đưa ra các dự báo trong tương lai về khả năng phát triển ngành, dự báo dân số
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong quy hoạch sử dụng đất để dự đoán và tạo ra các hình thức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động, dân số …
Phương pháp này cũng có một số hạn chế, nó bị giới hạn về số lượng phương án và việc lựa chọn phương án chỉ là kết quả so sánh tương đối giữa các phương án với nhau, chứ chưa tìm được phương án thực sự tối ưu
3.4.6 Phương pháp thống kê:
Từ tài liệu, số liệu thu thập được qua điều tra tiến hành thống kê theo các chỉ tiêu kinh tế, tình hình sử dụng đất của xã qua đó thấy được mối quan
hệ và sự phụ thuộc giữa các chỉ tiêu
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là do số đối tượng nghiên cứu lớn nên kết quả thu được đôi khi cũng không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của các sự kiện và hiện tượng
Trang 26PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình quản lí và sử dụng đất thị trấn Phố Châu
4.1.1 Tình hình quản lí đất đai
4.1.1.1 Tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của Nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao
sử dụng ổn định lấu dài, chủ trương dồn đổi ruộng đất, chủ trương chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v
4.1.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
Thực hiện chỉ thi 364/CT, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, thị trấn Phố Châu đã cùng xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính Hồ sơ địa giới
đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm vi lãnh thổ thị trấn đã ổn định Không có tranh chấp với các xã giáp ranh
4.1.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2002 thị trấn đã đo đạc địa chính chính quy với một bộ bản đồ có số liệu chính xác Đây là cơ sở giúp cho công tác quản lý và sử dụng được tốt và có hiệu quả, công tác quản lý biến động cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời Hiện thị trấn đã có bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ vào bản đồ địa chính
4.1.1.4 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất