Lí tưởng nhân văn bắt rễ, đâm chồi ở nước Anh lúc bây giờ là một ngọn nguồn tư tưởng - tình cảm quan trọng để nuôi dưỡng tâm hồn, cách nhìn của nhà văn, và ông đã tắm mình trong tư tưởng
Trang 1SOẠN BÀI: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
U SẾCH-XPIA
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
A Tác giả
Uy-li-am sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng “Đó là một thời đại cần
có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ” (Ăng-ghen), và sếch-xpia chính là một con người khổng lồ như thế
Ông sinh tại thị trấn Xtrat-pho on Ây-vơn ở miền Tây nước Anh trong một gia đình buôn bán Năm 14 tuổi, khi gia đình sa sút, ông thôi học để về thủ đô Luân Đôn kiếm sống Ông phải trải qua nhiều nghề trước khi được nhận vào giúp việc cho nhà hát Địa cầu, nơi ông gia nhập đại gia đình văn chương
Lí tưởng nhân văn bắt rễ, đâm chồi ở nước Anh lúc bây giờ là một ngọn nguồn tư tưởng - tình cảm quan trọng để nuôi dưỡng tâm hồn, cách nhìn của nhà văn, và ông
đã tắm mình trong tư tưởng nhân văn ấy để sáng tạo ra các tác phẩm của mình Với một tài năng xuất chúng, ông đã để lại 37 vở bi kịch và hài kịch, trong đó phần lớn đều trở thành kiệt tác trong kho tàng văn học nhân loại, như Hăm-lét, Ô-ten-lô, Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Sáng tác của ông tái hiện trung thành hiện thực xã hội nước Anh đương thời bằng những điển hình nghệ thuật sinh động Ông phơi bày mọi tội ác phong kiến qua những mối thù hận truyền kiếp, những quan niệm luân lí và lễ giáo khắc kỉ, chỉ ra bộ mặt xảo trá của chủ nghĩa cá nhân tư sản thời kì đầu Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng
tự do, của lòng nhân ái bao la, niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện, vào thế
hệ trẻ
B Tác phẩm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét
• TÓM TẮT
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng của sếch-xpia, được diễn lần đầu tiên năm 1595 Vở kịch dựa trên câu chuyện về một món nợ máu thâm thù, truyền kiếp của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, xảy ra thời trung cổ tại Vê-rô-na (I-ta-li-a)
Có thể tóm tắt vở kịch như sau: Trong đêm dạ hội hóa trang của nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô đã gặp Giu-li-ét Tình yêu của họ bùng lên mãnh liệt, bất chấp mối thù dai dẳng giữa hai dòng họ Họ hẹn ước, thề bồi với nhau và nhờ tu sĩ Lo-rân làm phép cưới bí mật để suốt đời được sống bên nhau Rô-mê-ô đã giết Ti-bân (anh họ Giu-li-ét) để trả thù việc anh ta đã giết chết người nhà Môn-ta-ghiu, và chàng bị phạt đi đày biệt xứ tại thành Man-tua Chưa biết Giu-li-ét đã làm phép cưới, gia đình yêu cầu nàng phải lấy Pa-rít Tu sĩ Lo-rân đã bày cách cho nàng uống thuốc ngủ giả chết để có thời gian gọi Rô-mê-ô về Đám cưới thành đám tang Nhận được tin dữ, Rô-mê-ô tức tốc về ngay khu hầm mộ của gia đình Ca-piu-lét với một
lọ thuốc độc Gặp Pa-rít ở đó, chàng đã giết chết anh ta, rồi đến bên thi thể của
Trang 2Giu-li-ét uống thuốc độc để chết cùng nàng Thuốc ngủ hết hiệu nghiệm, Giu-li-ét tỉnh dậy, hiểu hết sự tình, liền dùng con dao mà Rô-mê-ô vẫn mang bên mình để quyên sinh Tu sĩ Lo-rân đến ngay hầm mộ nhưng không kịp Hai gia đình cũng đổ
xô đến Tu sĩ kể lại mọi chuyện Được thức tỉnh, hai dòng họ tự nguyện xóa đi mối thù xưa và cùng dựng cho đôi tình nhân bức tượng bằng vàng về mối tình chung thủy Rô-mê-ô và Giu-li-ét nhằm lưu truyền hậu thế
• ĐOẠN TRÍCH: Tình yêu và thù hận
1 Xuất xứ
Đoạn trích thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch dài 5 hồi Rô-mê-ô và Giu-li-ét Kết thúc hồi I, đôi trẻ đã gặp nhau ở nhà Ca-piu-lét trong buổi dạ hội tổ chức nhân dịp Giu-li-ét sắp tròn mười bốn tuổi Rô-mê-ô say mê trước nhan sắc lộng lẫy của Giu-Giu-li-ét,
mà Giu-li-ét cũng thấy lòng vấn vương Đêm khuya ra về, mới đi được mấy bước, Rô-mê-ô bỏ mặc bạn bè, quay trở lại, trèo tường vào gặp Giu-li-ét Đây là cảnh Tình yêu và thù hận: đôi trẻ lại gặp nhau và trò chuyện với nhau lúc đêm khuya, sau đó hai người đã thề nguyền Để đi đến thề nguyền, họ phải tự giải quyết vấn đề
“tình yêu và thù hận” Đoạn trích sẽ cho ta thấy họ đã giải quyết vấn đề đó như thế nào?
