1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An

99 2,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 355,39 KB

Nội dung

Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sảnxuất Trong nền kinh tế hàng hóa, th

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP1.1Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp1.1.1Một số khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.1.1Khái niệm về tiền lương

1.1.2.2 Ý nghĩa các khoản trích theo lương

1.1.3 Phân loại và hạch toán lao động trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp

1.1.3.2 Hạch toán tình hình sử dụng số lượng và thời gian lao động

1.1.3.3 Hạch toán kết quả lao động

1.1.4 Các hình thức trả lương áp dụng tại doanh nghiệp

1.1.4.1 Hình thức trả lương theo thời gian

1.1.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

1.1.5 Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp, nghỉ phép hàng năm

1.1.6 Nội dung và cách tính của các khoản trích theo lương

1.1.6.1 Trích Bảo hiểm xã hội (BHXH)

1.1.6.2 Trích Bảo hiểm y tế (BHYT)

1.1.6.3 Trích Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

1.1.6.4 Trích Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

1.2.Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

1.2.1.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.2.Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương1.2.3.Tài khoản sử dụng hạch toán trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.3.1 Kế toán tiền lương

1.2.3.2 Kế toán các khoản trích theo lương

1.2.3.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:

1.2.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.4.1 Sơ đồ kế toán chi tiết tiền lương

1.2.4.2 Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương

Trang 2

1.2.4.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép:

1.2.5 Các hình thức ghi sổ kế toán

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TNHH CÔNG NGHỆ MỚI PHÚC KHANGAN

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Công Nghệ mới Phúc Khang An

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Công Nghệ mới PhúcKhang An

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty TNHH Công Nghệ mới Phúc Khang An

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phúc Khang An

2.1.3 Khái quát tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Phúc Khang An.2.2 Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công

ty TNHH Phúc Khang An

2.2.1 Đặc điểm về lao động , phương pháp quản lý và hình thức trả lương cho lao động tại Công ty Phúc Khang An

2.2.1.1 Đặc điểm về lao động của công ty

2.2.1.2 Phương pháp quản lý lao động tại Công tyTNHH Phúc Khang An

2.2.1.3: Hình thức trả lương cho lao động tại Công ty TNHH Phúc Khang An2.2.2 Trình tự hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Phúc Khang An

2.2.2.2 Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Công ty TNHH Phúc Khang An

2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Công

Trang 3

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MỚI PHÚC KHANG AN.

3.1 Định hướng phát triển tại công ty

3.2 Biện pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Phúc Khang An

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG

Trang 6

STT Danh mục sơ đồ bảng Trang

1 Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán chi tiết tiền lương

2 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương

3 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật

8 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An

9 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH Công nghệ

Trang 7

Công nghệ mới Phúc Khang An

12 Bảng 2.2: Hệ số lương công ty TNHH Công nghệ mới Phúc

Công ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An

16 Bảng 2.5 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 7 năm 2015

Công Ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An bộ phận quản lý và kế toán

17 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty

tháng 7 năm 2015

18 Bảng 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

tháng 7 năm 2015

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự bùng nổ vềkinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và do nhu cầu xã hộingày càng đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếumuốn tồn tại và phát triển

Trang 9

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương là mộtyếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động nhânquả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp Đối với các chủ doanh nghiệp, tiềnlương là một yếu tố của chi phí sản xuất mà mục đích của các chủ doanh nghiệp

là lợi nhuận Đối với người lao động, tiền lương nhận được thỏa đáng sẽ là độnglực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động Khi năng suấtlao động tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó lợi ích của ngườicung ứng sức lao động cũng tăng theo

Hơn nữa, khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng mức lương thỏađáng sẽ tạo ra sự gắn kết người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanhnghiệp, xóa bỏ đi sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động với người lao độnglàm cho người lao động có trách nhiệm hơn với hoạt động của doanh nghiệp Cácnhà kinh tế gọi đó là “phản ứng dây chuyền tích cực” của tiền lương

Ngược lại, khi lợi ích của người lao động không được chú ý đến, tiền lươngkhông thỏa đáng sẽ dẫn đến nguồn nhân lực có thể bị giảm sút cả về số lượng vàchất lượng Khi đó năng suất sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm Do đó, đối vớidoanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống trả lương sao cho hoạt động sản xuấtkinh doanh ngày càng phát triển và đạt lợi nhuận cao để tích lũy vừa đảm bảocuộc sống cho người lao động, kích thích người lao động nhiệt tình với công việc,đảm bảo sự công bằng là một trong những công tác đặt lên hàng đầu nhằm ổnđịnh nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp là quá trình kết hợpđồng bộ của 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động,trong đó lao động là yếu tố mang tính quyết định nhất

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên bao gồmtiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và cáckhoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên khi họ làm việc cho doanhnghiệp Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác tiền lương sẽ khuyến khích người lao

Trang 10

động về vật chất và tinh thần, khai thác tiềm năng và sự nhiệt tình của họ trongcông việc không ngừng phát huy những sang kiến cải tiến kỹ thuật tăng năng suấtlao động tạo ra động lực kích thích sản xuất, phát triển đồng thời nó cũng là nhân

tố tạo điều kiện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định để phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện đời sống của người laođộng

Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ngô Thị

Thư và các cán bộ phòng Tài chính kế toán củaCông ty, em đã chọn đề tài:

“Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An” nhằm hiểu rõ và trang bị thêm kiến

thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn của kế toán doanh nghiệp

2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Chuyên đề được nghiên cứu và phân tích tại Công tyTNHH Công nghệ mới Phúc Khang An cụ thể là tại phòng Kế toán trong suốtthời gian thực tập

+ Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong năm 2015

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề là công tác tổ chức kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin và thể hiện thông tin

+ Điều tra thống kê phòng kế toán và các phòng liên quan,phỏng vấn nhữngngười có trách nhiệm liên quan

+ Thu thập các thông tin trên các tài liệu đã công bố thể hiện hệ thống lý luận+ Thể hiện thông tin chủ yếu trên bảng biểu

- Phương pháp hạch toán kế toán

+ Phương pháp chứng từ và kiểm kê

+ Hệ thống tài khoản và ghi sổ kép

Trang 11

+ Phương pháp bảng biểu cân đối

5 Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức kế tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Công nghệ mới Phúc Khang An

Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu đầu tư nghiên cứu ,nhưng do trình

độ hiểu biết có hạn nên trong bài viết này không tránh khỏi khiếm khuyết, saisót vì vậy em mong nhận được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

TRONG DOANH NGHIỆP1.1Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh

nghiệp

1.1.1Một số khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 12

1.1.1.1Khái niệm về tiền lương

Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động,biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinhhoạt của con người

Trong mọi chế độ xã hội, việc sang tạo ra của cải vật chất đều không táchrời lao động Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sảnxuất

Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đogiá trị và gọi là tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết

mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc

mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanhnghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cựclao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động Đối với các doanhnghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trịsản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra Do vậy, các doanh nghiệp phải sửdụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương

Ngoài tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, người lao động còn được một

số khoản khác như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng tiền ăn ca… Tất cả những khoảnnày góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động

1.1.1.2Khái niệm về các khoản trích theo lương

- Trích bảo hiểm xã hội (BHXH) là khoản trích theo lương do người lao động

và chủ doanh nghiệp cùng đóng góp vào quỹ BHXH để chi trả cho người laođộng trong những trường hợp người lao động không làm việc gì vì nhữngnguyên nhân như : nghỉ hưu, tử tuất…

- Trích bảo hiểm y tế (BHYT) là hoạt động thu phí bảo hiểm và chi trả thanhtoán các chi phí về khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm khi họ gặp

Trang 13

rủi ro về sức khỏe thong qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do

sự đóng góp của các bên tham gia BHYT

- Trích kinh phí công đoàn (KPCD) là khoản trích theo lương của doanh nghiệpnhằm phục vụ cho các hoạt động công đoàn được thành lập theo luật côngđoàn thong qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính để đảm bảo ổnđịnh chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn cấp trên

- Trích bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản trích theo lương của người laođộng và doanh nghiệp với mục đích hỗ trợ người lao dộng khi họ mất việclàm Đây là một chính sách mới của nhà nước góp phần ổn định đời sống và

hỗ trợ người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở về làmviệc

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa, bản chất, chức năng của tiền lương, các khoản trích theo lương

1.1.2.1 Vai trò, ý nghĩa, bản chất và chức năng của tiền lương

- Vai trò của tiền lương:

Tiền lương là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt phân phối của quan hệsản xuất xã hội, do đó chế độ tiền lương hợp lý góp phần làm cho quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ngượclại, chế độ tiền lương không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực của nền sản xuất xãhội Vì vậy, tiền lương có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý đời sống

và chính trị xã hội Nó thể hiện ở 3 vai trò sau:

+ Tiền lương phải đảm bảo vai trò khuyến khích vật chất đối với người lao động.Mục tiêu cơ bản của người lao động khi tham gia thị trường lao động là tiềnlương Họ muốn tăng tiền lương để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của bảnthân Tiền lương có vai trò như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao độngngày càng cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượnglao động

+ Tiền lương có vai trò quản lý lao động: Doanh nghiệp trả lương cho người laođộng không chỉ bù đắp sức lao động đã hao phí mà còn thông qua tiền lương để

Trang 14

kiểm tra, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ mình đảm bảo hiệu quảcông việc Trong nền kinh tế thị trương, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đềuqua tâm đến lợi nhuận và mong muốn có lợi nhuận ngày càng cao Lợi nhuận sảnxuất kinh doanh gắn chặt với việc trả lương cho người lao động làm thuê Để đạtđược mục tiêu đó, doanh nghiệp phải quản lý lao động tốt để tiết kiệm được chiphí , hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí nhân công.

+ Tiền lương đảm bảo vai trò điều phối lao động: Tiền lương đóng vai trò quyếtđịnh trong việc ổn định và phát triển kinh tế Vì vậy, với mức tiền lương thỏađáng người lao động tự nhận công việc được giao dù bất cứ ở đâu, làm gì Khitiền lương được trả một cách hợp lý sẽ thu hút người lao động, sắp xếp, điều phốicác ngành, các vùng, các khâu trong quá trình sản xuất một cách hợp lý, có hiệuquả

- Ý nghĩa của tiền lương :

+ Đối với doanh nghiệp: Tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm Do đó, thông qua các chínhsách tiền lương có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động.+ Đối với người lao động: Tiền lương là một phần cơ bản nhất trong thu nhập củangười lao động, giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cầnthiết Trong nhiều trường hợp tiền lương kiếm được còn phản ánh địa vị củangười lao động trong gia đình, trong tương quan với đồng nghiệp cũng như giátrị của tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội Khả năng kiếm được tiền côngcao hơn sẽ thúc đẩy họ ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ từ đó đóng gópnhiều hơn cho doanh nghiệp mà họ làm việc Không ngẫu nhiên mà tiền lương trởthành chỉ tiêu đầu tiên, quan trọng của người lao động khi quyết định làm việccho một tổ chức nào đó

+ Đối với xã hội: Đứng ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, tiền lương cao giúp người laođộng có sức mua cao hơn và từ đó làm tăng sự thịnh vượng của một cộng đồng xãhội, nhưng khi sức mua tăng, giá cả cũng tăng điều này làm giảm mức sống của

Trang 15

người có thu nhập thấp không theo kịp mức tăng của giá cả Bên cạnh đó, giá cảtăng có thể làm cầu về sản phẩm, dịch vụ giảm và từ đó làm giảm công ăn việclàm Đứng ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, tiền lương là một phần quan trọng của thunhập quốc dân, là công cụ kinh tế quan trọng để nhà nước điều tiết thu nhập giữangười lao động với người sử dụng lao động Thu nhập bình quân đầu người làtiêu chí quan trọng để đánh giá sự thịnh vượng và phát triển của một quốc gia.

