1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ quản lý chương trình đào tạo ở trường trung cấp CSND VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

104 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 901 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, GDĐT tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. Nâng cao CLGD đã và đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự tập trung cao độ trí tuệ, công sức các nhà khoa học và toàn thể các lực lượng trực tiếp, gián tiếp phục vụ trong ngành giáo dục, người sử dụng lao động và của toàn xã hội. Một trong những nội dung quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng GDĐT là vấn đề quản lý CTĐT ở các nhà trường. CTĐT là một trong những nhân tố của quá trình đào tạo, nó chi phối đến quy trình và tổ chức đào tạo, chi phối trực tiếp đến hoạt động dạy, hoạt động học và các hoạt động khác của nhà trường

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, GD&ĐT tạođóng vai trò hết sức quan trọng Nâng cao CLGD đã và đang là yêu cầu cấpthiết, đòi hỏi sự tập trung cao độ trí tuệ, công sức các nhà khoa học và toàn thểcác lực lượng trực tiếp, gián tiếp phục vụ trong ngành giáo dục, người sử dụnglao động và của toàn xã hội Một trong những nội dung quan trọng để đổi mới

và nâng cao chất lượng GD&ĐT là vấn đề quản lý CTĐT ở các nhà trường.CTĐT là một trong những nhân tố của quá trình đào tạo, nó chi phối đến quytrình và tổ chức đào tạo, chi phối trực tiếp đến hoạt động dạy, hoạt động học vàcác hoạt động khác của nhà trường CTĐT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó làcăn cứ để nhà nước mà trực tiếp là cơ quan quản lý giáo dục các cấp chỉ đạo,giám sát chất lượng, hiệu quả các hoạt động GD&ĐT ở các trường, đảm bảođược sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp GD&ĐT cho các bậchọc, trình độ đào tạo, ngành đào tạo trong phạm vi cả nước CTĐT còn là căn

cứ để nhà trường quản lý, kiểm tra hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên,

là cơ sở để các giáo viên tự kiểm tra hoạt động giảng dạy của mình và ngườihọc chủ động tiến hành hoạt động học tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả họctập Do đó, quản lý CTĐT là vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong bối cảnh đổimới giáo dục hiện nay

Nghị quyết 29 - NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ươngkhóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ: “Đổi mới chương trình nhằm pháttriển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạychữ và dạy nghề… Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu củacác bậc học” [9, tr.10] Xuất phát từ quan điểm đó, BCA đã ra Nghị quyết số 17/

NQ - ĐU của Đảng ủy CATW, Chỉ thị số 13/CT - BCA ngày 28/10/2014 của

Trang 2

Bộ trưởng BCA về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong lựclượng CAND, tập trung đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạotrong các trường CAND hiện nay trong đó có nội dung, CTĐT của TrườngTrung cấp CSND VI.

Thực tiễn, CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI thời gian vừa qua đãđược đổi mới và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.CTĐT được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, BCA

và có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế Tuy nhiên CTĐT ởTrường Trung cấp CAND VI cũng vẫn còn bất cập, chưa thực sự phù hợp vớiyêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đặt ra hiện nay Biểu hiện ởnhận thức một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về CTĐT còn hạnchế, trình độ hiểu biết về chuyên môn, nắm vững nội dung, CTĐT của cácchuyên ngành đào tạo, để quản lý chưa đạt hiệu quả cao Vấn đề quản lý xâydựng mục tiêu CTĐT của các ngành, chuyên ngành chưa thật rõ ràng, chưalượng hóa được, thiếu tính linh hoạt và mềm dẻo; sự phù hợp giữa mục tiêuđào tạo với mục tiêu sử dụng đáp ứng nhu cầu của ngành và xã hội còn bất cập.Quản lý chỉ đạo đổi mới nội dung CTĐT chưa hiệu quả, còn cồng kềnh, nặng

nề dàn trải, thừa kiến thức cơ bản, thiếu kiến thức chuyên ngành, thiên về trang

bị kiến thức lý luận, nhẹ thực hành, thực tập theo cương vị chức trách Cấu trúccủa CTĐT cứng nhắc, chưa phù hợp thiếu sự liên thông giữa các trình độ đàochưa tiếp cận được các chương trình tiên tiến của nước ngoài,

Thực trạng quản lý CTĐT nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượngđội ngũ cán bộ CAND sau khi tốt nghiệp ở Trường trung cấp CSND VI Nhậnthức rõ vấn đề này, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp CSND VI đã tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường phải tập trung quản lý, pháttriển, đổi mới CTĐT của nhà trường theo hướng từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển năng lực toàn diện của người học, CTĐT cần được xây dựng theotiếp cận chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của nhà trường Do đó, đặt ra vấn

Trang 3

đề cần có những nghiên cứu hệ thống, cơ bản nhằm đề xuất biện pháp để quản lýCTĐT đạt hiệu quả cao, đáp ứng thực tiễn mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Ở góc độ lý luận, vấn đề quản lý CTĐT trong các nhà trường đã có nhữngcông trình khoa học của các tác giả trong và ngoài ngành nghiên cứu ở các mức

độ khác nhau, nhưng quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cậnđảm bảo chất lượng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” làm đề

tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quản lý phát triển CTĐT luôn được các trường quan tâm nghiên cứu vàxác định trong chủ trương đổi mới, nâng cao CLGD đào tạo của nhà trường

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đổi mới, hoàn thiện CTĐT

* Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Các tác giả Allan C Ornstein và Francis P Hunkins (1998) với công trình

nghiên cứu “Chương trình: Những cơ sở, nguyên tắc và chính sách xây dựng”,

nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chươngtrình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục để từ đó xác định xu hướng pháttriển chương trình giáo dục

Tác giả Peter F Oliva khi nghiên cứu về: “Xây dựng chương trình học”

(Developing the Curriculum), đã tập trung làm rõ một số nội dung như đã chỉ

ra về mục tiêu giáo dục, thiết kế và xây dựng chương trình môn học đồng thờichỉ ra các mô hình thiết kế mô hình chương trình và nhấn mạnh mối quan hệvới việc giảng dạy chương trình môn học

Nhóm tác giả Saylor và Alexander (1974), đã tập trung nghiên cứu vềphát triển CTĐT qua đó xác định được các giai đoạn cơ bản từ thiết kế mụctiêu và chuẩn đầu ra của chương trình, quá trình thực hiện và đánh giá CTĐT.Các tác giả đã nhấn mạnh “CTĐT là một kế hoạch cung cấp các cơ hội học tập

để đạt được mục tiêu giáo dục tổng quát và mục tiêu giáo dục cụ thể cho một

số sinh viên của một trường”

Trang 4

Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu ởcác góc độ khác về CTĐT của một số tác giả như Hilda Taba (1962) với công

trình “Xây dựng chương trình: Lý luận và thực tiễn” Tác giả A.V Kelly (1977) có nghiên cứu công trình “Chương trình những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nhóm tác giả Tanner và Daniel and Laurel (1995) với công trình “Xây dựng chương trình - từ lý luận đến thực tiễn”.

* Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về CTĐT, trong đó đã tập trungnghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản từ kỹ thuật xây dựng, thiết kế mộtCTĐT đến vấn đề bổ sung phát triển nội dung, CTĐT

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Trần Khánh Đức đã xâydựng khái niệm CTĐT, chỉ ra các cách tiếp cận, phát triển CTĐT, đặc biệt đã

đề cập đến vấn đề phát triển CTĐT theo tiếp cận năng lực và nhấn mạnh việcphải thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ trong CTĐT

Công trình “Phát triển chương trình giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn

Khôi (2011), đã luận bàn lý thuyết về phát triển chương trình giáo dục, một sốcách tiếp cận và mô hình phát triển chương trình giáo dục, vấn đề đánh giáchương trình giáo dục

Các tác giả: Phùng Ngọc Nhạ, Vũ Anh Dũng vơi công trình “Xây dựng

và tổ chức chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo cách tiếp cận CDIO” đã là rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các cách tiếp cận CDIO trong

xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo đại học và sau đại học; áp dụngcách tiếp cận CDIO cải tiến chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại tạiTrường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội

Trong công trình nghiên cứu cho chương trình tập huấn về phương thức

đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội “Cấu trúc lại chương trình đào tạo để chuyển từ đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay”, tác giả Ngô Doãn Đãi đã phân tích

đặc điểm của học chế tín chỉ, yêu cầu của học chế tín chỉ đối với việc cấu trúc

Trang 5

nội dung, phân bổ thời lượng chương trình đào tạo và nêu các yêu cầu để cóđược chương trình đào tạo phù hợp với học chế tín chỉ

Tác giả Lê Văn Hảo, trong công trình nghiên cứu “Xây dựng chương trình đào tạo hướng đến rèn luyện kỹ năng” đã đề cập đến thực trạng về xây dựng

CTĐT bậc đại học ở Việt Nam và đề xuất về xây dựng CTĐT hướng đến tíchhợp rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với người tốt nghiệp đại học, đây cũng

là ý tưởng mới trong xây dựng chương trình đào tạo ở thời điểm đó

Tác giả Nguyễn Đức Chính trong công trình nghiên cứu “Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo” (2007) đã phân tích các giai đoạn phát triển

CTĐT, đề xuất các tiêu chí đánh giá CTĐT về: tính trình tự; tính gắn kết; tính thíchhợp; tính cân đối; tính cập nhật và tính hiệu quả

Tác giả Phùng Rân với công trình nghiên cứu “Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chương trình đào tạo đại học”, đã tập trung làm rõ các vấn đề

có tính nguyên tắc trong xây dựng CTĐT từ việc phân cấp, phân luồng đến đàotạo phù hợp với nhu cầu xã hội, tạo tính liên thông trong CTĐT để người học cónhiều thuận lợi trong quá trình tham gia học tập

Tác giả Phạm Văn Năm (2012) với khi nghiên cứu vấn đề: “Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về CTĐT từ đó tác giả đã

đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển CTĐT cho phù hợp với tìnhhình thực tiễn hiện nay

