Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng
Tác giả: Lâm Thành Tuấn Sinh viên KHYH&NV - ĐH Tôn Đức Thắng
09XHID
Trang 2
MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 Lý đo chọn để tài 2 Tổng quan tài liệu 2.1 Bình đẳng giới 2.2 Bài viết liên quan, Mục tiên nghiên cứu Déi trong nghién cw Phạm vi nghiên cU. _ Phương pháp nghiên cứu mm „~x ® t8 Khung phân tích 8 Giả thuyết nghiên cứu Phần 2: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp luậ 1 Khái niệm liên quan 2 Lý thuyết áp dung
Chương 2: Thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan 1 Giới thiệu chung
2 Nhận thức của sinh viên về bình đăng giới trong quan hệ vợ chông
3 Hành vỉ của sinh viên về thực hiện bình giới trong quan hệ vợ chồng
4 Các yếu tố tác động thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới
Trang 3Phan 1: Mé Dau
1 Lý do chọn đề tài
Gia đình được xem là một đơn vị xã hội vi mô, chịu sự chỉ phối của xã hội nhưng đồng thời gia đình cũng quyết định sự én định của xã hội Dé phát triển xã hội
thì phải thực hiện bình đẳng giới từ nền tản xã hội nghĩa là từ gia đình Vấn đẻ bình
đăng giới trong hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau Bình đăng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành
viên, mà còn phải dấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ồn định và phát triển
bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thông; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân Phụ nữ ngày càng khẳng định vi tri của mình trong xã hội, nhưng trong gia đình phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng vì vẫn còn một số quan niệm phong kiến
G nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng vẫn đang diễn ra khá phố biến Vấn để bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc Trên thực tế trong nhiều gia
đình dù họ là nông dân hay tầng lớp trí thức thì việc bắt bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại Vấn để đặt ra làm sao có thể xóa bỏ việc bất bình đẳng
giới trong hôn nhân và gia đình Trong khi nhiều người vẫn còn thờ ơ về bình đăng giới trong hôn nhân và gia đình, kế cả giới trẻ Nhiều để tài nghiên cứu khoa học để cập đến vấn đẻ bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình nhưng chưa quan tâm đến nhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giới trẻ là lực lượng nồng cốt của xã hội Ngoài ra, sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành và việc kết hôn là chuyện không xa lắm Nếu cả giới sinh viên mà chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ có ảnh
hưởng không nhỏ đến mô hình hành vi vai trò về giới Để đánh giá ván đề này tôi thực
Trang 4hiện đề tài “Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thang về bình đăng giới trong
quan hệ vợ chồng” nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu xem giới trẻ nói chung và sinh viên đại học Tôn Đức Thắng nới riêng có thái độ như thế nào về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác
tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả hơn,
Về mặt lý luận: Nghiên cứu hy vọng đề tài của mình sẽ phác họa một
cách tổng quan về thái độ của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó phân tích các yếu tố
tác động đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong
quan hệ vợ chồng
Về mặt thực tiễn: Nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng những kết quả nghiên
cứu của mình sẽ trở thành cơ sở để cho những kế hoạch tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức cho sinh viên
Tổng quan tài
Nghiên cứu về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng là vấn đề dã được nghiên cứu nhiều và hiện nay vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của du luận xã hội, tuy nhiên những nghiên cứu về các thái độ của sinh viên về vấn dé bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng thì chưa nhiều
2.1 Bình đẳng giới
Đề bài “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tỗ chức cuộc sống gia đình ở Bình
Định - Thực trạng và giải pháp” của ThS Nguyễn Thanh Thụy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình
Định thực hiện trong năm 2002-2003 Theo Th.S Thụy, nguyên nhân dẫn đến bắt binh ding
giới trong tô chức cuộc sống gia đình theo nghiên cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đôi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình
với gia đình Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự tí luôn nghĩ
mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng Đối với những gia đình nông thôn, sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam)
Trang 5đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả lao động sản xuất lẫn việc nội trợ Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ Nếu trong gia đình cả hai vợ chẳng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu van là chồng
Đề tài “Những yếu tô ảnh hưởng tiến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng” của ThS Trương Thu Trang, viện thông tin
khoa học xã hội Tác giá đã nêu lên hiện trạng phân công lao động nội trợ ở vùng
nông thôn Khi so sánh việc phân công thực hiện công việc nội trợ trong gia đình ở hai
thời điểm khác nhau (năm đầu sau khi kết hôn và trong năm 2006) cho thấy bất kể
thai diém nao thì người vợ vẫn giữa vai trò chính trong thực hiện công việc nội trợ Tỷ lệ người vợ làm các công việc giữ tiền chỉ tiêu, mua thức ăn, nấu ăn, rửa bát don nha luôn vượt quá 50% thậm chỉ lên đến 89% Trong khi tỷ lệ người chồng làm các công việc không quá 11% Các yêu tô ảnh hưởng đến sự phân công thực hiện việc nhà của
vg va chồng như loại hình gia đình, độ tuôi người vợ, nghề của hộ, chênh lệch thu
nhập và học vấn Kết quả kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động chủ yếu đến tình trạng bat binh dang giới giữa vợ và chẳng chủ yếu xuất phát từ khía cạnh văn hóa truyền thông Các định kiến về giới đã tác động mạnh mè, hình thành nên quan điểm suy nghĩ khá thiên lệch của người dân về vai trò của người vợ, của người chẳng trong việc thực hiện các công việc và ra quyết định trong gia đình
Đề tài “Quan điểm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia
đình” của Trần Thị Anh Thư Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc đù những người trẻ có tiếp
thu tư tưởng mới như bình đăng, quyền, tiếng nói và cơ hội ngang bằng của hai giới, tuy nhiên dưới áp lực xã hội họ vẫn tiếp tục duy trì các quan niệm và ứng xử hành vi có tính chất bắt bình dẳng giới thể hiện qua sự phân công lao động Vai trò tạo ra thu nhập là được nhìn nhận là của người chẳng còn vai trò của người vợ chỉ là hỗ trợ phụ thêm Người vợ tự nguyện giữ vai trỏ khép kín trong gia đình quán xuyến chăm lo gia đình Trong khi người chồng chỉ đành nhiễu thời gian hơn cho những giao tiếp ngoài xã hội Người đàn ông xem trụ cột gia đình là người ra quyết định trong gia đình (7/12
Trang 6ý kiến) còn người vợ lại chủ ý đến đức tính và những khá năng cần có để đảm đương việc nảy Bản thân những người vợ trẻ đặc biệt nhóm trí thức không dam chu động thay đổi hoặc làm ngược lại với những gì họ cho là chuẩn mực và truyền thống Với người chẳng trẻ với tâm lý lo ngại sự chê trách của gia đình và xã hội càng gây áp lực
cho họ thé hiện vai trò trụ cột và bản lĩnh trước mặt mọi người
Đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành ví bình đẳng giới cúa học sinh Trung học phố thông ở miền núi phía bắc hiện nay” của tác giả Đặng Ánh Tuyết Tác giả nhấn mạnh việc phổ biến về bình đẳng giới là rất
quan trọng có ánh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của các bạn học sinh
sau này Tác giả đã chỉ ra một số yếu tổ tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi
bình đẳng giới của học sinh như đặc điểm cá nhân, phong tục tập quán điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm và giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt động lòng ghép giới, sách giáo khoa, truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp Về đặc điểm cá nhân, dân tộc kinh có nhận thức tốt hơn về bình đẳng giới nhưng dân lộc thiểu số lại có thái độ rõ ràng mạnh mẽ hơn và học lực cũng có ảnh hưởng nhận thức
bình đẳng giới Có 81.9% khẳng định có sự tác động từ phong tục tập quán điều kiện
kinh tế xã hội Gia đình thường không quan tâm đến việc nay ma trông chờ từ phía nhà trường Sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt động lòng ghép giới còn hạn chế về
thiếu tài liệu (74%) và thiếu thời gian giáo đục BDĐG (73,1%) “Trong tác phẩm van
học vai trò của nam giới được để cao và nhân vật nữ chỉ bằng 12 nam Sự định kiến giới trong sách giáo khoa tác động nhận thức sai lệch của học sinh” (kết quả PVS)
Trong khi truyền thông trực tiếp chưa ảnh hưởng lớn đến thái độ (chỉ 22,7% có tác
động) thì có 86,9% học sinh trả lời có sự tác động từ truyền thông đại chúng Nhưng truyền thông đại chúng có góp phần khắc sâu thêm định kiến giới trong học sinh Cần
quan tâm giáo dục cho học sinh để nâng cao nhận thức và có thái đệ hành vi hợp lí về
bình đẳng giới
2.2 Bài viết liên quan
Đề tài “Phân công lao động và quyết định công việc gia đình” (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) GS Lê Thi Sự bình đăng giới đần được quan tâm hon va
Trang 7có sự bình đẳng giữa vợ và ching về trác nhiệm trong lao động sản xuất, buôn bán,
làm ăn kiểm liền nhưng chưa có sự bình đẳng trong đảm nhiệm việc nhà Kết quả
nghiên cứu cho thấy phụ nữ chủ yếu làm công việc lao động sản xuất và việc gia đình
tất ít tham gia công tác cộng đồng, đặc biệt là giao địch với chính quyển Tỷ lệ chồng quyết định là 41,6%, cao hơn nhiều lần so với vợ quyết định (10,3%), đặc biệt ở vùng
nông thôn chẳng quyết định là 45% cao hơn thành phố 30.9% Ở thé hệ trẻ có 38% chồng quyết định nhưng thế hệ trung niên là 44,4% và ở người già là 43,9% Tình hình phân công lao động và quyết định trong gia đình cần thiết có sự đồng thuận, tôn trọng quan tâm đến nhau giữa vợ và chẳng, có sự bình đẳng giữa họ trong phân công lao động trong gia đình., làm chủ gia đình và quyết định công việc gia đình Nhưng thực tế vẫn còn hạn chế, nghiêng về quyền lực người đàn ông, người chồng từ vị trí người chủ gia đình
Đề tài: “Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình” của tác giá Trân Thị Cảm Nhung Sự bình đẳng giới trong gia đình được thé hiện ở việc vợ chồng cùng quyết định và bàn bạc một số công việc gia đình Số liệu điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, người chồng là người quyết định chủ yếu các công việc gia đình trừ việc tiêu dùng Các công việc mà người chẳng quyết định là sản xuất kinh doanh (55,9%), mua đồ đắt tiền (44,2%), mua bán sửa xây nhà/đất
(53,3%) và vay vốn (51,2%) Người vợ thì có quyền lớn trong việc quyết định việc chỉ
tiêu hàng ngày của gia đình (&5.2%) Theo kết quả nghiên cứu, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hay vai trò của người phụ nữ trong quyền quyết định công việc gia
đình diễn ra không đồng đều trong xã hội Việc đứng tên cơ sở sản xuất kinh đoanh là
một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng là người quyết định công việc trong gia đình Quyền sở hữu tài sản là nguyên nhân hạn chế quyết định công việc gia đình của người vợ so với người chỗng Tác giả khẳng định: “Điều này tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng giới trong gia đình, gây trở ngại cho sự phát triển của người phụ nữ
Dè tài “Quan điểm về người chủ gia đình” của Lê Ngọc Văn thuộc viện Gia đình và Giới Nghiên cứu chỉ ra mô hình người chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tính phong phú của các loại hình gia đình Phẩm chất của người chủ gia đình phải là người
Trang 8gương mẫu có trác nhiệm với gia đình Người đản ông có vai trò trụ cột kinh tế và trác nhiệm tỉnh thần với các thành viên trong gia đình cũng là chủ sở hữu các tài sản lớn của gia đình Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương
nhiên Trong thực tế vẫn có phụ nữ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều trong các gia
đình phụ nữ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn cao, hộ gia đình kinh doanh
buôn bản, hộ gía đình người vợ có thu nhập cao hoặc ngang bằng chồng Khi đóng góp thu nhập và công sức cho gia đình ngày càng tăng lên thì vai trò trụ cột kinh tế của người đản ông cảng suy giảm thì người phụ nữ cũng có thể tham gia lãnh đạo gia đình Một chiền cạnh khác người chồng cũng không muốn một mình chịu mọi pánh nặng gia đình Mô hình người chủ gia đình là vợ và chồng ngày càng phố biến hơn “Ai đóng góp nhiều công sức, làm ra nhiều tiền của, người đó là chủ” Điều nay phản ánh khát vọng vươn tới sự công bằng giữa đời sống vợ và chồng
Trong bài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hệ về đề tài “Quyền lực của vợ
chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam” (qua điều tra ở Yên Bái, Tiền Giang
và Thừa Thiên Huế) da dua sự tương quan giữa quyền quyết định với sự đóng góp
giữa vợ và chồng Quyền quyết chính trong công việc sản xuất của gia đình với một tỉ
lệ cao nhất của người chồng là 51,9% trong khi người vợ chiếm tỉ lệ thấp nhất 16,4%
Quyền quyết định của người chồng phụ thuộc rất ít hầu như không liên quan nhiều
đến đóng góp của họ cho kinh tế gia đình Tương quan vẻ độ tuổi thì cho kết quả vợ
chồng trên 60 là người có tiếng nói quan trọng trong công việc sản xuất của gia đình Người vợ có học vấn thì quyền quyết định của họ cũng tăng lên Các lĩnh vực như mua sắm đồ đạc đắt tiền , quan hệ gia đình họ hàng và quan hệ xã hội chung của hai vợ chồng thi quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau, tiếp sau đó người chồng là người quyết định chính chiếm tỷ lệ sát nút quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau Như vậy trong gia đình hiện giữa vợ và chồng quyền quyết dịnh giữa vợ và chẳng có nhiều thay đổi người vợ đã có tiếng nói nhất định trong gia đình
Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, đồng thời bỗ sung những khía cạnh khác của van đề bình đẳng giới Các đề tài đã phần nao nêu lên thực trạng, nhận thức
của xã hội về bình đẳng giới trong gia đình Nhiều để tài đã chỉ rõ các yếu tố ảnh
Trang 9hưởng đến nhận thức của các cặp vợ chẳng, người tri thức trẻ, các em học sinh
Nhung con thái độ của các bạn sinh viên về bình đẳng giới vẫn chưa được nghiên cứu Đề tài của tôi tìm hiểu về thái độ của giới trẻ về bình đẳng giới trong quan hệ vợ và
chẳng để xem xét nhận thức và hành vi ứng xử tương lai của giới trẻ về vấn đề này như thể nào 3 Mục tiêu: Mục tiêu tẵng quát: Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Mục tiêu cụ thể: - Tim hiéu nhận thức của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình ding giới trong quan hệ vợ chồng
-_ Tìm hiêu hành vi của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng
-_ Phân tích những yêu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Dức
‘Thang về bình dang giới trong quan hệ vợ chồng 4 Đối tượng nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chẳng 4.2 Khách thê nghiên cứu:
Sinh viên trường Đại Học Tôn ĐứcThắng: sinh viên khối ngành kinh tế và xã hội 5 Pham vi nghiên cứu:
5.1 Phạm vi không gian: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
5.2 Phạm vị thời gian: từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012 6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp phông vấn sâu: Thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu
6.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến dé tài
Trang 10Phân tích kết quả phỏng vấn sâu
6.3 Tiêu chí chọn mẫu:
- Chọn mẫu theo giới tính với tỉ lệ thích hợp: 6 nam, 6 nữ
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản 1, Khung phân tích
Phương Định kiến Gia định
tiện truyền giới thông Thái độ Hanh vi ae Binh ding giới trong quan hệ vợ chồng Biến độc lập là các biến như phương tiện truyền thông đại chúng, định kiến giới và gia đình
Biến phụ thuộc là thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ
chồng Biến thái độ sẽ được đo lường qua nhận thức và hành vi 8 Giả thuyết nghiên cứu:
Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đăng giới trong quan hệ vợ chồng
Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng
Phần 2: NỘI DUNG
Trang 11Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1 Khái niệm liên quan
Thái độ: Thái dộ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những
nhân 16 chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng; những nghiên cứu vẻ thái đệ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội trước hết
nghiên cứu các điều kiện thay đôi thái độ và mối liên quan giữa một mặt là thái độ và
mặt kia là ứng xử bị nó ảnh hưởng (theo Tir dién xa hội học, G Endrueit va G
Trommsdoff, NXB Thế giới, 2002)
Sinh viên: Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La Tỉnh : “Student”
với nghĩa để chỉ những người học tập, tìm kiểm khai thác tri thức
Giới sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đăng Đây là nhóm dân số có địa vị, vai trò xã hội xác định
Như vậy, có thể hiểu sinh viên là những người đang theo học tập và nghiên cứu tại các
trường đại học, cao đẳng gắn với những vị trí và vai trò xã hội nhất định trong quá
trình xã hội hóa
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được 1ạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hướng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Theo điều 5 chương 1 - Luật bình đẳng giới)
2 Lý thuyết áp dụng Thuyết chức năng:
Thuyết chức năng tập trung chủ yếu vào các vấn dé ốn định xã hội và hòa thuận xã hội Talcott Parsons là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng luận Xã hội bao
gầm một mạng lưới khẳng 16 cac bộ phận kết nỗi với nhau, mỗi bộ phận déucé một
chức năng riêng Các bộ phận có liên hệ chic chẽ với nhau, đóng góp cho sự ôn định
và vận hành của hệ thống xã hội với tư cách một toàn thể Theo quan điểm của
Parsons, gia đình hạt nhân là đều tất yếu trong xã hội công nghiệp hóa bị cô lập Từ sự
cô lập nổi lên vai trò của nam và nữ với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữ đâm nhận vai trò tình cảm xã hội Ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của
Trang 12quan điểm văn hóa liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình vả gia đình là trở thành trung tâm hoạt động xã hội Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ
trong lực lượng lao động Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ)
và nam giới (trong vai trò là người chẳng) có sự phân định chức năng riêng biệt, từ đó, phạm vi hoạt động của họ cũng khác nhau Với sự mặc định đó người ta công nhận điều này: Nam giới hướng ngoại còn phụ nữ hướng nội Theo Parsons, trong gia
đình trẻ em học các vai trò tỉnh cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi đưỡng chăm
sóc và trông nom gia đình đều là những công việc của người phụ nữ thường làm Còn vai trò công cụ, làm kinh tế, vai trò tạo thu nhập do nam giới thực hiện Theo quan điểm của Parsons, những vai trò nảy giúp xã hội én định từ thế hệ này sang thể hệ khác Áp dụng lý thuyết chức năng của Parsons vào để tài này ta có thế thấy: có nhiều quan điểm cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là điểm mắẫu chốt thúc đẩy sự vận hành và phát triển trong xã hội Vì thế gia đình mang những đặc điểm chức năng
riêng, mà theo như nhà xã hội hoc William F Ogburn là người đầu tiên phác họa sáu chức năng hàng dau ma gia dinh thue hién: chirc nang sinh sản, bảo vệ, xã hội hóa,
điều tiết hành vi tính dục, tình cảm và sự gắn bó, cung cấp nguồn lực xã hội Những
chức năng không tách rời mà luôn đan xen nhau, và tất cả chúng đều góp phan tao nên
sự én định xã hội Bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng giúp mối quan hệ gia đình tốt đẹp hơn và tiếp đó là các mi quan hệ xã hội được mở rộng, từ đó làm cho gia đình khó chu toàn những chức năng của mình
Trong phạm vi nghiên cứu của để tài tôi dùng thuyết duy chức năng để giải thích về chức năng của vợ và chồng trong công việc gia đình từ đỏ nhận biết nhận thức và hành vi của sinh viên Từ những chức năng cơ bản được gắn cho mỗi cá nhân dẫn đến sự định kiến giới ảnh hưởng bình đắng giới trong quan hệ vợ chồng
Tiếp cận thuyết trao đổi xã hội của Peter Michael Blau
Quan điểm chính trong học thuyết này là: Dựa trên nguyên tắc “ cùng có lợi" trong môi tương tác giữa các cá nhân Mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tính toán thiệt
Trang 13hơn đề theo đuổi mục đích, thõa mãn nhu cầu Mọi tương tác xã hội đều đựa trên cơ
chế cho-nhận, tức là trao đối “ngang giá” (kinh tế học) Trao đối xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội- làm cho cá nhân gắn
kết với nhóm, tạo thành nhóm xã hội Trao đổi xã hội có vai trò tạo dựng và phát triển
các giá trị, chuẩn mực của nhóm, tổ chức và cộng đồng
Thuyết trao đổi xã hội coi quyền lực là tương tác nhiều chiều (khác với thuyết
xung đột và thuyết chức năng nhân mạnh đến tính chất một chiều): người có quyền lực không những chỉ phối, tác động mà còn bị phụ thuộc vào người không có quyền lực với nghĩa nếu không có người dưới quyền thì ý chí của người có quyền không thể trở thành hiện thực (quy định lẫn nhau),(đó là sự thế hiện của bắt bình đăng)
Áp dụng học thuyết này vào trong để tài, mục đích của nhóm nghiên cứu chúng tôi là cỗ gắng tìm ra những giải pháp, bên cạnh việc thu thập những thông tín quan điểm mà đáp viên cung cấp Dựa trên nguyên tắc “cùng có lợi”, đó như là sự thỏa thuận trong mối quan hệ giữa vợ chồng, tạo nên sự đồng cảm chia sẽ những gánh nặng, chia sẽ về lợi ích và giá trị (K.Marx) góp phản tạo nên tính ôn định trong đời sông hôn nhân và đời sơng ngồi xã hội
Chương 2: Thái độ của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng
giới trong quan hệ vợ chồng Giới thiệu chung về trường
Trường Đại học Tôn Đức Thắng (tiền thân là Trường đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐÐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ Trường được Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và quan lý thông qua Hội đồng quản trị nhà trường Ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QÐ đổi tên Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyên vẻ trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thành một trường công lập) hoạt động theo phương châm: "VI sự phát triển con người và một xã hội tăng trưởng ổn định, bên vững" với triết lý
Trang 14hoạt động: "Chất lượng và Tin cậy” dựa trên nguyên tắc hoạt động: "Hiệu quả, Công
bang va On định"
Với những nổ lực của cán bộ nhân viên, giáng viên nhà trường nhiều năm qua, kể từ khí thành lập, nhân dip kỷ niệm 10 năm thành lập trưởng (09/2007), trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba
Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành Tổng số sinh viên - học sinh nhà trường
tới nay gần 27.000 người học ở các đối tượng: học viên (cao học), sinh viên (đại học -