- Bản chất của tiền lương :

Trong nền kinh tế bao cấp thì tiền lương không phải là giả cả sức lao động

vì nó không thừa nhận là hàng hóa, không ngang giá theo quy luật cung cầu Thịtrường sức lao động về danh nghĩa không còn tồn tại trong nền kinh tế quốc dân

và phụ thuộc vào quy định của Nhà nước

Chuyển sang cơ chế thị trường thì sức lao động là một thứ hàng hóa của thịtrường yếu tố sản xuất Tính chất hàng hóa của sức lao động có thể bao gồmkhông chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà cả côngchức làm việc trong lĩnh vự quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Tuy nhiên, do đặcthù riêng trong việc sử dụng lao động của từng khu vực mà các quan hệ thuêmướn, mua bán hợp đồng lao động cũng khác nhau Mặt khác, tiền lương là tiềntrả cho sức lao động tức giá cả của hàng hóa sức lao động mà người lao động vàngười thuê lao động thỏa thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả trên thịtrường Tiền lương là bộ phận cơ bản của người lao động

Tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần cấuthành chi phí nên nó được tính toán, quản lý chặt chẽ Đối với người lao động thìtiền lương là quá trình thu nhập từ lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu đốivới đại đa số người lao động và chính mục đích này đã tạo động lực để người laođộng phát triển trình độ và khả năng lao động của mình

- Chức năng của tiền lương:

+ Chức năng tái sản xuất sức lao động:

Trang 16

Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bằng việc trả công chongười lao động thông qua lương Bản chất của sức lao động là sản phẩm của lịch

sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên khôi phục và phát triển,còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có một lượng tiền lương nhất định

để cho có thể duy trì và phát triển sức lao động mới, tích lũy kinh nghiệm, nângcao trình độ, hoàn thành kỹ năng lao động Thu nhập của người lao động dướihình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giảnđơn sức lao động mà chính bản thân họ đã bỏ ra cho quá trình lao động nhằm mụcđích duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả cho các quá trình sau và phầncòn lại đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu của các thành viên gia đình người laođộng hòa nhập và biến động cùng với biến động của nền kinh tế

+ Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng laođộng bao giờ cũng đứng trước một vấn đề là làm thế nào để đạt được lợi nhuậncao nhất Để thực hiện được mục tiêu đó, các nhà doanh nghiệp phải kết hợp nhịpnhàng và quản lý nghệ thuật các yếu tố trong kinh doanh (tư liệu lao động, đốitượng lao động và lao động ) Người sử dụng lao động có thể kiểm tra giám sát,theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việccho trả tiền lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mình bỏ ra để đem lại kết quả vàhiệu quả cao nhất Qua đó, người sử dụng lao động phải quản lý chặt chẽ về sốlượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người laođộng

+ Chức năng kích thích người lao động (đòn bẩy kinh tế):

Khi được trả công thích đáng, người lao động sẽ say mê, hứng thú, tích cựclàm việc, phát huy tinh thần sáng tạo và tự học hỏi nâng cao trình độ Họ gắn chặttrách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp, nơi họ làm việc và cống hiến

Vì vậy, một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăngnăng suất lao động

Trang 17

Do đó, tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, tạo ra sự kích thích cóhiệu quả trong công việc của người lao động.

+ Chức năng thước đo giá trị lao động:

Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa nó là thước đo để xác địnhmức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xácđịnh đơn giá sản phẩm

Ngoài các chức năng kể trên còn một số chức năng khác như: chức năngđiều hòa lao động, chức năng giám sát

1.1.2.2 Ý nghĩa các khoản trích theo lương

Việc sử dụng có hiệu quả của quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đượcxem là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạtđộng SXKD góp phần nâng cao, đảm bảo vật chất từ đó đảm bảo đời sống chongười lao động và gia đình của họ trong trường hợp người lao động ốm đau, thaisản, hết tuổi lao động, gặp rủi ro và các khó khăn khác, đồng thời góp phần bảođảm an toàn xã hội Đối với quỹ BHYT nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh,người lao động được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm cảkhoản về viện phí, thuốc men khi ốm đau Đồng thời việc sử dụng tốt quỹ kinhphí công đoàn nhằm để phục vụ cho việc chi tiêu các hoạt động về văn hóa tinhthần các sinh hoạt tập thể của công đoàn nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi chongười lao động

1.1.3 Phân loại và hạch toán lao động trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp

Việc phân loại lao động rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm mụcđích phục vụ cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp, xác định cấu thành hợp lý giữacác loại lao động là biện pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất laođộng và hiệu suất công tác của mỗi loại lao động

Lực lượng lao động trong DN có thể được phân ra làm nhiều loại tùy theomỗi đặc trưng của doanh nghiệp Bao gồm các hình thức phân loại chủ yếu:

+ Lao động thường và lao động hợp đồng

+ Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

Trang 18

+ Kỹ thuật, quản lý, hành chính.