Tác giả Mai Văn Hoá với công trình nghiên cứu “Cách tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo chính ủy, chính trị viên hiện nay”, đăng trong Sách kỷ yếu hội thảo khoa học “Chính ủy, chính trị viên với sự nghiệp xây dựng quân đội về chính trị” Trong đó đã đề xuất một số vấn đề về xây dựng, triển

khai thực hiện CTĐT theo hướng phát triển năng lực của người học

Tác giả Lê Đức Ngọc với công trình “Cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình đào tạo đại học và sau đại học” (2003), trong đó đã tập

trung làm rõ các nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nhấnmạnh vị trí, vai trò của các lực lượng trong thực hiện CTĐT

Trang 6

Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền với công trình: “Các xu hướng phát triển chương trình đào tạo theo quan điểm lấy người học làm trung tâm”, đã

đề xuất việc phát triển CTĐT theo quan điểm dạy học lấy người học làmtrung tâm Tác giả đã đưa ra dự báo về xu hướng phát triển CTĐT theo quanđiểm mới để từ đó có những định hướng về xây dựng CTĐT của các nhàtrường đại học học Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát thì nhữngnăm gần đây đã có nhiều luận văn, luận án đề cập nghiên cứu về quản lýchương trình đào tạo

Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về CTĐT như tác

giả Nguyễn Xuân Khánh (2014) nghiên cứu về “Quản lý chương trình đào tạo chính ủy ở Học viên Chính trị”; tác giảĐàm Ngọc Thạch (2016) với công

trình nghiên cứu: “Quản lý chương trình đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật phòng không ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay” đã xác định được các

nội dung quản lý chương trình đào tạo như Thiết kế chương trình đào tạo sĩquan chỉ huy kỹ thuật phòng không ở Học viện Phòng không - Không quân;đánh giá phát triển chương trình đào tạo sĩ quan ở Học viện và đề xuất cácbiện pháp quản lý chương trình đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật phòng không ởHọc viện Phòng không - Không quân hiện nay

Tóm lại, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên

cứu, CTĐT và quản lý CTĐT là những vấn đề được nhiều học giả quan tâmnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Nhiều công trình nghiên cứu pháttriển, hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thiết kế, xây dựng, đánh giá, phát triểnCTĐT, thiết kế chương trình môn học Kết quả nghiên cứu của các đề tài, côngtrình đó đã phần nào đáp ứng thực tiễn quá trình đổi mới giáo dục hiện nay VềCTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI Nhà trường đã bước đầu xây dựngđược bộ chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành đào tạo Thường xuyên bổ sungcập nhật nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Như vậy, quản lý CTĐT đã có nhiều công trình nghiên cứu của cáctác giả nước ngoài và ở trong nước quan tâm Tuy nhiên, quản lý CTĐT ở

Trang 7

Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể Do vậy, đề tài: “Quản lýchương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp ĐBCL”không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã được công bố và là vấn đề có

ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý CTĐT ở TrườngTrung cấp CSND VI; đề xuất các biện pháp quản lý CTĐT ở Trường Trungcấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL nhằm quản lý chặt chẽ CTĐT, góp phầnnâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quản lý CTĐT ở Trường Trung cấpCSND VI theo tiếp cận ĐBCL

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI

Đề xuất biện pháp quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếpcận ĐBCL

Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp đề xuất

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục và đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý CTĐT ở Trường Trung cấpCSND VI; đề xuất được một số biện pháp cơ bản quản lý CTĐT ở Trường Trungcấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý giáo dục thuộc Phòng Quản lýđào tạo, Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng, Phòng quản lý học viên vàgiáo viên các khoa, Bộ môn

Trang 8

Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn từ năm 2013 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI đã đạt được những kếtquả quan trọng trong những năm học gần đây, tuy nhiên bên cạnh đó còn

có hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệnchương trình, nội dung đào tạo của nhà trường hiện nay Nếu các biện phápquản lý CTĐT dựa vào nhận thức đúng của các lực lượng cán bộ quản lý vàgiáo viên về quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL trong bối cảnh phát triểncủa nhà trường hiện nay và được đảm bảo bằng những tác động quản lý có

hệ thống từ phát triển CTĐT theo các chuẩn đầu ra, tổ chức thực hiệnCTĐT, quản lý theo quy trình khoa học và thường xuyên kiểm tra, đánh giáthực hiện CTĐT theo tiếp cận ĐBCL thì sẽ đạt được hiệu lực quản lý và cóthể nâng cao được chất lượng giáo dục, đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Các nội dung của đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Quán triệt và cụ thể hoá quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo Ngoài ra trong quá trìnhnghiên cứu, đề tài sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; quanđiểm lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn để làm rõ các nhiệm vụ của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn kiện, nghịquyết, văn bản pháp quy của Đảng, nhà nước, công an liên quan đến GD&ĐT nóichung, xây dựng CTĐT nói riêng; các tạp chí, thông tin, sách báo, công trình khoahọc về xây dựng chương trình, mục tiêu, quy trình đào tạo Từ đó xác định cơ sở lýluận quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trao đổi, toạ đàm với cán bộ quản lý giáo dục: Phòng Quản lý đào tạo, PhòngKhảo thí và đảm bảo chất lượng, các khoa, Bộ môn

Trang 9

Tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu câu hỏi in sẵn với:

Giáo viên các khoa Bộ môn (điều tra với 30 giáo viên các khoa bộ môn) Cán bộ QLGD các phòng (điều tra 20 cán bộ quản lý giáo dục)

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý chương trình thông qua thựchiện Đề án đổi mới quy trình, CTĐT của Trường Trung cấp CSND VI

Các phương pháp hỗ trợ

Xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ QLGD về nội dungnghiên cứu, sử dụng toán thống kê để tổng hợp, tính toán các số liệu điều tra

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn được nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề quản

lý CTĐT ở các trường CAND nói chung và Trường Trung cấp CSND VI nóiriêng

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho các cơ quan chức năng xâydựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VItheo tiếp cận ĐBCL

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy

ở các trường CAND

8 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, (8 tiết), kết luận và kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT NHÂN DÂN VI

THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Chương trình đào tạo

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về CTĐT cả trên thế giới và ởViệt Nam Thuật ngữ “ Chương trình” đang được sử dụng trong lĩnh vực giáodục - đào tạo có nhiều cách hiểu Với các thuật ngữ được sử dụng phổ biếnnhư: Chương trình giáo dục; Chương trình môn học; Chương trình khung đàotạo, Tùy theo cách tiếp cận, người ta có những quan niệm khác nhau

Thuật ngữ “chương trình giáo dục” xuất hiện từ những năm 1820, tuynhiên phải đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ này mới được sử dụng một cáchchuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và một số nước có nền giáo dục phát triển Chươngtrình giáo dục (Curriculum) có gốc Latinh là Currere, có nghĩa là “to run”(chạy, điều hành hoặc “to run a course” - điều hành một khóa học) Do vậy,định nghĩa truyền thống của chương trình giáo dục là “một khóa học” (Course

of Study) [24, tr12]

Hầu hết các nhà giáo dục ở giai đoạn đầu xem chương trình giáo dục làmột khoá học, một giáo trình - cái hình thành nên một khoá học

Chương trình học là một hệ thống các khóa học hay môn học cần phải

có để được tốt nghiệp hoặc được chứng nhận đã học xong một ngành học.Định nghĩa chương trình học như là một sản phẩm đã hoàn thiện và đã khônglàm thỏa mãn các nhà giáo dục tham gia phát triển chương trình học

Năm 1935, Hollis và Doak Campbell cho rằng chương trình giáo dục

“bao gồm tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được sựhướng dẫn của nhà trường” [24, tr.13]

Ở Việt Nam, theo Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi 2009, chương trìnhgiáo dục được quy định trong Điều 6 Chương I: “Chương trình giáo dục thể

Trang 11

hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấutrúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục,cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp họchay trình độ đào tạo” [36, tr.55] Theo đó chương trình giáo dục có các đặcđiểm: thể hiện được mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm

vi và cấu trúc nội dung giáo dục Đồng thời, chương trình giáo dục cần đảm bảotính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính kế thừa giữa các cấp học, cáctrình độ đào tạo, tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi trình độđào tạo; Yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trìnhphải được cụ thể hoá thành giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy Chươngtrình giáo dục được tổ chức thực hiện theo từng năm học

Chương trình khung đào tạo, là văn bản nhà nước ban hành cho từngngành đào tạo cụ thể trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gianđào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyênmôn, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập Nó bao gồm khung chương trìnhcùng với những nội dung cốt lõi, chuẩn mực tương đối ổn định theo thời gian

và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường Căn cứvào chương trình khung các trường xác định chương trình đào tạo của nhàtrường mình Khác với chương trình khung chương trình đào tạo có thể hàmchứa kiến thức từ một ngành hoặc một số ngành [20], [21]

Tới những năm 90 và kéo dài đến những năm đầu của thế kỷ 21, nhữngquan niệm về chương trình giáo dục có những thay đổi to lớn và thuật ngữ

“Chương trình đào tạo” được sử dụng nhiều hơn và đã trở nên phổ biến, songchưa có một định nghĩa thống nhất Mặc dù định nghĩa về chương trình giáodục luôn có sự thay đổi do các tác động của xã hội với những bước tiến vĩ đại

về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Theo tác giả Wentling: “CTĐT là bản thiết kế tổng thể cho một hoạtđộng đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõnhững gì có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy

Trang 12

trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo vàcách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắpxếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.

