Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một nước đông dân trên thế nghiệp lâu đời, hiện Sóc Trăng có giới Dân cư, lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn trong khi đó nền kinh tế đất nước cũng chậm phát triển nhất là khu vực nông thôn nên vấn đề lao động, việc làm đang là vấn đề gay gắt, bức xúc trong nền kinh tế đất nước.
Sóc Trăng là tỉnh có truyền thống nông 322.330 ha đất tự nhiên Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 263.831 ha, chiếm 81,85% Hiện nay toàn tỉnh Sóc Trăng lực lượng trong độ tuổi lao động là trên 730.000 người (chiếm tỷ lệ 59% tổng số), đây là một nguồn lực lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm
kìm hảm sự phát triển của đất nước Chính vì vậy mà em chọn tiểu luận "Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng" nhằm tìm hiểu ảnh
hưởng của các nhân tố tới nguồn lao động và sử dụng lao động; thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng Từ đó đề xuất một số giải pháp cho đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động của tỉnh.
Để đạt mục tiêu nêu trên, phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ tạp chí, internet và phân tích
Tuy nhiên, với sự hạn chế về hiểu biết và kiến thức nên tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của Thầy để em có thể hoàn thành tốt tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA SẢN XUẤT
1.1 Sản xuất là gì?
Sản xuất là hoạt động tạo chuyển hóa yếu tố sản xuất (đầu vào) thành sản phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thực tế cho thấy rằng cách thức sản xuất đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau Tuy nhiên, để sản xuất ra một sản phẩm nào đó cần phải có yếu tố sản xuất.
1.2 Yếu tố sản xuất và sản phẩm
Yếu tố sản xuất (hay còn gọi là yếu tố đầu vào) là các loại hàng hoá được dùng để sản xuất ra hàng hoá khác Yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy móc nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, sản phẩm yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Yếu tố đầu ra được đo lường bởi sản lượng Sản phẩm bán ra trên thị trường thì được gọi là hàng hóa.
Mỗi quá trình sản xuất cần những yếu tố đầu vào riêng Vì vậy, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất thành lao động và vốn.
1.3 Hàm sản xuất
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng một số lượng vốn K và số lượng lao động (L) ứng với một trình độ kỹ thuật nhất định trong một thời gian nào đó.
Hàm sản xuất được viết như sau:
Trong đó: q là sản lượng tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ nhất định với số lượng lao động là L và số lượng vốn là K Sản lượng q thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của vốn, lao động và trình độ công nghệ Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị không âm của K và L
Hàm sản xuất cũng biểu thị trình độ kỹ thuật Một hàm số sản xuất cụ thể thể hiện một trình độ kỹ thuật nhất định Khi kỹ thuật được cải tiến thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và sản lượng sẽ tăng lên trong khi số lượng các yếu tố sản xuất không đổi hay thậm chí ít hơn.
Trang 31.4 Năng suất biên và năng suất trung bình
1.4.1 Năng suất biên (MP)
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động) là lượng sản phẩm tăng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó, nếu các yếu tố khác là không đổi Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là đạo hàm riêng của sản lượng (q) theo số lượng vốn (K) và số lượng lao động (L):
Trong đó: MPK và MPL lần lượt là năng suất biên của vốn và lao động.
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm riêng của hàm số tổng sản lượng (hay hàm sản xuất) theo số lượng yếu tố sản xuất đó Về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đồ thị hàm sản xuất (hay đường tổng sản lượng) tại từng điểm của đồ thị.
1.4.2 Quy luật năng suất biên giảm dần
Quy luật năng suất biên giảm dần: Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ tăng nhanh dần (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng lớn) Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng nhỏ nhưng vẫn còn dương) Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa (năng suất biên bằng không) và sau đó sẽ sút giảm (năng suất biên ngày càng nhỏ và mang giá trị âm).
Về phương diện toán học, quy luật năng suất biên giảm dần tương ứng với điều kiện đạo hàm riêng bậc hai của hàm sản xuất là âm.
Trong phân tích sản xuất, ta giả định rằng chất lượng của từng đơn vị của một yếu tố sản xuất nào đó là như nhau Năng suất biên giảm dần là kết quả của việc hạn chế sử dụng các đầu vào cố định khác Quy luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.
