1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế.DOC

40 698 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 542 KB

Nội dung

Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế

Trang 1

Lêi nãi ®Çu

Ngày nay,trong công cuộc đổi mới của đất nước,chất lượng đang đượccoi là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược ,đồng thời là phương tiện cơ bản đểđảm bảo cho sự phát triển xã hội được đúng hướng,vững chắc và đạt hiệuquả cao,đảm bảo thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũngnhư thị trường xuất khẩu Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùngvới quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt,quyết liệt Sức ép của hàng ngoại nhập,của người tiêu dùng trong và ngoàinước buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coitrọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng

Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bảnquyết định sự thắng bại trong sự cạnh tranh,quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậucủa nền kinh tế đất nước nói chung.Đảm bảo không ngừng nâng cao chấtlượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp là một yêu cầu khách quan gópphần thúc đẩy sản xuất phát triển,đóng góp vào việc nâng cao đời sống củangười lao động trong mỗi doanh nghiệp

Như vậy,vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đang trở thành vấn đềsống còn của mỗi quốc gia và mối doanh nghiệp.Chỉ có nâng cao chất lượngsản phẩm,mới là biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp cũng như giúpdoanh nghiệp đứng vững tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gaygắt hiện nay

Nhà máy Chế tạo biến thế cũng như các Công ty Nhà nước khác khichuyển sang cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh.Ngàynay với cơ chế mới,để tồn tại và phát triển thì buộc Công ty phải đặt chấtlượng sản phẩm lên trên hết.Vì những lý do trên,trong quá trình thực tập tại

Nhà máy Chế tạo biến thế ,em đã chọn đề tài “Quản lý chất lượng sản

phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế”

Báo cáo bao gồm 3 phần :

Phần I: Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máytrong cơ chế thị trường

Phần II: Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Chế tạobiến thế

Trang 2

Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩmở Nhà máy Chế tạo biến thế

NỘIDUNGCƠBẢN VỀ QUẢNLÝCHẤTLƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1.Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chấtlượng sản phẩm

a.Quan niệm về chất lượng sản phẩm :

Theo chuyên gia J.M.Juan(Mỹ) thì chất lượng sản phẩm là thứ chokhông – không mất tiền.Để đạt chất lượng cần phải quan tâm đến 3 vấnđề:Tổ chức –Truyền thông và Điểu phối chức năng.Cả 3 vấn đề này liênquan đến nhân tố con người trong hệ thống.

Theo chuyên gia Kaoru Ishikawa(Nhật) thì chất lượng sản phẩm làsự thoã mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất.Trách nhiệm về chất lượng phụthuộc 80% vào Ban Lãnh Đạo,chất lượng phải dựa trên căn bản là đào tạo,huấn luyện và giáo dục thường xuyên

Qua đây có thể thấy rằng khái niệm chất lượng được xem xét ở nhiềugóc độ khác nhau,vì nó liên quan đến nhiều đối tượng như :Nhà sản xuất,thiết kế,công nghệ,người tiên dùng Hơn nữa do chu kì sống của sản phẩmtrải qua nhiều giai đoạn khác nhau mà mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu vềchất lượng khác nhau Cho nên cách nhìn nhận của nhà sản xuất lại cho

rằng: Chất lượng sản phẩm có nghĩa là phải đáp ứng được những chỉ tiêu kỹ

thuật đề ra cho sản phẩm.Còn các nhà bán lẻ lại quan niệm rằng chất lượngsản phẩm nằm trong con mắt và túi tiền người mua,như vậy sản phẩm nàobán được nhiều thì sản phẩm đó có chất lượng

ỞViệt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 5814-1994,tiêu chuẩn mới nhất

quy định các thuật ngữ trong quản trị chất lượng cho rằng : Chất lượng là

tập hợp các đặc tính của một thực thể ,tạo cho thực thể đó có khả năng thỏamãn các yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn

b.Quan niệm về quản lý chất lượng :

PhÇn I

Trang 3

Những năm đầu thế kỷ 20 chưa có khái niệm quản lý chất lượng màchỉ có khái niệm kiểm tra chất lượng.Toàn bộ hoạt động quản lý chất lượngđược bó hẹp trong lĩnh vực kiểm tra,kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất của các phân xưởng.Sự phát triển của thị trường cùng với sự sản xuấtngày càng nhiều hàng hoá thì tính chất cạnh tranh của các doanh nghiệp tănglên rất nhanh.Các doanh nghiệp phải quan tâm tới chất lượng nhiều hơn vàbắt đầu xuất hiện khái niệm quản lý chất lượng.Phạm vi,nội dung và chứcnăngquản lý chất lượng có được mở rộng hơn nhưng vẫn tập trung chủ yếuvào giai đoạn sản xuất sản phẩm.Vào thập kỷ 70,sự cạnh tranh tăng lên độtngột đã buộc các doanh nghiệp phải nhận thức lại và thay đổi quan niệmquản lý chất lượng.Để thoả mãn khách hàng các doanh nghiệp không chỉdừng lại khâu sản xuất mà phải quan tâm đến chất lượng ngay cả khi nghiêncứu thiết kế sản phẩm cũng như sau khi sản phẩm đã bán ra ngoài thị trường.Quản lý chất lượng đã mở rộng tới mọi lĩnh vực từ khâu thiết kế, sản xuấtđến khâu tiêu thụ Ngày nay quan niệm về chất lượng quản lý đang đượcchấp nhận khá rộng rãi trên thế giới do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra

như sau : Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức

năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng,mục đích,tráchnhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch,điềukhiển chất lượng,đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuônkhổ một hệ thống chất lượng.

