1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và xây DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN

52 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 167 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGÔ THỊ MỸ Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MAI Lớp : K8 – KINH TẾ ĐẦU TƯ B Thái Nguyên, tháng 042015 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian ba tháng thực tập em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên”. Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Mỹ, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này. Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã truyền đạt kiến thức và cung cấp một số tài liệu hữu ích cho em. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên đã giúp em có thêm kiến thức thực tế cho môn học của mình. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các cô (chú), anh (chị) trong đơn vị đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thiện đề tài. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của em còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót trong việc nghiên cứu, trình bày và đánh giá thưc trạng tại đơn vị thực tập. Kính mong quý thầy cô và các anh chị cùng toàn thể cán bộ trong công ty góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy (cô) và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Kết cấu của đề tài 3 PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 4 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4 1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty 4 1.1.2 Thời điểm thành lập 4 1.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 4 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động 4 1.2.2 Năng lực của công ty 5 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 9 1.3.1 Sơ đồ cấp quản lý của của công ty 9 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 9 1.4 CÔNG TÁC TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 11 1.4.1 Quản lý và sử dụng vốn 11 1.4.2 Quản lý tài sản 12 1.4.3 Quản lý tiền lương và lao động 12 1.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20122014 12 PHẦN 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 15 2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 15 2.1.1 Tài sản và cơ cấu tài sản 15 2.1.2 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn 19 2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 22 2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 22 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 25 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 25 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 26 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 29 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT 32 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 32 3.1.1 Những kết quả đạt được 32 3.1.2 Những khó khăn, tồn tại 33 3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 34 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 34 3.2.1 Giải pháp chung đối với công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên 34 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 36 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 37 1. Kết luận 40 2. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44   DANH MỤC VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ 1 BMT Bên mời thầu 2 CP Chính phủ 3 HSDT Hồ sơ dự thầu 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 Tp Thành phố 8 Tx Thị xã 9 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 10 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 TSLĐ Tài sản lưu động 13 VCĐ Vốn cố định 14 VLĐ Vốn lưu động 15 CSH Chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Năng lực về máy móc thiết bị của công ty năm 2014 6 Bảng 1. 2: Các phần mềm dùng cho công tác khảo sát thiết kế và văn phòng của công ty năm 2014 7 Bảng 1. 3: Năng lực nhân sự của công ty năm 2014 8 Bảng 1. 4: Một số dự án công ty đã và đang thực hiện qua hai năm 20132014 11 Bảng 1. 5: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 14 Bảng 2. 1: Tài sản và cơ cấu tài sản 16 Bảng 2. 2: Cơ cấu nguồn vốn 20 Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 23 Bảng 2. 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định 25 Bảng 2. 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 27 Bảng 2. 6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 30   DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG 9   DANH MỤC VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ 1 BMT Bên mời thầu 2 CP Chính phủ 3 HSDT Hồ sơ dự thầu 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 Tp Thành phố 8 Tx Thị xã 9 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 10 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 TSLĐ Tài sản lưu động 13 VCĐ Vốn cố định 14 VLĐ Vốn lưu động 15 CSH Chủ sở hữu   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành kinh doanh khác. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai. Hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được những kết quả kinh doanh cao nhất. Đặc biệt với một công ty xây dựng như Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp Công ty thấy được những kết quả đạt được cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn, để từ đó có được hướng đi đúng đắn trong tương lai. Vì những lý do trên em chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên” với mong muốn ý kiến đóng góp của em có thể giúp ích phần nào cho công tác tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những khó khăn và vấn đề còn tồn tại. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại công ty trong tương lai. 2.2 Mục tiêu cụ thể Khái quát chung về công ty, về tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên giai đoạn 20122014. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trìnhThái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên. Về thời gian: Nguồn số liệu được sử dụng trong giai đoạn 20122014. Về nội dung: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo tốt nghiệp được chia thành 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên Phần 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên. Phần 3: Đánh giá và nhận xét   PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên Địa chỉ: Tổ 14 phường Trưng Vương TP Thái Nguyên Điện thoại: 0280 3855 033 Số tài khoản: 2508 211 000 009 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên. Mã số thuế: 4600 518 000 Vốn điều lệ: 11.000.000.000( mười một tỷ đồng) 1.1.2 Thời điểm thành lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4601122433 do Phòng đăng ký kinh doanhSở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 4 tháng 2 năm 2011. 1.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng công trình Thái Nguyên hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng: Tư vấn khảo sát; Thiết kế; Giám sát; Thẩm tra; Quản lý dự án; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật. 1.2.2 Năng lực của công ty CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái Nguyên quyết tâm phấn đấu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư xây dựng có uy tín, chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Để thực hiện mục tiêu nói trên, Công ty không ngừng cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao năng lực thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài đã được Bộ xây dựng công nhận như: (ASTM, AASHTO, AISC, ACI, BS, DIN, JIS), sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong công tác tư vấn thiết kế xây dựng công trình như: Auto CAD, SAP2000 V.9, STAA Pro 2005, Project 2003, PLAN, NOVA, HYPAK MAX,MIKE 21, SLOPEDEFINE 4.22, ALL PILE V3.0, PLAXIS, SURFER 8.0, SELECT CAD V8, SLEEPW DEFINE, CEDAS, COST ESTIMATE, PHOTOSHOP, COREL DRAW, MS OFFICE….. Các máy móc thiết bị như: Máy khoan URB RAM 2.5A, Máy khoan XY2B, Máy khoan XY1, XY1A, GK 180, GX1T, GX1TD. Ô tô vận tải, trở khách, cẩu tự hành... Đặc biệt là trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Tất cả với mục đích đảm bảo chất lượng và tiến độ, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái Nguyên với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn cao đã và đang là một cộng sự đắc lực cho các nhà đầu tư trong hàng loạt các công việc ở tất cả các dạng của dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và dịch vụ hỗ trợ quản lý đầu tư. Kinh nghiệm và trình độ của các nhân viên chúng tôi trong việc áp dụng những hàng loạt những kỹ năng chuyên nghiệp, khoa học kỹ thuật, những phần mềm tiên tiến được thể hiện trong tất cả các công việc đã hoàn thành, chính vì vậy chúng tôi đảm bảo cung cấp cho khách hàng những giải pháp kỹ thuật tổng thể có chất lượng cao để giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và kinh tế nhất. Bảng 1. 