Khái niệm vô sinh Khái niệm vô sinh được giải thích tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015 /NĐ – CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI -
NGUYỄN MINH THÁI
LKT12- 04
MANG THAI HỘ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 12A51010258
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, 6/2016
Trang 2VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI -
NGUYỄN MINH THÁI
LKT12- 04
MANG THAI HỘ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 12A51010258
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan
Hà Nội, 6/2016
Trang 3Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ của Khoa Luật - Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên, nhờ sự chỉ dẫn tận tình, những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu mà thầy cô truyền đạt, em mới có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này!
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, tình cảm trân trọng tới giáo viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Lan, mặc dù công việc bận rộn nhưng cô luôn nhiệt tình hướng dẫn, định hướng việc nghiên cứu Trong quá trình viết bài, bài viết sơ sài và nhiều thiếu sót, cô luôn sẵn sàng chỉ bảo tận tình!
Ngoài ra em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tập thể LKT 12-04, các bạn cùng lớp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như thực tiễn, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, em hy vọng bài viết sẽ được thầy cô trong Hội đồng công nhận Em rất mong nhận được lời góp ý, bổ sung quý báu từ thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5/ 2016
Sinh viên
Nguyễn Minh Thái
Trang 4PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 4
1.1 Khái niệm chung về mang thai hộ 4
1.1.1 Khái niệm vô sinh 4
1.1.2 Khái niệm sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản 5
1.1.3 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 6
1.2 Ý nghĩa của việc quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 9
1.3 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 11
1.3.1 Điều kiện đối với người mang thai hộ 14
1.3.2 Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ 16
1.3.3 Điều kiện cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích đạo 18
1.3.4 Trình tự, thủ tục của việc mang thai hộ 19
1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 20
1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ 20
1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ 23
1.5 Xác định cha/mẹ/con trong mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 26
1.5.1 Xác định cha mẹ 26
1.5.2 Xác định con 27
1.6 Giải quyết tranh chấp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 27
CHƯƠNG 2 30
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ 30 VÀ 30
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT 30
Trang 52.1.1 Nhận xét chung 30
2.1.2 Một số vụ việc cụ thể 31
2.1.3 Một số vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 34
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 39
PHẦN III: KẾT LUẬN 44
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 47
Trang 6PHẦN I : MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế, hiện nay các trường hợp vô sinh, hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Vấn đề này ngày càng ảnh hưởng đến hạnh phúc mỗi gia đình và sự phát triển chung của toàn xã hội Mặc dù trình độ khoa học, kỹ thuật hiện nay về hỗ trợ sinh sản khá phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề về sinh sản đối với những cặp vợ chồng vô sinh vì nhu cầu quá nhiều và còn nhiều trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công Bởi vậy, việc quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là cần thiết và hợp lý
Nếu như có mặt tại các khoa khám hiếm muộn, vô sinh, tận mắt chứng kiến hàng nghìn người ngày đêm chạy chữa, lo lắng để mong mỏi có được đứa con ruột thịt thì mới nhận thấy hết được ý nghĩa nhân văn của việc cho phép mang thai hộ, vừa cứu vãn hạnh phúc vợ chồng, vừa tạo niềm vui cho không ít gia đình cũng như bạn bè, người thân của họ
Thực trạng ở Việt Nam hiện nay có tỷ lệ vô sinh trong cả nước khá cao, 7.7 % (tương đương khoảng 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nước) Theo Báo cáo của Bộ Y tế về sinh con theo phương pháp khoa học thì trước đây, nhu cầu mang thai hộ khá phổ biến, nhưng do pháp luật cấm nên đã có nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ hoặc tìm đến những dịch vụ mà pháp luật không cho phép như “đẻ thuê”, tiềm ẩn những hậu quả pháp lý và thiệt hại khó lường trước được Do vậy, cần thiết phải có những quy định pháp luật về vấn đề này
Quy định về mang thai hộ đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đáp ứng nhu cầu chính đáng của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về vấn đề này đã tránh sự lạm dụng quy định của pháp luật vào mục đích đẻ thuê kiếm lợi hay lạm dụng tình dục, lợi dụng việc đẻ thuê để cưỡng đoạt tài sản, đẻ thuê phục
vụ cho những kẻ buôn bán người và nội tạng Đây là lần đầu tiên Luật ghi nhận cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nên mang thai hộ là quy định mới
và phức tạp trong quá trình áp dụng pháp luật vào cuộc sống Do đó, việc nghiên cứu
Trang 7đề tài “Mang thai hộ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là hết sức cần thiết
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Có cái nhìn khái quát và toàn diện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn quy định của pháp luật
Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu về mang thai hộ; hoặc cho những cặp vợ chồng muốn tiến hành kỹ thuật mang thai hộ nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung cũng như thủ tục khi muốn mang thai hộ và nhờ mang thai hộ