2.Các loại chất lượng sản phẩm

Theo tiêu chuẩn ISO người ta phân ra các loại chất lượng sản phẩm sau:

- Chất lượng thiết kế : Là loại chất lượng mà những thuộc tính

chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường đểxác định ra chất lượng của sản phẩm sẽ được sản xuất.Chất lượng thiết kếđược hình thành ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và có ảnh hưởng xuyên suốtquá trình sản xuất và tiêu dùng

- Chất lượng phê chuẩn : Là chất lượng mà các thuộc tính và các

chỉ tiêu được thừa nhận,được phê chuẩn trong quản lý chất lượng.Chấtlượng phê chuẩn là nội dung phê chuẩn của một loại hàng hoá,có ý nghĩapháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm túc trong quá trình quản trị chấtlượng.

Ởnước ta hiện nay chất lượng phê chuẩn bao gồm 2 cấp độ :

+ Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN) :Là tiêu chuẩn Nhà nước,được xây

dựng trên cơ sở nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tếxã hội Việt Nam

+ Tiêu chuẩn ngành (TCN) :Do các Bộ,Tổng cục xét duyệt và ban

hành,có hiệu lực với tất cả các đơn vị trong ngành đó

Trang 4

- Chất lượng thực tế :Là mức độ thực tế đáp ứng như cầu của người

tiêu dùng.Chất lượng này thể hiện sau quá trình sản xuất,tức là trong quátrình sử dụng

- Chất lượng cho phép :Là mức độ giới hạn cho phép về độ lệch

giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm

- Chất lượng tối ưu :Biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu

thị

trường trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.

3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm là đặc tính định lượng của tính chấtcấu thành nên chất lượng sản phẩm Để đánh giá chất lượng sản phẩm ngườita dùng các chỉ tiêu sau :

- Chỉ tiêu nội dung: Đặc trưng cho tính chất xác định các chứcnăng

chủ yếu của sản phẩm và quy định lĩnh vực sử dụng

- Chỉ tiêu độ tin cậy : Đặc trưng cho tính chất của sản phẩm liêntụcgiữ được khả năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định - - Chỉ tiêu thẩm mỹ : Đặc trưng cho sự truyền cảm, hấp dẫn củahình thức ,sự hài hoà của kết cấu sản phẩm

- Chỉ tiêu công nghệ : Đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiếtkiệm lớn nhất các chi phí

- Chỉ tiêu sinh thái : Đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm khi tác động đến môi trường.

- Chỉ tiêu an toàn : Đặc trưng cho tính đảm bảo khi sản xuất và sửdụng.

Chúng ta còn rất nhiều các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng sảnphẩm tuỳ theo từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp nên tập trung vào giảiquyết các chỉ tiêu nào, nhưng nhìn chung một sản phẩm có chất lượng caokhi nó đảm bảo thoả mãn một hệ thống các chỉ tiêu ràng buộc và các chỉ tiêunghiên cứu từ thị trường.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng không tồn tại độc lập tách rời mà nócó mối quan hệ chặt chẽ với nhau Vai trò ý nghĩa của từng loại chỉ tiêu rấtkhác nhau đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau Mỗi loại sản phẩm sẽ cónhững chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn các chỉ tiêu khác Mỗidoanh nghiệp lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm chosản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm cùngloại trên thị trường Hiện nay một sản phẩm được coi là có chất lượng caothì ngoài các chỉ tiêu an toàn với người sử dụng và xã hội, còn không có tácđộng xấu đối với môi trường sống, đó là một yêu cầu bắt buộc đỗi với doanhnghiệp.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Trang 5

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất,theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, chất lượng sản phẩm bất kỳ được hìnhthành qua 10 quá trình đơn như sau:

 Thiết kế, nghiên cứu triển khai. Cung ứng vật tư kỹ thuật. Triển khai quá trình sản xuất. Sản xuất.

 Thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bao gói bảo quản.

 Bán và cung ứng. Lắp ráp vận hành.

 Dịch vụ kỹ thuật bảo hành. Thanh lý sau sử dụng.

a.Nhóm nhân tố bên ngoài:

* Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:

Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào khônggắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Bắt buộc cách mạngkhoa học lần thứ nhất, chủng loại, chất lượng sản phẩm không ngừng thayđổi với tốc độ hết sức nhanh Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động nhưlực đẩy tạo khả năng tolớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên.Nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ mà có thể tạo ra và thay thế cácnguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn, hình thành phương pháp quản lý tiên tiếngóp phần giảm chi phí nâng cao chất lượng sản

* Cơ chế quản lý chính sách:

Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn luôn cómối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị xãhội và cơ chế chính sách quản lý kinh tế của mỗi nước Khả năng cải tiếnnâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vàocơ chế quản lý của mỗi nước Cơ chế quản lý là môi trường vừa là điều kiệncần thiết tác động đến phương hướng, tỗc độ cải tiến và nâng cao chấtlượngsản phẩm của doanh nghiệp Thông qua cơ chê và chính sách quản lý vĩ môcủa Nhà nước tạo điều kiện kích thích:

-Tính độc lập, tự chủ sáng tạo, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, khôngngừng phát huy ý kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng của doanh nghiệp.

Hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếpthu ứng dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại.

Sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng bảovệ lợi ích của doanhnghiệpvà lợi ích người tiêu dùng.

*Nhân tố kinh tế xã hội:

Các nhân tố kinh tế xã hội như sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân sốkéo theo sự gia tăng về nhu cầu Nhu cầu tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trang 6

Các yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm Khi mà các nhân tố kinh tế xãhội biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, một sảnphẩm đạt chất lượng ở thời kỳ này nhưng nó không chắc có chất lượng trongthời kỳ sau.

b Nhóm nhân tố bên trong:

* Lực lượng lao động của doanh nghiệp:

Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm Dùtrình độ công nghệ có hiện đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coilàcăn bản nhất tác độngđến chấtlượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm vàcác hoạt động dịch vụ Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, tính kỷluật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắmbắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có tác độngtrựctiếp đến chất lượng sản phẩm Quan tâm đầu tư phát triển và khôngngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chấtlượng của

doanh nghiệp Đó cũng là con đường quan trọng nhất nâng cao khả năngcạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia.

*Trình độ tổ chức quản lý và sản xuất:

Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chấtlượng nói riêng làmột trong những nhân tố cơ bạn góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoànthiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Các chuyên gia quản lý chấtlượng sản phẩm đồng tình cho rằng, trong thực tế 80% những vấn đề chất lượng là do quản lý gây ra Vì vây, khi nói đến chất lượng quản lý ngày nay,người ta cho rằng trước hết là chất lượng trong quản lý Chất lượng sảnphẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản lý, nhận thức, hiểu biết vềchất lượng và trình độ quản lý của cán bộ quản lý, khả năng xác định chínhxác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chươngtrình, kế hoạch chất lượng.

* Khả năng về tài chính:

Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định rất nhiều tới chấtlượng sản phẩm, bởi vì muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanhnghiệp phải đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị, đào tạo nhân công Các chỉtiêu đó thật là tốn kém nếu như doanh nghiệp không có nhiều tiền thì sẽkhông làm được điều đó Vì vậy chất lượng sản phẩm bị chi phối rất nhiềubởi khả năng tài chính của doanh nghiệp.

*Công nghệ máy móc thiềt bị:

Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một yếu tố cơ bản tácđộng đến chất lượng của sản phẩm Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗidoanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ,tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy mócthiết bị Đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và sản

Trang 7

xuất hàng loạt Trình độ của doanh nghiệp không thể tách rời trình độ côngnghệ trên thế giới Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranhtrên thị trường, đặc biệt là trên thị trường thế giới, mỗi doanh nghiệp cần cóchính sách công nghệ phù hợp khai thác huy động tối đa nguốn công nghệnhằm tạo sản phẩm có chất lượng.

* Vật tư nguyên vật liệu:

Nguyên liệu là yếu tố tham gia trựctiếp cấu thành nên sản phẩm.Những đặc tính của nguyên liệu được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất lượngnguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.Không thể có sản phẩm chất lượng cao từ nguyên liệu tồi Chủng loại, cơcấu, tính đồng bộ và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chấtlượng sản phẩm Ngoài râ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp còn phụthuộc rất lớn vào việc thiết lập mối quan hệ cung ứng thích hợp trên cơ sởtạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng nhau giữa người sảnxuất và người cung ứng, đảm bảo khả năng cung ứng đầy đủ, kịp thời, chínhxác, đúng nơi cần thiết.

II CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG NHÀMÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ

Việc kiểm tra này được thực hiện theo quy trình sau:

*Trước sản xuất:

Kiểm tra thiết kế: Khi kỹ sư thiết kế xong thì người kiểm tra phảikiểm tra các thông số kĩ thuật theo tiêu chuẩn IEC và TCVN như đã trìnhbày ở phần trên ,sau đó mới tiến hành vẽ Sau khi vẽ xong bản vẽ kỹthuật ,kỹ sư thiết kế phải kiểm tra lại một lần nữa xem các thông số có đảmbảo hay không thì mới đưa xuống sản xuất và đưa đến các cơ sở gia côngnếu không đạt thì phải làm lại

- Tổ trưởng kiểm :Tổ trưởng hoặc thợ cả của tổ sản xuất có trách nhiệm kiểm tralại sản phẩm của tổ viên ,nếu sai hỏng thì yêu cầu làm lạitrước khi giao cho tổ khác.