Tác giả Tyler cho rằng: “CTĐT về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản:Mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp hay quy trình đào tạo; cáchđánh giá kết quả đào tạo”

Theo Từ điển Giáo dục học, CTĐT được hiểu là: “Văn bản chính thứcquy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúctổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỉ lệgiữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phươngpháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sởgiáo dục và đào tạo” [41]

Từ những vấn đề trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về CTĐT như sau:

Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể, tập hợp các mục tiêu GD&ĐT và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội

Mục tiêu của CTĐT: là hệ thống những kiến thức, kỹ năng, thái độ và

các yêu cầu giáo dục toàn diện mà người học phải đạt được sau khi tốtnghiệp Mục tiêu là vấn đề then chốt, quyết định phương hướng, nội dung,biện pháp đào tạo là cơ sở ĐBCL đào tạo Mức độ đạt các mục tiêu GD&ĐT

là thể hiện tính hiệu quả của một CTĐT Mục đích của việc thiết kế mộtCTĐT phụ thuộc vào đối tượng người học của chương trình giáo dục đó

Nội dung CTĐT: là thành tố quan trọng nhất của CTĐT, được xác định

trên cơ sở mục tiêu đào tạo, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến CLĐT Nộidung CTĐT bao gồm toàn bộ khối lượng kiến thức được phân bổ theo các họcphần trong chương trình, nhằm trang bị cho người học những hiểu biết, kỹnăng đáp ứng yêu cầu công tác thực tiễn đặt ra

Trang 13

Hình thức tổ chức thực hiện CTĐT: là hình thức dạy học trên lớp (hay còn

giọi là hình thức lên lớp); hình thức dạy học thực tế (ngoài lớp); hình thức dạy họctoàn lớp, theo nhóm hoặc hướng dẫn cá nhân; hay căn cứ theo nội dung giảng dạy

có các hình thức tự học, thực hành thảo luận, thăm quan, ngoại khóa… tất cả cáchình thức tổ chức dạy học nêu trên điều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợlẫn nhau, mỗi hình thức tổ chức dạy học có chức năng vai trò nhất định trong nhàtrường, nó được tổ chức phù hợp với từng nội dung giảng dạy trong CTĐT

Đánh giá kết quả thực hiện CTĐT: là nhằm xem xét mức độ đạt được mục

tiêu giáo dục và các yêu cầu về GD&ĐT, thực hiện sứ mạng và quyết tâm của nhàtrường Đánh giá kết quả thực hiện CTĐT còn là căn cứ để chỉ đạo, quản lý vàđánh giá kết quả đào tạo, là cơ sở để xây dựng các yếu tố đảm bảo cho đào tạonhư: kế hoạch dạy học, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, giáo trình tài liệu,…

1.1.2 Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân

VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

* Chất lượng, luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào

tạo, nỗ lực phấn đấu nâng cao CLĐT bao giờ cũng được xem là nhiệm vụquan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào Vì vậy, cải tiến CLĐT

là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Trường Trung cấp CSND VI đã, đang và sẽphải đương đầu Tuy nhiên, để có thể cung cấp được một dịch vụ giáo dục vàđào tạo có chất lượng, thì cần phải xác định được chất lượng là gì

Với nghĩa tuyệt đối, sản phẩm hay dịch vụ cần chứng tỏ chất lượng làchuẩn cao nhất có thể có mà không thể vượt qua Nó là lý tưởng, hoàn hảo,vượt trội, xuất sắc mà ai cũng phải công nhận Chúng đồng nghĩa với chấtlượng cao nhất hay chất lượng hàng đầu, mà phần lớn mọi người đều ngưỡng

mộ nó, nhiều người muốn nó, ít người có thể có chúng

Chất lượng theo nghĩa tương đối để xem xét chất lượng không như làthuộc tính hay bản chất của sản phẩm hay dịch vụ, mà là cái mà con ngườigán “nhãn” cho nó, như: chất lượng sẽ khác nhau nằm trong khoảng từ “kémchất lượng”, “đạt chất lượng”, “chất lượng tốt” đến “chất lượng hoàn hảo haytuyệt vời” Với cách hiểu này thì chất lượng không được coi là cái đích mà là

Trang 14

phương tiện, theo đó sản phẩm hay dịch vụ được đo, đánh giá và chất lượngcủa nó vừa mang tính chủ quan của người đánh giá theo các chuẩn mực đượcđặt ra từ trước, vừa thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng

Thực tế, ai cũng hiểu Mặc dù, có tầm quan trọng như vậy nhưng chấtlượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường docách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia

Còn theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “chất lượng được hiểu là cái làm nên

phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật” [73; tr.331]

Từ điển Oxford Pocket Dictonary, cho rằng chất lượng là “mức hoàn

thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữkiện, các thông số cơ bản”

Harvey và Green (1993) đã định nghĩa chất lượng như tập hợp cácthuộc tính khác nhau: chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence); chấtlượng là sự hoàn hảo (quality as perfection); chất lượng là sự phù hợp vớimục tiêu (quality as fitness for purpose); chất lượng là sự đánh giá với đồngtiền bỏ ra (quality as value for money); chất lượng là sự chuyển đổi về chất(quality as transformation)

Vận dụng trong bối cảnh giáo dục, theo Từ điển Giáo dục học, CLGD

là “tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáodục, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhànước hoặc xã hội CLGD có giá trị lịch sử cụ thể và luôn tùy thuộc vào cácđiều kiện xã hội đương thời, trong đó các thiết chế, chính sách và lực lượngtham gia giáo dục” [31; tr.44]

Từ những vấn đề trên chúng tôi cho rằng: CLGD, đào tạo là sự phù hợpvới mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là những yêu cầu của các lĩnh vực

xã hội đối với con người mà các nhà trường cần phải đáp ứng Do đó có thểhiểu: CLĐT là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh qua các đặc trưng

về phẩm chất, nhân cách và năng lực hành nghề của người được đào tạo

Trang 15

tương ứng với mục tiêu, CTĐT theo các ngành nghề cụ thể, đồng thời đápứng được những yêu cầu mà cơ sở sử dụng nhân lực và xã hội đòi hỏi.

* Đảm bảo chất lượng đào tạo, theo các chuyên gia khi nghiên cứu về

quản lý chất lượng thường chỉ ra có 3 cấp độ quản lý chất lượng đó là: kiểmsoát chất lượng; ĐBCL và quản lý chất lượng tổng thể Nên ĐBCL là cấp độthứ hai trong quản lý chất lượng nói chung Do đó, ĐBCL đòi hỏi phải thiết

kế được các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng ngay từ trước khi tiến hành quátrình sản xuất sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó để thỏa mãn đượcnhu cầu của khách hàng tại các thời điểm khác nhau

Theo Freeman (1994) cho rằng, ĐBCL là một cách tiếp cận mà côngnghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt nhất

ISO (1995) định nghĩa, ĐBCL là tất cả các hoạt động có hoạch địnhhay có hệ thống cần thiết nhằm cung cấp sự đủ tự tin rằng một sản phẩm haymột dịch vụ là đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng

Khi nghiên cứu về chất lượng giáo dục, đào đạo đại học, tác giả PhạmThành Nghị cho rằng: “ĐBCL xảy ra trước và trong quá trình sản xuất, đào tạo.ĐBCL tập trung phòng ngừa sự xuất hiện những sản phẩm chất lượng thấp Chấtlượng được thiết kế theo các chuẩn mực và đưa vào quá trình nhằm đảm bảo sảnphẩm đầu ra đạt được những thuộc tính đã định trước ĐBCL là phương tiện tạo

ra sản phẩm không có sai sót kỹ thuật do lỗi trong quá trình sản xuất gây ra, vìthế, trách nhiệm về chất lượng được giao cho mỗi người làm việc trong quátrình sản xuất, đào tạo” [43; tr.112-113]

Như vậy, ĐBCL đào tạo là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiệngiáo dục, đào tạo Chất lượng của sản phẩm giáo dục được thiết kế ngay trongquá trình đào tạo ở các nhà trường, từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra theonhững tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâunào ĐBCL đào tạo còn là quá trình kiểm định các điều kiện cho quá trìnhgiáo dục, đào tạo ĐBCL đào tạo nhằm đạt được mục tiêu ngăn chặn hoặcphòng ngừa sai sót là chủ yếu và đồng thời khẳng định uy tín chất lượng đàotạo, khẳng định thương hiệu của các nhà trường

Trang 16

Trong nghiên cứu quản lý, phát triển CTĐT có rất nhiều hướng tiếp cậnnhư: tiếp cận theo mục tiêu chuẩn đầu ra; tiếp cận CDIO; tiếp cận hướng đến

hệ thống các năng lực người học sau khi ra trường Mỗi cách tiếp cận có đặcđiểm riêng, có những ưu điểm hạn chế riêng Nghiên cứu tiếp cận ĐBCL đàotạo theo mục tiêu chuẩn đầu ra mỗi học viên ra trường phải đảm bảo theo cácchuẩn, tiêu chí xác định theo mục tiêu đào tạo

Đảm bảo chất lượng đào tạo theo mục tiêu chuẩn đầu ra đó chính là việc xác định tổng thể các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực cần có ở người học như một căn cứ để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ GD&ĐT của các nhà trường trong thời kỳ mới.