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, những quy định của pháp luật hiện hành đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhằm tiếp cận vấn đề mang thai hộ một cách cụ thể Đồng thời, có cái nhìn khái quát, toàn diện, sâu sắc về vấn đề này, góp phần hoàn thiện quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nói riêng và Luật Hôn nhân và Gia đình nói chung
4 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề mang thai hộ, vì pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại nên khóa luận chỉ nghiên cứu mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đi từ cái khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đồng thời, khóa luận còn sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích, giải thích
Phương pháp chứng minh để đưa ra các dẫn chứng, chứng minh
Phương pháp tổng hợp thống kê tài liệu
Trang 86 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Chương 2: Một số vướng mắc, bất cập của pháp luật về mang thai hộ và một số giải pháp giải quyết
Trang 9PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH
1.1 Khái niệm chung về mang thai hộ
1.1.1 Khái niệm vô sinh
Khái niệm vô sinh được giải thích tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015 /NĐ – CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể: “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”
Theo trang Wikipedia có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy ra trong khoảng 10 – 15% các cặp nam nữ muốn có con
Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh nguyên phát nếu trong tiền sử họ chưa có thai lần nào Nhưng nếu trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai, sanh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn một năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại gọi là vô sinh thứ phát
Vô sinh có thể là nguyên phát với người vợ hay với người chồng hay với cả chồng và vợ Tương tự như vậy, vô sinh có thể là thứ phát đối với người chồng và người vợ hoặc cả hai
Các bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Hải Phòng nhận định: “Vô sinh (hiếm muộn) không phải hoàn toàn là do nguyên nhân từ phía người phụ nữ Khoảng 40% nguyên nhân từ người chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ người vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả vợ và chồng” Do đó, chúng ta thấy rằng việc đi khám và tìm nguyên nhân của hiếm muộn cần nhất thiết phải có mặt của cả hai vợ chồng Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải của riêng vợ hay chồng
Hiện nay, hầu hết thống kê trên thế giới tỉ lệ vô sinh ngày càng gia tăng, ở cả
Trang 10các nước phát triển và đang phát triển Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh cho nam giới và nữ giới khi xã hội ngày càng phát triển, như:
Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn
Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường cà hoàn cảnh sinh sống, thói quen sống không lành mạnh
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỉ lệ cao hơn trong cộng đồng do sinh hoạt tình dục không lành mạnh, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản
Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều “bạn tình” ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy
cơ dẫn đến hiếm muộn
Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là vô sinh Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo phá thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung Lối sống hiện đại và buông thả của một bộ phận người trẻ cũng khiến tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng
1.1.2 Khái niệm sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định tại Khoản 21 Điều 3
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”
Thứ nhất, thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp thụ tinh bằng cách đưa trực tiếp một lượng tinh trùng sau khi đã lọc rửa vào buồng tử cung Đối tượng áp dụng trong trường hợp thụ tinh nhân tạo là vô sinh không rõ nguyên nhân: rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc
tử cung, bất thường cổ tử cung, kháng thể kháng tinh trùng, phối hợp các bất thường trên
Điều kiện để thực hiện được kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bao gồm hai điều kiện đối với người vợ và đối với người chồng:
Đối với người vợ: ít nhất một trong hai vòi trứng thông, buồng tử cung bình
Trang 11thường và buồng trứng còn hoạt động
Đối với người chồng (hoặc người cho): mẫu tinh trùng sau lọc rửa phải đạt tối thiểu một triệu tinh trùng di động
Thứ hai, thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi Noãn là giao tử của nữ, tinh trùng là giao tử của nam, phôi
là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng
1.1.3 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Có nhiều ý kiến định nghĩa mang thai hộ khác nhau nhưng về mặt pháp lý thì trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được thông qua ngày 19 tháng 6 năm
2014 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 Định nghĩa mang thai hộ được quy định tại Khoản 22, Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì
“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì
mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện
theo như luật quy định là “người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ không vì mục đích
thương mại” Người mang thai hộ sẽ không vì mục đích được hưởng lợi kinh tế hay
một lợi ích nào khác để mang thai hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể có thai
và sinh con được Điều này là một trong những yếu tố phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại
Quy định “người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản”, như phần trên, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm thụ tinh
nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm Nếu như người vợ đã thực hiện một trong hai kỹ thuật trên nhưng vẫn không thể mang thai được với lý do như: đã bị cắt tử cung nhưng vẫn có buồng trứng và có nhu cầu sinh con; có những người mắc bệnh