- Cán bộ KCS kiểm :Người cán bộ KCS phụ trách khâu nào phải kiểm tra chất lượng sản phấm do khâu đó làm ra ,nếu sản phẩm đạt chấtlượng thì đóng dấu KCS vào sản phẩm đó rồi chuyển tiếp sang các khâu tiếptheo hoặc nhập kho

Đối với một số chi tiết phụ đặt gia công bên ngoài thì công tác kiểm

Trang 8

tra chất lượng được tiến hành như kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào và docán bộ vật tư của Phòng sản xuất kinh doanh đảm nhiệm Cac đơn vị giacông phải kiểm tra 100% sản phẩm của mình làm ra ,còn về phía Nhà máykhi tiếp nhận sản phẩm sẽ kiểm tra xác xuất 5-10%nếu phát hiện sai hỏng thìtrả toàn bộ lô hàng ,đề nghị nhà cung ứng kiểm tra lại

*Sau sản xuất :

Khi đưa máy vào vận hành ,trước khi đóng điện ,tất cả các máy phảiqua kiểm tra thử nghiệm của Điên lực Việt Nam Mọi thông số thử nghiệmphải phù hợp với thông số cần lắp đặt ,nếu phát hiện thấy bất cứ hư hỏnghoặc sự khác thường nào cần thông báo kịp thời khắc phục Cụ thể là :

Kiểm tra trước khi đóng điện :Kiểm tra mức dầu ,cách điện ,vị trí điềuchỉnh …

Kiểm tra sau khi đóng điện :Kiểm tra điện áp ra không tải so với điệnáp yêu cầu ,kiểm tra thứ tự pha độ ồn của máy ,nhiệt độ bối dây,năng lựcđiện áp xung…

d.Kết quả kiểm tra:

Do công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy được thựchiện chặt chẽ ý thức tự kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các khâu là cao nênsố sản phẩm sai hỏng được phát hiện và khắc phục kịp thời Và do đó toànbộ các sản phẩm hoàn chỉnh của Nhà máy khi nhập kho và bán tới tay kháchhàng luôn đạt 100%chất lượng không có bất cứ một khiếu nại nào từ phíakhách hàng

Trang 9

Phần II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁYCHẾTẠO BIẾN THẾ

Cùng với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, ngành côngnghiệpluôn là ngành quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.Trong ngành công nghiệp thì công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọnglớn.Năm1997công nghiệp quốc doanh chiếm 48,28% bởi vậy nó có ảnhhưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp nói chung Trongkhu vực công nghiệp quốc doanh có một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đãđược nhận Bằng khen ,Huân chương của Chính phủ ,đó là Nhà máy Chế tạobiến thế - Hà Nội.

Nhà máy Chế tạo biến thế - Hà Nội -Tên giao dịch : HANOITRANSFORMERS MANUFACTURING FACTORY thuộc Tổng Công tyThiết bị kỹ thuật điện - Bộ Công Nghiệp.Được thành lập ngày26/3/1963,tính đến nay Nhà máy đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việcsản xuất các loại máy biến áp điện lực và các sản phẩm điện khác mangnhãn hiệu T.B.Tcó chất lượng và tuổi thọ cao

Trong thời kỳ bao cấp Nhà máy hoạt động với quy mô lớn ,số lượngcán bộ công nhân viên lên đến 800 người vào năm 1982,tham gia lao độngtrên 3 địa điểm :

Địa điểm 1 : Số 8 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội

Trang 10

Địa điểm 2 : Cầu Diễn – Hà Nội

Địa điểm 3 : Km số 9 - Quốc lộ1 - Thanh Trì - Hà Nội

20 năm sau ngày thành lập,Nhà máy đi vào sản xuất trên quy mô nhỏ.

Do xuất phát từ nhu cầu nội tại của Nhà máy trong việc phát triển kinh tế,phát triển ngành điện và ngành công nghiệp đảm bảo quản lý chặt chẽ,làmăn có hiệu quả.Nhà máy Chế tạo bíên thế tách ra làm 3 Nhà máy nhỏ :

Ngày 26/3/1983 tách cơ sở số 1,thành lập Nhà máy Chế tạo thiết bị đo điện(Tên giao dịch EMIC ) với 250 cán bộ công nhân viên Tháng 3/1999Nhàmáy được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO 2001.

Ngày 26/3/1985 tách cơ sở 2 thành Nhà máy Vật liệu cách điện với100 cán bộ công nhân viên.

Nhà máy Chế tạo biến thế bước vào cơ chế thị trường với một cơ sởduy nhất tại Km số 9-Thanh Trì -Hà Nội với 450 cán bộ công nhân viên,Nhàmáy chuyên sản xuất các loại máy biến áp Các thiết bị điện,sản phẩm củaNhà máy hàng năm chiếm khoảng60%nhu cầu cả nước

Đến năm 1993 Nhà máy được thành lập lại theo Quyết định của bộtrưởng Bộ Công Nghiệp nặng Quyết định số 116/QĐ/TCNSĐT ngày 13tháng 3 năm 1993 Đến năm 1994 Nhà máy liên doanh với tập đoànABB.Đến năm 1999 Nhà máy tách ra và được khôi phục lại theo Quyết địnhsố 676/CV-KHĐT ngày 27 tháng 02 năm 1999của Bộ Công Nghiệp nặng.Và hiện nay Nhà máy Chế tạo biến thế có địa chỉ liên hệ là : Số 11 ĐườngK2 Thị Trấn Cầu Diễn –Từ Liêm-Hà Nội

Các sản phẩm chủ yếu của Nhà máy là:

o Máy biến áp điện lực 1 pha và 3 pha,công suất 30 KVA đến10.000KVA.Với các cấp điện áp 6KV,10KV,15KV,20KV-30KV.

o Máy biến áp lò luyện các loại có công suất đến 12.000KVA,với dòng điện 23.000A Máy hàn điện xoay chiều 15KVA,máyhàn điện xoay chiều 6,5KVA.

o Tủ bảng điện hạ thế 200Ađến 1000A.Cầu chì rơi6KV,10KV,15KV,20KV,35KV.Máy biến dòng (Ti)các loại50/5đến 600/5cấp chính xác 0,5.

