1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài " Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng " ppt

31 844 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 321,5 KB

Nội dung

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đềcập đến vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình nhưng chưa quan tâm đếnnhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giớ

Trang 1

Đề tài

Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

Tác giả: Lâm Thành Tuấn Sinh viên KHXH&NV – ĐH Tôn Đức Thắng

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tổng quan tài liệu

2.1 Bình đẳng giới

2.2 Bài viết liên quan

3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu

5. Phạm vi nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

7. Khung phân tích

8. Giả thuyết nghiên cứu

Phần 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận

1 Khái niệm liên quan

2 Lý thuyết áp dụng

Chương 2: Thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

1 Giới thiệu chung về trường

2 Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

3 Hành vi của sinh viên về thực hiện bình giới trong quan hệ vợ chồng

4 Các yếu tố tác động thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ quan hệ vợ chồng

Phần 3: KẾT LUẬN

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1. Tiêu chí phỏng vấn

Trang 3

2. Bảng tổng hợp gỡ băng

Phần 1: Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình được xem là một đơn vị xã hội vi mô, chịu sự chi phối của xã hộinhưng đồng thời gia đình cũng quyết định sự ổn định của xã hội Để phát triển xã hộithì phải thực hiện bình đẳng giới từ nền tản xã hội nghĩa là từ gia đình V ấn đề bìnhđẳng giới trong hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm Bình đẳng giới trong giađình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau Bình đẳng giới tronggia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thànhviên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bềnvững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp củagia đình truyền thống; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đìnhnhư chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí củamình trong xã hội, nhưng trong gia đình phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng vì vẫn cònmột số quan niệm phong kiến

Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷnguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn rakhá phổ biến Vấn đề bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhànước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc Trên thực tế trong nhiều giađình dù họ là nông dân hay tầng lớp trí thức thì việc bất bình đẳng giới trong hôn nhân

và gia đình vẫn còn tồn tại Vấn đề đặt ra làm sao có thể xóa bỏ việc bất bình đẳnggiới trong hôn nhân và gia đình Trong khi nhiều người vẫn còn thờ ơ về bình đẳnggiới trong hôn nhân và gia đình, kể cả giới trẻ Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đềcập đến vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình nhưng chưa quan tâm đếnnhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giới trẻ là lực lượng nồng cốt của xãhội Ngoài ra, sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành và việc kết hôn là chuyện không xalắm Nếu cả giới sinh viên mà chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ có ảnhhưởng không nhỏ đến mô hình hành vi vai trò về giới Để đánh giá vấn đề này tôi thực

Trang 4

hiện đề tài “Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong

quan hệ vợ chồng ” nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu xem giới trẻ nói chung và

sinh viên đại học Tôn Đức Thắng nói riêng có thái độ như thế nào về bình đẳng giớitrong hôn nhân và gia đình Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp giúp cho công táctuyên truyền thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả hơn

Về mặt lý luận: Nghiên cứu hy vọng đề tài của mình sẽ phác họa một

cách tổng quan về thái độ của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó phân tích các yếu tốtác động đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trongquan hệ vợ chồng

Về mặt thực tiễn: Nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng những kết quả nghiên

cứu của mình sẽ trở thành cơ sở để cho những kế hoạch tuyên truyền về bình đẳnggiới, nâng cao nhận thức cho sinh viên

2 Tổng quan tài liệu:

Nghiên cứu về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng là vấn đề đã được nghiêncứu nhiều và hiện nay vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xãhội, tuy nhiên những nghiên cứu về các thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giớitrong quan hệ vợ chồng thì chưa nhiều

2.1 Bình đẳng giới

Đề tài “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình

Định - Thực trạng và giải pháp” của Th.S Nguyễn Thanh Thụy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình

Định thực hiện trong năm 2002-2003 Theo Th.S Thụy, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳnggiới trong tổ chức cuộc sống gia đình theo nghiên cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tưtưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiênkiến về giới bám rễ lâu đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng giađình của người phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mìnhvới gia đình Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti luôn nghĩmình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng Đối với những gia đình nông thôn,sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam)

