1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ nôm của nguyễn trãi, nguyễn bỉnh khiêm, hồ xuân hương và nguyễn khuyến

20 737 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 326,64 KB

Nội dung

Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài " Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến ".. Nhi ệm v

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

1

2

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ

2

TH ẤT NGÔN BÁT CÚ2 2TRONG THƠ NÔM QUA

2

NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM,

2

H Ổ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN

0 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

4 MÃ S Ố: 5 04 33

4

LU ẬN ÁN THẠC 33KHOA H ỌC NGỮ VĂN

5

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

5

GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN

5

1997

0

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

1

2

S Ự PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ

2

TH ẤT NGÔN BÁT CÚ2 2TRONG THƠ NÔM QUA

2

NGUY ỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM,

2

H Ổ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN

0 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

4 MÃ S Ố: 5 04 33

4

LUẬN ÁN THẠC 33KHOA HỌC NGỮ VĂN

5

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

5GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN

5

1997

Trang 3

M ỤC LỤC

7

PHẦN MỞ ĐẦU7 3 7

1 Lý do chọn đề tài:7 3 7

2 Nhiệm vụ của luận án:7 3 7

3 Phạm vi của luận án:7 4 7

4 Lịch sử vấn đề:7 4 7

5 Phương pháp nghiên cứu:7 8 7

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT7 10 7

CHƯƠNG 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CHỮ NÔM TRƯỚC KHI NGUYỄN TRÃI VIẾT QUỐC ÂM THI TẬP, SỰ PHÁT TRIỂN VỀ

CẤU TRÚC, NHỊP ĐIỆU.7 22 7

2.1 Thơ Đường luật Ở Việt Nam và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi

viết Quốc âm thi tập:7 22 7

2.1.1 Thơ Đường luật du nhập vào Việt Nam rất sớm:7 22 7

2.1.2 Chữ Nôm và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi

tập:7 25 7

2.2 Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú chữ nôm ở phương diện cấu trúc, nhịp điệu:7 31 7

2.2.1 Về cấu trúc:7 31 7

2.2.1.1Hiện tượng xen câu lục ngôn:7 31 7

2 2.1.2 Về đề, thực, luận, kết:7 38 7

2.2.2 Nhịp điệu:7 45 7

CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

Ở PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ7 51 7

3.1 Từ Hán - Việt:7 51 7

3.2 Hệ thống ngôn ngữ dân gian, đời thường:7 53 7

3.2.1 Bộ phận từ thuần Việt:7 53 7

2.2.2 Ngôn ngữ văn học dân gian:7 59 7

2.2.3 Ngôn ngữ đời sống thường ngày:7 62 7

3.3 Tính hàm súc:7 70

7

3.3.1 Tiết kiệm lời:7 71 7

3.3.2 Từ mang tính khái quát:7 72 7

3.3.3 Dùng điển tíc , điển cố:7 73 7

PHẦN KẾT LUẬN7 78 7

THƯ MỤC THAM KHẢO7 84

Trang 4

PH ẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài:

Nền văn học dân tộc ta hiện có nhiều thể loại, trong đó thơ chiếm vị trí khá quan trọng

Muốn hiểu đúng, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của thơ, chúng ta không thể không lưu ý đến hình thức diễn đạt Nội dung và hình thức luôn luôn gắn chặt với nhau Hình thức nào cũng

có quá trình phát sinh, phát triển và biến hóa theo từng chặng đường lịch sử Trong kho tàng thơ ca hiện có của ta, một bộ phận khá lớn được sáng tác theo các thể thơ nhập ngoại : một số

bằng chữ Hán, một số bằng chữ Nôm và về sau một số bằng chữ Quốc ngữ Khi tiếp nhận, độc giả ngày nay, có thể không biết rõ tình hình đó Bởi, về mặt hình thức, các nhà thơ của ta, khi sử dụng các thể thơ ấy, đã không ngừng Việt hóa nó đi Hơn nữa, hiện thực được phản ánh trong đó, nói như Trường Chinh đều chan chứa " tâm hồn và tính cách của người Việt Nam "