Với kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất kinh doanh kết hợp vớiviệc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ cùng với độingũ cán bộ kỹ thuật và người lao động có trình độ tay nghề cao đã tạo choMBA và các sản phẩm điện khác mang nhãn hiệu CTBT có chất lượng vàtuổi thọ cao

Trang 11

Với những đóng góp to lớn đó ,nên Nhà máy CTBT đã được Nhànước tặng thưởng :

01 Huân chương độclập hạng 3 01 Huân chương lao động hạng 1 03 Huân chương lao động hạng2&3.

Và nhiều phần thưởng cao quý khác của bộ ,ngành và thành phố Hà Nội

Trong các kì hội chợ Nhà máy đã có 16 Huy chương vàng chocácloại máy biến áp có chất lượng cao

Với quan điểm sẵn sàng hợp tác với mọi thành phần kinh tế,Nhà máyluôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tác khi giao dịch kinhdoanh với Nhà máy.Nhằm duy trì,phát huy những thành tựu và uy tín hiệncó,Nhà máy quyết định áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 để tiếp tục tự hoàn thiện mình,nâng cao chất lượng sản phẩmnhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

II.CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNGĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾNTHẾ

1.Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Nhà máy có cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý thống nhất từ trênxuống dưới có thể sơ đồ hoá sự bố trí tổ chức quản lý và phát triển sản xuấtnhư sau :

tổ chức hành chính

Phòng kế toán tài chính

Phòng sản xuất&kinh doanh

Phòng kĩ thuật Chất lượngTổ

văn phòng

Tổ quấn dây

Tổ hàn thân

Tổ hàn cánh

Tổ sắt kẹp

Tổ lắp ráp

Tổ hoàn chỉnh Tổ

cắt tôn

Trang 12

Trong đó bao gồm:

*Ban Giám đốc có hai người:

-Giám đốc chịu trách nhiệm chung về kĩ thuật, kinh doanh,tổ chứclaođộng

-01 Phó Giám đốc kĩ thuật có nhiệm vụ thiết kế kĩ thuật ,kiểm tra chấtlượng sản phẩm ,quản lý cung ứng vật t ,phụ trách hoạt động sản xuất.

02 Nhân viên nhà ăn

Phòng có nhiệm vụ nắm vững con số lao động trong toàn Nhà máy,tổ chức nhân sự ở các khâu ,làm công tác bảo hỉêm,đào tạo, tuyển chọn nhânlực.Lập kế hoạch tiền lương ,theo dõi định mức từng bước công nghệ Tổnghợp phân tích tình hình lao động trong Nhà máy Quan tâm đến đời sống(vật chất,tinh thần,y tế ),chế độ bảo vệ an toàn cho toàn bộ cán bộ côngnhân viên toàn Nhà máy Ngoài ra còn có nhiệm vụ đôn đốc các phòng banvà phân xưởng thực hiện các chế độ chính sách và các quy định hành chínhcủa Nhà nước và các quy định của cấp trên

*Phòng Kế hoạch tài chính :

Là phòng giúp việc cho Giám đốc quản lý về tài chính của Nhà máy,

gồm có 5 người:

01 trưởng phòng 01 Kế toán tổng hợp 01 Kế toán thanh toán 01 Kế toán lương 01 Thủ quỹ

Phòng có nhiệm vụ cụ thể là lập báo cáo quyết toán tài chính ,lập dựtrù thu chi ngân quỹ ,phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhtrong năm tài chính Tổ chức quản lý ,sử dụng các nguồn vốn ,quản lý tàisản cố định và tài sản lưu động giúp Nhà máy bảo toàn và phát triển nguồnvốn.

Tổ chức thực hiện đầy đủ việc thanh toán, trích nộp ngân sách và các chế độtài chính khác theo quy định của Nhà nước Thường xuyên tổ chức kiểm trakiểm soát các hoạt động tài chính kế toán, đảm bảo sổ sách, chứng từ vàchấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước.

Trang 13

Báo cáo kịp thời, thanh toán công nợ trình Ban Giám đốc để có kế hoạch vềtài chính trước mắt cũng như lâu dài.

03 Kỹ sư điện kiểm tra chất lượng sản phẩm, thường xuyên tổ chứckiểm tra, hướng dẫn các phân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệtrong quá trình sản xuất và dịch vụ Củng cố hoàn thiện hệ thống phân tích,thí nghiệm, để kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịp thời phát hiện những saisót trong quá trình sản xuất và dịch vụ của Nhà máy.

*Phòng sản xuất kinh doanh và vật tư:

Có 6 người do Giám đốc trực tiếp phụ trách, bao gồm: 01 Trưởng phòng.