1: Năng lực về máy móc thiết bị của công ty năm 2014 STT Tên thiết bị Số lượng Nhãn hiệu I Thiết bị khoan 1. Máy khoan địa chất công trình 10 XYI; XYIA; GXIT; GK180 2. May khoan địa chất thủy văn 05 YKC30; URB 2.5A; URB RAM 500; XY2B 3. Máy nén khí 02 AIR MAN 7.5 11m3 phút 4. Thiết bị xuyên tĩnh 02 Liên Xô cũ 5. Thiết bị cắt cánh 02 CLD3 6. Kích thủy lực 10 Nhật Bản 7. Máy toàn đạc điện tử 02 Nikon MTD 800 8. Máy kinh vĩ điện tử 02 Nikon T100 9. Máy thủy chuẩn 02 Nikon Na 820 10. Máy đo sâu hồi ân 02 Odom Hydrotrac 11. Ô tô cẩu tự hành 2.5 01 Hàn Quốc 12. Xe ô tô tải 2.5T 01 Hàn Quốc II. Thiết bị văn phòng 1. Máy tính để bàn 15 CMS, FPT ELEAD Pen.IV 2. Máy tính xách tay 10 LENOVO THINK PAD X41 3. Máy in LAZER A4 04 CANON LBP 1210, HP 4. Máy in LAZER A3 04 CANON 5. Máy in khổ 1.6x2.5m 02 MIMAKI JV3 Solvent inkjet 6. Máy quét ảnh 02 CANONSAN LID E35 7. Máy photocopy 02 RECOH FT 5632 8. Máy ảnh kỹ thuật số 05 CANON IXUS i5 9. Máy chiếu 04 HITACHI CPRS55 RX60 10. Máy Fax 01 PANASONIC KX FL 512 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp)   Bảng 1. 2: Các phần mềm dùng cho công tác khảo sát thiết kế và văn phòng của công ty năm 2014 STT Tên phần mềm Nhà sản xuất Tình trạng hoạt động I Phần mềm dùng cho khảo sát 1. EGS Navigation EGS (Hồng Kông) Tốt 2. EGS Processing EGS (Hồng Kông) Tốt 3. Geodeside USA Tốt 4. Geocalc USA Tốt 5. Geonet Việt Nam Tốt 6. Trellex Thụy Điển Tốt 7. Prosheet Bỉ Tốt 8. Pronav H.R Wallingford Tốt 9. Ancves, Timepl H.R Wallingford Tốt 10. 123 R3 (lotus) H.R Wallingford Tốt 11. Ghost80 H.R Wallingford Tốt 12. LWA H.R Wallingford Tốt 13. Magic line I.O Techinic Tốt 14. SPR2 Hawaii University Tốt 15. Phần mềm mô hình tính toán Mike 21; Mike 21 St Tốt 16. Phần mềm tính toán tầng chứa nước cho Địa chất thủy văn Equifetest USA Tốt 17. Phần mềm xử lý mực nước Sea level data Procesing Ver3.0 Tốt 18. Phần mềm tính toán thông số địa chất thủy, địa chất công trình Equifetes Tốt 19. Phần mềm cho địa chất thủy văn Ground Water Softwar for Windows Tốt II Phần mềm dùng cho thiết kế Tốt 1. Phần mềm phân tích giải kết cấu STAADIII; SAP 2000 Ver.6.27 Pokon Tốt 2. Phần mềm tính toán ổn định chung của công trình SlopeW of Geo slope Tốt 3. Phần mềm tính sàn bê tông cốt thép SBTW Tốt 4. Phần mềm thiết kế khung không gian VNSANL Tốt 5. Phần mềm thiết kế móng bang MBW Tốt 6. Phần mềm thiết kế nhà HADESK 1.0 Tốt 7. Phần mềm thiết kế móng cọc MCW Tốt 8. Phần mềm thiết kế đường TDT Tốt 9. Phần mềm thiết kế san nền TDT Tốt 10. Phần mềm thiết kế cấp thoát nước TDT, Epanet, Hwase Tốt 11. Phần mềm khảo sát địa hình, địa chất TDT Tốt 12. Phần mềm trợ giúp vẽ kỹ thuật Auto CAD Tốt 13. Phần mềm lập tiến độ thiết kế và thi công Microsoft V.5 Tốt 14. Phần mềm trợ lý ảnh Photoshop,… Tốt 15. Phần mềm phục vụ báo cáo đồ án thiết kế Powerpoint Tốt (Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp) Bảng 1. 3: Năng lực nhân sự của công ty năm 2014 STT Phân loại theo ngành nghề Số lượng (Người) 1 Kỹ sư xây dựng 06 2 Kiến trúc sư 04 3 Kỹ sư điện, Cơ khí 05 4 Kỹ sư cấp thoát nước 02 5 Kỹ sư giao thông 03 6 Kỹ sư địa chất thủy văn, công trình, trắc địa 04 7 Kỹ sư kinh tế xây dựng 01 8 Cử nhân kinh tế 04 9 Cử nhân kế toán tài chính 03 10 Công nhân kỹ thuật 23 11 Tổng cộng 55 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp) 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 1.3.1 Sơ đồ cấp quản lý của của công ty Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái Nguyên được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 1261999. Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức như sau: Sơ đồ 1. 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN (Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp) 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị Do đại hội cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc có liên quan đến quyền lợi mục đích của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Giám đốc điều hành Là người trực tiếp điều hành công việc của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về các hoạt động của Công ty. Phòng hành chínhkế toán tổng hợp Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc về tổ chức bộ máy quản lý, quản lý về lao động về tiền lương, công tác hành chính văn phòng, quản lý trang thiết bị, quản lý tài chính, TSCĐ, Vật tư , tiền vốn, doanh thu chi phí ,kết quả SXKD. Phòng kinh doanh Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản phẩm công ty đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý. Chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận của công ty. Phòng tư vấn, giám sát Triển khai công việc tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm tra, quản lý dự án, đấu thầu… Đội khảo sát Triển khai công việc tư khảo sát địa hình, địa chất công trình, thí nghiệm, khoan thăm dò nguồn nước, khoan giếng… Đội thi công xây lắp 1,2 Thi công xây lắp trực tiếp ngoài công trường.   Bảng 1. 4: Một số dự án công ty đã và đang thực hiện trong giai đoạn 20132014 STT Tên công trình Công việc thực hiện Thời gian Địa điểm 1 Xây dựng nhà lớp học công nghệ và cải tạo sửa chữa nhà vệ sinh Thi công xây lắp 182013 đến 3092013 Trường THCS Phú Xá, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2 Xây lắp công trình trường mầm non xã Tân Đức, huyện Phú Bình; hạng mục: Nhà lớp học 2 tầng 8 phòng Thi công xây lắp 982013 đến 922014 Xã Tân Đức, huyện Phú Bình 3 Cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng công trình nhà máy Doosun Cung cấp vật tư, vật liệu 992013 đến 15042014 Công ty TNHH Doosun Việt Nam, phường Cải Đan tx Sông Công Thái Nguyên 4 Cải tạo vườn hoa thành sân thể thao Thi công xây lắp 582013 đến 25112013 Trường THCS Phú Xá, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 5 Xây dựng trường tiều học Hóa Trung Thi công xây lắp 1522014 đến 1552014 Xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ 6 Xây lắp hệ thống cứu hỏa tự động,chống sét công trình nhà máy Doosun Thi công xây lắp 1022014 đến 2822014 Công ty TNHH Doosun Việt Nam, phường Cải Đan tx Sông Công Thái Nguyên 7 Công trình cung cấp nước sạch cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Thi công xây lắp 05122013 đến 30122013 Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 8 Công trình cải tạo xây dựng nhà bảo vệ và phòng bán vé Trung tâm Điện ảnh tỉnh Thái Nguyên Thi công xây lắp 18022014 đến 19042014 Trung tâm Điện ảnh tỉnh Thái Nguyên đường Hùng Vương, phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên (Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp) 1.4 CÔNG TÁC TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 1.4.1 Quản lý và sử dụng vốn Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do hai nguồn hình thành là: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn này được trang trải cho cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Nhiệm vụ của công ty là bảo toàn nguồn vốn và sử dụng vốn đúng mục đích. Mọi khoản chi trả phải có đầy đủ hợp đồng, hóa đơn, các giấy tờ có liên quan do phòng kế toán hướng dẫn và được giám đốc phê duyệt mới được chi trả. 1.4.2 Quản lý tài sản Tài sản của công ty là những hiện vật tồn tịa dưới dạng vật chất do công ty mua sắm phục vụ sản xuất kinh doanh. Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Đối với tài sản cố định công ty mở sổ sách theo dõi nguyên giá và trích khấu hao theo quy định của công ty và pháp lệnh về kế toán. Quỹ khấu hao của công ty dùng để trang bị TSCĐ mới khi có quyết định của giám đốc. TSCĐ hư hỏng, không cần dùng có thể nhượng bán, thanh lý nếu được sự đồng ý của giám đốc. Đối với tài sản lưu động bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quản lý văn phòng, công ty phải sử dụng theo định mức, quản lý kinh doanh, bảo vệ theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. 1.4.3 Quản lý tiền lương và lao động Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, nên các công trình được thực hiện tại các địa bàn khác nhau thì lao động trực tiếp xây dựng sẽ được thuê ngay tại địa bàn đó, còn lao động gián tiếp ở công ty làm việc theo giờ hành chính và chịu sự quản lý của các phòng ban chức năng. Chi phí tiền lương được hạch toán trong giá thành sản phẩm, công ty nỗ lực thực hành tiết kiệm, phấn đấu nâng cao năng suất lao động, kinh doanh có hiệu quả, trả lương cho lao động theo ngày công. Nếu kinh doanh có hiệu quả vượt mức kế hoạch, tạo được nguồn kinh phí trả lương thì được cấp tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên nhưng số tiền thưởng luôn phải bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận tăng thêm. 1.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20122014 Dựa vào các chỉ tiêu: nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và thu nhập bình quân ta có thể có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào bảng 1.5 ta có thể phần nào nhận ra được tình hình tài chính của công ty khả quan được thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2013 tăng so với 2012 là 20,31%. Mặc dù, doanh thu thuần năm 2014 giảm nhưng không đáng kể (giảm 0,45%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân qua ba năm đã tăng 9,44%. Nguồn vốn của công ty cũng tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,67%. Trong đó vốn cố định và vốn lưu động đều có sự gia tăng qua các năm, cụ thể là: bình quân qua ba năm vốn cố định tăng 2,01%, vốn lưu động tăng 20,22%. Do năm 2013 công ty hoạt động có hiệu quả nên có nhu cầu thuê thêm một số nhân công, từ 52 lao động năm 2012 lên 58 lao động năm 2013. Và do đó thu nhập bình quân cũng có sự thay đổi. Năm 2012 là 3,518 triệu đồng, năm 2013 là 3,652 triệu đồng, năm 2014 là 3,532 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân qua ba năm là 0,2%. Qua ba năm 20122014 lợi nhuận trước thuế đều tăng, đặc biệt là năm 2013 tăng 300,97% so với năm 2012. Như vậy: Có thể đưa ra nhận xét ban đầu rằng tình hình hoạt động của công ty trong ba năm phân tích đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt là trong năm 2013 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để có thể đưa ra được những kết luận chính xác phần hai của báo cáo sẽ làm rõ điều này. Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) TTBQ (%) 20132012 20142013 1. Nguồn vốn Tr.đ 11.820 16.091 16.089 36,13 0,012 16,67 Vốn cố định Tr.đ 2.457 2.710 2.557 10,30 5,64 2,01 Vốn lưu động Tr.đ 9.363 13.381 13.532 42,91 1,13 20,22 2. Lao động Người 52 58 55 11,538 5,172 2,84 3. Doanh thu thuần Tr.đ 16808,531 20222,275 20131,279 20,31 0,45 9,44 4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 146,445 587,204 595,734 300,97 1,45 101,69 5. Thu nhập bình quân Tr.đLĐ 3,518 3,652 3,532 3,808 3,28 0,20 Bảng 1.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm) PHẦN 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 2.1.1 Tài sản và cơ cấu tài sản Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như tiền, hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế… (tài sản vô hình) nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Trong đó tài sản cố định và tài sản lưu động đều có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... và những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác. Tài sản lưu động là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của những tài sản lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp xác định được tỷ trọng các loại tài sản và mức độ tác động của chúng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Chính vì vậy để có những đánh giá cụ thể hơn về tình hình tài sản và cơ cấu tài sản của công ty ta có bảng sau: Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 20132012 So sánh 20142013 TTBQ (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) TÀI SẢN 11.820 100 16.091 100 16.089 100 4.271 36,13 2 0,012 16,67 A.Tài sản ngắn hạn 9.363 79,21 13.381 83,16 13.532 84,11 4.018 42,91 151 1,13 20,22 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 86,729 0,926 250,24 1,87 522,75 3,86 163,511 188,53 272,51 108,9 145,51 Tiền mặt 29,857 34,42 64,40 25,73 220,38 42,16 34,543 115,69 155,98 242,20 171,68 Tiền gửi ngân hàng 56,872 65,58 185,84 74,27 302,37 57,84 128,968 226,77 116,53 62,70 130,58 2. Các khoản phải thu NH 3.781 40,38 5.174 38,87 5.478 40,48 1.393 36,84 304 5,87 20,37 3. Hàng tồn kho 4.211 44,97 6.857 51,24 6.600 48,77 2.646 62,83 257 3,75 25,19 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.284 13,72 1.099 8,02 931,25 6,89 185 14,41 167,75 15,26 14,84 B. Tài sản dài hạn 2.457 20,79 2.710 16,84 2.557 15,89 253 10,30 153 5,64 2,01 1.Tài sản cố định 2.457 100 2.710 100 2.557 100 253 10,30 153 5,64 2,01 Tài sản cố định hữu hình 1933,78 78,71 2186,78 80,69 2033,78 79,54 253 13,08 153 6,99 2,55 Nguyên giá 4254,32 4810,916 4471,316 556,596 13,08 339,6 7,06 2,52 Tài sản cố định vô hình 523,22 21,30 523,22 19,31 523,22 20,46 0 0 0 0 0 Nguyên giá 528,91 528,91 528,91 0 0 0 0 0 2. Đầu tư dài hạn Bảng 2.1: Tài sản và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 20122014 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) Theo bảng 2.1 ta thấy rằng tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng 4.271 triệu đồng (tức là đã tăng 36,13%) so với năm 2012, trong đó chủ yếu là tăng tài sản ngắn hạn. Mặc dù năm 2014, tổng tài sản có giảm 2 triệu (tức là giảm 0,012%) so với năm 2013 nhưng mức giảm này là không đáng kể. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng tăng thêm đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giai đoạn năm 20122013 tăng từ 79,21% tổng tài sản lên 83,16% và giai đoạn năm 20132014 tăng từ 83,16% lên 84,11% tổng tài sản. Điều đó cho thấy trong ba năm 20122014 thì quy mô tài sản đang được mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. Dưới đây sẽ cụ thể cho từng loại tài sản: Tài sản ngắn hạn: Đối với tiền và các khoản tương đương tiền: Qua phân tích ba năm 2012, 2013, 2014 ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng tài sản và có tăng lên qua các năm: năm 2013 tăng 163,511 triệu (tức là tăng 188,53%) so với năm 2012, và năm 2014 tăng 272,51 triệu đồng (tức là tăng 108,9%) so với năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 145,51%. Lượng tiền mặt trong Công ty chiếm tỷ lệ thấp trong vốn bằng tiền trong cả ba năm phân tích.Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền của Công ty giúp công ty không để tiền bị ứ đọng và có thể dùng ngay khi cần, tăng hiệu suất vốn bằng tiền của công ty. Đối với các khoản phải thu ngắn hạn: Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn qua các năm 2012, 2013, 2014 có tỷ trọng so với tổng giá trị tài sản ngắn hạn khá cao (năm 2012 là 40,38%, năm 2013 là 38,87% và năm 2014 là 40,48%) so với tổng tài sản ngắn hạn. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua ba năm phân tích là 20,37%. Đối với hàng tồn kho: Cuối năm 2012, hàng tồn kho của công ty có giá trị 4.211 triệu đồng, chiếm 44,97% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Cuối năm 2013, hàng tồn kho của công ty tăng lên là 6.857 triệu đồng, chiếm 51,24% tổng giá trị tài sản ngắn hạn (tăng 2.646 triệu đồng tức là tăng 62,83% so với năm 2012). Cuối năm 2014 giá trị hàng tồn kho là 6.600 triệu đồng, chiếm 48,77% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Và tốc độ tăng trưởng bình quân của hàng tồn kho qua ba năm phân tích là 25,19%. Mức hàng tồn kho cao cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải tiêu tốn một phần lớn chi phí lưu kho, bảo quản. Lượng tiền vốn nằm đọng trong vật liệu dự trữ mà không thể đem đi đầu tư sinh lời sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn về vấn đề bảo toàn vốn. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất cần được xem xét lại để tránh ứ đọng, lãng phí vốn. Đối với các tài sản ngắn hạn khác: Qua 3 năm 2012, 2013, 2014 khoản tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm nhẹ từ 1.284 triệu đồng năm 2012 xuống còn 1.099 triệu đồng năm 2013 và 931,25 triệu đồng năm 2014. Tóm lại, từ những phân tích ở trên, cho thấy tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty: giá trị tài sản ngắn hạn trong các năm qua đều có xu hướng tăng lên qua các năm, lượng vốn tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho. Điều này ảnh hưởng tới việc quay vòng vốn và rủi ro trong thu hồi vốn của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn làm xuất hiện các rủi ro về thu hồi công nợ, chi phí cơ hội của khoản tín dụng cung cấp Tài sản dài hạn: Tài sản cố định năm 2013 là 2.710 triệu đồng , tăng 253 triệu đồng (tức là tăng 10,30%) so với năm 2012. Tuy nhiên, năm 2014 là 2557 triệu đồng đã giảm 153 triệu đồng (tức là giảm 5,64%) so với năm 2013. Mặc dù vậy, tỷ trọng vẫn đảm bảo tuyệt đối 100% tài sản dài hạn chứng tỏ vốn dài hạn tập trung đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, các khoản đầu tư bị chiếm dụng không có. Trong đó tài sản cố định: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cả ba năm phân tích. Năm 2013 chiếm 80,69% tổng tài sản dài hạn, Công ty đã tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm thêm TSCĐ (253 triệu đồng) phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2014 thì giá trị còn lại của TSCĐ vẫn chiếm tới 79,54% tổng tài sản dài hạn, nhưng giảm 153triệu đồng so với năm 2013 do hao mòn, trong khi lượng đầu tư tăng thêm cho bộ phận này năm 2014 lại không tăng. Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2014 thì TSCĐ hữu hình của công ty đã bị hao mòn khá lớn nhưng việc đầu tư thêm nhằm nâng cấp, sửa chữa và cải thiện năng lực sản xuất vẫn chưa được công ty chú trọng. Chính sách tài chính của công ty lại tập trung quá lớn cho tài sản ngắn hạn mà cụ thể ở đây là bộ phận hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn, điều đó đã nảy sinh nhiều vấn đề chưa thực sự hợp lý, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trong tương lai. 2.1.2 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn Vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh. Để phân tích về nguồn vốn của công ty ta có bảng sau: Bảng 2. 2: Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 20132012 So sánh 20142013 TTBQ (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ trọng ( %) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ lệ ( %) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) NGUỒN VỐN 11.820 100 16.091 100 16.089 100 4.271 36.13 2 0,012 16,67 A. Nợ phải trả 8.820 74,621 12.660 78,679 12648,341 78,614 3.840 43,54 11,66 0,092 19,75 Nợ ngắn hạn 8.820 100 12.660 100 12648,341 100 3.840 43,54 11,66 0,092 19,75 Vay và nợ ngắn hạn 6284,360 71,24 8249,289 65,154 8648,815 68,379 1964,93 31,27 399,53 4,84 17,31 Người mua trả tiền trước 193,365 2,192 193,365 Phả trả người bán 2.100 23,807 4081,990 32,240 3801,896 30,058 1981,99 94,38 280,09 6,86 34,55 Thuế và các khoản phải trả nhà nước 14,788 0,177 172,323 1,370 139,336 1,102 157,535 1065,29 32,99 19,14 206,96 Phải trả nội bộ 103,791 1,177 103,791 1,177 0 0 103,791 Các khoản phả trả, phải nộp ngắn hạn khác 123,696 1,402 52,607 0,415 58,294 0,461 71,089 57,47 5,687 10,81 31,35 B. Vốn chủ sở hữu 3.000 25,379 3.431 21,320 3.441 21,386 431 14,37 10 0,290 7,1 Vốn chủ sở hữu 2846,445 94,882 2846,445 82,967 2846,445 82,727 0 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 154 5,118 584 17,033 594 17,273 430 279,22 10 1,71 96,4 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2013 đạt 16.091 triệu đồng, và năm 2014 đạt 16.089 triệu đồng. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 4.271 triệu đồng (tức là tăng 36,13%) chứng tỏ quy mô nguồn tài chính của công ty tăng khá lớn trong năm 2013 và được giữ ổn định trong năm 2013. Đây là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cuối năm 2012 là 25,379%, cuối năm 2013 là 21,32% và cuối năm 2013 là 21,386%, tỷ trọng nợ năm 2013 và 2014 tăng so với năm 2012 thể hiện mức độ tự chủ về tài chính khá thấp và do đó rủi ro về tài chính cho công ty tăng lên. Về nợ phải trả: Nợ phải trả cuối năm 2013 tăng 3840 triệu đồng so với năm 2012 tức là tăng 43,54%, toàn bộ là tăng nợ ngắn hạn, và năm 2014 nợ phải trả có giảm so với năm 2013 nhưng tỷ lệ giảm rất thấp (0,092%). Cơ cấu nợ không có gì thay đổi qua các năm phân tích: Công ty vẫn sử dụng 100% tỷ trọng nợ là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn trong giai đoạn 20122013 tăng khá lớn (hơn 43% so với năm 2012), trong đó chủ yếu là tăng các khoản vay nợ ngắn hạn và phải trả người bán. Tỷ trọng nợ phải trả trong ba năm phân tích là khá cao, công ty cần thường xuyên theo dõi các khoản công nợ để thanh toán kịp thời khi đến hạn. Mặt khác, công ty cần các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hơn để giảm áp lực cho nguồn tài trợ. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng 431 triệu đồng (tức là tăng 14,37%) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 10 triệu đồng (tức là tăng 0,29%) so với năm 2013. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng giảm từ 25,379% năm 2012 xuống còn 21,32% và 21,386% vào năm 2013 và năm 2014. Mức tăng này là nhỏ nếu xét trong tổng biến động nguồn vốn. Như vậy, quy mô nguồn vốn của Công ty tăng lên và tập trung huy động các khoản vay nợ ngắn hạn. Điều này làm tăng áp lực thanh toán nợ trong ngắn hạn, hệ số nợ cao làm tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng vay nợ trong tương lai quy mô vốn chủ sở hữu tăng nhẹ nhưng cũng thể hiện được ảnh hưởng tích cực từ kết quả sản xuất của công ty. 2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đánh giá kết quả để từ đó rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời để không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố (doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng…). Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định xu hướng cũng như mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có những đánh giá cụ thể ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 như sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 20122014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 20132012 So sánh 20142013 Giá trị ( Tr.đ) Giá trị ( Tr.đ) Giá trị ( Tr.đ) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ lệ ( %) 1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16811,374 20227,962 20131,279 3416,588 20,32 96,683 0,48 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2,844 5,687 0 2,843 99,96 5,687 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(3=12) 16808,531 20222,275 20131,279 3413,744 20,31 90,996 0,45 4. Giá vốn hàng bán 13590,995 15973,934 15672,512 2382,939 17,53 301,422 1,89 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(5=34) 3217,535 4248,341 4458,768 1030,806 32,04 210,427 4,95 6.Chi phí tài chính 1268,246 1188,625 1268,246 79,621 6,28 7. Chi phí bán hàng 2065,877 1111,848 1602,369 954,029 46,18 490,521 44,12 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1016,587 1295,261 1072,038 278,674 27,41 223,223 17,23 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(9=5678) 135,071 572,986 595,735 437,915 324,21 22,749 3,97 10. Thu nhập khác 41,232 56,872 15,64 37,93 56,872 11. Chi phí khác 29,858 42,654 12,796 42,86 42,654 12. Lợi nhuận khác(12=1011) 11,374 14,218 2,844 25 14,218 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(13=9+12) 146,445 587,204 595,734 440,759 300,97 8,53 1,45 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 36,492 146,919 145,497 110,427 302,61 1,422 0,97 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN(15=1314) 109,953 440,284 450,237 330,331 300,43 9,953 2,26 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty) Từ bảng 2.3 ta thấy: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng khá lớn so với năm 2012 (năm 2013 tăng 330,331 triệu đồng, tức là tăng 300,43% so với năm 2012), tỷ lệ tăng của lợi nhuận cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu, con số này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty tốt hơn rất nhiều so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 là bước cải thiện so với năm 2012, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh. Để có những đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích chi tiết từng hoạt động tạo nên kết quả kinh doanh của Công ty: Hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là vào năm 2013 đạt 572,986 triệu đồng, tăng 437,915 triệu đồng (tức là tăng 300,97%) so với năm 2012. Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty mang lại hiệu quả cao. Hoạt động tài chính: Năm 2013 công ty gia tăng các khoản vay và nợ ngắn hạn trong khi năm 2012 không có khoản vốn vay nên chi phí tài chính tăng cao. Tuy nhiên, năm 2014 chi phí tài chính giảm xuống từ 1268,246 triệu đồng năm 2013 xuống còn 1188,625 triệu đồng, tức là giảm 6,28%. Hoạt động khác: Lợi nhuận khác năm 2013 tăng so với năm 2012, nhưng năm 2013 thì không có khoản thu nhập khác. Tuy nhiên, đây là khoản thu nhập mang tính chất bất thường và quy mô so với tổng kết quả hoạt động của công ty nhỏ nên không thể dựa vào đó để đánh giá kết quả hoạt động của công ty. Như vậy: Có thể kết luận rằng tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm phân tích đã đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt là năm 2013. Những kết quả đó thể hiện nỗ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải thiện chất lượng các công trình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cho công ty. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ dở dang. Việc đầu tư vào tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.TSCĐ của một doanh nghiệp cho ta biết khái quát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của công ty. Vốn cố định thể hiện khả năng hoạt động của công ty trong dài hạn. Một công ty có vốn cố định lớn cho thấy được quy mô và triển vọng phát triển trong tương lai. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta có bảng sau: Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 20132012 20142013 Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần Tr.đ 16808,531 20222,275 20131,279 3413,744 20,31 90,996 0,45 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 109,953 440,284 450,237 330,331 300,43 9,953 2,26 3. VCĐ bình quân Tr.đ 2.457 2.583 2.633 126 5,13 50 1,94 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ(4=13) Lần 6,841 7,829 7,646 0,988 14,44 0,183 2,34 5. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ(5=23) % 4,475 17,045 17,1 12,57 280,90 0,055 0,32 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của công ty) Dựa vào bảng trên ta thấy: Vốn cố định bình quân năm 2014 tăng so với năm 2013 là 50 triệu đồng (1,94%). Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 126 triệu đồng (5,13%). Do doanh thu năm 2013 tăng 3413,744 triệu đồng (tức là tăng 20,31% )so với năm 2012 nên hiệu suất sử dụng VCĐ cũng tăng so với năm 2012 từ 6,841 lần lên 7,829 lần vào năm 2013. Năm 2014 hiệu suất sử dụng VCĐ giảm xuống còn 7,646 lần. Đó là do năm 2014 doanh thu thuần giảm trong khi đó VCĐ bình quân lại tăng. Khả năng tạo ra 1 đồng doanh thu và lợi nhuận thì trong năm 2014 cứ một đồng VCĐ thì tạo ra 7,646 đồng doanh thu và 0,17 đồng lợi nhuận và cao hơn nhiều so với năm 2012 ( một đồng VCĐ tạo ra 0,045 đồng lợi nhuận). Như vậy, hiệu suất đầu tư VCĐ của công ty là tương đối tốt. Như vậy qua phân tích ở trên, ta thấy VCĐ của công ty được phát huy tối đa hiệu quả và giúp cho tỷ lệ lợi nhuận trên 1 đồng VCĐ tương đối tốt. Trong những năm tiếp theo công ty cần tiếp tục đầu tư theo hướng có hiệu quả, không nên dàn trải mà chỉ cần đi sâu về chất lượng. Đầu tư VCĐ là một đầu tư rất quan trọng liên quan đến tương lai phát triển của công ty, nếu đầu tư không đúng hướng, không phù hợp có thể khiến cho công ty vừa bị mất vốn mà chất lượng của các công trình vì thế mà giảm sút. Vì vậy, công ty cũng cần phải chú ý đến điều này. Trong bảng 2.4 chỉ tiêu VCĐ bình quân được tính như sau: VCĐ bình quân trong kỳ=(VCĐ có đầu kỳ+VCĐ có cuối kỳ)2 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là một trong hai thành phần của vốn sản xuất, vốn lưu động tham gia trực tiếp vào sự hình thành nên thực thể thành phẩm biểu hiện bằng giá trị vật liệu, tiền lương trả cho người lao động, các khoản phải thu, phải trả,…Vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động bao gồm: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông, TSLĐ tài chính. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng vật liệu xây dựng tiêu thụ nội địa do đó Công ty chỉ đầu tư vào TSLĐ sản xuất như những vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả vốn lưu động như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có bảng sau: Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 20132012 20142013 Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ ( %) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần Tr.đ 16808,531 20222,275 20131,279 3413,744 20,31 90,996 0,45 2. VLĐ bình quân Tr.đ 9.363 11.372 13.456 2.009 21,46 2.084 18,33 3. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 109,953 440,284 450,237 330,331 300,43 9,953 2,26 4. Vòng quay vốn lưu động(4=12) Vòng 1,795 1,778 1,496 0,017 0,95 0,282 15,86 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (5=32) % 1,174 3,872 3,346 2,698 229,81 0,526 13,58 6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(6=21) Lần 0,557 0,562 0,668 0,005 0,90 0,106 18,86 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của công ty) Dựa vào bảng 2.5 ta có thể phân tích các chỉ tiêu sau: Vòng quay vốn lưu động: Nhận thấy tỷ lệ tăng của 3 chỉ tiêu: doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, VLĐ bình quân năm 2013 so với năm 2012 lần lượt là 20,31%; 300,43% và 21,46%. Như vậy, sự thay đổi tỷ lệ tăng doanh thu và VLĐ là theo cùng chiều và tỷ lệ tăng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu và VLĐ bình quân, điều đó cho thấy việc sử dụng VLĐ nếu tính theo thu nhập thực nhận năm 2013 là rất hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2014 thì mặc dù VLĐ bình quân tăng lên so với năm 2013 nhưng doanh thu lại giảm và lợi nhuận tăng rất ít. Theo đó thì số vòng quay VLĐ cũng giảm từ 1,795 vòng năm 2012 xuống còn 1,778 vòng năm 2013 và giảm còn 1,496 vòng năm 2014. Trong đó, có hai nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của VLĐ là doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Năm 2013, với việc tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của VLĐ nên hàm lượng VLĐ trên doanh thu cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2012 để đạt được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 0,557 đồng vốn lưu động; năm 2013 chỉ cần 0,562 đồng VLĐ. Như vậy, công ty đã phải bỏ thêm 0,005 đồng vốn lưu động so với năm 2012. Tiếp tục sang năm 2014 do vòng quay VLĐ giảm nên công ty lại phải bỏ thêm một lượng vốn lưu động là 0,106 đồng so với năm 2013. Tỷ suất lợi nhuậnvốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ trong 3 năm phân tích đã tăng lên đáng kể, trong hai năm 2013, 2014 cứ 100 đồng VLĐ tạo ra được hơn 3 đồng lợi nhuận sau thuế . So với năm 2012 thì kết quả này đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên con số này vẫn chưa tương xứng và chính sách tài trợ vốn của công ty có thể đe dọa khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đảm bảo tài chính của công ty trong tương lai. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm VLĐ qua ba năm phân tích đã có sự tăng lên. năm 2013 là 0,562 lần, năm 2012 là 0,557 lần tức là năm 2013 đã tăng 0,005 lần (tức là tăng 0,90%) so với năm 2012. Đến năm 2014 hệ số đảm nhiệm VLĐ là 0,668 lần, tức là tăng 0,106 lần (tức là tăng 18,86%) so với năm 2013. Mặc dù hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng lên qua ba năm phân tích nhưng tốc độ tăng không đều và tốc độ tăng là rất nhỏ. Qua phân tích trên có thể thấy trong năm 2014 công ty hoạt động chưa hiệu quả. Lượng VLĐ được sử dụng tăng cao nhưng số vòng quay VLĐ giảm, hay số ngày luân chuyển vốn tăng lên. Đây là những tín hiệu đáng lo ngại. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động. .Công ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu động xuống nhằm đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh, tạo được doanh thu nhiều hơn. Trong bảng 2.5 chỉ tiêu VLĐ bình quân được tính như sau: VLĐ bình quân trong kỳ=(VLĐ có đầu kỳ+VLĐ có cuối kỳ)2 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta sử dụng các chỉ tiêu: ROA, ROE và hiệu suất sử dụng vốn. Từ bảng 2.6 ta thấy: Năm 2013 lợi nhuận tăng đột biến so với năm 2012, dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA) tăng từ 0,93% lên 3,155%, tức là tăng 239,25%. Tuy nhiên, năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm so với năm 2013 xuống còn 2,798%, tức là giảm 11,31%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2013 tăng so với năm 2012 không nhiều bằng doanh thu thuần và lợi nhuận, cụ thể số vốn kinh doanh bình quân năm 2013 đạt 13.955 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 2.135 triệu đồng tức là tăng là 18,06%. Với tốc độ tăng đó nên hiệu quả 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng tăng, năm 2012 cứ 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2013 tăng lên là 3,155 đồng lợi nhuận sau thuế. Vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên so với năm 2012. Tiếp tục sang năm 2014 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên là 2,798% tức là 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 2,798 đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 20132012 20142013 Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị ( Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần Tr.đ 16808,531 20222,275 20131,279 3413,744 20,31 90,996 0,45 2. Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 11.820 13.955 16.090 2.135 18,06 2.135 15,3 3. Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đ 3.000 3.215 3.436 215 7,17 221 6,87 4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 109,953 440,284 450,237 330,331 300,43 9,953 2,26 5. ROA(5=42) % 0,93 3,155 2,798 2,225 239,25 0,357 11,31 6. ROE(6=43) % 3,665 13,695 13,103 10,03 273,67 0,592 4,32 7. Hiệu suất sử dụng vốn (7=12) Vòng 1,422 1,449 1,251 0,027 1,90 0,198 13,66 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của công Ty) Vốn chủ sở hữu bình quân của Công ty có mức tăng đều qua các năm, năm 2013 là 3215 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 215 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,17% và năm 2014 tăng so với năm 2013 là 221 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,87%. Với mức tăng này làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 3,665% năm 2012 lên 13,695% năm 2013 và lên 13,103% vào năm 2014. Trong hai năm 2013 và 2014 công ty đã duy trì tỷ suất này ở mức trên 10% như vậy hoạt động đầu tư là có hiệu quả và nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vốn. Như vậy sau khi phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE có thể thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) có hiệu quả (thể hiện ở chỉ tiêu ROE cao) trong khi ROA thấp chứng tỏ hiệu quả của nguồn vốn vay chưa cao. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (vòng quay vốn kinh doanh) cũng có mức tăng từ 1,422 vòng năm 2012 lên 1,449 vòng năm 2013 và giảm xuống còn 1,251 vòng năm 2014. Điều này cho thấy năm 2014, công ty đã sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả với việc tăng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh thu đạt được lại giảm xuống. Trong bảng 2.6 chỉ tiêu vốn kinh doanh bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân được tính như sau: Vốn kinh doanh bình quân: Vốn kinh doanh bình quân = (Vốn kinh doanh có đầu kỳ+Vốn kinh doanh có cuối kỳ)2 Mà vốn kinh doanh bao gồm hai loại: vốn cố định (Tài sản dài hạn) và vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn). Vốn chủ sở hữu bình quân: Vốn CSH bình quân=(Vốn CSH có đầu kỳ+Vốn CSH có cuối kỳ)2   PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 3.1.1 Những kết quả đạt được Qua phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên, ta thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Hơn nữa công ty đã chỉ đạo sát sao, điều chỉnh các chính sách sản xuất kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý giúp cho hoạt động của công ty diễn ra ổn định trong bối cảnh kinh tế thị trường đang có nhiều khó khăn, biến động. Lợi nhuận sau thuế được duy trì và tăng lên qua các năm, đó là sự cố gắng rất lớn của công ty trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế trong năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ chặt chẽ… Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 20122014 của công ty có sự tăng lên và công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, áp lực hoàn trả nợ thấp nên bước đầu công ty đạt được sự ổn định về tài chính trong ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: + Công ty đã duy trì được tỷ suất lợi nhu

Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN Giảng viên hướng dẫn : ThS NGÔ THỊ MỸ Sinh viên thực : NGUYỄN THỊ MAI Lớp : K8 – KINH TẾ ĐẦU TƯ B Thái Nguyên, tháng 04/2015 Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai LỜI CẢM ƠN Sau thời gian ba tháng thực tập em hoàn thành xong báo cáo thực tập với đề tài “Phân tích hiệu sử dụng vốn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên” Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Mỹ, người trực tiếp hướng dẫn em trình nghiên cứu viết đề tài Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên truyền đạt kiến thức cung cấp số tài liệu hữu ích cho em Qua thời gian thực tập công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên giúp em có thêm kiến thức thực tế cho môn học Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty toàn thể cô (chú), anh (chị) đơn vị giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thiện đề tài Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn kinh nghiệm thực tế em nhiều hạn chế nên báo cáo tránh khỏi thiếu sót việc nghiên cứu, trình bày đánh giá thưc trạng đơn vị thực tập Kính mong quý thầy cô anh chị toàn thể cán công ty góp ý để làm em hoàn thiện Lời cuối em xin kính chúc quý thầy (cô) toàn thể cán nhân viên công ty sức khỏe, thành công hạnh phúc Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai DANH MỤC VIẾT TẮT STT 10 Dạng viết tắt BMT CP HSDT SXKD TCVN TNDN Tp Tx ROA ROE Dạng đầy đủ Bên mời thầu Chính phủ Hồ sơ dự thầu Sản xuất kinh doanh Tiêu chuẩn Việt Nam Thu nhập doanh nghiệp Thành phố Thị xã Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 11 12 13 14 15 TSCĐ TSLĐ VCĐ VLĐ CSH Tài sản cố định Tài sản lưu động Vốn cố định Vốn lưu động Chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai DANH MỤC SƠ ĐỒ Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai DANH MỤC VIẾT TẮT STT 10 Dạng viết tắt BMT CP HSDT SXKD TCVN TNDN Tp Tx ROA ROE Dạng đầy đủ Bên mời thầu Chính phủ Hồ sơ dự thầu Sản xuất kinh doanh Tiêu chuẩn Việt Nam Thu nhập doanh nghiệp Thành phố Thị xã Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 11 12 13 14 15 TSCĐ TSLĐ VCĐ VLĐ CSH Tài sản cố định Tài sản lưu động Vốn cố định Vốn lưu động Chủ sở hữu Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Xây dựng ngành tạo sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho kinh tế quốc dân, ngành mũi nhọn chiến lược xây dựng phát triển đất nước Thành công ngành xây dựng năm qua điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - đại hoá đất nước Để đầu tư xây dựng đạt hiệu cao doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát sản xuất Quá trình xây dựng bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu ), địa bàn thi công thay đổi, thời gian thi công kéo dài nên công tác quản lý tài thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt so với ngành kinh doanh khác Từ kinh tế nước ta chuyển sang chế thị trường, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, doanh nghiệp nhà nước phải thực chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh mình, cụ thể phải tự hạch toán lỗ lãi doanh nghiệp tư nhân trở nên động hơn, tự chủ sản xuất kinh doanh Phân tích tài nhằm mục đích cung cấp thông tin thực trạng tình hình kinh doanh doanh nghiệp, khả toán, hiệu sử dụng vốn trở thành công cụ quan trọng quản lý hoạt động doanh nghiệp Phân tích tài cung cấp cho nhà quản lý nhìn tổng quát thực trạng doanh nghiệp tại, dự báo vấn đề tài tương lai Hiệu sử dụng vốn nội dung quan trọng phân tích hoạt động kinh doanh tất doanh nghiệp nói chung Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên nói riêng Trong điều kiện kinh tế mở, muốn khẳng định vị trí thị trường, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu sản xuất kinh doanh Hiệu đánh giá qua phân tích tài Các tiêu Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai phân tích cho biết tranh hoạt động doanh nghiệp giúp tìm hướng đắn, có chiến lược định kịp thời nhằm đạt kết kinh doanh cao Đặc biệt với công ty xây dựng Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên nguồn vốn có vai trò định tới tồn phát triển Công ty Phân tích hiệu sử dụng vốn giúp Công ty thấy kết đạt khó khăn tồn trình sử dụng vốn, để từ có hướng đắn tương lai Vì lý em chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu sử dụng vốn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên” với mong muốn ý kiến đóng góp em giúp ích phần cho công tác tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng hiệu sử dụng vốn công ty, đánh giá kết đạt khó khăn vấn đề tồn Từ đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng công ty tương lai 2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát chung công ty, tình hình kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên giai đoạn 20122014 - Phân tích đánh giá thực trạng hiệu sử dụng vốn Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên - Từ đề xuất số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trìnhThái Nguyên Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tình hình sử dụng vốn hiệu sử dụng vốn công ty 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên - Về thời gian: Nguồn số liệu sử dụng giai đoạn 2012-2014 - Về nội dung: Phân tích hiệu sử dụng vốn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo tốt nghiệp chia thành phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên Phần 2: Phân tích hiệu sử dụng vốn Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên Phần 3: Đánh giá nhận xét 10 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 109,953 ROA(5=4/2) ROE(6=4/3) Hiệu suất sử dụng vốn (7=1/2) 440,284 450,237 330,331 300,43 9,953 2,26 % 0,93 3,155 2,798 2,225 239,25 -0,357 -11,31 % 3,665 13,695 13,103 10,03 273,67 -0,592 Vòn g 1,422 1,449 1,251 0,027 1,90 -4,32 -0,198 -13,66 (Nguồn: Báo cáo tài năm 2012, 2013, 2014 công Ty) Vốn chủ sở hữu bình quân Công ty có mức tăng qua năm, năm 2013 3215 triệu đồng tăng so với năm 2012 215 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,17% năm 2014 tăng so với năm 2013 221 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,87% Với mức tăng làm cho tiêu lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 3,665% năm 2012 lên 13,695% năm 2013 lên 13,103% vào năm 2014 Trong hai năm 2013 2014 công ty trì tỷ suất mức 10% hoạt động đầu tư có hiệu nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn Như sau phân tích hai tiêu ROA ROE thấy công ty sử dụng nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) có hiệu (thể tiêu ROE cao) ROA thấp chứng tỏ hiệu nguồn vốn vay chưa cao Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (vòng quay vốn kinh doanh) có mức tăng từ 1,422 vòng năm 2012 lên 1,449 vòng năm 2013 giảm xuống 1,251 vòng năm 2014 Điều cho thấy năm 2014, công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu với việc tăng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh doanh thu đạt lại giảm xuống *Trong bảng 2.6 tiêu vốn kinh doanh bình quân vốn chủ sở hữu bình quân tính sau: - Vốn kinh doanh bình quân: Mà vốn kinh doanh bao gồm hai loại: vốn cố định (Tài sản dài hạn) vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn) -Vốn chủ sở hữu bình quân: 38 39 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 3.1.1 Những kết đạt Qua phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh công ty Cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên, ta thấy tình hình tài công ty ổn định Hơn công ty đạo sát sao, điều chỉnh sách sản xuất kinh doanh, điều chỉnh cấu vốn hợp lý giúp cho hoạt động công ty diễn ổn định bối cảnh kinh tế thị trường có nhiều khó khăn, biến động - Lợi nhuận sau thuế trì tăng lên qua năm, cố gắng lớn công ty bối cảnh suy giảm chung kinh tế năm 2012, 2013 ảnh hưởng chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sách tiền tệ chặt chẽ… - Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012-2014 công ty có tăng lên công ty đảm bảo nguyên tắc cân tài chính, áp lực hoàn trả nợ thấp nên bước đầu công ty đạt ổn định tài ngắn hạn - Hiệu sử dụng vốn kinh doanh: + Công ty trì tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) mức 10% có hiệu so với lãi suất tín dụng thị trường năm 2013, 2014 tỷ suất cao nên nhà đầu tư yên tâm để đầu tư vốn + Hiệu suất đầu tư vốn cố định công ty tương đối tốt xét khả tạo lợi nhuận thể việc đầu tư mà lợi nhuận lại tăng lên (năm 2013 giá trị TSCĐ 2710 triệu đồng tăng 10,30% so với năm 2012 lợi nhuận lại tăng tới 330,331 triệu đồng tức tăng 300,43%) + Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (vòng quay vốn kinh doanh) giai đoạn 2012-2014 tăng lên tương xứng với việc công ty tăng số vốn đầu tư 40 vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu 3.1.2 Những khó khăn, tồn Ngoài kết đạt trên, tồn tại, có ảnh hưởng đến khả hoạt động công ty Để cho việc sử dụng vốn đạt hiệu cao công ty cần khắc phục tồn sau: - Mặc dù hiệu suất đầu tư vốn cố định công ty tương đối tốt, xét khả tạo lợi nhuận thời điểm cuối năm 2014 TSCĐ hữu hình công ty bị hao mòn lớn việc đầu tư thêm nhằm nâng cấp, sửa chữa cải thiện lực sản xuất chưa công ty trọng Trong đó, sách tài công ty lại tập trung lớn cho tài sản ngắn hạn, điều nảy sinh nhiều vấn đề chưa thực hợp lý, ảnh hưởng đến khả hoạt động tương lai công ty - Năm 2014, công ty sử dụng tăng lượng lớn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh so với năm 2013 doanh thu đạt lại giảm khiến cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động) giảm mạnh Điều cho thấy hoạt động điều phối sản xuất công ty chưa hiệu Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, công ty cần có biện pháp sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lưu lại khâu trình luân chuyển Tuy nhiên, phải lưu ý để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, biện