Thơ cổ Việt Nam có quan hệ mật thiết với thơ cổ Trung Quốc Thơ mới của ta ( giai đoạn 1932-1945 ) lại chịu ảnh hưởng không ít của thơ phương Tây, nhất là thơ Pháp Tìm

hiểu quan hệ qua lại giữa thơ Việt Nam với thơ nước ngoài là việc làm cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với người nghiên cứu, giảng dạy văn học Quan hệ giữa thơ cổ Việt Nam với thơ cổ Trung Quốc, vốn có bề dày lịch sử đáng kính trọng Từ thời xa xưa, tổ tiên ta, ngoài việc sáng

tạo, thể nghiệm, hình thành những thể loại văn học dân tộc, đã không ngần ngại tiếp thu

những tinh hoa của văn học Trung Quốc, Việt hóa nó một cách toàn diện trên tinh thần độc

lập, tự chủ, nhằm làm giàu cho kho tàng văn học dân tộc Nhiều thể loại thơ, từ, truyện tiểu thuyết sớm được hình thành và nhanh chóng thu được nhiều thành tựu Việc nhập từ Trung

Quốc thể thơ Đường luật, Việt hóa nó để thể hiện con người và cuộc sống Việt Nam diễn ra như thế nào đã tạo ra một sự hấp dẫn lớn, thôi thúc bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu Đó là lý

do vì sao tôi chọn đề tài " Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến "

2 Nhi ệm vụ của luận án:

Đi vào vấn đề vừa nêu trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết một số yêu cầu sau :

Tìm hiểu, trình bày một cách khái quát sự hình thành, phát triển cũng như những yêu

cầu về nội dung và hình thức của thể thất ngôn bát cú Đường luật

Trang 5

Tìm hiểu vấn đề Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Nôm đã diễn ra, phát triển như thế nào qua sáng tác của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến về mặt hình thức

3 Ph ạm vi của luận án:

Luận án không có nhiệm vụ tìm hiểu tất cả thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm và chữ

Quốc ngữ Luận án chỉ dừng lại trong phạm vi thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm, khi cần mới liên hệ đến thơ tứ tuyệt chữ Nôm Đối tượng khảo sát cũng chỉ giới hạn trong bốn tác giả lớn, tiêu biểu cho con đường vận động, phát triển , biến sinh của thơ Nôm Đường luật : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến Công việc tìm hiểu chủ yếu đi vào nhìn nhận khái quát về mặt hình thức Nói như vậy không có nghĩa là không đả động gì đến nội dung vì sự thống nhất không gì phá vỡ nổi, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức là

một trong những tiêu chuẩn quan trọng của nghệ thuật " Nội dung là mặt chủ đạo, mặt quyết định của khách thể do có tính độc lập tương đối, cho nên, hình thức lại có tác động tích cực ngược trở lại đối với nội dung : Hình thức thích ứng với nội dung thì nó đẩy nhanh

sự phát triển của nội dung, nhưng khi hình thức không còn thích ứng với nội dung đã biến đổi thì nó kìm hàm sự phát triển tiếp tục của nội dung " ( Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ,

Maxcơva, 1986, bản tiếng Việt, trang 414, 415 ) Nội dung, hình thức trong nghệ thuật là không thể tách rời " Văn học không phải chỉ là phản ánh mà còn là sáng tạo, cho nên, sự

thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm là sự thống nhất trong chuyển hóa Nội dung, do đó, là sự chuyển hóa từ hình thức vào

nội dung, và hình thức là sự chuyển hóa từ nội dung ra hình thức Từ sự chuyển hóa qua lại đó, có nhưng yếu tố là nội dung xét trong bình diện này, sẽ trở nên hình thức nếu xét trong bình diện kia Sự phân biệt giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học do đó

có tính chất tương đối" ( Từ điển văn học, tập II, Nxb KHXH, H.1984, trang 147 )

Trong tác phẩm văn học, nội dung là hiện thực muôn màu muôn vẻ với tính độc đáo về

thẩm mỹ, trong đó, con người và những quan hệ xã hội cụ thể giữ vai trò chủ yếu Yếu tố cơ

bản trong nội dung tác phẩm văn học là đề tài, chủ đề hình thức là cốt truyện, cách lựa chọn chi tiết, bố cục, ngôn ngữ : Trong bài thơ thất ngôn bát cú, về mặt hình thức, luận án đi vào tìm hiểu sự phát triển về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ Ở một chừng mục nào đó, luận án xem xét về đề tài, sự bộc lộ cái tôi trừ tình tác giả

4 L ịch sử vấn đề:

Từ trước đến nay, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đã được giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý nhiều Chẳng hạn, năm

