1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học những biến đổi tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

24 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 145 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trong quá trình phát triển, hình ảnh, tư tưởng, tâm lý của người phụ nữ Việt Nam từng bước được biến đổi để thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nhìn lại chặng đường bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ Việt nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc. Từ chiến thắng quân Đông Hán của Hai Bà Trưng đã mở đầu 2000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tiếp theo là bà Triệu Thị Trinh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Đô Đốc Bùi Thị Xuân. Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngày 321930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: Nam nữ bình quyền. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng cho phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt 30 năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mãi mãi là thiên anh hùng ca bất diệt trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong đó có công lao đóng góp to lớn của phụ nữ. Trang sử dân tộc mãi mãi còn ghi những chiến công vang dội của các đội nữ dân quân du kích, biệt động nội thành, các đội pháo binh,... giáp mặt với quân thù, linh hoạt mưu trí giáng cho địch những đòn bất ngờ, bắn rơi máy bay, bắn cháy tàu chiến Mỹ, các đội dân công hỏa tuyến, các đội nữ thanh niên xung phong dũng cảm “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước”, đã có hàng chục vạn nữ chiến sĩ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp kháng chiến cứu nước vĩ đại. Lịch sử còn ghi những kỳ tích lẫy lừng của hàng triệu các má, các chị ở tuyến đầu với Đội quân tóc dài nổi tiếng trong thế trận 3 mũi giáp công chống phá ấp chiến lược. Non sông gấm vóc ngàn năm vẫn tô thắm những hình ảnh sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hàng triệu phụ nữ 5 tốt ở Miền Nam, Ba đảm đang ở Miền Bắc, vừa lao động xây dựng đất nước, vừa chi viện sức người sức của cho tiền tuyến, gánh vác việc nước, đảm đang việc nhà để chồng con yên tâm đánh giặc, nhiều bà mẹ đã hiến tặng cả đàn con thân yêu cho độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả sự hy sinh gian khổ đó đã hun đúc nên những người phụ nữ Việt Nam kiên cường xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu trao tặng Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang. Từ sau khi đất được hoàn toàn độc lập, Bắc nam thống nhất, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, phụ nữ Việt Nam đã tham gia nhiều phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt phong trào thi đua Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống “Anh hùng Bất khuất Trung hậu Đảm đang”. Do đặc điểm tâm lý về giới tính, về tính chất lao động và vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội mà trong tâm lý của người phụ nữ, bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của người Việt Nam, vẫn có những đặc điểm riêng cần lưu ý trong công tác tuyên truyền. Những đặc điểm ấy được biểu hiện trong hoạt động nhận thức, tình cảm và trong nhân cách của người phụ nữ Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý riêng của người phụ nữ Việt Nam để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, em đã chọn đề tài “Những biến đổi tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận môn học Tâm lý học trong hoạt động tư tưởng.

Trang 1

Nhìn lại chặng đường bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta, phụ nữ Việt nam luôn giữ một vai trò quan trọng trong lịch sửdân tộc Từ chiến thắng quân Đông Hán của Hai Bà Trưng đã mở đầu 2000năm lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tiếp theo là bà Triệu ThịTrinh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Đô Đốc Bùi Thị Xuân Dưới chế độ phongkiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột chịu nhiều bất côngnên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng

Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập trong Cương lĩnh

đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền" Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là

lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóngcho phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóngphụ nữ Những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt 30 năm đấutranh gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mãi mãi làthiên anh hùng ca bất diệt trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước củadân tộc Trong đó có công lao đóng góp to lớn của phụ nữ Trang sử dân tộcmãi mãi còn ghi những chiến công vang dội của các đội nữ dân quân du kích,biệt động nội thành, các đội pháo binh, giáp mặt với quân thù, linh hoạtmưu trí giáng cho địch những đòn bất ngờ, bắn rơi máy bay, bắn cháy tàuchiến Mỹ, các đội dân công hỏa tuyến, các đội nữ thanh niên xung phong

dũng cảm “xẻ dọc trường sơn đi cứu nước”, đã có hàng chục vạn nữ chiến sĩ

Trang 2

đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp kháng chiến cứu nước vĩ đại.Lịch sử còn ghi những kỳ tích lẫy lừng của hàng triệu các má, các chị ở tuyến