Trang 41.4.3 Năng suất trung bình (AP)
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó.
Công thức tính năng suất trung bình:
LqAPL = và
APK = , trong đó: APL và APK lần lượt là năng suất trung bình của lao động và của vốn.
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất giảm xuống khi năng suất biên thấp hơn năng suất trung bình và ngược lại năng suất trung tăng lên khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình.
1.4.4 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng
Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng được quyết định bởi công nghệ sản xuất Hay nói cách khác, công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng vào sản xuất Công nghệ tiến bộ sẽ giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Điều này có nghĩa là công nghệ mới có thể giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn Với công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Vì vậy, công nghệ sản xuất thường được xem như là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế về phương diện sản xuất.
Các đặc điểm của đường đẳng lượng:
- Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng lượng sẽ cho ra một mức sản lượng như nhau
Trang 5- Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đường đẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn).
- Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ.- Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sản lượng Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá của các đầu vào.
1.5.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)
Độ dốc của đường bàng quan cho biết tỉ lệ thay thế giữa K và L trong khi sản lượng không Để đo lường mức độ thay thế giữa vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:
Trong đó: MRTSL cho K là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn Ký hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trên đường đẳng lượng q0 Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên luôn có giá trị dương Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế giữa vốn và lao động Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn tại điểm đó Đó là vì q0 = f(K, L) nên có thể suy ra
phương trình đường đẳng lượng là K = g(q0, L) Do đó:
MRTS =− hay chính là nghịch dấu với độ dốc của đường đẳng lượng.
1.5.3 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP)
Trang 6Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ với năng suất biên của lao động và vốn Ta có thể xây dựng biểu thức thể hiện mối quan hệ này bằng công cụ toán học phổ biến Nếu hàm sản xuất là q = f(K, L).
- dK x MPK = dL x MPL => MRTS
1.6 Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng.
1.6.1 Hàm sản xuất tuyến tính.
q = αK +βL với α, β≥ 0 Hàm sản xuất này cho thấy chỉ cần có vốn hay lao động thì quá trình sản xuất vẫn có thể diễn ra vì nếu K = 0 và L ≠ 0 và nếu K ≠ 0 và L = 0 thì q = αK ≠ 0 Nói cách khác, vốn và lao động có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.
Với hàm sản xuất này, MPk =∂q /∂K =α và MPl =∂q /∂L=β Năng suất biên của vố và lao động không thay đổi khi K và L thay đổi Đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng đầu vào (K và L) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc α hay β.
Do phương trình của đường đẳng lượng q0 của hàm sản xuất tuyến tính là: q0=αK+βL
nên KqL
αβα −
= 0 Như vậy, đường đẳng lượng của hàm số này là những đường thẳng song song có độ dốc −αβ.
Trong trường hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay thế cho nhau Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tuỳ thuộc vào giá của chúng.
Trang 7lao động là không cần thiết Nếu αK > βL thì q = βL Trong trường hợp này, lao động là yếu ràng buộc đối với sản lượng Việc tăng thêm vốn không làm không làm gia tăng sản lượng nên MPK = 0
- Khi αK = βL thì cả hai yếu tố K và L được sử dụng một cách hợp lý nhất vì không có hiện tượng dư thừa vốn hay lao động Khi đó K/L=β/α Đẳng thức này xảy ra tại các điểm ở góc của đường đẳng lượng
Với hàm sản xuất này, vốn và lao động phải được sử dụng với một tỷ lệ nhất định vì chúng không thể thay thế cho nhau Mỗi một mức sản lượng đòi hỏi một phương án kết hợp đặc biệt giữa vốn và lao động Trong trường hợp này, ta không thể tạo thêm sản lượng nếu như không đưa thêm vào cả vốn và lao động theo một tỷ lệ cụ thể.
1.6.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS
q= ; a,b,c >0.
Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất
1.7 Hiệu suất theo quy mô
Các nhà kinh tế đo lường tác động của sự thay đổi của số lượng yếu tố đầu vào đến sản lượng thông qua khái niệm hiệu suất theo quy mô Adam Smith lưu ý rằng khi số lượng các yếu tố đầu vào cùng tăng lên, thì sẽ xuất hiện việc phân công lao động và chuyên môn hoá Điều này làm tăng tình hiệu quả của sản xuất Kết quả sản lượng sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi Tuy nhiên, tăng gấp đôi số lượng yếu tố đầu vào thì việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn nên hiệu quả của sản xuất sẽ giảm đi.
Sự thay đổi của sản lượng khi số lượng các yếu tố đầu vào đồng loạt tăng lên với cùng một tỷ lệ Giả sử hàm sản xuất có dạng q = f(K,L) và số lượng hai yếu tố đầu vào được nhân với một số nguyên dương m>1 Khi đó, ta phân loại hiệu suất theo quy mô của hàm sản xuất này như sau:
- Nếu sản lượng tăng nhiều hơn m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng.- Nếu sản lượng tăng đúng bằng m lần, ta nói sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định.- Nếu sản lượng tăng nhỏ hơn m lần, ta gọi sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm.
Trang 8Trong số các loại hiệu suất theo quy mô thì hiệu suất quy mô cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong các lý thuyết kinh tế Đó không chỉ vì nó phân định ranh giới giữa hiệu suất quy mô tăng dần và hiệu suất quy mô giảm dần trên phương diện toán học mà còn có lý do để tin rằng hàm sản xuất có hiệu suất quy mô cố định.
* Mối quan hệ giữa hiệu suất quy mô và năng suất trung bình:
Xem xét sự thay đổi của năng suất lao động trung bình (APL) khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào của các hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô khác nhau.
Ta có công thức tính năng suất trung bình: ()
APL == , Khi tăng vốn và lao động lên m lần, thì năng suất lao động trung bình trở thành: ()
APL/== , Khi đó ta có các trường hợp sau:
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô tăng thì: f(mK, mL) > mf(K, L) Do đó AP/L > APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình cũng tăng lên, làm giảm chi phí để sản xuất ra một đvsp.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô cố định thì: f(mK, mL) = mf(K, L) Do đó AP/
L = APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình không đổi và như vậy chi phí để sản xuất ra một đvsp sẽ không đổi.
- Nếu hàm sản xuất có hiệu suất theo quy mô giảm thì: f(mK, mL) < mf(K, L) Do đó AP/L < APL, nghĩa là khi tăng số lượng các yếu tố đầu vào lên thì năng suất lao động trung bình sẽ giảm xuống Điều này có thể làm tăng chi phí để sản xuất ra một đvsp.
1.8 Đường đẳng phí
Giả sử một doanh nghiệp dùng một số tiền nào đó, được gọi là tổng chi phí và được ký hiệu là TC - để mua hay thuê vốn và lao động cho sản xuất.Nếu đơn giá vốn là v và đơn giá của lao động là w thì doanh nghiệp sẽ sử dụng bao nhiêu vốn và lao động? Đường đẳng phí sẽ giúp trả lời câu hỏi này.
Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của số lượng lao động (L) và vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền (tổng chi phí) nhất định ứng với những mức giá nhất định.
Phương trình đường đẳng phí có dạng: TC = vK + wL, trong đó TC là tổng chi phí, v là đơn giá vốn, w là đơn giá lao động, vK là chi phí cho vốn, wL là chi phí cho lao động Phương
Trang 9trình này cho biết tổng chi phí cho vốn (vK) và cho lao động (wL) phải bằng với tổng chi phí (TC).
Sự đánh đổi giữa vốn và lao động được biểu diễn bằng độ dốc của đường đẳng phí Nếu gọi S là độ dốc của đường đẳng phí, ta có thể viết:
S bằng với tỷ số giữa đơn giá của lao động và vốn và không phụ thuộc vào tổng chi phí Do đó, khi giá của các yếu tố đầu vào thay đổi thì độ dốc của đường đẳng phí thay đổi.
Trang 10CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm chung về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội Nó là nhân tố quyết định bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
2.1.2 Nguồn lao động ở nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam tuổi từ 16-60, nữ tuổi từ 16-55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.