1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

138 500 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

* Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hoá từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan x

Trang 1

-

HOÀNG NGỌC TÚ

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

-

HOÀNG NGỌC TÚ

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là luận văn của tôi, có sự giúp đỡ tận tình từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Bất Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là chính xác và hoàn toàn trung thực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi thu thập

từ các nguồn gốc rõ ràng và được ghi trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…

Tác giả

Hoàng Ngọc Tú

Trang 4

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường

Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính – Ngân hàng và Khoa Sau đại học Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn

bè đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã nghiêm túc tiếp thu kiến thức từ nhà trường và sự chỉ dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Bất, tuy nhiên luận văn có thể vẫn còn những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý từ thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ cũng như toàn thể bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…

Tác giả

Hoàng Ngọc Tú

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 5

1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 5

1.2 Lý luận chung về thuế nhập khẩu vàhội nhập kinh tế quốc tế 7

1.2.1 Tổng quan về thuế nhập khẩu 7

1.2.2 Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu 16

1.2.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu đặt ra đối với chính sách thuế nhập khẩu ô tô 42

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56

2.1 Phương pháp luận, cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu 56

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 57

2.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 57

2.2.2 Phương pháp chuyên gia: 58

2.2.3 Phương pháp phân tích thống kê 59

2.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp 62

2.2.5 Phương pháp so sánh đối chiếu 64

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU VIỆT NAM

XÉT TRƯỜNG HỢP THUẾ NHẬP KHẨU Ô TÔ 66

3.1 Khái quát về ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam 66

3.2 Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập xét trường hợp thuế nhập khẩu ô tô 68

3.2.1 Cơ sở pháp lý của thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam 68

3.2.2 Nội dung chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiện nay 69

3.2.3 Kết quả thực thi chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiện nay 84

3.3 Đánh giá chung về chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam 102

3.3.1 Thành tựu 102

3.3.2 Hạn chế 103

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 107

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 109 4.1 Quan điểm chung về thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong điều kiện hội

Trang 6

trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế 111 4.2.1 Hoàn thiện biểu thuế suất thuế nhập khẩu ô tô 111 4.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thu thuế 119 4.2.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý thuế nhập khẩu ô tô

123

Trang 7

1 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

4 CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

5

CKD Completely Knocked Down Là xe được lắp ráp tại địa

phương

7 FTA Hiệp định thương mại tự do

8 GATT Hiệp định chung về thương mại và thuế quan

9 GTGT Giá trị gia tăng

10

IKD Incompletely Knocked Down: nhập một phần linh kiện,

bộ phận về lắp ráp tại nhà máy địa phương

14 VAMA Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam

15 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

16 XNK Xuất nhập khẩu

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 1.1 Ví dụ về phương pháp trị giá khấu trừ 27

2 3.1 Ví dụ về phương pháp trị giá khấu trừ 75

3 3.2 Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô cho khu vực ngoài

4 3.3 Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô cho khu vực

5 3.4 Biểu thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khu vực

6 3.5 Biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuyệt đối với xe ô

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 1.1 Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu đến giá hàng hóa

4 3.1

Tỷ lệ ô tô nhập khẩu và ô tô nội địa của VIệt Nam

Trang 10

Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của nhà nước về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá - dịch vụ trong nước Ngoài ra chính sách thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện các chiến lược kinh tế của đất nước Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng các công cụ để quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được các nước sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu đối với ngân sách quốc gia Ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu được ban hành thành luật vào tháng 12 năm 1987 với tên gọi là Luật thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch Sau hai lần sửa đổi vào các năm 1991 và 1993 và đến năm

2005, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành (luật số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005) và gần đây có những nội dung thay đổi cơ bản về thời hạn tính thuế, thuế xuất, về xử lý vi phạm như thông tư 59/2007/TT-BTC, thông tư 05/2009/TT-BTC, thông tư 39/2015/TT-BTC Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế

và có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung Mặt khác, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế mới, cần làm cho luật thuế xuất nhập khẩu vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế trong nước, vừa phù hợp với luật lệ

và thông lệ quốc tế Điều đó xuất phát từ các lý do:

