ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- THÁI VĂN HÙNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG, XÃ THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ Mă số: 60 34 01 L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
THÁI VĂN HÙNG
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG, XÃ
THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TR̀ÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
THÁI VĂN HÙNG
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP PHƯỜNG, XÃ
THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mă số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TR̀NH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI
XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
PGS TS Trịnh Thị Hoa Mai PGS.TS Lê Danh Tốn
HÀ NỘI – 2015
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii
MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH PHƯỜNG, XÃ Error! Bookmark not defined 1.1 Những vấn đề chung về ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
1.1.1 Khái niệm, nội dung Error! Bookmark not defined 1.1.2 Nội dung thu, chi của ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước Error! Bookmark not defined
1.2 Quản lý Ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm, nội dung Error! Bookmark not defined 1.2.2 Quy trình quản lý Ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi ngân sách phường, xã
Error! Bookmark not defined
1.2.4 Vị trí của chính quyền Nhà nước cấp xã và sự cần thiết phải tăng cường
quản lý ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ TẠI
THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI GIAN QUAError! Bookmark not defined 2.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Vinh Error! Bookmark not defined 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Error! Bookmark not defined 2.1.2 Sự phát triển kinh tế Error! Bookmark not defined
Trang 42.2 Thực trạng quản lý ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh Error!
Bookmark not defined
2.2.1 Quản lý thu ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
2.2.2 Quản lý chi ngân sách phường, xã Error! Bookmark not defined
2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý ngân sách phường, xã hiện nay Error!
Bookmark not defined
2.3.1 Những mặt tích cực trong hoạt động quản lý ngân sách phường, xã
Error! Bookmark not defined
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG, XÃ Ở THÀNH PHỐ VINHError! Bookmark not defined 3.1 Định hướng và nhiệm vụ quản lý ngân sách phường, xã Error!
Bookmark not defined
3.1.1 Định hướng chung Error! Bookmark not defined
3.1.2 Nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới Error! Bookmark not defined
3.2 Một số giải pháp cơ bản Error! Bookmark not defined
3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển, khai thác nguồn thu Error! Bookmark not
defined
3.2.2 Nhóm giải pháp quản lý chi và cân đối ngân sách phường, xã Error!
Bookmark not defined
3.2.3 Nhóm giải pháp khác Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 5i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 DN Doanh nghiệp
3 GPMB Giải phóng mặt bằng
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 HĐND Hội đồng nhân dân
6 HTX Hợp tác xã
7 KT – XH Kinh tế - Xã hội
10 NSNN Ngân sách nhà nước
11 NSX Ngân sách xã
12 QLNN Quản lý nhà nước
13 TNCN Thu nhập cá nhân
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 UBND Ủy ban nhân dân
17 XDCB Xây dựng cơ bản
18 XDHT Xây dựng hạ tầng
Trang 6ii
DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 2.1 Tổng hợp thu, chi ngân sách xã từ năm 2010 đến 2012Error! Bookmark not defined
2 Bảng 2.2 Tổng hợp thu ngân sách phường, xã từ năm 2010 đến 2012Error! Bookmark not defined
3 Bảng 2.3 Một số phường, xã có số thu tiền sử dụng đất lớnError! Bookmark not defined
4 Bảng 2.4 Chi ngân sách xã trên địa bàn TP Vinh từ 2010 đến 2012Error! Bookmark not defined
5 Bảng 2.5 Tổng hợp thu, chi ngân sách 2013 (bổ sung sau khi bảo vệ)
Trang 73
MỞ ĐẦU
1 Tình cấp thiết của đề tài
Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp
xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình
Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã - Điều lệ ngân sách xã lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã - ngân sách xã được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh
Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa X thông qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996 Tóm lại, từ khi có Điều lệ ngân sách
xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương Luật Ngân sách nhà nước năm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách
của nhà nước và đặc biệt là ngân sách phường, xã (gọi chung là ngân sách xã
- NSX) Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, mức sống của
người dân ngày càng cao, do đó số thu - chi của ngân sách phường, xã cũng
Trang 84
không ngừng phát triển Điều này đòi hỏi công tác quản lý ngân sách phường,
xã phải có sự vận động đi lên
Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp
Là học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhận thấy sự cần thiết và tính cấp thiết của việc tăng cường quản lý ngân sách xã trong điều
kiện hiện nay, với lí do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã thành phố Vinh, Nghệ An” cho luận văn này
2 Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm tới công tác quản lý ngân sách xã nhất là từ khi Luật Ngân sách ra đời, nhiều văn bản đã được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách ở cấp độ địa phương như:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2001
Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002
Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của tác giả Hà Việt Hoàng, “Thực
trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên” Luận văn đã nghiên cứu một số kết quả đã đạt
được và những tồn tại trong công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh
Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của tác giả Lê Trung Kiên, “Đánh giá
công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú
Trang 95
Thọ” Luận văn đã phân tích những bất cập còn tồn tại trong việc thực hiện
quản lý ngân sách xã của huyện Đoan Hùng từ việc xây dựng dự toán đến quản lý thu, chi và quyết toán ngân sách xã … chưa đáp ứng được công tác quản lý ngân sách xã từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn
Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2012 của tác giả Vũ Minh Thông về "Quản
lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách xã
và quản lý ngân sách xã Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế Đề xuất một số giải pháp để đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã
Đây không phải là một đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý Ngân sách xã cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với thực tiến hiện nay Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức cho nên chuyên đề không thể đi sâu vào từng khía cạnh mà chỉ nêu tổng quan thực trạng hoạt động quản lý ngân sách xã trên địa bàn
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
- Thực trạng công tác quản lý Ngân sách phường, xã tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An như thế nào, còn những mặt nào cần tiếp tục hoàn thiện ?