Trang 12tim dẫn tới cơ thể bị suy nhược không đủ sức khỏe mang thai…sẽ thỏa mãn một điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo các điều kiện: có ít nhất một năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối thiểu là 300 ca; chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân
Nghị định số 10/2015/NĐ – CP cũng nêu rõ 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh Theo kế hoạch, sau một năm triển khai thực hiện Nghị định này, căn cứ các điều kiện, Bộ trưởng Y tế sẽ xem xét bổ sung các cơ sở khác Đến nay, đã một năm khi nghị định đưa vào thực tiễn và chưa có thêm một cơ sở y tế nào được bổ sung
Trong bài viết “Mang thai hộ - những điều cần biết” của bác sĩ Hồ Mạnh Tường có ghi nhận mang thai hộ (surrogacy) đã tồn tại từ lâu, nhưng việc mang thai
hộ thật sự chỉ có thể được thực hiện sau khi con người thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Trước khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, khi người vợ không thể có con hay mang thai, người chồng có thể giao hợp với một người phụ nữ khác hoặc bơm tinh trùng vào tử cung của phụ nữ này để có thai và việc này thời đó cũng được xem là “mang thai hộ” Người phụ nữ này có thể có thai, sau đó trao con lại cho cặp vợ chồng có nhu cầu
Mang thai hộ được hiểu là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng của vợ và tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của một phụ
nữ khác để nhờ người này mang thai hộ
Theo bà Trần Thị Hương Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì mang thai hộ là trường hợp sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, nếu người
mẹ vì lý do sức khỏe hay vì điều kiện nào đó không thể mang thai, phải nhờ đến người phụ nữa khác mang thai và sinh đẻ
Trang 13Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mai
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì chúng ta có thể dựa vào mục đích của việc mang thai hộ để phân loại, mang thai hộ được chia thành hai
loại: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định thì đây là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng
mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con Quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc làm hết sức nhân văn của nhà nước ta, là một cứu cánh dành cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hiện nay Do hiện nay ở nước ta nhu cầu mang thai hộ khá nhiều vì tình trạng vô sinh, hiếm muộn cũng khá phổ biến Mong muốn của các cặp vợ chồng vô sinh muốn có một đứa con có cùng huyết thống với mình là mong muốn chính đáng vì đứa con được xem như là cầu nối, là hạnh phúc cảu gia đình Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là biện pháp cuối cùng giúp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có được đứa con mà họ hằng mong ước khi họ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản mà người phụ nữ vẫn không thể mang thai và sinh con Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa hết sức nhân văn đối với các cặp vợ chồng
vô sinh, hiếm muộn
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi pháp luật không cho phép, trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ ghi nhận mang thai hộ với mục đích nhân đạo Mang thai hộ với mục đích thương mại bị cấm vì nó trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, không khác gì dùng tiền để mua con Khi chưa có quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc mang thai hộ đã diễn ra vì không được pháp luật quy định nó trở thành một dịch vụ ngầm mà nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tìm đến Nhiều người đã kiếm sống bằng việc
“cho thuê tử cung” và cũng có nhiều huệ lụy, mang thai hộ vì mục đích thương mại
nó kéo theo biết bao hậu quả rắc rối, khó lường Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại từ lúc trước đó là một bản hợp đồng giữa bên nhờ mang thai hộ và bên
Trang 14mang thai hộ không có sự công nhận của cơ quan nhà nước và không được đảm bảo bởi một cơ chế pháp lý nào cả
Với việc quy định đưa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vào trong Luật
và cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, chúng ta chỉ có thể phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với mang thai hộ vì mục đích thương mại chủ yếu dựa vào yếu tố mục đích để phân biệt hai loại mang thai hộ này Tuy nhiên trên thực tế việc phân định đâu là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đâu là mang thai
hộ vì mục đích thương mại còn nhiều khó khăn
1.2 Ý nghĩa của việc quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Tạo khung pháp lý an toàn trong các trường hợp mang thai hộ và có cơ chế phân biệt được với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại như hiện nay
Mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể kéo theo nhiều hậu quả khó lường, trước đây khi Luật Hôn nhân và Gia đình chưa ghi nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bản hợp đồng giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ không
có sự công nhận của cơ quan nhà nước, là vi phạm pháp luật và không được đảm bảo bởi một cơ chế pháp lý nào cả Hiện nay khi mang thai hộ được ghi nhận, giao dịch mang thai hộ bắt buộc phải được đăng kí và kiểm soát bởi cơ quan nhà nước, vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ sẽ được bảo đảm
Giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được một phần nào đó nhu cầu mang thai hộ hiện nay
Muốn thực hiện việc mang thai hộ, trước hết phải đăng ký với trung tâm thực hiện kỹ thuật (bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế) để được xét duyệt, vì thế cơ quan chức năng có thể nắm được nhu cầu muốn mang thai hộ hiện nay, từ đó tiến hành thực hiện quản lý nhà nước thông qua đánh giá thực trạng xã hội đất nước như: nếu như số hồ
sơ đăng kí mang thai hộ ngày càng tăng đồng nghĩa với chất lượng sức khỏe sinh sản của người dân có chiều hướng xấu, tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng; các ca mang thai hộ
mà xảy ra nhiều tranh chấp, kiện tụng thì có nên siết chặt hơn quy định pháp luật về mang thai hộ?
