sbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Trang 1Nguyễn Thị Vy
Văn 1B.
Đề tài: Tình yêu thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Trãi
Muốn hiểu Nguyễn Trãi, nếu như ta chỉ đọc “Bình ngô đại cáo”, “Thư dụ Vương Thông lần nữa”, “Hạ quy Lam Sơn”… thì dường như ta chỉ thấy được tác giả là một bậc quân sư, một nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị; còn để
có cái nhìn toàn diện hơn về vị anh hùng, có lẽ phải đặt con người ấy trong chính nhịp đập của cuộc sống đời thường, trong những tứ thơ viết về thiên nhiên với muôn hình muôn vẻ của ông… ở thể loại này, thơ ông mới thực sự đúng với con người thật của vị quân sư họ Nguyễn
II Giải quyết vấn đề
Có thể nói thơ viết về thiên nhiên của các nhà thơ xưa bao giờ cùng có
cả cảnh lẫn tình Nhưng tình và cảnh trong thơ Nguyễn Trãi nếu ta chỉ biết áp đặt vào cái công thức “vịnh cảnh ngụ tình” một cách máy móc thì có lẽ thơ ông
đã bị cuốn phăng theo dòng thời gian cùng với vô số tác phẩm của các nhà thơ thời ấy từ mấy trăm năm trước rồi Cái đáng nói, đáng quý ở đây là tuy nằm trong hệ thống văn chương qui phạm nhưng Nguyễn Trãi phần nào thoát khỏi quỹ đạo của nó bằng chính cái tình của mình Cái tình ấy đạt đến cái thật, cái thiết tha trong sáng đến nỗi một khi đọc thơ ông, ta khó lòng quên được Nhưng đó là cái tình như thế nào, nguyên nhân nào đã buộc thơ ông neo lại với lòng người suốt sáu trăm năm? Phải chăng đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền một khối với lòng yêu nước, thương dân tha thiết, sâu đậm bên cạnh cái chất phong tình, đa cảm sẵn có trong con người Ức Trai?
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), tự là Ức Trai - một nhân tài kiệt xuất trong lịch sử nước ta, văn võ song toàn Nói riêng thơ văn ông, một trong những nội dung nổi bật là tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân
Trang 2Thơ viết về thiên nhiên của Ức Trai chiếm phần lớn và cũng là những bài thơ hay nhất trong hai tập thơ của ông Ông đã biểu hiện thiên nhiên ấy với nhiều màu sắc, đường nét, âm thanh Thiên nhiên ấy mang hồn người, mang
tư tưởng, tình cảm của nhà thơ
Hãy xem phong cảnh của vùng núi Vân Đồn (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh):
Lộ nhập Vân Đồn sơn phục sơn,
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan
Nhất bàn lam bích trừng minh kính,
Vạn hộc nha thanh đỏa thuý hoàn
Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc,
Phong ba bất động thiết tâm can
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục,
Đạo thị phiên nhân trú an
(Vân Đồn)
Dịch nghĩa:
Đường vào Vân Đồn núi non trùng điệp
Trời đất cao rộng rõ là cảnh diệu kỳ
Cả một mặt phẳng màu xanh biếc, nước trong như gương sáng
Hàng vạn ô màu huyền xanh như mái tóc rũ
Trang 3Vũ trụ bỗng thể hiện rõ ràng qua dáng núi và biển
Sóng gió chẳng lay chuyển được tâm can vững chắc
Nhìn vào thấy bờ cỏ màu lục xanh dờn
Thấy nói người thiểu số xưa từng đỗ thuyền trong vịnh
Thiên nhiên thấm đẫm cảm xúc, tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi Thiên nhiên nước ta, qua con mắt nhà thơ Nguyễn Trãi, hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng Đứng trước một cảnh vật, từ những cảnh tượng hùng
