1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng CSXH huyện pắc nặm

48 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 604 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực tập tại ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm em đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm”.Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Hoàng Thị Thu Hằng, sự giúp đỡ và động viên của quí thầy cô và các bạn trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc, toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội cho em được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao sự hiểu biết và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô, các cô chú, anh chị trong ngân hàng và các bạn sinh viên để em có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Hoàng Thị Thu Thủy LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, sau hơn 25 năm đổi mới Việt Nam đã từng bước vươn lên bước đầu khẳng định uy tín, chinh phục được khách hàng chiếm lĩnh thị trường lớn ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay cơ chế mở cửa, các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật. Nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và pháp triển mạnh mẽ. Cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất do đó cần thiết phải có một lượng vốn lớn mà các ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước và cấp kinh doanh là các ngân hàng thương mại. Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về tổ chức, hoạt động và trình độ nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền... Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả nước. Nghiệp vụ ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đại hoá, tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.Ngày nay, ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra một bộ phận dân cư mất dần ruộng đất, công ăn việc làm và thu nhập ngày càng xuống thấp. Họ nhanh chóng trở thành các tầng lớp nghèo trong xã hội. Họ rất cần vốn trong sản xuất song lại không có khả năng tiếp cận và sử dụng những nguồn vốn này tại các ngân hàng thương mại (NHTM) bởi lẽ chi phí cho sử dụng đồng vốn đó với họ là rất cao cùng với đó là những yêu cầu về tài sản đảm bảo tiền vay cũng như điều kiện vay vốn khác của các NHTM đã làm cho họ trở nên luôn thiếu vốn. Trước thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có một kênh dẫn vốn riêng biệt với lãi suất ưu đãi để các tầng lớp nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có điều kiện tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó.Từ thực tiễn khách quan ấy chính là tiền đề để ngân hàng Chính sách xã hội ra đời. Vấn đề nổi bật trong hoạt động của ngân hàng nói chung và ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng là công tác huy động và sử dụng vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội là kênh hiệu quả nhất trong chính sách cho vay ưu đãi của Đảng và chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu phát triển và an sinh xã hội. Vậy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?Và làm thế nào để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả? Từ những vấn đề trên, với mục tiêu thông qua thực tiễn để hiểu thêm sâu sắc về những kiến thức đã tiếp thu ở trường học, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú cán bộ, nhân viên trong ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Th.s Hoàng Thị Thu Hằng đã giúp đỡ em thực hiện đề tài “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm năm 2013 2015, đánh giá và rút ra những bài học liên quan đến công tác huy động và sử dụng vốn. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm.  Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài nghiên cứu hướng vào các mục tiêu cụ thể như sau: Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn tại ngân hang… Phân tích và đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn, những mặt tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong quá trình huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm . Trên cơ sở các nội dung đã nghiên cứu, kết hợp với một số tình hình thực tế kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong hoạt động huy động và sử dụngvốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm.  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Tại NHCSXH huyện Pắc Nặm. Phạm vi về nội dung: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm. Phạm vi về thời gian: Số liệu và kết quả được nghiên cứu trong 3 năm 20132015. 4. Kết cấu của đề tài Tên đề tài: “Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm” (bỏ). Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung khóa luận thay thế báo cáo gồm 3 chương thay thế phần Phần 1: Khái quát về ngân hang chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Phần 2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại nhân hàng chính sách huyện Pắc Nặm. Phần 3: Nhận xét và đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hang…. PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PẮC NẶM (BỎ) 1.1. Khái quát tình hình KT XH huyện 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Pắc Nặm là huyện vùng cao xa xôi, khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn gần 100 km về phía Bắc, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Cao Bằng,phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Ba Bể.Địa hình núi cao, có độ dốc lớn, đất nông nghiệp ít, nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang. Khu vực thượng nguồn sông Năng hẹp, độ dốc bình quân 3%. Ngoài các mạch núi chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc Đông Nam. Phía Bắc Tây Bắc huyện Pác Nặm có những đỉnh núi cao nhất tỉnh Bắc Kạn như: đỉnh Phja Giạ tiếp giáp với Hà Giang và Tuyên Quang cao tới l.640m. Trên dãy Phja Bjooc nhiều đỉnh cao hơn 1.300m như ngọn Phja Ieng (l.527m), Phja Bjooc (l.502m), ngọn Pú Bình (l.404m), Khau Tàng (l.359m). Trên địa bàn huyện có sông Bộc Bố chảy từ phía Tây Bắc hội lưu với sông Năng. + Tổng diện tích (ha): 47.539,00 + Đất Nông nghiệp (ha): 4.447,49 + Đất Lâm nghiệp (ha): 35.214,40 + Đất chưa khai thác (ha): 6.848,62 Đơn vị hành chính: Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã, là các xã: Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Công Bằng, Giáo Hiệu, Xuân La, Cổ Linh, An Thắng, Cao Tân, Nghiên Loan. Trung tâm huyện lỵ là xã Bộc Bố. Toàn bộ 10 xã của huyện Pác Nặm đều là các xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ. Dân số Dân tộc: Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2015, toàn huyện có 6.512 hộ dân, trong đó có 3.013 hộ dân (28.845 nhân khẩu) là người đồng bào dân tộc thiểu số . Mật độ dân số trung bình: 55 ngườikm2. So với các huyện trong Tỉnh huyện pắc nặm có vị trí địa lý không thuận lợi chủ yếu là địa hình đồi núi, giao thông khó khăn, diện tích đất nông nghiệp hẹp chủ yếu đất lâm nghiệp, dân cư sinh sống không tập trung. Tuy nhiên những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, nhà nước huyện Pắc Nặm đã có nhiều thay đổi rõ rệt. 1.1.2. Điều kiện KTXH Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực và thu được kết quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm, năm 2013 toàn huyện có 6204 hộ trong đó hộ nghèo 2.511 hộ chiếm 40,4% đến năm 2015 toàn huyện có 6.512 hộ trong đó hộ nghèo có 1.869 hộ chiếm 28,7%. 1.1.3. Nhận xét Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 25 năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay; mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức do xuất phát điểm kinh tế của huyện thấp, chậm phát triển; phần lớn dân số sống ở nông thôn và thu nhập chính là từ nông nghiệp, lâm nghiệp; mặt khác do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và những diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh. Song, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Pắc Nặm đã đoàn kết thống nhất, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức; vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh thực tế của địa phương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; liên tục nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua khối huyện thành phố của tỉnh. Trong xu thế hội nhập và phát triển, phát huy những lợi thế và điều kiện tự nhiên của huyện, vận dụng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung cao các giải pháp khuyến khích, thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn, tập trung phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại. 1.2. Khái quát về ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Pắc Nặm. 1.2.1. Tên, địa chỉ ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Tên đầy đủ: Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm. Tên viết tắt: NHCSXH huyện Pắc Nặm. Địa chỉ: Thôn Đông Lẻo xã Bộc Bố huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: 0281.3893.222 Fax: 0281.3893.212 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm NHCSXH được thành lập theo quyết định số 765QĐHĐQT, ngày 07072003 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. NHCSXH được xác định như một chế tài chính trị của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Ngay từ những ngày đầu hoạt động đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, của Đảng và chính quyền các xã, thị trấn. Đặc biệt là sự đón nhận của hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Trong giai đoạn mới thành lập NHCSXH huyện Pắc Nặm gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Từ những ngày đầu thành lập NHCSXH huyện Pắc Nặm mới đảm đương cho vay 2 chương trình: cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm (Dự án 120). Nhưng đến nay đã cho vay 10 chương trình: Cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay hộ nghèo làm nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thương nhân vùng khó khăn. Nhưng dưới sự chỉ đạo của NHCSXH tỉnh của Ban đại diện HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện, sự cố gắng nỗ lực của tập thể các cán bộ viên chức trong cơ quan, sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hội đoàn có thể làm ủy thác trong những năm qua đã từng bước vượt lên khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch giao. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội huyệnPắc Nặm Hiện nay NHCSXH huyện Pắc Nặm có 10 cán bộ. Bộ máy hoạt động tổ chức của NHCSXH huyện Pắc Nặm được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Pắc Nặm Ban Giám Đốc: gồm 02 đồng chí. + Giám đốc phụ trách chung + 1 Phó giám đốc: trợ giúp giám đốc, quản lý hoạt động tổ kế toán Các phòng ban: + Phòng tín dụng: gồm 05 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng. Nhiệm vụ của phòng tín dụng là tổ chức cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở các xã trong huyện, thực hiện việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng kịp thời, chính xác, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, đề xuất xây dựng các chiến lược, lập kế hoạch và tổng hợp báo cáo toàn ngân hàng. Đây là đội ngũ cán bộ đại diện cho ngân hàng tiếp xúc với khách hàng và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Phòng kế toán – ngân quỹ: Gồm 03 cán bộ trong đó có 01 trưởng phòngPhòng kế toán – ngân quỹ có nhiệm vụ thực hiện công tác giao dịch với khách hàng theo chế độ quy định, thực hiện vai trò là tổ ngân quỹ trung tâm (cân đối lượng thu chi tiền mặt của ngân hàng). 1.2.4. Vai trò của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm. NHCSXH huyện Pắc Nặm ra đời nhằm thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác để phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. 1.2.5. Chức năng của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Chức năng chủ yếu của NHCSXH huyện Pắc Nặm là phân vốn từ Chính phủ và các tổ chức tài trợ cho vay, nhận vốn ủy thác và cho vay chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các hội, cá tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. 1.2.6 Một số hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm 1.2.6.1. Về công tác nguồn vốn Vốn từ Ngân sách Nhà nước Vốn điều lệ. Vốn cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho chính sách xã hội khác. Hàng năm, UBND các cấp được trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi nhân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Vốn ODA được chính phủ giao. Vốn huy động Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch được duyệt. Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng CSXH huyện bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH huyện được trả lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn hàng năm của tổ chức tín dụng (+) phí huy động hợp lý do 2 bên thỏa thuận. Vốn đi vay. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Vay tiêt kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vay ngân hàng Nhà nước. Vốn đóng góp tự nguyện: không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. Các nguồn vốn khác 1.2.6.2. Về công tác cho vay Điều kiện để được vay vốn Đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được UBND xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố, được tổ TKVV bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định khác. Vốn vay được sử dụng vào các việc sau Với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc chương trình 135, sử dụng vốn vay để: + Mua sắm vật tư thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh. + Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Đối với các tổ chức thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất kinh doanh theo chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường. Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay. Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do bên nhận ủy thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác. Nguyên tắc tín dụng Người vay phải sử dụng đúng mục đích xin vay. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. Mục đích cho vay Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi được HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động trong từng thời kỳ. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của người vay và thời hạn thu hồi vốn của trương trình dự án có tính đến khả năng trả nợ của người vay. Trường hợp người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được NHCSXH huyện xem xét cho gia hạn nợ. Trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức kinh tế có biện pháp thu hồi nợ. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện quy định. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nhị của HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc chương trình 135, các đối tượngtheo quy định riêng khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vự II và III. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay. 1.2.7. Tình hình tài chính của ngân hàng Chính sách xã hội huyệnPắc Nặm NHCSXH huyện Pắc Nặm là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèokhông vì mục đích lợi nhuận; là đơn vị hạch toán tập trung trung toàn hệ thống, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bảo đảm bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định Để có thể thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH huyện Pắc Nặm áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với ngân hàng Thương mại: NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Theo những quy định trên thì NHCSXH huyện Pắc Nặm được hưởng một chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. NHCSXH huyện Pắc Nặm trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ ủy thác theo sự thỏa thuận của hai bên trên cơ sở định mức do Nhà nước quy định. Bảng 1: Tình hình tài chính của NHCSXH huyện Pắc Nặm từ năm 20132015ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng thu 9.930 10.453 11.701 Tổng chi 7.035 7.209 6.614 Chênh lệch 2.895 3.244 5.087 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2013, 2014, 2015 của NHCSXHhuyệnPắc Nặm) Biểu đồ: thể hiện tình hình tài chính của NHCSXH huyện Pắc Nặm từ năm 20132015 Qua biểu đồ ta thấy: Tổng thu, tổng chi và mức độ chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của NHCSXH ngày càng tăng dần. Tổng thu tăng nhanh hơn tổng chi dẫn đến mức độ chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi dương và khoảng cách chênh lệch ngày càng cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động hiệu quả và đem lại những thành công đáng kể trong hoạt động của mình. Tóm lại, hoạt động của NHCSXH huyện Pắc Nặm trong thời gian qua đã khẳng định được vai trò của hoạt động ngân hàng đối với hộ nghèo và các đối tượng trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. (BỎ) 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, giải pháp tiếp cận để phát hiện bản chất vấn đề. Trong phạm vi đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp sau: 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin, số liệu được lấy từ những tài liệu, báo cáo tình hình tài chính, tín dụng của ngân hàng, các văn bản pháp lý được cung bởi NHCSXH huyện Pắc Nặm Ngoài các nguồn trên tài liệu còn được thu thập từ các tạp chí chuyên ngành, báo trí cũng như các trang web có liên quan. 1.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp dựa trên những số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. b. Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, thông qua so sánh rút ra sự khác nhau của việc sử dụng vốn vay, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn vay. Đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối từ tài liệu có được. Từ đó rút ra những kết luận về hoạt động huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng. 1.3.3. Phương pháp sử dụng sơ đồ, bảng biểu Sơ đồ, bảng biểu là những công cụ khá phổ biến trong việc nghên cứu. Nó giúp người đọc hiểu rõ vấn đề hơn thông qua việc so sánh các chỉ tiêu trên bảng biểu. Từ những số liệu thực tế sau khi đã xử lý theo mục đích của việc nghiên cứu, ta có thể sử dụng những biểu đồ phù hợp. Từ việc sử dụng các sơ đồ bảng biểu một cách hợp lý ta có thể thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích một cách dễ dàng hơn. 1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 1.4.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động. Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn ngân hàng thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng nguồn vốn huy động Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn. 1.4.1.2. Chi phí huy động vốn Chi phí trả lãi nguồn vốn huy động: Là chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành các giấy tờ có giá. 1.4.2. Chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn 1.4.2.1. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể các khoản cho vay đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. 1.4.2.2. Doanh số thu nợ Là toàn bộ các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. 1.4.2.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về. Đối với NHTM thì tổng dư nợ phản ánh khả năng cho vay, khả năng tiếp thị của Ngân hàng. Nhưng với NHCSXH đối tượng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì tổng du nợ phản ánh khả năng cho vay theo kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao. 1.4.2.4. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác quản lý gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đúng hơn chất lượng tín dụng tại NHCSXH. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá chất lượng công tác tín dụng cũng như hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ và cá tổ chức, cá nhân trong xã hội mang lại cho người nghèo và các đối tượng chính sách. 1.4.2.5. Vòng quay vốn tín dụng – Hệ số sử dụng vốn (vònglần). Để đơn giản trong tính toán, dư nợ bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng dư nợ đầu kỳ cộng dư nợ cuối kỳ. Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì khả năng cho vay của ngân hàng cao. Tức doanh số trả nợ trong kỳ đầy đủ, không có nợ quá hạn và nợ đọng. Đồng thời ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng vốn đó để chủ động cho vay tiếp theo chính sách và quy định của Chính phủ. Đối với NHCSXH vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho người vay, khả năng thu hồi các khoản đến hạn cao. Các quy trình trước khi cho vay thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Cho vay thông qua ủy thác tốt, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động có hiệu quả. PHẦN 2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PẮC NẶM 2.1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm. 2.1.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Nguồn vốn của NHCSXH phân lớn được cấp từ ngân sách Nhà nước. Ngân hàng Chính sách sẽ không có sự chủ động về vốn trong việc cho vay. Trong trường hợp ngân sách Nhà nước hạn hẹp, giảm chi thì ngân hàng Chính sách sẽ không có nguồn để cho vay. Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của đất nước. Nguồn vốn huy động được tại địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi lãi suất huy động thấp hơn lãi suất thị trường và Nhà nước phải cấp bù để cân bằng giữa chi phí và thu nhập cho hoạt động của ngân hàng Chính sách. Ngoài ra lãi suất và hình thức huy động hiện nay chưa thực sự hấp dẫn người gửi. Tại các ngân hàng nói chung huy động vốn và sử dụng vốn không phải là hoạt động độc lập riêng rẽ, có huy động được vốn thì mới có vốn cho vay ngược lại cho vay có hiệu quả, kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn để huy động. Như vậy, huy động vốn và sử dụng vốn có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nói cách khác ngân hàng phải kết hợp tốt hai nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn để tạo nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hiện nay trong cơ chế thị trường, các NHTM đều hoạt động kinh doanh theo hướng “đi vay để cho vay” không sử dụng đến nguồn cấp phát mà huy động vốn theo hướng có lợi trong kinh doanh. Khác với NHTM, ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các NHTM, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn nên NHCSXH sử dụng chủ yếu là nguồn vốn được cấp phát. Vốn huy động được chủ yếu từ tiết kiệm của cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách. Để tạo hiệu quả hoạt động, NHCSXH huyện Pắc Nặm đã sử dụng vốn huy động này để cho những hộ gia đình khó khăn khác có nhu cầu vay vốn mà ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được vì nguyên nhân thiếu vốn. Tuy nguồn vốn huy động này không phải là lớn nhưng cũng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp vốn kịp thời cho những hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế để giúp họ có thể thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Chính vì vậy, NHCSXH huyện Pắc Nặm cũng tích cực triển khai tới nhân dân và các tổ vay vốn tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng mà ngân hàng chưa có khả năng đáp ứng trước đó. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm thực hiện khai thác nguồn vốn theo các kênh sau: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ Chính phủ. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng được cấp từ ngân sách Nhà nước. Một trong những nguồn vốn huy động tiết kiệm quan trọng chính từ khách hàng là hộ nghèo, được ngân hàng áp dụng kể từ khi thành lập, thông qua tổ TKVV. Việc huy động vốn cũng được giao chỉ tiêu từ ngân hàng cấp trên điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới dịch vụ của ngân hàng. Ví dụ khi có nhu cầu cao ngân hàng phải tìm biện pháp tăng cường tiếp cận khách hàng. Khi bị giảm chỉ tiêu thì đôi lúc phải từ chối nhận tiền gửi từ khách hàng. Tuy nhiên NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán là một lợi thế tín nhiệm với khách hàng về an toàn tiền gửi. 2.1.1.1. Kết quả huy động vốn qua 3 năm 2013 2015 Bảng 2: Biến động vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Năm 2014 so với năm 2013 Năm 2015 so với năm 2014 Lượng tăng giảm (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) Lượng tăng giảm (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) Vốn huy động 1.660 2.470 4.080 870 52,41 1.610 65,18 (Nguồn: Báo cáo số liệu của NHCSXH huyện Pắc Nặm) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy vốn huy động của NHCSXH huyện Pắc Nặm tăng không đều. Năm 2014 nguồn vốn huy động là 2.470triệu đồng tăng 870triệu đồng tương ứng tăng52,41% so với năm 2013. Đến năm 2015 vốn huy động đã tăng lên 1.610triệu đồng tương ứng tăng 65,18% so với năm 2014. Do NHCSXH huyện Pắc Nặm đã có nhiều cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động, sáng tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như gửi tiền tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thái độ văn minh, lịch sự có, trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết nên lượng vốn huy động năm đã được cải thiện và tăng lên đáng kể. 3.1.1.2. Biến động nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm giai đoạn 20132015 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nguồn vốn trung ương 133.204 98,84 143.030 98,3 165.724 97,54 2. Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất 1.600 1,16 2.470 1,7 4.080 2,4 3. Nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ 0 0 0 0 100 0,06 Tổng cộng 134.804 100,00 145.500 100,00 169.904 100,00 (Báo cáo tổng kết của NHCSXH huyện Pắc Nặmcác năm 2013,2014,2015) Nguồn vốn của ngân hàng được cấp chủ yếu từ nguồn vốn của Trung ương. Năm 2013 là 133.204 triệu đồng chiếm 98,84%, năm 2014 là 143.030 triệu đồng chiếm 98,3%, năm 2015 là 165.724 triệu đồng chiếm 97,54%, trên tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH phần lớn được cấp từ ngân sách Nhà nước, NHCSXH sẽ không có sự chủ động về nguồn vốn trong việc cho vay. Trong khi đó nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 1.600 triệu đồng năm 2013 lên 2.470 triệu đồng năm 2014 và tăng lên 4.080 triệu đồng vào năm 2015. Qua số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất có biến động không đều. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn. Vấn đề này nó phù hợp với NHCSXH vì nó thể hiện chủ trương tích cực huy động các nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp để cho vay, hạn chế việc cấp bù lãi suất từ ngân sách Nhà nước. Tính đến 31122015, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Pắc Nặm đạt 169.904triệu đồng tăng 24.404 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,77% so với năm 2014. Vốn do Trung ương chuyển về là 165.724 triệu đồng tăng 22.694triệu đồng so với năm 2014. Vốn ngân sách địa phương hỗ trợ: 100 triệu đồng tăng 100% triệu so với năm 2014. Vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: 24.080 triệu đồng tăng 1.610 triệu đồng so với năm 2014. Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn trong khi lãi suất huy động thấp hơn lãi suất thị trường và Nhà nước cấp bù để cân bằng giữa chi phí và thu nhập cho hoạt động của ngân hàng Chính sách. Bất kỳ một ngân hàng nào có nguồn vốn lớn thì đều có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng, đảm bảo khả năng chi trả thanh toán một cách thường xuyên. Mặt khác nguồn vốn của ngân hàng dồi dào, đa dạng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng điều chỉnh chính sách tiền tệ từ đó giúp cho việc giữ vững giá trị đồng tiền đảm bảo cho việc lưu thông tiền tệ được diễn ra liên tục và ổn định. Ý thức được tầm quan trọng đó, NHCSXH đã tăng cường huy động vốn coi đây là nhiệm vụ khá quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngân hàng chính sách xã hội. Bảng 4: Mức lãi suất huy động của NHCSXH huyện Pắc Nặm. Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức lãi suất Tiền gửi không kỳ hạn %tháng 1,0 Tiền gửi kỳ hạn 1 tháng %tháng 3,8 Tiền gửi kỳ hạn 2 tháng %tháng 3,8 Tiên gửi kỳ hạn 3 tháng %tháng 4,0 Tiền gửi kỳ hạn 4 tháng %tháng 4,0 Tiền gửi kỳ hạn 5 tháng %tháng 4,0 Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng %tháng 4,0 Tiền gửi kỳ hạn 7 tháng %tháng 4,3 Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng %tháng 4,3 Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng %tháng 4,3 Tiền gửi kỳ hạn 13 tháng %tháng 4,5 Tiền gửi kỳ hạn 24 tháng %tháng 4,7 (Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm) Trong hoạt động mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác huy động vốn của NHCSXH huyện Pắc Nặm ngày một gia tăng. Số lượng khách hàng đến gửi ngày càng đông với nhiều hình thức khác nhau. Điều đó chứng tỏ khách hàng ở đây rất tin tưởng NHCSXH, về phong cách giao dịch các nhân viên phòng kế toán với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo tốt yêu cầu của khách hàng, luôn luôn làm hài lòng khách hàng cũng như đảm bảo khối lượng công việc nhanh chính xác, số liệu ngày càng được tổng hợp và cập nhật đầy đủ. 2.1.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm giai đoạn 20132015. 2.1.2.1. Khái quát về các chương trình cho vay của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm. Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NHCSXH huyện Pắc Nặm cũng vậy.Trên cơ sở nguồn vốn huy động được NHCSXH huyện Pắc Nặm tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động tín dụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được chú trọng, quan tâm, làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho người dân mà còn cho cả nền kinh tế. Đối tượng cho vay tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm là: (1) Chương trình cho vay hộ nghèo căn cứ theo tiêu chuẩn hộ nghèo theo Quyết định số 592015QĐTTg về việc ban hành chuẩn nghèo của thủ tướng Chính phủ (Chuẩn nghèo giai đoạn 20162020Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700 ngàn đồngngườitháng ở khu vực nông thôn và 900 ngàn đồngngườitháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo: 1 triệu đồngngườitháng ở khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồngngườitháng ở khu vực thành thị Lãi suất cho vay 0,6%tháng.) NHCSXH cho hộ nghèo vay để sử dụng vào các mục đích sau: + Cho vay để đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ. + Cho vay sửa chữa nhà ở. + Cho vay lắp đặt điện sinh hoạt. +Cho vay công trình NSVSMT của hộ gia đình. (2) Cho vay giải quyết việc làm theo quyết định số 712005QĐ – TTg ngày 0542005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm. Theo chương trình cho vay này, NHCSXH huyện cho vay các dự án thuộc các đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình theo quyết định 71. Những dự án này đảm bảo có tạo việc làm mới và thu hút lao động làm việc. (3) Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo quyết định 07QĐTTg ngày 0512016 về việc điều chỉnh mức cho vay. Theo đó, từ ngày 0912016, mức cho vay tối đa đối với mỗi HSSV sẽ chính thức tăng từ 1,1 triệu đồngtháng lên 1,25 triệu đồngtháng.Việc cho vay được thực hiện thông qua hộ gia đình học sinh, sinh viên. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là sinh viên mồ côi, là sinh viên là sinh viên của hộ gia đình nghèo theo quy định của Chính phủ, họ bị thiên tai hỏa hoạn, gặp khó khăn, bất thường về tài chính. (4) Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đối tượng cho vay là hộ gia đình chính sách và hộ nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo, có thành viên trong hộ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Mức cho vay tối đa 100% chi phí đi lao động ở nước ngoài (5)Quyết định số 182014QĐTTg ngày 0332014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Theo chương trình này ngoài đối tượng vay là hộ nghèo, NHCSXH còn cho vay hộ gia đình không thuộc hộ nghèo nhưng ở khu vực có dự án nước sạch và vệ sinh môi trrường nông thôn. Mức cho vay tối đa 8 triệu đồng1 công trình.Với lãi suất 0,9%tháng (6) Chương trình cho vay theo quyết định sốQuyết định số 306QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ : Về điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn Theo quy định này các hộ gia đình thuộc danh sách các xã vùng khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là hộ nghèo được vay vốn chương trình này. Các hộ này được vay đến 30 triệu đồng không phải đảm bảo tiền vay nhưng phải tham gia tổ TKVV trên địa bàn. (7) Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định tại quyết định số 332015QĐTTg ngày 1082015của Thủ tướng Chính phủ có nhu cầu vay vốn, được vay tối đa 25 triệu đồng1 hộ từ Ngân hàng chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. (8) Chương tình cho vay thương nhân vùng khó khantheo quyết định số 307QĐTTg của thủ tướng chính phủ. 2.1.2.2.Dư nợ theo từng chương trình Bảng 5:Cơ cấu dư nợ theo từng chương trình ĐVT: Triệu đồng Dư nợ theo chương trình 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Cho vay hộ nghèo 77.933 58,1 77.332 53,21 88.367 52,13 2. Cho vay học sinh, sinh vên 4.235 3,22 3.827 2,63 4.886 2,87 3. Cho vay giải quyết việc làm 3.194 2,38 3.191 2,2 3.069 1,81 4. Cho vay XKLĐ 4.438 3,31 6.199 4,27 5.283 3,12 5. Cho vay hộ nghèo làm nhà ở 4.489 3,35 4.377 3,01 4.201 2,48 6.Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 34.425 25,65 43.114 29,67 49.680 29,31 7. Cho vay đồng bào DTTS ĐBKK 1.527 1,14 1.502 1,03 1.811 1,07 8. Cho vay thương nhân vùng khó khăn 960 0,71 900 0,62 1.830 1,08 9.cho vay hộ cận nghèo 2.991 2,23 4.886 3,36 10.387 6,13 Tổng cộng 134.192 100 145.328 100 169.514 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tính đến 31122015 tổng dư nợ của NHCSXH huyện Pắc Nặm đạt 169.514 triệu đồng tăng 35.322 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng 24,31% so với năm 2014. Trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 88.367 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất (52,13%); dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 49.608 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,31% đứng thứ hai. Thứ ba là dư nợ cho vay hộ cận nghèo đạt 10.387triệu đồng chiếm tỷ lệ 6,13%. Dư nợ các chương trình giảm dần như giải quyết việc làm, hộ nghèo về nhà ở, thương nhân vùng khó khăn. Dư nợ qua các năm của NHCSXH huyện Pắc Nặm tăng nhanh qua các năm, trong khi nguồn nhân lực ít nên mỗi cán bộ tín dụng quản lý dư nợ cao, địa bàn rộng, trình độ các tổ trưởng, cán bộ tổ chức hội còn hạn chế. Dẫn đến nhiều khó khăn trong quy trình vay vốn, chưa kiểm soát chặt chẽ, làm cho đúng thủ tục, chưa phát huy được hết hiệu quả của cho vay ủy thác, chất lượng khoản vay không được đảm bảo. Thực chất vấn đề cho vay vốn của ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốnmà ngân hàng cho vay có đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại ngân hàng. 3.1.2.3.Dư nợ qua các hội đoàn thể. Bảng 6:Cơ cấu dư nợ qua các hội đoàn thể ĐVT: Triệu đồng Hội đoàn thể 2013 2014 2015 Tốc độ tăng, giảm(%) Tốc độ tăng bình quân (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Năm 2014 so với 2013 Năm 2015 so với 2014 1. Hội nông dân 36.541 27,23 38.703 25,63 43.714 25,79 105,92 112,95 109,29 2. Hội phụ nữ 44.483 33,15 47.884 32,95 55.760 32,89 107,65 116,45 112,05 3. Hội CCB 21.543 16,05 24.357 16,76 29.095 17,16 113,06 119,45 116,26 4. Đoàn thanh niên 31.625 23,57 34.384 23,65 40.945 24,15 108,72 119,08 113,9 Tổng cộng 134.192 100 145.328 100 169.514 100 135,35 167,93 151,64 (Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH huyện Pắc Nặm các năm 20132015) Biểu đồ:Cơ cấu dư nợ qua các hội đoàn thể NHCSXH huyện Pắc Nặm ủy thác hầu hết tất cả các nguồn vốn các chương trình cho vay.Tổng dư nợ ủy thác đến ngày 31122015 là 169.514 triệu đồng. Qua bảng số liệu ta thấy Xét về cơ cấu dư nợ thì dư nợ ủy thác qua hội phụ nữ là cao nhất. Chứng tỏ tổ chức hội phụ nữ hoạt động tốt việc nhận ủy thác dư nợ của NHCSXH huyện Pắc Nặm. Năm 2014 dư nợ ủy thác qua hội nông dân tăng 2.162 triệu đồng so với năm 2013 (tăng 5,92%). Năm 2015 tăng 5.011 triệu đồng (tăng 12,95%) so với năm 2014. Dư nợ ủy thác qua hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Mức tăng cũng xấp xỉ như nhau và được coi là thấp nhất trong 4 tổ chức cấp hội được NHCSXH ủy thác. Điều đó chứng tỏ rằng 2 tổ chức này hoạt động kém hơn tổ chức hội phụ nữ và hội nông dân. Như đã nói ở trên: Tổ chức hội phụ nữ đã có tỷ lệ dư nợ được ủy thác là cao nhất. Về số liệu tuyệt đối thì dư nợ của hội phụ nữ năm 2014 tăng 3.401 triệu đồng. Sang năm 2015 mức tăng này 7.876 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng dư nợ qua các năm thì dư nợ ủy thác qua các hội Đoàn thể đều tăng. Tốc độ tăng của năm 2014 so với năm 2013 thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2015 so với năm 2014. Xem xét về tốc độ tăng bình quân, tốc độ tăng bình quân dư nợ ủy thác qua hội CCB là cao nhất chiếm 116,26%, sau đó là tốc độ tăng bình quân dư nợ ủy thác qua đoàn thanh niên là 113,9%. Số liệu trên cho ta thấy tuy hội CCB và đoàn thanh niên là hai đoàn thể có dư nợ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ủy thác qua hội phụ nữ nhưng qua các năm tốc độ tăng lại cao hơn. Như vậy theo thời gian các hội đoàn thể này đã nỗ lực hoạt động một cách hiệu quả để có một vị trí nhất định trong ngân hàng cũng như sự tin tưởng của nhân dân. Đây cũng là điều đáng mừng vì ngân hàng sẽ dần chuyển bớt gánh nặng của các hội có dư nợ cao sang các hội có dư nợ thấp hơn giúp giảm sự chênh lệch để tất cả các tổ chức hội cùng nhau phối hợp hoạt động đem lại hiệu quả tốt nhất. 3.1.2.4. Dư nợ phân theo kỳ hạn. Bảng 7:Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn. ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 0 0 0 Cho vay trung và dài hạn 134.192 100 145.328 100 169.514 100 Tổng cộng 134.192 100 145.328 100 169.514 100 (Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 20132015 của NHCSXHhuyện Pắc Nặm). Vốn tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tập trung chủ yếu cho vay trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh từ 35 năm. Tính đến ngày 31122015, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 169.514 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% (tăng so với năm 2014 là 24.186 triệu đồng, so với năm 2013 là 35.322 triệu đồng) trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn là 0triệu đồng chiếm 0% so với tổng dư nợ. Như vậy làm cho khả năng quay vòng vốn để cho vay của NHCSXH huyện Pắc Nặm gặp nhiều khó khăn. Cho vay mà thời gian thu hồi quá dài, lãi suất thấp thì chi sẽ nhiều hơn thu. Ngân hàng Chính sách xã hội phải chờ vào nguồn vốn từ Trung ương không chủ động được trong hoạt động sử dụng vốn (cho vay). Đợi đến lúc có vốn thì phải cho vay ra nhanh để hoànthành, dẫn đến khả năng kiểm tra, kiểm soát không kỹ nên chất lượng sử dụng vốn sẽ không đảm bảo. 2.1.2.5. So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn giai đoạn 20132015 Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm (embổ sung cột so sánh giữa các năm) Đơn vị: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Tổng doanh số cho vay 29.216 49.709 63.052 Tổng doanh số thu nợ 27.317 38.572 38.964 Tổng dư nợ 134.192 145.328 169.514 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHCSXH huyện Pắc Nặm) Biểu đồ: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn giai đoạn 20132015 Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy: Số tiền cho vay tại ngân hàng các năm 2013,2014,2015 có những thay đổi như sau: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 20.493triệu đồng tương đương với 70,14%. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 13.343 triệu đồng tương đương với26,84%. Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng tăng qua từng năm Doanh số thu nợ cũng diễn biến tương tự doanh số cho vay. + Năm 2013 doanh số thu nợ bằng 93,5% doanh số cho vay . + Năm 2014 doanh số thu nợ bằng 77,6% doanh số cho vay. + Năm 2015 doanh số thu nợ bằng 61,8% doanh số cho vay. Đối với dư nợ có sự tăng dần từ năm 2013 đến 2015. Nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ năm 2014 là 145.328 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 11.136 triệu đồng. Năm 2015 là 196.514 triệu đồng tăng 51.186 triệu đồng. Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải chăng ngân hàng đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. 3.1.2.6. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Bảng 9: Nợ quá hạn phân theo chương trình cho vay giai đoạn 20132014 ĐVT: Triệu đồng Nợ quá hạn theo chương trình Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ trọng bình quân (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Hộ nghèo 714 72,56 483 69,2 480 71,43 71,06 2. Học sinh, sinh vên 3. Giải quyết việc làm 4. XKLĐ 20 2,03 50 7,16 64 9,52 6,24 5. Hộ nghèo làm nhà ở 6. SXKD vùng khó khăn 210 21,34 130 18,62 88 13,1 17,69 7. Đồng bào DTTS ĐBKK 10 1,02 5 0,72 10 1,49 1,08 8.Thương nhân VKK 30 3,05 30 4,3 30 4,46 3,94 9. hộ cận nghèo Tổng 984 100 698 100 672 100 100 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH huyện Pắc Nặm năm 2013, 2014, 2015) Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tổng số nợ quá hạn giảm dần trong giai đoạn 20132015 xét về số tuyệt đối.trong giai đoạn này nợ quá hạn chỉ có ở chương trình hộ nghèo;sản xuất kinh doanh vùng khó khăn;Đồng bào DTTS ĐBKK; Thương nhân VKK; xuất khẩu lao động. Xét về tổng thể, tỷ trọng nợ quá hạn bình quân cao nhất trong 3 năm 20132015 là của chương trình hộ nghèo 71,06%, tiếp theo là chương trình SXKD vùng khó khăn và chương trình xuất khẩu lao động với tỷ trọng nợ quá hạn bình quân tương ứng là 17,69% và 6,24%. Đối với các chương trình này tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tương đối cao một phần do đặc điểm là các chương trình cho vay này có khối lượng vốn cho vay lớn và tỷ lệ rủi ro cao dẫn đến việc hoàn trả không đúng hạn các khoản vay. 2.1.2.7. Tình hình thu nợ Bảng10: Hệ số sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ 29.216 49.709 63.052 Dư nợ bình quân 130.102 138.372 151.320 Vòng quay vốn tín dụng 0,22 0,36 0,42 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 20132015của NHCSXH huyện Pắc Nặm). Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc làm sao cho quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế, đó chỉ là điều kiện cần để đảm bảo khả năng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Còn khả năng thu hồi được vốn gốc và lãi đúng thời hạn mới là điều kiện đủ của chất lượng vốn vay và chỉ tiêu quay vòng vốn cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng theo kế hoạch ở mức độ nào. Chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của NHCSXH là các khoản vay trung và dài hạn, thường từ 3 đến 5 năm nên khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là rất thấp. Năm 2013 là 0,22; năm 2014 là 0,36; năm 2015 là 0,42. Một phần do người dân không có khả năng thu hồi vốn sau khi sản xuất kinh doanh. Điều này gây khó khăn trong việc quay vòng vốn của ngân hàng. Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Pắc Nặm từ năm 20132015 chúng ta đã có một cách nhìn khái quát về hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội. PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG… 3.1. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Pắc Nặm trong thời gian qua. 3.1.1 Những thành tựu đạt được Sau khi thành lập đi vào hoạt động NHCSXH đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cho vay hộ nghèo từ ủy thác từng phần cho ngân hàng Nông nghiệp sang ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng được nâng cao, mỗi năm tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đi vào hoạt động, thực hiện uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, tận dụng được mạng lưới vào lao động của tổ chức đoàn thể, trong tổ chức này trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, trong quá trình này thực chất là đang xã hội hoá công tác ngân hàng và phát động toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao. Cùng với công tác thu hồi vốn khi đến hạn, xúc tiến hàng loạt các biện pháp huy động tiền gửi trong dân cư và tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền bằng văn bản thông qua các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội. Đặt điểm giao dịch lưu động tại 1010xã và thị trấn xã trung tâm địa bàn huyện. Củng cố tổ vay vốn thông qua 4 tổ chức hội là: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên quản lý. Nguyên nhân dẫn đến nghèo là những hộ thiếu vốn, không có kĩ thuật, không biết tính toán chi tiêu trong gia đình, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch. Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện qui chế 783 của HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm trong một khoản thời gian ngắn, chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức chính trị xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm. Do công tác tuyên truyền vận động tốt đã được đông đảo người nghèo tham gia này đã trở thành phong trào rộng rãi về mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn. Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét vay vốn đã phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, trong đó có người trước đây ở ngoài đoàn thể, không tham gia trong tổ chức chính trị xã hội nào,

 Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế LỜI CẢM ƠN Sau trình thực tập ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm em hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài “Tình hình huy động sử dụng vốn ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm”.Em xin chân thành cảm ơn hướng dẫn tận tình cô giáo Th.s Hoàng Thị Thu Hằng, giúp đỡ động viên quí thầy cô bạn trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn giúp đỡ tận tình Ban Giám Đốc, toàn thể cán - công nhân viên ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm tạo điều kiện thuận lợi hội cho em tiếp xúc với thực tiễn hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiểu biết tích luỹ kinh nghiệm cho thân Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn kiến thức hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận ý kiến đóng góp quí thầy cô, cô chú, anh chị ngân hàng bạn sinh viên để em rút kinh nghiệm cho thân hoàn thiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Thị Thu Thủy SV: Hoàng Thị Thu Thủy-1- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết đề tài Từ nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, sau 25 năm đổi Việt Nam bước vươn lên bước đầu khẳng định uy tín, chinh phục khách hàng chiếm lĩnh thị trường lớn ổn định góp phần nâng cao vị trường quốc tế Hiện chế mở cửa, thành phần kinh tế hoạt động cách bình đẳng theo hiến pháp pháp luật Nhiều loại hình doanh nghiệp đời pháp triển mạnh mẽ Cùng với cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp nước nước đòi hỏi doanh nghiệp luôn đổi công nghệ, trang thiết bị mở rộng sản xuất cần thiết phải có lượng vốn lớn mà ngân hàng nơi cung cấp vốn cho doanh nghiệp thành phần kinh tế cách có hiệu Trong kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực quản lý Nhà nước cấp kinh doanh ngân hàng thương mại Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng nước ta thời gian qua tạo chuyển biến rõ nét tổ chức, hoạt động trình độ nghiệp vụ hệ thống ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới hầu khắp địa bàn nước Nghiệp vụ ngân hàng đổi bước đại hoá, tiếp cận với công nghệ thông lệ quốc tế Với hoạt động tín dụng dịch vụ đa dạng ngân hàng đáp ứng phần lớn nhu cầu khách hàng, góp phần đáng kể vào nghiệp phát triển kinh tế đất nước.Ngày nay, ngân hàng trở thành mắt xích quan trọng cấu thành nên vận động nhịp nhàng kinh tế Cùng với ngành kinh tế khác ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn SV: Hoàng Thị Thu Thủy-2- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế thị trường tiền tệ, kiềm chế đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối Quá trình công nghiệp hóa, đại hóa với mặt trái kinh tế thị trường tạo phận dân cư dần ruộng đất, công ăn việc làm thu nhập ngày xuống thấp Họ nhanh chóng trở thành tầng lớp nghèo xã hội Họ cần vốn sản xuất song lại khả tiếp cận sử dụng nguồn vốn ngân hàng thương mại (NHTM) lẽ chi phí cho sử dụng đồng vốn với họ cao với yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay điều kiện vay vốn khác NHTM làm cho họ trở nên thiếu vốn Trước thực trạng đòi hỏi phải có kênh dẫn vốn riêng biệt với lãi suất ưu đãi để tầng lớp nghèo đối tượng sách xã hội có điều kiện tiếp cận sử dụng có hiệu nguồn vốn đó.Từ thực tiễn khách quan tiền đề để ngân hàng Chính sách xã hội đời Vấn đề bật hoạt động ngân hàng nói chung ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng công tác huy động sử dụng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội kênh hiệu sách cho vay ưu đãi Đảng phủ nhằm đạt mục tiêu phát triển an sinh xã hội Vậy tình hình huy động vốn sử dụng vốn ngân hàng Chính sách xã hội nào?Và làm để huy động sử dụng vốn có hiệu quả? Từ vấn đề trên, với mục tiêu thông qua thực tiễn để hiểu thêm sâu sắc kiến thức tiếp thu trường học, em giúp đỡ nhiệt tình cô cán bộ, nhân viên ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm với hướng dẫn tận tình Cô giáo Th.s SV: Hoàng Thị Thu Thủy-3- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế Hoàng Thị Thu Hằng giúp đỡ em thực đề tài “Tình hình huy động sử dụng vốn ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm” Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm năm 2013 - 2015, đánh giá rút học liên quan đến công tác huy động sử dụng vốn Từ đề xuất số giải pháp hoàn thiện công tác huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm  Mục tiêu cụ thể Để đạt mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu hướng vào mục tiêu cụ thể sau: - Thực trạng công tác huy động sử dụng vốn ngân hang… - Phân tích đánh giá tình hình huy động sử dụng vốn, mặt tồn nguyên nhân tồn trình huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm - Trên sở nội dung nghiên cứu, kết hợp với số tình hình thực tế kiến nghị số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài vấn đề thực tiễn, cụ thể hoạt động huy động sử dụngvốn NHCSXH huyện Pắc Nặm  Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tại NHCSXH huyện Pắc Nặm - Phạm vi nội dung: Tình hình huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm - Phạm vi thời gian: Số liệu kết nghiên cứu năm 2013-2015 SV: Hoàng Thị Thu Thủy-4- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế Kết cấu đề tài Tên đề tài: “Tình hình huy động sử dụng vốn ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm” (bỏ) Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo nội dung khóa luận thay báo cáo gồm chương thay phần Phần 1: Khái quát ngân hang sách xã hội huyện Pắc Nặm Phần 2: Tình hình huy động sử dụng vốn nhân hàng sách huyện Pắc Nặm Phần 3: Nhận xét đánh giá tình hình huy động sử dụng vốn ngân hang… PHẦN KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PẮC NẶM (BỎ) 1.1 Khái quát tình hình KT - XH huyện 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Pắc Nặm huyện vùng cao xa xôi, khó khăn tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn gần 100 km phía Bắc, phía Bắc Đông giáp tỉnh Cao Bằng,phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Ba Bể.Địa hình núi cao, có độ dốc lớn, đất nông nghiệp ít, nhỏ hẹp, chủ yếu ruộng bậc thang Khu vực thượng nguồn sông Năng hẹp, độ dốc bình quân 3% Ngoài mạch núi chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam Phía Bắc - Tây Bắc huyện Pác Nặm có đỉnh núi cao tỉnh Bắc Kạn như: đỉnh Phja Giạ tiếp giáp với Hà Giang Tuyên Quang cao tới l.640m Trên dãy Phja Bjooc nhiều đỉnh cao 1.300m Phja Ieng (l.527m), Phja Bjooc (l.502m), Pú Bình (l.404m), Khau Tàng (l.359m) Trên địa bàn huyện có sông Bộc Bố chảy từ phía Tây Bắc hội lưu với sông Năng + Tổng diện tích (ha): 47.539,00 SV: Hoàng Thị Thu Thủy-5- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế + Đất Nông nghiệp (ha): 4.447,49 + Đất Lâm nghiệp (ha): 35.214,40 + Đất chưa khai thác (ha): 6.848,62 Đơn vị hành chính: Toàn huyện có 10 đơn vị hành cấp xã, xã: Bộc Bố, Bằng Thành, Nhạn Môn, Công Bằng, Giáo Hiệu, Xuân La, Cổ Linh, An Thắng, Cao Tân, Nghiên Loan Trung tâm huyện lỵ xã Bộc Bố Toàn 10 xã huyện Pác Nặm xã đặc biệt khó khăn nằm Chương trình 135 giai đoạn II Chính phủ Dân số - Dân tộc: Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2015, toàn huyện có 6.512 hộ dân, có 3.013 hộ dân (28.845 nhân khẩu) người đồng bào dân tộc thiểu số Mật độ dân số trung bình: 55 người/km2 So với huyện Tỉnh huyện pắc nặm có vị trí địa lý không thuận lợi chủ yếu địa hình đồi núi, giao thông khó khăn, diện tích đất nông nghiệp hẹp chủ yếu đất lâm nghiệp, dân cư sinh sống không tập trung Tuy nhiên năm gần quan tâm Đảng, nhà nước huyện Pắc Nặm có nhiều thay đổi rõ rệt 1.1.2 Điều kiện KT-XH Trong năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội huyện có nhiều chuyển biến tích cực thu kết tốt Tỷ lệ hộ nghèo qua năm giảm, năm 2013 toàn huyện có 6204 hộ hộ nghèo 2.511 hộ chiếm 40,4% đến năm 2015 toàn huyện có 6.512 hộ hộ nghèo có 1.869 hộ chiếm 28,7% 1.1.3 Nhận xét SV: Hoàng Thị Thu Thủy-6- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế Thực công đổi Đảng ta khởi xướng lãnh đạo 25 năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay; gặp nhiều khó khăn thách thức xuất phát điểm kinh tế huyện thấp, chậm phát triển; phần lớn dân số sống nông thôn thu nhập từ nông nghiệp, lâm nghiệp; mặt khác tác động mặt trái chế thị trường diễn biến phức tạp thời tiết, thiên tai dịch bệnh Song, Đảng nhân dân dân tộc huyện Pắc Nặm đoàn kết thống nhất, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, thách thức; vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối Đảng, sách, pháp luật Nhà nước vào hoàn cảnh thực tế