1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu quy trình công nghệ sấy phấn ong

64 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

SẤY THĂNG HOA [8,11,12,13] Quá trình sấy thăng hoa là quá trình tách nước ra khỏi thực phẩm nhờ sự chuyển pha trực tiếp từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi ở điều kiện nhiệt độ thấp v

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY PHẤN ONG

MÃ SỐ: SV41-2009

Tp Hồ Chí Minh, 2010

S 0 9

S KC 0 0 2 5 5 0

Trang 2

- -

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Mã số: SV2009 – 41

GVHD: ThS Nguyễn Tấn Dũng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy

MSSV: 06116083 Nguyễn Thị Thủy Tiên MSSV: 06116087 Ngành: Công nghệ thực phẩm Khoa: Công nghệ hóa học và thực phẩm

Tp Hồ Chi ́ Minh, 3/2010

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp

đỡ của quý thầy cô và các bạn

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tấn Dũng đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, trung tâm Việt Hàn, quý thầy cô trong Bộ môn thực phẩm - Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm – trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi hoàn thành đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Tp.HCM, tháng 3 năm 2010 Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ăn uống là một nhu cầu quan trọng của con người Ngày nay, người ta không những quan tâm đến số lượng mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng của thực phẩm Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng được con người chú ý nghiên cứu và sử dụng Phấn ong là một loại thực phẩm có giá trị cao cả về dinh dưỡng và kinh tế Thế nhưng người Việt Nam chúng ta còn chưa sử dụng nhiều loại thực phẩm này do đây là một loại thực phẩm lạ Hơn nữa, những phương pháp bảo quản phấn ong hiện nay như phơi, sấy đã làm mất đi phần nào giá trị dinh dưỡng của nó Sấy thăng hoa là một phương pháp sấy hiện đại, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Vì thế, việc áp dụng sấy thăng hoa vào việc bảo quản phấn ong là điều cần thiết để có thể sử dụng tốt loại thực phẩm quý này

Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sấy phấn ong” không ngoài mong muốn trên Trong thời gian thực hiện đề tài, dù đã cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm mong nhận được

sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Lời mở đầu ii

Mục lục iii

Danh sách hình v

Danh sách bảng vi

GIỚI THIỆU vii

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước vii

Tầm quan trọng của đề tài vii

Đối tượng nghiên cứu viii

Mục đích đề tài viii

Phương pháp nghiên cứu viii

Giới hạn đề tài viii

Chương 1: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU

I Đặc điểm con ong 1

II Phấn ong 2

III Thành phần hóa học và dinh dưỡng của phấn ong 6

IV Lợi ích của phấn ong 7

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ SẤY THĂNG HOA

I Một số khái niệm cơ bản 10

I.1 Độ ẩm của vật 10

I.2 Ẩm trong vật liệu 11

II Sấy thăng hoa 12

II.1 Lịch sử và tình hình sử dụng công nghệ sấy thăng hoa 13

II.2 Nguyên lý sấy thăng hoa 14

II.3 Thiết bị sấy thăng hoa 17

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I Xác định các thông số nhiệt – vật lý của phấn ong 25

I.1 Phương pháp xác định khối lượng riêng 25

I.2 Phương pháp xác định hệ số dẫn nhiệt 25

I.3 Phương pháp xác định nhiệt dung riêng 27

I.4 Phương pháp xác định hàm lượng ẩm có trong nguyên liệu 28

II Xây dựng mô hình toán truyền nhiệt lạnh đông–xác định nhiệt độ lạnh đông tối ưu 28

II.1 Xây dựng mô hình toán truyền nhiệt lạnh đông 29

II.2 Thiết bị, dụng cụ và tiến hành nghiên cứu 32

Trang 7

III Thiết lập mô hình toán truyền nhiệt – tách ẩm trong điều kiện sấy thăng hoa 32

III.1 Các giả thiết xây dựng mô hình toán 32

III.2 Giải mô hình toán 34

III.3 Mô hình toán xác định biến thiên hàm ẩm trong điều kiện sấy thăng hoa 37

III.4 Xác định điểm kết thúc giai đoạn sấy thăng hoa chuyển sang sấy chân không 37

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

I Các thông số nhiệt vật lý của phấn ong 39

II Xác định tỉ lệ nước đóng băng theo nhiệt độ lạnh đông 41

III Xác định đường cong sấy và thời gian sấy thăng hoa 42

IV Xác lập quy trình công nghệ sấy phấn ong 47

Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Thùng nuôi ong

Hình 1.2 Một cầu ong

Hình 1.3 Ong thợ, ong chúa và ong đực

Hình 1.4 Cấu tạo hạt phấn hoa

Hình 1.5 Thu phấn ong

Hình 1.6 Phấn ong tự nhiên và trên thị trường

Hình 2.1 Đồ thị giản đồ P-t của nước

Hình 2.2 Biểu diễn quá trình sấy thăng hoa

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy thăng hoa

Hình 2.4 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống thăng hoa cấp đông riêng

Hình 2.5 Buồng sấy thăng hoa

Hình 2.6 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng hoa liên tục, dạng băng tải Hình 2.7 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng hoa liên tục, dạng vít tải Hình 2.8 Cấu tạo thiết bị ngưng tụ - đóng băng không có bộ phận cào, dạng ống xoắn Hình 2.9 Cấu tạo thiết bị ngưng tụ - đóng băng có bộ phận cào

Hình 2.10 Hệ thống sấy thăng hoa DS-3

Hình 3.1 Sơ đồ mạch điện của thiết bị đo hệ số dẫn nhiệt  [W/(m.K)]

Hình 3.2 Sơ đồ mạch điện của thiết bị đo nhiệt dung riêng c[kJ/(kg.K)]

Hình 3.3 Mô hình dạng tấm phẳng

Hình 3.4 Mô hình dạng tấm phẳng dài vô hạn

Hình 3.5 Nghiệm phương trình (3.41)

Hình 4.1 Quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian lạnh đông

Hình 4.2 Nghiệm phương trình đặc trưng (4.6)

Hình 4.3 Đồ thị đường cong sấy thăng hoa phấn ong

Hình 4.4 Sơ đồ quy trình công nghệ sấy thăng hoa phấn ong

Hình 4.5 Phấn ong sấy thăng hoa

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của phấn ong

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của phấn hoa bắp

Bảng 1.3 Hàm lượng các acid amin trong 100g phấn ong

Bảng 1.4 Hàm lượng vitamin trong 100g phấn ong tươi

Bảng 2.1 Tổn thất vitamin trong quá trình sấy thăng hoa

Bảng 2.2 Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá

Bảng 4.1 Bảng số liệu thực nghiệm xác định độ ẩm

Bảng 4.2 Bảng số liệu thực nghiệm xác định khối lượng riêng

Bảng 4.3 Bảng số liệu thực nghiệm xác định hệ số dẫn nhiệt

Bảng 4.4 Bảng số liệu thực nghiệm xác định nhiệt dung riêng

Bảng 4.5 Các thông số nhiệt – vật lý của phấn ong

Bảng 4.6 Các thông số nhiệt – vật lý của phấn ong

Bảng 4.7 Số liệu thực nghiệm giữa thời gian và nhiệt độ lạnh đông

Bảng 4.8 Hàm thực nghiệm  = f(T) và các hệ số a1, b1, c1 của phấn ong

Bảng 4.9 Kết quả tính toán tỉ lệ nước đóng băng theo Te, τ của phấn ong

Bảng 4.10 Nhiệt độ lạnh đông tối ưu khi nước đóng băng hoàn toàn

Bảng 4.11 Các thông số nhiệt vật lý

Bảng 4.12 Nghiệm phương trình đặc trưng của phương trình (3.46)

Bảng 4.13 Số liệu tính toán độ biến thiên hàm ẩm theo thời gian sấy

Trang 10

Tuy nhiên, sản phẩm phấn ong chưa được sử dụng nhiều trên thị trường Việt Nam do đây còn là một sản phẩm lạ, chưa được nhiều người biết đến Hơn nữa, việc bảo quản phấn ong còn nhiều khó khăn nên những nghiên cứu về phấn ong ở nước ta ít

và hầu như chưa có nơi nào áp dụng việc sấy thăng hoa phấn ong

Năm 2007, Công ty cổ phần ong mật Đăk Lăk có tiến hành đề tài thử nghiệm sấy phấn ong bằng máy sấy chân không Kết quả bước đầu đã cho thấy phấn ong khô thu được tốt hơn so với các loại phấn ong sấy thủ công hoặc phơi nắng Tuy nhiên do công suất còn hạn chế (15 – 20 kg/ngày), thời gian sấy khá dài (từ 8,5 - 9 giờ) nên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi vào các cơ sở sản xuất

Trung tâm nghiên cứu ong trung ương đang thực hiện đề tài: làm khô phấn hoa bằng phương pháp sấy bằng năng lượng điện và đông lạnh (2009 – 2010)

Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện đề tài: tính toán, thiết kế mô hình máy sấy phấn hoa năng suất 50kg/mẻ (2009)

2 Tình hình ngoài nước

Phấn ong đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, giá trị dinh dưỡng mà phấn ong đem lại lớn Việc sử dụng các phương pháp sấy thăng hoa vào lĩnh vực y học, thực phẩm cũng đã được thực hiện khá lâu

II TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Trong các sản phẩm từ ong thì phấn ong là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein (25-30%), glucide (30-55%), lipide (1-20%) và các vitamin, khoáng (Ca, P, Na, K, Fe…) có hàm lượng cao Tuy nhiên, phấn ong có hàm lượng

ẩm 25 – 32% và giàu glucid nên dễ bị lên men, gây hư hỏng, do vậy phải bảo quản trong điều kiện thích hợp Nếu sử dụng các phương pháp chế biến như lạnh đông và sấy thông thường sẽ làm mất chất dinh dưỡng, làm giảm giá trị sản phẩm Thực tế hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn chưa có quy trình công nghệ, kỹ thuật để bảo quản phấn ong Người dân chủ yếu đem phấn ong đi phơi ngoài nắng hoặc sử dụng các lò sấy thủ công, với phương pháp này không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, do đó lãng phí rất nhiều nguồn thực phẩm quý giá này Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để có thể có được sản phẩm phấn ong giữ nguyên giá trị như ban đầu Sấy thăng hoa là một trong những phương pháp có thể đáp ứng được yêu cầu trên Sấy thăng hoa là quá trình sấy ở nhiêt độ, áp suất thấp, thấp hơn điểm ba thể O (0.00980C, 4.58mmHg) Kỹ thuật sấy thăng hoa khá phức tạp, luôn trải qua ba giai đoạn nối tiếp nhau:

Giai đoạn 1: lạnh đông sản phẩm chuyển ẩm trong vật liệu sấy từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, kết thúc giai đoạn này khi nhiệt độ vật liệu sấy đạt tới nhiệt độ lạnh đông tối ưu, ẩm trong vật liệu đóng băng hoàn toàn

Trang 11

Giai đoạn 2: sấy thăng hoa, sấy ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thấp, thấp hơn điểm ba thể O (0.00980C, 4.58mmHg), chính xác hơn là nhiệt độ vật liệu sấy thấp hơn nhiệt

độ kết tinh của ẩm trong thực phẩm Kết thúc giai đoạn này khi nhiệt độ vật liệu sấy vượt qua nhiệt độ kết tinh, ẩm còn lại ít

Giai đoạn 3: sấy chân không tách ẩm còn lại trong vật liệu sấy, kết thúc giai đoạn này khi nhiệt độ vật liệu sấy đạt tới nhiệt độ môi trường, độ ẩm đạt yêu cầu và có sự cân bằng nhiệt xảy ra

Với điều kiện sấy ở nhiệt độ và áp suất thấp như vậy nên sản phẩm giữ nguyên thành phần hóa học, mùi vị và màu sắc như ban đầu, bên cạnh đó sản phẩm có độ xốp và tính hoàn nguyên tốt

Từ những nguyên nhân trên, với mong muốn nâng cao giá trị phấn ong, đưa phấn ong trở thành một sản phẩm có giá trị, thì việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sấy phấn ong” là cần thiết

Ứng dụng sấy thăng hoa trong việc bảo quản phấn ong

IV MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Xác lập chế độ công nghệ sấy thăng hoa thích hợp, ứng dụng vào chế biến và bảo quản phấn ong

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xây dựng mô hình toán truyền nhiệt lạnh đông và xác định nhiệt độ lạnh đông tối ưu

ở giai đoạn 1

Xây dựng mô hình toán truyền nhiệt tách ẩm và xác định nhiệt độ và thời gian sấy ở giai đoạn 2 và 3

Thực nghiệm tính toán mô hình

VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy thăng hoa phấn ong từ đó đưa ra chế độ sấy tối ưu cho sản phẩm phấn ong

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU

I ĐẶC ĐIỂM CON ONG [1,3]

 Phân loại ong mật

Trong giới động vật, ong mật thuộc ngành chân đốt (A.Thropoda), lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh màng (Hymenoptera), họ ong mật (Apisdae), giống ong mật (Apis) Trên thế giới có 7 loại ong mật, ở nước ta có 4 loại chính: ong Ý, ong nội (ong mật), ong khoái (ong gác kèo), ong hoa (ong ruồi)

Ở Việt Nam, ong mật và ong Ý có giá trị kinh tế cao, được nuôi rộng rãi

 Thành phần đàn ong

 Ong chúa

Ong chúa là con ong cái duy nhất có cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh để giao phối với các ong đực Nhiệm vụ chủ yếu của ong chúa là đẻ trứng, duy trì nòi giống, đảm bảo sự tồn tại của cả đàn ong

Trong một tổ ong bình thường chỉ có 1 ong chúa duy nhất nhưng trong trường hợp đặc biệt (nguồn mật và phấn hoa dồi dào, ong chúa quá già, đàn ong mất chúa đột ngột…) thì đàn ong tạo chúa mới

 Ong đực

Ong đực sinh ra từ trứng không thụ tinh Nhiệm vụ chủ yếu của ong đực là giao phối với ong chúa Người nuôi ong thường không muốn trong đàn ong của mình có nhiều ong đực Lượng ong đực nhiều tiêu tốn nhiều thức ăn, đàn ong dễ chia đàn tự nhiên hơn tổ không có ong đực

 Ong thợ

Là lực lượng lao động của đàn ong Sự phát triển hay suy vong của đàn ong một phần là do lực lượng này quyết định Ong thợ được sinh ra từ trứng đã thụ tinh Tuy là ong cái nhưng không phát dục hoàn chỉnh mà phát triển các cơ quan phù hợp với chức năng của ong thợ như: xây tổ, trinh sát, tìm kiếm thức ăn…

Trang 14

II PHẤN ONG [2,6]

Tên khoa học : Pillen

Phấn ong (bee pollen) là một sản phẩm của nghề nuôi ong, do con ong lấy những hạt phấn từ nhị của các loài hoa, mang về tổ cất giữ, dùng làm “lương thực”

Phấn hoa còn có tên là phấn ong, phương ong là hạt phấn do con ong lấy từ nhị hoa đưa về tổ

Định nghĩa các sản phẩm ong theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5260 - 90):

Phấn ong tự nhiên (pollen): phấn hoa được ong thu lượm và con người thu lại trước khi ong chui vào tổ

Phấn ong đơn hoa (mono-flower pollen): phấn ong được ong thu lượm từ phấn hoa của một vài loài cây hoặc chủ yếu từ một loài cây

Phấn ong hỗn hợp (poly-flowers pollen): phấn ong được ong thu lượm từ phấn hoa

cả nhiều loài cây

Lương ong (bee food): phấn hoa được ong mang về tổ và chế biến thành thức ăn nuôi chúng

Viên phấn ong (pollen tablet): sản phẩm được chế biến từ phấn ong theo dạng viên

II.1 Nguồn gốc phấn ong

Phấn hoa (hạt phấn hoa) thực chất

là tế bào sinh sản giống đực được tạo ra

bởi nhị của các loài thực vật bậc cao

Trong bao phấn, đầu nhị đực của hoa có

chứa hạt phấn, hạt phấn có màng lọc,

nguyên sinh chất và trong cùng là nhân

Phấn hoa cần cho quá trình thụ phấn nhất

là ở cây ăn quả và cây lấy hạt Một hạt

phấn ong bao gồm vô số hạt vi thể có

kích thước từ 0.02 mm - 0.04 mm mà con

ong phải thu hái hàng trăm cái hoa đem

về

Phấn hoa là nguồn protein quý giá

đối với đời sống đàn ong Đàn ong phát

triển mạnh hay yếu, nhanh hay chậm chủ

Hình 1.4 Cấu tạo hạt phấn hoa Hình 1.3 Ong thợ, ong chúa và ong đực (từ trái qua)

Trang 15

yếu dựa vào phấn hoa Nó là loại thức ăn khó thay thế tuy người ta đã sản xuất thức ăn nhân tạo (phấn) nhưng đàn ong phát triển vẫn không bằng phấn hoa tự nhiên Hình dạng, màu sắc, và hương vị của hạt phấn khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây Người nuôi ong dựa vào các đặc điểm khác nhau để phân loại phấn hoa khi ong thu về

Ong thu phấn có chọn lọc Phần lớn đàn ong chỉ thu phấn ở 1 loại cây trong một thời gian và phấn đó thường có chất lượng hấp dẫn hơn Ví dụ: khi có hoa cà phê, ong không thu phấn trên cây hoa phấn đắng