vĩ như Vân Đồn, cửa bể Bạch Đằng, cửa bể Thần Phù, đến những cảnh bình dị như một ánh trăng, một buổi chợ, một bông hoa nở, một nõn chuối, một luống mồng tơi, hay một tiếng chim kêu, tất cả đều gợi lên trong tâm tưởng Ức Trai những tứ thơ mênh mông, lai láng, những khoảnh khắc say sưa, nồng nhiệt Thật đúng là Nguyễn Trãi đã có một mối tình với thiên nhiên, như ông viết:
Non nước cùng ta đã có nên áng kỳ quan
Một mâm lam biếc, (nước) lắng tấm gương trong
Muôn hộc đen xanh, (núi) bỏ xõa mái tóc màu thúy
Còn đây là những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ của cửa bể Bạch Đằng – nơi diễn ra những chiến thắng vang dội của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và Trần Hưng Đạo đánh tan giặc Nguyên - Mông:
Gió bấc thổi mặt biển, thế nước lên cuồn cuộn
Giương cánh buồm thơ nhè nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng
Như cá sấu bị chặt, cá kình bị phanh, núi uốn quanh co
Trang 4Như cây giáo chìm, như chiếc kích gẫy, bờ xây lởm chởm
(Bạch Đằng hải khẩu)
Bài thơ toát lên lòng tự hào của Nguyễn Trãi về truyền thống dân tộc kiên cường chống giặc ngoại xâm Và đây là cảnh trí thơ mộng nhưng không kém phần hùng tráng của cửa bể Thần Phù (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa): Thần Phù qua đó, lúc đêm khuya
Gió mát trăng thanh cảnh tuyệt kỳ
Măng mọc nghìn đầu, non dựng đứng
Rắn xanh một dải, nước quanh đi
(Thần Phù hải khẩu)
Còn đây nữa, cảnh đẹp núi Dục Thúy (ở Ninh Bình):
Cửa biển có núi tiên
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền
Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo
Bia khắc dấu rêu hoen
(Dục Thúy sơn)
Trang 5Có những khi thiên nhiên làm cho nhà thơ ngây ngất, cảm hứng của tác giả càng dạt dào, mãnh liệt Và, cũng như Lý Bạch (nhà thơ nổi tiếng đời Đường - Trung Quốc), Nguyễn Trãi tha thiết với trăng Trăng tạo nên tứ thơ phóng khoáng, tự do, nâng tâm hồn nhà thơ lên đến tột đỉnh của cảm xúc:
Góc biển bên trời mặc ý ngao du
Trong cõi kiền khôn, đến đâu cũng phóng tầm mắt thơ
Hát chài cất lên ba lần, mặt hồ có khói thêm rộng mênh mông
Sáo mục đồng thổi lên một tiếng, mặt trăng trên không càng lên cao vút
Đêm thanh dựa vào khoảng không ngắm xem vũ trụ
Gió thu thổi thừa hứng cưỡi lên cá kình, cá ngao
Sau khi muôn việc đã thoáng quên
Lẽ màu nhiệm thật đáng đưa vào chén rượu đục
(Chu trung ngẫu thành)
Đặc biệt, trong bài “Côn Sơn ca”, bằng những nét tả thực rất sinh động, ta thấy nhà thơ chan hòa trong cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, với nhiều màu sắc,
âm thanh tươi tắn, rộn ràng:
Côn Sơn nước chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá, như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh, thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát, ta lên ta nằm
Trong rừng có trúc bóng râm
Trang 6Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn
Ở thế kỷ XV, văn học viết của ta đang trên đà xây dựng và phát triển, Nguyễn Trãi đã tìm tòi một thể thơ mới cho dân tộc, để thoát khỏi ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Tống Trong thơ chữ Nôm, ông tạo nên thể thơ lục ngôn, với những câu thơ 6 chữ, mới lạ so với đương thời: Dò trúc, bước qua lòng suối/ Tìm mai, theo đạp bóng trăng (Tự thán-7); hoặc: Rỗi hóng mát, thủa ngày trường (Bảo kính cảnh giới-43); Về ngắt nhịp trong câu thơ thất ngôn, nhiều khi ông không theo nhịp 4/3 như trong thơ Đường, thơ Tống, mà ngắt nhịp rất