đầu với "Đội quân tóc dài" nổi tiếng trong thế trận 3 mũi giáp công chống phá

ấp chiến lược Non sông gấm vóc ngàn năm vẫn tô thắm những hình ảnh sáng

ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hàng triệu phụ nữ "5 tốt" ở Miền Nam,

"Ba đảm đang" ở Miền Bắc, vừa lao động xây dựng đất nước, vừa chi viện sức

người sức của cho tiền tuyến, gánh vác việc nước, đảm đang việc nhà đểchồng con yên tâm đánh giặc, nhiều bà mẹ đã hiến tặng cả đàn con thân yêucho độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả sự hy sinh gian khổ đó đã hun đúc nênnhững người phụ nữ Việt Nam kiên cường xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ

kính yêu trao tặng "Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang" Từ sau khi đất

được hoàn toàn độc lập, Bắc nam thống nhất, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

mới, phụ nữ Việt Nam đã tham gia nhiều phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"

Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu tolớn Kinh tế tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện Văn hóa

xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”

Do đặc điểm tâm lý về giới tính, về tính chất lao động và vai trò củaphụ nữ trong gia đình, xã hội mà trong tâm lý của người phụ nữ, bên cạnhnhững đặc điểm tâm lý chung của người Việt Nam, vẫn có những đặc điểmriêng cần lưu ý trong công tác tuyên truyền Những đặc điểm ấy được biểuhiện trong hoạt động nhận thức, tình cảm và trong nhân cách của người phụ

nữ Việt Nam

Nhận thức tầm quan trọng của việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý riêngcủa người phụ nữ Việt Nam để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, em đã

Trang 3

chọn đề tài “Những biến đổi tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay”

làm đề tài tiểu luận môn học Tâm lý học trong hoạt động tư tưởng

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là làm rõ đặc điểm tâm lý chung của người phụ

nữ Việt Nam và những biến đổi tâm lý của người phụ nữ Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay nhằm phục vụ tốt công tác tuyên truyền

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Đọc và tìm hiểu các tác phẩm về đặc điểm tâm lý, tình cảm phụ nữViệt Nam và những biến đổi tâm lý của họ trong giai đoạn hiện nay

- Tổng hợp các nội dung chính của các tác phẩm

4 Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo tiểu luận cócấu trúc như sau: Phần mở đầu; Phần nội dung: Căn cứ vào nhiệm vụ nghiêncứu, tiểu luận gồm 2 chương:

Chương 1: Những đặc điểm tâm lý cơ bản của phụ nữ Việt Nam

Chương 2: Những biến đổi tâm lý của phụ nữ Việt nam trong giai đoạnhiện nay

Kết luận

Trang 4

Ngày nay, phụ nữ Việt Nam một mặt tiếp tục kế thừa và phát huytruyền thống đạo đức quý báu, những giá trị văn hóa, tinh thần vô giá mà cácthế hệ trước đã để lại; mặt khác không ngừng hình thành, phát triển nhữngphẩm chất tiên tiến phù hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nướctrong bối cảnh hội nhập quốc tế, từng bước góp phần tạo dựng hình ảnh ngườiphụ nữ Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường vànhững ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, việc gìn giữ, phát huy những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ ViệtNam trong giai đoạn hiện nay còn một số tồn tại như:

Trình độ nhận thức của phụ nữ Việt Nam mang nặng dấu ấn của xã hội,lịch sử Trình độ nhận thức của phụ nữ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như:trình độ phát triển văn hóa - xã hội; quan niệm của xã hội về vị trí, vai trò củaphụ nữ trong gia đình, xã hội; Và chính nhận thức của phụ nữ về nghĩa vụ, vịtrí của mình đối với gia đình và xã hội

Một số giá trị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam cóphần bị mai một Quan niệm về các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bịphai mờ trong nhận thức và lối sống của một bộ phận phụ nữ

Một bộ phận phụ nữ còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụđộng, tự ty, an phận, chấp nhận những đối xử bất bình đẳng, chưa biết tự bảo

vệ quyền lợi của mình dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sứckhoẻ, tâm lý, thậm chí thiệt hại tính mạng

Trang 5

Nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin; chưachú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữgìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn,các vấn đề xã hội nảy sinh chậm được giải quyết, sự bùng nổ thông tin vớinhiều loại thông tin ngoài luồng khó kiểm soát, sự du nhập văn hóa nướcngoài với lối sống đề cao sự hưởng thụ đang tác động vào các tầng lớp nhândân, trong đó có phụ nữ