Trang 5

đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả laođộng sản xuất lẫn việc nội trợ Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việctạo quyền quyết định cho nam hay nữ Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấncao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thìquyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng

Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực

hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng” của Th.S Trương Thu Trang, viện thông tin

khoa học xã hội Tác giả đã nêu lên hiện trạng phân công lao động nội trợ ở vùngnông thôn Khi so sánh việc phân công thực hiện công việc nội trợ trong gia đình ở haithời điểm khác nhau (năm đầu sau khi kết hôn và trong năm 2006) cho thấy bất kểthời điểm nào thì người vợ vẫn giữa vai trò chính trong thực hiện công việc nội trợ Tỷlệ người vợ làm các công việc giữ tiền chi tiêu, mua thức ăn, nấu ăn, rửa bát dọn nhàluôn vượt quá 50% thậm chí lên đến 89% Trong khi tỷ lệ người chồng làm các côngviệc không quá 11% Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công thực hiện việc nhà củavợ và chồng như loại hình gia đình, độ tuổi người vợ, nghề của hộ, chênh lệch thunhập và học vấn Kết quả kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động chủ yếu đếntình trạng bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng chủ yếu xuất phát từ khía cạnh văn hóatruyền thông Các định kiến về giới đã tác động mạnh mẽ, hình thành nên quan điểmsuy nghĩ khá thiên lệch của người dân về vai trò của người vợ , của người chồng trongviệc thực hiện các công việc và ra quyết định trong gia đình

Đề tài “Quan điểm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia

đình” của Trần Thị Anh Thư Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù những người trẻ có tiếp

thu tư tưởng mới như bình đẳng, quyền, tiếng nói và cơ hội ngang bằng của hai giới,tuy nhiên dưới áp lực xã hội họ vẫn tiếp tục duy trì các quan niệm và ứng xử hành vi

có tính chất bất bình đẳng giới thể hiện qua sự phân công lao động Vai trò tạo ra thunhập là được nhìn nhận là của người chồng còn vai trò của người vợ chỉ là hỗ trợ phụthêm Người vợ tự nguyện giữ vai trò khép kín trong gia đình quán xuyến chăm lo giađình Trong khi người chồng chỉ dành nhiều thời gian hơn cho những giao tiếp ngoàixã hội Người đàn ông xem trụ cột gia đình là người ra quyết định trong gia đình (7/12

ý kiến) còn người vợ lại chú ý đến đức tính và những khả năng cần có để đảm đương

Trang 6

việc này Bản thân những người vợ trẻ đặc biệt nhóm tri thức không dám chủ độngthay đổi hoặc làm ngược lại với những gì họ cho là chuẩn mực và truyền thống Vớingười chồng trẻ với tâm lý lo ngại sự chê trách của gia đình và xã hội càng gây áp lựccho họ thể hiện vai trò trụ cột và bản lĩnh trước mặt mọi người.

Đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi bình

đẳng giới của học sinh Trung học phổ thông ở miền núi phía bắc hiện nay” của

tác giả Đặng Ánh Tuyết Tác giả nhấn mạnh việc phổ biến về bình đẳng giới là rấtquan trọng có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của các bạn học sinhsau này Tác giả đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vibình đẳng giới của học sinh như đặc điểm cá nhân, phong tục tập quán điều kiện kinhtế xã hội, sự quan tâm và giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt độnglòng ghép giới, sách giáo khoa, truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp Vềđặc điểm cá nhân, dân tộc kinh có nhận thức tốt hơn về bình đẳng giới nhưng dân tộcthiểu số lại có thái độ rõ ràng mạnh mẽ hơn và học lực cũng có ảnh hưởng nhận thứcbình đẳng giới Có 81,9% khẳng định có sự tác động từ phong tục tập quán điều kiệnkinh tế xã hội Gia đình thường không quan tâm đến việc này mà trông chờ từ phíanhà trường Sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt động lòng ghép giới còn hạn chế vềthiếu tài liệu (74%) và thiếu thời gian giáo dục BĐG (73,1%) “Trong tác phẩm vănhọc vai trò của nam giới được đề cao và nhân vật nữ chỉ bằng ½ nam Sự định kiếngiới trong sách giáo khoa tác động nhận thức sai lệch của học sinh” (kết quả PVS).Trong khi truyền thông trực tiếp chưa ảnh hưởng lớn đến thái độ (chỉ 22,7% có tácđộng) thì có 86,9% học sinh trả lời có sự tác động từ truyền thông đại chúng Nhưngtruyền thông đại chúng có góp phần khắc sâu thêm định kiến giới trong học sinh Cầnquan tâm giáo dục cho học sinh để nâng cao nhận thức và có thái độ hành vi hợp lí vềbình đẳng giới

