ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC --- o0o --- NGUYỄN THỊ HƯỜNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA OXI HÓA HỌ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
- o0o -
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA OXI HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
CHO HỌC SINH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
- o0o -
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA OXI HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
CHO HỌC SINH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hoan
Hà Nội – 2016
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mu ̣c chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mu ̣c bảng vi
Danh mu ̣c hình vi
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 8
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT 8
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Ở THPT 8
1.1 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông 8
1.1.1 Đổi mới giáo dục trên thế giới 8
1.1.2 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015 8
1.2 Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT 8
1.2.1 Khái niệm năng lực 8
1.2.2 Phân loại năng lực 9
1.2.3 Phát triển năng lực Error! Bookmark not defined 1.2.4 Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPTError! Bookmark not defined
1.2.5 Các phương pháp đánh giá năng lực Error! Bookmark not defined
1.2.6 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT ở tỉnh
Ninh Bình Error! Bookmark not defined 1.3 Bài tập Hóa học gắn với thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.3.1 Khái niệm Error! Bookmark not defined 1.3.2 Phân loại BTHH thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.3.3 Vai trò của BTHH thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.4 PISA Error! Bookmark not defined 1.4.1 Giới thiệu Error! Bookmark not defined 1.4.2 Thực trạng sử dụng bài tập PISA ở Việt Nam Error! Bookmark not defined
Trang 41.4.3 Thực trạng sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa học theo định hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT ở một số
trường THPT tỉnh Ninh Bình Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HOÁ HỌC THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA OXI HOÁ HỌC LỚP
11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH NĂNG LỰCError! Bookmark
not defined
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined 2.1 Phân tích chương trình hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 THPT Error! Bookmark not defined
2.1.1 Mục tiêu Error! Bookmark not defined 2.1.2 Cấu trúc logic phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Error! Bookmark not defined
2.2 Những điểm lưu ý khi dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxiError! Bookmark not defined
2.3 Xây dựng bài tập Hoá học theo tiếp cận PISA phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 THPT Error! Bookmark not defined
2.3.1 Nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận
PISA Error! Bookmark not defined
2.3.2 Hệ thống bài tập Hoá học theo tiếp cận PISA phần hợp chất hữu cơ chứa oxi
Hóa học 11THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đềError! Bookmark not defined
2.4 Sử dụng hệ thống bài tập Hoá học theo tiếp cận PISA phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11THPT nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn
đề Error! Bookmark not defined 2.4.1 Sử dụng trong dạy học nghiên cứu tài liệu mớiError! Bookmark not defined
2.4.2 Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo Error! Bookmark not defined
2.4.3 Sử dụng khi tổ chức hoạt động ngoại khóa Error! Bookmark not defined
Trang 52.4.4 Sử dụng khi làm thí nghiệm Error! Bookmark not defined TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined 3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.2 Thời gian, đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.1 Thời gian thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.2 Đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined
3.3 Quá trình thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined 3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.2.Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.3.Lựa chọn GV thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.4.Tiến hành thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.3.5 Thực hiện chương trình thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệmError! Bookmark not defined
3.4.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.4.3 Xử lí kết quả Error! Bookmark not defined 3.4.4 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Kết luận Error! Bookmark not defined
2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 6Ở ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta, đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà
trường phải tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo Chiến
lược phát triển giáo dục đào tạo của cả nước sau năm 2015 đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kí ban hành tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã chỉ rõ mục tiêu đổi
mới: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh.”
Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục từ năm 2015 theo tinh thần của Quốc hội, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực Do vậy biên soạn hệ thống bài tập
Trang 7theo cách tiếp cận năng lực và sử dụng nó một cách có hiệu quả là vấn đề rất đáng quan tâm và khó đối với các nhà sư phạm
Qua khảo sát, vấn đề phát triển năng lực cho học sinh thông qua bài học chưa thật sự được chú trọng Thực trạng đó diễn ra rất nhiều nơi trong cả nước nói chung
và ở địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng
Hiện nay có nhiều phương pháp để phát triển năng lực của học sinh, trong đó
có phương pháp tiếp cận PISA PISA là chương trình quốc tế đánh giá năng lự c những hiểu biết của học sinh về các vấn đề liên quan đến thực tiễn
Nội dung phần hợp chất hữu cơ chứa oxi thuộc chương trình lớp 11 THPT có nhiều nội dung gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất hóa học, có tác dụng trong việc phát triển năng lực :
- Sử dụng ngôn ngữ Hoá học
- Thực hành Hoá học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề khoa học
- Năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào thực tiễn
Học trên ghế nhà trường chỉ là một giai đoạn rất ngắn Thực tiễn cuộc sống
đa dạng, phong phú và đầy bất ngờ đòi hỏi con người cần phải được trang bị không chỉ kiến thức mà cần có những phẩm chất khác Phát hiện và giải quyết những vấn
đề thực tiễn nảy sinh là một trong nhưng năng lực cần thiết giúp cho mỗi người có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải được hình thành và phát triển năng lực hành động nói chung, năng lực giải quyết vấn đề nói riêng Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm có nhiều gắn bó với đời sống và sản xuất, có nhiều thuận lợi
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm pha ́ t triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề ”
2 Lịch sử nghiên cư ́ u
Lí luận về dạy học phát triển năng lực đã được nghiên cứu từ những năm cuối thế kỉ XX Ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu về phát triển năng lực
Trang 8và dạy học theo định hướng phát triển năng lực Đã có một số tài liệu nghiên cứu liên quan đến PISA [8,10,12,13,14,16,19,23]
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “ Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm pha ́ t triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề”
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT tỉnh Ninh Bình
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới phương pháp dạy học ở THPT
- Nghiên cứu lý thuyết nhận thức trong dạy học, các phương pháp dạy học nhằm phát triển các năng lực chuyên biệt về môn Hoá học cho học sinh
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu tổng quan về lý thuyết dạy học theo cách tiếp cận PISA
- Nghiên cứu cấu trúc logic của nội dung kiến thức phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông
- Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT
- Điều tra thực trạng về việc dạy học Hóa học của giáo viên một số trường THPT theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT Yên Khánh A, THPT Yên Mô B tỉnh Ninh Bình
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 9- Cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triển năng lực
- Nội dung kiến thức phần hợp chất hữu cơ chứa oxi môn Hóa học 11 THPT
- Xây dựng và sử dụng bài tập Hoá học theo tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tỉnh Ninh Bình
6 Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh tỉnh Ninh Bình theo tiếp cận PISA và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy phần hợp chất hữu cơ chứa oxi thuộc chương trình Hóa học lớp 11 tại trường THPT Yên Khánh A, THPT Yên Mô B tỉnh Ninh Bình
7 Giả thuyết khoa học
Sử dụng một cách hợp lí câu hỏi và bài tập theo tiếp cận PISA khi dạy phần hợp chất hữu cơ chứa oxi trong chương trình hóa học 11 THPT với các phương pháp dạy học mới sẽ giúp phát huy tính tích cực, tự chủ, hợp tác trong học tập của học sinh
8 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng quan các tài liệu trong nước
và ngoài nước về lý luận dạy học có liên quan đến đề tài Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xây dựng và sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra cơ bản thực trạng công tác dạy và học ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng hệ thống bài tập theo đinh hướng phát triển năng lực Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
- Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm, đưa ra những phân tích định tính, định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết luận cho đề tài
9 Cấu trúc của luận văn
Trang 10Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Mô ̣t số vấn đề cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn của vấn đề da ̣y ho ̣c theo
đi ̣nh hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho ho ̣c sinh ở THPT
Chương 2 Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong
dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11THPT nhằm pha ́ t triển cho học sinh năng lư ̣c giải quyết vấn đề
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH Ở THPT 1.1 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
1.1.1 Đổi mới giáo dục trên thế giới
Giáo dục thế kỷ 21 chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến các yếu tố sau: Sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ; Sự tương tác ở mức
độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt là nhu cầu tự khẳng định của từng cộng đồng, vùng, lãnh thổ trong quá trình toàn cầu hoá
Do đó để đáp ứng những yêu cầu đó, giáo dục cần đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy, phương pháp học
Trên thế giới hiện nay nhiều quốc gia đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng tiếp cận năng lực, chú trọng kết quả đầu ra của người học Đổi mới giáo dục nhằm đạt tới mục tiêu của người học: Học để biết, học
để làm, học để sống cùng nhau và học để làm người
1.1.2 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015
Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực , quan tâm đến chất lượng đầu ra- đó là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách của người học, chú trọng năng lực vận dụng những tri thức của nhân loại cùng với sự phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi cá nhân để biết vận dụng
các kiến thức đã học vào cuộc sống
1.2 Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh THPT
1.2.1 Khái niệm năng lực
Năng lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bằng sự lựa chọn các dấu hiệu khác nhau Có thể phân ra làm hai nhóm chính:
- Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa: Ví dụ: “Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”