tự do, phóng khoáng, tùy theo cảm xúc Ví như ngắt nhịp 2/2/3: Khách đến/ chim mừng/ hoa xảy động/ Chè tiên/ nước kín/ nguyệt đeo về (Thuật hứng–3) Nguyễn Trãi dùng nhiều từ láy – một hình thức độc đáo, sinh động của ngôn ngữ dân tộc: Hương cách gác vân, thu lạnh lạnh/ Thuyền kề bãi tuyết, nguyệt chênh chênh (Bảo kính cảnh giới-31) Nguyễn Trãi có những câu thơ diễn tả một niềm vui thanh thoát, tế nhị, kín đáo mà tứ thơ rất mới lạ, đáng để chúng
ta ngày nay phải “giật mình”, kính nể Ví như ông tả nõn chuối: Tình thư một bức, phong còn kín/ Gió nơi đâu, gượng mở xem (Ba tiêu) Ở đây, trí tưởng tượng của nhà thơ thật kỳ diệu
Thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ Nó khẳng định chỗ đứng của Nguyễn Trãi ở giữa cuộc đời, trong lòng nhân dân, không hề thoát tục Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần nói về Nguyễn Trãi: “Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân…”, cho nên, khảo sát về thiên nhiên trong thơ ông, thiết nghĩ, ta chỉ nên tìm hiểu cái chất phong tình và lòng yêu nước thương dân của tác giả lồng vào nhau, là một mà thôi.“Cảnh ngụ trong tình” – nếu tình là lòng yêu nước thương dân thì có lẽ cái tình ấy chỉ thực sự được nắm bắt khi đã thông qua cảnh
Cảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, trước hết, cần nói rằng chính là cảnh được nhìn dưới đôi mắt của một nhà nghệ sĩ Con người nghệ sĩ ấy đã mở rộng tâm hồn để đón nhận thiên nhiên, thâm nhập vào thiên nhiên và hòa mình trong thiên nhiên bằng trái tim hết sức nhạy cảm, đa tình và bằng cái
Trang 7chất phong tình sẵn có cho nên cảnh của ông luôn độc đáo, đặc sắc và khác người cũng là một điều rất dễ hiểu Nó trở thành cảnh của riêng ông, của riêng Nguyễn Trãi
Không có cái chất phong tình, không có một đôi mắt của một nhà nghệ sĩ thì làm gì họ Nguyễn có được một cảm nhận rất kì lạ, rất độc đáo:
“Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương soi ánh tóc huyền”
khi ông chiêm ngưỡng núi Dục Thúy? Rõ ràng, Nguyễn Trãi thật sự là một nhà nghệ sĩ và là một nghệ sĩ lớn bởi cũng bao lần đến Dục Thúy sơn, cũng bao lượt ngắm nhìn nhưng có thể nói không ai và có lẽ chưa có ai để trái tim mình non
tơ lại như Nguyễn, để tâm hồn mình trẻ lại mà trở thành một chàng trai say đắm trước vẻ đẹp của một mỹ nhân — một cô gái với mái tóc đen huyền xõa dài, lấp lánh chiếc trâm vàng trên đỉnh đầu Nối cách khác, dó chính là vẻ đẹp,
là Dục Thúy sơn của riêng Nguyễn Trãi
Đặc biệt, cũng với cái chất văn ấy, cũng hướng tới mối quan hệ tình yêu trai gái hết sức trong sáng, Ức Trai đã nhìn cây chuối và ghi nhận:
“Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem”
Từ cái nõn chuối e ấp, non tơ, cuộn tròn, con người đa cảm ấy lại thấy
đó là một bức thư tình Mà cũng thực lạ, nõn lá ấy lại được nhìn thấy trên một cây chuối đã trổ buồng: “Đầy buồng lạ màu thâu đêm”
Phải chăng chính cái phi lí ấy đã tạo nên một giá trị độc đáo, hiếm có cho bài thơ? Từ một cây chuối đã trổ buồng mà nhìn thấy một cái nõn lá đã là tài tình nhưng từ cái nõn lá kia mà nhìn ra một bức thư mà lại cứ thư tình thì thử hỏi chất phong tình của tác giả nó lai láng đến mức nào?