2.2 Bài viết liên quan

Đề tài “Phân công lao động và quyết định công việc gia đình” (qua nghiên

cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) GS Lê Thi Sự bình đẳng giới dần được quan tâm hơn và

có sự bình đẳng giữa vợ và chồng về trác nhiệm trong lao động sản xuất, buôn bán,làm ăn kiếm tiền nhưng chưa có sự bình đẳng trong đảm nhiệm việc nhà Kết quả

Trang 7

nghiên cứu cho thấy phụ nữ chủ yếu làm công việc lao động sản xuất và việc gia đìnhrất ít tham gia công tác cộng đồng, đặc biệt là giao dịch với chính quyền Tỷ lệ chồngquyết định là 41,6%, cao hơn nhiều lần so với vợ quyết định (10,3%), đặc biệt ở vùngnông thôn chồng quyết định là 45% cao hơn thành phố 30.9% Ở thế hệ trẻ có 38%chồng quyết định nhưng thế hệ trung niên là 44,4% và ở người già là 43,9% Tìnhhình phân công lao động và quyết định trong gia đình cần thiết có sự đồng thuận, tôntrọng quan tâm đến nhau giữa vợ và chồng, có sự bình đẳng giữa họ trong phân cônglao động trong gia đình., làm chủ gia đình và quyết định công việc gia đình Nhưngthực tế vẫn còn hạn chế, nghiêng về quyền lực người đàn ông, người chồng từ vị tríngười chủ gia đình.

Đề tài: “Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của

gia đình” của tác giả Trần Thị Cẩm Nhung Sự bình đẳng giới trong gia đình được thể

hiện ở việc vợ chồng cùng quyết định và bàn bạc một số công việc gia đình Số liệuđiều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, người chồng là người quyết định chủ yếucác công việc gia đình trừ việc tiêu dùng Các công việc mà người chồng quyết định làsản xuất kinh doanh (55,9%), mua đồ đắt tiền (44,2%), mua bán sửa xây nhà/đất(53,3%) và vay vốn (51,2%) Người vợ thì có quyền lớn trong việc quyết định việc chitiêu hàng ngày của gia đình (85,2%) Theo kết quả nghiên cứu, sự bình đẳng trongquan hệ vợ chồng hay vai trò của người phụ nữ trong quyền quyết định công việc giađình diễn ra không đồng đều trong xã hội Việc đứng tên cơ sở sản xuất kinh doanh làmột yếu tố quan trọng làm tăng khả năng là người quyết định công việc trong giađình Quyền sở hữu tài sản là nguyên nhân hạn chế quyết định công việc gia đình củangười vợ so với người chồng Tác giả khẳng định: “Điều này tiếp tục duy trì sự bấtbình đẳng giới trong gia đình, gây trở ngại cho sự phát triển của người phụ nữ

Đề tài “Quan điểm về người chủ gia đình” của Lê Ngọc Văn thuộc viện Gia

đình và Giới Nghiên cứu chỉ ra mô hình người chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tínhphong phú của các loại hình gia đình Phẩm chất của người chủ gia đình phải là ngườigương mẫu có trác nhiệm với gia đình Người đàn ông có vai trò trụ cột kinh tế và trácnhiệm tinh thần với các thành viên trong gia đình cũng là chủ sở hữu các tài sản lớncủa gia đình Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương

Trang 8

nhiên Trong thực tế vẫn có phụ nữ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều trong các giađình phụ nữ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn cao, hộ gia đình kinh doanhbuôn bán, hộ gia đình người vợ có thu nhập cao hoặc ngang bằng chồng Khi đónggóp thu nhập và công sức cho gia đình ngày càng tăng lên thì vai trò trụ cột kinh tếcủa người đàn ông càng suy giảm thì người phụ nữ cũng có thể tham gia lãnh đạo giađình Một chiều cạnh khác người chồng cũng không muốn một mình chịu mọi gánhnặng gia đình Mô hình người chủ gia đình là vợ và chồng ngày càng phổ biến hơn.

“Ai đóng góp nhiều công sức, làm ra nhiều tiền của, người đó là chủ” Điều này phảnánh khát vọng vươn tới sự công bằng giữa đời sống vợ và chồng

Trong bài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hệ về đề tài “Quyền lực của vợ

chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam” (qua điều tra ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế) đã đưa sự tương quan giữa quyền quyết định với sự đóng góp

giữa vợ và chồng Quyền quyết chính trong công việc sản xuất của gia đình với một tỉlệ cao nhất của người chồng là 51,9% trong khi người vợ chiếm tỉ lệ thấp nhất 16,4%.Quyền quyết định của người chồng phụ thuộc rất ít hầu như không liên quan nhiềuđến đóng góp của họ cho kinh tế gia đình Tương quan về độ tuổi thì cho kết quả vợchồng trên 60 là người có tiếng nói quan trọng trong công việc sản xuất của gia đình.Người vợ có học vấn thì quyền quyết định của họ cũng tăng lên Các lĩnh vực nhưmua sắm đồ đạc đắt tiền , quan hệ gia đình họ hàng và quan hệ xã hội chung của haivợ chồng thì quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau, tiếp sau đó người chồng

là người quyết định chính chiếm tỷ lệ sát nút quyền quyết định của hai vợ chồng bằngnhau Như vậy trong gia đình hiện giữa vợ và chồng quyền quyết định giữa vợ vàchồng có nhiều thay đổi người vợ đã có tiếng nói nhất định trong gia đình

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung những khía cạnhkhác của vấn đề bình đẳng giới Các đề tài đã phần nào nêu lên thực trạng, nhận thứccủa xã hội về bình đẳng giới trong gia đình Nhiều đề tài đã chỉ rõ các yếu tố ảnhhưởng đến nhận thức của các cặp vợ chồng, người tri thức trẻ, các em học sinh.Nhưng còn thái độ của các bạn sinh viên về bình đẳng giới vẫn chưa được nghiên cứu

Đề tài của tôi tìm hiểu về thái độ của giới trẻ về bình đẳng giới trong quan hệ vợ và

Trang 9

chồng để xem xét nhận thức và hành vi ứng xử tương lai của giới trẻ về vấn đề nàynhư thế nào.

3 Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát: Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới

trong quan hệ vợ chồng

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới

trong quan hệ vợ chồng

- Tìm hiểu hành vi của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện

bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức

Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

4 Đối tượng nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

4.2 Khách thể nghiên cứu:

Sinh viên trường Đại Học Tôn ĐứcThắng: sinh viên khối ngành kinh tế và xã hội

5 Phạm vi nghiên cứu:

5.1 Phạm vi không gian: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng

5.2 Phạm vi thời gian: từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu

6.2 Phương pháp xử lý số liệu:

Phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài

Phân tích kết quả phỏng vấn sâu

6.3 Tiêu chí chọn mẫu:

- Chọn mẫu theo giới tính với tỉ lệ thích hợp: 6 nam, 6 nữ

- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản

Trang 10

8 Giả thuyết nghiên cứu:

Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trongquan hệ vợ chồng

Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng

Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1. Khái niệm liên quan

Thái độ: Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những

nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng;

Trang 11

những nghiên cứu về thái độ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội trước hếtnghiên cứu các điều kiện thay đổi thái độ và mối liên quan giữa một mặt là thái độ vàmặt kia là ứng xử bị nó ảnh hưởng (theo Từ điển xã hội học, G Endrưeit và G.Trommsdoff, NXB Thế giới, 2002).