Với cách tiếp cận theo hướng chuẩn đầu ra có thể chuẩn hoá quy trình đàotạo theo một công nghệ nhất định Giống như một quy trình công nghệ, các bướcđều được thiết kế chặt chẽ nhằm tạo ra sản phẩm với một chất lượng đồng đều

Cách tiếp cận ĐBCL đào tạo theo hướng chuẩn đầu ra tạo thuận lợi cho việcđánh giá hiệu quả và chất lượng CTĐT; người học và người dạy biết rõ cần phải dạy

và học như thế nào để đạt được các chuẩn đầu ra nhà trường quy định và cho phépnhà trường xác định các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học

* Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI

Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI là vấn đề then

chốt để nhà trường đào tạo ra những cán bộ công an đáp ứng chuẩn nghề

nghiệp CLĐT của nhà trường được kiểm soát bởi một hệ thống - hệ thốngĐBCL theo các mục tiêu đã xác định và các chuẩn đầu ra Hệ thống này cóchức năng chỉ ra một cách chính xác quá trình đào tạo trong nhà trường sẽ

phải tiến hành như thế nào, với những chuẩn mực, tiêu chí ra sao Như vậy,

CTĐT của nhà trường thường xuyên được bổ sung, phát triển theo hướng

ĐBCL đào tạo là một hoạt động nhằm duy trì, cải tiến và nâng cao CLĐT của trường; giúp cho nhà trường thực hiện được sứ mạng của mình trong bối cảnh

Trang 17

giáo dục phát triển đang có nhiều đổi mới, trước hết là đổi mới căn bản toàndiện giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết số 17/NQ - ĐU của Đảng ủy CATW,Chỉ thị số 13/CT - BCA ngày 28/10/2014 của Bộ trưởng BCA về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục đào tạo trong lực lượng CAND

Từ những vấn đề trên, tác giả đưa ra khái niệm về CTĐT ở TrườngTrung cấp CSND VI như sau:

Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI là bản thiết kế tổng thể về quá trình đào tạo trong đó quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá kết quả đào tạo theo các chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực cần có ở người học nhằm xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mục tiêu CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI, nhằm đào tạo đội ngũ

cán bộ CAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với ĐảngCộng sản Việt Nam, với Tổ quốc và nhân dân, gắn bó với sự nghiệp xây dựngCAND và bảo vệ Tổ quốc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm cao trongcông tác, có tư duy sáng tạo, có trình độ kiến thức và có chuyên môn công tácđáp ứng yêu cầu của chức trách nhiệm vụ được giao, có phong cách dân chủtập thể, đạo đức và lối sống lành mạnh, khiêm tốn giản dị, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư, có tinh thần đoàn kết gắn bó với quần chúng; có sức

khoẻ; kiến thức, đáp ứng với yêu cầu công tác Mục tiêu CTĐT ở Trường

Trung cấp CSND VI không ngừng được hoàn thiện nhằm đào tạo ra cán bộcông an chính quy, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu cảicách tư pháp đến năm 2020 Về mục tiêu cụ thể, chiến lược phát triểnGD&ĐT trong CAND giai đoạn 2011 - 2020 xác định: “Đào tạo cán bộCAND có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng; cókiến thức trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học theo các nhóm ngành tương

Trang 18

ứng của Nhà nước; có trình độ chính trị, võ thuật, ngoại ngữ, tin học, năng lực

tư duy và thực hành nhiệm vụ theo chức trách

Nội dung CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI, bao gồm toàn bộ khối

lượng kiến thức tương ứng với từng lĩnh vực đào tạo (kiến thức chung, kiếnthức cơ sở và kiến thức chuyên môn) được quy định trong các học phần vàphân bổ theo tỷ lệ nhất định trong CTĐT Việc xây dựng nội dung CTĐTđược Trường Trung cấp CSND VI thực hiện theo nguyên tắc thống nhất vớichương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (hệ chính quy), nhómngành an ninh trật tự do Bộ công an ban hành kèm theo quyết định số566/QĐ-BCA (X11), ngày 5/3/2009 của bộ trưởng Bộ công an và phù hợpvới yêu cầu thực tiền công tác Nội dung CTĐT ở Trường Trung cấp CSND

VI theo tiếp cận ĐBCL cần thể hiện được nội dung đào tạo theo các chuẩn như:

Chuẩn về kiến thức, gồm nội dung kiến thức chung; kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp là những học phần kiến thức cơ sở và những học phần kiếnthức ngành, kiến thức chuyên ngành cho các đối tượng là những học viên đàotạo theo các chuyên ngành: Cảnh sát bảo vệ trại giam; chuyên ngành Trinh sáttrại giam; chuyên ngành Giáo dục cải tạo phạm nhân; chuyên ngành Tạm giữ,tạm giam; chuyên ngành cảnh sát hỗ trợ tư pháp và chuyên ngành Thi hành ánhình sự ngoài hình phạt tù

Chuẩn về kỹ năng, thực hiện đúng các nội dung, quy trình công tác;

chiến thuật nghiệp vụ trong khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ; Xử lý đượccác tình huống nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp

vụ theo đúng quy định của pháp luật; Sử dụng thành thạo các loại vũ khí,công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng; Có khả năng làm việc độc lập,phối hợp làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Có kỹ nănggiao tiếp, ứng xử đúng mực với đối tượng công tác và quần chúng Kỹnăng giáo dục, rèn luyện, kỹ năng chỉ huy, quản lý, kỹ năng xã hội

Trang 19

Chuẩn về năng lực, tự giác học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên

môn; có tinh thần trách nhiệm trong công việc; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao; có tinh thần cảnh giác, giữ bí mật Nhà nước, bí mật công tác

Chuẩn về phẩm chất, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng

Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tintưởng và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của ngành Công an, nội quy, quy định củađơn vị, mệnh lệnh của cấp trên; Thực hiện nghiêm túc Điều lệnh nội vụ, Điềulệnh đội ngũ CAND, 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy CAND và quy định vềnhững điều cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân không được làm

* Đặc điểm của chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI

Thứ nhất, đặc điểm về mục tiêu của CTĐT là nhằm đạt được mô hình nhân

cách của người cán bộ công an hiện nay Mô hình nhân cách đó được cụ thể hóabằng mục tiêu, yêu cầu đào tạo cụ thể bao gồm cả học vấn, phẩm chất, năng lựccủa người học sau khi ra trường đáp ứng với mục tiêu giáo dục, đào tạo của từngchuyên ngành đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI và thực tiễn ở các đơn vị

Thứ hai, đặc điểm về Khung CTĐT của nhà trường được xây dựng dựa

trên Khung chương trình do Bộ GD&ĐT và BCA quy định theo nguyên tắcthống nhất với chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (hệchính quy), nhóm ngành an ninh trật tự do BCA ban hành kèm theo quyếtđịnh số 566/QĐ-BCA (X11), ngày 5/3/2009 của bộ trưởng BCA và phù hợpvới yêu cầu thực tiền công tác Khung CTĐT là nội dung quan trọng để các cơquan, khoa giáo viên xây dựng và quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND

VI Đồng thời, đây còn là hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở để kiểm định,đánh giá chất lượng GD&ĐT của nhà trường

Thứ ba, đặc điểm về nội dung kiến thức, kỹ năng trong CTĐT ở Trường

Trung cấp CSND VI quy định cấu trúc nội dung kiến thức và kỹ năng theo mụctiêu, yêu cầu đã xác định của nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau đó là:chuyên ngành Cảnh sát bảo vệ trại giam; Trinh sát trại giam; Giáo dục cải tạo phạm

Trang 20

nhân; Quản lý phạm nhân và đối tượng tạm giam, tạm giữ; Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp;Chuyên ngành thì hành án hình sự ngoài hình phạt tù Nội dung kiến thức và kỹnăng phải bao gồm: khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học chuyên ngành.

Thứ tư, CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI còn quy định phương

pháp đào tạo và các cách thức đánh giá kết quả học tập của học viên, nhằmthực hiện các mục tiêu đào tạo đã xác định

1.1.3 Quản lý chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dânVI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

* Quản lý, (tiếng Anh là Management) đặc trưng cho quá trình điều

khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thànhlập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư và giá trị vôhình ) Quản lý nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làmviệc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

Theo Henry Fayol (1841-1925) cho rằng: Quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xâydựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực cóthể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên

Nhà quản lý người Mỹ Mary Parker Follett (1868-1933) định nghĩa

quản lý là “nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác” Theo đó,

nhiệm vụ cơ bản của quản lý gồm: vấn đề hoạch định với việc xác định mục

tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên các kế hoạch hành

động Tổ chức nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực để thực hiện kế hoạch Bố trí nhân lực để thực hiện phân tích công việc, tuyển mộ và phân công các cá nhân cho phù hợp với công việc Lãnh đạo động viên để các nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhằm thực hiện các kế hoạch Kiểm soát giúp giám sát,

kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch

Còn theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầunhất định Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”

Trang 21

Từ điển Giáo dục học quan niệm: “Quản lý là hoạt động hay tác động

có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành

và đạt được mục đích của tổ chức đó

Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL là tổng thể các tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến công tác xây dựng, phát triển,

tổ chức thực hiện CTĐT theo các chuẩn đầu ra của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đổi mới, cải tiến chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ trong bối cảnh hiện nay.

Thực chất quản lý CTĐT là quản lý các nội dung liên quan đến CTĐT

bao gồm quản lý xây dựng và phát triển chương, quản lý quá trình tổ chứcthực hiện CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI

Mục đích quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận

ĐBCL, là tổ chức, điều khiển các nội dung CTĐT nhằm mục đích thực hiện tốtnội dung thiết kế, tổ chức thực hiện, tổ chức đánh giá và phát triển CTĐT của nhàtrường đảm bảo cho CTĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại đáp ứng chuẩn đầu ra.Thực hiện tinh giản nội dung phù hợp với mặt bằng chung của hệ thống giáo dụcquốc gia, phù hợp với đặc thù của CAND Chương trình, nội dung GD&ĐT phảigắn giữa đào tạo theo chuyên ngành, bảo đảm tính kế thừa, liên thông giữa cáctrình độ đào tạo, tránh trùng lặp, kết hợp giáo dục chuyên môn với Pháp luật, kinh

tế, chính trị, khoa học, xã hội cho các đối tượng đào tạo, nhất là cán bộ CAND

Nội dung quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận

ĐBCL, bao gồm quản lý mục tiêu CTĐT, quản lý chỉ đạo phát triển nội dungCTĐT, quản lý tổ chức thực hiện CTĐT, quản lý kiểm tra đánh giá CTĐT,quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện CTĐT

Chủ thể quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận

ĐBCL, bao gồm: Ban Giám hiệu nhà trường; cán bộ quản lý đào tạo trực tiếp ởPhòng Quản lý đào tạo, Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng GD&ĐT; cán bộ

Trang 22

quản lý của các khoa, bộ môn và đội ngũ giáo viên tham gia quản lý CTĐT ởTrường Trung cấp CSND VI.