- Do nhu cầu đòi hỏi cần phải có chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp

để đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu

- Kể từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng Các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký trong năm

Trang 11

2015 là các FTA thế hệ mới, có nhiều đặc điểm đòi hỏi hội nhập sâu hơn, phạm vi rộng hơn và mức độ tự do hóa mạnh hơn Tiến trình hội nhập đang

mở ra những cơ hội to lớn cũng như đang đặt ra những thách thức mới buộcchúng ta thực sự phải nỗ lực thì mới đạt được những mục tiêu phát triển mong muốn Thách thức trước mắt là chúng ta phải thực hiện những cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT trong chương trình của AFTA Chương trình này đòi hỏi ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp

- Quá trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ thậm chí của các nước chậm tiến nhất Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi những luật lệ quốc tế trong hợp tác phát triển

Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đang đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong

đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện

và thông lệ chung của thế giới

- Lộ trình giảm thuế ATIGA đã bắt đầu có tác động mạnh đến nhiều ngành công nghiệp nước nhà khi thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng cắt giảm xuống còn 0% Đặc biệt, sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa mạnh mẽ ngành ô tô non trẻ của nước nhà khi các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN ồ ạt tràn vào Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên,cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS

Nguyễn Thị Bất, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế"làm đề tài

nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ để chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta phù hợp với chính sách thuế của khu vực và thế giới

Trang 12

a) Mục tiêu nghiên cứu

Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam đáp ứng điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản liên quan đến chính sách thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Đánh giá thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam thời gian qua

- Đƣa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô

ở Việt Nam đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a) Đối tƣợng nghiên cứu là chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nám trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

b) Phạm vi nghiên cứu

Do đề tài khá rộng lớn nên tác giả chú trọng phân tích chuyên sâu vào chính sách thuế nhập khẩu trong lĩnh vực ô tô nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô ở Việt Nam

- Về mặt nội dung: đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản về chính sách thuế nhập khẩu ô tô

- Về mặt không gian: các nội dung đƣợc tiến hành trong phạm vinền kinh tế Việt Nam

Trang 13

- Về mặt thời gian: các số liệu,tư liệu sử dụng trong luận văn là của 5 năm gần nhất, các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm đến

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Tác giả luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn hoạt động nhằm giải quyết và làm sáng

tỏ mục đích đặt ra trong luận văn

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam xét trường hợp thuế nhập khẩu ô tô

Chương 4: Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô

ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu về thuế xuất nhập khẩu

ở Việt Nam khá đa dạng Tuy nhiên những công trình sâu sắc về chính sách thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay còn rất hạn chế hoặc mới chỉ đề cập được một khía cạnh hẹp

Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay” do học viên Vũ Anh Tú của trường Đại học Kinh tế Quốc

dân thực hiện đã trình bày được cơ sở lý luận cơ bản, phân tích thực trạng đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam phù hợp với thực tiễn Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở mốc thời gian 2007

Luận án Tiến sỹ kinh tế“Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Lê Duy Thành, bảo vệ năm 2007 Bên cạnh

nhiều điểm thành công, luận án còn có những hạn chế như: Chưa phân tích và làm rõ được những tác động của gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quản lý thuế (vì luận án hoàn thành trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO); Các phân tích hoàn toàn mang tính định tính, chưa có công cụ phân tích định lượng hỗ trợ nên kết quả phân tích chưa mang tính khách quan;

và chưa đề cập được kinh nghiệm quản lý thuế hiện đại ở các nước tiên tiến trên thế giới

Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng” của Đặng Văn Dũng, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011, cũng đưa ra được

Trang 15

một số lý luận và thực trạng khái quát của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tình hình mới

Luận án Tiến sĩ kinh tế ―Tiếp tục cải cách và hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Ngọc Túc

(2007) đã phân tích khá toàn diện thực trạng cải cách thủ tục hải quan, thực trạng cải cách công tác thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực trạng công tác chống buôn lậu, công tác cải cách tổ chức bộ máy của hải quan, công tác phát triển nguồn nhân lực và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác hải quan Ngoài ra luận án đã hệ thống các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực hải quan Trên cơ sở phân tích thực trạng và kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan của các nước trên thế giới, đã xây dựng các giải pháp hợp lý để hiện đại hóa hải quan Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập Tuy nhiên đây là luận án chuyên sâu nghiên cứu về quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan

Đề tài ―Hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO‖, Luận án Tiến sỹ Kinh tế của Vương Thu Hiền, Học viện Tài

chính năm 2008 đã phân tích đánh giá những hạn chế của hệ thống chính sách thuế hiện hành khi gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp khá phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO Luận

án chủ yếu đi sâu đến các vấn đề về chính sách thuế nói chung, không đi sâu vào chính sách thuế nhập khẩu

Đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Trần Thu

Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012, đã phân tích đánh giá khái quát các quy định pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu cùng thực tiễn áp

Trang 16

dụng Các quy định này được đánh giá trên cơ sở đánh giá sự thay đổi so với các quy định pháp luật cũ kết hợp so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài

Luận án Tiến sỹ Kinh tế “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”của Nguyễn Thị Thùy Dương, Đại học Kinh tế Quốc

Dân năm 2009, đã phân tích khái quát những tác động của gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quản lý thuế và một số các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên luận án này không đi sâu vào thuế nhập khẩu

Nhìn chung, các đề tài và tài liệu trên đều có đề cập ở những mức độ nhất định về Thuế, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đề tài chính sách thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trong luận văn này, tác giả sẽ phân tích chuyên sâu về chính sách thuế nhập khẩu ô tô ở Việt Nam nhằm đánh giá một cách khái quát các thành tựu cũng như hạn chế của chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm

1.2 Lý luận chung về Thuế nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Tổng quan về thuế nhập khẩu

1.2.1.1 Bản chất của thuế nhập khẩu

a Khái niệm

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời

là đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu (chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương thuộc phạm vi lãnh thố mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công việc thuộc chức năng

Trang 17

của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng.v.v ), Nhà nước sử dụng ba hình thức động viên là: quyên góp của dân, vay dân và dùng quyền lực bắt dân phải đóng góp Trong đó, hình thức quyên góp và vay của dân là những hình thức không mang tính ổn định lâu dài, thường chỉ được sử dụng giới hạn trong những trường hợp đặc biệt.Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị buộc dân phải đóng góp.Đây chính là hình thức

cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính Nhà nước.Hình thức này

gọi là Thuế

Từ những nội dung trên, chúng ta có thể nêu một khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nước quy định đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội

Thuế nhập khẩu là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động nhập khẩu mà các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật thuế nhập khẩu, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cũng như các chính sách của Nhà nước

Nói cách khác, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia hoặc từ khu chế xuất xuất vào thị trường thuộc lãnh thổ của quốc gia đó

b Bản chất của thuế nhập khẩu

Bản chất của thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chỉ mang tính

tương đối bởi nếu hàng hóa được nhập khẩu về nhằm sử dụng, tiêu dùng thì khi ấy người tiêu dùng là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế có tính chất là thuế trực thu Còn nếu như nhà nhập khẩu đã nộp thuế hàng hóa và sau

đó kinh doanh với chính số hàng hóa đó thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có

xu hướng chuyển sang cho người mua hàng và khi đó, khoản thuế nhập khẩu

Trang 18

này lại có tính chất gián thu

Nghiên cứu bản chất của thuế nhập khẩu, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, thuế nhập khẩu là phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động nhập

khẩu

Thứ hai, việc xây dựng thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo giải quyết hài

hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu

Thứ ba, thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng ở mức hợp lý

Thứ tư, chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước phải đảm bảo tính khả thi

và tính hiệu quả

1.2.1.2 Những đặc điểm của thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế nên cũng mang các đặc điểm của thuế nói chung:

Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước

Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mỗi quốc gia.Đối với mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và của mỗi công dân cho Nhà nước Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân Tổ chức và cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ đã vi phạm pháp luật của quốc gia đó

Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế với các khoản vay muợn của Chính phủ

Thứ hai, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước và

Trang 19

không mang tính hoàn trả trực tiếp

Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho các nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội Mọi cá nhân, người có nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộp nhiều cũng như người nộp ít đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước, số tiền thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ

Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí và lệ phí

Thứ ba, chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội

Tuy thuế được coi là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới Nó thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước về việc muốn khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của bất cứ ngành nào hoặc lĩnh vực nào trong toàn bộ nền kinh tế Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế

Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có các đặc điểm riêng của nó Cụ thể là:

Thứ nhất, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu

Thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở khâu nhập khẩu và hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước, không thu vào hàng hoá sản xuất hoặc lưu thông khác ở trong nước (khác với thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cũng là một loại thuế gián thu nhưng thu cả vào hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá sản xuất hoặc lưu thông trong nước)

Trang 20

Mọi hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu.Ngoài những đối tượng nêu trên, số còn lại sẽ không chịu sự tác động của loại thuế này

Thứ hai, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế mình đã nộp cho Nhà nước sang cho một đối tượng khác Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu phải gánh chịu loại thuế này Người nộp thuế nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu đó

Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu đã chuyển dịch

sổ thuế phải nộp sang cho người tiêu dùng chịu Nói cách khác, người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một.Người nộp thuế là người kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, còn người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó Nhà kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu đứng ra thu hộ thuế cho Nhà nước và nộp hộ người tiêu dùng số thuế thu được vào NSNN

Thứ ba, thuế nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan thu, cơ quan thuế các

cấp không thu (thuế GTGT, thuế TTĐB vừa do cơ quan hải quan thu vừa do

cơ quan thuế thu; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài chỉ do cơ quan thuế các cấp thu), nhằm gắn công tác quản lý thu thuế nhập khẩu với công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nhập khẩu

1.2.1.3 Vai trò của thuế nhập khẩu

Thứ nhất, thuế nhập khẩu đóng vai trò là nguồn thu quan trọng của

ngân sách Nhà nước

Nhà nước ra đời, dựa vào quyền lực chính trị của mình, Nhà nước đã đặt

Trang 21

ra các thứ thuế để bắt buộc các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu nhập của họ cho Nhà nước Nhờ có khoản đóng góp đó, bộ máy Nhà nước mới tồn tại và hoạt động được

Lịch sử phát triến của ngành thuế qua các thời kỳ đã cho thấy: Tỷ trọng thu bằng thuế chiếm phần lớn trong tống thu NSNN, tỷ trọng này thường chiếm tới trên 90% tổng số thu, trong đó, thuế nhập khẩu đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng

Vai trò truyền thống của thuế quan là động viên một phần thu nhập cho NSNN từ hoạt động ngoại thương Tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng thuế quan của mỗi nước mà thuế quan có vai trò khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN

Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng thu NSNN (l%-5%) Còn ở các nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nguồn thu cho NSNN Đối với Việt Nam, nguồn thu từ thuế xuất, nhập khẩu chiếm khoảng 19%-20% tổng số thu về thuế và phí của Nhà nước; số thu này có xu hướng giảm dần do việc Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế kể từ năm 1999

Thứ hai, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, kiểm soát và điều tiết đối với

hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Để quản lý hoạt động ngoại thương, Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có thuế nhập khẩu.Đây được coi là một trong những công

cụ hữu hiệu nhất Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể tác động một cách trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu của quốc gia bằng cách thay đối mức thuế suất đối với từng mặt hàng, từ đó có thể điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình trong từng giai đoạn phát triển Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điều tiết hoạt động nhập khẩu, cân

Trang 22

bằng cán cân thương mại quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh đối ngoại

Thứ ba, thuế nhập khẩu giữ vai trò bảo hộ sản xuất trong nước

Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới đã chứng minh rằng: cho đến nay, không một quốc gia nào là không sử dụng công cụ thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, giữa các nước chỉ khác nhau về mức độ bảo hộ mà thôi

Ở các nước phát triển, người ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế nhập khẩu; còn ở các nước đang phát triển thì hoàn toàn ngược lại, thuế nhập khẩu lại được sử dụng như một hàng rào đắc lực nhất che chắn cho sản xuất trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh và thâm nhập của hàng hoá nhập khẩu

từ nước ngoài tràn vào

Thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá nhập khẩu.Vì vậy, việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước

Đồ thị dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn cho những tác động ấy:

Giả sử một quốc gia A nào đó đứng trước một mức giá quốc tế Pw của

sản phẩm X, theo đó quốc gia A có thể mua bao nhiêu sản phẩm X từ nước

ngoài Các đường D, S biểu thị mức cầu của người tiêu dùng quốc gia A về

sản phẩm X và mức cung sản phẩm X của các nhà sản xuất ở quốc gia A Ta giả thiết rằng, sản phẩm X nội địa và sản phẩm X nước ngoài hoàn toàn có thể thay thế cho nhau, người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua loại nào có giá bán rẻ hơn

Tại mức giá Pw, người tiêu dùng quốc gia A sẽ mua Qd sản phẩm X (họ muốn ở điểm G trên đường cầu D), trong khi các doanh nghiệp nội địa chỉ sản xuất Qs sản phẩm X (họ muốn tại điểm C trên đường cung S) Do vậy, sẽ có

sự chênh lệch giữa mức cung trong nước Qs và mức cầu trong nước Qd, mức

chênh lệch này được bù đắp thông qua nhập khẩu hàng hoá

Trang 23

Bây giờ, chính phủ quốc gia A đánh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm X

là t% Sau khi có thuế, giá sản phẩm X sẽ là Pt: Pt = Pw (1+ t%) cao hơn

D: Cầu hàng hóa S: Cung hàng hóa

Qd: Lượng cầu hàng hóa Qs: Lượng cung hàng hóa

Pt: Giá trong nước Pw: Giá thế giới

Bằng cách nâng giá nội địa, thuế nhập khẩu đã khuyến khích ngành sản

xuất sản phẩm X trong nước Các doanh nghiệp tăng mức sản xuất từ Qs lên

Qs’.Thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng cách nâng giá

nội địa lên mức mà tại đó hàng nhập khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn Khi

Trang 24

trong nước sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì giá hàng nhập khẩu vào trong nước đã

bị nâng lên do có thuế nhập khẩu

Về phía cầu, việc tăng giá cả làm người tiêu dùng chuyển tiêu dùng của

họ trên đường cầu từ điểm G đến điểm F Lượng cầu đối với sản phẩm X giảm từ Qd xuống Qd’.Người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm X

Đồ thị trên cho thấy ảnh hưởng kết hợp của việc tăng cường sản xuất nội địa, đó là giảm nhập khẩu Việc nhập khẩu giảm vừa do sản xuất nội địa tăng, vừa do tiêu dùng nội địa giảm Với bất kỳ mức thuế nhập khẩu cho trước, mức

độ giảm nhập khẩu phụ thuộc vào hệ số góc của đường cung và đường cầu nội địa Các đường này càng co giãn thì một mức tăng nhất định của giá nội địa

đã có thuế nhập khẩu sẽ càng làm giảm mức nhập khẩu Trái lại, khi cả 2 đường đều rất dốc thì mức tăng do thuế trong giá nội địa sẽ có ảnh hưởng nhỏ tới lượng cung và lượng cầu, do đó ảnh hưởng ít đến số lượng nhập khẩu Bên cạnh việc sử dụng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước còn sử dụng thuế nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩu thông qua việc không thu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu;

hạ thấp, không thu thuế, hoàn thuế thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu

Ngoài ra, bằng việc thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu, Nhà nước cũng có thể áp đặt ý muốn chủ quan của mình về việc muốn khuyến khích phát triển ngành nào hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nào thông qua việc giảm thuế suất hoặc tăng thuế suất đối với các ngành đó Việc làm này đã gián tiếp góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự thâm nhập của hàng hoá quốc tế vào Việt Nam