Trang 15Ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em
Ở Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, phụ nữ và trẻ em đều là những đối tượng yếu đuối, cần được bảo vệ và chăm sóc vậy mà: "Mỗi ngày, gần 800 phụ nữ tử vong trong khi sinh con Thêm vào đó, có tới 18.000 trẻ tử vong hàng ngày", bà Isabel Ortiz, Giám đốc Ban Bảo trợ Xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết Khi mang thai hộ, tỉ lệ rủi ro sẽ cao hơn so với ca sinh đẻ bình thường, nhất
là đối với những trường hợp “đẻ thuê, đẻ mướn”, họ không có sự ràng buộc chặt chẽ
về mặt pháp luật nên khi xảy ra những rủi ro cho người mang thai hộ hay đứa bé, quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo Pháp luật về mang thai hộ ra đời đảm bảo những quyền lợi nhất định cho bà mẹ mang thai hộ cũng như đứa bé Quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em được đảm bảo qua chế độ thai sản đối với người mang thai hộ
và chế độ nuôi con nhỏ cho người nhờ mang thai hộ khi nhận lại con từ người mang thai hộ (sau khi sinhvà nuôi con)
Đối với nam giới trong việc mang thai hộ, khả năng gặp rủi ro cũng như chịu thiệt hại so với những người phụ nữa thấp hơn rất nhiều Nam giới tham gia trong trường hợp này chỉ có người chồng bên nhờ mang thai hộ, họ không phải mang thai như người mang thai hộ mà chỉ sử dụng tinh trùng để tạo ra phôi, theo quan niệm từ trước tới nay, người đàn ông cũng manh mẽ hơn người so với phái yếu nên khi quy định về mang thai hộ ra đời có lẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của nam giới
Khi được pháp luật điều chỉnh thì các bên sẽ có cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn để ràng buộc lẫn nhau, tránh tình trạng vi phạm như không chịu trả con hoặc không chịu nhận con Khi mang thai hộ, có thể xảy ra rất nhiều khả năng (cả trước và sau
khi sinh con) có thể xảy ra mà không thể lường trước được như: vì quá yêu thích nên người mang thai hộ không chịu trả con, vì lí do sức khỏe và giới tính mà bên nhờ mang thai hộ không nhận con…trên thực tế những trường hợp này đã xảy ra Vậy, khi chế định về mang thai hộ ra đời, các bên phải thiệt lập thỏa thuận mang thai hộ theo quy định của pháp luật nên sẽ có ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý
Giảm thiểu tình trạng ly hôn
Các cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng được làm cha, mẹ nên tỷ lệ
ly hôn do nguyên nhân này có thể được giảm thiểu, đảm bảo được việc duy trì hạnh phúc gia đình, phát triển các “tế bào” của xã hội và cũng tạo điều kiện tốt hơn để Nhà
Trang 16nước quản lý xã hội Ở nước ta hiện nay, những vụ ly hôn xuất phát từ lí do không thể
có con chiếm xấp xỉ 60% (năm 2009) Vậy, việc pháp luật quy định về mang thai hộ
là giải pháp tốt tránh những vụ ly hôn không đáng có và cũng là liều thuốc cứu vãn hạnh phúc cảu những cặp vợ chồng này
Việc pháp luật quy định về mang thai hộ cũng góp phần giảm bớt gánh nặng
về kinh tế cho các cặp vợ chồng hiếm muộn không có khả năng sinh con Bởi nhiều khi các cặp vợ chồng này sử dụng các liệu pháp khoa học, cấy ghép… nhưng vẫn không sinh được con và rất tốn kém
1.3 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Với việc ghi nhận quy định mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã tạo cơ hội cho nhiều người có cơ hội được làm cha mẹ Nhà nước ta cho phép mag thai hộ nhưng không phải tất cả mọi người muốn đều được phép nhận mang thai hộ hay nhờ mang thai hộ Để tránh xảy ra tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mai, biến tướng mục đích của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhà nước đã đặt ra những điều kiện, người nào đáp ứng đủ những điều kiện mà nhà nước đưa ra mới được phép mang thai hộ Tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 quy định về “Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, trong đó có những
quy định chung đối với người nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ:
Một là, tại Khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định
“Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện
của các bên và được thành lập thành văn bản” Đây là điều kiện chung bắt buộc đối
với người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, họ phải thỏa thuận với nhau xuất phát từ ý chí tự nguyện từ cả hai bên và thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản Văn bản quy định trong Khoản 1 Điều 95 là thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Khoản 1, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “ Thỏa
thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) phải có các nội dung sau đây: Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thia hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều
95 của Luật này; Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và
Trang 17Điều 98 của Luật này; Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai
hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan; Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận”.
Thỏa thuận mang thai hộ cũng được quy định tại Khoản 2, Điều 96 của Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập
thành văn bản có công chứng Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này”.
Việc mang thai hộ là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự
do ý chí và bình đẳng vì vậy pháp luật công nhận và bảo vệ sự thỏa thuận này Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa bố mẹ đứa trẻ và người mang thai hộ, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Vì vậy, những vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận này cũng được quy định cụ thể Pháp luật quy định thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và cần thiết phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước Khi văn bản này, được công chứng hoặc chứng thực thì đồng nghĩa với việc nhà nước thể hiện ý chí chấp nhận và bảo vệ văn bản này, đảm bảo việc thực hiện văn bản này của các bên Bởi nó là cơ sở pháp lý duy nhất làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó có quyền của người nhờ mang thai hộ được mặc nhiên công nhận là bố mẹ của đứa trẻ khi đăng ký khai sinh
và các giấy tờ hộ tịch khác, tránh những tranh chấp không cần thiết Ví dụ trong trường hợp sau khi sinh người mang thai hộ từ chối việc giao đứa trẻ, hoặc trường hợp bên nhờ mang thai từ chối nhận đứa trẻ
Thỏa thuận này cũng quy định cụ thể các điều kiện của bố mẹ (bên nhờ mang thai) và người mang thai hộ Các điều kiện của các bên được quy định tại Điều 95
Trang 18của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Ví dụ đối với người mẹ đứa trẻ, chỉ có thể yêu cầu người khác mang thai hộ trong trường hợp vì lý do sức khỏe không có khả năng mang thai hoặc không thể mang thai được và phải có kết luận chính thức của các cơ quan y tế Quy định này sẽ loại bỏ quan điểm lệch lạc, lạm dụng việc mang thai hộ đi ngược lại các giá trị đạo đức truyền thống Đối với người mang thai hộ cần thiết phải là người hội
đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo kết luận của cơ quan y tế, phải có sự đồng
ý của người chồng trong trường hợp người này trong tình trạng hôn nhân; số lần mang thai hộ tối đa để bảo vệ sức khỏe và không biến người mang thai hộ thành những máy đẻ, hay một nghề kiếm sống
Mặt khác, thỏa thuận này cũng quy định các nghĩa vụ đối với các bên trong việc thực hiện thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận đã cam kết Các nghĩa vụ được quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình
Xuất phát từ tính đặc thù của giao dịch, đối tượng của giao dịch không phải là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà là một con người Vì vậy, trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không thể đặt ra các điều kiện về giới tính (đứa trẻ phải là trai hay gái), về trọng lượng, màu da, cũng như các điều kiện khác về tình trạng sức khỏe
Hai là, Điểm c, Khoản 2, và Điểm đ, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 quy định bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải được “tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý” Bên mang thai hộ cần được tư vấn một số vấn đề như: Quy trình thực hiện mang thai hộ; Khả năng phải mang đa thai; Khả năng có sự phản đối, không đồng tình của người trong gia đình hoặc bạn bè trong thời gian thực hiện mang thai hộ; Các nguy cơ, biến chứng có thể có khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh…; Có thể có mặc cảm tội lỗi và chịu trách nhiệm với cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ nếu có thai và sẩy thai; Khả năng có thể sẽ chịu cuộc mổ lấy thai; Khả năng em bé có thể bị dị tật và khả năng bỏ thai; Ảnh hưởng tâm lý lên con ruột của mình; Có thể có cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai; Có thể không được bù đắp đầy đủ các mất mát có thể có; Chỉ nên thực hiện khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho
Trang 19cặp vợ chồng nhờ mang thai Bên nhờ mang thai hộ cũng cần được tư vấn một số vấn
đề như sau: Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi; Quy trình thực hiện mang thai hộ; Các khó khăn có thể có khi thực hiện mang thai hộ; Tỷ
lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng thấp hay trên 35 tuổi; Chí phí điều trị cao; Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ lên cặp vợ chồng, người thân và bản thân đứa trẻ sau này; Khả năng đa thai; Người mang thai hộ có thể có ý muốn giữ đứa trẻ sau sinh; Khả năng đứa trẻ bị
dị tật bẩm sinh; Nguy cơ các hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ
1.3.1 Điều kiện đối với người mang thai hộ
Điểm a, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy
định “người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên
vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ” Theo giải thích tại khoản 19, Điều 3 Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì “Người thân thích là người có quan hệ hôn
nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm
vi ba đời” Theo các bác sĩ thì hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được
kỹ thuật y tế liên quan đến mang thai hộ vì kỹ thuật mang thai hộ không khác gì nhiều so với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chỉ có khác đối tượng nhận phôi là người mang thai hộ, nhưng vấn đề cơ bản là các khía cạnh liên quan đến pháp luật
và đạo đức xã hội Người ta lo ngại mang thai hộ sẽ bị thương mại hóa, trong khi nguyên tắc và bản chất của nó phải là nhân đạo Đã gọi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nghĩa là phải giúp cho người khác vì tấm lòng, chứ không lấy tiền Đây là nguyên tắc mà Việt Nam quy định khi thực hiện mang thai hộ Cho nên,
đã là mang thai hộ thì c ó l ẽ chỉ có người thân trong gia đình mới tránh được sự trục lợi lẫn nhau, hạn chế vấn đề thương mại hóa xảy ra Theo ông Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp), Tổ trưởng biên tập Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nói về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, ông cho rằng cơ chế thân thích là để đảm bảo tính hỗ trợ, chia sẻ, tránh bị thương mại hóa Quy định đối tượng người mang thai