Đối tượng quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cậnĐBCL, là hệ thống văn bản pháp lý quy định mục tiêu, yêu cầu, cấu trúc nộidung CTĐT Trung cấp chuyên nghiệp CAND, bao gồm: Khung chương trình,

kế hoạch đào tạo, kế hoạch môn học

Phương pháp, hình thức quản lýCTĐT ở Trường Trung cấp CSND VItheo tiếp cận ĐBCL, được sử dụng tổng hợp các phương pháp, hình thức quản

lý CTĐT, trong đó phương pháp quản lý hành chính, hình thức quản lý trựctiếp, gián tiếp là chủ yếu để quản lý CTĐT của nhà trường

Kết quả quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cậnĐBCL, là sự thống nhất, hiệu quả, vận hành linh hoạt của quá trình đào tạo,được đo bằng chất lượng, hiệu quả GD&ĐT thông qua chuẩn đầu ra cácchuyên ngành đào tạo như chuẩn về kiến thức, chuẩn về kỹ năng, thái độ,năng lực hành vi khác, về thể chất người cán bộ công an khi ra trường

1.2 Nội dung quản lý chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

1.2.1 Quản lý xây dựng hoàn thiện mục tiêu chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Mục tiêu đào tạo của Trường Trung cấp CSND VI là đào tạo đội ngũcán bộ trình độ trung cấp Cảnh sát thi hành an hình sự và hỗ trợ tư pháp cóphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, năng lực chuyên môn vàsức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của BCA, hiện nayTrường Trung cấp CSND VI đang xây dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên ngànhđào tạo Theo đó, mục tiêu CTĐT phải phù hợp và đáp ứng được chuẩn đầu ra,

có như vậy CLĐT mới được đảm bảo Vì vậy nhà trường phải tiếp tục, xây dựng

Trang 23

và hoàn thiện mục tiêu CTĐT cho phù hợp, đáp ứng ĐBCL và yêu cầu thực tiễncông tác Để thực hiện tốt nội dung quản lý này cần phải:

Tổ chức rà soát lại toàn bộ mục tiêu CTĐT của các chuyên ngành, đánhgiá phù hợp với chuẩn đầu ra, với thực tiễn đào tạo và thực tế công tác Thihành án hình sự và hỗ trợ tư pháp

Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng học viên tốt nghiệp ra trường cóđáp ứng được với yêu cầu công tác hay không

Trong từng giai đoạn, thời kỳ, tùy tình hình thực tế công tác thi hành ánhình sự và hỗ trợ tư pháp, cần tổng kết thực tiễn, lý luận để điều chỉnh mụctiêu đào tạo một cách linh hoạt, đúng đắn

Quá trình tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá CLĐT phải căn cứ mục tiêuđào tạo và trở lại phục vụ có hiệu quả việc chỉnh lý, bổ sung mục tiêu đào tạo

1.2.2 Chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1229/QĐ-TTgphê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và CLĐT của các cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020” trong đó có Trường Trung

cấp CSND VI Để thực hiện đề án này, đã có nhiều quan điểm khác nhau về đổi

mới, phát triển CTĐT với nhiều cách tiếp cận dựa trên nhiều cơ sở khác nhau nhưtiếp cận từ đối tượng người học, từ nội dung đào tạo hiện có, từ đội ngũ giảng viên

và các điều kiện đảm bảo… để cụ thể hóa thành mục tiêu, nội dung và CTĐT chitiết Tuy nhiên, nội dung quản lý chỉ đạo đổi mới phát triển CTĐT đáp ứng yêucầu xã hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của lực lượng CSND sau khi họcviên tốt nghiệp ra trường là rất quan trọng Chỉ đạo đổi mới CTĐT ở TrườngTrung cấp CSND VI theo hướng xây dựng và triển khai chuẩn đầu ra cho họcviên Khi đó, chuẩn đầu ra sẽ là mục tiêu chính để quá trình xây dựng chươngtrình và tổ chức đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đó Khung chương trình, nội

Trang 24

dung các học phần, lộ trình và kế hoạch đào tạo, các hoạt động ngoại khóa, bổsung khác đều phải hướng đến thực hiện các chuẩn đầu ra này.

Trường Trung cấp CSND VI hiện đang tổ chức đào tạo trình độ trungcấp cho 6 chuyên ngành Do đó, để đạt được mục tiêu đào tạo theo tiếp cậnđảm bảo chất lượng gắn với các chuẩn đầu ra đó, đòi hỏi Nhà trường phảinghiên cứu, xây dựng và phát triển các CTĐT theo hướng chuyên sâu, đồngthời đảm bảo các quy định của Bộ GD&ĐT, BCA về khối lượng kiến thức tốithiểu của các học phần, đảm bảo học viên phát triển toàn diện về thái độ, kiếnthức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thể chất Vì vậy chỉ đạo đổi mới vềnội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao CLĐT ởTrường Trung cấp CSND VI là nội dung then chốt

Quán triệt quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới GD&ĐT phải bảo đảm tính thựctiễn, hiệu quả và đồng bộ; lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sởtrọng điểm để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt Việc mở rộng quy

mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu,quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quảhọc tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo; gắn bóchặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dụcnghề nghiệp…” Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với nhà trường là cần phải chuẩnhóa về chương trình, nội dung giảng dạy, giáo trình, tài liệu và quy trình kiểmtra đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo; tiếp tục cải tiến nội dung chươngtrình giảng dạy, phương pháp dạy học theo hướng thiết thực, hiện đại, thốngnhất, liên thông giữa các bậc học, coi trọng trang bị kiến thức nghiệp vụ, rènluyện kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp cho học viên Tiếp tục nghiên cứu đểphát triển, mở rộng hệ thống ngành và chuyên ngành đào tạo theo hướng đápứng đòi hỏi của thực tiễn công tác của lực lượng CSND và nhu cầu của xã hội.Quá trình triển khai có tham khảo, nghiên cứu các CTĐT Cảnh sát của các

Trang 25

nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm bổ sung, hoàn thiện các CTĐT, đảmbảo tính liên thông.

1.2.3 Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Tổ chức triển khai, thực hiện CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI saocho đạt được hiệu quả như mong muốn là một nội dung quản lý quan trọng

Để tổ chức thực hiện CTĐT ở nhà trường cần phải điều khiển, huy động hệthống tổ chức của nhà trường hoạt động theo quy chế, tăng cường các hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, giám sát, hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạtđộng học tập của học viên Tổ chức thực hiện CTĐT ở Trường Trung cấpCSND VI cần tập trung vào các nội dung cụ thể như:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

Khi CTĐT đã được phê duyệt, Ban Giám hiệu và các cơ quan chứcnăng trong các nhà trường có nhiệm vụ tổ chức và điều hành quá trình đào tạocủa nhà trường theo quy chế Tổ chức thực hiện CTĐT phải theo Luật Giáodục, điều lệ các trường trung cấp chuyên nghiệp, điều lệ công tác nhà trườngcông an Để triển khai thực hiện CTĐT một cách có hiệu quả, phòng quản lýđào tạo triển khai các văn bản cụ thể hóa CTĐT và các văn bản điều hành quátrình đào tạo, trong đó có một số văn bản chính như: Sơ đồ logic các môn họctrong toàn khóa; kế hoạch đào tạo khóa học; lịch học

Trên cơ sở chương trình khung và điều kiện tiên quyết của môn học, nhàtrường tiến hành xây dựng sơ đồ logic các môn học của toàn khóa học Sơ đồlogic các môn học thể hiện mối quan hệ giữa các chuyên ngành, các lĩnh vựckiến thức, giữa các môn học theo logic dạy học và tiến trình thời gian Môn họcnày là cơ sở, là điều kiện để các môn học khác Sơ đồ logic các môn học là mộtyếu tố cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa và lịch học toàn khóa

Trang 26

Kế hoạch đào tạo toàn khóa, trên cơ sở các chỉ thị về nhiệm vụ đào tạo,chương trình khung, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo toànkhóa cho mỗi khóa học cụ thể Kế hoạch đào tạo toàn khóa là văn bản thểhiện các hoạt động đào tạo trong toàn bộ khóa học, phân chia thời gian từngmôn học theo từng học kỳ và thể hiện logic các môn học trong toàn khóa.Trên cơ sở kế hoạch đào tạo toàn khóa, nhà trường triển khai lịch học theotừng học kỳ Kế hoạch đào tạo toàn khóa do Ban giám hiệu trực tiếp phêduyệt Kế hoạch đào tạo toàn khóa phải xác định rõ các nội dung về khóa học,chuyên ngành đào tạo; thời gian; số lượng học viên; lớp; mục tiêu đào tạo;yêu cầu đào tạo; tính toán thời gian chung; lịch học toàn khóa; phân phối thờigian học; thực tập,thi tốt nghiệp; thời gian học ngoại khóa

Lịch học là văn bản cuối cùng để giáo viên và học viên căn cứ vào đó đểtiến hành việc dạy và học Lịch học phải thể hiện tên đơn vị (Khóa, Chuyênngành, lớp), Môn học; thời gian (cặp tiết, giờ, ngày, tháng, năm, học kỳ), tên đềmục, môn học (dạng mã hóa hoặc ghi rõ); hình thức học (lý thuyết, thực hành,thảo luận, thi ); địa điểm (giảng đường, bãi tập ); tên giáo viên giảng dạy Lịchhọc được xây dựng theo từng học kỳ

Sau khi có lịch học, nhà trường triển khai thực hiện theo lịch, điều hànhhoạt động dạy học, kịp thời phát hiện, điều chỉnh, khắc phục sự sai sót, hạnchế của CTĐT Chuẩn bị thực hiện CTĐT cần phải tiến hành các nội dungsau: Chuẩn bị giáo viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh, biên chế các đơn vị quản

lý học viên, tổ chức tập huấn, giao nhiệm vụ, khai giảng

Quản lý hoạt động thực hiện chương trình đào tạo của giáo viên và học viên

Chương trình đào tạo khi được tổ chức thực thi trong thực tế cầnphải thông qua hoạt động dạy học, trong đó bao hàm hoạt động của ngườidạy và hoạt động của người học CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VIkhi được thực thi cần phải thông qua hoạt động của giáo viên và hoạt

