1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ứng dụng quy trình tạo hồ sơ màu cho các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

71 492 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 7,54 MB

Nội dung

Tính mới và sáng tạo: Việc tạo hồ sơ màu là một vấn đề đã được đề cập khoảng 10 năm trở lại đây ở Việt Nam, trên thực tế, việc ứng dụng quản trị màu trên một hệ thống cụ thể, đánh giá đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TẠO HỒ SƠ MÀU CHO CÁC DOANH NGHIỆP

IN VỪA VÀ NHỎ.

MÃ SỐ: T2009 - 93

S 0 9

S KC 0 0 2 9 6 1

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA IN & TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: GV ThS Nguyễn Long Giang

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUY TRÌNH

TẠO HỒ SƠ MÀU CHO CÁC DOANH NGHIỆP IN VỪA VÀ NHỎ

Mã số: T2009-93

Trang 3

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và đơn vị phối hợp chính:

1 ThS Nguyễn Long Giang

2 KS Trần Huy Cường

3 Khoa In & Truyền Thông trường ĐH SPKT TPHCM

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài .2

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

1.3 Mục đích đề tài .3

1.4 Giới hạn nghiên cứu 3

1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.8 Phương pháp nghiên cứu .4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Đặc tính phục chế màu của thiết bị 6

2.1.1 Đặc tính của máy quét 6

2.1.2 Đặc tính của máy in .7

2.2 Khoảng phục chế màu của thiết bị 8

2.3 Hệ thống quản trị màu (CMS) .10

2.3.1 Hồ sơ màu của thiết bị (Device Profile) .10

2.3.2 Không gian kết nối profile (PCS) .15

2.3.3 Module quản trị màu (CMM) 16

2.3.4 Ánh xạ khoảng phục chế màu (Rendering intent) .18

2.4 Qui trình quản trị màu 22

2.5 Quản trị màu trong sản xuất in 23

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUI TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN TRỊ MÀU TRÊN HỆ THỐNG IN THỬ TẠI XƯỞNG CHẾ BẢN KHOA IN & TRUYỀN THÔNG 3.1 Trang thiết bị và phần mềm hiện có .27

3.1.1 Danh sách trang thiết bị, phần mềm hiện có 27

3.1.2 Công dụng và những tính cơ bản của các phần mềm .28

3.1.2.1 Prinect Color Proof Pro 28

3.1.2.2 Prinect Color Toolbox 29

3.1.2.3 Prinect MetaDimension PrintManager 29

3.1.2.4 CHROMiX ColorThink Pro 30

3.2 Lưu đồ quản trị màu cho in thử .31

3.3 Qui trình thực hiện quản trị màu của hệ thống in thử tại Xưởng Chế bản - Khoa In và Truyền thông 33

3.4 Qui trình tạo profile cho máy quét 34

Trang 5

3.5.3 Các bước tiến hành 38

3.5.4 Một số điểm cần lưu ý .41

3.6 Qui trình tạo profile giấy cho máy in thử EPSO N Stylus PRO 7600 42

3.6.1 Thiết bị và phần mềm sử dụng 42

3.6.2 Trình tự tiến hành 42

3.6.2.1 Định chuẩn máy in và tạo tập tin tuyến tính hoá 42

3.6.2.2 Tạo profile giấy 45

3.6.3 Một số điểm cần lưu ý 47

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN THỬ TẠI XƯỞNG CHẾ BẢN, KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG 4.1 Mục đích thực nghiệm 49

4.2 Đối tượng thực nghiệm 49

4.3 Thực nghiệm 1 49

4.3.1 Nội dung .49

4.3.2 Giả thiết thực nghiệm 49

4.3.3 Các bước tiến hành .50

4.3.4 Tiêu chí đánh giá 51

4.3.5 Đánh giá 52

4.3.6 Kết luận 52

4.4 Thực nghiệm 2 53

4.4.1 Nội dung 53

4.4.2 Giả thiết thực nghiệm 53

4.4.3 Các bước tiến hành .53

4.4.4 Tiêu chí đánh giá 56

4.4.5 Đánh giá 56

4.4.6 Kết luận 56

4.5 Kết luận chung 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

Trang 6

ĐH SPKT TP HCM

KHOA IN & TRUYỀN THÔNG

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình tạo hồ sơ màu cho các doanh

nghiệp in vừa và nhỏ

- Mã số: T2009-93

- Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Long Giang

- Cơ quan chủ trì: Khoa In & Truyền thông

- Thời gian thực hiện: 9/2009 đến 4/2010

2 Mục tiêu: Xây dựng quy trình tạo hồ sơ màu tại một phân xưởng cụ thể và ứng

dụng vào thực tế

3 Tính mới và sáng tạo: Việc tạo hồ sơ màu là một vấn đề đã được đề cập khoảng

10 năm trở lại đây ở Việt Nam, trên thực tế, việc ứng dụng quản trị màu trên một hệ thống cụ thể, đánh giá độ chính xác của việc ứng dụng và đưa ra một quy trình cụ thể vẫn chưa được quan tâm đúng mức Đề tài này sẽ đáp ứng được yêu cầu thiết thực này