cao đẳng) và học sinh (trung cấp chuyền nghiệp và trung cấp nghề) Từ khóa sinh viên đầu tiên ra trường vào 3/2002 với 218 cử nhân, kỹ sư, tới nay trường đã đảo tạo tốt nghiệp ra trường 22 thạc sĩ (chuyên ngành quản trị kinh đoanh); 9.093 cử nhân, kỹ sư đại học, 448 cử nhân cao đăng chính quy, 4.429 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, hầu như tất cả đã có việc lảm và đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động Kết quả đảo tạo mỗi năm một tiến bộ hơn, tỷ lệ khá - giỏi tăng dần trong các năm học, chất hượng tuyển sinh và đảo tạo mỗi năm một tốt hơn
(Trich dẫn từ trang web trường, giới thiệu thông tin về trường Dại học Tôn Đức Thắng, sổ tay nội trú của sinh viên trưởng)
2 Nhận thức của sinh viên về bình đắng giới (rong quan hệ vợ chồng
Nhận thức của các bạn sinh viên về vấn để này được thể hiện qua nhiều khía
cạnh Những người được hỏi đang trong độ tuổi học tập và lao động sung sức nhất Họ
lả những người sinh viên có tri thức và tự ý thức được trác nhiệm xây dựng quê hương đất nước Việt Nam Việc thực hiện bình đắng giới cũng góp phần vào việc xây dựng
một xã hội Việt Nam dân chủ văn minh Khi được hỏi bạn nghĩ bình đẳng giới trong
hôn nhân gia đình là như thế nào thì có 7/12 người trả lời sự bình đăng giới là vợ chồng có quyên bình đẳng cùng nhau về quyền và nghĩa vụ như nhau trong công việc xây dựng gia dình Ý kiến phổ biến của người được phỏng van 1a “Ver chong có quyền bình đăng cùng nhau, có quyên và nghĩa vụ như nhau trong việc xây đựng gia dink” (Nam - 20 tuổi - ngành Việt Nam học) Đều này có thế hiểu được là do khi mọi người nghe dến bình đẳng thi họ nghĩ đến là sự ngang bằng nhan về quyền và nghĩa vụ Da số những người phỏng vấn là người trí thức nên họ thường chú ý hơn về quyền và
Trang 15nghĩa vụ Trong khí đó có 2/12 người cho rằng bình đẳng giới là vợ chồng phải công băng nhau trong công việc nhà tức là giữa vợ và chồng phải có sự phân công chia sẽ nhan từ việc chăm sóc nuôi day con cái đến việc nội trợ trong gia đỉnh Bình đẳng giới được xem xét ở khía cạnh người làm những công việc trong gia đình Trong các gia đình ngày nay thi da phần người phụ nữ thường đâm dương các công việc nội trợ Ý kiến phê biến là “bình đẳng giới là vợ chẳng phải công bằng với nhau, phải biết cân hằng về công việc lẫn nuôi dạy con cái vẻ việc làm của gia đình Nói chung là hai người phải 50:50 với nhau " (Nữ — 21 tuổi ~ ngành Việt Nam học)
Bình đẳng giới không chỉ thể hiện về quyền, nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau về công việc gia đình mà còn thể hiện qua cách nghĩ giữa người vợ và chồng Một nam sinh viên cho biết về bình đẳng giới: “Vợ chẳng ngang bằng nhau, không ai hơn ai, vai trò tương đương nhau, không ai phụ thuộc ai, không ai có quyên bắt nại người kia" (Nam - 21 tuỗi - ngành công nghệ thông tin) Từ trong cuộc sống có thể thấy có nhiều gia đình không hạnh phúc xuất phát từ việc giữa vợ và chồng có sự bất bình đẳng Dời sống giữa vợ chồng đòi hỏi phải xuất phát từ sự yêu thương còn phải có sự
tôn trọng lẫn nhau
Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được van dé bình đẳng giới trang quan hệ hôn nhân gia đình nói chung và trong quan hệ vợ chồng nói riêng Nhưng các bạn sinh viên chỉ nhận thức được một phần của bình đẳng giới Các bạn thường xem xét đến quyền và nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau giữa vợ chồng Nhận thức của các bạn sinh viên còn hạn chế về vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Có trường
hợp khí hỏi về bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình một nam sinh viên tỏ ra chưa
biết biết về vấn đề này Có thẻ nói dù nước 1a đã có luật bình đăng giới nhưng về nhận thức các bạn sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về bình đẳng giới
Để tìm hiểu xem nhận thức của sinh viên về vấn để này thông qua việc tìm
hiểu về Luật bình đăng giới của nước ta chưa và bạn nghĩ vì sao phải cần có luật bình đăng giới? Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thây có 6/12 người trả lời chưa biết rõ về
luật bình đẳng giới của nước ta Ban đầu họ chỉ mới nghe đến luật bình đẳng gidi chit
chưa hiểu về luật này Một nam sinh viên khi được hỏi cho biết “/„á( mội vợ, một
Trang 16chẳng, trước tòa đàn ông hoặc là phụ nữ đều chịu trách nhiệm như nhau về phap by)" (Nam — 20 tuổi — ngành Việt Nam học) Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình
đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện
bình đẳng giới Nhưng các bạn sinh viên vẫn còn lắm lẫm với luật hôn nhân gia đình Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường phổ biển các luật mọi người sinh
viên Có lẽ do vẻ vấn để bình đẳng giới chưa nhận được sự quan tâm của mọi người
nên việc tìm hiểu luật này còn nhiều hạn chế Trả lời phỏng vấn về việc bạn có biết luật bình đẳng giới một bạn cho biết “Minh có nghe trên truyền thông, báo chí nhiều Nhưng mà mình không có biết cụ thể nhiều lắm, tại vì mình cũng không quan tâm vẫn đề dé,minh chi nghe và biết bình đẳng giới là rất cần thôi "[Nữ — 21 tuổi — ngành Việt Nam học) Như vậy dù cụm từ bình đăng giới cũng được nhiều bạn biết đến như việc tìm hiểu vấn đề nảy còn uhiều hạn chế Các bạn chỉ biết một cách mơ hồ về vấn đề nảy nghe trên các phương tiện truyền thông nhưng nội dung thật sự vẫn chưa hiểu rõ nó Nước ta da đựa luật bình đẳng giới áp dụng trong cuộc sống nhưng luật này vẫn
chưa phổ biến trong các tầng lớp nhân dân Luật dù chỉ đề cập đến vấn để giới dam
bảo quyền lợi của nam và nữ Nhưng luật này có ý nghĩa thể hiện sự tiễn bộ văn minh của xã hội và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề bất bình đẳng giới hiện nay, Cần
quan tâm tuyên truyền luật bình đẳng giới cho sinh viên cũng nhự đến mọi tầng lớp
nhân dân
Một bạn sinh viên đã nói: “Mình nghĩ bình đẳng giới rất cần thiết cho cuộc sông ,tại vì một khi mà bình đẳng giới thì vợ chẳng có thê hiểu nhau nhiều bơn Đặt trường hợp mình vô người khác mình có thể hiểu và từ đó yêu thương nhiều hơn,cùng nhau xây đựng hạnh phúc gia đình “Nữ — 21 tudi - ngành Việt Nam học) Đây là ý kiến tiêu biểu về cách nhìn nhận xem cần có luật bình đẳng giới cũng như bình đẳng giới như công cụ giữa gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa vợ và chồng Khi gia đình có sự phân công ngang nhau giữa vợ chồng thì mọi công việc gia đình sẽ thuận lợi giải quyết và mối quan hệ cảng bên chặt hơn Cũng có ý kiến cho rằng “Cần luật BĐG vì hiện tại
bây giờ thì dang sông trong môi trường cần sự BĐG giữa vợ và chẳng trong gia dinh,
Trang 17giữa nam và nữ trong công việc và trong xã hội Tuy nhiên là nhiều nơi vẫn còn sự ngược đãi và bạo hành Cần có luật để chế tài ° (Nam - 23 tuổi — ngành xã hội học) 'Vấn đề bạo lực trong gia đình hay bát bình đắng trong gia đình vẫn diễn ra trong cuộc
sống cần có giải pháp cho việc bảo vệ quyền lợi của người vợ và chẳng Vài bạn nhận
thấy rằng cần có luật bình đẳng giới để báo vệ quyền lợi cho người phụ nữ ngăn chặn
việc bất công trong gia đình (2/12 người phỏng vấn) Theo các bạn thì cần có bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng trong gia đình để vừa bảo vệ quyền lợi cho người
phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc vừa xây dựng một xã hội van minh tiến bộ
Trong cuộc sống gia đình thì mỗi người thực hiện một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa nam giới và nữ giới ai giữa vai trò gì còn tùy cách nghĩ mỗi người
"Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ gắn liền với vai trò chăm sóc gia đình, còn nam giới đảm nhiệm những công việc lớn trụ cột trong gia đình, Vậy ngày nay các bạn nghĩ gì về vai trò của nam giới và nữ giới trong gia đình? Qua kết quả phỏng vấn sâu có 5/12 người cho rằng nam giới nên là người trụ cột trong gia đình còn người phụ nữ nội trợ chăm sóc cuộc sống gia đình Dây là ý kiến nhiều nhất của đối tượng được phỏng vấn sâu với nhận định: “Phán công công bằng tức là người đàn ông: có trách nhiệm đi làm kiếm tiền phụ giúp vợ con chăm lo gia đình, dạy con, lo về đời sống vật chất và tỉnh thân Người vợ: Chăm lo sức khỏe cho cả nhà và nuôi nẵng, day đỗ con