hộ là người thân thích cùng hàng thì nhà nước ta đã giới hạn lại những người được phép mang thai hộ để tránh việc biến tướng của việc mang thai hộ mất đi giá trị nhân văn vốn có của quy định này Một người không quen biết mà họ
Trang 20nhận giúp thì rõ ràng không phải vì sự chia sẻ, giúp đỡ, đa phần họ nhận giúp vì lợi ích kinh tế hoặc một lợi ích khác Người thân thích cùng hàng ở đây là chị hoặc em của bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ gồm chị ruột, em ruột, chị họ, em họ trong phạm vi ba đời và kể cả có quan hệ nuôi dưỡng Đối với quy định “cùng hàng” với vợ hoặc chồng là tránh việc làm đảo lộn thứ bậc, khó phân biệt thứ bậc gây khó khăn trong xưng hô giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, quy định này cũng hạn chế đối tượng được phép thực hiện mang thai hộ
Điểm b, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người được nhờ mang thai hộ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần” Quy định này dành cho người phụ nữ muốn mang thai hộ thì hộ phải đã từng sinh con, không giới hạn số lần sinh con mà chỉ cần đáp ứng được yêu cầu là
đã từng sinh con là đủ Việc quy định “người mang thai hộ đã từng sinh con” là nhằm bảo vệ cho người mang thai hộ và đứa trẻ được mang thai vì ông cha ta nói
là đã từng sinh con thì có kinh nghiệm hơn người chưa mang thai trong việc mang thai và sinh ra đứa trẻ hạn chế những rũi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai
hộ Người mang thai hộ này “chỉ được mang thai hộ một lần”, quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cho người mang thai hộ và đồng thời còn có nhiệm vụ là hạn chế việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bị biến tướng thành mang thai hộ vì mục đích thương mại, việc chỉ được mang thai hộ một lần thì tránh người phụ nữ mang thai hộ có thể sống bằng nghề “cho thuê tử cung”, từ đó vấn đề thương mại hóa sẽ được ngăn chặn
Điểm c, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế
có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ” Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm tạo phôi, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mang thai hộ cho nên có thể hiểu rằng người mang thai hộ là người nhận phôi Theo Điều 8 của Nghị định 12/2003/NĐ – CP về sinh con theo phương pháp khoa học quy định người nhận phôi phải ở độ tuổi “từ đủ 20 tuổi đến 45 tuổi và có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai và sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác” Trong Nghị thay thế cho Nghị định 12/2003/NĐ – CP thì không có quy định độ tuổi dành cho người nhận phôi Ở đây độ tuổi phù hợp là độ tuổi mà cơ thể mà người phụ nữ
Trang 21mang thai thích hợp nhất, ít nguy hiểm cho người mang thai hộ và phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đã kiểm tra và xem xét khả năng mang thai của người này, ví dụ người này không mắc các bệnh lý mà khi mang thai sẽ gặp nguy hiểm Quy định này bảo vệ tuyệt đối cho người mang thai hộ, tránh những hậu quả đáng tiếc khi mà người phụ nữ mang thai hộ mà cơ thể của họ không cho phép việc này thì người phụ nữ này cũng không được mang thai hộ
Điểm d, Khoản 3, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” Quy định này nhằm thể hiện sự thống nhất giữa vợ chồng người mang thai hộ, tránh những rắc rối xảy khi mà người chồng không cho vợ mình mang thai mà người vợ vẫn mang thai hộ, tránh những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng Sự đồng ý của người chồng phải được thể hiện bằng văn bản mới được công nhận là điều kiện hợp pháp
1.3.2 Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ
Điểm a, Khoản 2, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” Tổ chức
y tế có thẩm quyền xác nhận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đó là các cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm Trong Dự thảo 03 của chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Điều 8 thì các cơ sở
có đủ điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm là các cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên; Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản-nhi tư nhân; Bệnh viện chuyên khoa nam học và được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Điều kiện này đặt ra thì việc áp dụng biện pháp mang thai hộ xảy ra khi người phụ nữ nhờ mang thai hộ không thể mang thai và sinh con dù họ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, đối với họ mang thai hộ là biện pháp cuối cùng có con Người này không thể mang thai và sinh con phải do tổ chức y tế có thẩm quyền đã xác nhận, khi họ không thể mang thai bình thường như những người phụ nữ khác thì khi đến bệnh viện hay các tổ chức y tế được khám,
Trang 22kiểm tra về khả năng mang thai và sinh con của người này và được các tổ chức y tế này xác nhận biện pháp cuối cùng để có con đối với họ chỉ còn cách mang thai hộ thì người này mới được nhờ mang thai hộ Tại Dự thảo 03 của chính phủ cũng đưa
ra hai phương án đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện mang thai hộ phướng án thứ nhất là “tùy từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Y tế lựa chọn
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để quyết định cho phép thực hiện mang thai hộ Phương án thứ hai “là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận
đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm” Mỗi phương án đưa