4 Kết quả nghiên cứu: Với quy trình tạo hồ sơ màu và kết quả thực nghiệm, đề tài

đã đưa ra được quy trình tạo hồ sơ màu và ứng dụng quy trình quản trị màu vào sản xuất

5 Sản phẩm: Quy trình tạo hồ sơ màu

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Với kết quả đạt được, đề tài có thể được nhân rộng ra ở các doanh nghiệp in

vừa và nhỏ theo phương thức chuyển giao công nghệ

Trang 8

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU

Trang 9

1.1 Lý do chọn đề tài:

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm trên mức bình thường Chất lượng của sản phẩm in, đặc biệt

là bao bì, tạp chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó Một trong những vấn

đề mà các doanh nghiệp in phải đối đầu để đảm bảo chất lượng là vấn đề kiểm soát màu in, hay nói cách khác là vấn đề quản trị màu phải được quan tâm để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Quản trị màu được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên việc ứng dụng màu vào công việc sản xuất cụ thể nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức Đây chính là hạn chế

mà các doanh nghiệp in đang gặp phải

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp in vừa và nhỏ trang bị đầy đủ các thiết

bị phục vụ cho việc quản trị màu nhằm đảm bảo chất lượng tờ in, nhưng vẫn chưa đưa vào ứng dụng cho sản xuất Một quy trình quản trị màu với đầy đủ các chi tiết kỹ thuật đi kèm sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện tình trạng này

Có rất nhiều nhà quản trị sản xuất ở các doanh nghiệp cho rằng chỉ việc đầu

tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quản trị màu, ngay tức khắc vấn đề

về màu sắc của tờ in sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất Đây là một quan điểm sai, khi đưa quản trị màu vào sản xuất trực tiếp, các nhà quản trị sản xuất mới phát hiện ra vấn đề này Một kiến thức sâu về mặt ứng dụng quản trị màu vào trong một hệ thống sản xuất cụ thể sẽ giúp các nhà quản trị sản xuất tránh được quan điểm chủ quan này

Khoa In & Truyền thông trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đưa môn học “Lý thuyết màu” vào chương trình giảng dạy, tuy nhiên việc ứng dụng vào sản xuất, vấn đề “thực hành” vẫn chưa được thực hiện đầy đủ Với trang thiết bị hiện có ở xưởng chế bản, khoa In & truyền thông có khả năng đưa “thực hành” vào môn học “Lý thuyết màu”

Tất cả lý do trên là cơ sở để người thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng quy trình tạo hồ sơ màu cho các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

Trang 10

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở nước ta vào năm 2004 có một luận văn thạc sĩ về quản trị màu được thực hiện tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Khoa In và truyền thông – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã có 2

đề tài nghiên cứu về quản trị màu đó là:

• Tìm hiểu việc quản lí màu giữa các chương trình chế bản chuyên nghiệp - năm 2002

• Nghiên cứu quản lí màu trong in thử - năm 2006

Các đề tài trên đã nêu được các cơ sở lý thuyết và giới thiệu được những ứng dụng cơ bản của quản trị màu

1.4 Giới hạn nghiên cứu:

Do điều kiện có hạn về máy móc, thiết bị nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trong việc ứng dụng quản trị màu phục vụ việc kiểm soát màu trên hệ thống in thử tại Xưởng Chế bản – Khoa In và truyền thông Đây là cơ sở để nhân rộng ra ở các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

Cụ thể sẽ làm những việc như sau:

Trang 11

1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu:

• Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài qua đó hệ thống hóa các

kiến thức cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng quản trị màu

• Nhiệm vụ 2 : Xây dựng qui trình thực hiện quản trị màu cho hệ thống in

thử tại Xưởng Chế bản – Khoa In và truyền thông

• Nhiệm vụ 3 : Thực nghiệm quản trị màu trên máy in thử Epson Stylus Pro

7600 tại Xưởng Chế bản - Khoa In và truyền thông

1.8 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:

1 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: (phục vụ nhiệm vụ 2, 3)

• Tham khảo trực tiếp và gián tiếp các thông tin về ứng dụng quản trị màu từ các chuyên gia

2 Phương pháp thực nghiệm: (phục vụ nhiệm vụ 3)

• Thực hiện các bước ứng dụng quản trị màu để kiểm soát màu cho máy in thử Epson Stylus Pro 7600

3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1, 2 )

• Phân tích và tổng hợp tài liệu về ứng dụng quản trị màu

Trang 12

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU

Trang 13

1.1 Lý do chọn đề tài:

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm trên mức bình thường Chất lượng của sản phẩm in, đặc biệt

là bao bì, tạp chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó Một trong những vấn

đề mà các doanh nghiệp in phải đối đầu để đảm bảo chất lượng là vấn đề kiểm soát màu in, hay nói cách khác là vấn đề quản trị màu phải được quan tâm để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Quản trị màu được đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên việc ứng dụng màu vào công việc sản xuất cụ thể nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức Đây chính là hạn chế

mà các doanh nghiệp in đang gặp phải

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp in vừa và nhỏ trang bị đầy đủ các thiết

bị phục vụ cho việc quản trị màu nhằm đảm bảo chất lượng tờ in, nhưng vẫn chưa đưa vào ứng dụng cho sản xuất Một quy trình quản trị màu với đầy đủ các chi tiết kỹ thuật đi kèm sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện tình trạng này

Có rất nhiều nhà quản trị sản xuất ở các doanh nghiệp cho rằng chỉ việc đầu

tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quản trị màu, ngay tức khắc vấn đề

về màu sắc của tờ in sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất Đây là một quan điểm sai, khi đưa quản trị màu vào sản xuất trực tiếp, các nhà quản trị sản xuất mới phát hiện ra vấn đề này Một kiến thức sâu về mặt ứng dụng quản trị màu vào trong một hệ thống sản xuất cụ thể sẽ giúp các nhà quản trị sản xuất tránh được quan điểm chủ quan này

Khoa In & Truyền thông trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đưa môn học “Lý thuyết màu” vào chương trình giảng dạy, tuy nhiên việc ứng dụng vào sản xuất, vấn đề “thực hành” vẫn chưa được thực hiện đầy đủ Với trang thiết bị hiện có ở xưởng chế bản, khoa In & truyền thông có khả năng đưa “thực hành” vào môn học “Lý thuyết màu”

Tất cả lý do trên là cơ sở để người thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng quy trình tạo hồ sơ màu cho các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

Trang 14

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở nước ta vào năm 2004 có một luận văn thạc sĩ về quản trị màu được thực hiện tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Khoa In và truyền thông – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã có 2

đề tài nghiên cứu về quản trị màu đó là:

• Tìm hiểu việc quản lí màu giữa các chương trình chế bản chuyên nghiệp - năm 2002

• Nghiên cứu quản lí màu trong in thử - năm 2006

Các đề tài trên đã nêu được các cơ sở lý thuyết và giới thiệu được những ứng dụng cơ bản của quản trị màu

1.4 Giới hạn nghiên cứu:

Do điều kiện có hạn về máy móc, thiết bị nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trong việc ứng dụng quản trị màu phục vụ việc kiểm soát màu trên hệ thống in thử tại Xưởng Chế bản – Khoa In và truyền thông Đây là cơ sở để nhân rộng ra ở các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

Cụ thể sẽ làm những việc như sau:

Trang 15

1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu:

• Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài qua đó hệ thống hóa các

kiến thức cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng quản trị màu

• Nhiệm vụ 2 : Xây dựng qui trình thực hiện quản trị màu cho hệ thống in

thử tại Xưởng Chế bản – Khoa In và truyền thông

• Nhiệm vụ 3 : Thực nghiệm quản trị màu trên máy in thử Epson Stylus Pro

7600 tại Xưởng Chế bản - Khoa In và truyền thông

1.8 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:

1 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: (phục vụ nhiệm vụ 2, 3)

• Tham khảo trực tiếp và gián tiếp các thông tin về ứng dụng quản trị màu từ các chuyên gia

2 Phương pháp thực nghiệm: (phục vụ nhiệm vụ 3)

• Thực hiện các bước ứng dụng quản trị màu để kiểm soát màu cho máy in thử Epson Stylus Pro 7600

3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (phục vụ nhiệm vụ 1, 2 )

• Phân tích và tổng hợp tài liệu về ứng dụng quản trị màu

Trang 16

CHƯƠNG 2:

CƠ sỞ lí lUậN

Trang 17

ĐẶC TíNH PHụC CHế Màu CỦa THIếT bị

2.1

Tại sao chúng ta không thể chỉ quét một bức ảnh, xem nó trên màn hình, rồi in

nó ra và có được màu sắc giống nhau từ đầu đến cuối? Câu trả lời là mỗi một thiết bị đều có những đặc tính riêng biệt của nó Quá trình phục chế sẽ chỉ đem lại những kết quả chính xác nếu chúng ta hiểu và nắm rõ các đặc tính riêng của mỗi thiết bị

Đặc tính của máy quét

2.1.1

Mỗi máy quét có một khả năng phục chế màu khác nhau nên khi dùng các máy quét khác nhau để quét cùng một bài mẫu thì kết quả thu được sẽ khác nhau

Máy quét B Máy quét A

Trang 18

Đặc tính của máy in

2.1.2

Khả năng thay đổi của thiết bị cũng xảy ra khi chúng ta in Các giá trị CMYK đại diện cho lượng mực màu tương ứng cần có để tạo ra một màu cho trước Tuy nhiên, các máy in riêng biệt có các công nghệ in khác nhau, mực in khác nhau và loại giấy khác nhau Vì thế cho dù các máy in tuân thủ một cách chặt chẽ các thông số màu này đi chăng nữa thì kết quả in ra trên các máy vẫn khác biệt nhau

Trang 19

KHoảNG PHụC CHế Màu CỦa THIếT bị

2.2

Khoảng phục chế màu là phạm vi màu mà một thiết bị có thể tái tạo được Khoảng phục chế màu của thiết bị là một trong số các đặc tính riêng biệt của thiết bị

và nó được ghi nhận trong quá trình tạo lập hồ sơ màu cho thiết bị đó

Hệ màu cộng RGB (red, green, blue) và hệ màu trừ CMY (cyan, magenta, yellow) Hình 2-3

Màn hình, máy quét, máy ảnh kĩ thuật số tạo ra màu sắc bằng việc sử dụng hệ màu RGB (màu cộng) Còn các thiết bị in tạo ra màu sắc bằng việc sử dụng hệ màu CMY (màu trừ) Trên thực tế, các công nghệ dành cho máy in còn sử dụng thêm mực black (K) để tăng chiều sâu màu cho hình ảnh in, chính vì vậy mà hệ màu CMY thường được gọi là CMYK

Trang 20

Khoảng phục chế màu của màn hình (khung lưới màu đỏ) lớn hơn nhiều so với Hình 2-5

của máy in (khối màu).

So sánh khoảng phục chế màu của hai thiết bị in khác nhau.

Hình 2-6

Trang 21

HỆ THỐNG QuảN TRị Màu (CoLoR MaNaGEMENT sYsTEM) 2.3

Hệ thống quản trị màu dựa trên nền tảng ICC gồm 4 thành phần cơ bản sau:

Hồ sơ màu của thiết bị (Device Profile)

Do đó để thực hiện được quản trị màu trị, mỗi thiết bị phải có một hồ sơ để chỉ

rõ đặc tính phục chế màu của nó; máy in phải có hồ sơ màu của máy in, máy quét phải có hồ sơ màu của máy quét Hình ảnh được tạo ra bởi thiết bị nào thì phải tuân thủ những đặc tính phục chế màu được qui định bởi hồ sơ màu của thiết bị đó Vì vậy,

nguyên tắc vàng cho việc quản trị màu là “Hình ảnh phải đi đôi với Profile”.

Về bản chất, hồ sơ màu mô tả mối quan hệ giữa các giá trị màu RGB hoặc CMYK với màu sắc thực sự mà những giá trị đó sẽ tạo ra Nói cách khác, hồ sơ màu

là nơi ấn định các giá trị CIE XYZ hoặc CIE Lab tương ứng với các giá trị RGB và CMYK đã cho Cần lưu ý là hồ sơ màu không làm thay đổi đặc tính của thiết bị, nó chỉ mô tả đặc tính đó mà thôi

Hồ sơ màu phù hợp với tiêu chuẩn ICC1 (ICC profile) cho phép nó làm việc với tất cả các hệ thống màu Hồ sơ màu ColorSync trên Mac và các hồ sơ màu dưới dạng icm hay icc trên PC đều tuân thủ các qui chuẩn chung của ICC

Việc chuyển đổi không gian màu luôn phải cần đến hai hồ sơ màu: một hồ sơ màu nguồn (source profile) và một hồ sơ màu đích (destination profile) Hồ sơ màu

1 ICC là tên tắt của Hiệp hội màu quốc tế (International Color Consortium)

Trang 22

nguồn sẽ cho hệ thống quản trị màu biết màu sắc được đến từ đâu, còn hồ sơ màu đích

sẽ cho cho hệ thống quản trị màu biết màu sắc sẽ đi đến đâu

Như vậy, nguyên tắc vàng thứ hai trong quản trị màu là “Profile nguồn - Không

gian kết nối profile (PCS) - Profile đích”.