Trang 6

1980, kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, công việc sưu tầm, nghiên cứu về cuộc đời và

sự nghiệp của ông vốn đã được quan tâm chú ý nhiều lại được đẩy mạnh hơn trước Cũng như vậy, năm 1985, kỷ niệm 400 năm ngày mất và năm 1991 kỷ niệm 500 năm ngày sinh đối

với Nguyễn Bỉnh Khiêm Đối với Nguyễn Trãi, Khuyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, việc đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp, trong đó có thơ văn, nhìn chung là thống nhất Riêng Hồ Xuân Hương, trong mấy chục năm qua, giới nghiên cứu văn học tốn rất nhiều thời gian, công

sức mà vẫn chưa mang lại tất cả kết quả mong muốn vẫn có người ngờ vực có Hồ Xuân Hương thật không? Cái dâm, cái tục trong thơ bà là mục đích hay phương tiện nghệ thuật? Nhìn một cách tổng quát là vậy

Đi vào cụ thể ta thấy thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ Việt Nam, cho đến gần đây, đã được các nhà nghiên cứu phê bình chú ý nhiều Công việc nghiên cứu nhìn chung còn dừng ở tác giả Viết một cách tổng quát về thơ thất ngôn bát cú chưa thấy ai Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu các thể thơ ca cổ truyền Việt Nam, các thể thơ mô phỏng

của Trung Quốc của hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam (

Nxb KHXH Hà Nội, 1971 ) Bộ Lịch sử văn học Việt Nam ( Tủ sách các trường đại học sư

phạm và đại học tổng hợp Hà Nội ), các tác giả Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Lộc,

Lê Hoài Nam, Nguyễn Đình Chú đã đầu tư nghiên cứu thỏa đáng khi giới thiệu các sáng tác

bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ cổ điển Việt Nam Các tác giả trên, nói về sự ra đời của chữ Nôm, đánh giá nội dung, nghệ thuật thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đều thống nhất Vũ Khiêu nhận xét thơ Nguyễn

Bỉnh Khiêm " Tiếp thu truyền thống trau chuốt và nhuần nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông và

nhóm Tao Đàn" ( Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử Nxb TP.HCM, 1987,

trang 77 ) Nhận xét trên về thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn phải chăng đã cao hơn cái nó vốn có ? Đành rằng, trong sáng tác của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn có một số bài,

số câu được trau chuốt khá kỹ nhưng nói thành truyền thống thì chưa được

Một số tác giả đã có những chuyên luận về cuộc đời và thơ, văn của các nhà thơ cổ điển

Việt Nam Trong số đó, có thể kể Thợ văn Nguyễn Trãi của Vũ Khiêu ( Nxb Văn học, Hà

Nội, 1980 ), Văn chương Nguyễn Trãi của Bùi Văn Nguyên ( Nxb ĐH và THCN, Hà Nội,

1984 ) Th ơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc Nxb Văn học, 1987 ); Thơ Hồ Xuân Hương

của Nguyễn Lộc ( Công ty PHS Tiền Giang và Nxb Văn học hợp tác xuất bản, 1984 ), Thơ

Xuân Hương - Thiên tình sử của Hoàng Xuân Hãn ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1995 ), Hồ Xuân Hương - Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1996 ), Thơ văn Nguyễn

Trang 7

Trong các công trình, chuyên luận kể trên, thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm được lưu ý đúng mức và nhận xét, đánh giá thỏa đáng

Chẳng hạn; nhận xét về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Đinh Gia Khánh viết " Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, là một gạch

nối giữa thơ Nôm thế kỷ thứ XV và thơ Nôm thứ XVII" ( Thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb

Văn học, Hà Nội, 1983, trang 41 ) Viết về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc đánh giá : " Cái phẩm chất ưu tú của thơ Đường luật, như kết cấu chặt chẽ, tính chất hàm súc, dư ba, ý tại ngôn ngoại Bà khai thác triệt để, chứ Bà không sử dụng " nguyên xi" thơ Đường luật mà cố

gắng đẩy nó lên phía trước, ghi dấu ấn cá nhân của mình vào thể thơ mà mình sử dụng Trong thơ Đường luật, chính do cái kết cấu bó buộc và do những câu đối nhau rất tề chỉnh mà bài thơ có tính chất đài các, quí phái Tính chất bác học ấy xa lạ đối với Hồ Xuân Hương, nhà thơ không chấp nhận mà phải cải tạo, làm cho nó đại chúng hơn, bình dân hơn không phải

chỉ dân tộc hóa mà còn bình dân hóa nó " ( Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 1984, trang

