1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNNPTNT chi nhánh huyện đồng hỷ thái nguyên

80 460 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ. 4 1.1. Giới thiệu chung về NHTM trong nền kinh tế thị trường 4 1.1.1. Khái niệm NHTM 4 1.1.2. Vai trò của NHTM 4 1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng 6 1.1.4 Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại 11 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NH NNPTNT Huyện Đồng Hỷ. 12 1.2.1. Giới thiệu sơ lược về NH. 12 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNNPTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. 12 1.2.3. Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 13 1.3. Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. 16 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm và thị trường. 16 1.3.2. Một số nghiệp vụ chính. 18 1.3.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối 18 1.3.4.Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 18 1.3.5. Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác. 19 1.4. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng 19 PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ 20 2.1 Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 20 2.1.1 Tình hình thị trường ngân hàng Agribank. 20 2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. 21 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng NNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên giai đoạn 20132015 . 24 2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NH. 24 2.2.2 Đánh giá chi tiết hoạt động kinh doanh giai đoạn 20132015 của Chi nhánh Ngân hàng NNPTNN Đồng Hỷ. 28 2.2.3 Phân tích nợ xấu và các khoản mục theo dõi ngoại bảng rủi ro tín dụng 48 2.2.4 Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng 52 2.2.6 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng qua các chỉ tiêu . 53 2.2.7 .Công tác điều hành. 59 PHẦN III – NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 60 3.1 Những kết quả đạt được 60 3.2.Những tồn tại và nguyên nhân 60 3.3. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ 62 3.4. Bài học kinh nghiệm 63 3.5. Một số kiến nghị. 64 3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước và các Ban ngành có liên quan. 64 3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 65 3.5.3. Kiến nghị đối với NHNNPTNT Việt Nam. 66 3.5.4. Kiến nghị với NHNoPTNT chi nhánh Đồng HỷThái Nguyên. 67 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Công tác huy động vốn ngân hàng NNPTNT Đồng Hỷ giai đoạn 20132015 24 Bảng 2.2. Về công tác sử dụng vốn của NHNNPTNT huyện Đồng Hỷ giai đoạn 20132015 27 Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ 31 Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động theo loại tiền 33 Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động theo thời gian 34 Bảng 2.6 Nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế 38 Bảng 2.7 Bảng phân tích dư nợ, cơ cấu dư nợ 41 Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của ngân hàng giai đoạn 20132015 45 Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013 2015 46 Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ theo nguồn vốn cho vay của NHNNPTNT huyện Đồng Hỷ giai đoạn 20132015 47 Bảng 2.11 Bảng phân tích nợ xấu và rủi ro tín dụng 48 Bảng 2.13 Khả năng sử dụng vốn của chi nhánh qua thời gian của ngân hàng. 53 Bảng 2.14 kết quả kinh doanh của NHNNPTNT chi nhánh huyện đồng hỷ 54 Bảng 2.15 Kết quả hoạt độnh kinh doanh của ngân hàng ( 20132015) 55 Bảng 2.16 Các chỉ số đánh giá hoạt động của ngân hàng 57 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền. 34 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn theo thời gian. 37 Biểu đồ 2.3 Huy động vốn của Ngân hàng NNPTNT Đồng Hỷ. 40 Biểu đồ 2.4 Biến động doanh số cho vay của NHNNPTNT Đồng Hỷ qua các năm 42 Biểu đồ 2.5 Biến động doanh số thu nợ ngân hàng giai đoạn 20132015 43 Biểu đồ 2.6 Biến động về quy mô dư nợ giai đoạn 20132015 44 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện biến động nợ quá hạn của NHNNPTNT Đồng Hỷ 50 Biểu đồ 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2013 2015 58 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt NH NNPTNT Agribank TCTD VNĐ HĐKD RRTD NH DN NHTM KKH VCSH NQH KH NHNN Tên đầy đủ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt nam Tổ chức tín dụng Việt Nam đồng Hoạt động kinh doanh Rủi ro tín dụng Ngân Hàng Doanh nghiệp Ngân Hàng Thương Mại Không kỳ hạn Vốn chủ sở hữu Nợ quá hạn Khách hàng Ngân hàng nhà nước LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài . Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế và các cá nhân là rất lớn. Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp , ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế . Giữ vai trò quyết định trong việc thành lập , tính toán hoạch định các chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của các tổ chức kinh tế . Và hệ quả tất yếu là hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng như mạch máu của nền kinh tế, bởi nó là các kênh trung gian huy động vốn và cũng là kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua 2 chức năng quan trọng là : huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đồng thời đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh và sử dụng vốn như thế nào luôn được đặt lên hàng đầu đối với các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Với mong muốn được ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế , nghiên cứu ,tìm hiểu sâu hơn về hệ thống NHTM nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên nói riêng nên em đã lựa chọn đề tài :” Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên” . Nhằm đánh giá phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh và đưa ra góp ý cho NH ngày càng phát triển hởn nữa ,đóng góp vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . 2. Mục đích của báo cáo thực tập. Muốn nhìn lại một cách tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn nói chung cũng như chi nhánh NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ nói riêng trong bối cảnh thị trường ngân hàng hiện nay. Từ đó chỉ ra điểm mạnh , điểm yếu, nguyên nhân đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu của NH. 3. Phạm vi báo cáo. Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. Thời gian Thời gian được phân công thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn (Agribank) chi nhánh huyện Đồng Hỷ từ ngày 21122015 đến ngày 2732016. Phạm vi của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu , phân tích tình hình huy động vốn và tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng NNPTNT Huyện Đồng Hỷ , qua đó đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3năm gần đây.Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các sô liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy chủ yếu là trong 3 năm gần nhất 2013 2015. 4. Phương pháp báo cáo. Phương pháp so sánh + So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. + So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế. Sử dụng các chỉ số tài chính : + Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn + Tổng dư nợ Vốn huy động + Doanh số thu nợ Doanh số cho vay + Lợi nhuận Tổng tài sản + Chi phí Thu nhập Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm của NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 20132015 Báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. + Thu nhập số liệu sơ cấp: từ sách báo, bản tin nội bộ ngân hàng, những tư liệu tín dụng ngân hàng và những thông tin, số liệu thu thập được từ tiếp xúc trực tiếp với cán bộ tín dụng tại đơn vị nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng. Phương pháp phân tích số liệu + Dùng phương pháp so sánh tương đối, số tuyệt đối để đánh giá các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. + Dùng một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng. 5. Kết cấu . Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung chính của báo cáo được bố trí thành 3 Phần : + Phần 1 : Tổng quan về NHNNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên . + Phần 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNNPTNT chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên . + Phần 3 : Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên . PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ. 1.1. Giới thiệu chung về NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm NHTM Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ( Luật số : 472010QH12) “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng ( kinh doanh ,cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi , cấp tín dụng , cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ) và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận “. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và những khoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường ,cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán . 1.1.2. Vai trò của NHTM 1.1.2.1. Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. NH đứng ra huy động tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội 1.1.2.2. Là cầu nối doanh nghiệp và thị trường Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… và sản xuất phải trên cơ sở thoả mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm… Vì vậy, doanh nghiệp không những cần phải nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp, những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn để đáp ứng được điều đó thì chỉ có ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 1.1.2.3. Là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ hữu hiệu để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia đúng theo phương châm: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”. NHTM ngày càng phát huy được vai trò công cụ đòn bẩy của mình trong việc thực thi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo như những mục tiêu đã hoạch định. 1.1.2.4. Là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập ấy. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng khác với các NHTM nước ngoài, NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương không ngừng mở rộng và phát triển, thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập 1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng Căn cứ vào tính chất kinh tế, nguồn vốn kinh doanh của NHTM được chia làm hai bộ phận cơ bản, bao gồm: nguồn vốn tự có của ngân hàng và nguồn vốn huy động hay còn gọi tài sản nợ. 1.1.3.1. Nguồn vốn của ngân hàng Bằng hiệu số giữa tổng tài sản có với tài sản nợ, đây là bộ phận nguồn vốn mà khi sử dụng ngân hàng không phải cam kết hoàn trả cho các chủ sở hữu, do vậy, nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất so với các bộ phận nguồn vốn khác. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, thường không quá 10% trong tổng nguồn vốn, nhưng nguồn vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Căn cứ vào cơ chế tạo lập, nguồn vốn của ngân hàng được chia thành các bộ phận sau: 1. Vốn điều lệ Đây là số vốn mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vào điều lệ. Tuỳ theo loại hình ngân hàng mà nó được hình thành từ những nguồn khác nhau như: NHTM quốc doanh do ngân sách nhà nước cấp; NHTM cổ phần do cổ đông góp vốn; ngân hàng liên doanh do các đối tác góp vốn… Là lĩnh vực kinh doanh có ngành nghề, do vậy vốn điều lệ của ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do NHNN quy định. 2. Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ của ngân hàng, bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanh như: tiếp nhận các khoản tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm, làm cho NHTM trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãi với quan hệ khách hàng là doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Nguồn vốn huy động gồm: a) Nghiệp vụ huy động tiền gửi : Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên, ngân hàng đã huy động được một lượng vốn lớn từ khách. Căn cứ vào thời gian gửi tiền và mục đích của khách hàng, có thể chia nguồn vốn này thành các bộ phận sau: Tiền gửi không kỳ hạn Với loại này, người gửi có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu, như thế ngân hàng sẽ rất khó kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền này, nên loại tiền này luôn có số dư, lãi suất thấp. Vì thế khách hàng thường duy trì số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả của mình. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Những khoản chi phí của ngân hàng để duy trì loại tiền gửi thanh toán bao gồm tiền thanh toán lãi và những chi phí trong việc phục vụ thanh toán trên các tài khoản tiền gửi loại này như: xữ lý lưu trữ chứng từ thanh toán; phí tổn chuyển tiền và chứng từ; cung cấp thông tin… Tiền gửi có kỳ hạn Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thoả thuận khi gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút trước hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt tiền bằng việc chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sang áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp hơn.Đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn mục đích của người gửi tiền là lợi tức, không quan tâm đến việc tận dụng những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất và các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng… Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thoả thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng, đồng thời được xác định theo nguyên tắc thời gian càng dài lãi suất càng cao. Tiền gửi tiết kiệm Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Về mặt kỹ thuật, dạng tiền gửi này người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. b). Nguồn vốn đi vay : Phát hành các chứng từ có giá Giống như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng huy động vốn bằng cách chủ động phát hành các giấy tờ có giá (hay còn gọi là các công cụ nợ) như kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đầu tư đã định. Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán cho công chúng. Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người sở hữu các công cụ này được hoàn trả vốn vào thời gian đáo hạn cộng thêm khoản tiền lãi nhất định. Những công cụ nợ của ngân hàng là: Tín phiếu ngân hàng: Đây là công cụ nợ ngân hàng dùng để huy động những khoản vốn ngắn hạn. Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ mà ngân hàng dùng để huy động những khoản vốn trung – dài hạn. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá, phát hành bằng hình thức chiết khấu. Đây là một hình thức tương đối mới mẻ so với các NHTM của các nước đang phát triển vì nó phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng đó. . Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hoà nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này thường cao và thời gian sử dụng thường ngắn. Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn. Vay của ngân hàng nhà nước Bất kỳ NHTM nào khi được NHNN cấp phép hoạt động đều được vay vốn tại NHNN trong trường hợp cần bổ sung vốn khả dụng theo hạn mức tín dụng được cấp. Nghiệp vụ vay vốn này được NHNN thực hiện dưới hình thức phổ biến là tái cấp vốn, bao gồm tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá và cho vay cầm cố hay thế chấp. Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng của NHNN, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. c) Các nguồn vốn vay khác: Với những NHTM có các quan hệ quốc tế rộng lớn, có thể tranh thủ các khoản vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. .Đây là nguồn vốn NHTM tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước; vốn tiếp nhận để cho vay uỷ thác; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt… 3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng a) Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng nguồn vốn (%)  Tỷ lệ này thể hiện được năng lực huy động vốn của ngân hàng như thế nào, có khả năng huy động mạnh hay yếu, đồng thời nó chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn vốn. b) Chỉ tiêu từng loại tiền gửi Tổng tiền gửi (%)  Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho ngân hàng c) Dư nợ Tổng nguồn vốn  Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn và quy mô hoạt động của ngân hàng. d) Dư nợ Vốn huy động  Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động được. 1.1.3.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 1. Đối với ngân hàng Trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn là một yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. Các nguồn vốn huy động sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng được hoạt động của ngân hàng bởi nó được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên và chủ yếu nhất trong quá trình kinh doanh của một ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư. Nguồn vốn huy động giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh và củng cố vị thế trên thương trường…Vì thế các NHTM luôn tìm cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm các biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn. Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, nên hoạt động huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, huy độngvốn là một mảng hoạt động lớn của ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2. Đối với khách hàng a) Đối với dân cư Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho người dân các phương thức tiết kiệm tiền hợp lý, an toàn và sinh lời. Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồi dào, là điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh. Để thu hút được các nguồn vốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng. Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọn một hình thức gửi tiền phù hợp với đặc điểm khoản tiền của mình. Do đó, tâm lý người dân luôn mong ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn hấp dẫn, có lợi cho cả hai bên. b)Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán. Nếu ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh thêm trôi chảy. Hơn nữa, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng và huy động vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có vốn kịp thời bất cứ lúc nào mà doanh nghiệp cần vốn. Do đó, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn ở mỗi ngân hàng là rất cần thiết. c) Đối với nền kinh tế Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn trong xã hội được tập trung về một nơi, thuận lợi cho việc phân phối lại chúng, tránh được tình trang lãng phí nguồn vốn. Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thể thiếu nhất là khi nền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trong những công cụ để kìm chế lạm phát. Huy động vốn giúp cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong hệ thống NHNNPTNT Tỉnh Thái Nguyên. 1.1.4 Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán. Đặc trưng của tín dụng Tín dụng là cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở ở đây là tiền . Tín dụng là 1 sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tín dụng ngân hàng chỉ thay đổi về quyền sử dụng chứ không thay đổi về quyền sở hữu vốn. Vai trò của tín dụng : Đối với ngân hàng: Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Đối với một ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, tín dụng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Đối với nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng có vai trò lớn trong việc đáp ứng như cầu về vốn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Với tư cách là trung gian tài chính điều hòa lượng cung cầu về vốn cho nền kinh tế, ngân hàng làm nhiệm vụ dẫn đường cho nguồn vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định đến sự ổn định của lưu thông tiền tệ. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàng còn tham gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Đầu tư vốn ra nước ngoài và tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng giữa các nước. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NH NNPTNT Huyện Đồng Hỷ. 1.2.1. Giới thiệu sơ lược về NH. a) Vị trí địa lý và địa chỉ giao dịch của chi nhánh NH. Tên gọi: NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ. Tên giao dịch quốc tế: The Bank for Agriculture and Rual Development of Đong Hy dicstrict. Địa chỉ: Thị trấn Chùa Hang, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. b)Quá trình hình thành và phát triển . NHNNPTNT huyện Đồng Hỷ là một trong những chi nhánh của NHNNPTNT Tỉnh Thái Nguyên, Được thành lập vào ngày 28 tháng 3 năm 1998. Đặc biệt chi nhánh NHNNPTNT huyện Đồng Hỷ còn được đặt tại trung tâm huyện, thuận tiện cho việc giao dịch của Ngân hàng. Là một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao, có vị thế quan trọng. Ngân hàng NNPTNT huyện Đồng Hỷ được thành lập theo quyết định sô 340QĐ NHNNPTNT của tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam năm 1988. Ngân hàng NNPTNT huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên được thành lập với chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn. Với phong cách làm việc văn minh, lịch sự, hiệu quả, với phương châm “ Sự thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Đồng Hỷ”, để từng bước ổn định và phát triển. Thành tích nổi bật của Chi nhánh Agribank huyện Đồng Hỷ trong các năm qua đã góp phần vào thành tựu chung của huyện về phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng địa phương. Nhờ thành tích trên, 3 năm liền (2012,2013,2014), Agribank huyện Đồng Hỷ đạt danh hiệu “ Đơn vị trong sạch vững mạnh” 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNNPTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. Cũng giống như các ngân hàng khác, hoạt động của chi nhánh NHNNPTNN huyện Đồng Hỷ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, cho vay vốn thực hiện các nghiệp vụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiền tệ, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi được cho phép của NHNN. Các hoạt động cụ thể của Chi nhánh NHNNPTNT huyện Đồng Hỷ bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức cá nhân. Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức. 1.2.3. Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Trong thời gian qua với sự chỉ đạo sát sao của NHNNPTNN tỉnh Thái Nguyên ban lãnh đạo chi nhánh NHNNPTNN huyện Đồng Hỷ đã kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong huyện luôn đi sát với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương và đổi mới trong chính sách đầu tư tín dụng do NHNN ban hành với hoạt động cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp . Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ 1.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 1. Ban giám đốc Ban giám đốc gồm 2 thành viên: 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cấp trên giao, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc Ngân hàng. Phó giám đốc có nhiệm cùng hỗ trợ cho Giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt ( theo ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị. + Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng tín dụng và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của Ngân hàng. Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng. 2. Các phòng ban  Phòng kế toán – ngân quỹ Kế toán + Phòng này chiếm vị trí trung tâm Ngân hàng. Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu tiền hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày. + Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác. + Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính. Thu nhập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá. Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ ngân hàng. Ngân quỹ. + Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ. + Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày. Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.  Phòng hành chính dân sự Làm công tác hành chánh văn thư .Lập kế hoạch và thực hiện, xây dựng, sữa chữa, mua sắm tài sản, công cụ làm việc…Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác trong đơn vị. Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh, lịch thiệp. Trực tiếp thực hiện các lĩnh vực tuyên truyền, quảng cáo, lễ tân tiếp khách. Chỉ đạo lao công tạp dịch, vệ sinh, y tế, điện nước.  Phòng tín dụng Phòng thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng vốn kiểm tra, giám sát và đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; phân tích kinh tế theo ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng; lựa chọn biện pháp cho vay an toàn hiệu quả cao; đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi khi đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợ quá hạn. Thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài; trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn của Chính phủ, Bộ ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục, giúp Giám đốc chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.  Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Chi nhánh NHNNPTNT Đồng Hỷ; tổng hợp kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.  Phòng giao dịch Phòng giao dịch thực hiện các nhiệm vụ sau: Về hoạt động huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của NHNNPTNT Việt Nam. Về hoạt động cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.Phòng giao dịch được ngân hàng ủy nhiệm vốn để kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho hiệu quả nhất. Với một cơ cấu tổ chức như vậy chi nhánh NHNNPTNN – Huyện Đồng Hỷ đã góp phần đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về vốn của người dân, của Huyện góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. 3. Cơ cấu nhân sự của NH. Về kết cấu theo giới tính : Tính đến cuối quý 4 năm 2015 NH tỷ lệ cán bộ công nhân viên là nữ chiếm khoảng 40 %, cán bộ nhân viên nam chiếm 60% . Về kết cấu theo độ tuổi : tỷ lệ cán bộ nhân viên dưới 45 tuổi chiếm 68,2 % ,trên 45 tuổi chiếm 31,8 % . Về kết cấu theo trình độ : tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học chiếm 80,3% , còn lại 19,7% là có trình độ trên đại học . 1.3. Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm và thị trường. Là một bộ phận nhỏ của NHNNPTNT và Ngân hàng có uy tín, chi nhánh Huyện Đồng Hỷ NHNNPTNT có truyền thống trong hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ. Trong lĩnh vực này, các sản phẩm dịch vụ được Chi nhánh Ngân hàng cung cấp bao gồm: 1. Dịch vụ tiền gửi. Thứ nhất, Chi nhánh thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Thứ hai, Chi nhánh nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn. 2. Dịch vụ tín dụng Thứ nhất, Chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế Thứ hai, Chi nhánh thức hiện cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Thứ ba, Chi nhánh thực hiện cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. Thứ tư, chi nhánh thực hiện cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. 3. Dịch vụ thanh toán trong nước Thứ nhất, Chi nhánh nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD EUR) cho các cá nhân và tổ chứ kinh tế. Thứ hai, Chi nhánh thực hiện chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước. Thứ ba, Chi nhánh phục vụ giải ngân các dự án, thu, chi hộ đơn vị. Thứ tư, Chi nhánh thực hiện chi trả lương qua tài khoản. . . 4 .Dịch vụ kinh doanh đối ngoại Thứ nhất, Chi nhánh thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (LC), nhờ thu (DA, DP,CAD), chuyển tiền (TTR). Thứ hai, Chi nhánh thực hiện mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại. Thứ ba, Chi nhánh thực hiện chi trả kiều hối, chi trả cho người lao động xất khẩu. Thứ tư, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế. Thứ năm, Chi nhánh thực hiện thu đổi ngoại tệ. 5. Các sản phẩm dịch vụ khác. Thứ nhất, dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi. Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của khách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triêu đồng. Thứ hai, cung cấp dịch vụ chi trả lương cho các bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp đơn vị tổ chức. Thứ ba, phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tế VISA, MASTER CARD. Thứ tư, các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. 1.3.2. Một số nghiệp vụ chính. 1. Nghiệp vụ huy động vốn Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ. Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNNPTNT Việt Nam. Được phép vay vốn của các TCTD, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và TCTD nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNNPTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản. Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNNPTNT Việt Nam. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định, của NHNNPTNT Việt Nam. 2.Hoạt động cho vay. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 1.3.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và NHNNPTNT Việt Nam. 1.3.4.Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ. Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNNPTNT Việt Nam 1.3.5. Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác. Kinh doanh các dịch vụ bao gồm: thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay các TCTC, cá nhân trong và ngoài nước, đại lý cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ khác theo quy định của NHNNPTNT Việt Nam. 1.4. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Khách hàng luôn là đối tượng trung tâm mà mọi hoạt động của Chi nhánh hướng tới để thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất ( trong tương quan so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận). Chi nhánh đã xác định được đối tượng khách hàng khá rõ ràng, phân loại theo từng loại thị trường khác nhau: Với thị trường thẻ ATM: học sinh, sinh viên, công chức Nhà nước và cán bộ về hưu ( thực hiện trả qua lương tài khoản). Với thị trường huy động vốn: những cá nhân có mức lương khá trở lên, tuổi từ 2550 tuổi, thu nhập từ 5 triệu trở lên. Với thị trường thanh toán quốc tế: các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Với thị trường tín dụng: các cá nhân, hộ gia đình ( đặc biệt là nông dân hoặc sản xuất nông nghiệp), các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn. PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ 2.1 Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 2.1.1 Tình hình thị trường ngân hàng Agribank. Thành lập ngày 2631988, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt nam, đến nay, Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triên Nông thôn Việt Nam – Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia. Nhân sự: trên 40.000 cán bộ, nhân viên. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được thực hiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 50.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ ( tính đến tháng 12.2014). Agribank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp cận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) … tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tồng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Với vị thế là ngân hàng thương mại hang đầu Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.Trong những năm gần đây. Khi nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc thì hoạt động của ngành tài chính ngân hàng cũng có những bước đi đáng kể. 2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ. a.) Thuận lợi Một thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là trụ sở đặt tại thị trấn nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng. Cán bộ quản trị nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, an tường hoạt động ngân hàng. Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ nhiệt tình và năng động, hoạt dộng có hiệu quả. Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất của ngân hàng ngày càng được trang bi hiện đại. Năm 2015, Huyện đã tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, môi trường đầu tư được cải thiện, nhiều dự án đầu tư xây dựng được thực hiện, một số dự án đã đi vào hoạt động, kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Chương trình nông thôn mới được huyện huy động và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều hoàn thành và vượt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,1% Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp –xây dựng 49,3%; Dịch vụ chiếm 27,9%; Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,8%. Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 31 triệu ng, tăng 5 tr người so với năm 2014. Giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 90 triệu; Diện tích chè trồng mới và trồng lại đạt 235 ha, bằng 117,5 % kế hoạch; sản lượng chè búp tươi 34.000 tấn, bằng 100% kế hoạch; Thu ngân sách trong cân đối 87 tỷ, đạt 111,54% kế hoạch; Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,68%, bằng 107,6% so với kế hoạch. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cơ sở được sự quan tâm , chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ Agribank chi nhánh tỉnh Thái nguyên. Một loạt các cơ chế nghiệp vụ được ban hành đồng bộ: Cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay. . . các cơ chế đều theo hướng tháo gỡ khó khăn, nới rộng các điều kiện tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi. Điều này tạo cho Agribank chi nhánh Đồng Hỷ mở rộng cho vay, tăng dư nợ vượt kế hoạch được giao. b.) Khó khăn Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, trên địa bàn, nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa với giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra không ổn định. Nhiều doanh nghiệp, khách hàng chưa dám mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vẫn ở mức thấp.Vì vậy, dư nợ 6 tháng đầu năm 2015 không ổn định, đều giảm thấp hơn đầu năm, tăng trưởng dư nợ chỉ tập trung vào 6 tháng cuối năm. Do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lốc bất thường trên địa bàn, một số xã vùng núi nhiều nhà dân và các công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, ngập úng ở vùng trũng và những xã ven sông Cầu, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hạ, làm mất trắng nhiều diện tích lúa, mầu, khó khăn cho nhiều hộ gia đình phải khôi phục lại sản xuất, cũng ảnh hưởng đến vốn đầu tư của ngân hàng. Những thuận lợi và khó khăn trên đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Số lượng nhân viên trong ngân hàng thiếu do đó chưa phục vụ được khách hàng nhanh chóng trong những lúc cao điểm. Lãi suất thường xuyên biến động do áp lưc cạnh tranh, lạm phát, biến động giá vàng, ngọại tệ. Để hiểu rõ hơn về NHNNPTNT Huyện Đồng Hỷ chúng ta sẽ tiến hành đi phân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nền kinh tế hiện nay Điểm mạnh Điểm yếu  Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Agribank rộng khắp nhất cả nước + Thị phần ổn định. + Khách hàng dồi dào.  Các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa.  Nguồn vốn huy động ngắn hạn qua các năm đều tăng.  Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm và có nợ quá hạn thấp hơn chi nhánh có cùng quy mô hoạt động.  Vòng quay vốn tín dụng tương đối nhanh nên làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.  Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn trung bình ngành và quy định của Ngân hàng.  Chịu sự chi phối từ Chính phủ, hoạt động không hoàn toàn vì mục đích thương mại.  Thủ tục và thời gian giao dịch vẫn còn chưa được đơn giản hóa khiến người vay không có vốn kịp thời để phục vụ cho sản xuất.  Nợ xấu tăng qua các năm từ 0.9% đến 1.7%  Hình thức cho vay ngắn hạn chưa phong phú.  Công tác giám sát trong khi vay vẫn còn chưa được hiệu quả. Cơ hội Thách thức  Mở cửa nền kinh tế giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các Ngân hàng nước ngoài.  Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.  Dân cư đông.  Chi nhánh nằm ở vị trí trung tâm huyện Đồng Hỷ.  Người dân tin tưởng vào Ngân hàng nên nguồn vốn sẽ tiếp tục gia tăng.  Chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước để kiềm chế lạm phát.  Sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh trong tương lai, với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ chuyên nghiệp từ các NH trong nước và nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước.  Rủi ro tài chính như: lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn tự do hóa, khủng hoảng tài chính quốc tế. Từ bảng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức, có thể thấy được Agribank nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Agribank Huyện Đồng Hỷ nói riêng là một ngân hàng lớn mạnh và có đủ sức mạnh cũng như năng lực tài chính để cạnh tranh trên thị trường tài chính khi nền kinh tế đang đi vào hội nhập như ngày nay.Và nếu Ngân hàng biết tận dụng những điểm mạnh, cơ hội của mình để khắc phục những nhược điểm và thách thức hiện nay thì sẽ là Ngân hàng có tiềm năng phát triển vượt bậc và cạnh tranh trong thị trường tài chính trong tương lai. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng NNPTNT chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên giai đoạn 20132015 . 2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NH. a.)Về tình hình nguồn vốn của NH . Theo báo cáo của NHNNPTNT chi nhánh huyện Đồng Hỷ Thái nguyên thì tình hình huy động vốn của NH như sau : Bảng 2.1. Công tác huy động vốn ngân hàng NNPTNT Đồng Hỷ giai đoạn 20132015 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Nguồn vốn huy động 557.199 617.343 737.974 Theo đồng tiền + VNĐ 549.545 608.954 729.371 +USD 7.654 8.389 8.603 Theo kỳ hạn tiền gửi + KKH 20.796 31.713 64.498 + Kỳ hạn dưới 12 tháng 487.017 515.295 513.723 + Kỳ hạn từ 12 – 24 tháng 48.927 69.821 158.666 + Kỳ hạn trên 24 tháng 379 512 1.087 Theo thành phần kinh tế + Tiền gửi dân cư 524.201 585.660 673.482 + Tiền gửi thanh toán và vốn chuyên dụng 32.998 31.683 64.492 Năm 2013 hoạt động của ngân hàng duy trì được nhịp độ phát triển và có tốc độ tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 9000 triệu nhờ việc áp dụng đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng. Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn áp dụng đúng lãi sất chỉ đạo của cấp trên nguồn vốn huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nguồn vốn ( tốc độ tăng nguồn vốn dân cư là 32,37% tổng nguồn vốn huy động tăng 24,78%) Trong đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 64,69% chiếm tỷ trọng khác cao trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng có thể chủ động mở rộng dư nợ trung và dài hạn, nhờ đó dư nợ trung dài hạn tăng 16,18%. Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng ổn định 8.46% chủ yếu tăng trưởng dư nợ ở khu vực kinh tế hộ gia đình, cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay nhu cầu đời sống, người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2014 huy động vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm NH Đồng Hỷ đã bố trí cán bộ làm công tác huy động vốn nhằm tận dụng vốn nhàn rỗi có trong dân. Tổng nguồn vố huy động tại địa phương đến 31.12.2014: 617.343 triệu, đạt 99,82% kế hoạch năm 2014, tăng so với đầu năm 60.144 triệu, tỷ lệ tăng 10,79%. Nguồn vốn đến 31.12.2014 trên 1 cán bộ là 19.291 triệu đồng tăng 1.879 triệu so với đầu năm.Cùng thời điểm Ngân hàng có 15.829 khách hàng có quan hệ tiền gửi tại Ngân hàng Đồng Hỷ( tại trung tâm có 12.757 khách hàng; Phòng giao dịch Trại Cau có 3.042 kh

