Chất lượng giáo dục của một trường được đánh giá là tốt thì “sản phẩm đầu ra” phải tốt, toàn diện, tức là những em học sinh của trường phải có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Phạm vi nghiên cứu 2
3 Khả năng ứng dụng 2
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I Những vấn đề lý luận chung 3
1 Về mặt lý luận 3
2 Về mặt thực tiễn 3
II Thực trạng của vấn đề 3
1 Thuận lợi 3
2 Khó khăn 4
3 Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt 4
III Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt 7
1 Tìm hiểu học sinh cá biệt 7
2 Tạo mối quan hệ thân thiện với gia đình học sinh 7
3 Tiếp cận học sinh cá biệt 8
4 Tổ chức các buổi hoạt động tập thể 9
5 Tổ chức các buổi nói chuyện xem phim (hoặc diễn thuyết) 9
6 Làm gương, nêu gương 10
7 Dùng tình yêu thương chân thành của một người thầy 10
8 Giao nhiệm vụ cho học sinh cá biệt 11
9 Khen thưởng, khích lệ 11
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12
Trang 2PHẦN III KẾT LUẬN 13
1 Kết luận 13
2 Kiến nghị 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời, trong một buổi nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã từng
nói rằng:“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Bởi vậy, mỗi một con người cần được trang bị đầy đủ
“Đức” và “Tài” tức là phẩm chất, tư cách đạo đức cùng kỹ năng, kiến thức để khi bước chân vào đời trở thành một công dân có ích, một cá nhân thành đạt, góp phần chung vào công cuộc xây dựng xã hội, đất nước, tương lai Chính vì vậy trong những lúc này đây, khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường không những cần trang bị cho các em về kiến thức mà còn phải chú trọng giáo dục các
em về nhân cách, lối sống; định hướng những chuẩn mực đạo đức cơ bản, những giá trị sống, những nhân cách cao đẹp để các em hướng tới Bên cạnh đó, thông qua môi trường giáo dục cần rèn luyện cho các em sống có lý tưởng, tự tin, khát vọng, hoài bão… để các em vững tin bước vào đời Các em sẽ là những chủ thể tương lai của đất nước, các em có thể đóng góp một phần tài đức nhỏ bé của mình để xây dựng nước nhà ngày một phát triển hưng thịnh như Bác Hồ mong mỏi: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".
Cũng chính vì vậy, vai trò và trách nhiệm của nhà trường trong giáo dục các em học sinh thật to lớn Trong những năm qua cũng như hiện tại công tác giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là “quốc sách hàng đầu” Chất lượng giáo dục của một trường được đánh giá là tốt thì “sản phẩm đầu ra” phải tốt, toàn diện, tức là những em học sinh của trường phải có đủ trình
độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức… Vậy muốn có chất lượng giáo dục tốt cần chú trọng đến giáo dục tư cách đạo đức cho các em song song với việc đào tạo về mặt kiến thức Tương tự, việc đào tạo kiến thức thì trong giáo dục về phẩm chất đạo đức với mỗi đối tượng học sinh cũng cần có phương pháp giáo dục riêng phù hợp: các học sinh có đạo đức tốt, chưa tốt, cá biệt… đều cần có phương pháp giáo dục khác nhau Với đối tượng học sinh cá biệt phải có phương pháp giáo dục riêng biệt Cần phải đi sâu nghiên cứu để tìm ra phương pháp giáo dục hợp lý nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất để đảm bảo thành công trong việc giáo dục các em
Xuất phát từ những lí do nêu trên cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong nhà trường tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt”
Trang 42 Phạm vi nghiên cứu
- Những nét đặc thù của nhóm đối tượng học sinh cá biệt: tính cách, lối sống, hoàn cảnh, môi trường gia đình…
- Những lĩnh vực mà học sinh cá biệt quan tâm
- Các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh cá biệt lớp 10B8 trường THPT Vinh Xuân
3 Khả năng ứng dụng
Đề tài có thể tham khảo và áp dụng chung cho giáo dục đối tượng học sinh cá biệt Tuy nhiên tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp, mỗi khu vực, vùng miền cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp tình hình thực tiễn
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Những vấn đề lý luận chung
1 Về mặt lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới của GD & ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt
Trang 5được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Luật giáo dục và Đào tạo Luật giáo dục đã xác định, “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách phát triển công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc
”( Điều 23 Luật giáo dục )
2 Về mặt thực tiễn
Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ngoài mặt tích cực mà hội nhập kinh tế đem lại còn nhiều vấn đề tiêu cực đe dọa đến bản sắc văn hóa Việt Hiện nay, một số thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, ý thức lệch lạc kém cỏi trong quan hệ cộng đồng, cách ứng xử thiếu văn hóa, thiếu tự tin, thiếu tự chủ nên dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, các tệ nạn
xã hội
Hiện nay số học sinh cá biệt trong các cấp trường, đặc biệt là trường THPT đang có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm, bạo hành trong trường học đáng được báo động
II Thực trạng của vấn đề
1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, các giáo viên trong hội đồng sự phạm, đoàn trường, sự ủng hộ từ phía gia đình học sinh
- Kết hợp được nhiều hoạt động đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
- Lý lịch học sinh được lấy đầu năm học, xếp hạnh kiểm học sinh hàng tháng
- Một số em học sinh cá biệt còn dễ uốn nắn, dạy bảo
2 Khó khăn
- Một số em nhà ở xa hoặc ba mẹ đi làm xa nên không tiện liên lạc
- Một số em ghi số điện thoại liên lạc cho giáo viên chủ nhiệm không thực
tế nên giáo viên không thể liên lạc được
- Gần trường có một số điểm vui chơi chưa lành mạnh: Quán Karaokê, tiệm game online, bàn bida… làm các em bị chi phối
Trang 6- Tâm lý các em học sinh ham chơi, không ham học.
- Một số em nhẹ dạ và dễ bị lôi kéo bởi bạn bè xấu
3 Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt
a Khái niệm học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh hoan nghịch: thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học… , không chấp hành nội quy nhà trường… thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình
Khái niệm: Học sinh cá biệt là những học sinh có những nét cá tính
riêng, có suy nghĩ, hành vi hoặc có những năng khiếu và sở thích khác biệt, mang những nét tiêu cực hơn so với các học sinh trong lớp
b Hành vi biểu hiện của những học sinh cá biệt
Có thể chia thành các nhóm biểu hiện sau:
- Nghịch ngợm, không nghiêm túc trong giờ học, hay triêu chọc bạn bè, thầy cô và nhân viên nhà trường
- Nghỉ học không lý do, đi học trễ, thường bỏ tiết
- Nói tục, chửi thề, nói leo, hay nói dối thầy cô, cha mẹ, bạn bè
- Vô lễ với giáo viên, nhân viên nhà trường, cãi lại cha mẹ
- Không học bài và làm bài tập, không chép bài, không mang theo sách, vở
- Luộm thuộm, quần áo, đầu tóc, giày dép không gọn gàng, không đúng quy định
- Đánh lộn, trộm cắp, cờ bạc, ăn hiếp bạn
- Hút thuốc lá, uống rượu bia
- Tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ
- Thường xuyên ăn quà vặt, dùng điện thoại trong giờ học
c Nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh cá biệt
Trang 7- Ảnh hưởng từ xã hội:
+ Do các dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh bạo lực, phim ảnh tình cảm lứa đôi không phù hợp với lứa tuổi đã trở nên phổ biến, dễ tìm kiếm nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin Các dịch vụ karaokê, internet, bida, quán nhậu… ở gần trường học hấp dẫn, lối cuốn các em vào các trò chơi vô bổ
+ Do nhà trường, xã hội, tổ chức đoàn thanh niên… thiếu những sân chơi lành mạnh cho các em học sinh, hoặc có những nội dung hình thức còn nhạt nhòa, không thu hút các em tham gia… thiếu môi trường để các em vừa học vừa chơi, vừa định hình nhân cách, hình thành lối sống tự tin, có lý tưởng, khát vọng…
- Ảnh hường từ gia đình:
+ Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn: Cha mẹ phải lao động vất
vả, không có thời gian để quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường Có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ… từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lý chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học…