cái tốt.” (Nam — 21 tuổi — ngành công nghệ thông tin) Vai trò của người chồng hay
người vợ trong gia đình còn gắn liền với quan niệm truyền thống của cha ông ta Người nam giới trong gia đình phải đâm đương công việc nặng nhọc, tạo ra thu nhập chính chăm lo cuộc sống gia đình Người nữ giới với vai trò là người vợ bên cạnh cơng việc ngồi xã hội họ còn phải đảm đương công việc nội trợ trong gia đình Vai trò của người vợ thường được gán cho người đảm đương công việc nội trợ còn người chẳng thì vai trò trụ cột trong gia đình Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của người nam giới và nữ giới có nhiều thay đôi Người phụ nữ không chỉ nội trợ mà còn tham gia vào việc tạo ra thu nhập trong gia đình Người đàn ông không chỉ đóng vai trò trụ cột mà còn tham pia những công việc trong gia đình Trong cuộc sống gia đình cân có sự đông lòng giữa nam và nữ trong gia đình Trả lời về vai trò của nam
Trang 18giới và nữ giới trong gia đình một bạn cho biét: “Ca nam và nề phải đều phải cham lo
cuộc sông gia đình, chăm sóc con cải làm việc nhà phải như nhau.” (Nam — 22 tuôi — ngành xây dựng) Đây là ý kiến tiêu biểu cho 2/12 ý kiến cho rằng vai trò của nam giới nữ giới trong gia đình cần có trao đổi với nhau cùng nhau đảm nhiệm các công việc trong gia dình
Nhận định về vai trò về giới sẽ dẫn đến nhận thức của cá nhân về các công việc mà người vợ hay người chồng phải làm Khi được hỏi nhiều người vẫn cho rằng
“Công việc giáo dục, chăm sóc con cái, nội trợ là nhiệm vụ chủ yếu của nữ giới” Bạn
nghì như thể nào về ý kiến trên? thì có 3/12 người đồng ý với kiến đó Quan điểm
“Thì nội trợ ,chăm sóc giáo đục con cái thì mình nghĩ cái đó của phụ nữ là đúng rất
cần cha phụ nữ, về mặt xã hội người ta nhìn võ đó là một người vợ đâm đan, bản thân mình khi mà mình lam gi cho gia đình thì mình sẽ thấy hạnh phúc, côn người chồng tắt nhiên cũng phải gảnh vac khi vợ vắng nhà , đi công tác xa thì người chẳng phải biết về vấn dé đó "(Nữ — 21 tuổi — ngành Việt Nam học) mang tính đại điện cho nhóm người đồng ý với ý kiến trên Trong ba người đồng ý thì có hai nam và một nữ nhìn nhận công việc này là của người nữ giới trong gia đình phải làm Họ mong muốn người nữ sẽ dảm dương những công việc trong gia đình và người đàn ông chỉ đóng vai trò phụ giúp khi người nữ dm dau hay đi công tác xa Trong công việc của gia đình thì không phải công việc gì người nữ cũng làm một mình “Công việc chăm sóc giáo đục con cái không hẳn là chỉ riêng của người phụ nữ, vì vẫn cân có người đàn ông đề có thể giáo dục nghiêm khắc,định hình nhân cách cho đứa con từ đó đứa con có thể trưởng thành một cách đúng đắn, chín chắn hơn” (Nữ — 19 tuổi — ngành tài chính ngân hàng) Có 2/12 người cho rằng trong công việc giáo dục con cái nên cho người người nam giới đóng vai trò là cha cùng chăm sóc giáo đục con cái Một đứa trẻ muỗn phát triển hoàn thiện thì cần có sự giáo dục chăm sóc câ cha lẫn mẹ Nhưng đa số ý kiến của các bạn sinh viên không đồng ý những việc đó là chủ yếu của người nữ giới phải làm 6/12 người không đồng ý Một nữ sinh trả lời vấn để này cho biết: “7ứe nhiên là không đồng tình rồi Con là của cả hai và người đàn ông có trách nhiệm, biết yêu thương thì sẽ cùng vợ chăm sóc con cái, giáo dục con Và cùng vợ làm những
Trang 19công việc trong gia đình là cách thể hiện tỉnh cảm, sự quan tâm của mình đối với vợ
và các thành viên trong gia đình Tức nhiên gia đình sẽ hạnh phúc hơn” (Nữ - 21 tuôi — ngành xã hội học) Những bạn không đồng ý cho biết công việc này cẩn có chia sẽ
giữa vợ và chồng Nhận thức các bạn sinh viên phần nào cũng có sự tiến bộ nhận thức
được rằng các công việc nội trong gia đình cần có sự giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng Xét về vẫn để khi mà người vợ chỉ lo nội trợ còn người chồng chỉ lo giao tiếp ngoài xã hội có 7/12 người không đồng ý và cho rằng đó là sự bất bình đăng giới Một quan điểm đại diện cho những người không đồng ý kiến trên nhận định: “Minh nghĩ
cải đó rất bắt bình đẳng, day la thé ki 21, dan ông và phụ nữ cân bằng, thể giới công
nhận, các tô chức xã hội công nhận, phụ nữ cũng có chức vụ trong nhà nước thì mình
nghĩ cái đó là bắt bình đẳng, tại vì phụ nữ ngồi cơng việc gia đình họ còn gánh vác ngoài xã hội nữa, đàn ông một phần gánh vác ngoài xã hội cũng phải làm công việc gia đình và phải cân bằng với nhau " (Nữ — 21 tuôi — ngành Việt Nam học)
Ho thay rang trong gia đình mà việc nội trợ chỉ là công việc của người vợ còn người chỉ làm những công việc ngoài xã hội thì nó còn nhiều bất công cho người phụ nữ
Người phụ chỉ ở nhà nội trợ không có cơ hội giao tiếp ngoài xâ hội sẽ bị thiệt thòi hơn
so với người chồng có cơ hội giao tiếp ngoài xã hội Nhưng cũng có ý kiến cho răng đó không phải là sự bất bình đẳng với tỉ lệ 4/12 người không cho rằng đó là bất bình
đẳng Một nữ sinh trả lời rằng: “Dây không hẳn là sự bất bình đẳng giới, nếu như đó
là sự áp đặt thì là bắt bình đăng, còn nếu người vợ không có nhu cau giao tiép với xã hội thì không gọi là bắt bình đẳng ” ( Nữ — 20 tudi — ngành kế toán) Sự bat bình dang hay không còn phụ thuộc nhiều vào hoản cảnh riêng của mỗi gia đình như trình độ học vấn, công việc của người vợ và chồng Theo ý kiến các bạn thì trong gia đình nếu người phụ nữ không bị áp đặt hay tự nguyện thì đó không phải là bất bình đẳng Nhìn
chung trong cách nhìn nhận vẫn đề của các bạn còn mang định kién xem công việc nội
trợ là của người vợ Một trả lời phông vấn cho biết “Minh nghĩ cái đó không phải là bất bình đẳng đâu Vì trong một số trường hợp, người phụ nữ có thiên chức làm mẹ,
nên vợ làm nội trợ, còn chẳng đi kiếm tiền thì không phải là bắt bình đẳng ” (Nữ — 18
tuổi - ngành quan trị kinh doanh) Quan niệm truyền thống đã ảnh hưởng nhiều đến
Trang 20nhận thức của các bạn sinh viên Họ cho rằng người phụ nữ thì gắn liền với thiên chức
lam vợ làm mẹ nên thường phải đảm đương các công việc trong gia đình Nhìn chung qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về bình đăng giới cho thấy vân để bình đăng giới vẫn còn xa lạ với sinh viên Cách hiểu về bình đẳng giới còn chỉ xem xét ở khía
cạnh về quyển lợi nghĩa vụ giữa vợ và chồng, Các bạn sinh viên nhận thức được rằng
trong mỗi quan hệ giữa vợ và chồng nên có sự quan tâm giúp đỡ chia sẽ công việc trong gia đình Nhưng trong cách nhìn nhận vấn đề của các bạn thì vai trò của người
vợ trong gia đình van la người nội trợ còn người chồng thì vẫn là trụ cột kính tế tạo ra
thu nhập Trong các công việc trong gia đình thì việc chăm sóc giáo dục con cái được đa số các bạn nhìn nhận là công việc mà cả người chồng và vợ nên cùng thực hiện còn việc nội trợ thì người vợ vẫn đảm nhiệm chủ yếu
3 Hành vi sẽ thực hiện sau khi lập gia đình
Thực tẾ hiện nay cho thấy: hiện trạng bình đăng giới trong gia đình biểu hiện rõ nhất ở ba khía cạnh: Vợ chẳng chia sé công việc với nhau, từng thành viên biết quan
tâm và cùng nhau thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng tổ ấm, người
chẳng sẽ san sẻ việc dạy dỗ con cái học tập và điều quan trọng giữa vợ và chẳng là sự tôn trọng ý kiến và thông nhất trong quyết định công việc gia đình
Kết quả nghiên cứu định hướng hành vi của sinh viên ngày nay đối với vấn đề
bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng sẽ thiết thực
hơn trong tương lai nếu họ có nhận định đúng dan va thực hiện hành vi đúng mực khi
