ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tiểu luận CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU TRONG VĂN BẢN Phép thế và phép lặp Trong hai tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” và “Kêu gọi toàn
Trang 1ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tiểu luận
CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU TRONG VĂN BẢN
(Phép thế và phép lặp)
Trong hai tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” và “Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang 2Nguyễn Văn Thanh Lê Văn Điền
Các phương tiện liên kết câu
Bố cục phần bài làm:
1. Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phạm vi, phương pháp đóng góp của bài nghiên cứu.
2. Liên kết câu trong văn bản
a. Phép lặp
b. Phép thế
3. Phương tiện liên kết trong hai tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập và kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
a. Thống kê phương tiện liên kết phép lặp và phép đối trong hai tác phẩm trên.
b. Tìm hiểu chức năng của các phương tiện liên kết.
4. Tổng kết.
Bài làm:
1 Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phạm vi, phương pháp, đóng góp của bài nghiên cứu.
1.1 Mở đầu lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
Tiếng Việt là công cụ học tập, giao tiếp ở Việt Nam và thế giới Do vậy rèn luyện kĩ năng thực hành tiếng Việt là một vấn đề quan trọng trong học tập
và ứng dụng vào công việc của mỗi người sau này Vấn đề “liên kết trong văn bản tiếng Việt” đã được nghiên cứu về mặt lí thuyết và đưa vào ứng dụng, trong thực tế đã có kết quả tốt Tuy nhiên, từ thực tế đó, nhất là khi áp dụng trong việc nói và viết tiếng Việt, vấn đề “liên kết văn bản” cho thấy còn cần phải tiếp tục hoàn thiện ở mặt thực hành Vì lí do đó, tôi chọn đề tài “Liên kết trong văn bản tiếng Việt” để nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực hành tiếng Việt
Mục đích nghiên cứu: Việc nắm vững và sử dụng thành thạo lí thuyết về liên kết và dựng đoạn trong văn bản tiếng Việt là cần thiết cho không những sinh viên mà tất cả những người sử dụng tiếng Việt, thế nhưng đây không phải
Trang 3là một điều đơn giản đối với nhiều người và phần nhiều đã bị mai một khi tiếng Việt vươn ra tầm thế giới Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu tại hội nghị bàn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt năm 1979“…thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai phải nói tốt, phải viết tốt, tốt hơn chúng ta bây giờ” Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Khoa học xã hội, 1981, trang 10 Từ cách nhìn ấy, tôi tập trung tìm hiểu vấn đề “Liên kết trong văn bản tiếng Việt.”
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Do vấn đề tạo sự liên kết trong văn bản tiếng Việt là một vấn đề cơ bản trong chuyên ngành Tiếng Việt thực hành nên nhiều nhà ngôn ngữ học đã có những nghiên cứu về vấn đề này Chẳng hạn ý kiến của Trần Ngọc Thêm trong
Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999; hay ý kiến của tác giả Diệp Quang Ban trong Văn bản và liên kết văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1999 Các tác giả đều có những nghiên cứu nhất định về vấn đề này
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay, về phương diện liên kết trong văn bản tiếng Việt có phạm vi rất lớn bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau Ở trong bài nghiên cứu này tôi chỉ tập trung tìm hiểu phương thức liên kết “phép thế và phép lặp” trong hai tác phẩm đó là “Tuyên ngôn độc lập” và “Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập nguồn tài liệu tham khảo, tìm hiểu đánh giá đi đến kết luận
Nguồn tài liệu: Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm
Một số trang web như:http://luanvan.net.vn
1.5 Những đóng góp của tiểu luận:
Về mặt lí luận: Như đã xác định ở phần lí do nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, đề tài mà tôi đang thực hiện còn nhiều mặt thiếu sót về lí luận, do
đó việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ đóng góp vào lí luận vấn đề hành văn tiếng Việt, cụ thể là vận đề vân dụng các phương thức liên kết trong viết
Trang 4dựng văn bản Về mặt thực tiễn: Từ thành công về mặt lí luận, để tài sẽ đóng góp một phần ở một phạm vi nhất định vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt hành văn
2
Liên kết văn bản
2.1 Khái niệm tính liên kết và phân loạn liên kết
Khái niệm:
Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với
những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy (Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản, NXB Giáo dục, 1999, tr.19 ) Tính liên kết có khả năng rất lớn Nó có khả năng làm cho một chuỗi câu hỗn độn trở thành một bộ phận của văn bản
Phân loại liên kết trong văn bản:
Theo các nhà nghiên cứu có nhiều loại liên kết khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai loại liên kết cơ bản, và trong mỗi loại lại có những tiểu loại Liên kết hình thức và Liên kết nội dung (Liên kết lôgích – ngữ nghĩa)
Liên kết hình thức Liên kết nội dung
Phép lặp từ vựng Phép liên tưởng
Liên kết bằng phương tiên ngữ pháp
khác
Bảng 1:Phân loại các phương tiện liên kết
2.3 Phép lặp từ vựng:
2.3.1 Lặp từ ngữ:
Trang 5Lặp từ ngữ là phương thức liên kết được thực hiện bằng cách lặp lại một hay nhiều từ ngữ đã xuất hiện ở phần trước đó Phương tiện ngôn ngữ sử dụng ở cách lặp là từ hoặc ngữ được lặp lại
Vd1: Trung ương đã nhất trí về đường lối, chính sách, chỉ tiêu, biện pháp
Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm (Hồ Chí Minh)
Vd2: Tài sản quý nhất của đất nước là con người Cái quý nhất ở con người là
trí tuệ
Khi sử dụng phép lặp từ ngữ cần chú ý vài điều: Trước tiên nó chỉ có hiệu quả liên kết khi từ ngữ lặp lại là những thực từ giữ nhiệm vụ ở trong câu
Chú ý thứ hai là nó sẽ có hiệu quả liên kết cao nếu chủ ngữ, vị ngữ của câu trước đó đều được lặp lại ở câu kế tiếp Và cuối cùng, lặp từ ngữ duy trì chủ
đề, tạo sự mạch lạc và nhất quán cho văn bản
2.3.2.Lặp cấu trúc:
Lặp cấu trúc là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai cấu trúc của câu thứ nhất Phương tiện ngôn ngữ sử dụng
ở đây là cấu trúc câu được lặp lại
Vd:
Anh phải về thôi, xa em thôi!
Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi
Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt chắng lên môi
Anh phải về thôi, xa em thôi!
Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi
Hoa tím rụng tím hầm ngầm bí mật
Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi…
(Hoàng hôn lặng lẽ - Hoài Vũ)
Vài lưu ý khi sử dụng phép lặp cấu trúc: Thứ nhất, lặp cấu trúc thường bao gồm lặp từ ngữ, từ loại.Thứ hai, lặp cấu trúc tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho ngữ điệu Thứ ba, lặp cấu trúc thường được tác giả cổ điển sử dụng để viết văn biền ngẫu
2.4 Phép thế:
2.4.1. Phép thế đại từ
Trang 6Phép thế đại từ là phương thức liên kết sử dụng một đại từ thay thế cho một từ hay một cụm từ trước đó
Vd: Hôm qua bạn tôi gọi điện hỏi thăm Vậy là nó đã đi nghĩa quân sự được
ba tháng rồi
Hiệu quả của thế đại từ gia tang nếu nó đi cùng với một danh từ khái quát Nó cũng có khả năng liên kết chủ đề như liên kết từ ngữ
2.4.2. Thế đồng nghĩa
Phép thế đồng nghĩa là phương thức sử dụng một vài từ đồng nghĩa, thay thế cho những từ ngữ đã xuất hiện câu phía trước
VD: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc Sức sống mãnh liệt của
thành phố không sao lượng nổi
Theo mức độ phức tạp của yếu tố liên kết
Cả hai là từ Ít nhất có một
cụm từ Theo độ ổn
định của quan
hệ đồng nhất
Thế ổn định Thế đồng nghĩa
từ điển Thế đồng nghĩa phủ địn Thế không ổn
định Thế đồng nghĩa lâm thời Thế đồng nghĩa miêu tả
Bảng 2 Bảng phân loại phép thế.
2.4.2.1. Phép thế đồng nghĩa từ điển.
Đây là kiểu phép thế ổn định mà cả hai yếu tố liên kết đều là những từ đồng nghĩa thường được cố định trong từ điển
Vd: Phụ nữ lại cần phải học Đây là lúc chị em cố gắng để kịp nam
giới
( Hồ Chí Minh – Chống nạn thất học)
2.4.2.2. Thế đồng nghĩa phủ định.
Đây là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ cấu tạo từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định
Vd: Lần này có lẽ bà ngủ được yên.(…) Lần này không thể thức
hơn được nữa
( Nguyễn Công Hoan Phành phạch)
2.4.2.3. Thế đồng nghĩa miêu tả.
Trang 7Đây là kiểu thế không ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó để đủ đại diện cho yếu tố mà nó biểu thị
Vd: Nó ( Ngôn ngữ) là cái cây vàn trong câu thơ của Gớt, câu mà
Lê Nin rất thích mà tôi cũng rất thích Nhà thơ của nhân dân Đức
đã viết “ Mọi lí thuyết bạn ơi, là màu xám, nhưng cây vàng của cuộc sống mãi xanh tươi”