01 Người làm nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư cho sản xuất hàng quý,hàng năm Cung cấp vật tư kịp thời đảm bảo cho sản xuất tiến hành đúng kếhoạch.

02 Cán bộ khai thác vật tư có nhiệm vụ khai thác những vật tư cầnthiết cho Nhà máy, quản lý, thống kê tình hình sử dụng và thanh quyết toánvật tư.

02 Cán bộ bán hàng có nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu tiêu thụ sảnphẩm sản xuất ra; Thực hiện các hợp đồng với các cơ sở gia công đảm bảotiêu chuẩn kỹ thuật- chất lượng- giả cả hợp lý Đây là phòng trung gian nốiliền khách hàng với Nhà máy, do vậy hoạt động kinh doanh có tác độngkhông nhỏ tới khả năng tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy Ngoài ra, phòng cónhiệm vụ lập kế hoạch điều độ giữa các khâu sản xuất để tiến hành sản xuấtđồng bộ, nhịp nhàng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch bánhàng,gíacả…

*Phân xưởng sản xuất :

Tổ văn phòng có 8 người gồm: 01 Quản đốc phụ trách chung

03 Kĩ sư phụ trách kĩ thuật phân xưởng 02 Cán bộ kinh tế phụ trách nhân lực

02 Nhân viên kho

Trang 14

3.Bộ máy kiểm tra chất lượng ở Nhà máy Chế tạo biến thế

a.Bộ máy kiểm tra:

*01.Cán bộ kiểm tra thiết kế: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và có

kinh nghiệm làm việc trên 15 năm.

Nhiệm vụ :Đánh giá các thong số kỹ thuật của bản vẽthiết kế trướckhi đặt gia công và đưa xuống sản xuất Trong đó cần đặc biệt quan tâm tớiviệc kiểm tra thông số kỹ thuật trong việc làm giảm tổn hao không tải Pk

(W) ( đây là tổn hao khi máy đã có tải tức là đang chạy các động cơ, đènchiếu sáng…,nó phụ thuộc vào mật độ dòng điện, trọng lượng của dây điệntừ và kích thước của máy) Lý do:Nếu người kỹ sư chộn mật độ dòng điệnnhiều thì rất có lợi cho Nhà máy do tiết kiệm vật tư hơn và nếu mật độ dòngđiện cao thì Pk sẽ cao, thông số này ảnh hưởng rất nhiều tới người sử dụngđiện vì họ phải trả nhiều tiện hơn Việc kiểm tra xem người kỹ sư thiết kếchọn mật độ dòng điện cao hay thấp phải căn cứ vào chỉ tiêu quy định củaNhà nước để đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía.

*01 Cán bộ kiểm tra lõi thép Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã

làm việc trên 10 năm.

Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về lõi tôn như:dung sai, kíchcỡ, cổ từ và chỉ chấp nhận lõi tôn không có ba via, không bị va đập, góc cắtphải chéo 450, mối ghép chính xác, khe hở nhỏ mới cho tiếp tục sản xuất ởcác giai đoạn tiếp theo.

*01 cán bộ kiểm tra cơ khí: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã

làm việc trên 10 năm.

Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về cơ khí như các chỉ tiêucủa bản thiết kế mỹ thuật, dung sai cho phép, kích cỡ các chi tiết về vỏ máy,cách tản nhiệt….

*01 Cán bộ kiểm tra bối dây: Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đã

làm việc trên 10 năm.

Có nhịêm vụ kiểm tra toàn bộ các chi tiết về bối dâynhư chất lượngđồng cao -đồng hạ, kích thước dây theo tiêu chuẩn , dung sai và độ cáchđiện của bối dây sau khi quấn Sau khi cuốn cuộn cao thế thì kiểm tra điệntrở của 3 bối dây của 3 pha không được chênh lệch nhau quá 2%

*02 Cán bộ kiểm tra lắp ráp : Là kỹ sư điện có trình độ đại học và đãlàm việc trên 10 năm.

Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ các thông số kỹ thuật trrong bản thiếtkế và các thử nghiệm như thử điện trở cách điện , thử cao áp, thử vượt điệnáp …Tất cả các thông số thử nghiệm vào căn cứ vào TCVN 6306-1997 vàphải đảm bảo bằng hoặc tốt hơn TCVN.

Trang 15

BỘ MÁY KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY CHẾ TẠO BIẾN THẾ HÀ NỘI

Cuối cùng công tác quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở Nhàmáy do Phòng Kỹ thuật chất lượng đảm nhận Nhà máy đánh giá chất lượngsản phẩm thông qua cách thức kiểm tra kết quả từng nguyên công Các cánbộ Phòng kỹ thuật – Chất lượng ngoài việc kiểm tra theo dõi chất lượng sảnphẩm còn phải kiểm tra theo dõi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của quátrình sản xuất Phòng Kỹ thuật chất lượng chịu trách nhiệm quản lý chấtlượng sản phẩm và báo cáo kết quả với Phó giám đốc từ đó báo cáo lại vớiGiám đốc Đây là một hệ thống khá hoàn chỉnh và lôgic nhưng hơi lạc hậuvì khi thực hiện có nhiều điểm không đồng bộ thể hiện ở chỗ các phòng ban,các cấp phối hợp không chặt chẽ, công tác kiểm tra tiến hành không kịp thời,quản lý lao độngcòn lỏng lẻo, cần chú ý tới đội ngũ kỹ thuật trong công táckiểm tra giám sát, phải đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại , đồngthời phải có biện pháp khuyến khích công nhân một cách thích hợp làmtăng tinh thần trách nhiệm của họ để hạn chế tới mức thấp nhất sai sót có thểxảy ra.

b.Chế độ trách nhiệm trong công tác kiểm tra chất lượng sảnphẩm.