Trang 8Xuân Diệu có lần đã nói đùa: “Với cây chuối, Nguyễn Trãi xứng đáng được kết nạp là một Đoàn viên Thanh niên đầu tiên của nước Việt Nam” và ta có thể nói thêm: đó cũng là Cây chuối – là một tạo vật tồn tại, là một thanh niên của riêng Nguyễn Trãi mà thôi
Thông thường mà nói thì lòng yêu nước thường bắt nguồn từ lòng yêu thương thiên nhiên với những sự vật nhỏ nhặt, ngờ như không đâu của chính quê hương đất nước mình Lòng yêu nước, yêu thương con người của Nguyễn Trãi cùng bắt nguồn từ những tình cảm như vậy Đó là đặc điểm đáng quí, đáng trân trọng trong thơ thiên nhiên của ông Ồng đã thấy, đã yêu dậu mồng tơi, hàng dâm bụt đến cả cây mía, cây chuối – những sự vật thuần túy Việt Nam, cho nên có thể nói tâm hồn ông, con người ông cũng là một con người – một tâm hồn thuần túy Việt Nam Có ý kiến cho rằng, bài thơ “Cây chuối” cái hay nằm ở hai câu cuối:
“Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem”
Bởi nó là một cảm xúc độc đáo, một phát hiện rất mới mẻ ở sự vật
nhưng theo tôi thì cái hay của bài thơ lại năm ngay đầu đề của nó “Cây chuối”
— tuy nó gần gũi, nó quen thuộc đó nhưng nếu không nhìn được nó, không yêu nó thì Ức Trai làm gì có cái nhìn độc đáo, mới lạ kia? Nhưng để nhìn ra cây chuối mà thấy cái đẹp của nó thì nhất thiết Nguyễn Trải phải gắn bó, phải yêu quê hương, đất nước ông với một tình yêu mãnh liệt, sâu đậm lắm Cho nên, con người ấy đâu cần sử dụng cái công thức rập khuôn “sông, tuyết, hoa” của tận đất nước Trung Hoa như phần lớn các nhà thơ lúc bấy giờ Ông đã đứng trên đất nước mình bằng đôi chân của mình, tìm thấy cái đẹp ngay trên quê hương của mình và từ đó trở thành một danh nhân của nhân loại Chính lòng yêu nước buộc ông phải phá rào văn chương qui phạm và cũng chính lòng yêu nước đã nâng con người ấy lên tầm cỡ nhân loại
Có thể nói phần lớn các bài thơ viết về thiên nhiên đều được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi ở ẩn, cho nên cảnh trong thơ ông thường buổn là một điều dễ hiểu Nhưng cái đáng nói là dù cảnh có vui, buồn đến đâu nhưng con người thoáng hiện trong nó vẫn luôn hướng tới cái vui, luôn hướng tới một
Trang 9ngày mai tươi đẹp Nói đúng hơn vẫn có cái đau đáu, bộn bề tâm sự của một con người mong muốn trở lại với cuộc đời mà cống hiến cho dân, cho nước Có
lẽ vì vậy mà trong cái muộn màng của những ngày cuối xuân, Nguyễn Trãi vẫn thấy:
“Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
Hoa xoan “nở” phải chăng đó là một tấm lòng đang hoài vọng, đang ngóng trông, tha thiết được giúp đời, giúp nước Cũng thế, trong cái “rồi* suốt một
“ngày trường” ông lại nghe thấy:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
Con người ấy quay lưng với cuộc đời nhưng lại luôn hướng về cuộc đời đối với tất cả mọi tình cảm, giác quan, vẫn luôn ước mơ và thật sự mãn
nguyện
"Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Đó chính là điểm tích cực của ông so với các nhà thơ khi phải rơi vào xu hướng bất mãn thời thế cùng thời Chung qui, lòng yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, yêu nhân nghĩa
Tìm hiểu kho tàng thơ chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế, chúng ta có thể thấy một nét đặc sắc trong những bài thơ thiên nhiên của ông Cùng viết về thiên nhiên, nhưng những bài thơ chữ Hán trong Ức Trai thi tập có
sự khác biệt trong đề tài, cảm hứng, chủ đề, tư tưởng cũng như nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng so với thơ chữ Nôm trong Quốc âm thi tập Nói đến thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, trước hết chúng ta cần đặt trong mối quan hệ qui chiếu với cuộc đời của nhà thơ để giải mã rõ hơn cảm hứng cụ thể trong từng tác phẩm ở hai tập thơ Đây là vấn đề đòi hỏi quá trình khảo cứu công phu và thuộc phạm vi nghiên cứu của một công trình lớn