địa phương thực thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; liên tục nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua khối huyện thành phố tỉnh Trong xu hội nhập phát triển, phát huy lợi điều kiện tự nhiên huyện, vận dụng chủ trương sách Đảng Nhà nước, năm qua, cấp ủy, quyền từ huyện đến sở tập trung cao giải pháp khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào địa bàn, tập trung phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại 1.2 Khái quát ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Pắc Nặm 1.2.1 Tên, địa ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm - Tên đầy đủ: Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm - Tên viết tắt: NHCSXH huyện Pắc Nặm - Địa chỉ: Thôn Đông Lẻo xã Bộc Bố huyện Pắc Nặm tỉnh Bắc Kạn - Điện thoại: 0281.3893.222 - Fax: 0281.3893.212 1.2.2 Quá trình hình thành phát triển ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm SV: Hoàng Thị Thu Thủy-7- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế NHCSXH thành lập theo định số 765/QĐ-HĐQT, ngày 07/07/2003 chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng sách xã hội nhằm tách tín dụng sách khỏi tín dụng thương mại thực lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế Việt Nam nói chung ngành ngân hàng nói riêng NHCSXH xác định chế tài trị Nhà nước hoạt động không mục tiêu lợi nhuận mà để thực sách tín dụng ưu đãi người nghèo đối tượng sách khác, góp phần thực mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo Ngay từ ngày đầu hoạt động nhận quan tâm đạo sát huyện ủy, HĐND, UBND huyện, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, Đảng quyền xã, thị trấn Đặc biệt đón nhận hàng ngàn hộ nghèo đối tượng sách khác huyện Trong giai đoạn thành lập NHCSXH huyện Pắc Nặm gặp nhiều khó khăn sở vật chất Từ ngày đầu thành lập NHCSXH huyện Pắc Nặm đảm đương cho vay chương trình: cho vay hộ nghèo cho vay giải việc làm (Dự án 120) Nhưng đến cho vay 10 chương trình: Cho vay hộ nghèo; cho vay giải việc làm, cho vay học sinh, sinh viên; cho vay xuất lao động; cho vay nước vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay hộ nghèo làm nhà ở; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp vừa nhỏ; thương nhân vùng khó khăn Nhưng đạo NHCSXH tỉnh Ban đại diện HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cố gắng nỗ lực tập thể cán viên chức quan, phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức hội đoàn làm ủy thác năm qua bước vượt lên khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc tiêu kế hoạch giao 1.2.3 Cơ cấu tổ chức máy hoạt động ngân hàng Chính sách xã hội huyệnPắc Nặm Hiện NHCSXH huyện Pắc Nặm có 10 cán SV: Hoàng Thị Thu Thủy-8- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế Bộ máy hoạt động tổ chức NHCSXH huyện Pắc Nặm bố trí theo sơ đồ sau: Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm Phó giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Pắc Nặm Phòng tín dụng Phòng kế toán Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Pắc Nặm - Ban Giám Đốc: gồm 02 đồng chí + Giám đốc phụ trách chung + Phó giám đốc: trợ giúp giám đốc, quản lý hoạt động tổ kế toán - Các phòng ban: + Phòng tín dụng: gồm 05 cán bộ, có 01 trưởng phòng Nhiệm vụ phòng tín dụng tổ chức cho vay hộ nghèo đối tượng sách khác xã huyện, thực việc thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng nhanh chóng kịp thời, xác, theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, đề xuất xây dựng chiến lược, lập kế hoạch tổng hợp báo cáo toàn ngân hàng Đây đội ngũ cán đại diện cho ngân hàng tiếp xúc với khách hàng có vai trò quan trọng việc định đến kết hoạt động kinh doanh ngân hàng + Phòng kế toán – ngân quỹ: Gồm 03 cán có 01 trưởng phòngPhòng kế toán – ngân quỹ có nhiệm vụ thực công tác giao dịch SV: Hoàng Thị Thu Thủy-9- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế với khách hàng theo chế độ quy định, thực vai trò tổ ngân quỹ trung tâm (cân đối lượng thu chi tiền mặt ngân hàng) 1.2.4 Vai trò ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm NHCSXH huyện Pắc Nặm đời nhằm thực sách tín dụng người nghèo đối tượng sách khác để phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội 1.2.5 Chức ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Chức chủ yếu NHCSXH huyện Pắc Nặm phân vốn từ Chính phủ tổ chức tài trợ cho vay, nhận vốn ủy thác cho vay quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức trị - xã hội, hiệp hội, hội, cá tổ chức phi phủ, cá nhân nước đầu tư cho chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 1.2.6 Một số hoạt động ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm 1.2.6.1 Về công tác nguồn vốn * Vốn từ Ngân sách Nhà nước - Vốn điều lệ - Vốn cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho sách xã hội khác - Hàng năm, UBND cấp trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi nhân sách cấp để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo đối tượng sách khác địa bàn - Vốn ODA phủ giao * Vốn huy động - Nhận tiền gửi có trả lãi tổ chức, cá nhân nước phạm vi kế hoạch duyệt - Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm trì số dư tiền gửi ngân hàng CSXH huyện 2% số dư nguồn vốn huy động đồng SV: Hoàng Thị Thu Thủy-10- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế Doanh số thu nợ diễn biến tương tự doanh số cho vay + Năm 2013 doanh số thu nợ 93,5% doanh số cho vay + Năm 2014 doanh số thu nợ 77,6% doanh số cho vay + Năm 2015 doanh số thu nợ 61,8% doanh số cho vay Đối với dư nợ có tăng dần từ năm 2013 đến 2015 Nhìn vào bảng ta thấy dư nợ năm 2014 145.328 triệu đồng tăng so với năm 2013 11.136 triệu đồng Năm 2015 196.514 triệu đồng tăng 51.186 triệu đồng Trên sở số liệu huy động vốn cho vay nhận thấy nguồn vốn huy động doanh số cho vay có chênh lệch lớn, phải ngân hàng rơi vào tình trạng ứ đọng vốn SV: Hoàng Thị Thu Thủy-34- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế 3.1.2.6 Tình hình nợ hạn ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm Bảng 9: Nợ hạn phân theo chương trình cho vay giai đoạn 2013-2014 ĐVT: Triệu đồng Nợ hạn theo chương trình Hộ nghèo Học sinh, sinh vên Năm 2013 Tỷ trọng Số tiền (%) 714 72,56 - Năm 2014 Tỷ trọng Số tiền (%) 483 69,2 - Năm 2015 Tỷ trọng Số tiền (%) 480 71,43 - Tỷ trọng bình quân (%) 71,06 - Giải việc làm - - - - - - XKLĐ 20 2,03 50 7,16 64 9,52 Hộ nghèo làm nhà - - - - - - SXKD vùng khó khăn 210 21,34 130 18,62 88 13,1 17,69 Đồng bào DTTS ĐBKK 10 1,02 0,72 10 1,49 1,08 8.Thương nhân VKK 30 3,05 30 4,3 30 4,46 3,94 hộ cận nghèo Tổng 6,24 - - - - - - - - 984 100 698 100 672 100 100 (Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH huyện Pắc Nặm năm 2013, 2014, 2015) SV: Hoàng Thị Thu Thủy-35- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: Tổng số nợ hạn giảm dần giai đoạn 2013-2015 xét số tuyệt đối.trong giai đoạn nợ hạn có chương trình hộ nghèo;sản xuất kinh doanh vùng khó khăn;Đồng bào DTTS ĐBKK; Thương nhân VKK; xuất lao động - Xét tổng thể, tỷ trọng nợ hạn bình quân cao năm 20132015 chương trình hộ nghèo 71,06%, chương trình SXKD vùng khó khăn chương trình xuất lao động với tỷ trọng nợ hạn bình quân tương ứng 17,69% 6,24% Đối với chương trình tỷ lệ nợ hạn chiếm tương đối cao phần đặc điểm chương trình cho vay có khối lượng vốn cho vay lớn tỷ lệ rủi ro cao dẫn đến việc hoàn trả không hạn khoản vay 2.1.2.7 Tình hình thu nợ Bảng10: Hệ số sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ 29.216 49.709 63.052 Dư nợ bình quân 130.102 138.372 151.320 0,22 0,36 0,42 Vòng quay vốn tín dụng (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013-2015của NHCSXH huyện Pắc Nặm) Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng không quan tâm đến việc cho quy mô tín dụng ngày mở rộng, bao trùm lĩnh vực kinh tế, điều kiện cần để đảm bảo khả sử dụng vốn vay đạt hiệu Còn khả thu hồi vốn gốc lãi thời hạn điều kiện đủ chất lượng vốn vay tiêu quay vòng vốn cho biết khả thu hồi nợ ngân hàng theo kế hoạch mức độ SV: Hoàng Thị Thu Thủy-36- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế Chiếm tỷ lệ cao tổng dư nợ NHCSXH khoản vay trung dài hạn, thường từ đến năm nên khả thu hồi vốn Ngân hàng thấp Năm 2013 0,22; năm 2014 0,36; năm 2015 0,42 Một phần người dân khả thu hồi vốn sau sản xuất kinh doanh Điều gây khó khăn việc quay vòng vốn ngân hàng Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế hoạt động huy động sử dụng vốn NHCSXH huyện Pắc Nặm từ năm 2013-2015 có cách nhìn khái quát hoạt động ngân hàng Chính sách xã hội PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG… 3.1 Đánh giá tình hình huy động sử dụng vốn ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Pắc Nặm thời gian qua 3.1.1 Những thành tựu đạt Sau thành lập vào hoạt động NHCSXH tích cực chuyển đổi cấu cho vay hộ nghèo từ ủy thác phần cho ngân hàng Nông nghiệp sang ủy thác phần cho tổ chức trị - xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đối tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng nâng cao, năm tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng Ngân hàng Chính sách xã hội vào hoạt động, thực uỷ thác cho vay qua tổ chức trị xã hội, tận dụng mạng lưới vào lao động tổ chức đoàn thể, tổ chức trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo đối tượng sách, trình thực chất xã hội hoá công tác ngân hàng phát động toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu cao Cùng với công tác thu hồi vốn đến hạn, xúc tiến hàng loạt biện pháp huy động tiền gửi dân cư tổ chức tuyên truyền phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền văn thông qua cấp, ngành, đoàn thể tổ chức trị - xã hội Đặt điểm giao dịch lưu động SV: Hoàng Thị Thu Thủy-37- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế 10/10xã thị trấn xã trung tâm địa bàn huyện Củng cố tổ vay vốn thông qua tổ chức hội là: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn niên quản lý Nguyên nhân dẫn đến nghèo hộ thiếu vốn, kĩ thuật, tính toán chi tiêu gia đình, chi tiêu lãng phí, kế hoạch Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực qui chế 783 HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm khoản thời gian ngắn, chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức trị - xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm Do công tác tuyên truyền vận động tốt đông đảo người nghèo tham gia trở thành phong trào rộng rãi mặt xã hội có ý nghĩa lớn Các tổ chức trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét vay vốn phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, có người trước đoàn thể, không tham gia tổ chức trị xã hội nào, hiểu biết, vay vốn Các tổ chức trị - xã hội làm uỷ thác cho vay mang lai lợi ích thiết thực cho hội viên, hội viên thêm gắn bó với hội, nội dung