Thực tiễn khách quan trên cho thấy, trong quá trình đổi mới kinh tế - xãhội theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những chuẩn mựcphẩm chất đạo đức, tâm lý phụ nữ Việt Nam nói riêng và các giá trị chuẩnmực của người Việt Nam nói chung đang biến đổi theo một số xu hướng đángchú ý sau đây: Một là: xu hướng chuyển trọng tâm các giá trị phẩm chất đạođức nặng về tinh thần sang kinh tế Hai là: xu hướng chuyển phạm vi quyềnlợi từ xã hội và tập thể sang cá nhân và cộng đồng địa phương Ba là: xuhướng chuyển mục tiêu từ lâu dài sang ngắn hạn Bốn là: xu hướng chuyển từthụ động chờ đợi sự hỗ trợ nhà nước sang tích cực và chủ động của cá nhântrong việc đánh giá và thực hiện hành vi, hoạt động đáp ứng nhu cầu của cuộcsống Năm là: xu hướng chuyển từ hình thức đánh giá cào bằng, bình quânchủ nghĩa sang hình thức đánh giá có phân biệt năng suất, chất lượng và hiệuquả lao động Các xu hướng biến đổi các giá trị tâm lý và phẩm chất đạo đức

ấy đòi hỏi cần có sự định hướng tiêu chí người phụ nữ Việt Nam phù hợp vớiyêu cầu phát triển của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước hiện nay

Đánh giá về những khó khăn, thách thức, tâm lý đối với phụ nữ tronggiai đoạn hiện nay, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính

trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã chỉ rõ: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia

Trang 6

đình Việt Nam có nhiều thay đổi Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”.

Bàn về nhận thức của phụ nữ Việt Nam, các nhà nghiên cứu có chungnhận xét: trình độ nhận thức của phụ nữ nói chung còn thấp hơn nam giới.Trình độ nhận thức của phụ nữ Việt Nam mang nặng dấu ấn của xã hội, lịch

sử Trình độ nhận thức của phụ nữ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như:trình độ phát triển văn hóa - xã hội; quan niệm của xã hội về vị trí, vai trò củaphụ nữ trong gia đình, xã hội; Và chính nhận thức của phụ nữ về nghĩa vụ, vịtrí của mình đối với gia đình và xã hội

Nhận thức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động và trong cuộcsống của phụ nữ, đó là cơ sở quan trọng cho thái độ và hành vi Nhận thứcthấp, hoặc nhận thức sai sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sai lầm tronghành động Trước đây, dưới chế độ phong kiến, do quan niệm lạc hậu, phụ nữkhông được học hành đầy đủ lại bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến, bởi quanniệm khắc nghiệt của xã hội Phụ nữ không được học hành, không có cơ hộitham gia hoạt động xã hội, cũng như không có quyền quyết định những vấn

đề có liên quan đến sinh mệnh của mình Vì thế, nhận thức của phụ nữ vốn đãhạn hẹp thì nay càng trở nên hạn hẹp hơn Kể từ sau Cách mạng Tháng Támnăm 1945, với những chính sách và quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước

về giải phóng phụ nữ, thân phận người phụ nữ đã thực sự được giải phóng Vịtrí, vai trò của họ đã được nâng lên đáng kể Số phụ nữ tham gia các hoạtđộng xã hội, các lĩnh vực quản lý xã hội ngày càng tăng Cơ hội để phụ nữnâng cao hiểu biết và khẳng định vai trò của mình đối với xã hội ngày càngrộng mở

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: nhìn chung trình độ nhận thức của phụ nữ Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong chế độ mới, song vẫn còn thấp hơn so với nam giới, kể cả khu vực thành thị và nông thôn, những số

liệu cho thấy số phụ nữ chưa bao giờ đến trường là 16,6%, nhiều hơn 2 lần

Trang 7

nam giới (7,5%) Do gánh nặng gia đình phụ nữ thường ít có điều kiện tiếptục học lên Vì vậy, tỷ lệ phụ nữ có trình độ đại học cao đẳng trở lên là 1,1%,chỉ bằng một nửa nam giới (2.1%).