ra đều có thuận lợi, mặt ưu điểm của nó Phương án thứ hai có ưu điểm là tạo sự thuận lợi cho các việc đi lại, giảm chi phí,… Nhưng theo tác giả thì nên chọn phương án thứ nhất vì tỷ lệ thực hiện mang thai hộ đáp ứng đủ điều kiện mà quy định của pháp luật đặt ra thì không có nhiều và mang thai hộ là vấn đề mới và phức tạp ở trong bước đầu triển khai một kỹ thuật tương đối phức tạp về mặt pháp lý thì chúng ta nên giới hạn ở ba địa điểm bệnh viện Phụ sản trung ương, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa khoa trung ương Huế trong quá trình triển khai có những bất cập xảy ra thì chúng ta dễ quản lý
và hoàn thiện bất cập sau đó mới triển khai rộng khắp cho các cơ sở nào có đủ điều kiện thực hiện mang thai hộ trong cả nước
Điểm b, Khoản 2, Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “vợ chồng đang không có con chung” Con chung được hiểu theo khoản 1, Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là “con chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân là con chung của vợ chồng” Quy định đặt ra điều kiện này thì những cặp vợ chồng đã có con chung với nhau nhưng muốn có thêm đứa con nữa nhưng người vợ không thể mang thai và sinh con được họ muốn nhờ người mang thai hộ thì nhà nước ta không cho phép vì việc quy định mang thai hộ vào trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 là để cho các cặp vợ chồng không có con mà họ có nguyện vọng có con, quy định mang thai hộ đáp ứng nguyện vọng cho những người không có con để thỏa khát khao có con của họ chứ không dành cho những cặp vợ chồng đã có con nhưng lại muốn có thêm đứa con nữa
Trang 231.3.3 Điều kiện cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích đạo
Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là:
Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối thiểu là 300 ca;
Chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
Đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân
Hiện nay, chỉ có 03 cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định tại Nghị định 10 năm 2015 quy định về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
đó là: bệnh viện Phụ sản trung ương; bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, các cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu sau theo quy định tại Thông tư 57/2015 – TT/BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự của cơ sở y tế
Thứ nhất, quy định về cơ sở vật chất của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau: “Có bộ phận chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày Có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500m2 (kể cả lối đi) và các phòng sau đây: Tiếp đón bệnh nhân; Khám nam, nữ; Chọc hút noãn; Lấy tinh trùng; Lab nuôi cấy; Siêu âm; Xét nghiệm và lọc rửa tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới”
Thứ hai, quy định về trang thiết bị y tế của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, phải có đủ các trang thiết bị y tế tối thiểu sau đây: Tủ cấy CO2 (02 cái); Tủ ấm (03 cái); Bình trữ tinh trùng (01 cái); Máy ly tâm (01 cái); Tủ lạnh (01 cái); Tủ sấy (01 cái); Bình trữ phôi đông lạnh (01 cái); Máy siêu âm có đầu
dò âm đạo (02 cái); Kính hiển vi đảo ngược (01 cái); Kính hiển vi soi nổi (02 cái);
Bộ tủ thao tác (02 bộ)
Trang 24Cuối cùng là quy định về nhân sự của cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: “ Có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã được đào tạo
về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (công nhận chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nếu được đào tạo ở nước ngoài, tại các
cơ sở đủ tiêu chuẩn, được tổ chức đào tạo như điều kiện ở Việt Nam trở lên); Có xác nhận đã trực tiếp thực hiện ít nhất 20 (hai mươi) chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; Có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh”
1.3.4 Trình tự, thủ tục của việc mang thai hộ
Theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo thì quy định về hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo có nội dung như sau:
Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:
Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng
Trang 25quy định đối với người nhận phôi và đã từng sinh con;
Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ
Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này
1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Khi cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, trong điều kiện mang thai
hộ có điều kiện là giữa các bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ sẽ có thỏa thuận mang thai hộ với nhau Thỏa thuận ấy thì có một nội dung không thể thiếu đó
là quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ
Quyền của bên mang thai hộ
Việc thực hiện mang thai hộ về bản chất là phục vụ chủ yếu cho nhu cầu và quyền lợi của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ Do đó, luật pháp nước ta có xu hướng quan tâm và bảo vệ quyền lợi cho người mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra
Quyền của bên mang thai hộ trong quá trình mang thai
Khoản 1, Điều 97 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người
mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền như cha, mẹ cho đến khi giao
Trang 26đứa trẻ đó cho người nhờ mang thai hộ” Quyền này được pháp luật bảo vệ họ có
quyền hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe sinh sản, có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ Trước khi giao đứa trẻ đó cho người nhờ mang thai hộ thì họ được xem như là cha mẹ của đứa trẻ ấy Căn cứ quy định này thì trước khi giao đứa trẻ thì người mang thai hộ và chồng người mang thai hộ có quyền được quy định như cha mẹ ruột (Mục 1, Chương V quan hệ giữa cha mẹ và con trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ)
Quyền của bên mang thai hộ sau khi sinh
Khoản 3, Điều 97 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người
mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa bé cho bên nhờ mang thai hộ” Người
mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản theo các quy định của pháp luật dành cho những người mang thai như hưởng các ưu tiên dành cho thai phụ, thời gian làm việc được giảm so với thời gian làm việc bình thường, được nghỉ khám thai mà vẫn được hưởng lương, được nghỉ thai sản khi đứa bé sinh ra… Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa bé mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày
Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai
hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con Nhà nước ta dự liệu trường hợp này là bảo vệ cho người mang thai hộ khi mà người nhờ mnag thai hộ không nhận con, lý do người mang thai hộ không nhận con là đứa bé không như mong muốn của họ Thường là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bên nhờ mang thai hộ không nhận con là: giới tính và sức khỏe của đứa bé Nên nhà nước ta có quy định là người mang thai hộ có thể nhờ Tòa án buộc người nhờ mang thai hộ nhận con
và thực hiện trách nhiệm của mình với thỏa thuận mang thai hộ Cùng với đó, bên
mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai thực hiện hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản
“Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” (Khoản 4 Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình)
Trang 27Nghĩa vụ của bên mang thai hộ
Người mang thai hộ trong quá trình thực hiện việc mang thai hộ, họ có những quyền giống như cha mẹ ruột của đứa bé Đồng hành với quyền là người mang thai
hộ cũng có nghĩa vụ như cha mẹ của đứa bé trong thực hiện việc chăm sóc sức khỏe
và chăm sóc nuôi dưỡng đứa trẻ đó như Luật quy định về nghĩa vụ mà họ phải thực hiện như cha, mẹ cho đến khi giao đứa trẻ đó cho bên nhờ mang thai hộ
Khoản 1, Điều 97 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người mang thai hộ phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ” Người mang thai hộ
có nghĩa vụ phải giao con cho vợ chồng nhờ mang thai hộ theo đúng như hai bên giao kết ghi nhận trong thỏa thuận mang thai hộ Người mang thai hộ không thực hiện giao con đúng như sự thỏa thuận cho bên nhờ mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người mang thai hộ giao con Quy định này giúp cho mong muốn của bên nhờ mang thai hộ được đảm bảo, đứa trẻ là con của bên nhờ mang thai hộ nên phải giao cho đứa trẻ này cho bên nhờ mang thai hộ chăm sóc, nuôi dưỡng
Khoản 1, Điều 97 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ” Trong quá trình mang thai hộ đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ thì người mang thai hộ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ như con của chính mình Trước khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ bên mang thai hộ phải thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng được quy định tại Chương V quan hệ giữa cha mẹ và con, Mục 1 quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Trong giai đoạn này người mang thai hộ được xem giống như cha mẹ đứa trẻ, vì đứa trẻ phụ thuộc chủ yếu vào người mang thai hộ nên họ phải có nghĩa vụ đối với đứa trẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng, tránh những trường hợp suy nghĩ đứa trẻ này không phải là con của mình nên không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc làm ảnh hưỡng xấu đến sức khỏe đứa trẻ Quy định này nhằm bảo vệ cho đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất trước khi được giao cho bên nhờ mang thai hộ
Trang 28Khoản 2, Điều 97 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “người
mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế” Người
mang thai hộ phải tuân thủ các quy định về thăm khám sẽ giúp cho việc phát triển bào thai diễn ra bình thường Bên cạnh đó, có thể phát hiện và điều trị các bất thường và dị tật một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất Đồng thời tránh những biến chứng khi mang thai, bảo vệ được người mang thai hộ và cả đứa trẻ mà người mang thai hộ đang mang trong người Việc tuân thủ quy định về thăm khám sẽ hạn chế được những hậu quả không mong muốn xảy ra và việc thăm khám này có
ý nghĩa khá là quan trọng trong việc thực hiện mang thai hộ này Đặt ra trường hợp: Nếu người mang thai hộ không thực hiện tuân thủ đúng quy định về thăm khám trong trường hợp mà người mang thai hộ bị sẩy thai, trong lúc mang thai hộ có quan hệ với người chồng Người mang thai hộ người mang thai hộ lúc này mang thai chính con của mình và chồng của mình chứ không phải là phôi của vợ chồng người nhờ mang thai hộ Người mang thai hộ không tuân thủ đúng quy định thăm khám nên không phát hiện việc này thì sau khi sinh đứa trẻ ra giao lại cho người nhờ mang thai hộ thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng, mục đích của việc mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo này không đạt được, bên nhờ mang thai hộ không có được đứa con có chung huyết thống với chính mình thì ý nghĩa của việc mang thai hộ không được phát huy ý nghĩa nhân văn của nó
1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
Quyền của bên nhờ mang thai hộ
Khoản 2, Điều 98 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “quyền
của bên nhờ mang thai hộ đối với đứa trẻ phát sinh kể từ thời điểm đứa con được sinh ra Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ
06 tháng tuổi” Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có quyền của cha, mẹ đứa trẻ kể từ
khi đứa bé được sinh ra, họ có đầy đủ các quyền cha mẹ mà pháp luật quy định Cặp
vợ chồng nhờ mang thai hộ họ luôn khát khao có con để được thực hiện quyền làm cha làm mẹ, quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ra đời cũng trên cơ sở nguyện vọng, khát khao đó nó đảm bảo quyền làm cha mẹ của bên nhờ mang thai hộ,