Sản phẩm của nhà máy biến áp là loại sản phẩm có giá trị lớn,giá trịtrung bình khoảng40 triệu đồng/máy,nó yêu cầu cao về độ bền và độ antoàn Nếu có thiệt hại xảy ra có thể nói là rất nghiêm trọng không chỉ về tàisản mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới con người do đó công tác kiểm tra chất

07 cán bộ KCS

01 Cán bộ kiểm tra thiết kế

01 cán bộ kiểm tra lõi thép

01 cán bộ kiểm tra cơ khí

01 cán bộ kiểm tra bối dây

02 cán bộ kiểm tra lắp ráp

Trang 16

lượng là công việc bắt buộc và quan trọng hàng đầu của Nhà máy và do đónó gắn liền với một chế độ trách nhiệm cao Hiện nay Nhà máy mới thựchiện một số biện pháp sau:

Đối với sản phẩm sai hỏng có thể sửa chữa thì yêu cầu người tạo rasản phẩm đó có trách nhiệm làm lại bằng cách tăng cường giờ làm công việcvà giờ công đó không được tính, tất nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng côngviệc hiện tại.

Nếu sản hẩm sai hỏng thì phải đền tiền mua vật tư.

- Nếu Tổ trưởng kiểm tra sai sót thì trừ vào tiền trách nhiệm tổtrưởng hoặc lương.

- Nếu cán bộ KCS kiểm tra không đúnghoặc để sai sót sản phẩm thìtrừ vào lương hàng tháng tuỳ theo mức độ sai phạm.

Tuy nhiên, do có được công tác kiểm tra chặt chẽ nên hiện tượng trênrất ít khi sảy ra.

III.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁYCHẾ TẠO BIẾN THẾ

1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và việc thực hiệnchỉ tiêu này ở Nhà máy Chế tạo biến thế

a.Chỉ tiêu kĩ thuật :

* Qui định về chất lượng của máybiến áp điện lực 1 pha và 3 pha công suấttừ 30 KVA đến 10.000 KVA với các cấp điện áp 6 KV, 15 KV, 20 KV30 KV.

 Các chi tiết sơn phải đảm bảo phủ đều, bám chắc.

 Các chi tiết mạ phải đảm bảo lớp mạ bám chắc, không gai, ố. Các chi tiết bằng đồng phải đảm bảo độ bóng > ∆6.

Chất lượng làm việc:

 Vận hành an toàn , không cháy nổ.

 Đảm bảo các thông số kỹ thuật đã quy định.

* Quy định về chất lượng của máy biến áp đặc biệt công suất đến12.000 KVA, dòng điện 23.000A.

Vật liệu bao gồm:

 Dây điện từ Tôn silic làm lõi. Sứ cách điện.

Trang 17

 Tôn 4mm làm vỏ.

Chất lượng bề mặt:

 Các chi tiết sơn phải đảm bảo phủ đều, bám chắc.

 Các chi tiết mạ phải đảm bảo lớp mạ bám chắc, không gai, ố. Các chi tiết bằng đồng phải đảm bảo độ bóng > ∆6.

Các thông số kỹ thuật của Máy biến thế.

loại máyThông số kỹ thuậtKích thước (mm)Khối lượng(kg)Tổn haođiên

DàiRộng caoKhoảngcáchbánh xe

RuộtDầu TổngKhông

tải Ngắnmạch6,3(10)/0,4kv

50190125041055 4901115 520240150545100320205041155 6801180 520365185770180480315041215 8451220 6705202351055250610345041260 7601340 6707052701290320700485041310 9201355 67078033015405601000720041495 10451550 8201110 47022406,3(10)/0,4kv

50190125041280 6501300 520285235715100320205041305 7151370 520400290950180480315041385 8151430 66705904001360250610345041390 8101510 6707454001545320700485041410 8651560 6708454251725560100072004,51545 10701790 8201300 59525301000165011500 5,01810 10902060 10702100 940415035/0,4KV

5022012505,51095 7901375 52029023071010034020505,51455 7201460 52043028597018055031505,51460 7951510 670590345129025066041005,51515 8101580 670750380153032078048505,51545 8651620 6708704101740560120075005,51695 10651840 8201325 58025501000175013000 5,51990 11302095 10701950 840391035-22/0,4kv

5022012505,51095 7901435 52029525074010034020505,51455 7201520 520435310100018055031505,51460 7951570 670595370133025066041005,51515 8101640 670755410157032078048505,51545 8651860 6708754401780560120075005,51695 10651900 8201330 6152600100013000 5,51990 11302155 10701955 8803970