PCS

Profile nhập Profile xuất

Hồ sơ màu nguồn và hồ sơ màu đích Hình 2-7

Người ta phân loại hồ sơ màu theo nhiều cách khác nhau:

Phân loại theo chức năng 2.3.1.1

Hồ sơ màu của thiết bị xuất (output Profile)

Hồ sơ màu của thiết bị xuất sẽ cho biết khoảng rộng màu sắc mà một máy in ở một điều kiện in xác định có thể phục chế được

Để tạo hồ sơ màu cho máy in, một loạt các ô màu khác nhau phải được in ra và

đo bằng thiết bị đo màu quang phổ Những giá trị đo được từ các ô màu này sẽ được nhập vào phần mềm tạo profile Phần mềm sẽ so sánh những giá trị màu đã biết trước của các ô màu với các màu sắc thực sự được tạo ra bởi máy in, rồi căn cứ vào dữ liệu

từ kết quả so sánh này để tính toán và tạo hồ sơ màu

Trang 23

Thiết bị đo màu quang phổ tờ in

Hồ sơ màu của màn hình (Monitor Profi le)

Hồ sơ màu của màn hình được tạo ra sau khi hoàn tất quá trình cân chỉnh màu cho màn hình bằng thiết bị đo màu màn hình thông qua việc so sánh các giá trị và các màu mà nó đọc được với một tập hợp các giá trị và các màu tham chiếu đã biết trước

Hồ sơ màu của màn hình cho phép màn hình thể hiện màu sắc của ảnh chính xác hơn Khoảng rộng tông độ (dynamic range), hay mức độ tương phản (contrast level) của màn hình bị giới hạn bởi độ sáng (brightness) tối đa mà nó có Các màn hình LCD đời mới có độ sáng cao hơn các màn hình CRT thế hệ cũ, và do đó có khả năng tạo ra khoảng rộng tông độ lớn hơn

Trang 24

Thiết bị đo màu màn hình

Hồ sơ màu của thiết bị nhập (Input Profi le)

Khả năng mô tả đặc tính thiết bị nhập của hồ sơ màu hoàn toàn phụ thuộc vào giới hạn của bảng kiểm tra màu được dùng để tạo profi le

Với các máy quét, sự giới hạn này thường không phải là vấn đề bởi vì người

ta có thể tạo ra bảng kiểm tra màu có khoảng rộng tông độ và khoảng phục chế màu giống như của bất kì hình ảnh nào được quét

Nhưng với máy ảnh kĩ thuật số thì khác, chúng chụp các màu sắc từ thế giới thực tốt hơn rất nhiều so với khả năng có thể có của các bảng kiểm tra màu Cho nên dẫn đến việc phần mềm tạo profi le cho máy ảnh kĩ thuật số phải thực hiện quá trình ngoại suy các màu nằm ngoài khoảng phục chế của bảng kiểm tra màu Vì lí do này mà việc tạo profi le cho các máy ảnh kĩ thuật số bị giới hạn

Trang 25

GretagMacbeth Color Checker SG

Phân loại theo cấu trúc bên trong của hồ sơ màu 2.3.1.2

Xét về cấu trúc bên trong, chúng ta chia hồ sơ màu thành hai dạng là: ma trận (Matrix) và bảng tra (LookUp Table)

Cả hai dạng hồ sơ màu này đều chứa điểm trắng của thiết bị Hồ sơ màu dạng

ma trận có dung lượng rất nhỏ, trong khi đó profi le màu dạng bảng tra có dung lượng lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều

Hồ sơ màu dạng ma trận là một hệ toán học được xây dựng từ ba thành phần màu cơ bản của thiết bị và một số đường cong tông độ đơn giản, được tổ chức theo

ma trận 3 x 3 Hồ sơ màu dạng bảng tra chứa nhiều thông tin hơn, cùng với một bảng tra cho phép chúng ta xác định giá trị đầu vào và giá trị đầu ra tương ứng của nó Hồ

sơ màu dạng ma trận được sử dụng cho những thiết bị đơn giản, chẳng hạn như các máy quét và màn hình, trong khi đó hồ sơ màu dạng bảng tra được sử dụng cho các thiết bị phức tạp hơn, chẳng hạn như các máy in

Hiện nay có rất nhiều hồ sơ màu khác nhau được sử dụng, và hầu hết trong số

đó là ở dạng ma trận Ưu điểm của hồ sơ màu dạng ma trận là tốc độ chuyển đổi và khả năng chuyển đổi thuận nghịch

Trang 26

Phân loại theo xuất xứ của profile 2.3.1.3

Hồ sơ màu tự tạo (Custom Profile):

Đây là loại hồ sơ màu được sử dụng phổ biến nhất và cho độ chính xác cao nhất, bởi vì chúng mô tả một cách chính xác các đặc tính riêng của thiết bị và tình trạng bên trong thiết bị đó Tự tạo hồ sơ màu là một trong những công việc quan trọng bậc nhất trong quản trị màu, do vậy những nội dung về tạo profile cho máy quét, màn hình và máy

in sẽ được trình bày chi tiết trong các mục tương ứng ở phần tiếp theo

Hồ sơ màu được tạo bởi nhà sản xuất thiết bị (Generic Profile):

loại hồ sơ màu do nhà sản xuất thiết bị cung cấp, thường được cài đặt như trình điều khiển thiết bị (driver) Nhà sản xuất thường cung cấp một hồ sơ màu chung cho mỗi model của thiết bị, cho nên hồ sơ màu này chỉ đại diện cho một thiết bị trung bình trong model đó

Hồ sơ màu được tạo theo các chuẩn qui định (Process Profile):

bị hoạt động tuân thủ theo một chuẩn qui định cụ thể nào đó, chẳng hạn như sRGB, SWOP thì ta có thể sử dụng các hồ sơ màu đã được tạo sẵn cho các chuẩn này Loại hồ sơ này được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất in, nó giúp có được kết quả chính xác về màu nếu quá trình chạy máy in đảm bảo tuân thủ theo những tiêu chuẩn đã được chấp nhận dành cho in ấn - “điều kiện

in tham chiếu” - như SNAP, GRACol, SWOP Loại hồ sơ màu này có hạn chế là nếu vì một lí do nào đó mà thiết bị sai lệch so với chuẩn đã qui định thì khi đó kết quả sẽ không còn chính xác nữa

Không gian kết nối profile (PCs)

2.3.2

Trong lưu đồ làm việc hiện đại, các hình ảnh đến từ rất nhiều nguồn, được xem trên những thiết bị hiển thị khác nhau, và được in trên những máy in có công nghệ

Trang 27

Profile connection space (PCS)

Hệ thống quản trị màu theo cơ chế mở (open-loop) sử dụng Hình 2-8

không gian kết nối profile (PCS) để kết nối nhiều thiết bị với nhau

Hình ảnh đến từ một máy quét có thể được gửi đến một màn hình hay gửi ra một máy in.

PCS giúp chúng ta có thể làm việc với một số lượng lớn các thiết bị trong khi vẫn duy trì được sự quản lý đối với rất nhiều kết nối giữa các thiết bị với nhau.Giả sử chúng ta cần kết nối một nhóm có a thiết bị với một nhóm khác có b thiết

bị thì về lí thuyết chúng ta cần phải có đến a x b số kết nối, trong khi đó với sự hiện diện của PCS thì chúng ta chỉ cần a + b số kết nối mà thôi Đây chính là một lợi ích

thiết thực và rất rõ ràng mà hệ thống quản trị màu mang lại

Module quản trị màu (CMM)

2.3.3

Hệ thống quản trị màu sử dụng CMM để chuyển đổi các giá trị từ các không gian màu nguồn đến PCS và từ PCS đến bất kì không gian màu đích nào Thông qua các ICC profile, CMM sẽ tính ra giá trị màu CIE XYZ hoặc CIE Lab từ giá trị màu

Trang 28

RGB hoặc CMYK của thiết bị nguồn; ngược lại nó cũng sẽ giúp tính ra giá trị màu RGB hoặc CMYK từ các giá trị màu CIE XYZ hoặc CIE Lab cho thiết bị đích.

+

CMM Apple, Adobe (ACE), Kodak, Agfa, Heidelberg, 3M

Phần mềm ứng dụng

Hệ điều hành Các hồ sơ màu

Chuyển đổi dữ liệu hình ảnh thông qua module quản trị màu Hình 2-9

Thông thường, CMM là một phần của hệ điều hành và được viết bởi chính hãng sản xuất hệ điều hành, chẳng hạn như ColorSync trên hệ điều hành Macintosh hay Microsoft ICM trên hệ điều hành Windows Tuy nhiên ngày càng có nhiều CMM được viết và phát triển bởi các hãng khác như CMM của Adobe, Heidelberg, Kodak, 3M, Agfa và được sử dụng trong các lưu đồ làm việc với các yêu cầu về giao tiếp phần mềm và phần cứng của riêng họ

Trang 29

ánh xạ khoảng phục chế màu (Rendering intent)

2.3.4

Nếu một thiết bị không có khả năng phục chế được một màu nào đó do sự giới hạn về khoảng phục chế màu thì hệ thống quản trị màu sẽ dùng đến các kiểu ánh xạ khoảng phục chế màu để tìm ra màu thay thế thích hợp cho nó

Ánh xạ khoảng phục chế màu theo kiểu Perceptual

a

Kiểu ánh xạ này giúp giữ nguyên mối quan hệ về mặt thị giác giữa các màu đúng theo sự cảm nhận tự nhiên của mắt người Điều này được thực hiện bằng cách nén toàn bộ khoảng phục chế màu của profile nguồn sao cho vừa khít vào trong khoảng phục chế màu của profile đích

Kiểu ánh xạ này có thể làm cho bản thân các giá trị màu bị thay đổi, cũng như làm suy giảm về độ bão hoà màu trên toàn bộ hình ảnh Nhưng điều quan trọng là mối quan hệ giữa các màu trong hình ảnh vẫn được bảo toàn

Kiểu ánh xạ này là lựa chọn thích hợp cho các hình ảnh có nhiều màu nằm ngoài khoảng phục chế của profile đích Đây là kiểu ánh xạ chuẩn trong in ấn ở Nhật Bản

Ánh xạ khoảng phục chế màu theo kiểu Relative Colorimetric

Trang 30

ban đầu là màu nền của giấy xanh lá (điểm trắng của không gian màu nguồn) sẽ được chuyển

thành màu nền của giấy xanh dương (điểm trắng của không gian màu đích).

Đối với những hình ảnh chỉ có một phần nhỏ màu sắc nằm ngoài khoảng phục chế của profile đích thì kiểu ánh xạ này sẽ cho kết quả tốt hơn kiểu ánh xạ Perceptual

vì nó giúp bảo toàn nhiều màu sắc gốc của hình ảnh hơn

Đây là kiểu ánh xạ chuẩn trong in ấn ở Bắc Mĩ và Châu Âu

Ánh xạ khoảng phục chế màu theo kiểu Absolute Colorimetric

c

Kiểu ánh xạ này giống với kiểu ánh xạ Relative Colorimetric ở chỗ nó cho phép bảo toàn sự hiện diện của những màu nằm trong khoảng phục chế màu của profile đích và chỉ dịch chuyển các màu nằm ngoài khoảng phục chế về các tông màu có thể phục chế được gần nhất

Điểm khác biệt so với kiểu ánh Relative Colorimetric nằm ở chỗ kiểu ánh xạ Absolute Colorimetric không thực hiện quá trình ánh xạ điểm trắng

Trang 31

của chiếc nón ban đầu là màu nền của giấy xanh lá (điểm trắng của không gian màu nguồn)

sẽ được phục chế lại giống như vậy trên màu nền của giấy xanh dương.

Như vậy, Absolute Colorimetric giúp bảo toàn sự chính xác về màu cho dù có sự khác biệt về điểm trắng giữa không gian màu nguồn và đích Kiểu ánh xạ này thích hợp cho in thử mềm (softproof) nhờ khả năng giả lập màu sắc của tờ in cuối cùng trên màn hình cũng như thích hợp cho việc giả lập phương pháp in hay điều kiện in này bằng một phương pháp in hay điều kiện in khác Mặt khác, kiểu ánh xạ này đặc biệt hữu ích khi cần xem trước sự ảnh hưởng của màu giấy đến các màu được in Lời khuyên là không nên sử dụng kiểu ánh xạ này cho in ấn thông thường

Ánh xạ khoảng phục chế màu theo kiểu Saturation

d

Kiểu ánh xạ Saturation cố gắng duy trì các màu ở độ bão hoà cao nhất bằng cách tận dụng toàn bộ khoảng phục chế màu của thiết bị đích Nói một cách khác, nó sẽ cố gắng tạo cho màu sắc trong hình ảnh càng rực rỡ ràng tốt và hoàn toàn không quan tâm đến sự chính xác về màu