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nhận thức của phụ nữ thấp hơn nam giới

là do thiếu thời gian Những nghiên cứu gần đây cho thấy, mặc dù vai trò củangười phụ nữ đã ngày càng quan trọng hơn trong gia đình và xã hội nhưngnhững công việc nội trợ, chăm sóc chồng, con, chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm

Vì thế, thời gian để phụ nữ học tập phấn đấu vươn lên hạn chế hơn so vớinam giới

Bên cạnh đó, do điều kiện tiếp xúc giao lưu hạn hẹp hơn nam giới, vì đa

số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn còn tâm lý tự ti, thiếu tự tin trong giaotiếp Đạo đức phong kiến hàng ngàn năm đã đề cao người đàn ông, coi thườngphụ nữ Họ cho rằng, phụ nữ chỉ là người tề gia nội trợ, mà không được thamgia các hoạt động xã hội Tư tưởng đó còn ảnh hưởng đến quan niệm củakhông ít ông chồng, và ngay trong nhận thức của phụ nữ, đó là những nguyênnhân khiến cho phạm vi nhận thức của phụ nữ hẹp hơn nam giới

Một lý do nữa khiến nhận thức của phụ nữ còn hạn chế hơn nam giới là

do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến vẫn còn khá nặng nề trong các gia đình vàngoài xã hội như: vợ phải kém chồng mới có hạnh phúc bền lâu… vì thếnhiều phụ nữ thường nhường nhịn, tạo điều kiện cho chồng, con phấn đấu,còn họ lại quay về với công việc nội trợ phục vụ chồng con Đây là sự hy sinh

tự nguyện, hoặc do ảnh hưởng của gia đình, dòng họ hay xã hội đã ảnh hưởngđến quyết định của phụ nữ

1.2 Đặc điểm về tình cảm của phụ nữ

Người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa; dù trong lúc khó khăn, nguyhiểm hay lúc hiển vinh họ đều không quên tình, quên nghĩa Người Việt Namrất trọng tình cảm như: tình cha con, mẹ con, tình vợ chồng, tình anh em, tìnhhàng xóm, tình đồng hương Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam chúng ta tìmthấy rất nhiều chữ tình Vì thế, các nhà khoa học cho rằng người Việt Nam

Trang 8

duy tình Đặc biệt là người phụ nữ, với chức phận làm mẹ thì tình cảm lạicàng trở nên đậm đà hơn, sâu sắc hơn Những tình cảm đó thể hiện:

- Tình cảm gia đình, đặc biệt là lòng yêu thương chồng con của ngườiphụ nữ Việt Nam thể hiện rất rõ nét

- Tình cảm quê hương ở phụ nữ Việt Nam rất sâu đậm và gắn liền vớitình yêu Tổ quốc Biết bao nhiêu người mẹ, người chị đã dâng hiến chồng,con và tuổi thanh xuân của chính mình cho các cuộc chiến tranh giải phóngdân tộc Mảnh đất Việt Nam thấm đẫm mồ hôi, cả máu và nước mắt củanhững người đi trước Vì thế, mỗi tấc đất của Tổ quốc đều có máu thịt củangười Việt Nam nói chung và người phụ nữ nói riêng

1.3 Đặc điểm về hành vi của phụ nữ

Với tư cách là nhân cách, con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm củahoạt động trong quá trình biến đổi và phát triển của xã hội loài người Từ khibắt đầu công cuộc đổi mới (1986), những chuyển biến của xã hội, đặc biệt vềkinh tế đã tác động mạnh mẽ, làm biến đổi tâm lý người Việt Nam nói chung

và nhân cách người phụ nữ nói riêng

Nhân cách phụ nữ Việt Nam hình thành và phát triển theo con đường từngoài vào trong nội tâm, từ các quan hệ về thế giới đồ vật do các thế hệ trước

đã tạo ra, với các quan hệ xã hội mà họ gắn bó Nhân cách phụ nữ là tổ hợpnhững thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của phụ nữ.Nhân cách phụ nữ được hình thành và phát triển trong hoạt động dưới ảnhhưởng của nhiều yếu tố, song điều kiện kinh tế xã hội có vai trò rất quan trọng.Nhân cách người phụ nữ Việt Nam có một số phẩm chất đáng chú ý sau:

Cần cù trong lao động, tiết kiệm trong sinh hoạt: Trong lịch sử Việt

Nam, phụ nữ là những người tham gia đông đảo, tích cực vào tất cả những

hoạt động sản xuất Những ca dao như “Thân em vất vả trăm bề ” hoặc “em

ôm bó mạ xuống đồng”, “Lúa tốt vì bởi có phân, vì tay em lấm, vì chân em mòn”,… đã phản ánh sự thực lịch sử về vai trò của người phụ nữ Việt Nam

trong lao động Với tinh thần cần cù sáng tạo người phụ nữ lao động đã chăm

Trang 9

lo đến công việc chung một cách tự giác Lập được những thành tích lao động

ấy hiển nhiên người phụ nữ phải có một đầu óc lo liệu Chỉ một việc đi cấy

thôi, người phụ nữ cũng phải : “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm” Trong quá trình làm nông nghiệp đời này

qua đời khác, ý thức lao động dần dần đi vào tình cảm trở thành bản chất tốtđẹp của người phụ nữ Lao động kiên trì, nhẫn nại trở thành lẽ sống của phụ

nữ vì chồng con, vì gia đình, vì đất nước Những cố gắng của phụ nữ đượcđền bù Ngày nay, mặc dù xã hội có nhiều biến đổi, song Phụ nữ Việt Namphần lớn là nông dân (80%), còn lại, dù là thành phần xã hội khác, nhưng chủyếu họ cũng xuất thân từ nông dân, nên tính cần cù, tiết kiệm chắt chiu, chịuthương chịu khó vẫn là đặc điểm nổi bật Sở dĩ người phụ nữ có được phẩmchất quý giá này là do người Việt phải sống trong những điều kiện tự nhiênrất khắc nghiệt, kẻ thù luôn tìm cớ thôn tính đất nước ta Đó luôn là nhữngmối đe dọa thường xuyên Trong những điều kiện như vậy, với kỹ thuật canhtác còn hạn chế, công cụ lao động lại rất thô sơ, cộng với sự gia tăng dân sốnhanh, muốn tồn tại và phát triển mọi người Việt Nam đều phải cần cù, tiết

kiệm, phải “tích cốc, phòng cơ” Đặc biệt, người phụ nữ với chức năng thiên

bẩm là làm vợ, làm mẹ, luôn gắn với việc nhà, việc đồng áng và công việc nộitrợ thì phẩm chất này càng thể hiện rõ nét Chính từ sự tham gia 1ao động sảnxuất đã hình thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ

Khiêm tốn và giản dị, lòng vị tha và tinh thần hy sinh vì chồng con:

Người phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống khiêm tốn, giản dị, luôn hy sinh

vì chồng vì con Việt Nam hiện nay đã đổi mới về nhiều mặt, những thành tựucủa đổi mới là to lớn và rất quan trọng trên tất cả các bình diện kinh tế, chínhtrị, văn hóa xã hội Nhưng nhìn chung thu nhập bình quân đầu người vẫn cònrất thấp, đa số người dân vẫn còn nghèo Trong điều kiện kinh tế còn eo hẹpkéo dài như vậy đã rèn luyện cho người phụ nữ Việt Nam lối sống khiêm tốn,giản dị, cộng với lòng nhân ái vốn là truyền thống lâu đời của nhân dân ta, đã

Trang 10

tạo nên ở người phụ nữ Việt Nam tấm lòng vị tha, tinh thần hy sinh vì ngườikhác, trước hết là vì chồng vì con.

Kiên trì, chịu đựng: Vì phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt,

thiên tai, địch hoạ liên miên, với trách nhiệm chăm sóc chồng con và gánhnặng gia đình, người phụ nữ Việt Nam luôn phải vượt qua mọi khó khăn thửthách Những khó khăn nối tiếp khó khăn đã rèn luyện cho người phụ nữ tinhthần vượt gian khó và lòng kiên trì chịu đựng gian khổ, nguy nan Trong tìnhhình phải luôn luôn đối phó với thiên tai, địch họa, người phụ nữ càng thôngcảm gắn bó với bà con, xóm giềng thành một cộng đồng nương tựa vào nhau,giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn Đức tính vị tha, khiêm nhường

thủy chung như nhất trở thành một truyền thống “thương người như thể thương thân” Đây là phẩm chất rất quý giá của người phụ nữ Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG 2:

NHỮNG BIẾN ĐỔI TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Những biến đổi về nhận thức