35, 36 ) Lê Trí Viễn : " Đường luật vốn là một sản phẩm quí tộc Nó phải thanh tân, tao nhã, lại phải trịnh trọng, trang nghiêm, nó phải mang nội dung châu ngọc của văn chương hay khuôn phép của đạo lý Xuân Hương làm ngược tất cả Bà đường hoàng " hạ giá" thể thơ cao quí ấy, lôi nó ra khỏi vị trí trang trọng, bắt nó mang một nội dung vô cùng nhân dân, tầm

thường và có khi thô lậu nữa Bà đã dân chúng hóa nó trên một qui mô sâu rộng"( Thơ Hồ

Xuân Hương chuyên luận sau đại học, Đại học sư phạm TP.HCM, 1989, trang 42 )

Đứng ở góc độ Việt hóa để nhìn nhận sự phát triển, ông Trần Thanh Mại, khi phân tích thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương viết : " Xuân Hương là người đầu tiên đã có công bình dân hóa thể thơ Đường luật Việt Nam" ( Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ

Xuân Hương, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4 năm 1961 ) Ý kiến đó xem ra chưa ổn thỏa,

vì công việc Xuân Hương làm, từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã làm nhiều Sang thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục phát huy

Viết có hệ thống để giảng dạy trong trường học có Việt Nam văn học sử yếu ( Học

chánh Đông dương, Hà Nội, 1942 ) của Dương Quảng Hàm Tác giả dùng nhiều chương để

giới thiệu thể thơ nhập ngoại này Ví dụ : Chương XI giới thiệu chữ Nôm Chương XII : Hàn thuyên và các nhà thơ mô phỏng ông ( chương trình năm thứ nhất Ban trung học Việt Nam ) Chương VI : Nguyễn Trãi tác phẩm viết bằng Hán văn và Việt văn Chương VIII : giới thiệu tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Nam : thơ Hồng Đức ( thế kỷ thứ XV ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ( chương trình năm thứ nhì Ban Trung học Việt Nam ) Đáng tiếc là trong chương

thứ XIII, thiên thứ tư :" Các thể văn của Tàu và của ta Thi pháp của Tàu và âm luật của ta ",

Trang 8

tác giả nhận định về thơ Đường luật : " thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ Tàu, mà âm thanh

tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu ( cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng,

tiếng trắc ) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả " (trang 122 ) Nói như ông, thơ Nôm Đường luật chỉ là sự mô phỏng, ứng

dụng mà không có sự sáng tạo Căn cứ thực tế sáng tác, nhận xét trên chưa phù hợp, chưa

thấy được sự sáng tạo của thi nhân Việt Nam Khi cuốn sách này được viết, tác giả chưa biết

tiếc rằng tập ấy không còn nữa " ( trang 270 ) Chúng ta nhận thấy trong Việt Nam văn học sử

đầu tiên, một số tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật đã được phân tích trong quá trình lịch

sử văn học Việt Nam Đặc biệt, qua nghiên cứu tác giả đã rút ra một số kết luận quan trọng: "

cứ xét các tác phẩm kể trên thì biết văn Nôm về thế kỷ XVIII đã tiến đến một trình độ khá cao; tuy các tác giả còn chịu ảnh hưởng của Hán văn nhiều, nhưng các nhà ấy đã có công rèn luyện, trau chuốt lời văn khiến cho thế kỷ sau nhờ đó mà sản xuất được nhưng tác phẩm có giá trị đặc biêt như truyện Kim Vân Kiều " ( trang 324 ) Kết luận chương thứ hai mươi " các nhà viết văn Nôm về thế kỷ XIX " : "Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX so với trước, thật có

tiến bộ nhiều, Các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta " (trang 399 )

Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học Trung Quốc trên cơ sở so sánh những yếu tố thơ Nôm Đường luật với Đường thi hoặc toàn bộ thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học, văn hóa Trung Quốc, các tác giả đi theo hướng này cố gắng

khẳng định bản sắc Việt Nam để khu biệt thể loại này với Đường thi, Đường luật Trung Quốc Phương pháp nghiên cứu này xuất hiện từ những năm sáu mươi với bài của Đặng Thai Mai trong tạp chí Nghiêncứu văn học, số 7 năm 1961 “Mối quan hệ lâu đời mật thiết giữa văn học

văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác " Tác giả không

chỉ ra chỗ đặc sắc riêng ấy và cho rằng:" Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ

ca thơ Đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch : tình yêu thiên nhiên, tình yêu người, yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước " (trang 11 )

Trên T ạp chí.văn học số 2 năm 1973, khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn

thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường luật Trung

Trang 9

Quốc, tác giả Trương Chính cho biết Trung Quốc " không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ

hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ " Từ hiện tượng xen lục ngôn của Việt Nam, tác giả viết "

chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm, luật, đối, gieo vần vẫn theo luật Đường " ( trích trong bài " Cha ông ta đã vận dụng các