+ Ngoài ra còn phân loại công nhân theo cấp bậc, độ tuổi, giới tính để

có kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch bảo hiểm

1.1.3.2 Hạch toán tình hình sử dụng số lượng và thời gian lao động

+ Số lượng lao động: Số lượng lao động thường có sự biến động tăng giảmtrong từng đơn vị, từng bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp Sự biếnđộng trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động

và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp

Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao độngcủa từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động” Cơ sở

số liệu để ghi vào “Sổ danh sách lao động” là các chứng từ tuyển dụng, các quyếtđịnh thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí

Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sởcho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động của doanhnghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp vàcủa cơ quan quản lý cấp trên

+ Thời gian lao động của doanh nghiệp: Thời gian lao động có ý nghĩaquan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKH Để phản ánh kịp thời, chính xáctình hình sử dụng lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của côngnhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công” ban hành theo

QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Ngoài bảng chấm công, kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để phảnánh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên:

*Phiếu nghỉ thưởng Bảo hiểm xã hội

*Phiếu báo làm thêm giờ

*Biên bản điều tra tai nạn lao động

1.1.3.3 Hạch toán kết quả lao động

Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố: Thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ,phương tiện sử dụng Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhânviên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên Kết quả lao động của côngnhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào các chứng từ:

Trang 19

+ Hợp đồng giao khoán.

Tùy theo loại hình, đặc điểm SXKD mà doanh nghiệp sẽ cho sử dụngchứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả lao động Mỗichứng từ sử dụng đều phải phản ánh được những nội dung cơ bản: Tên CNV hoặc

bộ phận công tác, loại sản phẩm, công việc đã thực hiện, thời gian thực hiện, sốlượng và chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành được nghiệm thu

Căn cứ các chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán tổng hợp kết quảlao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính toánnăng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho từng công nhân

1.1.4 Các hình thức trả lương áp dụng tại doanh nghiệp

Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phốitheo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Trả lương chongười lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa to lớn trong việcđộng viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúcđẩy họ hăng say lao động, sáng tạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗithành viên trong xã hội

Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khácnhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độquản lý của doanh nghiệp Mục đích của việc quy định các hình thức trả lương lànhằm quán triệt các nguyên tắc phân phối lao động Theo điều 7 nghị định số114/2002/NĐ - CP ngày 31/12/2002 Nhà nước quy định cụ thể phương pháp tínhlương trong các doanh nghiệp Nhà nước hay các loại hình doanh nghiệp kháccũng được áp dụng theo 3 hình thức trả lương bao gồm: trả lương theo thời gian,theo sản phẩm và theo lương khoán

Điều 58 BLLĐ quy định: Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn cáchình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo lương khoán nhưng phảiduy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và thông báocho người lao động biết

Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thìviệc phân chia lao động cũng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động

Trang 20

trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Việc hạch toán tuyển dụng số lượng laođộng phụ thuộc vào quy mô và tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể phân chia lao động như sau:

Phân loại lao động theo thời gian lao động gồm hai loại:

- Lao động thường xuyên trong danh sách: là những lao động do doanh nghiệp

trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân sản xuất kinh doanh cơ bản vànhân viên thuộc các hoạt động khác

- Lao động ngoài danh sách: là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp

do các ngành khác chi trả lương như: cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinhviên thực tập

Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất bao gồm:

- Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm

vụ nhất định Lao động trực tiếp được chia thành:

Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện bao gồm: lao động sảnxuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợkhác

Theo năng lực và trình độ chuyên môn gồm: Lao động có tay nghề cao, laođộng có tay nghề trung bình, lao động phổ thông

- Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp

vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lao động gián tiếp trongdoanh nghiệp gồm những ngừời chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh Laođộng gián tiếp được chia thành:

Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn gồm: Nhân viên kỹ

Trang 21

Theo năng lực và trình độ chuyên môn gồm: chuyên viên chính, chuyên viên ,cán sự, nhân viên.

Việc phân chia lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắmbắt thông tin về số lượng, thành phần, trình độchuyên môn của lao động, về sự bốtrí lao động trong doanh nghiệp Từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kếhoạch lao động, lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất, lập kếhoạch quỹ lương cho lao động

1.1.4.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Khái niệm: Tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gianlàm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật và thang lương để tính cho từng người laođộng Hình thức này chủ yếu chỉ áp dụng cho lao động gián tiếp, còn lao độngtrực tiếp chỉ áp dụng với bộ phận không áp dụng được mức sản phẩm

Công thức:

Lg=Tg x Mt

Trong đó:

Lg: Tiền lương phải trả theo thời gian

Tg: Thời gian làm việc

Mt: Mức lương thời gian theo từng bậc lương

Nội dung: Có hai loại hình thức tiền lương theo thời gian là Tiền lương theo thờigian giản đơn và Tiền lương theo thời gian có thưởng Hình thức tiền lương theothời gian áp dụng đối với nhân viên hành chính

Hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn: Là tiền lương được tính theo thời

gian làm việc và đơn giá lương thời gian

Thời gian làm

Trang 22

Tiền lượng thời gian có thưởngTiền lương thời gian giản đơn

Tiền lương theo thời gian giản đơn gồm:

+ Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng laođộng Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tácquản lý kinh tế, quản lý hành chính và nhân viên thuộc ngành hoạt động không cótính chất sản xuất

+ Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sởtiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần

Lương tuần thường được áp dụng trả lương cho các đối tượng lao động có thờigian lao động không ổn định, mang tính chất thời vụ

+ Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sởtiền lương tháng chia cho 26 (số ngày làm việc quy định trong tháng)

Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp, hưởnglương thời gian và trả lương cho những ngày hội họp, học tập và làm căn cứ đểtính trợ cấp bảo hiểm xã hội

+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác địnhbằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luậtlao động (không quá 8 giờ/ ngày)

Lương giờ thường được áp dụng trả lương cho trường hợp ngừng việc, trả lươnglàm thêm

Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là tiền lương thời gian giản đơn kết

hợp với chế độ tiền thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, tăng sản lượng,tăng thời gian lao động Hình thức này nhằm kích thích người lao động tăngnăng suất, chất lượng sản phẩm và chú ý đến khối lượng công việc được giao

Trang 23

Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với những công nhân phục vụ sửa chữa, điềuchỉnh thiết bị hay đối với những công nhân chính ở những khâu có trình độ caohay những công việc có yêu cầu tuyệt đối về mặt chất lượng.

Ưu nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian:

+ Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán giản đơn, có thểlập bản tính sẵn

+ Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, chưa gắnliền với chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người laođộng

1.1.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao độngtheo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành,bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính chomột đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó

Hình thức trả tiền lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyêntắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, khuyếnkhích người lao động hăng say lao động sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm cho xãhội

Tiền lương sản phẩm phụ thuộc vào đơn giá tiền lương của một sản phẩm,công đoạn chế biến sản phẩm, số lượng sản phẩm hoặc số lượng công việc màngười lao động hoàn thành đủ tiêu chuẩn quy định, điều kiện để thực hiện tínhlương theo sản phẩm là:

- Xây dựng đơn giá tiền lương

- Phải tổ chức hạch toán ban đầu sao cho xác định được chính xác kết quảcủa từng người hoặc từng nhóm lao động

- Doanh nghiệp phải bố trí việc làm đầy đủ cho người lao động

- Phải có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ

Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo các hình thức sau:

+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế):

Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính

Trang 24

Tiền lương

được lĩnh trong

tháng

= Số lượng (khối lượng)

SP, công việc hoàn thành x

Đơn giá tiền lươngTiền lương theo sản phẩm trự tiếp được tính cho từng người lao động haycho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất, đã đánh giáđúng kết quả lao động

+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Tiền lương được Tiền lương được lĩnh Tỷ lệ lương lĩnh trong tháng của bộ phận trực tiếp gián tiếpTiền lương sản phẩm gián tiếp được tính cho từng người lao động hay mộttập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp như công nhân phụ làm công việcphục vụ sản xuất như vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất

Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp không khuyến khích lao động gián tiếpnâng cao chất lượng công việc mà chỉ khuyến khích lao động gián tiếp quan tâmđến việc phục vụ cho lao động trực tiếp sản xuất

+ Trả lương theo sản phẩm có thưởng:

Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độkhen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm - tăng tỉ

lệ chất lượng sản phẩm cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vậtliệu

+ Trả lương theo sản phẩm lũy tiến:

Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũytiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất sản phẩm

Suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sảnxuất sản phẩm do doanh nghiệp quy định

+ Trả lương theo sản phẩm cuối cùng:

Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất khai thác sẽ dựa trên cơ sởgiá trị sản lượng đạt được sau khi trừ đi các khoản tiêu hao vật chất, nộp thuế,trích nộp các quỹ theo chế độ quy định và tỷ lệ đang phân phối cho người laođộng; đối với các doanh nghiệp có tính chất chế biến, doanh nghiệp cần tạo các

x

=

Trang 25

điều kiện ổn định sản xuất, tổ chức lại dây chuyền sản xuất và xác định rõ giaiđoạn cuối cùng của từng nửa thành phẩm hoặc thành phẩm.

Trên cơ sở xác định giai đoạn cuối cùng của từng nửa thành phẩm hoặcthành phẩm để xác định tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng cho từng ngườilao động hay một tập thể người lao động

Hình thức trả tiền lương theo sản phẩm này là tiến bộ nhất vì nó gắn tráchnhiệm của cá nhân hoặc tập thể người lao động với chính sản phẩm mà họ đã làm

ra Tiền lương phải trả cho người lao động không thuộc chi phí sản xuất mà nằmtrong thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý và các khoản phânphối lợi nhuận theo quy định

1.1.5 Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp, nghỉ phép hàng năm.

- Chế độ trả lương nghỉ phép, ngừng làm việc, làm ra sản phẩm hỏng, SPxấu

+ Lương nghỉ phép: Theo chế độ hiện hành, khi người lao động nghỉ phépthì được hưởng 100% tiền lương theo cấp bậc

+ Chế độ trả lương khi ngừng việc: Áp dụng cho người lao động làm việcthường xuyên buộc phải ngừng làm việc, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặckhách quan thì người lao động vẫn được hưởng lương

+ Chế độ trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu: Áp dụng vớitừng trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu quá tỉ lệ quy định

- Chế độ phụ cấp lương: Theo điều IV nghị định 26/CP ngày 23/05/1993 quyđịnh có 7 loại phụ cấp sau:

+ Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca

Trang 26

- Chế độ tiền thưởng: Tiền thưởng thực chất là tiền lương nhằm quán triệtđầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động, Vì vậy đây là khoản thu nhậpthêm nhằm khuyến khích người lao động trong SXKD cho nên các DN phải xâydựng một quy chế tiền thưởng sao cho phù hợp với đơn vị mình Chế độ tiềnthưởng hiện hành gồm 2 loại tiền thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ:

+ Thưởng thường xuyên: Thưởng do tiết kiệm vật tư, thưởng do nâng caochất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động