gặp phải những tình huống thực tế trong gia đình Têng hợp phân tích từ 12 cuộc phỏng vấn sinh viên, nhóm tôi thu được kết quả khá khả quan, sinh viên đại học Tôn Đức Thắng sau khi có được nhận thức đúng đắn thì ý tưởng thực biện hành vi trong
tương lai sẽ là kết hôn và hướng đến việc xây dựng gia dình hạnh phúc, giữa vợ và
chẳng sẽ đảm trách công việc và chia sẽ với nhau, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt trong suy nghĩ thực hiện hành vi binh đẳng giới của các bạn sinh viên
Mỗi gia dinh là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, tất cả tạo
niên một trật tự và hệ thống cho sự vận động của quy luật cuộc sống trong xâ hội loài
Trang 21người Điều 18 Luật Bình đẳng giới trong gia đình cũng đưa ra những quy định bình đăng giữa vợ, chồng về bình đẳng trong quan hệ dân sự, quyền và nghĩa vụ ngang nhan trong sở hữu tai san chung, trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng
vả quyết định các nguồn lực, việc chăm sóc con cái và tạo điều kiện phát triển như
nhan giữa con trai và con gái, các thành viên cùng chia sẻ công việc gia đình,
Nội trợ trong gia đình tốt không phải là việc dễ, cho dù đó là những công việc được mọi người xem là lặt vặt nhựng nó thuộc loại công việc có mức độ cần thiết thường xuyên và quan trong trong cuộc sống Thế nhưng việc nội trợ trong gia đình,
hầu hết là phụ nữ đảm trách: quét nhà, lau sản, nau cơm, rửa chén, giặt piũ, chăm con,
may vá, sắp xếp đồ dùng, đi chợ Rất hiểm khi nào chúng ta nhìn thấy hình ảnh
người chồng cầm cây lau nhà, quét sân, giặt đỗ, rửa bát, nấu ăn, đi chợ Bởi lẽ định kiến giới từ xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Ngày nay, đất nước ta đang đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, việc bình đăng giới moi mặt sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho việc phát huy nguồn nhân lực, sự đóng góp tài năng và trí tuệ của nữ giới trong việc phát triển kinh tế - xây đựng xã hội ốn định Khi được hỏi về công việc cụ thể khi trở thành người chồng trong gia đình: 6/6 cuộc phỏng vấn trả lời sẽ giúp đỡ vợ trong công việc gia đình, tuy nhién sy dan do trong suy nghĩ của nam giới là chủ yến họ chỉ giúp vợ khi nhìn thấy vợ bận hoặc ốm đau bệnh tật, và kèm theo đó là khi nào
họ có thời gian rảnh Trong công việc họ, cũng chủ yếu tập trung vào vấn đề kiếm
tiền, lo về kinh tế gia đình, chỉ có 1⁄6 ý kiến nam sinh viên nghĩ rằng mình sẽ phụ những công việc cụ thể như rửa chén quét nhà, học may vá thuê thùa từ vợ và điều đó
cũng là ý tưởng giải pháp giảm bắt bình đẳng được đề xuất : “Là người chẳng tôi sẽ
phụ giúp vợ tôi khi vợ bận như rửa chén, quét nhà Người đàn ông nên học nấu ăn từ vợ, may vá thêu thùa người vợ năng động khôn khéo, sẽ làm sang cho chồng.” (Nam — 21 tuổi — ngành công nghệ thông tin) Một ý kiến khác “Trong một gia dành, nếu có thời gian thì chắc chắn mình sẽ giúp vợ” (Nam — 18 tuổi — Ngành tài chính ngân hàng) Có thể nhận thấy rằng người đàn ông cho rằng họ phải đảm đương việc kiểm tiền làm trụ cột trong gia đình Việc phụ giúp người vợ trong công việc nội trợ
thì còn hạn chế chỉ khi người vợ bận, bệnh và có thời gian rảnh mới phụ vợ
Trang 22Có 3/6 ý kiến nam sinh viên tập trung trong vấn để dạy dé con cái chính là phần phụ vợ: Xgoài công việc kiến tiền thì thời gian rảnh thì giúp người vợ làm những công việc nhà chăm sóc nuôi day con cái (Nam - 23 tuôi — ngành Xây dựng)
Trách nhiệm giáo dục con cái là của chung hai vợ chồng nên đa số người được hỏi
điều chọn công việc chăm sóc con cái, Họ nhận thay sé day cho con cai cach séng,
giao tiếp: “Chăm sóc con cái cùng vợ: giáo đục con cái đạo đức cách sống, cho con cái giao tiếp ngoài xã hội”; (Nam - 21 tuổi — ngành xây dựng)
Đối với các bạn nữ, họ nhận thay vai trò trách nhiệm của người vợ nhưng họ vẫn
có mông muốn được sự san sé công việc từ phía người chồng và sẵn sàng phụ giúp các công việc với chồng Chứng tỏ rằng hành vì được định hướng trong tương lai ho sẽ trở thành người vợ đảm đang, vừa đảm nhiệm công việc gia đình, vừa đảm nhiệm
được việc ngoài xã hội Một bạn cho biết: “Sau này mình sẽ làm về buôn bản Ngoài
ra, là người vợ, nên mình sẽ lo việc nấu nướng Minh không thích ăn ngoài đâu, mình
thích nấu nướng lắm (cười) Nói chung là mình cũng thích chăm sóc cho gia đình, thích làm việc nội trợ ” (Nữ — 18 tuổi — ngành quân trị kinh doanh)
Khi hỏi 6 bạn sinh viên nữ suy nghĩ về việc làm cụ thể của bản thân khi trở
thành người vợ, người mẹ trong gia đình tương lai, hầu như các bạn đền nghĩ ngay việc chăm sóc con cái, gia đình, việc nhà Đó đã là vai trò trách nhiệm mà xã hội quy
gán cho người phụ nữ tử rất lâu đời Riêng về nhiệm vụ của người chông thì họ nghĩ
rằng khi chồng mình rảnh sẽ phụ giúp mình, đôi khi lại tùy vào khả năng cha minh có thể giúp lại công việc cho chồng, cùng nhau san sẻ, xây dựng hạnh phúc gia đình, dạy đỗ con cái Tuy nhiên họ vẫn không thích sự rằng buộc, họ vẫn muốn tương lai người chồng sẽ giúp họ và cùng nhau quyết định công việc gia đình, người chồng vẫn chấp nhận cho người vợ giao tiếp xã hội và tham gia đi làm kiếm thêm thu nhập cho gia
đình, và một phần nào đó đâm bảo tốt công việc gia đình “Người phụ nữ có thể giao
tiếp ngoài xã hội một cách bình thường, còn thậm chỉ người đàn ông có thể ở nhà nội trợ, không vẫn đề gì cả Quan trọng là trong hoàn cảnh nào: người vợ bận ẩi công tác, bận phải giao tiếp ngồi xã hội khơng thể la công việc nhà thì người đàn ông khi
Trang 23rành rồi phải làm điều đo Không nhất thiết phải phụ thuộc vào người phụ nữ ” (Nam — 22 tuôi — ngành xã hội học)
Về việc quyết định công việc trong gia đình: từ xưa người chồng luôn nắm
quyển và người vợ sẽ là người im lặng, phụ thuộc vào quyết định đó ủng hộ theo
người chồng Thế nhưng tuôi trẻ dang có nhiều xu hướng khác nhau, trong xã hội ngày nay điều đó không còn phù hợp nữa Trong công việc gia đình, hầu hết các bạn đều muốn giải quyết công việc gia đình theo dự thống nhất cả vợ lẫn chẳng: “Cả hai vợ chẳng cùng thông nhất ý kiến, đưa ra quyết định ” (Nữ — 20 tuổi — ngành tài chính
ngân hàng) Đây là ý kiến tiêu biểu cho 8/12 người cho rằng trong công việc gia đình
nên có sự quyết định của hai vợ chẳng Nhận thức về mặt hành vi sẽ thực hiện của sinh viên nhìn chung khá dân chủ giữa vợ và chồng, Trong gia đình người vợ cùng chồng quyết định mọi công việc thì việc thực hiện bình đăng giới có thể sẽ dễ thực hiện hơn Bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho rằng “Minh nghĩ là con trai nên quyết định những công việc trong gia đình ” (Nam — 23 tuổi — ngành xây dựng) Có 2/12 ý kiến cho rằng đàn ông nên quyết định công việc gia đình Đáng lưu ý trong có cả một bạn nữ cũng cho rang: “rong cong việc gia đình thường thì công việc lớn sẽ do người đàn âng quyết định nhưng không bỏ qua ý kiến của người vợ.” (Nữ — 19 tuổi — ngành tài chính ngân hàng) Có thể nhận thấy rằng các bạn vẫn còn ảnh hưởng từ quan niệm
truyền thống là người đàn ông nên quyết định các công việc trong gia đình Cũng có
bạn sinh viên trả lời ai nên quyết định các công việc trong gia đình cho biét: “Theo 16? thì tùy vào công việc mà người nào quyết định Không hẳn là người đàn ông.” (Nam
— 22 tuổi — ngành xã hội học)
Trong việc tìm hiểu hành vi sẽ thực hiện trong quan hệ vợ chồng tương lai của sinh viên cho thấy hầu hết các bạn nhận thấy rằng trong công việc gia đỉnh nên có sự san sẽ giữa hai vợ chồng Người phụ nữ vẫn là người đảm đan những công việc nội trợ còn người đàn ông thì tạo ra thu nhập cho gìa đình là chính Trong công việc gia đình thì việc giáo dục chăm sóc con cái được đa số người đàn ông sẽ làm Quyền quyết định các công việc trong gia dinh thì ca hai vợ chỗng cùng quyết định Tuy