Trang 1

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng 6

1.1.4 Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại 11

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NN&PTNT Huyện Đồng Hỷ 12

1.2.1 Giới thiệu sơ lược về NH 12

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 12

1.2.3 Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 13

1.3 Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 16

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm và thị trường 16

1.3.2 Một số nghiệp vụ chính 18

1.3.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối 18

1.3.4.Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 18

1.3.5 Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác 19

1.4 Đối tượng khách hàng của Ngân hàng 19

PHẦN II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ 20

2.1 Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 20

2.1.1 Tình hình thị trường ngân hàng Agribank 20

2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn ảnh hưởng đến họat động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ 212.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng NN&PTNT chi nhánh Đồng

Trang 2

Hỷ - Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 24

2.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NH 24

2.2.2 Đánh giá chi tiết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNN Đồng Hỷ 28

2.2.3 Phân tích nợ xấu và các khoản mục theo dõi ngoại bảng rủi ro tín dụng 48

2.2.4 Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng 52

2.2.6 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng qua các chỉ tiêu 53

2.2.7 Công tác điều hành 59

PHẦN III – NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 60

3.1 Những kết quả đạt được 60

3.2.Những tồn tại và nguyên nhân 60

3.3 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ 62

3.4 Bài học kinh nghiệm 63

3.5 Một số kiến nghị 64

3.5.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Ban ngành có liên quan 64

3.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 65

3.5.3 Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Việt Nam 66

3.5.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh Đồng Hỷ-Thái Nguyên 67

KẾT LUẬN 70

Trang 3

Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ 31

Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động theo loại tiền 33

Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động theo thời gian 34

Bảng 2.6 Nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế 38

Bảng 2.7 Bảng phân tích dư nợ, cơ cấu dư nợ 41

Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo thời gian của ngân hàng giai đoạn 2013-2015 45

Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013- 2015 46

Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ theo nguồn vốn cho vay của NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013-2015 47

Bảng 2.11 Bảng phân tích nợ xấu và rủi ro tín dụng 48

Bảng 2.13 Khả năng sử dụng vốn của chi nhánh qua thời gian của ngân hàng 53

Bảng 2.14 kết quả kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh huyện đồng hỷ 54

Bảng 2.15 Kết quả hoạt độnh kinh doanh của ngân hàng ( 2013-2015) 55

Bảng 2.16 Các chỉ số đánh giá hoạt động của ngân hàng 57

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 34

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn theo thời gian 37

Biểu đồ 2.3 Huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ 40

Biểu đồ 2.4 Biến động doanh số cho vay của NHNN&PTNT Đồng Hỷ qua các năm 42

Biểu đồ 2.5 Biến động doanh số thu nợ ngân hàng giai đoạn 2013-2015 43

Biểu đồ 2.6 Biến động về quy mô dư nợ giai đoạn 2013-2015 44

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện biến động nợ quá hạn của NHNN&PTNT Đồng Hỷ 50

Biểu đồ 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2013- 2015 58

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt NH NN&PTNTAgribank

TCTD VNĐ HĐKD RRTDNHDNNHTMKKHVCSHNQHKHNHNN

Tên đầy đủ

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn Việt namTổ chức tín dụng

Việt Nam đồng Hoạt động kinh doanhRủi ro tín dụng

Ngân HàngDoanh nghiệp

Ngân Hàng Thương MạiKhông kỳ hạn

Vốn chủ sở hữuNợ quá hạnKhách hàng

Ngân hàng nhà nước

Trang 6

Với mong muốn được ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế , nghiêncứu ,tìm hiểu sâu hơn về hệ thống NHTM nói chung và tình hình hoạt động kinhdoanh của NHNN&PTNT chi nhánh Đồng Hỷ - Thái Nguyên nói riêng nên em đãlựa chọn đề tài :” Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNN&PTNT chinhánh Đồng Hỷ - Thái Nguyên” Nhằm đánh giá phân tích về thực trạng hoạt độngkinh doanh và đưa ra góp ý cho NH ngày càng phát triển hởn nữa ,đóng góp vào sựthành công của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

2 Mục đích của báo cáo thực tập.

Trang 7

Muốn nhìn lại một cách tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NôngNghiệp và phát triển Nông thôn nói chung cũng như chi nhánh NHNN&PTNT HuyệnĐồng Hỷ nói riêng trong bối cảnh thị trường ngân hàng hiện nay Từ đó chỉ ra điểm mạnh ,điểm yếu, nguyên nhân đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếucủa NH.

Phạm vi của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu , phân tích tình hình huyđộng vốn và tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Huyện Đồng Hỷ ,qua đó đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng củaNgân hàng trong 3năm gần đây.Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phântích, các sô liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy chủ yếu là trong 3 nămgần nhất 2013- 2015.

4 Phương pháp báo cáo.

- Phương pháp so sánh

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tíchso với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiệnkế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phântích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểuhiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nóilên được Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của cáchiện tượng kinh tế Sử dụng các chỉ số tài chính :

+ Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn+ Tổng dư nợ / Vốn huy động

Trang 8

+ Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay+ Lợi nhuận / Tổng tài sản

+ Chi phí / Thu nhập

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp: từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm củaNHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015

- Báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.+ Thu nhập số liệu sơ cấp: từ sách báo, bản tin nội bộ ngân hàng, những tưliệu tín dụng ngân hàng và những thông tin, số liệu thu thập được từ tiếp xúc trựctiếp với cán bộ tín dụng tại đơn vị nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng.

- Phương pháp phân tích số liệu

+ Dùng phương pháp so sánh tương đối, số tuyệt đối để đánh giá các chỉ tiêunhư: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ.

+ Dùng một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng.

5 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung chính của báo cáo được bố trí thành 3Phần : + Phần 1 : Tổng quan về NHNN&PTNT chi nhánh Đồng Hỷ - TháiNguyên + Phần 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNN&PTNT chinhánh huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên

+ Phần 3 : Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNTchi nhánh Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Trang 9

PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG HỶ.

1.1 Giới thiệu chung về NHTM trong nền kinh tế thị trường1.1.1 Khái niệm NHTM

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ( Luật số : 47/2010/QH12)

“ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng ( kinh doanh ,cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệpvụ nhận tiền gửi , cấp tín dụng , cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ) và cáchoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận “.

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.Nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửiphát séc, tiền gửi tiết kiệm và những khoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nềnkinh tế Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện cáchoạt động đầu tư tài chính trên thị trường ,cung ứng các dịch vụ trung gian thanhtoán

1.1.2 Vai trò của NHTM

1.1.2.1 Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.

NH đứng ra huy động tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứngcho nơi cần vốn Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tíndụng, Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứngnhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất Nhờ có hoạt động của hệthống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp,cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội

1.1.2.2 Là cầu nối doanh nghiệp và thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịusự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cungcầu, quy luật cạnh tranh… và sản xuất phải trên cơ sở thoả mãn nhu cầu thị trườngvề mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất lượng mà còn đòi hỏi thoả

Trang 10

mãn trên phương diện thời gian, địa điểm… Vì vậy, doanh nghiệp không những cầnphải nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế mà cònphải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìmtòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp,những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn để đáp ứng đượcđiều đó thì chỉ có ngân hàng Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp chodoanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặtcủa quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăntrên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệpchỗ đứng vững chắc trên thị trường.

1.1.2.3 Là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ hữu hiệu đểnhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng và hoạt độngthanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng hay thuhẹp lượng tiền trong lưu thông Hơn nữa, bằng việc cấp tín dụng cho nền kinh tế,NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thịtrường, điều khiển chúng một cách hiệu quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nhucầu cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nềnkinh tế góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia đúng theophương châm: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”.NHTM ngày càng phát huy được vai trò công cụ đòn bẩy của mình trong việc thựcthi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo nhưnhững mục tiêu đã hoạch định.

1.1.2.4 Là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hìnhthành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mốiquan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càngđược rộng và trở nên cần thiết, cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôngắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấuthành nên sự phát triển đó Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoànhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp

Trang 11

vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập ấy Thông qua hoạt động thanh toán,kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng khác với các NHTM nước ngoài, NHTM tạođiều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương không ngừng mở rộng và phát triển,thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nềntài chính quốc tế góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập

1.1.3 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng

Căn cứ vào tính chất kinh tế, nguồn vốn kinh doanh của NHTM được chialàm hai bộ phận cơ bản, bao gồm: nguồn vốn tự có của ngân hàng và nguồn vốnhuy động hay còn gọi tài sản nợ.

1.1.3.1 Nguồn vốn của ngân hàng

Bằng hiệu số giữa tổng tài sản có với tài sản nợ, đây là bộ phận nguồn vốnmà khi sử dụng ngân hàng không phải cam kết hoàn trả cho các chủ sở hữu, do vậy,nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất so với các bộ phận nguồn vốn khác Chiếmtỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, thường không quá 10% trong tổngnguồn vốn, nhưng nguồn vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt độngkinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai Căncứ vào cơ chế tạo lập, nguồn vốn của ngân hàng được chia thành các bộ phận sau:

1 Vốn điều lệ

Đây là số vốn mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vàođiều lệ Tuỳ theo loại hình ngân hàng mà nó được hình thành từ những nguồn khácnhau như: NHTM quốc doanh do ngân sách nhà nước cấp; NHTM cổ phần do cổđông góp vốn; ngân hàng liên doanh do các đối tác góp vốn… Là lĩnh vực kinhdoanh có ngành nghề, do vậy vốn điều lệ của ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằngvốn pháp định do NHNN quy định.