Người viết chỉ xin được so sánh mảng thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi ở thơ chữ Hán và thơ chử Nôm của ông ở những khía cạnh cơ bản nhất, trên cơ sở
Trang 10phân tích một số tác phẩm tiêu biểu và tương đối quen thuộc với chúng ta lâu nay
Theo một truyền thống thi ca trung đại “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Hồ Chí Minh), những bài thơ của Nguyễn Trãi dành một số lượng khá lớn viết về thiên nhiên
Thiên nhiên gắn với cuộc đời thăng trầm đầy bi kịch của người anh hùng, như cũng soi chiếu tâm tư của chính nhà thơ trong những hoàn cảnh khác nhau Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mấy biết
Dành, còn để trợ dân này
Những câu thơ Nguyễn Trãi viết về Tùng như sự khẳng định nhân cách của chính ông, một con người cả đời canh cánh nỗi lòng “ưu quốc ái dân” Nguyễn Trãi tìm về thiên nhiên và để lại hàng trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, hầu như bài thơ nào cũng toát lên vẻ đẹp lồng lộng thanh cao và cứng cỏi như dáng tùng vững chãi giữa tuyết sương
Trong buổi đầu của nền thi ca trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi đã tạo dựng nên một kiểu nhà nho – nghệ sĩ đích thực, khi tâm hồn ông hoà quyện với từng vẻ đẹp đất nước, rung động trước non nước mây trời, cỏ cây hoa lá
để người đời sau hình dung đầy đủ diện mạo của con người có tấm lòng sáng tựa “sao Khuê buổi sớm” ấy Lúc làm quan giữa triều, khi về ở ẩn sống đời thanh bần giữa núi rừng, dù ở đâu thiên nhiên vẫn chiếm một địa vị quan trọng, một người bạn tâm giao để Nguyễn Trãi kí thác nỗi lòng luôn quặn thắt những ưu tư thời thế:
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay
Trang 11Đề tài thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của chính ông Nếu như trong thơ chữ Hán, ta gặp nhiều địa danh gắn với quãng đời sôi nổi, với hoài bão “ trí quân trạch dân”, với tầm nhìn bao quát lịch sử, chiêm nghiệm thời thế một cách cụ thể thì ở thơ chữ Nôm lại là những cảm xúc tinh lọc thăng hoa trong những đề tài tưởng như mòn cũ vì ước lệ “ tùng, trúc, cúc, mai “, “
phong, hoa tuyết, nguyệt” Nhưng dù cho đề tài cụ thể hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện con người đầy cá tính của ông một cách rõ nét trước thiên nhiên Cảm hứng bao trùm trong những bài thơ chữ Hán viết về thiên nhiên phải chăng có thể khái quát trong hai câu thơ này của Nguyễn Trãi : Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hạn diệp tiêu tiêu
Ngay cả những bài thơ chữ Hán thấm đẫm phong vị trữ tình cũng phảng phất nỗi niềm người anh hùng trước lẽ hưng phế, đọng lại những hoài niệm về các triều đại đã qua Dù cho đó là cảnh đã bao nhiêu lần thưởng ngoạn thì vào thơ, Nguyễn Trãi vẫn tạo được những rung động khác thường-Một Dục Thuý sơn qua cảm xúc của ông hiện rõ là nơi “ tiên cảnh trụy trần gian” với vẻ đẹp thật diễm lệ :
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thúy hoàn
Vẻ diễm kiều như một nàng thiếu nữ của núi Dục Thúy cũng không làm ông nguôi ngoai hoài niệm về bậc tài danh tiền bối Trương Hán Siêu, trong mối đồng cảm của người đề thơ núi Thuý Đó không chỉ là gặp gỡ của hồn thơ yêu cảnh đẹp, mà còn là nhớ bậc tiền nhân đã cống hiến tài trí phò vua giúp nước : Hữu hoài Trương Thiếu bảo – Bi khắc tiển hoa ban Nhiều bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi thường khắc hoạ những phong cảnh hùng vĩ của đất nước với bút lực cuồn cuộn, với hơi văn dào dạt như thuở Bình Ngô : một Thần Phù hải khẩu :
Kình phun lãng hống thôi nam bắc
Sóc ủng sơn liên ngọc hậu tiền