nhiên trong việc thực hiện công việc gía đình vẫn còn nhiều bạn có định kiến giới
Trang 24Một trường hợp điền hình khí trả lời câu hỏi “Có bao giờ bạn nghĩ, mình sẽ ở nhà lo
việc nội trợ, còn vợ kiếm tiền không” thì một nam sinh viên trả lời rằng “Xé về neong
lại thì không biết tước được, nhưng theo quan điểm hiện giờ thì không đẳng ý Tại vì người phụ nữ có một phân trách nhiệm là làm mẹ, chính xác hơn là có một thời gian
mang thai, cho nên dù thế nào di nữa, người dàn ông vẫn phải là người kiếm tiền
trong gia đình ” (Nam — 18 di — nganh tài chính ngân hàng) Định kiến vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều sinh viên cần có giải pháp đề cải thiện việc định kiến giới này,
4 Các yếu tổ tác động tác động đến thái độ của sinh viên về bình đẳng giới
Tư tương trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coi nam giới là quan trọng hơn phụ nữ; tốn tại ở nhiều nơi trên thế giới Tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nước ta được lý giải dựa trên ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và nhận thức của người dân vẻ thực tiễn cuộc sống: Người đàn ông có trách nhiệm nói đỡng dòng họ, sẽ trông nom chắm sóc mồ rnả tổ tiên; không có con trai là một điều bất kính với tố tiên đòng họ Nam giới là nguồn lao động chính, kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già Khi hệ thông phúc lợi xã hội đối với người già còn chưa phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, nơi 74% dân số đang sinh sống con cái chấm sóc cha mẹ già vẫn là hết sức quan trọng Người giả vẫn đa phần phải dựa vào sự hỗ trợ trong gia đình Những suy nghĩ, cách hành xử, sự dạy đỗ có liên quan
đến phân biệt, định kiến giới của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị chính là những yếu tố ảnh
lệc hình thành quan niệm về giới của mỗi thành viên trang gia đình
hưởng lớn tới
Do đó, nếu trong gia đình có những định kiến giới thì những định kiến nảy sẽ được lặp lại ở các thể hệ tiếp theo Mặt khác, chúng ta đã duy trì được mức sinh thấp kéo dai liên tục trong nhiều năm Nhưng từ đó cũng xuất hiện mẫu thuẫn, các gia đình muốn chỉ có 1-2 con thì trong đó phải có con trai Vì thế mới có chuyện cố tình đẻ con
trai cho bằng được, Một số ngành nghẻ đòi hỏi phải có nam giới, như việc đi biển, con
gái thì không thể làm được Nhưng nguyên nhân trực tiếp chính là mong muốn có con trai của các gia đình Chính những quan niệm từ phia gia đình đã phần nào ảnh hưởng đên nhận thức của các bạn sinh viên về bình đăng giới
Trang 25Qua kết quả phỏng vấn sâu có 10/12 người trả lời quan niệm của gia đình có ảnh hưởng đến mình Hầu hết các bạn đều đồng ý với sự phân công lao động trong gia đình mình người đàn ông thì làm những công việc chung còn người phụ nữ thì nội trợ Đối với các bạn trong mẫu nghiên cứu thì gia đình họ là hình mẫu một gia đình hạnh
phúc có sự bình đẳng với nhau Một bạn trả lời về sự ảnh hưởng của gia đình cho biết:
“Gia đình có ảnh hướng đến em.Gia đình em là mẫu hình của em, đặc biệt là bố em
Nói chung là gia đình em rất hỏa thuận, bố mẹ chưa bao giờ cãi nhau cá (cười) Em tước mong sơn này cũng gặp một người giống như bố ” (Nữ - 18 tuổi ~ ngành quản trị kinh đoanh) Kết quả cho thấy gia đình là một trong những yếu tổ tác động đến nhận
thức của sinh viên về vấn dé bình đăng giới
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phan chia binh đẳng công việc trong gia đình ở Việt Nam là quan niệm xã hội: “Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ" Không những thế, xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm cho nam giới thiểu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ Vấn đẻ giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với
yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn Phụ nữ phải phụ
thuộc, yếu đuổi, thụ động, nam giới là độc lận, mạnh mẽ có năng lực và là người ra
quyết định.Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng, Nam là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách
nhiệm nuôi đạy con cái, nội trợ trong nhà Nam giỏi việc xã hội, nữ phải giỏi việc nhà
Đặt biệt quan niệm truyền thống “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” vẫn còn ảnh
hưởng sâu sắc đến nhận thức của một số bạn được hỏi Có 6/12 người trả lời đồng ý
với quan niệm này Bản thân các bạn sinh viên, dù chưa lập gia đình vả tuôi đời còn rất trẻ nhưng cũng đã nhận thức được trác nhiệm của người chồng người vợ phái dam đương gánh vác trong việc xây dựng một gia dình hạnh phúc Vai trò của người đản ông được xem trọng còn người phụ nữ đóng vai trò là người vun đấp gia dinh: “Theo mình thì quan điềm này vẫn đúng vì ngôi nhà cân sự vững chải của người đàn ông, và hơi Âm của người phụ nữ để có thể vun đấp cho hạnh phúc của gia đình làm cho gia dình bằn vững hơn” (Nữ - 19 tuổi — ngành tài chính ngân hàng) Bên cạnh đó thì có
Trang 264/12 người cho rằng quan niệm này chưa đảng hồn tồn Trong cơng việc gia đình thì cần có sự chung tay góp sức của cả hai vy chong Ý kiến của một nam sinh viên nhận định: “7beo mình thì đó chưa đúng lắm vì công việc này cân cả hai thực hiện mới có được tổ ấm hạnh phúc ” (Nam — 21 tuổi — ngành xây dựng) Trong việc xây đựng một gia đình thì mọi người thường nghĩ người chồng đóng vai trò trụ cột có trác nhiệm đem đến cuộc sống tốt đẹp về mặt vật chất và tỉnh thần cho gia đình Với cách nghĩ này, nhiều người nghĩ đây là gia đình hạnh phúc người chồng có trác nhiệm với gia đình Co thé thay đường như có tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng biểu hiện qua nhận thức của bạn còn xem vai trò truyền thống của người phụ nữ là chăm lo
hạnh phúc gia đình
Ngày nay với sự phát triển xã hội, truyền thông đại chúng đóng vai trò ngày càng quan trọng Trên các phương tiện truyền thông thường đưa nhiễu tỉnh tức về chuyện hôn nhân gia đình Thái độ của nhiều người đễ bị tác động bởi dư luận truyền thông Thái độ của mỗi người về bình đẳng giới cũng vậy Nếu vấn đề bình đẳng giới được tuyên truyền trên truyền thông đại chúng thì sẽ phần nào tác động đến nhận thức
sinh viên Một bạn sinh viên trả lời về sự ảnh hưởng của truyền thông đến nhận thức
của mình cho biết: “Mó ảnh hưởng nhiều, như trên các phương tiện truyền thông đàn ông vào bếp mình thấy rất cần cho cuộc sống của mình, cái quyền bình đẳng chồng vợ
là rất cần ” (Nữ - 19 tuổi — ngành việt nam học) Tuyên truyền bình đẳng giới trên các
phương tiện truyền thông đại chúng cần chú ý nhiều hơn
Nhìn chung qua kết quả nghiên cứu có thể thấy ba yếu tô cơ bản tác động đến thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng là gia đình, truyền
thông và định kiến giới Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành suy nghĩ hành động của các bạn trẻ Gia đình không chỉ là nơi tổ ấm mà còn mô hình để các
bạn noi theo Truyền thông phát huy vai trò truyền dạt thông tin tác động đến nhận thức giới trẻ Do ảnh hưởng từ các quan niệm truyền thống nên nhiều bạn còn bị ảnh hưởng Các yếu tố khác như giới tính, ngành học, độ tuổi, quê quán nhìn chung không tác dộng dén thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng
Trang 27Phần 3: KẾT LUẬN 1 Kết luận
Bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đã khăng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong Hiển pháp và đã được thé
chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội
trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội Xã hội có mức bình đẳng giới càng cao thì thành quả tăng trưởng kinh tế cảng phục vụ tốt cho công tác giảm nghèo vì xã hội đó cớ sự công bằng ai cũng có quyền và cơ hội để phát triển và hưởng thụ sự phát triển của xã hội Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, bình đăng giới cũng đóng vai trò quan trọng giúp gia đình ổn định hạnh phúc Việc có thái độ đúng về bình đăng giới rất quan trọng đối với hôn nhân gia