pháp giảm vốn giảm vốn thực tế giảm quy mô kinh doanh, giảm lực cạnh tranh công ty - Các khoản phải thu tăng qua năm, điều làm cho vốn kinh doanh công ty bị ứ đọng lâu hơn, dẫn đến làm giảm hiệu sử dụng vốn Công ty cần có ý thức nỗ lực biện pháp việc thu hồi khoản phải thu, hạn chế vốn bị chiếm dụng nhằm nâng cao hiệu kinh doanh - Khả toán công ty chậm, điều cho thấy việc sử dụng tài sản chưa hiệu công ty gặp rủi ro khâu toán đặc biệt điều kiện kinh tế nhiều bất ổn 41 3.1.3 Nguyên nhân tồn Năm 2012 2013 năm đầy khó khăn doanh nghiệp ảnh hưởng chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sách tiền tệ chặt chẽ, lãi vay vốn cao, yếu tố không thuận lợi thị trường phân bón, nông sản làm cho hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng không nhỏ Chiến lược công ty sử dụng nguồn vốn ngắn hạn (chủ yếu vốn vay chiếm dụng) để khai thác, mở rộng hoạt động kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc cân tài nên tài sản cố định hao mòn tương đối việc đầu tư tăng thêm, thay thế, cải tạo hạn chế Các khoản phải thu khách hàng tăng lên khiến cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên công ty nới rộng sách tín dụng thương mại nhằm thu hút nhiều nguồn lực cho dự án tương lai 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 3.2.1 Giải pháp chung công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên - Chủ động việc khai thác, huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh, vốn đóng vai trò quan trọng Vốn tiền đề tạo lập hoạt động doanh nghiệp động lực doanh nghiệp phát triển Hoạt động sản xuất kinh doanh muốn ổn định đòi hỏi phải có đủ vốn cung cấp Quá trình tạo lập, sử dụng vốn phải chủ động, tránh bị động Trong thời gian tới công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên có phương hướng mở rộng địa bàn hoạt động Do đó, công ty cần phải có thêm nhiều vốn để thực mục tiêu Vì vậy, công ty cần phải xây dựng kế hoạch sản xuất, đầu tư cụ thể, chi tiết, sở để xây dựng kế hoạch huy động sử dụng vốn thích hợp nhằm khai thác triệt để nguồn lực bên trong, tận dụng tối đa nguồn lực bên Các danh mục đầu tư cần phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng cho thực phải có tính 42 khả thi cao, khả sinh lời tốt nhằm bảo toàn phát triển vốn Kế hoạch thực sở tiêu dùng cho ngắn hạn trước đến trung dài hạn Dựa nhu cầu vốn đầu tư, công ty cần lập kế hoạch huy động bao gồm: xác định vốn có công ty, số vốn bổ sung từ lợi nhuận, từ vốn chủ sở hữu, số vốn cần huy động từ bên Có nhiều phương án để huy động vốn như: vay ngắn hạn ngân hàng, tổ chức tài chính… Tuy nhiên, sử dụng phương án cần phải tính toán chi phí sử dụng vốn mà công ty phải trả tương lai đảm bảo chi phí thấp mức sinh lời mà đồng vốn vay mang lại - Các biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu hoạt động doanh nghiệp Chi phí kinh doanh nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Chi phí kinh doanh cao làm giảm hiệu kinh doanh Vì phấn đấu giảm chi phí kinh doanh cần thiết Để quản lý tốt chi phí, doanh nghiệp cần: + Nên duyệt khoản chi phí hợp lý, tránh lãng phí khoản chi phí không cần thiết.Vì khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý không tốt gây lãng phí vốn doanh nghiệp +Để quản lý chi phí quản lý cách có hiệu ta cần định mức loại chi phí quản lý phần trăm so với doanh thu, tức phải quy định đồng doanh thu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Định mức chi phí QLDN = Tỷ lệ % định mức * Doanh thu hoạt động Như vậy, kiểm soát chi phí Nếu phát sinh vượt định mức cho phép đề nghị phòng ban, cá nhân vi phạm chịu mức chi phí vượt định mức 43 Để đạt kết mong muốn, vấn đề đặt cho doanh nghiệp phải thực doanh thu cho phù hợp với chi phí toàn doanh nghiệp để đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn Vì vấn đề đặt không tăng doanh thu, lợi nhuận giảm chi phí kinh doanh mà phải trọng đến tốc độ tăng giảm chúng 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định - Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định qua tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá tình trạng quản lý, sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp tốt hay xấu, có ảnh hưởng đến cân tài doanh nghiệp Từ tìm nguyên nhân có liên quan, làm sở cho biện pháp cải thiện công tác quản lý tài sản cố định đảm bảo hiệu suất sử dụng ngày cao Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu hoạt động kinh doanh = Nguyên giá TSCĐ bình quân Qua tiêu ta thấy, hiệu sử dụng tài sản cố định tăng dẫn đến doanh thu hoạt động kinh doanh tăng theo tỷ lệ thuận Khi doanh thu hoạt động kinh doanh tăng làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên Chính tăng lên lợi nhuận sở cho việc bổ sung thêm vốn chủ, yếu tố cấu thành nên nguồn vốn thường xuyên làm nguồn vốn thường xuyên tăng lên Tuy nhiên, tài sản cố định công ty hao mòn tương đối ,trong lượng đầu tư tăng thêm cho phận năm 2014 Vì thế, để tránh tình trạng khai thác mức lực hoạt động TSCĐ, công ty cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ nhằm khai thác tối đa lực hệ thống TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không tốn thêm nhiều chi phí Công ty nên tiến hành đánh giá, kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật tài sản có giá trị lớn hàng năm để xác định giá trị thực lại TSCĐ để có kế 44 hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên làm tăng lực hoạt động tài sản này.Việc xem xét lại danh mục tài sản giúp công ty phân tích đánh giá việc đầu tư danh mục hợp lý, có hiệu quả, danh mục không để từ có biện pháp xử lý kịp thời Công ty cần trọng nâng cao hiệu công suất TSCĐ kết hợp với việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo danh mục TSCĐ, có sổ theo dõi việc bảo trì, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ tài sản, tránh rủi ro tài sản hoạt động.Việc theo dõi tình trạng vận hành TSCĐ cần tiến hành thường xuyên, sát để đảm bảo tài sản hoạt động mục đích hiệu quả, tận dụng tối đa công suất thiết kế tuân thủ theo quy trình công nghệ -Nâng cao hiệu công tác đầu tư đổi tài sản cố định Công ty cần kiểm kê thường xuyên, kiểm kê định kỳ để phát TSCĐ chưa sử dụng sử dụng nhằm khai thác tốt tài sản Trường hợp TSCĐ dư thừa không sử dụng phải tiến hành lý để thu hồi VCĐ dùng cho việc đầu tư TSCĐ cần thiết Trong trường hợp cần thiết đầu tư, đổi thiết bị, công ty cần cân nhắc kỹ trước đầu tư, tránh tình trạng đầu tư vào tài sản lạc hậu, công nghệ thấp dẫn đến làm giảm hiệu sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu đầu tư mang lại để đảm bảo tăng cường TSCĐ chỗ kịp thời 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động -Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Trước năm tài chính, Công ty phải tiến hành xác định nhu cầu VLĐ cần dùng Xác định nhu cầu VLĐ phục vụ sản xuất kinh doanh giúp công ty chủ động vốn, có kế hoạch phân bổ, sử dụng VLĐ vào khâu trình luân chuyển vốn phù hợp, có điều chỉnh vốn tình trạng thừa thiếu diễn ra, góp phần nâng cao hiệu sử dụng Việc xác 45 định xác nhu cầu VLĐ quan trọng nhu cầu vốn cao không khuyến khích doanh nghiệp khai thác khả tiềm tàng, không tìm biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu sử dụng vốn, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa xác định nhu cầu VLĐ thấp so với thực tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp như: gián đoạn hoạt động sản xuất, khả toán hợp đồng ký với khách hàng ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Trên sở nhu cầu VLĐ thường xuyên kỳ kế hoạch vào kế hoạch sản xuất, công ty xác định kết cấu vốn lưu động hợp lý, nhu cầu VLĐ thường xuyên cho khoản mục theo xu hướng vận động kết cấu VLĐ để xây dựng kế hoạch huy động vốn Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh phải tính toán cụ thể để có chi phí huy động thấp nhất, hạn chế rủi ro tạo kết cấu vốn hợp lý Trên sở này, phòng kế toán xác lập kế hoạch nguồn VLĐ, xác định hạn mức tín dụng cần thiết -Thường xuyên kiểm tra việc thực hiệu sử dụng vốn lưu động Công ty cần có bảng theo dõi, lập kế hoạch cho tiêu đánh giá hiệu sử dụng VLĐ cần đạt được, định kỳ đánh giá tiêu (có thể hàng tháng hàng quý), so sánh với kế hoạch, phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân Nếu kết đạt kế hoạch vượt kế hoạch cần khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động Trong trường hợp ngược lại kịp thời có biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận VLĐ Để góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ cần lưu ý đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn khâu trình sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu kỳ Để thực biện pháp này, phận tài phải phát huy vai trò chủ đạo công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho ban giám đốc, thường xuyên cập 46 nhất, thống kê, phân tích số liệu theo kỳ để tổng hợp, so sánh kỳ làm sở cho công tác lập kế hoạch 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong kinh tế thị trường, để tồn phát triển doanh nghiệp phải chịu không sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp nước, đặc biệt phải cạnh tranh với doanh nghiệp lớn đến từ nước Để có chỗ đứng, có vị thị trường doanh nghiệp phải tự tìm cho hướng đắn, có sách hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo thực tốt công tác quản lý tài doanh nghiệp nhằm bảo đảm phát triển bền vững doanh nghiệp Trong trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, sử dụng vốn kinh doanh vấn đề quan trọng vốn yếu tố trình sản xuất kinh doanh Vốn đảm bảo cho trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp diễn thường xuyên liên tục Vấn đề trì, bảo toàn phát triển vốn nhiệm vụ quan trọng doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn gây tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Trong thời gian thực tập công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên em nhận thức tầm quan trọng việc phân tích hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên Nội dung khóa luận làm rõ lý luận hiệu sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp; Phân tích thực trạng hiệu sử dụng vốn kinh doanh Qua nghiên cứu thực tiễn sử dụng vốn công ty, em có nhận định thực trạng, số tồn công tác sử dụng vốn công ty, qua đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng công trình Thái Nguyên 48 Kiến nghị -Về phía nhà nước: + Môi trường pháp luật: tiền đề cho ổn định xã hội phát triển kinh tế Một hệ thống pháp luật đầy đủ chặt chẽ, thống ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đất nước bước hòa nhập với kinh tế giới Trong kinh tế đa thành phần nước ta nay, nhà nước có chủ trương thực bình đẳng thành phần kinh tế nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Do vậy, nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt luật kinh tế nhằm đảm bảo bình đẳng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác Đồng thời nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để trợ giúp công ty thu hồi khoản nợ khó đòi, khoản phải thu hạn toán Những công việc giúp ích lớn cho công ty việc bổ sung quay vòng vốn cách có hiệu + Cơ chế sách quản lý: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp việc huy động sử dụng vốn Nhà nước người nắm vai trò quan sát cần thực số công việc: triển khai đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao ưu tiên vay vốn, vay với số lượng lớn trường hợp cần thiết lấy uy tín làm yếu tố đảm bảo để vay vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh Hệ số tín nhiệm đánh giá dựa hiệu sản xuất kinh doanh doanh nghiệp tính khả thi hiệu dự án vay vốn Việc xem xét tính hiệu khả chi trả doanh nghiệp dự án vay vốn cần thiết Tăng cường công tác tra, giám sát để kịp thời phát sai phạm việc huy động vốn, sử dụng vốn doanh nghiệp biện pháp hữu hiệu để nhà nước tránh thất thoát, lãng phí vốn mà giúp doanh nghiệp phát triển Các quan chủ quản cần xây dựng nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên báo cáo tài doanh nghiệp Cần có chế độ 49 giám sát tình hình huy động sử dụng vốn doanh nghiệp Có biện pháp, quy chế gắn trách nhiệm quyền lợi cán quản lý doanh nghiệp trước tăng giảm thất thoát tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp Ngoài ra, vai trò nhà nước việc cải cách thủ tục hành cho đơn giản mà chặt chẽ, giúp công ty giảm chi phí thuận lợi kinh doanh - Về phía công ty Để giúp hoàn thiện công tác quản lý sử dụng nguồn vốn công ty, sau số kiến nghị nhằm giúp đạt hiệu cao công tác tổ chức sử dụng vốn công ty + Đầu tư phát triển theo chiều sâu, hợp lý có hiệu Có thể nói năm gần tình hình kinh doanh công ty phát triển theo chiều hướng tốt Việc tiến hành đầu tư phải phát triển dựa sở nghiên cứu nắm bắt thị trường Từ đó, đưa giải pháp đắn tạo độ tăng trưởng, đứng vững kinh tế thị trường Việc đầu tư phát triển theo chiều sâu phải dựa khả thực tế công ty Trong lĩnh vực xây dựng việc đưa chiến lược trọng điểm mang lại doanh thu lớn lợi nhuận cao Đồng thời việc tạo lòng tin, uy tín khách hàng điều vô quan trọng + Tăng cường công tác phân công, phân cấp quản lý Công ty cần có phương thức hoạt động cần thiết phải lập kế hoạch giao cho phận, phận phải giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân Để từ nâng cao hiệu công tác quản lý, đồng thời hạn chế việc thất thoát hay suy giảm vốn lực cạnh tranh + Tăng cường sách khen thưởng động viên xử phạt nghiêm minh cần thiết Khi phận cá nhân giao kế hoạch theo tháng, quý, năm phận, cá nhân nhận thức phương hướng phấn đấu để đạt kế hoạch giao Nhưng đôi với vấn đề phải có sách khen 50 thưởng cho phù hợp phận cá nhân hoàn thành tốt tiêu kế hoạch giao Và ngược lại phải có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh + Đẩy mạnh vai trò phận tài kế toán công ty việc nâng cao hiệu sử dụng vốn Bộ phận tài kế toán công ty, nơi đánh giá cuối hiệu tổng hợp sử dụng vốn, phải tham gia từ đầu vào công việc từ lập kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh Hàng năm định kỳ vào ngày 31/12 tiến hành kiểm kê đánh giá tài sản, xác định giá trị loại vốn tài sản + Cải thiện bước tình hình tài nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty Xu hướng nay, công ty huy động vốn nhàn rỗi cán cách trả lãi vay Mỗi cán bộ, công nhân viên họ gán quyền lợi trách nhiệm họ với việc sử dụng vốn Khi công ty có lợi nhuận lớn có tiền trả lãi cho cán cho vay, đảm bảo doanh thu lớn, lợi nhuận lớn để bù đắp chi phí lợi nhuận chia cổ phần tăng lên Khi hoạt động công ty không mang lại hiệu cao, lợi nhuận để chia cổ phần lợi tức cổ đông giảm Vì vậy, muốn thu lợi tức cao nhân viên phải không ngừng nâng cao trách nhiệm việc sử dụng đồng vốn Đồng thời, việc huy động vốn cán công nhân viên công ty làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo cho nguồn vốn dài hạn giúp cho công ty tự chủ mặt tài 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Điều lệ, nội quy doanh nghiệp (Phòng hành kế toán tổng hợp -Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên) PGS TS Nguyễn Bạch Nguyệt TS Từ Quang Phương (2012), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Quốc gia Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên Báo cáo tài số tài liệu khác Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên năm 2012-2014 52 [...]...Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty - Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên - Địa chỉ: Tổ 14 - phường Trưng Vương - TP Thái Nguyên - Điện thoại: 0280... tài chính Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng vật liệu xây dựng tiêu thụ nội địa do đó Công ty chỉ đầu tư vào TSLĐ sản xuất như những vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất của Công ty Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả vốn lưu động... Thương mại và Xây dựng công trình Thái Nguyên hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng:       Tư vấn khảo sát; Thiết kế; Giám sát; Thẩm tra; Quản lý dự án; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật 1.2.2 Năng lực của công ty CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG 11 Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng. .. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN 2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 2.1.1 Tài sản và cơ cấu tài sản Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tư ng lai Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như tiền, hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… hoặc không thể hiện dưới hình thái. .. nhân lực từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cho công ty 32 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ dở dang Việc đầu tư vào tài sản cố định có ý nghĩa... TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 1.3.1 Sơ đồ cấp quản lý của của công ty Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái Nguyên được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/6/1999 Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức như sau: 15 Chuyên ngành kinh tế đầu tư SV: Nguyễn Thị Mai... ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phòng HC-KT tổng Phòng hợp kinhPhòng doanh tư vấn, giám sát Đội Đội thi công xây Độilắp thi1 công xây lắp 2 khảo sát (Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp) 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Hội đồng quản trị Do đại hội cổ đông bầu ra, có toàn... trung học cơ sở tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Thi công xây lắp 05/12/2013 đến 30/12/2013 8 Công trình cải tạo xây dựng nhà bảo vệ và phòng bán vé- Trung tâm Điện ảnh tỉnh Thái Nguyên Thi công xây lắp 18/02/2014 đến 19/04/2014 Công ty TNHH Doosun Việt Nam, phường Cải Đan- tx Sông Công- Thái Nguyên Trường THCS Phú Xá, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ Công ty TNHH Doosun... bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quản lý văn phòng, công ty phải sử dụng theo định mức, quản lý kinh doanh, bảo vệ theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 1.4.3 Quản lý tiền lương và lao động Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, nên các công trình được thực hiện tại các địa bàn khác nhau thì lao động trực tiếp xây dựng sẽ được thuê ngay tại địa bàn đó, còn... biệt là trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao Tất cả với mục đích đảm bảo chất lượng và tiến độ, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái Nguyên với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn cao đã và đang là một cộng sự đắc lực cho các nhà đầu tư trong hàng loạt các công

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w