Trang 18

Để đánh gía chất lợng sản phẩm chung cho máy biến thế ,Nhà máy dựa vào các tiêu chuẩn kĩ thuật (các tiêu chuẩn cho điểm )qua đó có thểnhận định chung mức độ đạt đợc về chất lợng sản phẩm bằng cách tính chỉsố tổng hợp :

Chỉ số tổng hợp = tích các chỉ số cá thể Ta có số liệu thống kê của Nhà máy nh sau: Chỉ tiêu

kĩ thuật Điểm chất lợng Tiêu chuẩn

=>Ta đợc kết quả sau:

Chỉ tiêu kĩ thuật Chỉ số chất lợng

b.Tỉ trọng sản phẩm hỏng:

Ta có số liệu thống kê những sản phẩm sai hỏng của Nhà máy trongnhững năm gần đây:

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

SLSP SLSPH SLSP SLSPH SLSP SLSPH

Bảng thống kê trên là bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh bị hỏngkhông thể sửa chữa đợc và trở thành phế phẩm.Từ đó ta tính đợc tỉ trọng sảnphẩm hỏng chiếm bao nhiêu phần trăm so với số lợng sản phẩm sản xuất,tacó công thức sau:

F

Ifr = *100

Trang 19

Tp + F

Ifr :Tỉ trọng sản phẩm hỏng (%)F :Số lượng sản phẩm hỏng Tp :Số lượng sản phẩm

Tp + F :Toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất ra Ta được:

14

Ifr (2001) = *100 = 98% 1420+14

16

Ifr (2002) = *100 = 96% 1650+16

2.Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạobiến thế

Sự phát triển của thị trường cùng với sự sản xuất ngày càng nhiều

hàng hoá thì tính chất cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rấtnhanh Chính vì thế Nhà máy phải quan tâm tới chất lượng nhiều hơn vàphạm vi,nội dung,chức năng quản lý chất lượng cũng được mở rộng để thoảmãn khách hàng ,Nhà máy Chế tạo biến thế không chỉ dừng lại ở khâu sảnxuất mà phải quan tâm đến chất lượng ngay cả khi nghiên cứu thiết kế sảnphẩm cũng như sau khi sản phẩm đã bán ra ngoài thị trường

a.Quản lý nguồn nhân lực

Vai trò của người lao động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm làrất quan trọng bởi họ chính là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Trang 20

Nhà máy Chế tạo biến thế đã cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực baogồm con người ,máy móc thiết bị ,tài chính để thực hiện, duy trì, nâng caohiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng,tăng sự thoả mãn của kháchhàng :

- Tuyển dụng nhân lực : Nhà máy tuyển dụng nguồn nhân lực từcác

trường Đại học,Cao đẳng và dạy nghề được đào tạo có kiến thức và tay nghềphù hợp

- Phân công lao động : Nhà máy đảm bảo người được phân côngtrách nhiệm có năng lực trên cơ sở được giáo dục ,đào tạo kĩ năng và kinhnghiệm thích hợp

- Đào tạo ,nhận thức và năng lực : Nhà máy đảm bảo việc đào tạovà

đào tạo lại về chuyên môn cho người lao động để họ nâng cao trình độ đápứng ngày càng cao nhu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả côngviệc

Nhà máy luôn chú trọng công việc đào tạo đội ngũ công nhân thợ kĩthuật có tay nghề cao kết hợp việc tuyển chọn đề bạt đội ngũ cán bộ có nănglực chuyên môn tạo nên sức mạnh tập thể để hoàn thành kế hoạch đề ra củaNhà máy :

- Cán bộ trình độ đại học chiếm 14,6%- Cán bộ trình độ trung cấp chiếm 15,4%

- Thợ kĩ thuật có tay nghề cao từ bậc 3 đến bậc 7 chiếm 65% trên tổng số cán bộ công nhân viên

Hiện nay Nhà máy đang có chủ trương đào tạo,tuyển chọn đội ngũcông nhân trẻ,đặc biệt là các thợ trẻ được tuyển ở các trường công nhân kĩthuật Lãnh đạo Nhà máy coi đây là phương pháp cơ bản để mọi người nắmvững và nâng cao chất lượng,hiệu quả công vịêc đảm bảo cho quy trìnhđược thực hiện đúng và luôn được kiểm soát

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Căn cứ vào bảng kờ vật tư chớnh,phiếu bỏo mua hàng ,hạn mức sản  - Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế.DOC
n cứ vào bảng kờ vật tư chớnh,phiếu bỏo mua hàng ,hạn mức sản (Trang 24)
Qua bảng túm tắt kết quả tỡnh hỡnh tài chớnh của Nhà mỏy ta thấy tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của Nhà mỏy đang diễn ra rất thuận lợi,tốc độ tăng  trưởng cao .Doanh thu năm 2002 tăng 1.670.000.000đ ( =21,3%) so với năm  2001,năm 2003 tăng  2.710.000.000đ  - Quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Chế tạo biến thế.DOC
ua bảng túm tắt kết quả tỡnh hỡnh tài chớnh của Nhà mỏy ta thấy tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của Nhà mỏy đang diễn ra rất thuận lợi,tốc độ tăng trưởng cao .Doanh thu năm 2002 tăng 1.670.000.000đ ( =21,3%) so với năm 2001,năm 2003 tăng 2.710.000.000đ (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w