Trang 27

động của học viên Do vậy, quản lý hoạt động thực hiện CTĐT của giáoviên và hoạt động học tập của học viên là một nội dung quan trọng trong

tổ chức thực hiện CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cậnĐBCL Quản lý hoạt động thực hiện CTĐT của giáo viên bao gồm: quản

lý hoạt động giảng dạy, hoạt động hướng dẫn, điều kiện tổ chức, quá trìnhhọc tập của học viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giáo dụcphẩm chất, nhân cách học viên, các hoạt động chính trị xã hội khác Quản

lý hoạt động thực hiện CTĐT của học viên bao gồm: quản lý các hoạtđộng học tập, rèn luyện nhân cách, nghiên cứu khoa học, thể thao vănnghệ và các hoạt động chính trị xã hội

Tổ chức thực hiện quy trình đào tạo

Coi trọng nội dung quản lý hoạt động dạy - học của giáo viên và học viên.Khi có chương trình kế hoạch, có mục tiêu và nội dung đào tạo thì việc quản lýhoạt động dạy - học của giáo viên và học viên đúng chuẩn là điều kiện tiên quyết

có ảnh hưởng lớn đến CLĐT Vai trò của giáo viên có ý nghĩa tổ chức, điều khiển,chỉ huy, giám sát trực tiếp cả dạy - học, lý thuyết và thực hành, hướng dẫn để họcviên có kiến thức, thái độ, kỹ năng đúng Do đó quản lý hoạt động dạy - học củagiáo viên và học viên là một nội dung quan trọng trong tổ chức thực hiện CTĐT

Quản lý hoạt động học của học viên là quản lý việc xây dựng động

cơ, thái độ học tập của học viên, quản lý về số lượng, chất lượng học viên,quản lý kế hoạch học tập, quản lý nội dung học tập, quản lý việc xây dựng

cơ sở vật chất, quản lý việc duy trì đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của học viên

Quản lý quy chế đào tạo, để CTĐT ở nhà trường thực hiện có hiệu quảđòi hỏi phải có một quy chế đào tạo chặt chẽ, khoa học đáp ứng được khâu tổchức điều hành lịch học tại trường Quy chế đào tạo là văn bản pháp quy làcông cụ để chủ thể quản lý điều hành quá trình đào tạo theo định hướng, thốngnhất có hiệu quả trong đó bao hàm cả hoạt động tổ chức thực hiện CTĐT Quy

Trang 28

chế đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI quy định về tổ chức đào tạo, quản

lý học viên, quản lý cán bộ quản lý giáo dục, quản lý giáo viên, đầu tư, quản

lý sử dụng trang thiết bị đào tạo, kiểm định và đánh giá chất lượng và côngkhai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo

1.2.4 Quản lý các điều kiện bảo đảm cho thực hiện chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật của nhà trường

Cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầugiáo dục, đào tạo sẽ góp phần đảm bảo cho CTĐT ở Trường Trung cấp CSND

VI đạt được hiệu quả cao Trong thực hiện CTĐT thì phương tiện, cơ sở vậtchất kỹ thuật là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thiCTĐT Nếu có nội dung CTĐT hiện đại, phù hợp với yêu cầu xã hội và có độingũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tốt, nhưng không có phương tiện và cơ

sở vật chất kỹ thuật tiên tiến thì cũng rất khó có được sản phẩm giáo dục thoảmãn mục tiêu của CTĐT đã đề ra.Việc đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ làđiều kiện quan trọng thực thi được CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI

Quản lý nguồn tài chính Công tác tài chính và quản lý tài chính đảm

bảo cho giáo dục, đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI được thực hiện theo

kế hoạch tài chính của cục tài chính (BCA) giao cho nhà trường Hàng năm,BCA giao dự toán ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác để trườngthực hiện nhiệm vụ Nhà trường tiếp nhận và sử dụng kinh phí thực hiệnnhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản, bảo đảmhậu cần kỹ thuật Các nguồn tài chính do cấp trên cấp được các cơ quan chứcnăng theo dõi, quản lý chặt chẽ, kiểm tra định kỳ nhằm đáp ứng tốt cho côngtác giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường

1.2.5 Kiểm tra, đánh giá chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Để quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI, nhà trường phải có

kế hoạch định kỳ thanh tra, kiểm tra đánh chất lượng CTĐT và các hoạt động

Trang 29

dạy học trong trong nhà trường Đánh giá CTĐT là sự thu thập thông tin phảnhồi về tính hiệu quả của CTĐT Đây là một trong những hoạt động quan trọngcủa công tác quản lý CTĐT Đánh giá CTĐT ở Trường Trung cấp Cảnh sátnhân dân VI nhằm đảm bảo cho CTĐT luôn phù hợp với chức năng và mụctiêu đào tạo của nhà trường, là điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo đạtđược chất lượng như thiết kế

Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCLđược đánh giá tốt phải phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành, phản ánh cậpnhật sự phát triển của khoa học và thực tiễn hoạt động dạy học Xây dựng cấu trúccủa CTĐT có tính mềm dẻo, linh hoạt và khoa học, với việc chỉ rõ khối lượngkiến thức, các kỹ năng và các giá trị tinh thần khác mà học viên cần lĩnh hội và đạtđược trong từng môn học và cả CTĐT Các môn học đều có giáo trình và tài liệutham khảo CTĐT phải được thực hiện theo đúng quy chế, đúng kế hoạch và lịchhọc đã được phê chuẩn

Chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cậnĐBCL được đánh giá theo các hình thức: Đánh giá để nghiệm thu khi thựchiện, đánh giá tổng kết sau khi thực hiện CTĐT, đánh giá hiệu quả sau khihọc viên tốt nghiệp ra trường công tác Để đánh giá CTĐT đảm bảo tínhkhách quan cần phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí với các chỉ số được xâydựng theo một chuẩn mực xác định

1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI theo tiếp cận đảm bảo chất lượng hiện nay

Quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI là quá trình tác động

có mục đích của các chủ thể quản lý đến CTĐT, nhằm bảo đảm cho CTĐTngày càng phát triển đáp ứng mục tiêu đào tạo lực lượng cán bộ của ngànhcôn an Vì vậy quá trình quản lý bị tác động bởi nhiều yếu tố, có cả yếu tốkhách quan và chủ quan tới quá trình đào tạo ở Trường Trung cấp CSND

VI, trực tiếp bởi các yếu tố sau:

Trang 30

1.3.1 Tác động từ bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong lực lượng Công an nhân dân đến quản lý chương trình đào tạo

ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng

11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Quyết định 1229/QĐ-

TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Đề án: “Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020”.

Tình hình thế giới và trong nước hiện nay đòi hỏi lực lượng CANDngày càng phải chính quy tinh nhuệ và hiện đại Điều này đặt ra yêu cầu đốivới công tác giáo dục và đào tạo trong CAND phải cung cấp một đội ngũ cán

bộ, chiến sĩ có chất lượng cao, có tri thức khoa học và công nghệ, giỏi chuyênmôn nghiệp vụ, đặc biệt có khả năng thích ứng linh hoạt với tình hình mới

Để làm được điều đó nhà trường đã chủ động triển khai xây dựng CTĐTcác ngành, chuyên ngành theo chương trình khung giáo dục và chương trìnhkhung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp đảm bảo tiến độ và chất lượng Mụctiêu CTĐT của các ngành, chuyên ngành phải rõ ràng, linh hoạt, mềm dẻo, phùhợp mục tiêu đào tạo và mục tiêu sử dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội

1.3.2 Tác động của yêu cầu xây dựng công an nhân dân cách mạng theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại

Trước tình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khólường, cạnh tranh giữa các nước trên các địa bàn chiến lược, tranh chấpbiển đông trong những năm gần đây diễn ra ngày càng gay gắt quyết liệtxuất hiện nhiều vấn đề mới tác động sâu rộng đến nhiêm vụ bảo vệ anninh tổ quốc và trật tự an toàn xã hội Nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc

và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới, đòi hỏi nhiệm vụ giáo dụcđào tạo của nhà trường cần có những bước phát triển nhanh chóng toàn

Trang 31

diện, vững chắc, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạngtheo hướng chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại

Để làm được điều đó nhà trường không ngừng đổi mới nâng caochất lượng hiệu quả đào tạo cán bộ CAND cho toàn lực lượng Đây lànhiệm vụ hết sức quan trọng do đó đòi hỏi nhà trường tập trung nghiêncứu và đưa ra những quan điểm, tư tưởng mới của Đảng

Quá trình quản lý CTĐT đòi hỏi nhà quản lý CTĐT ở Trường Trung cấpCSND VI trên cơ sở phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo để thiết kế, tổ chức thựchiện CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI cho phù hợp với yêu cầu xây dựngCAND cách mạng theo hướng chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại

1.3.3 Tác động của yêu cầu cao về chất lượng đào tạo đội ngũ cán

bộ Công an nhân dân

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh tổ quốc vàtrật tự an toàn xã hội Từ ngày thành lập đến nay, trải qua các giai đoạn cáchmạng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CAND đã luôn nêu cao tinh thần cáchmạng, ý chí tiến công, anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo cùng quân

và dân cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách Trong các yêu cầu đảmbảo cho lực lượng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vấn đề xây dựng độingũ cán bộ CAND thực sự vững mạnh có vai trò quyết định Ngày nay, trongđiều kiện lịch sử mới, nhiệm vụ của lực lượng CAND có bước phát triển vớiphạm vi rộng lớn, đa dạng và phức tạp hơn; vừa đóng vai trò nòng cốt trongbảo vệ an ninh tổ quốc, vừa là lực lượng quan trọng bảo vệ an ninh trật tự Đểbảo đảm cho lực lượng CAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chấtđạo đức trong sáng, có trình độ và năng lực ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới,càng có ý nghĩa quyết định

Xuất phát từ quan điểm đó, trong những năm qua, Nhà trường đang tậptrung chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo theo Nghịquyết số 17/NQ-ĐU của Đảng ủy CATW, Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày28/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo trong lực lượng CAND Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã cụ thể hóa Nghị

Trang 32

quyết, Chỉ thị của Đảng ủy thành Chương trình nhiệm vụ, công tác trọng tâmnăm học của Nhà trường nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáodục đào tạo Đồng thời xác định những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần đổimới là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra quán triệt triển khai đến toàn thểCBCS để thực hiện với quyết tâm cao, bằng các giải pháp đồng bộ, phù hợpvới điều kiện thực tế của Nhà trường.