2 Đọc văn bản
Văn bản không dài và chỉ gồm hai nhân vật với tất cả 16 lời thoại, trong đó có độc thoại và đối thoại Độc thoại ở đây là độc thoại nội tâm, đối thoại cũng bộc lộ rõ tâm trạng từng nhân vật Lời thoại được sếch-xpia viết rất trau chuốt, có thể xem là
“những lời có cánh” Vì vậy, cần tập đọc diễn cảm theo từng vai để bước đầu cảm nhận được nội dung ý nghĩa của lớp kịch cũng như tâm trạng của hai nhân vật trong tình yêu đầu đời của họ cần có giọng đọc phân biệt giữa đối thoại và độc thoại đối với từng nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét
3 Tìm hiểu đoạn trích: (Gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK)
Câu 1
Cảnh Tình yêu và thù hận diễn biến qua hai giai đoạn:
- 6 lời thoại đầu là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật: Từng nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình (mỗi nhân vật độc thoại 3 lần, xen
kẽ nhau) Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình với người yêu, nhưng nội dung các lời độc thoại của họ cũng có nét khác nhau: Rô-mê-ô tập trung
ca ngợi sắc đẹp lộng lẫy của Giu-li-ét, còn Giu-li-ét thì lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô - dòng họ đã gây hận thù cho dòng họ của nhà nàng
Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của hai nhân vật: đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại giai đoạn này (lời thoại số 6) của Giu-li-ét
- 10 lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật: Mỗi nhân vật nói 5 lời thoại, mở đầu là Rô-mê-ô, kết thúc là Giu-li-ét, nội dung các lời thoại đều tập
Trang 3trung vào việc giải quyết môi hận thù giữa hai dòng họ để mở đường, chắp cánh cho tình yêu của họ đi tới, bay cao
Câu 2:
Những cụm từ nói lên tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
- Trong lời thoại của Rô-mê-ô: nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là
kẻ thù của em,
- Trong lời thoại của Giu-li-ét: em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi, (Các em phân tích ý của các cụm từ trên đây và tìm thêm những cụm từ khác trong văn bản của đoạn trích)
Câu 3:
Tìm hiểu lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong cảnh này:
- Đây là lời thoại dài nhất và là lời độc thoại nội tâm của nhân vật Lời thoại được viết rất trau chuốt, với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những
so sánh bất ngờ, táo bạo Tất cả là để bộc lộ một tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có sức gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến dưới cửa sổ phòng ngủ của Giu-li-ét
- Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một điều: Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng, sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất: tìm những lời lẽ đẹp nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ trời phú cho nàng
- Đây là tâm trạng của một chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chảy ào ạt thành “những lời có cánh” như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say
(Các em đọc kĩ lại lời độc thoại này, nêu lên các dẫn chứng để làm sáng tỏ các ý trên đây)
Câu 4:
Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét trước vấn đề “tình yêu và thù hận” Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét:
- Yêu Rô-mê-ô tha thiết nên nàng chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề dòng họ (thù hận), từ đó mà có những ý nghĩ thật táo bạo: hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng, hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa (dám từ bỏ dòng họ
để đến với tình yêu) Đối với nàng, điều quan trọng là con người mình yêu chứ
Trang 4không phải dòng họ (“Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào”) Lời độc thoại nội tâm của nàng cho ta thấy tình yêu bùng lên mãnh liệt đã tiếp thêm sức mạnh để vượt qua thù hận của dòng họ
- Đó là ý nghĩ trong lời độc thoại nội tâm mà nàng đã trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim Đến khi đối thoại trực tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng điều đó để cùng chia sẻ và tìm cách vượt qua Nàng không quên nhắc chàng những khó khăn và cả những nguy hiểm
Câu 5:
Vấn đề “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết như thế nào?
- Về vấn đề dòng họ (thù hận), thái độ của Rô-mê-ô cũng kiên quyết không kém:
ba trên năm lời đối thoại ở đây, chàng đã nói dứt khoát với người yêu: “tôi sẽ thay tên đổi họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”
- Tình yêu có sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi trở ngại, hận thù (lời thoại 13,15 của Rô-mê-ô) Chú ý các câu: “ cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”;
“em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”;
- Như vậy, có thể nói vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết sau 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng thù hận Đó là bản chất, sức mạnh, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Sếch-xpia đã ca ngợi trong lớp kịch này cũng như trong toàn bộ tác phẩm
II/ LUYỆN TẬP
Gợi ý giải bài tập trong SGK
1 a) Hướng lập luận: Đã là con người thì phái có tình cảm, trong đó tình yêu là
một mặt quan trọng Cho nên, “ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”, (ở đây là khẳng định một nét đẹp của đời sống tinh thần, của tình cảm con người)
b) Chứng minh qua đoạn trích Tình yêu và thù hận: Sếch-xpia ca ngợi tình yêu
chân chính của Rô-mê-ô và Giu-li-ét chính là khẳng định con người họ: đôi trẻ này nhờ tình yêu chân chính mà đã có sức mạnh để vượt lên trên mối thù dòng họ để chiến thắng thù hận (Các em phân tích cụ thể ý này qua những dẫn chứng tiêu biểu trong đoạn trích)
2 Bài tập này các em tự thực hiện cùng với các bạn trong nhóm học tập của mình