Kiểu ánh xạ này phù hợp với các tranh ảnh cho trẻ em, đồ thị và biểu đồ, vì điều quan trọng đối với các tranh ảnh và đồ thị này là phải có độ sáng, màu sắc sặc sỡ giúp cho chúng được rõ ràng và dễ hiểu chứ không đòi hỏi phải đạt độ chính xác cao về màu sắc

Trang 32

Hình gốc

Ánh xạ kiểu Perceptual

Ánh xạ kiểu Saturation

Ánh xạ kiểu Relative Colorimetric

Ánh xạ kiểu Absolute Colorimetric Các kết quả ánh xạ khoảng phục chế màu

Hình 2-13

Trang 33

Khi sử dụng module quản trị màu (CMM) để chuyển đổi dữ liệu từ không gian màu này sang không gian màu khác, chúng ta cần phải chỉ định profile nguồn và profile đích để CMM biết các màu được đến từ đâu và các màu sẽ đi đến đâu Thường thì chúng ta phải chọn một kiểu ánh xạ khoảng phục chế màu cụ thể để xác định cách

mà chúng ta muốn màu sắc đi đến đó Trường hợp không có có tùy chọn nào để xác định kiểu ánh xạ thì điều đó có nghĩa là ứng dụng đã chọn kiểu ánh xạ mặc định của profile (kiểu ánh xạ đã được thiết lập sẵn bởi phần mềm tạo profile), thông thường đây

sẽ là kiểu ánh xạ Perceptual

QuI TRÌNH QuảN TRị Màu

2.4

Một qui trình quản trị màu gồm ba giai đoạn cơ bản:

Cân chỉnh thiết bị (Calibration):

1 Đây quá trình tạo ra điều kiện ổn định ban đầu, và khi cần ta có thể cho thiết bị trở về trạng thái đã lập đó

Mô tả đặc tính của thiết bị (Characterization):

2 Xác định không gian màu

mà thiết bị có thể phục chế

Chuyển đổi không gian màu (Conversion):

3 Đây là quá trình chuyển hình ảnh từ không gian màu này sang một không gian màu khác

Mô tả đặc tính của thiết bị

Chuyển đổi không gian màu

Cân chỉnh thiết bị

Tính kế thừa trong qui trình quản trị màu ngày nay Hình 2-14

Trang 34

Qui trình quản trị màu này mang tính chất kế thừa, nghĩa là mỗi giai đoạn thực hiện phụ thuộc vào giai đoạn đã được thực hiện trước đó Do đó, việc mô tả đặc tính của thiết bị chỉ có thể thực hiện được theo một điều kiện cân chỉnh thiết bị đã định trước Hệ thống bắt buộc phải ổn định, điều này có nghĩa là thiết bị phải được giữ không bị lệch đi so với định chuẩn gốc của nó Nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến toàn

bộ mô hình dạng tháp (Hình 3-1), khi đó việc mô tả đặc tính của thiết bị sẽ không thể thực hiện được và đương nhiên làm ảnh hưởng đến kết quả của việc chuyển đổi không gian màu

QuảN TRị Màu TRoNG sảN XuấT IN

2.5

Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng nhiều loại vật liệu khác nhau Ngày nay, một quá trình sản xuất in thông thường

sẽ gồm những công đoạn phục chế sau:

Hình ảnh được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số hoặc quét lại bằng máy quét

1

để chuyển từ dạng analog thành dạng kĩ thuật số

Hình ảnh kĩ thuật số được xử lí bằng các phần mềm máy tính chuyên dụng,

2

sau đó được tổ chức, sắp xếp với các thành phần khác (chữ, hình đồ hoạ) để tạo nên các trang in Tiếp đến, các trang in được bố trí thành maquette bình trang cho tờ in Trong giai đoạn này thì nội dung và kết quả của các hình ảnh, trang in và tờ in hoàn toàn được thể hiện thông qua màn hình máy tính

In thử để khách hàng kí duyệt

3

Chế tạo khuôn in và in sản lượng

4

Trang 35

140 g/m 2

Các công đoạn phục chế trong sản xuất in Hình 2-15

Trong suốt quá trình phục chế, màu sắc in sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại thiết

bị dùng để phục chế như loại máy chụp hoặc máy quét, loại màn hình, loại máy in thử, loại máy in sản lượng

Ngoài ra, các loại vật tư sử dụng trong quá trình in như giấy in và mực in cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc phục chế màu sắc in Đôi khi, chỉ cần thay đổi một trong những yếu tố này thì màu sắc khi in sẽ khác biệt rất nhiều

Ngày đăng: 04/09/2016, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w