1.3.4 Tác động của yêu cầu chất lượng giáo dục đào tạo của các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân ngày càng được nâng cao

Bước vào thời kỳ mới, trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ An ninh tổquốc, trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại, có sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; cảđối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, đang đặt ra những đòi hỏimới về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũcán bộ công an nói chung và công tác đào tạo của các trường CAND nóiriêng là một nhiệm vụ đang được đặt lên hàng đầu

Những tác động của tình hình mới, đòi hỏi các nhà trường cần phải đổi mớinâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Để nâng cao chất lượng giáo dục và Đàotạo nhà trường cần phải đổi mới đồng bộ, toàn diện quá trình dạy học; trong đókhâu đột phá là đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp dạy học Nhữngvấn đề này liên quan mật thiết đến quản lý CTĐT Nhà trường phải nâng cao chấtlượng CTĐT và để làm được điều này phải thực hiện quản lý tốt phát triển và tổchức thực hiện CTĐT ở các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân

1.3.5 Thứ năm, tác động từ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL ở Trường Trung cấp CSND liên quanđến nhiều tổ chức, nhiều lực lượng trong toàn Nhà trường, trong đó trực tiếp là độingũ giáo viên và cán bộ QLGD Đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD là lực lượngchủ yếu, trực tiếp thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình Do vậy,quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là một nội dung quan trọng trongquản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL

Trang 33

Quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là quản lý về số lượng, cơcấu và chất lượng của đội ngũ Đặc biệt là quản lý các hoạt động của giáoviên và cán bộ quản lý có liên quan đến phát triển và tổ chức thực hiện CTĐT

ở các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân theo tiếp cận ĐBCL

*

Chương này trên cơ sở tiếp cận các nghiên cứu về CTĐT, chúng tôi đưa

ra các khái niệm về CTĐT theo tiếp cận ĐBCL ở Trường Trung cấp Cảnh sátnhân dân VI, khái niệm về quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL, quản lý CTĐT

ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL

Làm rõ các chức năng cơ bản của quản lý, các nội dung quản lýCTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL gồm các bước:Hoàn thiện mục tiêu CTĐT; Chỉ đạo đổi mới CTĐT; Tổ chức thực hiện CTĐT;Kiểm tra, đánh giá CTĐT; Huy động các điều kiện bảo đảm cho thực hiệnCTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI

Quản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL làhoạt động quản lý chủ yếu của công tác quản lý giáo dục - đào tạo trong nhàtrường, nó chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: yêu cầu của BộGD&ĐT, BCA về đổi mới căn bản, tòan diên giáo dục trong đó có đổi mớinội dung CTĐT trong các trường CAND; yêu cầu xây dựng lực lượng CANDcách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; yêu cầu cao về chất lượng độingũ cán bộ công an, theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; yêu cầu nâng cao chấtlượng giáo dục ở Trường Trung cấp CSND VI đáp ứng chuẩn đầu ra theo yêucầu nhiệm vụ; tác động từ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Đây là nhữngvấn đề đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần phải tính đến trong quản lýCTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL

Trang 34

Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi sẽ khảo sát, đối chiếu với thực tếquản lý CTĐT ở Trường Trung cấp CSND VI theo tiếp cận ĐBCL Nội dungchủ yếu của vấn đề này được thể hiện trong chương 2.

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT NHÂN DÂN VI

2.1 Đặc điểm quá trình giáo dục, đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

2.1.1 Khái quát về Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Trường Trung cấp CSND VI được thành lập ngày 04/3/2008 theo quyết định

số 219/2008/QĐ-BCA(X13) với 16 đơn vị khoa, phòng bộ môn, trung tâm, quy

mô đào tạo 3000 học viên; Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạoTổng cục Chính trị CAND và sự giúp đỡ của chính quyền nhân dân địa phương,Ban Giám hiệu Nhà trường đã có nhiều chủ trương, công tác kiên quyết mạnhbạo, khoa học cùng với sự đoàn kết cố gắng của cán bộ, giáo viên, công nhân viêncũng như học viên toàn trường, Trường Trung cấp CSND VI đã dần vượt qua khókhăn ban đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao

Sự ra đời của Trường Trung cấp CSND VI là một giải pháp chiến lược,mang tính lâu dài nhằm kịp thời bổ sung một đội ngũ cán bộ Thi hành án hình

sự và Hỗ trợ tư pháp được đào tạo chính quy, có tay nghề thực hành cao, đápứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nóichung và công tác cải cách tư pháp trong tình hình mới nói riêng

* Cơ cấu, tổ chức, biên chế

Tổ chức bộ máy của Nhà trường được mở rộng với 21 khoa, phòng, bộmôn, trung tâm, tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên và HĐLĐ là 531 đồngchí, lưu lượng đào tạo hiện nay 4211 học viên (3215 học viên hệ chính quy tậptrung, 996 học viên hệ đào tạo vừa làm, vừa học) Đảng bộ nhà trường đã có 43chi bộ trực thuộc đảng bộ với tổng số 521 đảng viên, trong đó có 21 chi bộ khoa,phòng, bộ môn và trung tâm dạy nghề với số lượng đảng viên 223 đảng viên và

24 chi bộ học viên với 298 đảng viên và 01 đảng bộ bộ phận gồm có 31 chi bộtrực thuộc với tổng số đảng viên trong đảng bộ là 362 đồng chí

Trang 36

* Nhiệm vụ giáo dục đào tạo

Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo cán bộ có trình độ Trung cấp Cảnhsát nhân dân với các chuyên ngành Cảnh sát bảo vệ trại giam; Trinh sát trạigiam; Giáo dục cải tạo phạm nhân; Quản lý, giam giữ đối tượng trong trại trạitạm giam, nhà tạm giữ; Cảnh sát hỗ trợ tư pháp; Thi hành án hình sự ngoàihình phạt tù theo quy chế văn bằng của nhà nước và của Bộ công an; Đào tạonghề và cấp chứng chỉ cho công dân phục có thời hạn trong lực lượng Cảnhsát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ

Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành Trường Trung cấp CSND

VI luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà BCA giao cho Các mặthoạt động, công tác đi vào ổn định như một nhà trường đã được thành lập từ lâu

và từng bước khẳng định “Thương hiệu” T51 và sánh ngang cùng hệ thống cáctrường CAND Dưới mái trường thân yêu này, hàng ngàn học sinh, những sảnphẩm đầu tiên của nhà trường được rèn luyện, đào tạo về chuyên môn, nghiệp

vụ, đạo đức, tốt nghiệp ra trường, đi khắp nơi trên mọi miền của Tổ quốc, phục

vụ nhân dân bằng trái tim, nhiệt huyết của tuổi trẻ của tuổi trẻ bằng chuyên mônnghiệp vụ và khả năng lao động sáng tạo mà các thầy cô đã trang bị Các họcviên của nhà trường được Công an các đơn vị địa phương đánh giá cao, gópphần đưa lực lượng của ngành ngày càng lớn mạnh, chính quy hiện đại

2.1.2 Đặc điểm về giáo dục, đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

* Mục tiêu đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI

Mục tiêu đào tạo ở Trường Trung cấp CSND VI là hướng đến đào tạo racác sỹ quan theo các chuyên ngành Cảnh sát bảo vệ trại giam; Trinh sát trạigiam; Giáo dục cải tạo phạm nhân; Quản lý phạm nhân và đối tượng tạm giam,tạm giữ; Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp; Chuyên ngành thì hành án hình sự ngoài hìnhphạt tù Mục tiêu đào tạo của những chuyên ngành này nhằm trang bị cho ngườihọc những kiến thức Chung và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

Trang 37

Kiến thức Chung là Hiểu và vận dụng được một số kiến thức cơ bản vềchính trị, xã hội vào thực tiễn công tác; Có kiến thức ngoại ngữ, tin học ởtrình độ theo quy định.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là hiểu được lịch sử truyền thống, tổchức và xây dựng lực lượng CAND; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp và mục tiêu

về kiến thức cũng được cụ thể hóa theo từng chuyên ngành:

Đối với chuyên ngành Cảnh sát bảo vệ trại giam là hiểu và vận dụngđược một số kiến thức pháp luật và nghiệp vụ vào thực tiễn công tác bảo vệ cơ

sở giam, giữ như: Canh gác, bảo vệ cơ sở giam, giữ; tuần tra cơ sở giam, giữ;kiểm soát công khai; dẫn giải đối tượng giam, giữ…

Đối với chuyên ngành Trinh sát trại giam là vận dụng kiến thức phápluật được trang bị vào thực tiễn công tác trinh sát trại giam những kiến thứcchuyên sâu về hoạt động trinh sát trại giam như xây dựng và sử dụng cộng tácviên bí mật; khai thác phạm nhân; quản lý, đấu tranh với đối tượng trọng điểmcần trinh sát vào thực tiễn công tác tại đơn vị sau khi tốt nghiệp

Đối với chuyên ngành Giáo dục và cải tạo phạm nhân là hiểu và vậndụng được một số kiến thức pháp luật và nghiệp vụ vào thực tiễn công tácquản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân như: Phụ trách quản lý đội phạm nhân;giáo dục chung đội phạm nhân và giáo dục riêng phạm nhân; xây dựng đặctình, cơ sở bí mật phục vụ công tác quản lý, giáo dục phạm nhân trong độimình phụ trách…

Đối với chuyên ngành Quản lý phạm nhân và đối tương tạm giam, tạm giữ

la hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật và nghiệp vụ vào thựctiễn công tác theo chức trách nhiệm vụ của cán bộ hồ sơ, cán bộ trực trại, cán

bộ quản giáo tại các Nhà tạm giữ, trại tạm giam

Đối với chuyên ngành Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp là vận dụng những kiếnthức chuyên sâu về hoạt động Hỗ trợ tư pháp như: Quản lý kho vật chứng; áp

Trang 38

giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án, dẫn giải người làmchứng vào thực tiễn hoạt động hỗ trợ tư pháp sau khi tốt nghiệp.