Cùng trên tạp chí vừa nêu, số 1 năm 1992, ở bài " Con đường giao tiếp của văn học cổ

gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung : như thế nào là mà thơ Đường Việt Nam " ( trang

22 )

Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có nhiều ý kiến quí báu cho công việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật ở cấp độ tác giả về đề tài, chủ đề, cấu trúc bài thơ, ngôn ngữ thơ Trong quan hệ về hình thức giữa tác giả này với tác giả khác mảng thơ Nôm Đường luật, có bài đã

chỉ ra sự phát triển của tác giả sau đối với tác giả trước nhưng nghiên cứu sự phát triển ấy qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là công việc mới mẻ, chưa thấy ai làm Đó là nhiệm vụ của luận án

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Về mặt phương pháp luận, luận án lưu ý hai điểm sau đây :

Một là, thơ Đường luật nói chung, thất ngôn bát cú nói riêng là thể thơ nhập từ Trung

Quốc vào chứ không phải gốc bản địa Việt Nam Cho nên, chúng ta cho đó là một hiện tượng giao lưu văn học

Hai là, trong thực tế sáng tác, thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm ngày càng xa dần thể thơ

cội nguồn của nó là Đường luật , hấp thụ tư tưởng dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, văn

học dân tộc, Việt hóa mạnh mẽ, phát triển không ngừng, có vị trí xứng đáng trong nền văn

học Việt Nam Trong khi viết, chúng tôi tự đặt cho mình là phải trung thực, khách quan, khoa

học, tránh tư tưởng sùng ngoại, bài ngoại, dân tộc hẹp hòi

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể :

Luận án đã vận dụng quan điểm lịch sử phát sinh, biến sinh lịch sử so sánh Tìm hiểu tác phẩm phải gắn với tác giả, thời đại đã sản sinh ra nó Trong chừng mực nào đó, khi điều

kiện cho phép, so sánh với các tác phẩm của tác giả cùng thời, nhất là những bài thơ

Trang 10

theo thể này bằng chữ Hán Quan trọng hơn cả là đối chiếu tác giả trước với các tác giả sau về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ, điển tích điển cố để thấy được quá trình phát triển của hình thức thơ Nôm thất ngôn bát cú qua các tác giả, các thời kỳ

Nhằm nâng cao tính chính xác cho các kết luận, luận án có sử dụng cả phương pháp

thống kê để tính số câu ngũ ngôn, lục ngôn xen trong thất ngôn, số điển tích điển cố để đi đến một xác suất nhất định, có thể kiểm tra được Về mặt ngôn ngữ, khi xem xét từ láy, tên địa danh Việt Nam, luận án chỉ khảo sát mỗi tác giả 20 bài theo thứ tự từ trước ra sau theo số trang của sách Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm, do bản gốc bị nhòe, rách, một số bài chỉ giới thiệu được lục cú, những bài này không đưa vào khảo sát Đó là các bài số 1, 4, 6 ( Thơ văn

khác, luận án chọn Thơ văn Nguyễn Trãi do Vũ Khiêu chủ biên và giới thiệu ( Nxb văn học,

Hà Nội, 1980 ), Thơ văn Nguyễn_ Khuyến của Hoàng Hữu Yên ( Nxb giáo dục 1984 ) có

tham khảo thêm Nguyễn Khuyến – tác phẩm ( Nxb KHXH, Hà Nội, 1984 ) Thơ Hồ Xuân

Hương của Nguyễn Lộc ( Nxb văn học, 1987 )

Phương pháp hệ thống cũng được sử dụng để xem xét thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm trong các sáng tác văn học chữ Nôm, trong nền văn học dân tộc

- Về bố cục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương

CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát " lý lịch " và đặc trưng của thể thơ thất ngôn bát cú

Thể thơ này vốn hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ trước và đến đời Đường thì tương đối ổn định Đối với Việt Nam, đây là thể thơ nhập từ nước ngoài vào Tìm hiểu thể thơ này

cần tìm hiểu ngọn nguồn của nó

CHƯƠNG II: Được chia ra làm 2 phần nhỏ :

1/ Tìm hiểu sự có mặt của thơ Đường luật ở Việt Nam ( do du nhập, giao lưu) nhưng sáng tác thơ Đường luật cả chữ Hán lần chữ

Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập

2/ Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện cấu trúc, nhịp điệu

CHƯƠNG III : Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện ngôn ngữ

Ngày đăng: 17/08/2016, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w