Chất lượng hạt phấn hoa mà ong thu về thường cao hơn phấn hoa trên cây Ong là nhà chọn phấn theo bản năng, chúng biết lựa hạt phấn mẩy chắc để thu hoạch

II.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy phấn của ong [7]

a) Cây cho phấn

Nếu có loại cây có phấn nhẹ (ví dụ: ngô), giỏ phấn to thì số lần ong bay đi tìm thu phấn ít Có loại phấn chắc hơn, giỏ phấn nhỏ thì ong phải bay nhiều lần (phấn cây ăn quả) Thời gian ong thu phấn phụ thuộc vào thời gian tung phấn của hoa

b) Thời tiết

Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến việc thu phấn Sau những đợt mưa kéo dài ong thường thiếu phấn và ăn hết lượng phấn dự trữ, vì hoa nở nhưng phấn bị rửa trôi Trời nắng thường ong chỉ thu phấn vào buổi sáng vì buổi chiều hoa héo, phấn khô Ngoài ra, gió có thể làm ong bay khó khăn và phấn bị bay theo gió khó thu hoạch Mưa cũng có ảnh hưởng nhưng sau khi mưa hoa nở rộ, phấn tươi, ong thu phấn tốt hơn Nước ta có khí hậu thích hợp cho việc nở hoa, cho nên nguồn phấn nuôi ong thường không thiếu Tuy vậy, nguồn phấn nuôi ong ở các vùng có khác nhau

c) Nguồn hoa

Nguồn hoa là thức ăn tự nhiên cho ong Ở nước ta hoa rất phong phú và phân bố trên nhiều vùng Nhiều loại cây nở hoa vào những tháng khác nhau trong năm Ong sống chủ yếu bằng mật hoa và phấn hoa Nếu nuôi ong cố định ở môt địa điểm thì việc thụ phấn cho cây trồng, thu sản phẩm và phát triển đàn kém, hiệu quả kinh tế không cao nên việc di chuyển đàn ong theo nguồn hoa là cần thiết

 Nguồn phấn hoa ở các tỉnh phía Bắc

Các tỉnh phía Bắc có 2 thời điểm nguồn phấn phong phú và 2 thời điểm nguồn phấn khan hiếm theo diễn biến của khí hậu trong năm Hai thời kì nguồn phấn phong phú là: vụ xuân-hè (tháng 3-6) và vụ thu - đông (tháng 10-12) Trong đó, vụ xuân - hè nhiều chủng loại cây, nguồn phấn và cũng là mùa có nhiều mật Còn vụ thu-đông có nguồn phấn kéo dài như hoa chè, trinh nữ phù hợp với việc nhân đàn ong Hai thời điểm nguồn phấn khó khăn là: vụ hè-thu (tháng 8-11) và vụ đông xuân (tháng 12-2) Trong vụ hè thu chủ yếu là phấn hoa sen và cây dây leo, cỏ dại Tuy nhiên, ở vùng Mộc Châu, Hà Bắc nguồn phấn vụ này là chè cuối vụ, rau các loại nhưng vừa ít phấn, vừa gặp mưa kéo dài nên thường thiếu phấn từng kì sau mỗi lần mưa Đây là nhược điểm lớn khiến cho người nuôi ong không củng cố được đàn vào vụ mật xuân

 Nguồn phấn hoa ở các tỉnh phía Nam

Miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô Sự nở hoa thụ phấn của cây xanh cũng

có ảnh hưởng rõ Mùa mưa (tháng 5-11) cây sinh trưởng ra thêm lá, lộc Vào mùa khô (tháng 12-5), cây giảm sinh trưởng chuyển sang phát triển, ra hoa trái Nói chung, nguồn phấn phong phú từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau: sau chè đến trinh nữ, cà phê Cà phê nở hoa sớm, muộn phụ thuộc vào độ ẩm, nơi nào tưới sớm thì tháng 11 đã có phấn cà phê, tưới muộn thì tháng 2-3 mới có Ở đồng bằng sông Cửu Long thì tháng 11 trở đi có phấn mận,

Trang 16

nguồn phấn phong phú đến tháng 4-5 vì có phấn nhãn, chôm chôm, cam… Riêng vùng hoa dừa thì quanh năm có hoa Vào mùa mưa, hoa dừa nở rộ, phù hợp cho việc phát triển đàn ong Mùa khan hiếm phấn ở nhiều vùng từ tháng 3-8 Lúc này, phần lớn chỉ còn phấn bắp, lúa,… Do đó, thường tháng 4-7 chỉ duy trì đàn ong, tháng 9-11 phát triển đàn Đặc biệt, tháng 10-11 nguồn phấn phong phú, cuối tháng 12-1 năm sau nguồn phấn giảm nhưng vẫn

đủ cung cấp cho đàn ong Do nguồn phấn phong phú trước vụ mật đã cho phép người nuôi ong nhân nhanh số đàn ong

II.3 Cách lấy phấn của ong [2]

Khi nguồn hoa nở, đàn ong bay đi khắp vùng hoa để thu gom các tế bào của nhị hoa đực, các con ong ngập mình và cọ xát trong các bông hoa nên toàn thân của nó dính đầy những bụi phấn Sau đó chúng dùng râu và chân chải các hạt phấn bám trên mình nó, từ các

tế bào bằng các hạt nhỏ li ti như hạt bụi, con ong thu gom các tế bào ấy thông qua nhào luyện ở cửa miệng con ong và sự nhu động đều mật ở bụng làm cho mật trào ra cửa miệng cùng với các men tiêu hóa giúp cho các hạt phấn ấy dính lại và chuyển sang chân sau đắp dần thành hai viên phấn ở hai giỏ phấn của bắp đùi chân sau Khi trọng lượng của hai viên phấn đã cân đối với sức tải của cơ thể thì con ong mới bay về tổ Mỗi viên phấn có chứa từ

3 – 5 triệu tế bào phấn hoa, con ong phải thăm hàng vạn lượt hoa mới thu gom được hai viên phấn hoa

Khi bay về tổ con ong gạt hai viên phấn đó vào các ô lăng để tiếp tục chế biến và dự trữ làm lương ong Nhưng nếu nguồn phấn thừa và dồi dào thì ta sẽ thu lấy phấn ong

Mỗi viên phấn có đường kính từ 2-3 mm Mỗi con ong có thể thu hoạch được khoảng từ 8-29 mg phấn hoa trong 1 ngày, tùy theo loại hoa mà ong đến Mỗi lỗ tổ ong có thể chứa được khoảng 20 viên phấn hoa Một đàn ong mạnh từ 10 – 15 cầu mỗi năm trung bình thu được 1,5 đến 2,5 kg phấn hoa đã sấy khô

Con ong không phải hút mật dự trữ hoặc siro đường ở tổ, mà trước tiên là hút 1 lượng mật hoa vừa phải trước khi thu gom phấn hoa, rồi sau vừa thu phấn vừa nhả mật hoa vừa nhào luyện phấn hoa Trường hợp hoa có cả phấn cả mật, con ong khi về tổ có phần vất

vả hơn Trường hợp con ong dùng mật thiên nhiên để ướp luyện với phấn hoa thì phấn ong

ấy rất bổ, nhưng việc phơi sấy khó khô và bảo quản cũng khó

II.4 Thu hồi, tồn trữ phấn [5]

Phấn hoa là nguồn thu nhập đáng kể đối với người nuôi ong Khi phấn hoa nhiều nếu ta không lấy thì con ong sẽ chứa đầy các lỗ tổ, làm cho ong chúa không còn chỗ đẻ Nhưng lấy phấn hoa cũng phải chừa lại cho đàn ong, vì nó là thức ăn không thể thiếu được đối với ong

Việc khai thác sản phẩm này cũng giống như khai thác mật ong, người nuôi ong có thể kết hợp vừa thu mật vừa khai thác phấn hoặc khai thác riêng lẻ từng sản phẩm, tùy nơi khai thác mà có thể có cả hai loại sản phẩm đó

Để khai thác được phấn hoa, người nuôi ong phải có thùng ong chuẩn, không hở, chỉ

có một cửa ra vào duy nhất Người nuôi ong đặt một tấm chặn trước cửa ra vào của thùng ong, tấm chặn này phải có các lỗ vừa đủ một con ong qua, những con ong không mang phấn

về thì qua tấm chặn này được, còn các con ong mang phấn về thì đi qua tấm chặn này không được, nếu muốn qua thì nó phải trườn thân tới và do đó nó làm rơi hai túi phấn phía sau chân Ta chỉ việc đặt một máng đựng phấn phía dưới màng chắn là có thể thu được tất cả phấn hoa ong mang về Người ta có thể thu được khoảng 60 – 70 % hạt phấn ong mang về, còn lại con ong vẫn mang được vào tổ 30 – 40 % để làm lương ong

Trang 17

II.5 Bảo quản và chế biến phấn ong [5,14]

a) Bảo quản phấn ong

Để bảo quản, có 3 cách:

 Phơi nắng

Trải mỏng phấn ong trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10% Dùng phương pháp này phấn ong sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su

 Sấy bằng tủ sấy

Phấn hoa ong có lượng nước từ 20-30%, điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của

vi sinh vật Do đó, cần phải tiến hành sấy phấn ong đến một độ ẩm xác định, thích hợp để bảo quản lâu dài Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt chất nhạy cảm với nhiệt độ cao có trong sản phẩm Ngày nay thay vì xử lý nhiệt độ, phấn ong sau khi được thu hoạch sẽ được đưa ngay vào phòng đông lạnh Sau 2 ngày, các loại côn trùng không còn khả năng tồn tại trong sản phẩm nữa Nhưng cũng chỉ sấy phấn ong trong tủ sấy có quạt đảo gió ở nhiệt độ cao nhất là 40oC cho tới độ ẩm cuối cùng là 6% Ngoài ra, thời gian xử lý nhiệt càng ngắn càng tốt nhằm tránh tối đa sự thất thoát các chất dinh dưỡng (Theo Bogdanov)

 Bảo quản bằng cách ủ với đường

Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa, rất tốt để làm hàng hóa và cho ong ăn Ngoài ra còn có thể bảo quản phấn chung với mật ong theo tỉ lệ: 3 mật: 2 phấn

b) Sử dụng

Phấn ong thường được sử dụng bằng cách pha với nước sôi để uống, ngâm rượu hoặc trộn lẫn với mật ong để ăn (có thể trộn thêm bột nghệ, tam thất để chữa các bệnh tiêu hóa) Với trẻ em, có thể dùng nấu với bột hoặc cháo Cho đến nay, quan điểm về liều dùng hàng ngày của phấn ong cũng chưa đạt sự thống nhất Nhiều tài liệu cho rằng ở người trưởng thành tối đa nên dùng từ 5-10g/ngày, trẻ em thì 2-3g/ngày Trung tâm nghiên cứu ong trung ương khuyên nên dùng mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần

Trên thị trường Việt Nam hiện nay thường có bán một số loại phấn hoa như: phấn trà, phấn cà phê, phấn mắc cỡ, phấn nhãn … Khi mua, nên chú ý đến màu sắc, kích thước hạt phấn và hạn sử dụng Một số nơi do việc chế biến và bảo quản không kỹ lưỡng nên phấn hoa dễ bị mốc, hoặc quá hạn sử dụng và chuyển sang màu đen Màu sắc của toàn bộ lọ phấn

Hình 1.5 Thu phấn ong

Trang 18

phải đồng nhất, tránh bị pha lẫn Thực tế cho thấy, sử dụng phấn hoa tươi là tốt nhất, tuy nhiên điều kiện bảo quản là rào cản khá lớn để thương phẩm hóa phấn hoa tươi

III THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DINH DƢỠNG CỦA PHẤN ONG [2,19]

Phấn ong được ong lấy từ nhiều loại thực vật khác nhau trong tự nhiên nên thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau Ví dụ như: phấn hoa mắc cỡ, phấn hoa cà phê được xem

là tốt nhất, tiếp theo là phấn hoa trà, phấn hoa cà ri… Đặc biệt, cây bắp có 6 loài khác nhau thì thành phần của mỗi loại phấn cũng khác nhau Ngoài ra, thu hoạch và chế biến bảo quản cũng ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của phấn ong Thành phần phấn ong thay đổi theo cây nguồn mật và thể hiện nhiều biến động hơn mọi sản phẩm khác của đàn ong

Phấn ong chứa cả những enzyme của ong tiết ra nhằm mục đích hòa tan lớp màng cứng của mỗi hạt phấn để làm lộ ra các chất dinh dưỡng bên trong

Phấn ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý, có tới 22 loại acid amin, 14 loại vitamin (B1, B2, B5, B6, C, D, E, H ), 18 loại men thiên nhiên, các chất khoáng K, Ca, Na,

Cu, Fe… và nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe con người

Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng của phấn ong [2]

Trang 19

 Protein: Phấn ong có chứa 35% protein; 15 – 25% đạm dễ tiêu hóa

Bảng 1.3 Hàm lượng các acid amin trong 100g phấn ong [13]

 Vitamin: tiền tố vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, F, H, K, PP,…

Bảng 1.4 Hàm lượng vitamin trong 100g phấn ong tươi [13]

 Khoáng: Ca, P, Na, K, Fe, Cu, Zn, Iot, S, Mg, Mn, Bo, Si,…

 Enzym: amylase, invertase, phosphase,…

 Các acid béo không no chiếm một tỉ lệ tương đối cao

 Nhiều chất kháng sinh tự nhiên, các hoạt chất kích dục và vô số các sắc tố khác nhau làm cho phấn hoa ong có màu sắc hết sức đa dạng

IV LỢI ÍCH CỦA PHẤN ONG [1,2]

Phấn hoa là thức ăn của ong, là một sản phẩm quý được xếp hàng sau sữa ong chúa

Nó chứa hàm lượng protein rất cao, nó được coi là thức ăn hoàn toàn bổ dưỡng nhất thiên nhiên Nó chứa gần như hoàn toàn những dưỡng chất cần thiết cho con người, gần một nửa protein ở dạng amino acid tự do là dạng mà con người có thể trực tiếp sử dụng

Theo y học cổ truyền phương đông, phấn ong có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí huyết Người ta có thể dùng khi bị hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng,… Ngoài ra, phấn ong còn có khả năng làm cho khí lực sung mãn khi dùng với liều lượng chỉ định

Theo Murray’s (2004), nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy phấn ong có tác dụng giúp cơ thể chống lại một số gốc tự do và các ảnh hưởng không tốt của hóa chất Tác

Trang 20

giả cũng chỉ ra rằng việc sử dụng phấn ong có cải thiện các dấu hiệu của thời kì tiền mãn kinh như nhức đầu, khô âm đạo, chóng mặt, suy giảm sức sống

Các thí nghiệm lâm sàng cho thấy phấn ong có những công hiệu sau đây:

 Điều hòa các chức năng tiêu hóa như chấm dứt bệnh tiêu chảy kéo dài, chống táo bón kinh niên L.Perow đã dùng phấn hoa chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ em: cho 20 trẻ dùng phấn ong vào buổi sáng trong vòng 1 tháng, kiểm tra lại hồng cầu thì thấy số lượng hồng cầu tăng lên trung bình là 800000

 Dùng phấn ong thường xuyên sẽ thấy trong người khỏe mạnh, nhất là sau những cơn bệnh nặng hoặc làm việc quá sức Đối với lao động trí óc, phấn ong có tác dụng tăng cường khả năng làm việc như tác dụng của trứng, thịt bò, sữa,…nhưng ở mức độ cao hơn

do tỉ lệ đạm cao

 Đối với trẻ em còi xương, phấn ong có tác dụng đặc biệt Đối với người già, phấn ong giúp tăng cường sức lực và sức dẻo dai Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Pháp thì phấn ong là một chất kích thích tăng trưởng để chữa cho những người bệnh lão hóa trước tuổi Ở Pháp, phấn ong có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo chất dinh dưỡng và thuốc chữa bệnh Theo viện sỹ N.V.Nixin cho rằng mật ong có tính chất làm cho người ta trẻ lại vì trong mật có phấn hoa

 Đối với một số bệnh khó trị như tiểu đường, phấn ong cũng có tác dụng tích cực nhưng hiện nay cần phải có nhiều thí nghiệm lâm sàng để có kết luận

 Trong công trình khoa học của hai nhà khoa học Thụy Điển E.Upmark và G.Johnson công bố năm 1959 trong tạp chí y học Thụy Điển đã nêu: phấn ong có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh ở tuyến tiền liệt Có thể so sánh tác dụng của phấn hoa đối với cơ thể như tác dụng của tuyến nội tiết

 Nhân dân ta từ lâu đã biết sử dụng phấn ong để chữa các chứng: thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu,… và còn dùng để cầm máu

 Theo Chawn (người Pháp) thí nghiệm cho chuột ăn một ít phấn hoa cũng thấy chuột tăng trọng rõ rệt Người ta cũng thấy rằng, dù cho phấn hoa có bị sấy hết vitamin thì vẫn còn tác dụng tốt đối với cơ thể Con chuột được nuôi bằng phấn hoa không hề bị nhiễm khuẩn, do đó phấn ong có thể có chứa chất kháng sinh

 Ở thị trường trong nước, người ta đã sử dụng phấn ong để chế biến các loại thuốc như: viên Polena (xí nghiệp dược 4), cốm phấn hoa cho trẻ em (xí nghiệp dược 23)…

Một điều thú vị nữa là phấn ong chưa thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm là lấy đi phấn hoa và cho ong ăn phấn nhân tạo thì

nó không sống nổi mặc dù đã cung cấp đủ dinh dưỡng Điều này chứng tỏ là còn nhiều điều

bí ẩn về phấn ong Hiện nay, các trang thiết bị hiện đại vẫn chưa phân tích được hết các hợp chất có trong phấn ong