Sinh viên: Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh : “Student”

với nghĩa để chỉ những người học tập, tìm kiếm khai thác tri thức

Giới sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng Đây lànhóm dân số có địa vị, vai trò xã hội xác định

Như vậy, có thể hiểu sinh viên là những người đang theo học tập và nghiên cứu tại cáctrường đại học, cao đẳng gắn với những vị trí và vai trò xã hội nhất định trong quátrình xã hội hóa

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và

cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình vàhưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Theo điều 5 chương 1 - Luậtbình đẳng giới)

2. Lý thuyết áp dụng

Thuyết chức năng:

Thuyết chức năng tập trung chủ yếu vào các vấn đề ổn định xã hội và hòa thuậnxã hội Talcott Parsons là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng luận Xã hội baogồm một mạng lưới khổng lồ các bộ phận kết nối với nhau, mỗi bộ phận đềucó mộtchức năng riêng Các bộ phận có liên hệ chặc chẽ với nhau, đóng góp cho sự ổn định

và vận hành của hệ thống xã hội với tư cách một toàn thể Theo quan điểm củaParsons, gia đình hạt nhân là đều tất yếu trong xã hội công nghiệp hóa bị cô lập Từ sự

cô lập nổi lên vai trò của nam và nữ với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữđảm nhận vai trò tình cảm xã hội Ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng củaquan điểm văn hóa liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình và gia đình

là trở thành trung tâm hoạt động xã hội Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình,quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con Nam giới thực hiện chứcnăng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họtrong lực lượng lao động Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ)

Trang 12

và nam giới (trong vai trò là người chồng) có sự phân định chức năng riêng biệt, từ đó,phạm vi hoạt động của họ cũng khác nhau Với sự mặc định đó người ta công nhậnđiều này: Nam giới hướng ngoại còn phụ nữ hướng nội Theo Parsons, trong gia đìnhtrẻ em học các vai trò tình cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng chăm sóc vàtrông nom gia đình đều là những công việc của người phụ nữ thường làm Còn vai tròcông cụ, làm kinh tế, vai trò tạo thu nhập do nam giới thực hiện Theo quan điểm củaParsons, những vai trò này giúp xã hội ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác Ápdụng lý thuyết chức năng của Parsons vào đề tài này ta có thể thấy: có nhiều quanđiểm cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là điểm mấu chốt thúc đẩy sự vận hành vàphát triển trong xã hội Vì thế gia đình mang những đặc điểm chức năng riêng, màtheo như nhà xã hội học William F Ogburn là người đầu tiên phác họa sáu chức nănghàng đầu mà gia đình thực hiện: chức năng sinh sản, bảo vệ, xã hội hóa, điều tiết hành

vi tính dục, tình cảm và sự gắn bó, cung cấp nguồn lực xã hội Những chức năngkhông tách rời mà luôn đan xen nhau, và tất cả chúng đều góp phần tạo nên sự ổn địnhxã hội Bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng giúp mối quan hệ gia đình tốt đẹp hơn

và tiếp đó là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, từ đó làm cho gia đình khó chutoàn những chức năng của mình

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi dùng thuyết duy chức năng để giải thích vềchức năng của vợ và chồng trong công việc gia đình từ đó nhận biết nhận thức vàhành vi của sinh viên Từ những chức năng cơ bản được gán cho mỗi cá nhân dẫn đếnsự định kiến giới ảnh hưởng bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