đỉnh cũng như ngoài xã hội Gia đình thực hiện được bình đẳng giới sẽ là cơ sở cho việc thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội
Hiện nay tình trạng bất bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng đã được cải thiện một phần so với trước đây Nhận thức của các bạn sinh viên có phần tiến bộ nhận thức được rằng người chồng nên cùng người vợ tham gia đảm đương những công việc nhà Thái độ của sinh viên cho thấy giới trẻ đang quan tâm hơn đến vấn đề bình đẳng giới Tuy nhiên nhiều sinh viên TĐT chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Cách nhìn nhận về bình đẳng giới còn khá mơ hỗ chung
chung chưa thật sự hiểu rõ vấn đẻ Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mỗi quan hệ
vợ chồng Trong công việc gia đình thì người vợ vẫn được xem là người đảm nhiệm
chính trong việc nội trợ và người đàn ông thì là trụ cột của gia đình Qua kết quả cuộc
nghiên cứu cũng khẳng định giả thuyết “Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng” Các bạn sinh viên chỉ nhận thức được một phần của bình đẳng giới Các bạn thường xem xét đến quyền và nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau giữa vợ chồng Nhận thức của các bạn sinh viên còn hạn chế về vấn để bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Có trường hợp khi hỏi về bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình một nam sinh viên tỏ ra chưa biết biết về vấn để này
Trang 28Kết quả cuộc khảo sát cho thấy giả thuyết “Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng” Qua kết quả phỏng vấn sâu có 10/12 người trả lời quan niệm của gia đình có ánh hưởng đến mình Hầu hết các bạn đều đồng ý với sự phân công lao động trong gia đình mình người đàn ông thì làm những công việc chung còn
người phụ nữ thì nội trợ Đặt biệt quan niệm truyền thông “đản ông xây nhà, đàn bả
xây tổ ấm” vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của một số bạn được hỏi Có 6/12 người trả lời đồng ý với quan niệm này,
2 Khuyến nghị
Đề thực hiện được bình đẳng giới trong gia đình cũng như toàn xã hội thì cần có sự hành động cả xã hội:
'VỀ phía các cặp vự chồng:
Vợ chồng phải thường xuyên chia sẽ những công việc trong gia đình
Vợ chồng phải cùng nhau trao đổi bàn bạc thống nhất ý kiến nhường nhịn nhau
khi vợ chồng có mâu thuẫn
Cá hai vợ chồng phải biết tôn trọng lẫn nhau, không nên áp đặt ý kiến của mình lên bắt cứ một chuyện nào cả
Phải thay đổi tư tưởng tiêu cực như trọng nam, khinh nữ, tư tưởng gia trưởng trong gia đình
Với vai trò là công dân, người phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới
Người chồng cần có ý thức giúp đỡ người vợ trong công việc gia đỉnh, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong gia đình
Mãi người phải ý thức về vai trò của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến người bạn đời, thiết thực nhất là chia sẻ mọi việc trong gia đình
Để thực hiện bình đẳng giới trước hết cần có nhận thức đúng của mỗi cá nhân và không có sự phân biệt đối xử về giới Nếu người ta không phân biệt đối xử về giới, thì chắc chắn sự bình đăng sẽ được bảo đảm, mọi hành vi phân biệt đối
xử về giới cần được xem xét và xóa bỏ
Trang 29VỀ phía nhà trường
Tăng cường giáo dục van để về giới, tác động vào nhận thức thay đôi hành vi
Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên để hay hội thảo về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho học sinh viên
Lông ghép giới trong việc giáo dục, triển khai luật bình đăng giới đến học sinh và sinh viên
VỀ phía xã hội
Phải tuyên truyền phố biến luật BĐG vào chương trình học phổ thông dé nâng
cao nhận thức cho giới trẻ cũng như phổ biến sâu rộng luật BĐG cho mọi tầng lớp nhân dân
Có lớp học tiền hôn nhân cho phô cập kiến thức về hôn nhân gia đình cũng như phổ biến tuyên truyền các luật bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình
Cần tăng cường công tác tuyên truyền về giới tính, nhằm nâng cao nhận thức
cho các tầng lớp nhân đân Tuy nhiên hình thức tuyên truyền cần phải thiết thực, phù hợp, nội dung phong phú, hấp dẫn nhằm thay đổi hành vi của những
cặp vợ chồng
Tạo điều kiện cơ hội phát triển cho người phụ nữ trong cơng việc ngồi xã hội Các cấp Hội phụ nữ cũng như các cơ quan, tổ chức có trác nhiệm cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình
đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát
việc thực hiện và bảo đâm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ
chức và công dân
Phổ biến các luật cần thiết đến trực tiếp các hộ gia đình như luật hôn nhân gia
đình, luật bình đăng giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 301 Giáo trình xã hội học về Giới Hoàng Bá Thịnh - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà ^ ội 2 Trần Thị Câm Nhung Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các
công việc của gia đình Tạp chí Gia đình và Giới số 1 năm 2007
3 Trương Thu Trang Những yêu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giớ trong phân công thực hiện nội trợ giữa vợ và chồng Thông tin khoa học xã hội số 4 năm 2008 4 Trần Thị Anh Thư Quan điểm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình Tạp chí Gia đình và Giới số 5 năm 2010
Trang 31vf ene Địa điển: 1 Thông tin cá nhân: Giới tính: - Tuổi: Khóa học: - Ngành: Quê quán: 1 Nội dung:
A/ Nhận thức của sinh viên về quan điểm bình đẳng giới
Bạn nghĩ bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đỉnh là như thể nào? Bạn đã từng biết đến Luật bình đẳng giới của nước ta chưa?
'Bạn được biết qua phương tiện truyền thông nào?
Theo bạn tại sao lại cần có Luật bình đăng giới?
Bạn nhận thấy sự phân chia công việc như thế trong một gia đình là có công
bằng hay không? Tại sao?
Vậy bạn nghĩ vai trò nữ giới và nam giới trong gia đình phải như thế nào? Nhiều người vẫn cho rằng “Công việc giáo dục, chăm sóc con cái, nội trợ là nhiệm vụ chủ yếu của nữ giới” Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” theo bạn còn phù hợp hay không? Bạn nhận thấy trách nhiệm của nam giới thể hiện ở đâu? Trong vai trò gì?
Bạn nghĩ như thế nào khi mả người vợ chỉ lo nội trợ còn người chồng chỉ lo giao tiếp ngoài xã hội? Đó có phải là sự bất bình đẳng giới hay không?
B/ Hanh vi
10.Sau khi lập gia đình, là người vợ( hoặc người chồng) bạn sẽ làm những công
việc gì ?
11.Trong việc chăm sóc, giáo dục con cai, với vai trò của mình bạn sẽ làm việc gì? Tai sao bạn chọn công việc đó?
12.Trong công việc của mỗi người, nếu bạn là vợ hoặc chẳng thì bạn có thường hay giúp đỡ nhau không?
Trang 3214 Sau khi kết hôn, bạn có sẽ chọn việc nội trợ hay đi làm? Vì sao?
15 Trong gia đình bạn có bảo bạn là con trai hay con gái phải làm thế này thế kia không? Ví dụ
C¿/ Các yêu tố tác động
16 Bạn có dồng ý với việc phân công làm việc của gia đình bạn không? Vì sao? 17 Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” theo bạn nghĩ có đúng
không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của bạn không? 18 Quan niệm của gia đình bạn có ảnh hưởng đến bạn hay không? Vì sao?
19 Bạn thấy như thể nào khi người dan ông chỉ chăm lo gia đình và người phụ nữ thi chi lo giao tiếp ngoài xã hội?
20 Trên các phương tiện truyền thông hay nói chuyện hôn nhân gia đình, nó có ảnh hưởng gì về quan điểm bình đẳng giới của bạn không?
D/ Khuyến nghị
21 Theo bạn thì mỗi cặp vợ,chồng cần phải làm gì để giảm sự bắt bình đăng trong hôn nhân gia đình?
22 Theo bạn để thực hiện bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình thì cần phải làm
như thể nào?
Xin chân thành cảm ơn!