+ Gia đình có cha mẹ bất hòa, sống không hạnh phúc: Ly thân, ly hôn,
hoặc cha nghiện rượu, hay đánh mắng các thành viên khác trong gia đình Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cãi vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng đến tâm sinh lý, từ
đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh…
+ Gia đình có phương pháp dạy con không đúng: Cha mẹ hay to tiếng
quát nạt, bạo lực… làm các em bị tiêm nhiễm kiểu hành xử, hình thành thói quen tính cách xấu hoặc có gia đình quá chủ quan tin tưởng con mình đã ngoan,
đã tốt nên thiếu quan tâm uốn nắn kịp thời
+ Gia đình thiếu sự quan tâm đến con cái: Bố mẹ thờ ơ, vô trách nhiệm
trong giáo dục con hoặc vì kế sinh nhai, bố mẹ đi làm xa, con cái gửi cho ông
bà, người bà con hoặc tự sống một mình Các em thiếu sự quản lý chặt chẽ của người lớn, do chưa tự giác nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh…
+ Gia đình thiếu cha mẹ: Các em là con mồ côi không nơi nương tựa,
sống với ông bà hoặc chú bác ruột… Đây là các em học sinh chịu rất nhiều thiệt
Trang 8thòi, nếu không có được sự quan tâm giúp đỡ từ người thân, cộng đồng và nhà trường thì các em không định hướng được từ đó có những hành vi, biểu hiện tiêu cực
+ Gia đình có phẩm chất đạo đức không tốt: Có cha, mẹ là những
người không mẫu mực, là những thành phần không tốt của xã hội, thiếu đạo đức,
vi phạm pháp luật, tội phạm… môi trường gia đình như vậy hình thành học sinh
cá biệt là điều dễ hiểu…
- Ảnh hưởng từ bản thân học sinh:
+ Tư chất học sinh chậm trong nhận thức, chậm hiểu bài, hoặc mất kiến thức căn bản từ lớp dưới Một bộ phận học sinh vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm, dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ kiểm tra ở những môn học khó hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ học; dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học và từ đó học lực sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học
+ Do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trung cho việc học tập
+ Do lệch lạc trong nhận thức, bồng bột, thích làm “anh hùng”… một số
ít học sinh biểu hiện tính ương ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những quy định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhỡ, có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “ chứng nào tật ấy” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho những vi phạm vẫn không chấp hành
+ Do suy nghĩ còn non nớt, nông cạn, tư tưởng ham chơi hơn ham học, chưa định hướng về tương lai, nghề nghiệp của bản thân, có suy nghĩ tới đâu hay tới đó
- Do sức ép từ mọi phía:
Do sự kỳ vọng của gia đình, xã hội, sức ép từ học hành, thi cử vượt quá năng lực thực của một học sinh khiến cho các em thi không đạt được sẽ phát sinh căng thẳng, rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti, u sầu, chán nản, mặc cảm về bản thân
Trang 9III Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
1 Tìm hiểu học sinh cá biệt
Trước khi giáo dục phải tìm hiểu kỹ về học sinh cá biệt đó Do học sinh
cá biệt có những điểm rất khác nên không thể áp dụng đồng loạt phương pháp như nhau vào tất cả các em học sinh cá biệt mà phải tìm hiểu kỹ về từng em để
áp dụng riêng mỗi em mỗi phương pháp
a Các vấn đề cần tìm hiểu
- Lấy thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, mơ ước của học sinh
-Tìm hiểu kết quả học tập rèn luyện của học sinh ở những năm trước -Tìm hiểu những biểu hiện về hành động, lời nói, cách cư xử của học sinh qua bạn bè trong lớp và ngoài lớp
-Tìm hiểu thái độ học tập hiện tại của học sinh qua giáo viên bộ môn -Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của học sinh
-Tìm hiểu những vi phạm của học sinh qua Đoàn trường và giám thị
b Ý nghĩa của phương pháp
Với cách này, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về học sinh ở nhiều mặt: Tâm lý, hoàn cảnh, hành vi… để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá biệt từ đó có cách giải quyết, hóa giải nguyên nhân, có cách uốn nắn hợp lý và không bị sai lệch “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là như vậy
2 Tạo mối quan hệ thân thiện với gia đình học sinh
a Cách làm