 Một số quy định về tiêu chuẩn của phấn ong [13]

Quy trình sản xuất phải đảm bảo phấn ong vẫn giữ được chất lượng tốt Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: cảm quan, vi sinh, hóa sinh Một trong những chỉ tiêu quan trọng là hàm lượng nước, hàm lượng nước trong phấn ong bán trên thị trường phải không quá 6% Phấn

có độ ẩm không quá 6% có thể để được tới 15 tháng Phấn tươi có hoạt tính sinh học tốt hơn nhưng không thể bảo quản lâu

Do thành phần của phấn hoa phụ thuộc vào nguồn gốc và chủng loại phấn hoa, do vậy cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn chung của quốc tế, tuy nhiên có những chỉ tiêu được lấy làm căn cứ trong giao dịch thương mại (theo tiêu chuẩn của Nga) đó là:

Trang 21

 Chỉ tiêu cảm quan

 Màu: Nâu, vàng, màu cát, xanh xám, đen, tím

 Bên ngoài: khối hạt tơi đều, tạp chất không quá 1.5% Các hạt rắn bóp không nát vụn, ấn bằng vật rắn thì dẹp xuống hay vụn một phần

 Mùi: thơm đặc trưng của phấn hoa, không có mùi chua

 Vị: ngọt thơm, có thể hơi đắng và chua

Trang 22

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ SẤY THĂNG HOA

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN [4,8,11,12]

Quá trình sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy nhờ sự chênh lệch các thế truyền vận ẩm như: nhiệt độ, áp suất, hàm ẩm, thế hóa học, … với mục đích làm khô vật liệu

Khi đánh giá về độ ẩm hiện diện trong vật liệu thì thường quan tâm đến hai vấn đề:

số lượng (hàm lượng nước có trong vật liệu), chất lượng (mức độ liên kết ẩm và năng lượng liên kết của chúng) Các đặc trưng cơ, lý, nhiệt của vật liệu ẩm không những phụ thuộc vào bản chất vật lý của vật liệu ẩm mà còn cả độ ẩm và các dạng năng lượng liên kết Vì thế tuỳ

từng vật liệu ẩm khác nhau mà ta có thời gian sấy khác nhau

Độ ẩm tuyệt đối là phần trăm nước chứa trong một kilôgam vật liệu khô Như vậy

nó được xác định như sau:

n ck

 Độ ẩm tới hạn W th

Độ ẩm cân bằng của vật ẩm trong môi trường không khí có độ ẩm tương đối φ = 100% gọi là độ ẩm tới hạn Wth Độ ẩm này là giới hạn của quá trình hấp thụ ẩm của vật hay

là giới hạn của độ ẩm liên kết

I.2 Ẩm trong vật liệu

 Đặc trưng vật lý cơ bản của nước trong vật liệu ẩm

Trang 23

Tại mỗi chỉ số áp suất và nhiệt độ khác nhau (điều kiện môi trường khác nhau) thì nước trong vật liệu ẩm có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, hơi

Ở điều kiện bình thường, nhiệt độ môi trường và áp suất khí quyển (Pkq = 1at) ẩm trong vật liệu thường ở trạng thái lỏng, nhưng khi hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm đóng

băng thì ẩm từ thể lỏng chuyển sang thể rắn

Việc hấp phụ của nước vào vật liệu được chia làm hai loại: hấp phụ hóa học và hấp phụ vật lý

Hấp phụ hóa học: Hiện tượng liên kết bền vững giữa các phân tử nước và các phân

tử vật hấp phụ thông qua việc trao đổi điện tử vòng ngoài (hay còn gọi tính ngậm nước) nên rất bền vững

Hấp phụ vật lý: Hiện tượng liên kết giữa các phân tử của nước và các phân tử vật

hấp phụ không có sự trao đổi ion mà chỉ do sức căng mặt ngoài (hệ quả của sức căng mặt ngoài là do lực mao quản gây ra) Nước và vật rắn là các hệ độc lập với nhau về mặt hóa học Nước có trong vật liệu sấy chủ yếu do hấp phụ vật lý

I.3 Phân loại vật liệu ẩm

Vật liệu ẩm là những vật liệu có cấu trúc xốp và mao dẫn (do hấp phụ nước) Tùy từng đặc tính của vật liệu mà tính năng liên kết hay hấp phụ nước khác nhau Dựa vào đặc điểm này người ta chia vật liệu như sau:

Vật keo: là vật có tính đàn hồi (hút ẩm nở ra và co lại khi không còn ẩm như các hợp chất polyme, cao su, cellulose, …v.v.)

Vật xốp mao dẫn: ngược với vật keo, kích thước các hang xốp rất ít thay đổi khi hút

ẩm Ví dụ: than gỗ…

Vật keo xốp mao dẫn: là vật liệu vừa có tính keo, vừa có tính mao dẫn

I.4 Các dạng liên kết giữa nước và vật liệu

Nước có trong vật liệu ẩm có thể chia làm hai nhóm: nước tự do và nước liên kết Nước tự do nằm ở bề mặt của vật, có áp suất riêng bằng áp suất hơi nước bão hòa ứng với nhiệt độ hiện tại của vật ẩm

Nước liên kết tạo ra trong vật ẩm có áp suất riêng nhỏ hơn áp suất bão hòa ứng với nhiệt độ của vật Muốn tách nước ra khỏi vật ẩm cần có năng lượng bằng hay lớn hơn năng lượng liên kết của nó với vật ẩm

Trang 24

Đối với dạng liên kết này, khi tách ẩm ra cũng cần một năng lượng tương đối cao và thực phẩm cũng bị biến tính

Dạng liên kết hóa học và hóa lý trong thực phẩm chiếm 6-13% lượng ẩm tổng mà thôi, lượng ẩm liên kết này còn phụ thuộc vào tính chất của các dạng vật liệu ẩm

 Liên kết cơ lý

Dạng liên kết này của nước với vật thể gồm nước bề mặt và nước trong mao dẫn

Ẩm liên kết cơ lý được tách ra dễ dàng, đây là đối tượng của quá trình sấy, chỉ cần một năng lượng thấp cũng có thể tách ẩm ra khỏi vật liệu ẩm

II SẤY THĂNG HOA [8,11,12,13]

Quá trình sấy thăng hoa là quá trình tách nước ra khỏi thực phẩm nhờ sự chuyển pha trực tiếp từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất chân không, nhiệt độ và áp suất này phải nhỏ hơn nhiệt độ và áp suất của trạng thái ba thể O(0,00980C, 4.58mmHg) Do đó, sấy thăng hoa có những ưu điểm sau:

 Nhờ sấy ở nhiệt độ thấp và áp suất chân không nên thực phẩm tránh được sự oxy hoá do không khí và nhiệt độ, tránh được những phản ứng thủy giải, phản ứng nhiệt phân, protein và acid amin không bị biến tính, vitamin không bị phá hủy…

 Cấu trúc phân tử của sản phẩm hầu như được bảo toàn, sản phẩm có độ xốp, tính chất lưu biến rất tốt, màu sắc, mùi vị, hình dáng và các chất có hoạt tính sinh học được giữ ở mức cao nhất so với các phương pháp khác Sản phẩm có độ xốp cao nên có tính chất hoàn nguyên khi cho sản phẩm vào nước

 Sản phẩm sấy thăng hoa có rất nhiều ưu việt khác: bảo quản dài hạn ở nhiệt độ thường (khác với trữ đông ở nhiệt độ tới –18oC liên tục), vận chuyển dễ dàng và sử dụng tiện lợi hơn so với sản phẩm đông lạnh

Bảng 2.1 Tổn thất vitamin trong quá trình sấy thăng hoa [13]

tự động hoá hệ thống sấy điều khiển theo chương trình hệ thông minh là tốt nhất

 Quy trình công nghệ sấy thực phẩm đòi hỏi phải chặt chẽ và chính xác, mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ có quy trình công nghệ riêng

Trang 25

 Vì thực phẩm sau khi sấy khô, có hệ số trương nở cao, nên chúng là những chất hấp phụ nước rất tốt, do đó kỹ thuật bao gói phải bảo đảm để bảo quản sản phẩm

II.1 Lịch sử và tình hình sử dụng công nghệ sấy thăng hoa

II.1.1 Lịch sử công nghệ sấy thăng hoa

Lịch sử công nghệ sấy thăng hoa (Sublimation, Lyophilization, Freeze - Dry) luôn gắn liền với lịch sử phát triển của ngành công nghệ nhiệt – lạnh và ngành vật lý chân không Chính vì vậy, tuy đã phát hiện về hiện tượng thăng hoa rất sớm nhưng chưa có một cơ sở lý thuyết khoa học thăng hoa nào ra đời trong suốt khoảng thời gian dài

