1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo chiến tranh du kích ở tây nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

20 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 418,82 KB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích ở các chiến trường trong cả nước, thu được

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

LÊ VĂN THÀNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH

Ở TÂY NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI -2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

LÊ VĂN THÀNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH

Ở TÂY NGUYÊN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN THỨC

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu là do bản thân thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Thức Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo trung thực và tin cậy Những đánh giá và kết luận trong luận văn chưa từng công

bố ở bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Văn Thành

Trang 4

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT Ký hiệu, viết tắt Giải thích

1 CSĐD Cộng sản Đông Dương

2 CTQG Chính trị Quốc gia

3 DCCH Dân chủ Cộng hòa

4 Nxb Nhà xuất bản

5 QĐND Quân đội nhân dân

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chiến tranh du kích là chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh

du kích, với lực lượng nhỏ lẻ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại các đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự [32, tr 224] Hiểu một cách đơn giản, thì đây “là hình thức tác chiến của quần chúng nhân dân, của quân đội và nhân dân một nước yếu, trang bị kém cỏi, đứng lên chống lại một quân đội xâm lược có trang bị kỹ thuật mạnh hơn Đó là một lối đánh của chiến tranh cách mạng dựa vào tinh thần anh dũng mà chiến thắng vũ khí hiện đại, dựa vào nhân dân, dựa vào làng bản mà chiến đấu, chỗ mạnh địch thì tránh, chỗ yếu địch thì đánh, khi phân tán, khi tập trung, khi đánh tiêu hao, khi đánh tiêu diệt, chủ trương đánh địch khắp mọi nơi, khiến chúng đi đến đâu cũng bị chìm ngập trong một bể người vũ trang chống lại”[66, tr 42] Đây là một trong những phương thức tiến hành chiến tranh phù hợp với đặc điểm nước ta

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đẩy mạnh tiến hành chiến tranh du kích ở các chiến trường trong cả nước, thu được nhiều kết quả, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp kháng chiến Trong đó, chiến trường Tây Nguyên là một điển hình, phong trào chiến tranh du kích đã được xây dựng và phát triển rộng rãi, tạo dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Tây Nguyên, địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng không những ở Việt Nam mà còn cả Đông Dương, nắm giữ Tây Nguyên có thể khống chế hầu như toàn bộ các khu vực xung quanh Do vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Tây Nguyên là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã anh dũng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện Tuy trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp nhưng nhân dân các

Trang 6

dân tộc Tây Nguyên luôn tin theo Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; kiên cường, anh dũng đứng lên sát cánh, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động tác chiến của

bộ đội chủ lực, đẩy mạnh chiến tranh du kích với lối đánh mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, tiến hành đánh địch liên tục, mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi lực lượng với mọi vũ khí có trong tay đã góp phần kìm giữ, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch khiến cho thực dân Pháp luôn phải bị động tìm cách đối phó, thế bố trí chiến lược của chúng bị đảo lộn Chiến tranh du kích đã góp phần quan trọng từng bước đánh bại mưu đồ giành đất, giành dân và âm mưu thâm độc “dùng người bản xứ đánh lại người bản xứ” của thực dân Pháp

Chiến tranh du kích là một trong những hoạt động trọng tâm và xuyên suốt của đảng bộ, quân và dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, diễn ra ngay từ ngày đầu cho đến khi kháng chiến kết thúc thắng lợi Cuộc chiến đấu

đó vừa mang những nét chung của các địa phương, các vùng miền trong cả nước lại mang những đặc trưng riêng Trong cuộc đấu tranh đó, quân và dân Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi to lớn, nhưng cũng có những hạn chế, vấp váp, phải chịu không ít tổn thất, mất mát và hy sinh

Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần lý giải rõ hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến, làm phong phú thêm những kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh du kích của

cả nước, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân địa phương ở Tây Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện

nay Với những lý do trên, Học viên quyết định chọn “Đảng lãnh đạo chiến tranh du kích ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chiến tranh du kích ở Việt Nam nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng là một chủ đề lớn Từ nhiều năm qua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tập thể và các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế Đã có nhiều công trình nghiên cứu

về đề tài chiến tranh du kích, các công trình tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể chia thành các nhóm như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến kháng chiến chống Pháp ở Tây Nguyên

Võ Nguyên Giáp (1959): Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1986), Khu 5- 30 năm chiến

tranh giải phóng, Tập 1- Kháng chiến chống thực dân Pháp; Bộ Chỉ huy quân

sự tỉnh Đắk Lắk (1991), Đắk Lắk 30 năm chiến tranh giải phóng, Tập 1,

Kháng chiến chống thực dân Pháp; Viện Lịch sử Đảng - Hội đồng biên soạn

Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến

1945-1975, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum (1993), Kon Tum 30 năm chiến đấu kiên cường bất khuất (1945-1975); Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Gia Lai (1993), Gia Lai – 30 năm chiến tranh giải phóng; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp, Tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội; Bộ Tổng Tham mưu (1998), Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Chuyên

đề: Đặc trưng của chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên trong

kháng chiến chống Pháp, Nxb QĐND, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk

Lắk (1998), Tổng kết chiến tranh du kích trên chiến trường Đắk Lắk

1945-1975, Đắk Lắk; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 - Tỉnh ủy Lâm Đồng (2004), Vai trò đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong kháng chiến giải phóng dân tộc (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội…

Các công trình này đã trình bày bối cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên cả nước nói chung và trên

Trang 8

từng tỉnh của Tây Nguyên nói riêng Những nội dung về chiến tranh du kích ở Tây Nguyên, tùy theo từng công trình, trình bày ở mức khái quát hoặc cụ thể

ở từng tỉnh

2.2 Các công trình đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ các cấp đối với phong trào chiến tranh du kích ở Tây Nguyên

Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1982): Lịch sử Đảng cộng

sản Việt Nam, Tập 1 (1920 - 1954) (Sơ thảo); Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban

nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Lâm Đồng (1984), Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng; Bộ Tổng tham mưu (1998), Chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) - Những bài nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh

du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, Nxb QĐND, Hà Nội; Võ Nguyên

Giáp, Chỉ đạo chiến tranh du kích, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk

(1945-1954), Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (1930-2005), Nxb Đắk Nông; Đảng Cộng sản

Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum (2006), Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Kon Tum, Tập 1 (1930 – 1975), Nxb Đà Nẵng; Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nxb CTQG,

Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2008), Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng (1945-1975), Nxb CTQG, Hà Nội;… Bên cạnh đó, còn có các

công trình Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã như: Ban Thường vụ Thành ủy

Đà Lạt (1994), Lịch sử thành phố Đà Lạt (1930-1975), Thành ủy Đà Lạt ấn hành; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mang Yang (1999), Lịch sử Đảng bộ

huyện Mang Yang (1945-1995), Nxb CTQG, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ Thị xã

An Khê (1945-2005), Nxb CTQG, 2010; …

Các tài liệu này chủ yếu đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ các cấp trong quá chỉ đạo chiến tranh du kích của cả nước, cũng như ở tỉnh, huyện cụ thể trên chiến trường Tây Nguyên

Trang 9

Liên quan tới chủ đề chiến tranh du kích nói chung, chiến tranh du kích trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng trong kháng chiến chống thực dân Pháp,

nhiều năm qua đã có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Vũ Quang Hiển (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du

kích và chiến tranh du kích, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3; Nguyễn Văn Diệu

(2004), Âm mưu của thực dân Pháp về vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên

(1893-1954), Tạp chí Xưa và Nay, số 224; Trần Văn Thức (2005), Âm mưu của thực dân Pháp đối với vùng Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945-1954), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7 … Các tác giả đã đề cập

một số vấn đề đến chiến tranh du kích, đồng thời tập trung làm rõ những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, cũng như trình bày khái quát hoàn cảnh, diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Nhìn chung, chiến tranh du kích ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được đề cập khá nhiều trong một số công trình viết về Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng mới chỉ ở dạng khái quát, chung chung Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích chống lại thực dân Pháp của quân và dân các tỉnh Tây Nguyên; đề cập đến những ưu điểm, hạn chế và bài học rút ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích Mặc dù vậy, các công trình nói trên là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa trong

quá trình nghiên cứu

2.3 Hướng nghiên cứu và giải quyết của luận văn

- Trình bày có hệ thống, toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (Trung ương Đảng, Liên khu ủy 5, các Đảng bộ địa phương) về chiến tranh du kích nói chung, chiến tranh du kích trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk 1930-1954, Nxb CTQG, Hà Nội

2 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia

Lai (1945-2005), Nxb CTQG, Hà Nội

3 Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền

vững, Nxb CTQG, Hà Nội

4 Ban Dân vận Trung ương (1999), Lịch sử công tác dân vận của Đảng

Cộng sản Việt Nam 1930-1996, (sơ thảo), Nxb CTQG, Hà Nội

http://taynguyen3.vast.vn/index.php?option=com_mapsdata&view=post

&id=1:ban-do-hanh-chinh-vung-tay-nguyen

wikimedia.org/wikipedia/vi/e/e4/VietnameseRegions_vn.png

7 Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1984), Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam (sơ thảo), Tập 1: 1920-1954, Nxb Sự thật, Hà Nội

8 Ban nghiên cứu Lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Viện Lịch

sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập

1, Nxb QĐND, Hà Nội

9 Ban Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học, Nxb

CTQG, Hà Nội

10 Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách

mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội

11 Phan Văn Bé (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây

Nguyên, Đại học Quốc gia Hà Nội

12 Phan Văn Bé (2008), N'Trang Lơng - anh hùng chống Pháp trên cao

nguyên Mnông, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Trang 11

13 Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình, Đào Huy Quyền, Nguyễn Minh San

(1999), Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội

14 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk (1998), Tổng kết chiến tranh du kích

trên chiến trường Đắk Lắk

15 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (1993), Gia Lai – 30 năm chiến tranh

giải phóng

16 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum, (1993) Kon Tum 30 năm chiến đấu

kiên cường bất khuất

17 Bộ Quốc phòng - Ban Tổng kết chiến lược (1963), Âm mưu của Pháp ở

Đông Dương (1928-1954), Hà Nội

18 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội

19 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp, Tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội

20 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử nghệ

thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống

Mỹ 1945 – 1975, Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội

21 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội

22 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương

chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội

23 Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Lịch sử chiến

thuật phục kích (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội

24 Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 1 Chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội

25 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Tư tưởng

quân sự Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội

Trang 12

26 Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 2 Toàn quốc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội

27 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Tổng kết tác

chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội

28 Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2009), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 3 Triển khai kháng

chiến toàn diện, Nxb QĐND, Hà Nội

29 Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 4 Bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội

30 Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2014), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, Tập 5 Phát triển thế tiến

công chiến lược, Nxb QĐND, Hà Nội

31 Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2014), Lịch sử quân

sự Việt Nam, tập 10, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb CTQG, Hà Nội

32 Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự (2005), Từ điển

Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội

33 Bộ Tổng tham mưu, Ban tổng kết-biên soạn Lịch sử (1991), Lịch sử Bộ

Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Bộ Tổng

tham mưu xuất bản

34 Bộ Tổng tham mưu (1998), Chiến tranh du kích trong kháng chiến

chống thực dân Pháp (1946-1954) Chuyên đề: Đặc trưng của chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp, Nxb QĐND, Hà Nội

Ngày đăng: 31/08/2016, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w