- Làm thế nào để khai thác tốt nguồn thu ngân sách, quản lý chi tiêu ngân sách xã tiết kiệm, đúng quy định và cân đối ngân sách tiên tiến, khoa học, sát với thực tế ?
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Xem xét thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn TP Vinh trong thời gian gần đây (2010 - 2013)
Trang 106
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý ngân sách xã ở thành phố Vinh trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kết hợp lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh trong thời gian vừa qua; phân tích những mặt đã đạt được, hạn chế bất cập; nguyên nhân, kết quả và tồn tại
- Nghiên cứu tình hình quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian gần đây để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng hoàn thiện hơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh từ năm 2010 đến 2012, hệ thống chính sách quản lý ngân sách đối với các phường, xã trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sau khi có Luật ngân sách nhà nước (NSNN) 2002
là chủ yếu, có tham khảo một số văn bản liên quan đến quản lý ngân sách xã của thời kỳ trước
Phạm vi tiếp cận: Tiếp cận từ vị trí của người học viên, đồng thời cũng là người quản lý của cơ quan Tài chính ở địa phương để nhìn nhận lại hệ thống
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Tài liệu
1 Ban chấp hành Đảng bộ TP Vinh (2005), Nghị quyết nhiệm kỳ 2005-2010
2 Ban chấp hành Đảng bộ TP Vinh (2010), Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2015
3 Bộ Tài chính (2005), Chế độ kế toán NS và tài chính xã theo Quyết định
94/2005/QĐ-BTC
4 Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC
5 Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC
Trang 117
6 Bộ Tài chính (2005) Thông tư 146/2011/TT-BTC
7 Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 21/2005/TT-BTC
8 Chi cục thống kê TP Vinh (2011), Niên giám thống kê thành phố Vinh
9 Chi cục thuế TP Vinh (2010 -2012), Báo cáo tổng kết hàng năm
10 Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
11 Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP
12 Phan Huy Đường (2010), QLNN về kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
13 Trần Văn Giao (2009), Giải đáp về Quản lý tài chính công, Nxb Chính QG
14 Hội đồng Chính phủ (1972), Điều lệ ngân sách xã
15 Phạm Văn Khoan (1999), Quản lý Tài chính nhà nước, Nxb Tài chính
16 Phòng Tài chính-KH TPVinh (2009, 2010, 2011, 2012), Tổng hợp quyết toán
NS phường, xã
17 Quốc hội (1996), Luật ngân sách Nhà nước
18 Quốc hội (2002), Luật ngân sách Nhà nước
19 Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế
20 UBND thành phố Vinh, báo cáo KT-XH thành phố tại các kỳ họp HĐND hàng
năm
21 UBND thành phố Vinh, Báo cáo thực hiện NSNN từ năm 2010- 2012
22 Nguyễn Việt Cường (2011), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Tài chính Kế toán
Hà Nội
23 Phạm Đức Hồng (2002), Luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương , Đại học Tài chính Kế toán HN
24 Hà Việt Hoàng (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, Đại học Tài chính Kế toán HN
25 Lê Trung Kiên (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Đại học Tài chính Kế toán HN
Trang 128
26 Vũ Minh Thông (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế "Quản lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đại học Tài chính Kế toán HN