sinh hoạt hội thêm phong phú Ngân hàng Chính sách xã hội cử cán đưa tiền xuống sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến vay vốn, giảm thời gian chi phí lại cho người dân Ngoài ra, NHCSXH phối kết hợp với tổ chức trị xã hội tập huấn cho hộ nghèo vay vốn mở lớp hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi, giúp hộ nghèo nắm vững kỹ thuật, biết sử dụng đồng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu để đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình Đây biện pháp đầu tư chiều sâu để quản lý đồng vốn cho hộ nghèo vay có hiệu 3.1.3.2.Những tồn cần khắc phục Vốn cho vay hầu hết để hộ nghèo tính toán sử dụng, chưa gắn kết việc cho vay kết hợp với chuyển giao kĩ thuật để sản xuất theo chương trình kinh tế địa phương Một số nơi chưa thực triệt để dân chủ, công khai SV: Hoàng Thị Thu Thủy-38- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế bình xét, cho vay, cá biệt ấn định mức vay cho hộ nên dễ tạo lợi dụng không công cho vay Cán tổ chức trị - xã hội đơn vị nhận uỷ thác đa số nắm vững nghiệp vụ nhận uỷ thác cho NHCSXH số cán cấp sở chưa thấy hết nhiệm vụ cho làm tín chấp cho vay, nên trách nhiệm chưa cao Các tổ chức trị xã hội trú trọng nhiều đến việc củng cố tổ vay vốn, song tổ loại C Theo chế cho vay vốn giải việc làm nay, việc thẩm định, điều hoà xét duyệt cho vay có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia gắn trách nhiệm với quyền hạn, nên vốn cho vay mang tính chất dàn trải, thường cho vay lại đối tượng cũ, số việc làm tạo hạn chế, trách nhiệm việc cho vay chưa quy định rõ ràng, dẫn đến nguồn vốn có lúc đọng, việc đôn đốc thu nợ hạn làm chưa tích cực để nợ đọng kéo dài Theo chế hoạt động nay, việc tạo lập vốn nhằm tăng nguồn vốn cho vay ngân hàng Chính sách xã hội quan trọng, phải trông chờ vào ngân sách Trung ương ngân sách địa phương Những tỉnh thu ngân sách thấp khó việc tăng nguồn vốn cho ngân hàng Chính sách xã hội 3.1.3.3 Nguyên nhân tồn -Việc hướng dẫn tổ chức sử dụng vốn cho hộ nghèo sau vay vốn ngân hàng hạn chế nên chưa phát huy hiệu đồng vốn - Tỉ lệ nợ hạn mức cao - Một số đơn vị có dư nợ lớn, vay nhiều ngân hàng nên công nợ nhiều, khó kiểm soát trình chu chuyển hàng hóa khoản công nợ phải thu, phải trả chất lượng sử dụng vốn bị ảnh hưởng, dễ xảy rủi ro - Theo hình thức địa bàn xa, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng nên công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn, ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm tiến hành bàn giao nợ cho tổ trưởng đôn đốc xử lý thu hồi nợ không thường xuyên dẫn đến hiệu thu nhập thấp Trước tình hình đó, ngân hàng tiến hành rà soát nợ, thực trạng sản xuất kinh doanh khách hàng sau điều chỉnh kỳ hạn nợ Để khắc phục tồn nhằm nâng cao hiệu SV: Hoàng Thị Thu Thủy-39- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế sử dụng vốn có nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện tình trạng kinh doanh ngân hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện tình trạng kinh doanh ngân hàng mà đưa giải pháp sở nguyên nhân gây tình trạng khó khăn cho ngân hàng 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn sử dụng vốn tạingân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm 3.2.1 Phương hướng hoạt động ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm thời gian tới 3.2.1.1 Thuận lợi - NHCSXH huyện Pắc Nặm thường xuyên nhận quan tâm đạo ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên, cấp ủy, quyền địa phương từ cấp huyện tới cấp sở; phát huy sức mạnh tổng hợp hệ thống tổ chức trị - xã hội thông qua hoạt động ủy thác qua bước xã hội hóa hoạt động ngân hàng - Ban đại diện HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện hoạt động đồng đều, định kỳ giao ban hàng quý, đạo hoạt động NHCSXH huyện thực tốt kế hoạch giao, chấp hành tốt sách Đảng Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trình cho vay - Việc thực giao ban hàng quý với hội đoàn thể nhận ủy thác tổ chức định kỳ đặn, có chất lượng nên việc bám sát để đạo hoạt động, thông tin phối hợp NHCSXH hội đoàn thể thường xuyên cập nhật nên việc đạo, điều hành hoạt động ủy thác có nhiều chuyển biến tích cực - Nhiều ban xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn, hội đoàn thể hoạt động tích cực, có hiệu việc tổ chức cho vay, thu nợ, thu lãi… Nhiều tổ TK&VV hoạt động tố góp phần đông đốc hộ vay sử dụng vốn mục đích, sản xuất đem lại hiệu tốt góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, nâng số hộ gia đình có điều kiện kinh tế địa phương 3.2.1.2 Khó khăn SV: Hoàng Thị Thu Thủy-40- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế - Nguồn vốn cho vay hộ nghèo đối tượng sách khác có tăng cao, song chưa đáp ứng đủ nhu cầu đối tượng thụ hưởng địa bàn lớn, đặc biệt nguồn vốn cho vay vùng khó khăn - Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đơn vị nhiều thiếu thốn, đáp ứng phần nhu cầu giải công việc giao - Địa bàn rộng, lực lượng cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện mỏng, trình độ không đồng nên gặp khó khăn giải công việc - Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra, chăn nuôi bị dịch bệnh, hoa màu bị rầy nâu phá hoại diện rộng… làm cho việc sản xuất chăn nuôi bà gặp nhiều khó khăn, hiệu từ đồng vốn đem lại không mong muốn, chí nhiều hộ làm ăn thua lỗ dẫn tới nợ đọng kéo dài gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng 3.2.1.3 Phương hướng hoạt động ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm thời gian tới Dưới đạo Đảng Nhà nước, NHCSXH huyện Pắc Nặm phát huy thuận lợi bản, nhận thức khó khăn thời gian tới Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, làm việc ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2016.Phát huy kết đạt năm 2015, đến năm 2016 ngân hàng Chính sách xã hội huyện Pắc Nặm phấn đấu thực tiêu kế hoạch hoạt động huy động sử dụng vốn sau: - Nguồn vốn Pháp lệnh huy động địa phương đến 31/12/2016: Hoàn thành 100% tiêu Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao (01 TỶ ĐỒNG) - Tổng dư nợ chương trình tín dụng đến 31/12/2016: Hoàn thành 100% tiêu Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dư nợ năm 2016: 8% năm tương ứng 13,8 tỷ đồng - Tỷ lệ nợ hạn: ≤ 0,2% tổng dư nợ - Tỷ lệ thu lãi đạt: 95% số lãi phải thu trở lên SV: Hoàng Thị Thu Thủy-41- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế - Bằng biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu hoạt động nhận ủy thác, ủy nhiệm cho đơn vị nhận ủy thác, ủy nhiệm cấp - Bám sát Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 Ban bí thư tăng cường lãnh đạo Đảng tín dụng Chính sách xã hội để tham mưu cho cấp ủy cấp tiếp tục đạo, quan tâm đến hoạt động đơn vị Tiếp tục tham mưu với thường trực HĐND-UBND bố trí phần ngân sách chuyển sang PGD NHCSXH huyện để hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối tượng sách địa bàn huyện hỗ trợ mua sắm hệ thống máy móc thiết bị - Thực nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu chất lượng kiểm tra - Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT ngân hàng Chính sách xã hội huyện trì, nâng cao chất lượng họp giao ban hàng quý, qua kịp thời tranh thủ đạo giải công việc phát sinh đáp ứng phục vụ hoàn thành nhiệm vụ giao 3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác huy động sử dụng vốn tạingân hàng Chính sách xã hội huyệnPắc Nặm 3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn a Tăng cường huy động nguồn vốn nhàn dỗi nhân dân Hiện nay, NHCSXH huyện Pắc Nặm huy động với lãi suất thường thấp NHTM, ưu đãi, khuyến mại người gửi tiết kiệm nên việc huy động khó khăn Trong nguồn vốn cấp thiếu Vì tự ngân hàng nên chủ động nguồn vốn cho mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn người dân Bên cạnh việc cho vay, ngân hàng tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm hộ vay vốn để tạo điều kiện cho hộ vay khác chưa vay Một kết phủ nhận mà qua phương thức cho vay ủy thác tạo nhờ có hình thức huy động tiết kiệm thông qua Tổ, tổ viên làm quen dần với hoạt động tài vi mô Khi thành viên Tổ, theo quy ước hoạt động Tổ, nộp khoản tiền tiết kiệm ban đầu định kỳ (tháng, quý) họ tạo lập tích lũy dần với hộ nghèo nguồn vốn đáng kể để họ trang trải cho công việc cá nhân (trả nợ, trả lãi, chi tiêu gia đình) tương trợ cho thành viên khác Tổ Sổ SV: Hoàng Thị Thu Thủy-42- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế tiền không lớn song ý nghĩa cao mang tính chất nhân văn sâu sắc Như nói phương thức ủy thác cho vay qua tổ chức trị - xã hội phương thức phù hợp với ngân hàng Chính sách xã hội huyện b Phát huy lợi vốn có ngân hàng NHCSXH đơn vị hoạt động với nhiều ưu so với ngân hàng khác như: - Ngân hàng Chính sách xã hội ngân hàng thuộc quản lý Nhà nước Đây ưu tâm lý khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng quốc doanh, gửi vào họ không sợ bị sau hàng loạt trung tâm tín dụng đổ vỡ - Ngân hàng Chính sách xã hội ngân hàng có uy tín, có địa điểm vị trí hoạt động thuận lợi địa bàn hoạt động nơi đông dân cư - Về công nghệ ngân hàng: Đã đưa vào sử dụng hệ thống máy vi tính cập nhật thông tin hàng ngày - Về cán nhân viên: Cán làm việc ngân hàng hầu hết cán lực có trình độ có chuyên môn, nhiệt tình công việc, tận tụy với khách hàng Như để phát huy thuận lợi nhằm thu hút tối đa lượng tiền gửi, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn đơn vị kinh tế địa bàn thời gian tới NHCSXH huyện Pắc Nặm phải quan tâm đến trình độ cán nhân viên, đặc biệt nhân viên giao dịch có quan hệ trực tiếp với khách hàng gửi tiền với thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhạy công tác, tháiđộ phong cách giao tiếp cư sử văn hoá, lịch văn minh, ưa nhìn nhân tố định đến thành công ngân hàng công tác Cần tổ chức kỳ thi tuyển có chọn lọc nghiêm minh, xác Củng cố trang bị sở vật chất kỹ thuật đại cho trụ sở giao dịch Việc nâng cấp, tân trang phòng tiếp khách, điểm giao dịch khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, tin tưởng SV: Hoàng Thị Thu Thủy-43- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế Tăng cường hoạt động phương tiện thông tin đại chúng để NHCSXH huyện Pắc Nặm tự giới thiệu với khách hàng Có thể nói nay, phần lớn phận dân cư chưa hiểu biết đầy đủ NHCSXH nên việc làm tạo ưu NHCSXH thị trường có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi dân cư tập trung ngân hàng Chính sách xã hội 3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn (cho vay thu nợ) Sử dụng vốn công tác quan trọng định đến chất lượng khoản tín dụng tồn ngân hàng Do mục tiêu NHCSXH không mở rộng doanh số cho vay mà phải thực khoản vay có hiệu công tác NHCSXH huyện Pắc Nặm cần phải áp dụng biện pháp như: a Đa dạng hóa phương thức cho vay - Về phương thức cho vay: Quy trình cho vay hộ nghèo đối tượng