2 Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ của ngân hàng, bộ phậnnguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinhdoanh Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanhnhư: tiếp nhận các khoản tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm, làm cho NHTM trở thành mộttrung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãi với quan hệ khách hàng làdoanh nghiệp và các tầng lớp dân cư Nguồn vốn huy động gồm:

a) Nghiệp vụ huy động tiền gửi :

Trang 12

Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên, ngân hàng đã huyđộng được một lượng vốn lớn từ khách Căn cứ vào thời gian gửi tiền và mục đíchcủa khách hàng, có thể chia nguồn vốn này thành các bộ phận sau:

* Tiền gửi không kỳ hạn

- Với loại này, người gửi có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào khi cónhu cầu, như thế ngân hàng sẽ rất khó kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền này, nênloại tiền này luôn có số dư, lãi suất thấp Vì thế khách hàng thường duy trì số dưtrong tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chitrả của mình

- Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyểntrả cho người thụ hưởng, chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này Mục đíchchính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoảnthanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán Nhữngkhoản chi phí của ngân hàng để duy trì loại tiền gửi thanh toán bao gồm tiền thanhtoán lãi và những chi phí trong việc phục vụ thanh toán trên các tài khoản tiền gửiloại này như: xữ lý lưu trữ chứng từ thanh toán; phí tổn chuyển tiền và chứng từ;cung cấp thông tin…

* Tiền gửi có kỳ hạn

Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã đượcthoả thuận khi gửi tiền Tuy nhiên, ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rúttrước hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt tiền bằng việc chuyển từ mức lãi suấttiền gửi có kỳ hạn sang áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp hơn.Đối với các loạitiền gửi có kỳ hạn mục đích của người gửi tiền là lợi tức, không quan tâm đến việc tậndụng những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp

Vì vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng côngcụ lãi suất và các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốcthăm trúng thưởng… Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thoảthuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an toàn trong quan hệ tín dụng,đồng thời được xác định theo nguyên tắc thời gian càng dài lãi suất càng cao.

* Tiền gửi tiết kiệm

Trang 13

Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng đểđược hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ Về mặtkỹ thuật, dạng tiền gửi này người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng đểgửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi Ngân hàngkhông cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm.b) Nguồn vốn đi vay :

* Phát hành các chứng từ có giá

Giống như các doanh nghiệp, ngân hàng cũng huy động vốn bằng cách chủ độngphát hành các giấy tờ có giá (hay còn gọi là các công cụ nợ) như kỳ phiếu, trái phiếu, tínphiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đầu tư đã định.

Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán cho côngchúng Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người sở hữu các công cụnày được hoàn trả vốn vào thời gian đáo hạn cộng thêm khoản tiền lãi nhất định.

Những công cụ nợ của ngân hàng là:

Tín phiếu ngân hàng: Đây là công cụ nợ ngân hàng dùng để huy động nhữngkhoản vốn ngắn hạn.

Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ mà ngân hàng dùng đểhuy động những khoản vốn trung – dài hạn Việc huy động vốn dưới hình thức pháthành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: phát hành theomệnh giá, phát hành bằng hình thức chiết khấu.

Đây là một hình thức tương đối mới mẻ so với các NHTM của các nướcđang phát triển vì nó phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng đó.

* Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác

Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoảnvốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác Hoạt động vay mượn nàynhằm mục đích điều hoà nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyểnthông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng Chi phí của nguồn vốn này thườngcao và thời gian sử dụng thường ngắn Các ngân hàng cho nhau vay dưới các hìnhthức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn.

* Vay của ngân hàng nhà nước

Trang 14

Bất kỳ NHTM nào khi được NHNN cấp phép hoạt động đều được vay vốn tạiNHNN trong trường hợp cần bổ sung vốn khả dụng theo hạn mức tín dụng được cấp.Nghiệp vụ vay vốn này được NHNN thực hiện dưới hình thức phổ biến là tái cấpvốn, bao gồm tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá và cho vay cầm cố hay thế chấp.Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng của NHNN, đến việc thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

c) Các nguồn vốn vay khác:

Với những NHTM có các quan hệ quốc tế rộng lớn, có thể tranh thủ cáckhoản vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế .Đây lànguồn vốn NHTM tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình,dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước; vốn tiếp nhận để cho vay uỷ thác; vốnchiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiềnmặt…

3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

a) Chỉ tiêu Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%)

 Tỷ lệ này thể hiện được năng lực huy động vốn của ngân hàng như thếnào, có khả năng huy động mạnh hay yếu, đồng thời nó chiếm bao nhiêu phần trămso với tổng nguồn vốn.

b) Chỉ tiêu từng loại tiền gửi / Tổng tiền gửi (%)

 Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, giúp ngân hànghạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho ngân hàng c) Dư nợ / Tổng nguồn vốn

 Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn vàquy mô hoạt động của ngân hàng.

d) Dư nợ / Vốn huy động

 Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp nhàphân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động được.

1.1.3.2 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

1 Đối với ngân hàng

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn làmột yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh Các nguồn vốn huy động sẽ

Trang 15

quyết định quy mô cũng như định hướng được hoạt động của ngân hàng bởi nó đượccoi là yếu tố đầu vào thường xuyên và chủ yếu nhất trong quá trình kinh doanh của mộtngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư.

Nguồn vốn huy động giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanhtoán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh và củng cố vị thế trên thương trường…Vìthế các NHTM luôn tìm cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm các biện pháp đểđẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn.

Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, nên hoạt động huy động vốncàng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy,huy độngvốn là một mảng hoạt động lớn của ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đếnthành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2 Đối với khách hàng

a) Đối với dân cư

Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho người dân các phương thức tiếtkiệm tiền hợp lý, an toàn và sinh lời Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồi dào,là điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh Để thu hút được các nguồnvốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đadạng Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọn một hình thức gửi tiền phù hợp vớiđặc điểm khoản tiền của mình Do đó, tâm lý người dân luôn mong ngân hàng đưara được các hình thức huy động vốn hấp dẫn, có lợi cho cả hai bên.

b)Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệpthuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán Nếungân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiềutrong hoạt động kinh doanh thêm trôi chảy Hơn nữa, các tổ chức kinh tế, doanhnghiệp đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng và huy động vốn có hiệu quả sẽ giúpcho doanh nghiệp có vốn kịp thời bất cứ lúc nào mà doanh nghiệp cần vốn Do đó,việc nâng cao hiệu quả huy động vốn ở mỗi ngân hàng là rất cần thiết.

c) Đối với nền kinh tế

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn trong xã hội được tập trungvề một nơi, thuận lợi cho việc phân phối lại chúng, tránh được tình trang lãng phí

Trang 16

nguồn vốn Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thể thiếu nhất làkhi nền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trong những công cụ đểkìm chế lạm phát Huy động vốn giúp cho nền kinh tế phát triển một cách nhịpnhàng, hiệu quả hơn Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi NHTM có ýnghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong hệ thống NHNN&PTNTTỉnh Thái Nguyên.

Trang 17

1.1.4 Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đivay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD)chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoảthuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi choNgân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.

- Đối với nền kinh tế Tín dụng ngân hàng có vai trò lớn trong việc đáp ứngnhư cầu về vốn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển Với tư cách là trung giantài chính điều hòa lượng cung cầu về vốn cho nền kinh tế, ngân hàng làm nhiệm vụdẫn đường cho nguồn vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.Tín dụng ngânhàng đóng vai trò quyết định đến sự ổn định của lưu thông tiền tệ.

Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàngcòn tham gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại Đầu tư vốn ra nướcngoài và tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng giữacác nước.

Trang 18

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NN&PTNT Huyện Đồng Hỷ.

1.2.1 Giới thiệu sơ lược về NH.

a) Vị trí địa lý và địa chỉ giao dịch của chi nhánh NH.

- Tên gọi: NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ.

- Tên giao dịch quốc tế: The Bank for Agriculture and Rual Developmentof Đong Hy dicstrict.

- Địa chỉ: Thị trấn Chùa Hang, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

b)Quá trình hình thành và phát triển

NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ là một trong những chi nhánh củaNHNN&PTNT Tỉnh Thái Nguyên, Được thành lập vào ngày 28 tháng 3 năm1998 Đặc biệt chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ còn được đặt tại trungtâm huyện, thuận tiện cho việc giao dịch của Ngân hàng Là một trong những chinhánh hoạt động có hiệu quả cao, có vị thế quan trọng Ngân hàng NN&PTNThuyện Đồng Hỷ được thành lập theo quyết định sô 340/QĐ NHNN&PTNT của tổnggiám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam năm 1988 Ngân hàng NN&PTNThuyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên được thành lập với chức năng chủ yếu là kinhdoanh tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn.

Với phong cách làm việc văn minh, lịch sự, hiệu quả, với phương châm “ Sựthành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn Huyện Đồng Hỷ”, để từng bước ổn định và phát triển Thành tíchnổi bật của Chi nhánh Agribank huyện Đồng Hỷ trong các năm qua đã góp phầnvào thành tựu chung của huyện về phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị vàan ninh quốc phòng địa phương Nhờ thành tích trên, 3 năm liền (2012,2013,2014),Agribank huyện Đồng Hỷ đạt danh hiệu “ Đơn vị trong sạch- vững mạnh”

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ.

Cũng giống như các ngân hàng khác, hoạt động của chi nhánhNHNN&PTNN huyện Đồng Hỷ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: huy độngvốn, cho vay vốn thực hiện các nghiệp vụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiềntệ, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi được cho phép củaNHNN Các hoạt động cụ thể của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ baogồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân.

Trang 19

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức cá nhân.- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân.- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức.

1.2.3 Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Trong thời gian qua với sự chỉ đạo sát sao của NHNN&PTNN tỉnh TháiNguyên ban lãnh đạo chi nhánh NHNN&PTNN huyện Đồng Hỷ đã kết hợp chặtchẽ với các cấp chính quyền địa phương trong huyện luôn đi sát với các chủ trương,chính sách phát triển kinh tế của địa phương và đổi mới trong chính sách đầu tư tíndụng do NHNN ban hành với hoạt động cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ

Phó phòng

NV tín dụng DN

NV tín dụng KH

Kiểm soát viên kế toán

Kế toán viên tổng hợp

Các kế toán viên

NV thanh toán quốc tế

NV hành chính

Giám đốc

Kiểm soát viên

Kế toán

Tín dụng

Phát triển thẻ

Thủ quỹGiám đốc

Phó Giám đốc

Trưởng P Tín dụng

Trưởng P

Kế toán Trưởng P Hành chính

Trưởng P Giao dịch

Trang 20

1.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban1 Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm 2 thành viên: 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.

- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, trực tiếp điều hành toàn bộhoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng chức năngnhiệm vụ cấp trên giao, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc thực hiệnnhững công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo cácphòng ban trực thuộc Ngân hàng.

- Phó giám đốc có nhiệm cùng hỗ trợ cho Giám đốc, thay mặt giám đốc điềuhành công việc khi giám đốc vắng mặt ( theo ủy quyền của Giám đốc) và báo cáolại kết quả khi giám đốc có mặt tại đơn vị.

+ Giám sát trực tiếp tình hình hoạt động của phòng tín dụng và chỉ đạo vềmặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của Ngân hàng Bàn bạc và tham gia ý kiếnvới giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng.

+ Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tàikhoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tàikhoản khác.

+ Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính Thu nhập và lưu trữhồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá Thực hiện các khoản giao nộp ngân sáchnhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ ngân hàng.

- Ngân quỹ.

+ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chế độ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

Trang 21

+ Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày Cuối mỗingày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phátsinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toáncân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

 Phòng hành chính dân sự

- Làm công tác hành chánh văn thư Lập kế hoạch và thực hiện, xây dựng,sữa chữa, mua sắm tài sản, công cụ làm việc…Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tàisản khác trong đơn vị.

- Trực tiếp phối hợp với công đoàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đốivới cán bộ nhân viên, xây dựng cơ quan văn minh, lịch thiệp Trực tiếp thực hiện cáclĩnh vực tuyên truyền, quảng cáo, lễ tân tiếp khách Chỉ đạo lao công tạp dịch, vệ sinh, ytế, điện nước.

 Phòng tín dụng

- Phòng thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng vốnkiểm tra, giám sát và đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ Phòng có nhiệmvụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng vàđề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; phân tích kinh tế theo ngànhnghề kỹ thuật, danh mục khách hàng; lựa chọn biện pháp cho vay an toàn hiệu quảcao; đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi khi đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợquá hạn.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụng theo phân cấp ủyquyền; tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nướcvà nước ngoài; trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn của Chính phủ, Bộ ngànhkhác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Thường xuyên phân loại nợ,phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục, giúp Giám đốc chỉ đạokiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, tổng hợp báo cáovà kiểm tra chuyên đề theo quy định.

 Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lượchuy động vốn tại địa phương; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và

Trang 22

dài hạn theo định hướng kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Đồng Hỷ; tổnghợp kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

Trang 23

 Phòng giao dịch

Phòng giao dịch thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Về hoạt động huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cánhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi cókỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam Về hoạt động cho vay: Chovay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đờisống cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phâncấp ủy quyền.Phòng giao dịch được ngân hàng ủy nhiệm vốn để kinh doanh và chịutrách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho hiệu quả nhất.

Với một cơ cấu tổ chức như vậy chi nhánh NHNN&PTNN – Huyện ĐồngHỷ đã góp phần đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về vốn của người dân, của Huyện gópphần tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương.

3 Cơ cấu nhân sự của NH.

- Về kết cấu theo giới tính : Tính đến cuối quý 4 năm 2015 NH tỷ lệ cán bộ côngnhân viên là nữ chiếm khoảng 40 %, cán bộ nhân viên nam chiếm 60%

- Về kết cấu theo độ tuổi : tỷ lệ cán bộ nhân viên dưới 45 tuổi chiếm 68,2 % ,trên45 tuổi chiếm 31,8 %

- Về kết cấu theo trình độ : tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học chiếm80,3% , còn lại 19,7% là có trình độ trên đại học

1.3 Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ.

1.3.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm và thị trường.

Là một bộ phận nhỏ của NHNN&PTNT và Ngân hàng có uy tín, chi nhánhHuyện Đồng Hỷ NHNN&PTNT có truyền thống trong hoạt động kinh doanh tàichính tiền tệ Trong lĩnh vực này, các sản phẩm- dịch vụ được Chi nhánh Ngânhàng cung cấp bao gồm:

1 Dịch vụ tiền gửi.

Thứ nhất, Chi nhánh thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳphiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Trang 24

Thứ hai, Chi nhánh nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối vớicác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú,lãi suất hấp dẫn.

3 Dịch vụ thanh toán trong nước

Thứ nhất, Chi nhánh nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD& EUR) cho các cá nhân và tổ chứ kinh tế.

Thứ hai, Chi nhánh thực hiện chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.Thứ ba, Chi nhánh phục vụ giải ngân các dự án, thu, chi hộ đơn vị.Thứ tư, Chi nhánh thực hiện chi trả lương qua tài khoản .

4 Dịch vụ kinh doanh đối ngoại

Thứ nhất, Chi nhánh thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tíndụng (L/C), nhờ thu (D/A, DP,CAD), chuyển tiền (TTR).

Thứ hai, Chi nhánh thực hiện mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.Thứ ba, Chi nhánh thực hiện chi trả kiều hối, chi trả cho người lao động xất khẩu.Thứ tư, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế.Thứ năm, Chi nhánh thực hiện thu đổi ngoại tệ.

Trang 25

1.3.2 Một số nghiệp vụ chính.1 Nghiệp vụ huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dướidạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác trong nước vànước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củaNHNN&PTNT Việt Nam.

- Được phép vay vốn của các TCTD, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam vàTCTD nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam cho phépbằng văn bản.

- Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.- Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các côngcụ khác theo quy định, của NHNN&PTNT Việt Nam.

2.Hoạt động cho vay.

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịchvụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam.

1.3.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối

- Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảolãnh, chiết khấu, và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hốicủa Chính phủ, NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam.

1.3.4.Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.- Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ.

- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN&PTNTViệt Nam

Trang 26

1.3.5 Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác.

- Kinh doanh các dịch vụ bao gồm: thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc,dịch vụ thẻ, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giákhác, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay các TCTC, cá nhân trong và ngoài nước,đại lý cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ khác theo quy định củaNHNN&PTNT Việt Nam.

1.4 Đối tượng khách hàng của Ngân hàng

- Khách hàng luôn là đối tượng trung tâm mà mọi hoạt động của Chi nhánhhướng tới để thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất ( trong tương quan so sánhdoanh thu, chi phí, lợi nhuận) Chi nhánh đã xác định được đối tượng khách hàngkhá rõ ràng, phân loại theo từng loại thị trường khác nhau:

- Với thị trường thẻ ATM: học sinh, sinh viên, công chức Nhà nước và cán bộvề hưu ( thực hiện trả qua lương tài khoản).

- Với thị trường huy động vốn: những cá nhân có mức lương khá trở lên, tuổitừ 25-50 tuổi, thu nhập từ 5 triệu trở lên.

- Với thị trường thanh toán quốc tế: các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu.

- Với thị trường tín dụng: các cá nhân, hộ gia đình ( đặc biệt là nông dân hoặc sảnxuất nông nghiệp), các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn.

Trang 27

PHẦN II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN

ĐỒNG HỶ

2.1 /Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến hoạt động của

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Đồng Hỷ2.1.1 Tình hình thị trường ngân hàng Agribank.

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt nam,đến nay, Ngân hàng Nông Nghiêp và Phát triên Nông thôn Việt Nam – Agribank làNgân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tếViệt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộnhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng

- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toànquốc, chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: trên 40.000 cán bộ, nhân viên.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàngphục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụngân hàng tiên tiến.

Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanhtoán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Với hệ thốngIPCAS đã được thực hiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác đến mọi đối tượng khách hàngtrong và ngoài nước Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất,50.000 khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhấtViệt Nam với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ( tính đến tháng 12.2014) Agribank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việctiếp cận và triển khai các dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phứctạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân

Trang 28

hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) … tín nhiệm, ủythác triển khai trên 123 dự án với tồng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD Với vịthế là ngân hàng thương mại hang đầu Việt Nam, Agribank đã và đang khôngngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vàosự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.Trongnhững năm gần đây Khi nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc thìhoạt động của ngành tài chính ngân hàng cũng có những bước đi đáng kể.

2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn ảnh hưởng đến họatđộng kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ.

a.) Thuận lợi

- Một thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là trụ sở đặt tạithị trấn nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng.

- Cán bộ quản trị nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, an tường hoạt độngngân hàng Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụnhiệt tình và năng động, hoạt dộng có hiệu quả.

- Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

- Cơ sở vật chất của ngân hàng ngày càng được trang bi hiện đại.

- Năm 2015, Huyện đã tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xãhội, môi trường đầu tư được cải thiện, nhiều dự án đầu tư xây dựng được thực hiện,một số dự án đã đi vào hoạt động, kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc.Chương trình nông thôn mới được huyện huy động và tập trung mọi nguồn lực đểthực hiện

- Kết thúc năm, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều hoàn thành và vượt kếhoạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,1% Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp–xây dựng 49,3%; Dịch vụ chiếm 27,9%; Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,8%.Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 31 triệu/ ng, tăng 5 tr/ người so với năm2014 Giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 90 triệu; Diện tíchchè trồng mới và trồng lại đạt 235 ha, bằng 117,5 % kế hoạch; sản lượng chè búp tươi34.000 tấn, bằng 100% kế hoạch; Thu ngân sách trong cân đối 87 tỷ, đạt 111,54% kếhoạch; Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,68%, bằng 107,6% so với kế hoạch.

Trang 29

- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cơ sở được sự quan tâm , chỉ đạo sátsao của Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ Agribank chi nhánh tỉnh Thái nguyên.Một loạt các cơ chế nghiệp vụ được ban hành đồng bộ: Cơ chế cho vay, bảo đảm tiềnvay các cơ chế đều theo hướng tháo gỡ khó khăn, nới rộng các điều kiện tiếp cậnvốn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi Điều này tạo cho Agribank chinhánh Đồng Hỷ mở rộng cho vay, tăng dư nợ vượt kế hoạch được giao.

b.) Khó khăn

Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, trên địa bàn, nông dânsản xuất, tiêu thụ hàng hóa với giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra không ổn định.Nhiều doanh nghiệp, khách hàng chưa dám mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầuvay vẫn ở mức thấp.Vì vậy, dư nợ 6 tháng đầu năm 2015 không ổn định, đều giảmthấp hơn đầu năm, tăng trưởng dư nợ chỉ tập trung vào 6 tháng cuối năm.

Do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lốc bất thường trên địa bàn, một số xã vùngnúi nhiều nhà dân và các công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, ngập úng ở vùngtrũng và những xã ven sông Cầu, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hạ, làm mất trắngnhiều diện tích lúa, mầu, khó khăn cho nhiều hộ gia đình phải khôi phục lại sảnxuất, cũng ảnh hưởng đến vốn đầu tư của ngân hàng.

Những thuận lợi và khó khăn trên đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinhdoanh của ngân hàng trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

- Số lượng nhân viên trong ngân hàng thiếu do đó chưa phục vụ được kháchhàng nhanh chóng trong những lúc cao điểm.

- Lãi suất thường xuyên biến động do áp lưc cạnh tranh, lạm phát, biến độnggiá vàng, ngọại tệ.

Để hiểu rõ hơn về NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ chúng ta sẽ tiến hành điphân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nền kinh tếhiện nay

 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàngAgribank rộng khắp nhất cả nước

+ Thị phần ổn định.

 Chịu sự chi phối từ Chính phủ,hoạt động không hoàn toàn vì mụcđích thương mại.

Trang 30

 Các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa. Nguồn vốn huy động ngắn hạn qua cácnăm đều tăng.

 Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua cácnăm và có nợ quá hạn thấp hơn chi nhánh cócùng quy mô hoạt động.

 Vòng quay vốn tín dụng tương đốinhanh nên làm tăng hiệu quả sử dụng vốncủa Chi nhánh.

 Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn trung bình ngànhvà quy định của Ngân hàng.

 Thủ tục và thời gian giao dịchvẫn còn chưa được đơn giản hóakhiến người vay không có vốn kịpthời để phục vụ cho sản xuất.

 Nợ xấu tăng qua các năm từ0.9% đến 1.7%

 Hình thức cho vay ngắn hạnchưa phong phú.

 Công tác giám sát trong khi vayvẫn còn chưa được hiệu quả.

 Mở cửa nền kinh tế giúp Ngân hàng mởrộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết vớicác Ngân hàng nước ngoài.

 Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trênđịa bàn.

 Dân cư đông.

 Chi nhánh nằm ở vị trí trung tâm huyệnĐồng Hỷ.

 Người dân tin tưởng vào Ngân hàng nênnguồn vốn sẽ tiếp tục gia tăng.

 Chính sách thắt chặt tiền tệ củanhà nước để kiềm chế lạm phát. Sự tham gia của các đối thủcạnh tranh trong tương lai, với côngnghệ hiện đại, năng lực tài chínhlớn mạnh, trình độ chuyên nghiệptừ các NH trong nước và nướcngoài tham gia vào thị trường trongnước.

 Rủi ro tài chính như: lãi suất, tỷgiá và cán cân vốn tự do hóa,khủng hoảng tài chính quốc tế.Từ bảng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức,có thể thấy được Agribank nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Agribank HuyệnĐồng Hỷ nói riêng là một ngân hàng lớn mạnh và có đủ sức mạnh cũng như nănglực tài chính để cạnh tranh trên thị trường tài chính khi nền kinh tế đang đi vào hộinhập như ngày nay.Và nếu Ngân hàng biết tận dụng những điểm mạnh, cơ hội củamình để khắc phục những nhược điểm và thách thức hiện nay thì sẽ là Ngân hàng

Trang 31

có tiềm năng phát triển vượt bậc và cạnh tranh trong thị trường tài chính trongtương lai.

2.2 / Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng NN&PTNT chi nhánhĐồng Hỷ - Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

2.2.1/ Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NH a.)Về tình hình nguồn vốn của NH

Theo báo cáo của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên thìtình hình huy động vốn của NH như sau :

Bảng 2.1 Công tác huy động vốn ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ giai đoạn2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn huy động 557.199 617.343 737.974Theo đồng tiền

- Thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn áp dụng đúng lãi sất chỉđạo của cấp trên nguồn vốn huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốcđộ tăng trưởng chung của nguồn vốn ( tốc độ tăng nguồn vốn dân cư là 32,37% tổngnguồn vốn huy động tăng 24,78%) Trong đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm

Trang 32

tỷ lệ 64,69% chiếm tỷ trọng khác cao trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện cho hoạtđộng tín dụng có thể chủ động mở rộng dư nợ trung và dài hạn, nhờ đó dư nợ trungdài hạn tăng 16,18% Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng ổn định 8.46% chủyếu tăng trưởng dư nợ ở khu vực kinh tế hộ gia đình, cá nhân phục vụ phát triểnnông nghiệp nông thôn, cho vay nhu cầu đời sống, người lao động làm việc có thờihạn ở nước ngoài.

- Năm 2014 huy động vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu tronghoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính vì vậy, ngay từ đầu năm NH Đồng Hỷđã bố trí cán bộ làm công tác huy động vốn nhằm tận dụng vốn nhàn rỗi có trongdân

- Tổng nguồn vố huy động tại địa phương đến 31.12.2014: 617.343 triệu, đạt99,82% kế hoạch năm 2014, tăng so với đầu năm 60.144 triệu, tỷ lệ tăng 10,79%.

- Nguồn vốn đến 31.12.2014 trên 1 cán bộ là 19.291 triệu đồng tăng 1.879triệu so với đầu năm.Cùng thời điểm Ngân hàng có 15.829 khách hàng có quan hệtiền gửi tại Ngân hàng Đồng Hỷ( tại trung tâm có 12.757 khách hàng;

Phòng giao dịch Trại Cau có 3.042 khách hang ( tăng 207 khách hàng so vớiđầu năm ) tại trung tâm tăng 186 khách hàng; Phòng giao dịch Trại Cau tăng 21khách hang Trong đó khách hàng mở tài khoản tiền gửi là 7.701 khách hàng,khách hàng gửi tiền tiết kiệm

Huy động nguồn vốn năm 2014 tăng trưởng 10,79% so với đầu năm, đạt99,82% kế hoạch giao Nguồn vốn huy động tăng trưởng chủ yếu tại trung tâm,phòng giao dịch Trại Cau nguồn vốn huy động giảm 12,2 tỷ so với năm trước.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng trưởng thấp do năm 2014 giá vàng,nhà đất đều giảm thấp, nhiều khách hàng đã rút tiền để đầu tư kênh này.

Đầu năm 2014 có một số dự án đền bù tại Trại Cau, phòng giao dịch huyđộng từ các dự án được trên 62 tỷ, đến cuối năm khách hàng rst ra xây dựng nhà,mua sắm tài sản nên số dư nguồn vốn huy động phòng giao dịch lại giảm.

So sánh cùng thời điểm tháng 4/2014 số dư nguồn vốn huy động phòng giaodịch cao nhất (195 tỷ) thì đến cuối năm giảm gần 33 tỷ.

Trang 33

Tuy nhiên, do lãi suất huy động của NHNN đang cao nhất trên địa bàn nênnhiều ngân hàng đã thu hút được một số khách hàng từ các ngân hàng khác gửi sangngân hàng Đồng Hỷ.

Năm 2015 Công tác huy động vốn được quan tâm hơn nữa Huy động vốn đạt tốcđộ tăng trưởng khá cao, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chủ yếu có thờihạn từ 1 đến 12 tháng, chiếm 90% tổng nguồn vốn huy động Agribank chi nhánhhyện Đồng Hỷ đã đảm bảo đủ nguồn vốn huy động đáp ứng cho vay các thành phầnkinh tế trên địa bàn và thừa vốn điều hòa trong hệ thống Kết quả cụ thể: Tổngnguồn vốn huy động tại địa phương đến 31.12.2015: 737.974 triêu, đạt 101,3% kếhoạch năm 2015, tăng so với đầu năm 120.631 triệu, tỷ lệ tăng 19.5%

Năm.2015 trên 1 cán bộ 23.062 triệu đồng, tăng 3.771 triệu so với đầunăm Đã có 16.712 khách hàng có quan hệ tiền gửi tại NH Đồng Hỷ.Nguồn vốn huyđộng từ dân cư tăng trưởng 15%, tăng đều từ tháng 1 đến tháng 8 được 97,4 tỷ, sangtháng 9/2015 trở đi, Tiền gửi dân cư bắt đầu giảm, bốn tháng giảm 10 tỷ.

Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất huy động các kỳ hạn của Agribank những thángđầu năm cao hơn các Ngân hàng khác.Đến cuối năm các kỳ hạn lãi suất dưới 12tháng đều giảm, một số kỳ hạn thấp hơn những Ngân hàng trên địa bàn

.Mặt khác, một số khách hàng rút tiền mua vàng, nhà đất và quý IV cũng là thờiđiểm các hộ mở rộng kinh doanh, dự trữ hàng cho Tết Nguyên Đán Đến cuối năm,tiền gửi của bảo hiểm chuyển về nên tổng nguồn vốn huy động tăng vượt kế hoạchđược giao

b.) Về tình hình sử dụng vốn của NH

Theo báo cáo của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên thì tình hình sử dụng vốn của NH như sau :

Trang 34

Bảng 2.2 Về công tác sử dụng vốn của NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ giaiđoạn 2013-2015

( đơn vị: triệu đồng)

Năm 2013Năm 2014Năm 2015

Tổng doanh số cho vay 326.981454.799510.557

+ Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Dư nợ hộ gia đình và cá nhân 236.093282.800353.067

- Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh

+ Dư nợ theo nguồn vốn cho vay

- Dư nợ vốn thông thường 256.806306.807370.979

bàn thành phố giảm dư nợ trên 7 tỷ Nguyên nhân: Cho vay trong lĩnh vực nông

thôn luôn được quan tâm, chú trọng, năm 2015 chủ yếu tăng dư nợ vào lĩnh vực, địabàn nông nghiệp nông thôn, kết quả tăng trưởng khá cao Doanh số cho vay năm2015 đạt 375.699 triệu đồng, thu nợ đạt 314.642 triệu đồng, tăng 56.556 triệu so vớinăm 201, tỷ lệ tăng 21,9% chiếm tỷ trọng 82,7 % tổng dư nợ Số khách hàng còn dưnợ 4.181 khách hàng.

+ Hoạt động tín dụng năm 2015 tăng trưởng đạt 20,1% sơ với năm trước Códược kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng đã có chuyển biến rõ nét trong ý thức

Trang 35

trách nhiệm đối với công việc dược giao Duy trì lịch trực hàng tuần tại xã, chủđộng tiếp cận, tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết chovay nhanh chóng kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.Mở rộngcho vay tiê dfng đối với cán bộ hưởng lương ngân sách, nâng hạn mức thấu chi đốivới khách hàng mở thẻ tại ngân hàng.

+ Chi nhánh đã chyển đổi cơ cấu vốn đầu tư.chú trọng cho vay trung và dàihạn, tăng dư nợ chủ yếu đối ới hộ gia đình, cá nhân lĩnh vực nông nghiệp,nông dân,nông thôn trên địa bàn, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nền kinh tế.

+Chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu 0,41% tổng dư nợ, tập trung vào 2doanh nghiệp nợ xấu 892 triệu và 2 khách hàng 328 triệu, còn lại 21 khách hàng cónợ xấu 50 triệu trở xuống.hai doanh nghiệp đang trả dần còn lại các hộ nợ xấu đềugặp khó khăn, một số hộ đã đi khỏi địa phương, việc thu nợ phải có thời gian.

+ Thu nợ xử lý rủi ro thấp chỉ đạt 77,8% kế hoạch Ngyên nhân do dư nự đãxử lý rủi ro ở chi nhánh chủ yếu là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro ở nhữngnăm trước, hầu hết là những khoản nợ mà người vay đã chết, đi tù,hoặc trốn khỏiđịa phương, hộ vay quá nghèo không còn nguồn thu nhập để trả nợ Ngân hàng.Mặtkhác trong nhiều năm gần đây, sản xất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.Một số hộ cónợ xử lý rủi ro cam kết trả nợ dần nhưng tiến độ thực hiện chậm, không theo đúngthỏa thuận, vì vậy thu nợ xử lý rủi ro không hoàn thành kế hoạch được giao.

+ Trong năm đoàn kiểm tra của Agribank Tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tracông tác tín dụng tại đơn vị, qua kiểm tra vãn còn một số sai sót.chi nhánh đãnghiêm túc chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

2.2.2 Đánh giá chi tiết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 của Chinhánh Ngân hàng NN&PTNN Đồng Hỷ.

2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo: Giáo trình quản trị ngân hàng của Học viện Ngân hàng Để đánh giáhoạt động kinh doanh ngân hàng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này đánh giá khả nănghuy động vốn của ngân hàng Nếu tỷ lệ này thấp thì công tác huy động vốn củangân hàng không đủ nguồn vốn để cho vay.

Vốn huy động

Trang 36

- Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tậptrung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng tập trungvốn tốt cho hoạt động tín dụng.

- Tỷ số thu nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng, tỷ lệnày càng cao thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt

- Vòng quay tín dụng: Là chỉ tiêu đo lường tốc độ luận chuyển vốn tín dụng,tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụngcủa ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: Chỉ số này cho thấy khả năng ngân hàng tạora thu nhập từ tài sản Nói cách khác hệ số này giúp cho các nhà phân tích xác địnhhiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản.

Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ =

Tổng nguồn vốn

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Doanh số thu nợVòng quay tín dụng =

Dư nợ bình quân

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng tài sản

Trang 37

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trong doanh thu và cànglớn càng tốt

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu :

Tỷ suất này cho thấy cứ trung bình 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào việckinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

2.2.2.2 Hoạt động huy động vốn.

Nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh củaNgân hàng và có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động đều phải cóvốn Riêng đối với hệ thống Ngân hàng vôn luôn dược coi trọng và là mục tiêu hàngđầu, là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và củaAgribank Việt Nam nói riêng, NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ luôn bám sát cácmục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” trên cơ sởđó để thực hiện hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Huy động vốn là một trongnhững hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng bởi nguồn vốn kinhdoanh chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tếđươi nhiều hình thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tíndụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốnngắn hạn của Ngân hàng nhà nước Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài cácbiện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý.

Nhờ thực hiện tốt được huy động vốn thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sanghướng ổn định với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóacác hình thức huy động nên nguồn vốn của Ngân hàng Agribank Huyện Đồng Hỷđã dần được ổn định, đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Lợi nhuận ROS =

Doanh thu

Lợi nhuận ROE =

Trang 38

Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ

1.3 Tiền gửi có kìhạn 12-24 tháng

1.4 Tiền gửi có kìhạn > 24 tháng

2.Phân theo loại tiền

2.1Nguồn vốn nội tệ549.54598.63%608.95498.64%729.37198.83%2.2Nguồn vốn ngoại

3.Phân theo thànhphần kinh tế

3.1 Tiền gửi dân cư524.20194.07%585.66094.87%673.48291.26%3.2 Tiền gửi thanh

toán của khách

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013-2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua cácnăm Cụ thể là năm 2014 đạt 617.343 triệu đồng, đạt 99, 82% kế hoạch năm 2014,tăng so với đầu năm 60.144 triệu, tỷ lệ tăng 10,79%.Tổng nguồn vốn huy động tạiđịa phương đến 31.12.2015 là 737.974 triê, đạt 101,3% kế hoach năm 2015, tăng sovới đầu năm 120.631 triệu, tỷ lệ tăng 19.5%.

Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô,điều kiện thị trường tiền tệ, Từ năm 2011-2014, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đãđiều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thông qua việc giảm các mức lãisuất điều hành của NHNN, quy định trần và điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huyđộng làm cơ sở để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.

So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở NNNN&PTNT có mứchuy động thấp hơn so với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (từ 0,5-2%).Lãi suất huy động chỉ cao hơn NH Techcombank (6,69%) và Ngân hàng

Sacombank (6,2-6,4%) ở kỳ hạn trên 12 tháng( lãi sất huy động tại NHNN&PTNT

Trang 39

là 4%) Điều này là hợp lý vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, được dùng trongđầu tư trung và dài hạn Mặt khác, ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động với kỳhạn trung, dài hạn để tăng tính ổn định chi nguồn vốn Còn đối với các Quỹ tíndụng nhân dân cấp cơ sở có uy tín thấp nên mức lãi suất rất cao để có thể cạnh tranhđược với các Ngân hàng thương mại.

*Phân tích cơ cấu nguồn vốn :

Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:

Vốn huy động được chia thành hai loại là vốn huy động bằng nội tệ và vốnhuy động bằng ngoại tệ

- Vốn huy động bằng nội tệ: Là những khoản vốn bằng đồng Việt Nam màngân hàng huy động được.

- Vốn huy động bằng ngoại tệ: Là những khoản vốn bawgng ngoại tệ màngân hàng huy động được.

Trang 40

Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động theo loại tiền

( Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm2013

2014/2013 2015/2014Số tiền Tỷ lệ

Số tiền Tỷ lệ tăng(%)Tổng NV

huy động

557.199 617.343 737.874 60.144 10,79% 120 19,52%Nội tệ 549.545 608.954 737.974 59.409 10,81% 129.954 21,18%

- Nguồn vốn huy động nội tệ: năm 2014 đạt 608.954 triêu, đạt 99.82% kếhoạch năm 2014, tăng so đầu năm 58.048 triệu, tỷ lệ tăng 10,53% Năm 2015 đạt729.371 triệu, đạt 101,3% kế hoạch năm 2015, chiếm 98,82% nguồn vốn huy động,tăng so với đầu năm 120.417 triệu, tỷ lệ tăng 19,77%

Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do ngân hàng năm trên vùng địabàn có nền kinh tế còn đang phát triển chủ yếu là trồng chè, người dân vẫn còn thóiquen sử dụng đồng tiền nội tệ cho tiêu dùng Đạt được kết quả khả quan đó ngoàinhững nguyên nhân đã phân tích ở trên còn có sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnhđạo ngân hàng, ý thức trách nhiệm cao của cán bộ hoạt động công tác huy động vốnđược tăng cường.

- Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi: Mặc dù tỷ trọng vốn ngoại tệ là rấtnhỏ so với vốn nội tệ nhưng lượng vốn ngoại tệ cũng đã tăng dần qua các năm Năm2014 là 8.389 triệu, đạt 89,86% kế hoạch năm 2014, tăng so với đầu năm 2.095triệu, tỷ lệ tăng 33,28% Năm 2015 đạt 8.603 triệu, đạt 104% kế hoạch năm 2015,chiếm 1,17% nguồn vốn huy động, tăng so với đầu năm 214 triệu, tỷ lệ tăng 2,55%.Việc chú trọng phát triển các dịch vụ du lịch đã góp phần làm tăng nguồn vốn ngoạitệ trong dân cư, ngoài ra, còn có lượng ngoại tệ gửi về từ bộ phận lao động làm việcở nước ngoài cũng gia tăng tạo điều kiện để ngân hàng đưa ra các hoạt động khuyếnmãi với hình thức rút thăm trúng thưởng, tỷ giá ngoại tệ

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w