Năm 1921, kỹ sư mỏ của Nga G.ILappa Starsinexki đã phát minh ra cách làm khô sản phẩm bằng cách hạ thấp nhiệt độ sản phẩm xuống, làm ẩm trong sản phẩm đóng băng, sau đó tạo độ chân không cho môi trường chứa sản phẩm để cho ẩm đóng băng bốc hơi hay thăng hoa từ thể rắn sang thể hơi Tuy nhiên công nghệ sấy thăng hoa chưa được phát triển mới chỉ hình thành nên cơ sở lý thuyết khoa học

Năm 1930 một số nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tính chất nhiệt động của các loại môi chất lạnh hữu cơ Freon rất tốt Và lịch sử ngành công nghệ nhiệt – lạnh bước sang trang mới

Tuy nhiên, mãi đến năm 1951 mới có hội nghị khoa học bàn về công nghệ sấy thăng hoa tổ chức tại Luân Đôn (Anh) Năm 1956, các nhà khoa học Nga mở cuộc hội nghị về sấy thăng hoa toàn Liên bang Xô Viết (hiện nay là Liên bang Nga) ở Moskva

Năm 1950 – 1960, các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công hệ thống máy sấy thăng hoa hoàn chỉnh nhưng năng suất rất thấp, sau đó là Nga, Pháp, Anh, Đức…, cũng chế tạo thành công hệ thống sấy thăng hoa này với nhiều dạng khác nhau Lúc này công nghệ sấy thăng hoa chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược, công nghệ enzyme, công nghệ sinh học

Cho đến năm 1970, công nghệ sấy thăng hoa mới bắt đầu ứng dụng trong ngành công nghệ thực phẩm, bước đầu nghiên cứu chế biến thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ

Năm 1980, các nhà cơ khí chế tạo của Đức đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống máy sấy thăng hoa công nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới với hệ điều khiển thông minh và

nó được trưng bày tại Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở Paris (Pháp)

Cho đến nay, công nghệ sấy thăng hoa đã phát triển tương đối hoàn thiện và nhiều quốc gia trên thế giới chế tạo thành công do chuyển giao và mua công nghệ của các nước có

nền công nghiệp tiên tiến

Ở Việt Nam, khi người Mỹ đặt chân lên đất nước Việt Nam họ đã mang theo công nghệ này vào Việt Nam với mục đích là phục vụ cho chiến tranh, tuy nhiên sau ngày đất nước thống nhất công nghệ này vẫn không được nghiên cứu và phát triển, chúng chỉ được ứng dụng trong một số trung tâm, viện nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y dược, phân tích…

Từ 1975 đến 2004 vẫn chưa có công trình nghiên cứu về kỹ thuật – công nghệ này được công bố, điều đó cho thấy công nghệ này vẫn còn bị bỏ ngỏ Gần đây, công nghệ sấy thăng hoa đã được một số nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu và phát triển

II.1.2 Tình hình sấy thăng hoa trên thế giới

Phương pháp sấy thăng hoa thuộc quyền sáng chế của kỹ sư Xô Viết Starzeneski vào năm 1921, nhưng do kỹ thuật chân không chưa phát triển nên chưa được áp dụng trong công nghiệp Sau này nhờ các nghiên cứu của A.V.Lukov; A.A.Grianov;

Trang 26

Lapa-GB.Chizov; E.I.Guiko, E.I Kaukhchesvili và các nhà nghiên cứu khác, phương pháp sấy thăng hoa được áp dụng vào công nghiệp dược, thực phẩm và các ngành khác

Ngày nay sấy thăng hoa được áp dụng rộng rãi Các thiết bị sấy thăng hoa được sản xuất nhiều ở Mỹ, Canada, Đức, Anh, Đan Mạch, Nhật và các nước khác Ở Liên Xô (cũ) từ năm 1955 nhà máy “Xmưchka” sản xuất theo quy mô công nghiệp thịt sấy và cá bột sấy dùng phương pháp thăng hoa

Ở Italia, có những nhà máy sấy thăng hoa thực phẩm cỡ lớn, trang thiết bị hiện đại

để chế biến sấy thăng hoa những loại nông sản thực phẩm như đậu hà lan, súp lơ, cà chua, cải bắp, hành tây, tỏi, cam, quýt, chuối, táo, lê, đào và các loại súp thịt, súp cá cua…, các loại thực phẩm sấy thăng hoa của Italia đã chiếm lĩnh thị trường châu Âu, châu Mỹ…

Ở Tây Âu đã có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm sấy thăng hoa Riêng ở Pháp có hơn 10 cơ sở sản xuất thực phẩm sấy thăng hoa Ở Marseille rất đồ sộ, cơ sở sấy thăng hoa thực phẩm ở Sammus phục vụ chủ yếu cho quân đội có công suất lớn thứ hai trên thế giới

Ở châu Á có Nhật, Trung Quốc phát triển mạnh chế biến thực phẩm sấy thăng hoa Riêng Nhật hàng năm cho ra thị trường hàng trăm loại thực phẩm sấy thăng hoa mới Họ có tới 25 công ty chế biến các loại thực phẩm hoà tan, món ăn cổ truyền thống của Nhật

“Ramen”, cháo “Misô”, “Sazuke”, … với giá trị thu hồi hơn 170 tỉ yên/năm Các sản phẩm sinh học của Nhật đang dẫn đầu thế giới với sản lượng năm 1987 hơn 12 tỉ yên mà trong đó chủ yếu là sản phẩm sinh học sấy thăng hoa

Ngày nay thế giới đang cố gắng triển khai mạnh công nghiệp sấy thăng hoa các loại thực phẩm và nhiều nước đang coi đó là một cuộc cách mạng kỹ thuật về công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại

II.1.3 Tình hình sấy thăng hoa ở Việt Nam

Máy sấy thăng hoa xuất hiện ở Việt Nam đã khá lâu nhưng chủ yếu phục vụ cho ngành y tế để sấy và bảo quản các loại thuốc có giá trị như vắcxin, sấy thăng hoa huyết tương, huyết thanh ở viện Pasteur

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, việc ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa ngày càng trở nên cần thiết để đáp ứng được nhu cầu sấy thăng hoa, đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm Đồng thời cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo nhiều máy sấy thăng hoa ở các cơ sở trong nước nhằm giảm bớt chi phí ngoại tệ và tạo điều kiện phát triển mạnh kỹ thuật sản xuất công nghiệp các sản phẩm sấy thăng hoa trong nước Bước đầu trường đại học Tổng Hợp cho ra đời một máy loại nhỏ để thí nghiệm năm 1985 Năm 1986 chế tạo được một máy thứ hai với quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, máy thứ 3 được sản xuất năm 1988 Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật cho ra đời máy sấy thăng hoa DS-1, DS-2 và DS-3 (10kg/mẻ) với thiết bị sấy thăng hoa tự cấp đông trị giá 7000 USD, về kinh tế nếu như nhập ngoại loại này từ Hàn Quốc phải tốn 60000 USD

II.2 Nguyên lý sấy thăng hoa

II.2.1 Biến đổi vật chất

Sự truyền nhiệt và truyền khối bên trong thực phẩm sấy (vật liệu sấy: VLS), và quá trình tương tác của thực phẩm (VLS) với môi trường xung quanh được phân tích theo các phương pháp khác nhau, thường dùng phương pháp nhiệt động lực học

Sấy thực phẩm là quá trình tách ẩm bên trong thực phẩm ra khỏi thực phẩm ở trạng thái hơi với mục đích là làm khô thực phẩm để vi sinh vật không thể tồn tại và phát triển

Trang 27

làm hư thực phẩm Quá trình tách ẩm ra khỏi thực phẩm ở trạng thái hơi thông thường có hai phương pháp cơ bản sau:

 Chuyển trực tiếp ẩm bên trong thực phẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi

(hơi nước) bay ra khỏi thực phẩm (lỏng – hơi), hình 2.1 đường biểu diễn quá trình từ a  b

c

 Chuyển ẩm bên trong thực phẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn (nước đá) sau đó chuyển trạng thái rắn (nước đá) sang trạng thái hơi (hơi nước) bay ra khỏi thực phẩm

(lỏng – rắn – hơi), hình 2.2 đường biểu diễn quá trình từ: M  N  P  Q

- Phương pháp thứ nhất: là phương pháp sấy nhiệt thông thường chẳng hạn như:

sấy đối lưu, sấy hầm, sấy tiếp xúc, sấy phun, sấy tầng sôi, sấy bằng dòng điện cao tần, sấy bằng tia bức xạ…v.v và đa số các phương pháp sấy trên đều sấy ở nhiệt độ cao hoặc rất cao, nhiệt độ này luôn lớn hơn nhiệt độ môi trường