Thông thường, các giáo viên khi học sinh có vấn đề, mắc lỗi vi phạm thì mới liên hệ với gia đình, mời phụ huynh đến trao đổi Tuy nhiên làm như vậy trong một số trường hợp học sinh trở nên mặc cảm hơn, ương ngạnh hơn và cũng không hiệu quả với những học sinh ở nhà hay cãi lời bố mẹ… do vậy giáo viên nên:
- Tạo mối quan hệ thường xuyên liên lạc với gia đình, cập nhật thông tin hai chiều thường xuyên để có cách giáo dục
Trang 10- Giáo viên và phụ huynh cùng hợp tác bàn bạc cách giải quyết những trường hợp cụ thể, hợp tác tạo ra những tình huống, những sự kiện… để từ từ thay đổi học sinh theo hướng tích cực
b Ý nghĩa của phương pháp
Tạo mối quan hệ thân thiện giữa gia đình học sinh với giáo viên để giáo dục học sinh một cách có hiệu quả hơn Khi gia đình biết được tình hình học tập của con em ở trường họ sẽ quan tâm và có trách nhiệm hơn
3 Tiếp cận học sinh cá biệt
a Cách tiếp cận
- Trong giờ học giáo viên có thể gọi học sinh phát biểu xây dựng bài
- Trong giờ nghỉ giải lao giáo viên có thể nói chuyện, thăm hỏi học sinh
- Trong giờ học hoặc trong giờ giải lao giáo viên có thể giảng giải các câu trả lời, các bài toán cho học sinh
- Giáo viên có thể gặp riêng học sinh để nói chuyện một cánh tế nhị và nhẹ nhàng, chân thành, phân tích có lý có tình mức độ nguy hại của những lỗi vi phạm
a Ý nghĩa của phương pháp
- Tạo tậm lý thân thiện, rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, giúp trò nhận ra rằng thầy cô không ghét bỏ mình
- Học sinh cá biệt có cơ hội để tâm sự, chia sẻ vơi thầy cô rất nhiều điều
- Giáo viên không những hiểu học sinh mà còn tạo được tình cảm, sự tin cậy của học sinh đối với mình
4 Tổ chức các buổi hoạt động tập thể
a Các hoạt động
-Tổ chức các buổi ca múa hát tập thể, tổ chức phong trào thi đua, thi tìm hiểu về pháp luật, thi cắm hoa, làm bánh, học nhóm, lao động, tham quan học tập, thăm hỏi động viên gia đình có công…
b Ý nghĩa của phương pháp
- Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh trầm cảm, tự ti Giúp các em mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện, giúp các em
Trang 11chủ động hội nhập với các bạn và tập thể lớp, giúp các em xóa đi ý nghĩ bị cô lập, bị tách rời khỏi tập thể
- Giúp các em học sinh gần gủi nhau hơn, đoàn kết hơn.Tạo điều cho học sinh nói chuyện cười đùa với nhau, rèn luyện cho các em kỹ năng sống
- Giúp học sinh cá biệt tham gia xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực
để các em có cơ hội tự thể hiện mình
5 Tổ chức các buổi nói chuyện, xem phim (hoặc diễn thuyết)
Từ trong sâu thẳm, mỗi người luôn muốn mình thành công, được xã hội nhìn nhận đánh giá cao Do vậy, tổ chức được những buổi nói chuyện diễn thuyết thu hút, hấp dẫn về những người thành đạt, những việc tốt …sẽ khơi gợi lên ở các em những suy nghĩ tích cực hướng về tương lai, khơi gợi lên các em những khao khát, hoài bão lớn lao… Từ đó, các em có động lực để hành động tích cực, phấn đấu học hành
a Cách làm
Giáo viên nghiên cứu tìm hiểu những câu chuyện hay, về những người thành đạt đáng ngưỡng mộ, những việc tốt, dùng phong cách và từ ngữ hấp dẫn
để kể chuyện trước toàn lớp (đối với những giáo viên có năng khiếu diễn thuyết) hay nhờ những đồng nghiệp có năng khiếu trong lĩnh vực này tham gia khi tổ chức Hoặc sưu tầm những đoạn phim, video hay về các chủ đề có ý nghĩa giáo dục, khơi dậy cảm xúc và suy nghĩ tích cực, tình yêu quê hương đất nước, ý chí phấn đấu, vươn lên để chiếu cho cả lớp xem… Nếu có điều kiện hơn nữa thì mời diễn giả nói chuyện về những điều mà học sinh quan tâm, băn khoăn, lo lắng, những kế hoạch cho tương lai…
b Ý nghĩa của phương pháp
Phương pháp này có tác dụng chung với đa số học sinh, và có tác dụng rất lớn với phần nhiều các em học sinh cá biệt muốn được trở nên khác người, thích thể hiện, có máu “anh hùng”…
6 Làm gương, nêu gương
a Cách làm
- Giáo viên phải gương mẫu về đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn:
lời nói, trang phục, đi đứng phải chuẩn mực, phải đối xử công bằng, vô tư với học sinh, không nói suông, lời nói phải đi đôi với việc làm, luôn trau nhồi, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn