Trong những năm tháng gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ được phát triển từ không đến có, từ yếu đến
Trang 1LÊ THANH BÀI
LÀNG CHIẾN ĐẤU VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS,TS Hồ Khang
Vào hồi …… giờ… ngày… tháng…… năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945
- 1954), đồng bằng Bắc Bộ luôn là chiến trường chính, đã có lúc đối phương tập trung hơn 50% quân số trên toàn Đông Dương cùng nhiều phương tiện chiến tranh nhằm giành quyền chủ động cả quân
sự và chính trị trên vùng đất quan trọng này
Đối phó với âm mưu của thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân đồng bằng Bắc Bộ đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện; xây dựng và phát triển thế trận CTND, toàn dân đánh giặc Trong cuộc chiến đấu đó, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha, quân dân đồng bằng đã biến làng xóm vốn là địa bàn cư trú của cộng đồng thành làng chiến đấu Ở đó, mỗi người dân thực sự là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, góp phần biến cả đồng bằng thành một mặt trận thống nhất, liên hoàn, trùng điệp, bao vây, kìm giữ và đánh bại quân thù
Trong những năm tháng gian khó nhưng rất đỗi hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ được phát triển từ không đến có, từ yếu đến mạnh, hỗ trợ lẫn nhau, là cơ sở để xây dựng khu du kích, căn cứ du kích Làng chiến đấu không những đảm bảo cho lực lượng chiến đấu tại chỗ mà còn giữ vững địa bàn để duy trì và phát triển chiến tranh du kích, giữ thế xen kẽ, kiềm chế, tiêu hao quân địch, tạo điều kiện cho chủ lực đánh đòn quyết định Nhiều làng bị địch tàn phá, lại được khôi phục, xây dựng lại, hiên ngang tồn tại, chiến đấu chống lại quân thù Làng chiến đấu thực sự trở thành hạt nhân của cuộc chiến tranh nhân dân cả vùng đồng bằng rộng lớn, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc
Trang 4kháng chiến không cân sức giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, ghi dấu ấn độc đáo vào nghệ thuật quân sự Việt Nam Hiện nay, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Vì vậy, nhìn nhận, đánh giá những vấn đề thuộc về hoặc liên quan đến công cuộc đấu tranh bảo vệ, giải phóng đất nước, rút kinh nghiệm cho hiện tại là hết sức cần thiết Với ý nghĩa đó, chúng
tôi chọn vấn đề “Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài
luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Phục dựng tương đối đầy đủ và toàn diện quá trình tổ chức và phát huy vai trò của làng chiến đấu vùng ĐBBB trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954); rút ra đặc điểm và một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ;
- Trình bày quá trình xây dựng và hoạt động của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp qua hai giai đoạn: 1945-1950; 1951-1954;
- Phân tích, khái quát một số đặc điểm, đánh giá vai trò của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp;
- Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và hoạt động của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng nền quốc
Trang 5phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án giới hạn trong khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1954 Tuy nhiên, để trình bày nội dung chính được logic, nghiên cứu sinh
có đề cập khái quát truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của làng xã đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử
- Về không gian: Luận án nghiên cứu làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các tỉnh theo địa giới hành chính trước năm 1955: Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiến An, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Thái Bình
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng
và phát huy vai trò, đóng góp của LCĐ vùng ĐBBB trong cuộc KCCTDP, từ đó rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và bảo vệ trong giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; về vai trò hậu phương trong chiến tranh cách mạng
Trang 64.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… trên cơ
sở thu tập, khảo cứu các nguồn tư liệu văn bản, thực địa, khai thác nhân chứng lịch sử
5 Nguồn tư liệu
Luận án được xây dựng trên cơ sở các nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
- Các văn kiện của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, Khu uỷ, Liên khu ủy và của các cấp uỷ địa phương từ 1945 đến 1954
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và của các trường đại học, v.v…
- Sách về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của các đảng bộ, địa phương, đơn vị,… vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn
có liên quan đến đề tài
- Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III (Cục Lưu trữ - Bộ Nội vụ) và Quân khu 3
Trang 7- Hồi ký của các lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp
- Sách, hồi ký của của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài
- Lời kể của các nhân chứng lịch sử trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
6 Đóng góp của luận án
- Tái hiện một cách tương đối khách quan và toàn diện, có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
- Làm rõ vai trò của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ, qua đó góp phần làm rõ thêm cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa quân và dân đồng bằng Bắc Bộ với đối phương trên chiến trường, làm rõ thêm tính đặc thù trong tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ở đồng bằng Bắc Bộ
- Hệ thống hóa về mặt tư liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu về làng chiến đấu, về đồng bằng Bắc Bộ và về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, nội dung luận án được chia thành 4 chương, 8 tiết
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan
Làng chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
là nơi dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân đã
Trang 8tận dụng địa hình, địa vật để cải tạo thành công sự, xây dựng hầm hào trú ẩn, tận dụng địa hình phức tạp của làng để bố trí trận địa nhằm chống lại các cuộc càn quét, cướp phá của địch; có tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, nhân dân được giác ngộ chính trị, đoàn kết, lực lượng dân quân du kích được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu Đó là nơi có nguồn dự trữ, đảm bảo cung cấp hậu cần cho cuộc chiến đấu dài ngày
Sự phát triển của làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ là cơ sở
để tiến lên xây dựng các khu du kích, căn cứ du kích
Vấn đề làng chiến đấu cả nước nói chung và vùng đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng nhận được đề cập trong nhiều công trình viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau và có thể chia thành các nhóm như sau:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu gián tiếp đề cập đến làng chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1.1.1.1 Làng chiến đấu trong các công trình viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong các bộ lịch sử lớn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đều đề cập đến làng chiến đấu - một hình thức tổ chức đánh giặc trong thế trận chiến tranh nhân dân Tuy vậy, đây là những cuốn lịch sử chung của cả cuộc kháng chiến nên làng chiến đấu chỉ được nhắc đến khi sử dụng để dẫn chứng cho những luận đề như phong trào toàn dân đánh giặc, các trận chống càn điển hình, về thế trận chiến tranh nhân dân, … nên chưa được đi sâu phân tích một cách kỹ lưỡng Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở Trung ương, còn có các công trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống Pháp của các khu, liên khu, các tỉnh, huyện,… vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có đề cập đến làng chiến đấu Nhưng nhìn chung các công trình
Trang 9lịch sử kháng chiến lại tập trung đề cập đến cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên địa bàn, nên vấn đề làng chiến đấu chưa được đề cập toàn diện và phân tích một cách sâu sắc
1.1.1.2 Làng chiến đấu trong các công trình của tác giả nước ngoài viết về cuộc chiến tranh Đông Dương
Ở nhóm tài liệu này, với quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng các tác giả đều có chung nhận định: ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi chiến tranh du kích phát triển, làng xã là địa bàn mà Việt Minh có lợi thế, quân đội viễn chinh không thể triển khai tác chiến theo phương thức định sẵn, luôn gặp khó khăn khi tấn công vào làng, thường xuyên bị động đối phó với những cuộc tập kích, phục kích nhỏ lẻ Tuy vậy, không có cuốn sách nào đi sâu phân tích, mô tả về cách thức tổ chức cũng như các yếu tố để hình thành nên địa bàn mà họ cho là “đáng ngại”
1.1.2.Các công trình nghiên cứu về làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
1.2.1.1 Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các sách và luận án, luận văn
Đây là nhóm công trình có đề cập nhiều đến làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ Tuy nhiên, những tư liệu cũng như nhận định đánh giá về vấn đề này chỉ tập trung phục vụ cho đề tài của sách, luận án, luận văn nên chưa thể hiện đầy đủ về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp trên các mặt của làng chiến đấu với cuộc kháng chiến trên địa bàn đồng bằng Bắc Bộ
1.1.2.2 Làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các bài tạp chí
Những bài viết này tập trung trên tạp chí Lịch sử Quân sự, các
tác giả đã đề cập khá chi tiết về quá trình xây dựng, tổ chức chiến đấu và đóng góp của từng làng Đây là một trong những nguồn tư
Trang 10liệu quan trọng cho nghiên cứu vấn đề làng chiến đấu ở đồng bằng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
1.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan
và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1 Một số nhận xét
Qua khảo cứu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan
đề tài luận án đã được công bố, có thể thấy cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về các vấn đề như: những chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng làng chiến đấu; bối cảnh tình hình trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến và tác động tới xây dựng, phát huy làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là những đặc điểm,
ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử của công tác này
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Kế thừa những thành quả đã đạt được và tìm ra được những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ về làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên những nội dung sau:
- Những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành và phát huy vai trò làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Âm mưu, thủ đoạn, biện pháp hòng xóa bỏ làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ của thực dân Pháp
- Vị trí, vai trò và những đặc điểm nổi bật của làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân trên địa bàn đồng bằng và cả nước
- Rút ra một số kinh nghiệm, góp phần vận dụng vào xây dựng khu
vực phòng thủ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong tình hình hiện nay
Trang 11Chương 2
LÀNG CHIẾN ĐẤU VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN (1945 –1950)
2.1 Những yếu tố tác động đến sự ra đời và tồn tại của
làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình, rộng 14.013 km2, chiếm 4,2% diện tích
Việt Nam Trước năm 1955, địa bàn đồng bằng gồm các tỉnh và
thành phố Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Kiến An, Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, là địa bàn sớm được người Việt chọn nơi cư trú, quần tụ
thành các làng và được phát triển cùng với quá trình khai phá, chinh
phục đồng bằng Làng là đơn vị hành chính, kinh tế, quân sự, là tế
bào cơ sở của xã hội ở đồng bằng, là nơi giữ gìn văn hóa dân tộc,
chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù Đầu thập niên 1930, trên
đồng bằng có hơn 7.000 làng, chiếm diện tích 1.100 km2.
2.1.2 Làng vùng đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc
Suốt gần chục thế kỷ chống các cuộc xâm lăng, nhân dân đồng
bằng Bắc Bộ đã biến làng mạc là nơi cư trú thành tổ chức đánh giặc,
huy động sự tham gia toàn thể nhân dân Làng chiến đấu giữ vai trò
quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Đó là hậu
cứ cung cấp sức người, sức của cho các cuộc tranh đấu, là thành lũy
kiên cường cho cuộc chiến tranh nhân dân
Trang 122.1.3 Đường lối chiến tranh nhân dân và chủ trương về xây
2.2 Xây dựng làng chiến đấu, góp phần đánh bại âm mưu nhanh chóng đánh chiếm đồng bằng của thực dân Pháp (1945 – 1950)
2.2.1 Bước đầu xây dựng làng chiến đấu (1945 - 1947)
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân đồng bằng Bắc Bộ đã hăng hái tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), thực dân Pháp đưa quân
ra miền Bắc, thực hiện âm mưu chiếm đóng cả nước, nhân dân đồng bằng Bắc Bộ đã tiến hành xây dựng làng chiến đấu Bắc Ninh là địa phương đi đầu cho phong trào, tiếp đó Kiến An rồi lan rộng trên đồng bằng Hàng trăm làng chiến đấu được xây dựng đã tạo cơ sở cho thế trận chiến tranh nhân dân, bước đầu đã phát huy tác dụng ngăn cản địch mở rộng chiếm đóng Tuy nhiên, phần lớn còn sơ sài, hiệu quả ngăn chặn, tiêu hao địch thấp Nhưng đó là cơ sở để quân dân đồng bằng tiếp tục xây dựng làng chiến đấu, làm hạt nhân cho cuộc chiến tranh nhân dân ở đồng bằng
2.2.2 Hình thành làng chiến đấu liên hoàn, bước đầu tạo nên khu du kích, căn cứ du kích (1948 – 1950)
Thất bại tấn công lên Việt Bắc, buộc thực dân Pháp chuyển sang đánh kéo dài, thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh
Trang 13người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", coi đồng bằng Bắc Bộ
là chiến trường trọng điểm Trước âm mưu của địch, Đảng phát động rộng rãi cuộc chiến tranh du kích, yêu cầu lập nhiều làng chiến đấu
để đánh giặc Phong trào được phát triển rộng khắp trên toàn đồng bằng Đến cuối năm 1948 đã có 480 làng chiến đấu được xây dựng
và đến cuối năm 1949 có 620 làng Làng chiến đấu ở đồng bằng đã phát huy vai trò trong chống càn, làm chậm quá trình mở rộng chiếm đóng đồng bằng của địch Tuy nhiên, trước sức mạnh quân sự vượt trội, thực dân Pháp đã phá nhiều làng chiến đấu, phong trào kháng chiến trên đồng bằng gặp nhiều khó khăn Cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang không bám được địa bàn để hỗ trợ quần chúng Trước tình hình đó, cấp ủy các cấp đã yêu cầu trở về “bám dân, bám đất”, xây dựng cơ sở, khôi phục lại làng chiến đấu Rút kinh nghiệm từ các làng chiến đấu độc lập nhanh chóng bị địch tàn phá, quân dân các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Kiến An,…đã xây dựng làng chiến đấu liên hoàn, tạo cơ sở để hình thành khu du kích, căn cứ du kích trong lòng địch hậu Liên khu ủy 3 đã lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực đẩy mạnh hoạt động, hỗ trợ cho phong trào Đến cuối năm 1950, nhiều làng đã được khôi phục và xây dựng, hình thành các khu du kích, căn cứ du kích
Chương 3 LÀNG CHIẾN ĐẤU VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN ĐẾN
THẮNG LỢI (1951 - 1954) 3.1 Âm mưu của thực dân Pháp và yêu cầu cấp thiết về
pha ́ t triển làng chiến đấu vùng đồng bằng Bắc Bộ
3.1.1 Âm mưu, thủ đoạn tiếp tục tiến hành chiến tranh của thực dân Pháp
Thắng lợi chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước sang giai đoạn mới Hòng