+ Thưởng định kỳ: Thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng sáng kiến,chế tạo sản phẩm mới, thưởng điển hình, thưởng nhân dịp lễ tết

Như vậy: Vận dụng chế độ thưởng một cách đúng đắn, hợp lý là điều kiện

cần thiết để đảm bảo vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền thưởng và tiết kiệm chi phí

Vì vậy, chế độ tiền thưởng cần tuân thủ nguyên tắc sau:

 Phải được xuất phát từ yêu cầu, đặc điểm, tầm quan trọng của sản xuấthay công việc mà áp dụng hình thức hay chế độ thưởng thích hợp

 Phải đảm bảo quan hệ giữa chỉ tiêu chất lượng và số lượng

 Tiền thưởng không vượt quá số tiền làm lợi

- Nghỉ phép hàng năm:

Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm theo chế độ quy định thì côngnhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đilàm việc Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp

lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Cũng như tiền lương, nghỉ phép hàng năm nói trên không hợp thành khoảnchi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp Việc tính toán, xácđịnh chi phí về lao động sống phải dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trìnhhuy động, sử dụng lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương vàcác khoản trích theo lương cho người lao động, một mặt kích thích người laođộng quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động, mặt khác gópphần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt độngsản xuất kinh doanh

1.1.6 Nội dung và cách tính của các khoản trích theo lương.

1.1.6.1 Trích Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Trang 27

Theo quy định tại điều 3 Luật BHXH thì: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ sở có đóng vào quỹ BHXH

Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được tính theo tỷ lệ 26% trên tổng quỹlương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tếtrong kỳ hạch toán

Trong đó, 18% người sử dụng lao động phải nộp, còn 8% do người lao độngtrực tiếp đóng góp (trừ trực tiếp vào lương) Như vậy đây là khoản chi phí để đảmbảo quyền lợi cho người lao động nhưng đa phần chi phí là do Công ty phải chịu

và nó sẽ được tính vào chi phí kinh doanh như là khoản chi phí nhân viên trongCông ty Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào: Mứclương ngày của người lao động, thời gian nghỉ lao động có chứng từ hợp lệ, tỷ lệtrợ cấp BHXH

1.1.6.2 Trích Bảo hiểm y tế (BHYT)

BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sứckhỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám chữa bệnh chongười tham gia vào quỹ BHYT khi có ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT

do sự đóng góp theo chu kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức,

cá nhân

Theo nghị định số 105/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 , QuỹBHYT được hình thành bằng cách trích 4,5% trên số thu nhập tạm tính của ngườilao động; trong đó người sử dụng lao động phải chịu 3%, cũng giống như chi phíBHXH, khoản trích này được tính trực tiếp vào chi phí kinh doanh, người laođộng trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập)

1.1.6.3 Trích Kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Trang 28

KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất, chiphí kinh doanh của DN hàng tháng theo tỷ lệ quy định tính trên tổng số tiền lươngthực tế phải trả cho CNV trong kỳ Số KPCĐ Công ty trích lập cũng được phâncấp quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định: một phần nộp lên cơ quan quản lýcông đoàn cấp trên và một phần để chi tiêu cho các hoạt động của công đoàn tại

DN Từ ngày 21 tháng 11 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị định191/2013/NĐ - CP quy định Tỷ lệ KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2% Như vậyđây là khoản chi phí mà Công ty phải chịu toàn bộ và cho vào chi phí kinh doanhtăng lên

1.1.6.4 Trích Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

BHTN là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việclàm

Theo điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủcác điều kiện sau đây:

+ Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thấtnghiệp

+ Đã đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp

Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:

+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công thángđóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN

+ Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiềncông tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyểnmột lần

Trang 29

Vậy tỉ lệ trích lập của BHTN của doanh nghiệp là 2% trong đó người laođộng chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong kì.

1.2.Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

1.2.1.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để thực hiện chức năng kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động củadoanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cần thực hiệnnhững nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực kịp thời, đầy đủtình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình

sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động

- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiềnlương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động

- Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hìnhchấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN

và KPCĐ, tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN vàKPCĐ

- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương,khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐthuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán Tổ chức phân tích tình hình sử dụng laođộng, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ, đề xuất các biệnpháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động

Có thể nói chi phí về lao động tiền lương và các khoản trích theo lươngkhông chỉ là vấn đề được các DN chú ý mà còn được người lao động đặc biệtquan tâm vì đây chính là quyển lợi của họ Do vậy, việc tính đúng thù lao laođộng, và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người lao động là rất cần thiết Nó kíchthích người lao động tận tụy với công việc, nâng cao chất lượng lao động Mặtkhác, việc tính đúng và chính xác chi phí lao động còn góp phần tính đúng và đầy

Trang 30

đủ chi phí và giá thành sản phẩm Muốn như vậy, công việc này phải được dựatrên cơ sở pháp lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động được coi làhợp lý mỗi loại lao động khác nhau cần có những biện pháp quản lý và sử dụngkhác nhau Vì vậy, việc phân loại lao động là rất cần thiết đối với mỗi doanhnghiệp, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà có trách nhiệm phânloại lao động khác nhau.

Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theolương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương vàtrợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người laođộng hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chiphí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác

1.2.2.Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương áp dụng cho cácdoanh nghiệp phải thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, kì chứng từ theoquy định của luật kế toán và các có liên quan đến chứng từ kế toán lao động vàtiền lương Các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để chi trả lương và cáckhoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động và là tài liệu quan trọng để đánh giáhiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở doanh nghiệp Do đó, doanhnghiệp cần phải vận dụng và lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp vớicác yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng laođộng

Kế toán tiền lương của các doanh nghiệp thường sử dụng các chứng từ banđầu bắt buộc (theo chế độ chứng từ kế toán) như sau:

- Bảng chấm công (Mẫu số lao động - LĐTL): Bảng chấm công dùng để

theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH để có căn cứtính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trongđơn vị

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số tiền lương LĐTL): Bảng thanh toán

tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu

Trang 31

nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toántiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để thống

kê về lao động trong tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 - LĐTL): Bảng thanh toán tiền

thưởng là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động làm cơ sở đểtính thu nhập của từng người lao động và ghi vào sổ kế toán

Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành (Mẫu số 06

-LĐTL):Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị

hay cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương hoặctiền công cho người lao động

- Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07 - LĐTL): Phiếu báo làm thêm giờ là

chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từnglao động Phiếu có thể lập cho từng cá nhân của một đợt công tác hoặc có thể lậpcho cả tập thể

Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: Liên 1 lưu, liên 2 chuyểnđến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động

- Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08 - LĐTL): Hợp đồng giao khoán là bản

ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thờigian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó.Đồng thời là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán

- Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09 - LĐTL): Nhằm xác định

chính xác và cụ thể tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị để có chế độ bảo hiểm chongười lao động một cách thỏa đáng và có các biện pháp đảm bảo an toàn laođộng, ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị

Các chứng từ ban đầu bộ phận lao động tiền lương thu nhập, kiểm tra, đốichiếu với chế độ của Nhà nước, của doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồnglao động, sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập cácBảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH

1.2.3.Tài khoản sử dụng hạch toán trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.3.1 Kế toán tiền lương.

Trang 32

- Tài khoản chính: TK 334 - Phải trả người lao động.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toáncác khoản phải trả cho CNV về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và cáckhoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV

+ TK 3341 - Phải trả CNV: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanhtoán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng cótính chất tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập củaCNV

+ TK 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả vàtình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài CNV củadoanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và cáckhoản khác thuộc về thu nhập của người lao động

- TK liên quan khác: TK 111, TK 112

- Phân bổ chi phí tiền lương:

Chi phí tiền lương sẽ được phân bổ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ cho từng đối tượng cụ thể sau:

+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: TK 622

+ Chi phí sản xuất chung: TK 627

+ Chi phí bán hàng: TK 641

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: TK 642

- Kết cấu tài khoản:

Nợ TK 334 Có

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền – Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước các khoản phải trả, phải chi cho người cho người lao động lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,

tiền công của người lao động

Trang 33

SDCK: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả người lao động.

TK 334 cũng có thể có số dư cuối kỳ bên Nợ khi số tiền doanh nghiệp đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả cho người lao động

1.2.3.2 Kế toán các khoản trích theo lương

- Tài khoản chính: TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả,phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các TK khác (từ TK 331 - TK 336)

- Tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 334, TK 335, TK 622, TK627,

TK 641, TK 642

- TK 338: Phải trả, phải nộp khác, tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2:

+ TK 3382 - Kinh phí công đoàn

+ TK 3383 - Bảo hiểm xã hội

+ TK 3384 - Bảo hiểm y tế

+ TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

- Kết cấu TK 338:

Nợ TK 338 Có

Trang 34

- BHXH phải trả cho người lao động, chi

phí KPCĐ tại doanh nghiệp, chi mua

BHYT, BHTN cho người lao động

- Khoản BHXH, KPCĐ đã nộp lên cơ

quan cấp trên

-Trích BHXD, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định

- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù cấp trên

SDCK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết

TK 338 cũng có thể có số dư cuối kì bên Nợ khi số tiền doanh nghiệp đã trảlớn hơn số tiền phải trả BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản khấu trừ vào tiềnlương của người lao động

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quátrình hạch toán như 111, 112, 138

1.2.3.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:

Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiệntrên sổ kế toán các tài khoản liên quan như:

+ TK 334: Phải trả công nhận viên

+ TK 338: Phải trả, phải nộp khác

+ TK 622: Chi phí công nhân trực tiếp

+ TK 627: Chi phí sản xuất chung

+ TK 641: Chi phí bán hàng

+ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112

Tùy theo hình thức ghi sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng việc hạch toántiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện trên sổ kế toán tổng hợp

Trên cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương đãnêu trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của tiền lương cũng như việc tínhlương phải luôn luôn đảm bảo tính chính xác Hoạt động của doanh nghiệp cóhiệu quả hay không, đời sống của người lao động có được đầy đủ về vật chất vàtinh thần hay không, tất cả được phản ánh thông qua tiền lương Tiền lương caochứng tỏ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, đời sống củangười lao động được cải thiện và ngược lại

Trang 35

TK138,333 138,333

Khấu trừ vào lương khoản tạm ứng chưa thanh toán , khoản BHXH , BHYT công nhân phải chịu

thanh toán, khoản BHXH, BHYT CN phải chịu

Khấu trừ vào lương khoản phải thu có tính chất bồi thường hay thuế thu nhập cá nhân

tính chất bồ thường hay thuế thu nhập cá nhân

Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất

xuất

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng

phân xưởng

Tiền lương nghỉ phải trả cho công nhân viên bán hang quản lý công ty

viên bán hàng, quản lý Công ty

Tiền lương nghỉ phép trả cho công nhân viên sản xuất

sản xuất

BHXH phải trả cho CNV

1.2.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.2.4.1 Sơ đồ kế toán chi tiết tiền lương

Sơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết tiền lươn g

1.2.4.2 Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương

Trình tự hạch toán kế toán các khoản trích theo lương được tóm tắt bằng sơ

Trang 36

TK 334 TK338 TK 622,623,627,641,642,241 BHXH phải trả thay Trích BHXH, BHYT, BHTN

lương cho nhân viên KPCD tính vào chi phí SXKD

TK111,112 TK 334

Nộp(chi) BHXH, BHYT Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN

BHTN, KPCĐ theo quy định KPCĐ vào lương của nhân viên

Nhận khoản hoàn trả của cơ quan BHXH về các khoản DN đã chi

1.2.4.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép:

- Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nóảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉđều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sảnxuất ( như khi tính tiền lương chính ) ,nếu doanh nghiệp không bố trí cho côngnhân nghỉ phép đều đặn trong năm , để đảm bảo cho giá thành không bị đột biếntăng lên , tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuấtthông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch Cuối năm sẽ tiến hành điềuchỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với thực tế tiền lương nghỉ phép.Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếpsản xuất

Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất =Tổngtiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm/Tổng tiền lươngchính phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm

Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm = Sốcnsx trong doanh nghiệp * mức lương bình quân 1 cnsx * Số ngày nghỉ phépthường niên 1 cnsx

- Tài Khoản sử dụng : TK 335 : “ Chi phí phải trả

Trang 37

+Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.

Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phátsinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đốitượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gâyđột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh Việc hạch toán các khoản chi phí phảitrả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phùhợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ

+TK 335 “ chi phí phải trả ” Bao gồm các khoản sau :

1 Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thờigian nghỉ phép

2 Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tínhchu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạchhoặc một số năm tiếp theo

3 Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thểxây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất Kế toán tiến hành tính trước và hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trongthời gian ngừng sản xuất, kinh doanh

4 Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãitrái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn)

+ Kết cấu tài khoản :

Số dư đầu kỳ : khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ

- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả

- Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí sxkd

- Số chênh lệch về chi phí phải trả > số chi thực tế được ghi giảm chi phíTổng số phát sinh Nợ

Tổng số phát sinh Có

Số dư cuối kỳ : Khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn cuối kỳ

1.2.5 Các hình thức ghi sổ kế toán.

Trang 38

Theo thông tư hướng dẫn mới nhất số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày22/12/2014:Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mìnhnhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch,đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu Trường hợp không tự xây dựngbiểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theohướng dẫn (Hệ thống số kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ tài chính)nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinhdoanh.

Cụ thể hệ thống số kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của

Bộ tài chính:

Hình thức sổ kế toán: Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ

kế toán là hoàn toàn khác nhau có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau:

- Nhật Ký Chung

- Nhật Ký Sổ Cái

- Chứng Từ Ghi Sổ

- Nhật Ký Chứng Từ

* Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung:

- Đặc điểm: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi hàng ngàyhoặc định kỳ vào nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếcủa chúng, sau đó số liệu trên các sổ nhật ký theo từng loại nghiệp vụ kinh tế, tàichính được ghi vào các tài khoản kế toán liên quan trên sổ cái

- Doanh nghiệp có thế áp dụng hệ thống sổ kế toán như sau:

+ Sổ Nhật ký chung

+ Sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký chi tiền

+ Sổ cái: TK 334, 338

Trang 39

Sổ Nhật Ký Chung

Sổ Cái (TK 334, 338 )

Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền Sổ kế toán chi tiết

(TK 334, 338 )

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo kế tài chính

Chứng từ kế toán

Bảng cân đối số phát sinh

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TK 334, 338, 111, 112, 641, 642

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm traCuối tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc ( bảng thanh toán lương, bảng phân

bổ lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi) trước hết ghi nghiệp vụ phátsinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật kýchung để ghi vào sổ Cái (TK334, 338) Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiếtthì sau khi ghi sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào các sổ chi tiết TK334, 338 rồitiến hành lập Bảng tổng hợp chi tiết Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệtthì cuối tháng tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào Sổ cái

Trang 40

Cuối cùng, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối kế toán Đối chiếu số liệucho chính xác, dùng Nhật Ký đặc biệt, Bảng cân đối kế toán và Bảng tổng hợp chitiết làm cơ sở để lập Báo cáo tài chính.

* Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái:

- Đặc điểm:

Hình thức Nhật ký - Sổ cái là sự kết hợp ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh

tế tài chính phát sinh trong kỳ hạch toán vừa theo trình tự thời gian, vừa theo hệthống trên cùng một sổ kế toán tổng hợp

- Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp cóthể sử dụng hệ thống sổ kế toán như sau:

+ Một quyển số kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký - Sổ cái TK 334, 338(Sổ cái là sổ ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quan hệ đối ứng tàikhoản.)

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: là sổ phản ánh chi tiết cụ thể về từng đối tượng

kế toán, gồm có các sổ chi tiết như sổ chi tiết TK 334, 338, 111, 112, 641, 642

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái.

Ngày đăng: 01/09/2016, 15:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật  ký Sổ cái - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
4 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái (Trang 6)
13 Bảng 2.3: Bảng tiền phụ cấp - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
13 Bảng 2.3: Bảng tiền phụ cấp (Trang 7)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích theo lương (Trang 35)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 39)
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 42)
Hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định. - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Hình th ức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định (Trang 45)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty (Trang 51)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc nhật ký chung. - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc nhật ký chung (Trang 52)
Bảng 2.1 Số lượng CNV - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Bảng 2.1 Số lượng CNV (Trang 54)
2.2.1.3: Hình thức trả lương cho lao động tại Công ty TNHH Phúc Khang An - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
2.2.1.3 Hình thức trả lương cho lao động tại Công ty TNHH Phúc Khang An (Trang 55)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 62)
Bảng 2.7. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ mới Phúc Khang An
Bảng 2.7. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w