Tiếp cận thuyết trao đổi xã hội của Peter Michael Blau

Quan điểm chính trong học thuyết này là: Dựa trên nguyên tắc “ cùng có lợi”trong mối tương tác giữa các cá nhân Mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tính toán thiệthơn để theo đuổi mục đích, thõa mãn nhu cầu Mọi tương tác xã hội đều dựa trên cơchế cho-nhận, tức là trao đổi “ngang giá” (kinh tế học) Trao đổi xã hội có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội- làm cho cá nhân gắnkết với nhóm, tạo thành nhóm xã hội Trao đổi xã hội có vai trò tạo dựng và phát triểncác giá trị, chuẩn mực của nhóm, tổ chức và cộng đồng

Trang 13

Thuyết trao đổi xã hội coi quyền lực là tương tác nhiều chiều (khác với thuyếtxung đột và thuyết chức năng nhấn mạnh đến tính chất một chiều): người có quyềnlực không những chi phối, tác động mà còn bị phụ thuộc vào người không có quyềnlực với nghĩa nếu không có người dưới quyền thì ý chí của người có quyền khôngthể trở thành hiện thực (quy định lẫn nhau),(đó là sự thể hiện của bất bình đẳng).

Áp dụng học thuyết này vào trong đề tài, mục đích của nhóm nghiên cứu chúngtôi là cố gắng tìm ra những giải pháp, bên cạnh việc thu thập những thông tin, quanđiểm mà đáp viên cung cấp Dựa trên nguyên tắc “cùng có lợi”, đó như là sự thỏathuận trong mối quan hệ giữa vợ chồng, tạo nên sự đổng cảm chia sẽ những gánhnặng, chia sẽ về lợi ích và giá trị (K.Marx) góp phần tạo nên tính ổn định trong đờisống hôn nhân và đời sống ngoài xã hội

Chương 2: Thái độ của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng

giới trong quan hệ vợ chồng

1 Giới thiệu chung về trường

Trường Đại học Tôn Đức Thắng (tiền thân là Trường đại học công nghệ dân lậpTôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủtướng Chính phủ Trường được Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh sánglập, đầu tư và quản lý thông qua Hội đồng quản trị nhà trường Ngày 11/06/2008, Thủtướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường đại học bán công TônĐức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng liênđoàn lao động Việt Nam thành một trường công lập) hoạt động theo phương châm:

"Vì sự phát triển con người và một xã hội tăng trưởng ổn định, bền vững" với triết lýhoạt động: "Chất lượng và Tin cậy" dựa trên nguyên tắc hoạt động: "Hiệu quả, Côngbằng và Ổn định"

Với những nổ lực của cán bộ nhân viên, giảng viên nhà trường nhiều năm qua,kể từ khi thành lập, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường (09/2007), trường đãvinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba

Trang 14

Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành Tổng số sinh viên - học sinh nhà trườngtới nay gần 27.000 người học ở các đối tượng: học viên (cao học), sinh viên (đại học -cao đẳng) và học sinh (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) Từ khóa sinh viênđầu tiên ra trường vào 3/2002 với 218 cử nhân, kỹ sư, tới nay trường đã đào tạo tốtnghiệp ra trường 22 thạc sĩ (chuyên ngành quản trị kinh doanh); 9.093 cử nhân, kỹ sưđại học, 448 cử nhân cao đẳng chính quy, 4.429 học sinh trung cấp chuyên nghiệp,hầu như tất cả đã có việc làm và đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng laođộng Kết quả đào tạo mỗi năm một tiến bộ hơn, tỷ lệ khá - giỏi tăng dần trong cácnăm học, chất lượng tuyển sinh và đào tạo mỗi năm một tốt hơn

(Trích dẫn từ trang web trường, giới thiệu thông tin về trường Đại học Tôn Đức Thắng, sổ tay nội trú của sinh viên trường)

2 Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

Nhận thức của các bạn sinh viên về vấn đề này được thể hiện qua nhiều khíacạnh Những người được hỏi đang trong độ tuổi học tập và lao động sung sức nhất Họ

là những người sinh viên có tri thức và tự ý thức được trác nhiệm xây dựng quê hươngđất nước Việt Nam Việc thực hiện bình đẳng giới cũng góp phần vào việc xây dựngmột xã hội Việt Nam dân chủ văn minh Khi được hỏi bạn nghĩ bình đẳng giới tronghôn nhân gia đình là như thế nào thì có 7/12 người trả lời sự bình đẳng giới là vợchồng có quyền bình đẳng cùng nhau về quyền và nghĩa vụ như nhau trong công việc

xây dựng gia đình Ý kiến phổ biến của người được phỏng vấn là “Vợ chồng có quyền

bình đẳng cùng nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình”.