sách khác NHCSXH huyện Pắc Nặm áp dụng theo quy định NHCSXH Việt Nam, Chủ yếu áp dụng phương thức cho vay lần Thực tiễn cho thấy cần phải đa dạng hóa phương thức cho vay để phù hợp với trình chu chuyển tài hoạt động sản xuất kinh doanh người nghèo, làm để giải ngân phù hợp với chu kỳ kinh doanh mức nhu cầu vốn, ví dụ hộ nghèo vay trồng công nghiệp, trồng rừng, nhu cầu vay vốn họ chia nhiều kỳ từ chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, thu hoạch có loại chu kỳ từ 3-5 năm nên vay lần Trường hợp hộ nghèo vay vốn làm dịch vụ, mua bán nhỏ có thu nhập thường xuyên hàng tuần trả nợ dần - Về hình thức cấp tín dụng:Đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng cho hộ nghèo đối tượng sách cho vay tiền vật, cho vay chuyển khoản Đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cần chế cho vay linh hoạt hơn, không thiết phải cho vay tiền mà cho vay giống để đảm bảo khoản tiền cho vay sử dụng mục đích SV: Hoàng Thị Thu Thủy-44- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế b Điều chỉnh mức cho vay chương trình phù hợpvới loạikhách hàng phương án vay vốn - Trên sở phân loại khách hàng kể khách hàng doanh nghiệp cá nhân, khách hàng vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo dựa vào phương án sản xuất kinh doanh cần phân loại theo mức độ khác nhau: hộ nghèo nhất, hộ nghèo trung bình, có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt để xác định mức cho vay, phương thức cho vay biện pháp hỗ trợ thích hợp, áp dụng mức lãi suất phù hợp cho chương trình, có chương trình áp dụng nên ưu đãi lãi suất, có chương trình không cần áp dụng - Một nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn hiệu tình trạng tái nghèo mức vay chưa phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh tình hình tài hộ vay Tình hình kinh tế thị trường nhu cầu vốn phát triển kinh tế hộ vay lớn Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để giúp hộ vay xóa đói giảm nghèo tạm thời, hộ vay muốn thoát nghèo, làm giầu chưa đáp ứng Nếu hộ vay chưa có kinh nghiệm sản xuất, sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền thích hợp dẫn đến vốn vay không sinh lời, không hiệu quả, thất thoát vốn, khả chi trả - Việc xác định mức cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn khả trả nợ hộ có vị trí quan trọng Ngoài cần có quy định cho vay bổ sung để giúp hộ nghèo khắc phục khó khăn vốn, tránh tình trạng hộ vay phải vay thị trường không thức lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu đầu tư vay trả cho ngân hàng vay lại ngân hàng để trả nợ c Thực quy trình thẩm định cho vay chặt chẽ - Thẩm định dự án đầu tư trình kiểm tra đánh giá lại dự án cách khách quan, khoa học, toàn diện nội dung dự án để định đầu tư - Trong hoạt động ngân hàng, thẩm định dự án đầu tư vấn đề quan trọng, công việc thiếu trình cho vay ngân hàng Thông qua thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng đánh giá xác tính khả thi, tính hiệu trả nợ dự án đầu tư Trong trình thẩm SV: Hoàng Thị Thu Thủy-45- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế định, ngân hàng tham gia đóng góp ý kiến cho khách hàng với mục đích nâng cao hiệu dự án đầu tư - Về quy trình cho vay: Đối với hộ cho vay vốn để đảm bảo đối tượng có phương án đầu tư thích hợp, NHCSXH cần xây dựng hệ thống thông tin ban đầu cách trung thực cập nhật thường xuyên khách hàng, thực việc xây dựng mẫu giao việc thu thập thông tin cho tổ chức trị - xã hội, đào tạo hướng dẫn tổ chức Chính trị - xã hội Từ xác định nhu cầu khả vay vốn sử dụng vốn vay hộ vay d Phối kết hợp cộng đồng trách nhiệm ngân hàngChính sách xã hộivới tổ chức liên quan Mô hình tổ chức NHCSXH cho thấy rằng, công tác xóa đói giảm nghèo trách nhiệm toàn xã hội Phải có phối hợp nhịp nhàng đồng NHCSXH cấp quyền, cấp sở xã, thôn công tác xóa đói giảm nghèo phát huy tác dụng tích cực, nâng cao hiệu sử dụng vốn vay Để phát huy vai trò quyền địa phương tổ chức Chính trị - xã hội góp phần nâng cao hiệu hoạt động NHCSXH, cần có phối hợp chặt chẽ NHCSXH quyền sở tại, đoàn thể quần chúng - Cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tổ chức hội cấp xã người vay tổ TK&VV, công tác tuyên truyền hướng dẫn Đối với cấp hôi đoàn thể cấp tỉnh, huyện, Trung ương công tác đào tạo, tuyên truyền Viêc trả phí ủy thác vào kết thu lãi chất lượng dư nợ cần phải dựa kết cụ thể thực nhiệm vụ mà NHCSXH mà sở giao cho hội đoàn thể thực đảm bảo hiệu - Để hội đoàn thể làm nhiệm vụ hủy thác NHCSXH cần phải đào tạo cách chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng công tác nhận ủy thác e Hướng dẫn hộ nghèo thực đa dạng hóa loại hình đầutư cho vay SV: Hoàng Thị Thu Thủy-46- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế - Đối với người nghèo cần hướng dẫn họ đa dạng hóa hình thức đầu tư sản xuất kinh doanh phải đầu tư vào nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp nhỏ, lĩnh vực hộ vay phải đầu tư vào ngành nghề khác nhau, chăn nuôi phải gắn với trồng trọt, không thực đầu tư độc canh - Đối với sản xuất kinh doanh việc đa dạng hóa cần thiết Tuy nhiên tổng tài sản hộ nghèo cần đa dạng hóa dạng tài sản sản xuất, tài sản tiết kiệm hay đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm hộ nghèo có nguồn lực khác để phát triển kinh tế hộ gia đình phòng tránh rủi ro bất khả kháng - Vì việc khuyến khích hộ vay đầu tư sản xuất kinh doanh lĩnh vực khác nhau, ngân hàng cần phải đưa sản phẩm dịch vụ để giúp họ tự thoát nghèo f Nâng cao chất lượng cán ngân hàng Trong lĩnh vực người yếu tố định Vì cán cần phải tuyển chọn bố trí hợp lý quan tâm giáo dục, rèn luyện phải đảm bảo số tiêu chuẩn sau: - Phải có kiến thức trình độ nghiệp vụ bản: Cán ngân hàng cần phải đào tạo kiến thức nghiệp vụ Ngân hàng cách quy trình độ đại học cao đẳng + Phải có đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp cao Người cán tín dụng hết phải có đạo đức tốt, bị cám dỗ lợi ích vật chất, phải coi nghiệp, danh dự thân lợi ích ngân hàng lên hết Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao xử lý tốt công việc giao - Phải có lĩnh kinh nghiệm nghề nghiệp: Để có kinh nghiệm xác định lĩnh nghề nghiệp cán cần phải có thời gian Vấn đề đề cập đến việc cán cần phải có tinh thần trách nhiệm học hỏi, rèn luyện ngân hàng phải có sách đào tạo trình hoạt động thực tế Đồng thời phân công phải giao việc cho cán SV: Hoàng Thị Thu Thủy-47- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế cần ý đến kinh nghiệm lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn phức tạp công việc, lĩnh vực mà cán phụ trách EM BỔ SUNG THÊM KẾT LUẬN VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Hoàng Thị Thu Thủy-48- Lớp: K9KTĐT A [...]... huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huy n Pắc Nặm 2.1.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội huy n Pắc Nặm Nguồn vốn của NHCSXH phân lớn được cấp từ ngân sách Nhà nước Ngân hàng Chính sách sẽ không có sự chủ động về vốn trong việc cho vay Trong trường hợp ngân sách Nhà nước hạn hẹp, giảm chi thì ngân hàng Chính sách sẽ không có nguồn để cho vay Như vậy hoạt động. .. đầy cạnh tranh như hiện nay các ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NHCSXH huy n Pắc Nặm cũng vậy.Trên cơ sở nguồn vốn huy động được NHCSXH huy n Pắc Nặm tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động tín dụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được chú trọng,... đồng) (%) Vốn huy 870 52,41 1.610 65,18 động (Nguồn: Báo cáo số liệu của NHCSXH huy n Pắc Nặm) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy vốn huy động của NHCSXH huy n Pắc Nặm tăng không đều Năm 2014 nguồn vốn huy động là 2.470triệu đồng tăng 870triệu đồng tương ứng tăng52,41% so với năm 2013 Đến năm 2015 vốn huy động đã tăng lên 1.610triệu đồng tương ứng tăng 65,18% so với năm 2014 Do NHCSXH huy n Pắc Nặm đã có... của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của đất nước Nguồn vốn huy động được tại địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi lãi suất huy động thấp hơn lãi suất thị trường và Nhà nước phải cấp bù để cân bằng giữa chi phí và thu nhập cho hoạt động của ngân hàng Chính sách Ngoài ra lãi suất và hình thức huy động hiện nay chưa thực sự hấp dẫn người gửi Tại các ngân hàng nói chung huy động vốn và. .. thế biến động của các chỉ tiêu phân tích một cách dễ dàng hơn 1.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 1.4.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn ngân hàng thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sau: - Tổng nguồn vốn huy động - Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn 1.4.1.2 Chi phí huy động vốn Chi... tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho người vay, khả năng thu hồi các khoản đến hạn cao Các quy trình trước khi cho vay thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác Cho vay thông qua ủy thác tốt, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả PHẦN 2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUY N PẮC NẶM 2.1 Tình hình huy. .. tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế 3.1.1.2 Biến động nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huy n Pắc Nặm giai đoạn 2013-2015 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huy n Pắc Nặm ĐVT: Triệu đồng 2013 Nguồn vốn Số tiền 2014 Tỷ trọng Số tiền (%) 1 Nguồn vốn trung ương 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất 3 Nguồn vốn do ngân sách địa Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng... đủ điều kiện để vay vốn từ các NHTM, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn nên NHCSXH sử dụng chủ yếu là nguồn vốn được cấp phát Vốn huy động được chủ yếu từ tiết kiệm của cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách Để tạo hiệu quả hoạt động, NHCSXH huy n Pắc Nặm đã sử dụng vốn huy động này để cho những hộ gia đình khó khăn khác có nhu cầu vay vốn mà ngân hàng vẫn chưa đáp ứng... vốn và sử dụng vốn không phải là hoạt động độc lập riêng rẽ, có huy động được vốn thì mới có vốn cho vay ngược lại cho vay có hiệu quả, kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn để huy động Như vậy, huy động vốn và sử dụng vốn có tác động qua SV: Hoàng Thị Thu Thủy-18- Lớp: K9KTĐT A Báo Cáo thực tập tốt nghiệp  Khoa Kinh tế lại ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển Nói cách khác ngân hàng. .. 51.186 triệu đồng Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải chăng ngân hàng đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn SV: Hoàng Thị Thu Thủy-34- Lớp: K9KTĐT A  Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kinh tế 3.1.2.6 Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng Chính sách xã hội huy n Pắc Nặm Bảng 9: Nợ quá hạn phân theo chương

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w