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội truyền thống do những điềukiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế, xã hội, phụ nữ Việt Nam dù muốn haykhông cũng đã là những người có vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hộicũng như kinh tế gia đình Những đóng góp quan trọng của họ đối với giađình và xã hội đã góp phần tạo nên địa vị cao của họ trong gia đình và ngoài

xã hội, thể hiện qua các truyền thuyết, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng…Tuy nhiên, tư tưởng trọng nam, khinh nữ là quan niệm lạc hậu, cổ hủ điểnhình nhất nhìn theo góc độ bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại lớn cho việcphát triển tâm lý của người phụ nữ hiện nay Thuyết Tam tòng, Tứ đức(phong kiến) đã cột chặt người phụ nữ với gia đình, với người chồng, ngườinam giới Người phụ nữ truyền thống phải lấy đức hạnh, gia đình làm trọng.Núp dưới bóng chồng con, lo toan gia đình để chồng con thăng tiến được coi

là mẫu mực trong xử sự của phụ nữ truyền thống Với những quy tắc Nhogiáo phong kiến, người phụ nữ cũng phải xử sự theo địa vị thấp kém và vềtâm lý, họ luôn có mặc cảm thấp kém so với nam giới Việt Nam đã có hàng

ngàn năm tồn tại dưới chế độ phong kiến, tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ, hành vi, cách ứng xử của cả nam giới và nữ giới

Hiện nay, không ít nam giới vẫn suy nghĩ về phụ nữ theo tư tưởng Nhogiáo trước đây, coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là coi thường khả nănglãnh đạo và quản lý của phụ nữ Một bộ phận nam giới có tư tưởng khôngphục tùng phụ nữ, không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ Mặtkhác, một bộ phận phụ nữ còn tâm lý tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khóvươn lên Trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau,kìm chân nhau Nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ ở miền núi, vùng nông thôn hẻo

Trang 12

lánh, mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp còn nhiều Phụ nữ còn bị phân biệtđối xử dưới nhiều hình thức Phụ nữ còn là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hộiđang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dịđoan, bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, thậm chí thiệt hạitính mạng Những khó khăn trên đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lýcủa phụ nữ thế hệ tương lai

Bên cạnh việc gìn giữ giá trị truyền thống văn hóa, người Việt rất coitrọng gia đình Gia đình được coi là rường cột của xã hội Gia đình truyềnthống Việt Nam đề cao nghĩa tình, sự thủy chung chồng vợ, thờ phụng tổ tiên,biết ơn cha mẹ, chữ hiếu, tôn trọng người già, lễ nghĩa, trật tự kỷ cương… Giađình lại gắn chặt với dòng họ, xóm làng, xã hội tạo nên cộng đồng bền chặt từtrong gia đình ra ngoài xã hội Những yếu tố văn hóa truyền thống nêu trêntạo cơ sở nền tảng để phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy những phẩm chất,đạo đức truyền thống trong bối cảnh hiện nay Nhờ có nền tảng truyền thốngvững chắc, nhiều phụ nữ Việt Nam đã vượt qua những cạm bẫy, những cám

dỗ, những khó khăn, vất vả trong công việc xã hội cũng như trong gia đình,

hoàn thành vai trò “kép” của mình một cách xuất sắc Đồng thời, người phụ

nữ hiện đại ngày càng nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình trong gia đình vàtrong xã hội nên đã không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao nhận thức bảnthân đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội

2.2 Những biến đổi về tình cảm

Lòng yêu nước, yêu quê hương, đồng bào, lý tưởng cuộc sống cao đẹpcũng như tình cảm gắn bó với gia đình, dòng họ là động lực, là sức mạnh tựthân giúp người phụ nữ vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để có thểlàm giàu kiến thức của mình, có sức khỏe dẻo dai, có lối sống văn hóa, hoànthành được nhiệm vụ đặt ra, cả sự nghiệp và gia đình Rất nhiều phụ nữ làm

ra tiền, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ Họbiết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóccon cái, chăm sóc chồng và cả gia đình chồng, lại còn phải tranh thủ đi học để

Ngày đăng: 01/09/2016, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Thị Thanh Hòa: Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Hòa
1. TS. Hà Thị Bình Hòa: Giáo trình tâm lý học tuyên truyền, Nxb. Lao động - xã hôi, Hà Nội 2013 Khác
2. Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng: Phụ nữ, giới và phát triển, 1996, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Khác
3. GS. Lê Thi: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, 1998 của, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Khác
6. Tài liệu tuyên truyền giáo dục về phẩm chất đạo đức phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w