(Nam – 20 tuổi – ngành Việt Nam học) Đều này có thể hiểu được là do khi mọi ngườinghe đến bình đẳng thì họ nghĩ đến là sự ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ Đasố những người phỏng vấn là người trí thức nên họ thường chú ý hơn về quyền vànghĩa vụ Trong khi đó có 2/12 người cho rằng bình đẳng giới là vợ chồng phải côngbằng nhau trong công việc nhà tức là giữa vợ và chồng phải có sự phân công chia sẽnhau từ việc chăm sóc nuôi day con cái đến việc nội trợ trong gia đình Bình đẳng giớiđược xem xét ở khía cạnh người làm những công việc trong gia đình Trong các giađình ngày nay thi đa phần người phụ nữ thường đảm đương các công việc nội trợ Ý

kiến phổ biến là “bình đẳng giới là vợ chồng phải công bằng với nhau, phải biết cân

Trang 15

bằng về công việc lẫn nuôi dạy con cái về việc làm của gia đình Nói chung là hai người phải 50:50 với nhau.” ( Nữ – 21 tuổi – ngành Việt Nam học)

Bình đẳng giới không chỉ thể hiện về quyền, nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau

về công việc gia đình mà còn thể hiện qua cách nghĩ giữa người vợ và chồng Một

nam sinh viên cho biết về bình đẳng giới: “Vợ chồng ngang bằng nhau, không ai hơn

ai, vai trò tương đương nhau, không ai phụ thuộc ai, không ai có quyền bắt nạt người kia” (Nam - 21 tuổi – ngành công nghệ thông tin) Từ trong cuộc sống có thể thấy có

nhiều gia đình không hạnh phúc xuất phát từ việc giữa vợ và chồng có sự bất bìnhđẳng Đời sống giữa vợ chồng đòi hỏi phải xuất phát từ sự yêu thương còn phải có sựtôn trọng lẫn nhau

Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được vấn đề bình đẳng giới trong quanhệ hôn nhân gia đình nói chung và trong quan hệ vợ chồng nói riêng Nhưng các bạnsinh viên chỉ nhận thức được một phần của bình đẳng giới Các bạn thường xem xétđến quyền và nghĩa vụ hay sự ngang bằng nhau giữa vợ chồng Nhận thức của các bạnsinh viên còn hạn chế về vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Có trườnghợp khi hỏi về bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình một nam sinh viên tỏ ra chưabiết biết về vấn đề này Có thể nói dù nước ta đã có luật bình đẳng giới nhưng về nhậnthức các bạn sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về bình đẳng giới

Để tìm hiểu xem nhận thức của sinh viên về vấn đề này thông qua việc tìmhiểu về Luật bình đẳng giới của nước ta chưa và bạn nghĩ vì sao phải cần có luật bìnhđẳng giới? Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có 6/12 người trả lời chưa biết rõ vềluật bình đẳng giới của nước ta Ban đầu họ chỉ mới nghe đến luật bình đẳng giới chứ

chưa hiểu về luật này Một nam sinh viên khi được hỏi cho biết: “Luật một vợ, một

chồng, trước tòa đàn ông hoặc là phụ nữ đều chịu trách nhiệm như nhau về pháp lý”

(Nam – 20 tuổi – ngành Việt Nam học) Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bìnhđẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bìnhđẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiệnbình đẳng giới Nhưng các bạn sinh viên vẫn còn lầm lẫm với luật hôn nhân gia đình.Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường phổ biến các luật mọi người sinhviên Có lẽ do về vấn đề bình đẳng giới chưa nhận được sự quan tâm của mọi người

Ngày đăng: 22/02/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w