- Phương pháp thứ hai: là phương pháp sấy thăng hoa (Method Lyophilization,

Freeze - Dry), thực phẩm đem đi làm lạnh đông để ẩm trong thực phẩm ở trạng thái lỏng chuyển toàn bộ qua trạng thái rắn (nước đá), sau đó tạo điều kiện để cho nước đá thăng hoa chuyển toàn bộ thành trạng thái hơi bay ra khỏi thực phẩm làm khô thực phẩm

Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi pha của ẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, rồi thăng hoa sang trạng thái hơi thoát ra khỏi thực phẩm thì có thể xem xét sự biến đổi

Trang 28

này trên đồ thị P – t (áp suất hơi bão hoà – nhiệt độ) hình 2.2, biểu diễn sự chuyển pha của

ẩm (nước) trên toạ độ P-t

Điểm O gọi là điểm ba thể, ở đó tồn tại ở ba thể: thể rắn, thể lỏng và thể hơi Nhiệt

độ và áp suất của trạng thái điểm ba thể O tương ứng bằng: t = 0,00980

C và P = 4,58 mmHg

Đường OA là ranh giới giữa pha rắn và pha lỏng (gọi là đường nước đá (tuyết) - nước)

Đường OB là ranh giới giữa pha rắn và pha hơi (gọi là đường nước đá – hơi)

Đường OK là ranh giới giữa pha lỏng và pha hơi (gọi là đường hơi nước bão hoà)

 Quá trình biến đổi của vật liệu sấy trong quá trình sấy thăng hoa như hình 2.2 gồm 3 giai đoạn sau:

 Quá trình làm đông trong điều kiện đẳng áp MN: ban đầu ẩm trong VLS tồn tại

ở trạng thái M, thực hiện quá trình lạnh đông VLS để chuyển toàn bộ ẩm ở trong VLS thành nước đá ở trạng thái N

 Quá trình tạo môi trường chân không đẳng nhiệt NP: ẩm trong VLS tại điểm N được tạo ra trong môi trường chân không đẳng nhiệt có nhiệt độ, áp suất tại điểm P với nhiệt độ và áp suất nhỏ hơn điểm ba thể O (0,00980

C; 4,58mmHg)

 Quá trình thăng hoa đẳng áp PQ: sau khi ngừng cấp lạnh cho VLS, ẩm trong vật liệu sấy ở môi trường chân không được thăng hoa đẳng áp đến điểm Q nhờ các dòng nhiệt bên ngoài môi trường xâm nhập vào và dòng nhiệt cấp làm cho nhiệt độ môi trường sấy tăng dần

Động lực của quá trình thăng hoa là do chênh lệch lớn của áp suất riêng phần hơi nước trên bề mặt thực phẩm với môi trường chân không và sự chênh lệch nhiệt độ giữa thực phẩm với môi trường chân không Nhiệt độ của thực phẩm rất thấp còn nhiệt độ của môi trường chân không thì tăng là do các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài xâm nhập qua vách buồng sấy thăng hoa và nguồn nhiệt cấp Quá trình sấy kết thúc khi nhiệt độ nguyên liệu sấy đạt tới nhiệt độ môi trường sấy buồng thăng hoa

Tuy nhiên, tùy vào tính chất của thực phẩm, tầm quan trọng của thực phẩm về một mục đích nào đó, mà có thể cấp nhiệt hay không cấp nhiệt thêm vào trong quá trình thăng hoa để rút ngắn thời gian sấy Thông thường khi sấy những loại vắcxin nhiệt độ những loại vắcxin này bằng 00C (chính xác hơn 0,00980C) thì mới cấp thêm nhiệt cho quá trình sấy, giai đoạn cấp nhiệt này chính là quá trình sấy chân không

Không phải loại thực phẩm nào cũng sấy thăng hoa được, tuỳ thuộc vào tính chất lý – hoá của thực phẩm, tuỳ thuộc vào dạng liên kết giữa nước với thực phẩm và khả năng hoà tan thực phẩm trong nước Chẳng hạn như những dung dịch mật ong, sirô … rất khó sấy thăng hoa, những thực phẩm có thành phần lipid lớn cũng khó sấy thăng hoa, bởi vì lipid có khả năng hạn chế sự truyền nhiệt, mặt khác lipid có thể tạo màng vững chắc bảo vệ không cho nước từ bên trong thực phẩm thoát ra ngoài

Áp suất và nhiệt độ trong quá trình sấy thăng hoa có mối quan hệ với nhau, qua

hình 2.2 có thể thấy rằng khi áp suất càng thấp thì nhiệt độ thăng hoa càng bé Do đó, khi

cấp nhiệt cho vật liệu sấy (thực phẩm sấy) ở áp suất càng thấp thì độ chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn nhiệt, môi trường sấy và thực phẩm sấy càng tăng Đứng về mặt truyền nhiệt thì

đây là ưu điểm của quá trình sấy thăng hoa so với sấy chân không bình thường Bảng 2.2

cho chúng ta thấy quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước

Trang 29

Bảng 2.2 Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá

II.2.2 Các giai đoạn của quá trình sấy thăng hoa

Kỹ thuật sấy thăng hoa có nhiều ưu điểm, tuy nhiên khá phức tạp, nó gồm có 3 giai đoạn nối tiếp nhau:

- Giai đoạn 1: giai đoạn lạnh đông vật liệu ẩm, chuyển nước trong vật liệu ẩm từ

trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, kết thúc giai đoạn này khi nhiệt độ vật liệu ẩm đạt tới nhiệt độ lạnh đông thích hợp (nước đóng băng hoàn toàn)

- Giai đoạn 2: giai đoạn sấy thăng hoa: vật liệu ẩm được đưa vào môi trường có

nhiệt độ và áp suất thấp (nhỏ hơn điểm ba thể O) để thăng hoa ẩm (từ trạng thái rắn chuyển trực tiếp sang trạng thái hơi) Kết thúc giai đoạn này khi nhiệt độ vật liệu ẩm vượt qua nhiệt

độ kết tinh (ẩm trong vật liệu không còn ở thể rắn)

- Giai đoạn 3: giai đoạn sấy chân không, tách ẩm còn lại, kết thúc giai đoạn này

khi độ ẩm của vật liệu ẩm bằng độ ẩm yêu cầu, xảy ra cân bằng nhiệt trong buồng sấy thăng hoa

II.3 Thiết bị sấy thăng hoa [11,12]

II.3.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy thăng hoa

Thông thường một hệ thống sấy thăng hoa nhất thiết phải có các thiết bị cơ bản sau:

 Buồng sấy thăng hoa còn được gọi là bình thăng hoa, nếu hệ thống sấy thăng hoa

tự cấp đông thì buồng sấy thăng hoa cũng chính là buồng lạnh đông vật liệu sấy

 Thiết bị ngưng tụ - đóng băng hay còn gọi là thiết bị hóa đá

 Hệ bơm chân không

Ngoài các thiết bị cơ bản trên, hệ thống sấy thăng hoa còn có hệ thống lạnh cấp lạnh cho thiết bị ngưng tụ - đóng băng và một hệ thống làm lạnh đông vật liệu sấy (đối vớihệ thống sấy thăng hoa cấp đông riêng vật liệu sấy), tùy theo thiết kế chế tạo mà đôi lúc hai hệ thống này chỉ là một Vì thế hệ thống sấy thăng hoa là một hệ thống sấy rất phức tạp và khó thiết kế, chế tạo

Trang 30

Quá trình hoạt động của hệ thống sấy thăng hoa có thể tóm tắt như sau:

 Sau khi vật liệu sấy được cấp đông trực tiếp trong buồng thăng hoa 1 và đạt được nhiệt độ yêu cầu thì ta bắt đầu tiến hành quá trình thăng hoa lượng ẩm bị hóa rắn trong vật liệu Khi đó, bơm chân không 7 hoạt động để tạo chân không trong buồng thăng hoa 1 Sau khi áp suất trong buồng 1 đạt được độ chân không mong muốn thì các tấm gia nhiệt 2 đặt trong buồng 1 sẽ truyền nhiệt cho vật liệu để làm thăng hoa lượng ẩm bị hóa rắn trong quá trình cấp đông vật liệu Áp suất trong buồng sấy thăng hoa 1 khi tiến hành quá trình sấy

là tổng áp suất giữa lượng không khí còn lại trong buồng 1 và lượng hơi nước bay hơi từ vật liệu Khi áp suất càng thấp thì thể tích riêng phần của hơi nước càng lớn Do đó, trong quá trình thăng hoa nếu không tiến hành hút hơi nước kịp thời thì sẽ làm cho áp suất trong buồng 1 tăng lên, làm thay đổi trạng thái chân không của buồng Do đó, dòng hỗn hợp không khí - hơi nước từ buồng 1 đi ra, trước khi đi qua bơm chân không 7 và được thải ra ngoài môi trường thì sẽ đi qua thiết bị đóng băng hơi nước 4 Tại đây, nhiệt độ hỗn hợp không khí - hơi nước được làm lạnh nhờ dàn lạnh 6 Do đó, hơi nước sẽ đóng băng và tách

ra khỏi dòng hỗn hợp khí Nhờ vậy mà trạng thái chân không trong buồng sấy 1 luôn ổn định và tránh được hiện tượng hơi nước ngưng tụ ở bơm chân không gây va đập thủy lực làm hư bơm