2.4.2.4. Thế đồng nghĩa lâm thời.
Đây là kiểu liên kết không ổn định mà những chủ tố và thế
tố không phải là những từ đồng nghĩa Nhưng lại được thể hiện trong các cạnh nhau nên mới đồng nghĩa
Vd: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẩy con cọp xám
Nhưng con ác thú tinh lắm, đặc mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó
( Truyện cổ tích Nghè hóa cọp)
3. Phương tiện liên kết trong hai tác phẩm “ Tuyên ngôn độc lập” và “Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3.1. Thống kê phương tiện liên kết phép lặp và phép đối trong
hai tác phẩm trên
Qua khảo sát trong hai tác phẩm “ Tuyên ngôn độc lập” và
“Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ đó rút ra số lượng phương tiện liên kết “phép thế và lặp” trong bảng sau
Phương tiện liên kết Số lần sử dụng
Bảng 3: Thể hiện số liệu mức độ phương thức liên kết “phép thế và lặp” trong hai tác phẩm “Tuyên ngôn độc lâp” và “Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3.2. Tìm hiểu chức năng của phép thế và phép lặp từ trong hai
tác phẩm trên.
3.2.1. Về phép thế:
Mở đầu tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” bằng phép thế đại từ “tất cả”
Từ dùng để chỉ số lượng toàn bộ, không trừ một cái gì hoặc không trừ một ai
Trang 8Ví dụ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"
Từ “chúng” đại từ ngôi số ba thường chỉ những người mà mình không kính trọng
Ví dụ: “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.”
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu”
Từ “chúng ta” chúng ta số nhiều, chỉ nhóm người bao gồm cả đối tượng đang trò chuyện, khác với "chúng tôi" gồm một nhóm người không bao gồm đối tượng đang trò chuyện
Ví dụ : Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa!
Từ “ấy” từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới
Ví dụ: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”……
3.2.2. Phép lặp:
• Lặp từ
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” có một số từ được lặp lại với cường độ rất dày:
Như từ “chúng”, “quyền”, “độc lập”, “tự do”,”sự thật”…
Liên kết là một nội dung quan trọng của văn bản Liên kết văn bản gồm có hai mặt, mặt hình thức và nội dung, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Trong tác phâm “Tuyên ngôn độc lập” chính phép lặp
từ vựng đã tạo nên sợi dây liên kết vững chắc giữa các câu các đoạn làm nên một tính thống nhất cả nội dung và hình thức
Ví dụ: “Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các
Trang 9cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”
Ở đoạn văn trên từ “chúng” được lặp lại nhiều lần làm cho đoạn văn thống nhất về nội dung, hình thức hài hòa Về nội dung việc lặp lại từ
“chúng” giúp ta biết rõ chủ thể gây ra tội ác cho dân tộc ta là thực dân Pháp, tuy đã được liệt kê ra nhiều vấn đề
• Lặp ngữ pháp:
Bản chất của văn bản chính luận là lời văn hùng hồn, lập luận chặt chẽ, sắc bén với nhiều sắc thái khác nhau.Trong hai văn bản “Tuyên ngôn độc lập” và “ Kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngoài việc đặt trưng của một văn bản chính luận thì chính việc sử dụng phương thức lặp ngữ pháp đã tạo nên cho văn bản một thứ nhạc điệu bằng ngôn từ
Lặp ngữ pháp làm cho câu văn trở nên dễ thuộc, dễ nhớ, cảm nhận được âm điệu hào hung của câu văn
Ví dụ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải
ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” ( Kêu gọi toàn quốc kháng
chiến)
“Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”
“Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” ( Tuyên ngôn độc lập)
Những câu văn đọc lên với giọng điệu hào hùng, trầm bỗng,âm hưởng nhịp nhàng cân đối Có được đều này là trong quá trình lặp ngữ pháp đã sử dụng
Trang 10việc lặp từ vựng “Ai, bất kỳ, chúng” …Chính việc lặp ngữ pháp đã giúp chúng ta cảm nhận được ngọn lửa của lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng, mỗi một câu như thúc dục các chiến sĩ đi về phía trước bằng tất cả sức lực và lòng quyết tâm giành lại độc lập
Qua việc tìm hiếu phương thức lặp và thế trong hai tác phẩm trên ta có thể khẳng định việc sử dụng các phương pháp liên kết tương đối nhiều Các
phương thức liên kết làm cho văn bản trở nên mạch lạc, thống nhất và hoàn chỉnh hơn cả về bố cục và nội dung
4. Tổng kết.
Tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là các phương tiện giao tiếp quốc
tế, hỗ trợ cho người sử dụng Nhưng tiếng Việt mới là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ yêu quý của dân tộc Học ngoại ngữ để phát triển, để theo kịp thế giới chớ không phải lãng quên tiếng Việt Học ngoại ngữ làm cho tiếng Việt phát triển mới là đều quan tâm
Mục đích cuối cùng của chúng ta góp phần tôn vinh tiếng Việt, làm trong sang tiếng Việt Mỗi người Việt Nam chúng ta ai cũng có quyền sử dụng tiếng Việt nhưng không phải ai cũng nhận thức được nghĩa vụ của mình đối với tiếng Việt
Hãy sử dụng tiếng Việt như là một người Việt !