Thứ tư, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử

Trang 25

trong thương mại quốc tế

Hai đặc quyền cơ bản của việc thu thuế đối với mỗi quốc gia là: quyền đối với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó Một quốc gia có quyền đánh thuế vào hàng hoá được tiêu thụ ở chính quốc gia của mình, hay nói một cách khác là có quyền đánh thuế vào nguồn thu nhập phát sinh tại chính lãnh thổ mình quản lý; nếu từ bỏ quyền này cũng đồng nghĩa với việc tự mình đánh mất đi chủ quyền quốc gia Mặt khác, trước xu thế toàn cầu hoá thì sự khác nhau về chính sách thuế giữa các quốc gia phát triến và các quốc gia đang phát triến càng trở nên rõ rệt Bởi vậy, thuế nhập khẩu sẽ là cầu nối quan trọng giúp cho các quốc gia đang phát triển chống lại

sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế

Thứ năm, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp

phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của

các quốc gia

Với quan điểm cho rằng thuế nhập khẩu là một công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, một số nhà kinh tế học đã cho rằng: bằng cách đánh thuế nhập khẩu ở mức cao, nước đánh thuế đã gửi thông điệp kêu gọi các nhà sản xuất ở các quốc gia khác đến đầu tư sản xuất tại nước mình Thay vì xuất khẩu hàng hoá, các nhà sản xuất có thểchuyển vốn, thiết bị, công nghệ tới nước đánh thuế nhập khẩu cao để sản xuất hàng hoá tại đó Việc làm này đã làm tăng đầu

tư nước ngoài vào quốc gia thực hiện việc đánh thuế

Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động, người tiêu dùng của nước đánh thuế nhập khẩu còn được mua hàng có giá trị tương đương hàng nhập khẩu nhưng giá rẻ hơn hàng nhập khẩu cùng loại sản xuất ở chính quốc

1.2.2 Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu

Chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm các nội dung cơ bản

Trang 26

sau:

1.2.2.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng

a Đối tượng chịu thuế

Hàng hoá được phép nhập khẩu quy định tại Điều 2Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Chính phủ đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu; trừ những trường hợp sau:

* Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam

* Hàng kinh doanh theo phương thức chuyên khẩu

* Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hoá từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩu vào các khu vực được phép miễn thuế theo qưy định của Chính phủ

* Hàng viện trợ nhân đạo

Trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam do ảnh hưởng tới an ninh trật tự và đời sống xã hội, số còn lại đều có thể nhập khẩu

b Đối tượng nộp thuế

Mọi tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu đều là đối tượng nộp thuế nhập khẩu

* Cá nhân là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi cá nhân, hộ kinh doanh

cá thể trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá

* Tổ chức được coi là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi tổ chức, đơn vị

đó có tư cách pháp nhân, trực tiếp đứng ra nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập

Trang 27

khẩu hàng hoá hoặc được thuê làm dịch vụ kê khai, nộp thuế nhập khẩu

1.2.2.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu

Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng nhập khẩu

a Số lượng hàng hoá nhập khẩu

Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng tổng mặt hàng thực tế nhập khẩu

b Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế

Có hai phương pháp xác định giá tính thuế đó là:

Thứ nhất, phương pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu bằng giá tối

thiểu

Theo quy định hiện hành, hàng hoá nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu tính trên giá tính thuế tối thiểu nếu giá của mặt hàng đó ghi trong hợp đồng thấp hơn giá tham chiếu trong bảng giá tính thuế tối thiểu Tuy nhiên, hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành còn mang nặng tính áp đặt chủ quan của các

cơ quan quản lý chứ không phải là giá CIF do người nhập khẩu khai báo Giá tham khảo trên thực tế thường được biến thành công cụ bảo hộ Trong nhiều trường hợp rõ ràng là giá tham khảo có cao hơn đáng kể so với giá hiện hành trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, giá tham khảo tính bằng ngoại tệ (ví dụ USD) không phản ánh được đầy đủ những dao động trong các điều kiện hiện hành của thị trường quốc tế và tỷ giá hối đoái Không những thế, hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành được xây dựng dựa trên những nền tảng pháp lý thiếu tính minh bạch, dễ thay đổi Thể hiện là: mặc dù được áp dụng một cách công khai, nhưng bảng giá tính thuế tối thiểu thường được các cơ quan quản lý giữ bí mật trong quá trình soạn thảo, các doanh nghiệp không được tham gia vào quá trình xây dựng những nguyên tắc xác định trị giá và bảng giá tối thiểu Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều bị bất