 Sau khi giai đoạn thăng hoa tiến hành xong thì ta sẽ thực hiện quá trình sấy chân không để tiếp tục làm bốc hơi lượng ẩm còn lại trong vật liệu Trong giai đoạn này, bơm chân không 7 và thiết bị đóng băng hơi nước 4 vẫn hoạt động Còn các tấm gia nhiệt 2 thì bắt đầu tăng nhiệt lượng bức xạ truyền cho vật liệu Nhờ vậy, lượng ẩm còn lại trong vật liệu sẽ bay hơi cho đến khi quá trình sấy kết thúc

II.3.2 Cấu tạo máy sấy thăng hoa

a) Buồng sấy thăng hoa

Tùy theo cấu tạo của từng hệ thống sấy thăng hoa mà có hệ thống sấy thăng hoa cấp đông riêng sản phẩm, hệ thống sấy thăng hoa tự cấp đông sản phẩm, hệ thống sấy thăng hoa liên tục và cũng tùy vào yêu cầu thiết kế chế tạo mà cấu tạo của buồng sấy thăng hoa cũng khác nhau Những tiêu chuẩn về kỹ thuật của buồng sấy thăng hoa như sau:

 Buồng thăng hoa phải kín tuyệt đối khi hút chân không

 Không gian đặt vật liệu sấy phải có mật độ sản phẩm sấy là lớn nhất và cường độ bay hơi là lớn nhất

Trang 31

 Khả năng truyền nhiệt trong quá trình sấy thăng hoa và sấy nhiệt trong môi trường chân không là lớn nhất

 Sử dụng phương pháp truyền nhiệt phải hiệu quả nhất để rút ngắn thời gian sấy thăng hoa và sấy nhiệt

 Cấu tạo của buồng thăng hoa của hệ thống thăng hoa cấp đông riêng

Đây là buồng thăng hoa có cấu tạo đơn giản nhất Vì trong buồng thăng hoa chỉ có

hệ thống thiết bị gia nhiệt, đường nối với bơm chân không và các sensor nhiệt độ, hệ thống không gian chứa đựng vật liệu sấy

Thông thường buồng sấy thăng hoa được cấu tạo bởi hai dạng cơ bản: dạng hình trụ

và dạng hình hộp lập phương Đối với dạng hình trụ thì khả năng chịu lực của nó tốt hơn, cường độ bay hơi tốt hơn so với hình hộp lập phương, nhưng mật độ không gian chứa vật sấy tăng, gia công thiết bị dễ hơn so với hình trụ Vì giữa hai dạng vẫn còn tồn tại những ưu nhược điểm cho nên hai dạng này vẫn được ứng dụng

Hình 2.4 cho thấy, ở buồng sấy thăng hoa này vật liệu sấy nhờ hệ thống cấp đông

riêng ở bên ngoài, sau đó mới đưa vào buồng thăng hoa thực hiện quá trình sấy, hệ thống gia nhiệt ở đây là nước nóng Nước được gia nhiệt ở bể (10) bằng nhiệt trở nhờ bộ điều chỉnh nhiệt độ (8) để khống chế và điều khiển nhiệt độ buồng sấy Sau đó, nhờ bơm (11) bơm vào hệ thống đường ống trao đổi nhiệt đặt ở phía dưới tấm gia nhiệt, phía trên thường đặt vật liệu sấy Đối với phương pháp gia nhiệt như vậy sẽ làm cho trường nhiệt độ tương đối ổn định hơn so với gia nhiệt trực tiếp bằng điện trở Hơn nữa, nó an toàn hơn khi vận hành hệ thống sấy thăng hoa, nhiệt độ gia nhiệt trong buồng sấy luôn luôn được kiểm soát thông qua nhiệt độ ở bể nước nóng

 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống thăng hoa tự lạnh đông

Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng hoa tự lạnh đông khá phức tạp Vì buồng thăng hoa cũng chính là buồng lạnh đông Phía dưới các tấm gia nhiệt đặt song song nhau trong không gian sấy phải bố trí các đường ống trao đổi nhiệt của dàn lạnh (thiết bị bay hơi) của hệ thống lạnh cấp đông thực phẩm sấy và đồng thời phải bố trí các đường ống dẫn chất gia nhiệt để gia nhiệt trong quá trình sấy

Nếu gia nhiệt bằng nhiệt trở hay nguồn bức xạ thì phải bố trí các điện trở gia nhiệt hay các tấm bức xạ nhiệt để gia nhiệt trong quá trình sấy Cho nên buồng thăng hoa được

Hình 2.4 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống thăng hoa cấp đông riêng

1: buồng thăng hoa; 2: van chặn; 3: xyfon; 4: đường nối với bơm chân không; 5: tấm gia nhiệt; 6: khay chứa thực phẩm sấy; 7: áp chân không kế; 8: bộ điều chỉnh nhiệt; 9: bơm nước; 10: bể nước nóng; 11: động cơ điện của bơm

Trang 32

nối với nhiều đường, đường vào và ra của môi chất lạnh, đường vào và ra của hệ thống gia nhiệt, đường hút chân không, đường xả chân không và các đường vào và ra của các sensor nhiệt độ

Thường trong thực tế, cấu tạo buồng sấy thăng hoa loại này gồm có 2 dạng cơ bản là

hình trụ (xem hình 2.5) và hình lập phương

Hình 2.5 cho thấy cấu tạo bên trong của buồng thăng hoa, nó là buồng thăng hoa

hình trụ và 2 đầu là 2 nắp có thể mở được có dạng chỏm cầu và khả năng chịu lực của dạng này rất cao

 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng hoa liên tục

Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng hoa liên tục rất phức tạp Vì nhiệm

vụ khi thiết kế chế tạo hệ thống sấy này là phải đảm bảo độ kín trong các khâu tiếp liệu và tháo sản phẩm của vật liệu sấy thăng hoa

Hệ thống thăng hoa liên tục có thể thực hiện theo kết cấu như thiết bị vận chuyển

liên tục: băng tải, tải rung, vít tải Hình 2.6 là cấu tạo buồng thăng hoa liên tục dạng băng

tải, vật liệu sấy ở dạng hạt được lạnh đông riêng

Sơ đồ nguyên lý cấu tạo thể hiện các chi tiết như:

Hình 2.5 Buồng sấy thăng hoa

Hình 2.6 Cấu tạo buồng thăng hoa của hệ thống sấy thăng

hoa liên tục, dạng băng tải

Ngày đăng: 04/09/2016, 11:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trần Đức Ba - Đặng Quang Hiếu, Sản phẩm mới từ ong mật, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2004 Khác
[2]. Tạ Thành Cấu, Kỹ thuật nuôi và khai thác ong mật, NXB TpHCM, 1986 Khác
[3]. RémyChawin chủ biên, Hồ Sỹ Phấn dịch, Sinh học ong mật tập 1, NXB KHKT, 1978 [4]. Nguyễn Tấn Dũng – Trần Đức Ba, Công nghệ lạnh tập 1, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2007 Khác
[10]. Nguyễn Tấn Dũng – Trịnh Văn Dũng – Trần Đức Ba, Nghiên cứu thiết lập và giải mô hình toán truyền nhiệt tách ẩm đồng thời trong điều kiện sấy thăng hoa, tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, ĐHQG số 8/12, 2009 Khác
[11]. Nguyễn Tấn Dũng, Nghiên cứu tính toán thiết kế - chế tạo hệ thống sấy thăng hoa công nghiệp DS-3 phục vụ cho sản xuất các loại thực phẩm cao cấp, đề tài NCKH cấp bộ MS: B2006-22-08, 2008 Khác
[12]. Phạm Văn Hưng, Nghiên cứu ứng dụng sấy thăng hoa bảo quản tôm bạc, luận văn thạc sĩ - ĐH Bách Khoa, 2008 Khác
[13]. Cao Trung Hiệp – Dương Thị Thảo, Tính toán - thiết kế mô hình máy sấy phấn hoa năng suất 50kg/ mẻ, Luận văn tốt nghiệp – ĐH Nông Lâm, 2009 Khác
[14]. Bogdanov, Q uanlity and standards of pollen and beewax, www.apimodia.org/ apiacta , 2003 Khác
[15]. Dr. Joseph Mercola, The use of bee pollen as a superfood, www.shirleys-wellness- cafe.com/bee.htm Khác
[16]. Bee products - pollen propolis and royal telly, www.vitaminexpress.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w