Chuyên ngành thì hành án hình sự ngoài hình phạt tù là hiểu và vận dụngđược một số kiến thức pháp luật và nghiệp vụ vào thực tiễn công tác thi hành ánhình sự ngoài hình phạt tù như: thực hiện được công tác tham mưu, tổng hợp, hồ

sơ, thống kê, quản lý người đủ điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện…

Về kỹ năng: Mỗi chuyên ngành khác nhau, đòi hỏi học viên phải đạtđược những kỹ năng riêng biệt, cụ thể khác

Về tác phong, thái độ nghề nghiệp: Có tác phong làm việc nhanh nhạy,quyêt đoán, bình tĩnh, cương quyết, khôn khéo trong xử lý các tình huốngnghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức nghềnghiệp, yêu ngành, yêu nghề, có khả năng giao tiếp, ứng xử để thực hiện vàhoàn thành nhiệm vụ được giao

Về đạo đức lối sống và trách nhiệm công dân: Có phẩm chất đạo đứctốt, có tinh thần cảnh giác, mưu trí, dũng cảm, có ý thức tổ chức kỷ luật và lốisống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn giản dị, biết tôn trọng vàbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kiên quyết tấn công tội phạm,sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

Về sức khỏe: Có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu công tác ở các trạigiam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục

Như vậy, có thể khẳng định bước đầu việc xác định mục tiêu đào tạocủa nhà trường là phù hợp với mục tiêu đào tạo theo chương trình khung giáodục do BGD&ĐT và BCA quy định, đồng thời phù hợp với đối tượng đàotạo, đáp ứng được yêu cầu thực tế công tác đòi hỏi Đây là một trong những

cơ sở quan trọng để đánh giá CLĐT của Trường Trung cấp CSND VI tronggiai đoạn hiện nay

* Đặc điểm nội dung, chương trình đào tạo

Nội dung CTĐT của Trường Trung cấp CSND VI bao gồm toàn bộkhối lượng kiến thức tương ứng với từng lĩnh vực đào tạo (kiên thức chung,

Trang 39

kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn) được quy định trong các học phần

và phân bổ theo tỷ lệ nhất định trong CTĐT Việc xây dựng nội dungCTĐT được Trường Trung cấp CSND VI thực hiện theo nguyên tắc thốngnhất với chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (hệ chínhquy), nhóm ngành an ninh trật tự do BCA ban hành kèm theo quyết định số566/QĐ-BCA (X11), ngày 5/3/2009 của bộ trưởng Bộ công an và phù hợpvới yêu cầu thực tiền công tác

Nội dung CTĐT, căn cứ theo hướng dẫn thực hiện chương trình khung,khối lượng kiến thức tích lũy của CTĐT là 105 đơn vị học trình (ĐVHT) (1ĐVHT = 15 tiết học lý thuyết hoặc 30-45 tiết học thực hành tại trường hoặc45-60 giờ thực tập tốt nghiệp) Phân chia theo khối kiến thức, phần kiến thứcchung là 31ĐVHT, trong đó 26 ĐVHT là bắt buộc theo chương trình khung,còn lại 5 ĐVHT do trường tự xác định Phần kiến thức cơ sở và chuyên môn

là 74 ĐVHT trong đó kiến thức cơ sở 48 ĐVHT (34 ĐVHT bắt buộc và 14ĐVHT tự xác định), kiến thức chuyên môn 26 ĐVHT (18 ĐVHT bắt buộc và

8 ĐVHT tự xác định)

Như vậy, trong 105 ĐVHT là khối lượng kiến thức tích lũy trongCTĐT có tới 78 ĐVHT bắt buộc, đây là những nội dung đã được xác địnhtrong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp do Bộ công anban hành còn lại 27 ĐVHT do trường xác định Đối với 27 ĐVHT này,trường có thể bổ sung những học phần mới phù hợp với từng chuyên ngànhđào tạo hoặc tăng thêm số đơn vị học trình cho những học phần bắt buộc

Thực tế khi xây dựng CTĐT, đối với kiến thức chung của các chuyênngành, nhà trường bổ sung học phần: Tư cách người công an cách mạng vàđạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Cảnh sát trại giam (03 ĐVHT) còn lại

2 ĐVHT dành để tăng thời lượng cho các học phần bắt buộc Đối với phầnkiến thức cơ sở và chuyên môn của các chuyên ngành đào tạo, ngoài nhữnghọc phần bắt buộc theo những quy định trong chương trình khung, (22 ĐVHT

Trang 40

tự xác định), nhà trường kết hợp vừa tăng thời lượng cho các học phần bắtbuộc, vừa bổ sung những học phần mới phù hợp với lĩnh vực đào tạo, nhằmđáp ứng tốt mục tiêu đào tạo đã xác định

Như vậy có thể thấy rằng việc xây dựng nội dung CTĐT các chuyênngành của Trường Trung cấp CSND VI về cơ bản đáp ứng được mục tiêu,yêu cầu đặt ra Nội dung CTĐT đảm bảo tính khoa học, phù hợp, bước đầutrang bị kiến thức và hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho họcviên, đáp ứng yêu cầu công tác thực tế sau khi tốt nghiệp ra trường

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nội dung CTĐT, một số do có tưtưởng sợ thiếu lý luận nên có những nội dung nặng về lý thuyết, những nộidung nhằm nâng cao năng lực thực hành cho học viên chưa thực sự được đầu

tư, điều này sẽ có những tác động hạn chế đến CLĐT, nhất là năng lực thựchiện công việc thực tế khi ra trường của học viên Do đó, đây cũng là một vấn

đề cần tiếp tục nghiên cứu và có hướng đổi mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu,đòi hỏi ngày càng cao hơn của thực tiền công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm trong tình hình mới

Từ những đặc điểm về mục tiêu, nội dung đào tạo quy định phươngpháp, hình thức đào tạo ở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI theo cácphương pháp thuyết trình, trực quan, thực hành; các hình thức như: bài giảng,xêmina, bài tập thực hành… đã có nhiều chuyển biến tích cực Chẳng hạn,thuyết trình đã có sự kết hợp giữa thuyết trình thông báo với thuyết trình nêuvấn đề; kết hợp giữa thuyết trình với các kiểu đàm thoại, thuyết trình xen kẽvới những thảo luận ngắn; thuyết trình với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹthuật công nghệ thông tin

* Đặc điểm đối tượng người dạy, người học

Người dạy của trường được tuyển chọn từ các học viện, trườngCAND; các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, công an các địa phương; học viên,sinh viên tốt nghiệp các trường trong và ngoài ngành Công an Số này, cơbản đảm bảo các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, các tiêu chuẩn về

Ngày đăng: 06/01/2019, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tự đánh giá Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI - BCA năm 2015 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Namgiai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam"giai đoạn 2006 - 2020
Tác giả: Báo cáo tự đánh giá Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI - BCA năm 2015 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Thông tư số 12 hướng dẫn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục - đào tạo đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 12 hướng dẫn đánh giá chấtlượng giáo dục đại học, Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục - đào tạo đạihọc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
4. Bộ Công an (2002), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý giáo dục trong lực lương CAND, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lýgiáo dục trong lực lương CAND
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2002
5. Bộ Công an (2000), Các văn bản pháp quy về học tập, rèn luyện, quản lý và giáo dục học viên các trường CAND, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp quy về học tập, rèn luyện, quản lývà giáo dục học viên các trường CAND
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2000
6. Bộ Công an (2007), Giáo dục đại học trong Công an nhân dân, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học trong Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: NXB Côngan nhân dân
Năm: 2007
12. Bộ Công an (2009), Quy định về công tác quản lý, giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp CAND số 13075/QĐ - X11-X14, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về công tác quản lý, giáo dục học viên cáchọc viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp CAND số 13075/QĐ -X11-X14
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2009
14. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục," Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), "Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần"thứ XI
Tác giả: Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 15. Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2011
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thựchiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII) phương hướng phát triển giáodục và đào tạo đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
17. Đặng Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn và những ứng dụng vào xây dựng chiến lược giáo dục. Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn và những ứngdụng vào xây dựng chiến lược giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2001
19. Mudules, Phát triển chương trình bậc đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 20. Nguyễn Thị Phương Nga (2000), Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo tạimột số trường đại học Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình bậc đại học", Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội20. Nguyễn Thị Phương Nga (2000), "Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo tại"một số trường đại học
Tác giả: Mudules, Phát triển chương trình bậc đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 20. Nguyễn Thị Phương Nga
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2000
21. Nguyễn Văn Khôi (2011) Phát triển chương trình giáo dục Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại họcSư Phạm
22. Phan Văn Nam (2012), Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số (10), tr.61- 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng caochất lượng đào tạo đại học Việt Nam
Tác giả: Phan Văn Nam
Năm: 2012
23. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí chất lượng giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
24. Phạm Văn lập (2000). Một số vấn đề phát triển chương trình đào tạo trong giáo dục đại học. Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo ấn hành: 32-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triển chương trình đào tạotrong giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Văn lập
Năm: 2000
25. Phan Huy Hùng (2004). Tăng cường các giải pháp quản lý chương trình đào tạo tại đại học và sau đại học. TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc Sỹ quản lý hành chính công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường các giải pháp quản lý chương trìnhđào tạo tại đại học và sau đại học
Tác giả: Phan Huy Hùng
Năm: 2004
26. Phùng Ngọc Nhạ, Vũ Anh Dũng vơi công trình “Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo cách tiếp cận CDIO” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và tổ chứcchương trình đào tạo đại học và sau đại học theo cách tiếp cận CDIO
27.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáodục năm 2005 sửa đổi 2009
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
30. Trần Khánh Đức (2014) Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thếkỷ XXI
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
32. Trần Kiểm (2007), Tiếpcận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếpcận hiện đại trong quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại họcSư phạm
Năm: 2007
33. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w