Trang 28

ngờ trong quá trình "áp giá" qua mỗi lần sửa đổi, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh Rõ ràng việc áp dụng hệ thống giá tính thuế tuỳ tiện như vậy là không tôn trọng nỗ lực đàm phán giá của người nhập khẩu thông qua việc cào bằng về thuế, đồng thời vô tình tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, gây hiện tượng trốn thuế và thất thu cho ngân sách nhà nước

Thứ hai, phương pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá

GATT (Hiệp định chung về thương mại và thuế quan)

Đối với hệ thống giá tính thuế tối thiểu cần phải được thay thế bằng một

hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện đại hơn, thông thoáng hơn, hoạt động theo những nguyên tắc công bằng, bình đắng, thống nhất, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nhập khẩu và lợi ích của Nhà nước, thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh Việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO không những đáp ứng được yêu cầu này mà còn đảm bảo cho Việt Nam hoàn thành nghĩa

vụ của mình trong những cam kết quốc tế

Hệ thống xác định trị giá theo GATT/WTO: Trị giá Hải quan là trị giá

giao dịch của hàng hoá đó- là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, do người nhập khẩu - người mua trả trực tiếp hay gián tiếp cho người xuất khẩu - người bán; giá thực tế phải thanh toán của hàng hoá không chỉ gồm giá ghi trên hoá đơn mua bán hàng giữa người mua và người bán mà còn có cả những chi phí do người mua chịu Các chi phí này được gọi là các khoản điều chỉnh,

chia thành 2 nhóm chính: Các khoản điền chỉnh bắt buộc như hoa hồng, môi

giới, chi phí thuê thùng đựng hàng, chi phí nguyên vật liệu và nhân công gói

hàng.v.v, các khoản điều chỉnh không bắt buộc, như chi phí vận tải hàng hoá

đến cảng nước nhập khẩu, chi phí bảo hiếm hàng hoá đến cảng nước nhập

Trang 29

khẩu, chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu, dỡ hàng, chuyển hàng, sang mạn.v.v

Áp dụng Hiệp định này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu một sổ lợi ích:

- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch trong chừng mực lớn nhất có thể, hoặc được xác định theo một trị giá gần gũi nhất với giá thực

tế mua bán của hàng hoá Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế đúng theo giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu chứ không phải trên cơ

sở giá tính thuế áp đặt, tất cả các vướng mắc về trị giá giao dịch sẽ được kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá được giải phóng

- Nâng cao tính tích cực, chủ động trong doanh nghiệp do hệ thống các nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnh nên các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài mà không

sợ ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá

- Với cơ chế xác định giá trị tính thuế ốn định, quy trình thủ tục xác định giá đơn giản, hàng hoá được giải phóng nhanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn

- Doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước những quy định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ cho là không hợp lý

 Giá thực tế tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam và được thực hiện như sau:

1 Phương pháp trị giá giao dịch

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh

Trang 30

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu Bao gồm các khoản sau đây:

a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;

b) Các khoản điều chỉnh theo quy định;

c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:

c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;

c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ)

Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau: a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến

Trang 31

hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó

Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan

Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá

cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan

để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch

c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng theoquy định, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu

có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch

2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

Trang 32

Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch được nói đến ở trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện nhưphương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự được nói đến sau đây

3 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương

tự

Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch và trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán

Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

Trang 33

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan

b) Điều kiện mua bán:

b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan;

b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu trên thì lựa chọn

lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng

số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;

b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu ở trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;

b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại các mục b.1.1, b.1.2 và b.1.3 ở trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan

b.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

Trang 34

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan

Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan

c) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ

d) Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất

Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan thì không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp này mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo

4 Phương pháp trị giá khấu trừ

Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp tại mục 1, 2, 3 ở trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam theo quy định và trừ các chi phí hợp

lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa nhập khẩu

Trang 35

Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng hóa chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam;

b) Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp theo quy định

Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau:

a) Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác định giá bán thực tế

Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu

b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt theo quy định;

c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá

mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu;

Trang 36

d) Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu)

Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:

a) Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu;

b) Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt

Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2014 Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng

B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:

Bảng 1.1 Ví dụ về phương pháp trị giá khấu trừ

Đơn giá Số lượng/lần bán Thời gian bán Số lũy kế

900 đồng/chiếc 50 chiếc 15/1/2014 100 chiếc

30 chiếc 3/3/2014

Trang 37

20 chiếc 28/3/2014

800 đồng/chiếc 200 chiếc 20/1/2014 450 chiếc

250 chiếc 12/2/2014

(Nguồn: Số liệu giả lập)

Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:

- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc) trong số hàng hóa nhập khẩu được bán ra ngay sau khi nhập khẩu

- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu

Nguyên tắc khấu trừ:

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo Luật kế toán Việt Nam

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam, bao gồm:

Trang 38

a) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu, cụ thể:

a.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;

a.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này

b) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam;

c) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam:

c.1) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm a và b khoản này thì không được khấu trừ thêm các khoản này;

c.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục

vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hóa trên thị trường nội địa, như: Chi phí

về tiếp thị hàng hóa, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hóa trước khi bán

Trang 39

hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng

Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam

Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước được xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc quy định và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hóa Không áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan này đối với các trường hợp:

a) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu và không xác định được chính xác giá trị tăng thêm

do quá trình gia công, chế biến;

b) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hóa được bán ra trên thị trường Việt Nam

5 Phương pháp trị giá tính toán

Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp tại mục 1, 2, 3, 4 thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình

Trang 40

gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:

a.1) Chi phí theo quy định;

a.2) Trị giá của các khoản trợ giúp;

a.3) Chỉ tính vào trị giá hải quan trị giá của các khoản trợ giúp được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó

b) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này

c) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu theo quy định

Căn cứ để xác định trị giá tính toán:

Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam

Ngày đăng: 02/09/2016, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2010. Giáo Trình Quản Lý Thuế. Hà Nội:Nhà xuất bảnThống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Quản Lý Thuế
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống Kê
2- Nghiêm Văn Bẩy, 2015. Cắt giảm thuế theo cam kết của các hiệp định FTA và tác động đến kinh tế Việt Nam. Báo Tài chính, tháng 3/2015, trang 15 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Tài chính
4- Bộ Ngoại giao - Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Tố chức thương mại thế giới (WTO). Hà Nội: Nxb chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố chức thương mại thế "giới (WTO)
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia
5- Nguyễn Hữu Hoàng, 2015. Báo cáo phân tích thị trường ô tô Việt Nam. Báo cáo phân tích - Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Châu Á Thái Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích thị trường ô tô Việt Nam
6- Sử Đình Thành và cộng sự, 2015. Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020. Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 3/2015, trang 3 -26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
7- Nguyễn Thị Thảo và Hoàng Mỹ Bình, 2014. Những thay đổi của chính sách thuế xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam.Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thay đổi của chính sách "thuế xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại Việt Nam
9- USAID và Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính, 2014. Kỷ yếu Hội thảo ―Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và tác động tiềm năng đến kinh tế Việt Nam‖.DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và tác động tiềm năng đến kinh "tế Việt Nam
10- Giannopoulos, N., 2009. 101 things to be done before 2020: Tax reform. Borneo Post. Retrieved from Sách, tạp chí
Tiêu đề: 101 things to be done before 2020: Tax reform
11- Nguyen Xuan Chuan, 2006. World automotive industry and Vietnam, Autopetro 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World automotive industry and Vietnam
12- Mori Junichi, 2005. Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis at Tuft University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of Supporting Industries for Vietnam’s "Industrialization
15- Sujjapongse, S, 2005. Tax policy and reform in Asian countries: Thailand's perspective. Journal of Asian Economics, 16(6), 1012-1028 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Asian Economics, 16(6)
16- Tosun. M. S..& Sohrab, A., 2005. Economic growth and tax components: An analysis of tax changes in OECD. Applied Economics, 57(19). 2251-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Economics
17- Vazquez, J. M, 2011. Taxation in Asia. Manila, the Philippines: Asian Development Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Taxation in Asia
13- Nag B; Banerjee.S & Chaterjee.R, 2007. Changing Features of the Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market Structure in Selected Countries, Asia-Pacific Research and Training Network on Trade Working Paper Series, No. 37, July 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w