Lý do chọn đề tài Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam có sự phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây với sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm của các Tổng c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-***** -
TRẦN THỊ HỒNG MINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BIDV LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
HA NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -***** -
TRẦN THỊ HỒNG MINH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BIDV
CHUYEN NGANH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 603405 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS TRẦN ĐỨC VUI
XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
HA NỘI - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại học QG Hà Nội, cảm ơn các thầy cô giáo
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Trần Đức Vui đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán
bộ các phòng thuộc Tổng công ty CP Bảo hiểm BIDV trong thời gian tôi thực
tế nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập số liệu cần thiết cho đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy
cô và bạn bè nhưng do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà nội, ngày / /2015
Tác giả luận văn
Trần Thị Hồng Minh
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ i
MỞ ĐẦU 36
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 38
1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp: 38
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 38
1.1.2 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 38
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 43
1.1.5 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp: Error! Bookmark not defined 1.1.6 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp: Error! Bookmark not defined 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark
not defined
2.1 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu Error! Bookmark not defined 2.1.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu Error! Bookmark not defined 2.2 Quy trình nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not
defined
2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết Error! Bookmark not defined 2.2.3 Thu thập số liệu Error! Bookmark not defined 2.2.4 Phân tích số liệu Error! Bookmark not defined 2.2.5 Kết luận về két quả nghiên cứu được Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Error! Bookmark not
defined
Trang 53.1 Giới thiệu chung về công ty: Error! Bookmark not defined 3.2 Thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV: Error!
Bookmark not defined
3.2.1 Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán: Error! Bookmark not defined 3.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh: Error!
Bookmark not defined
CHƯƠNG 4:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM BIDV Error! Bookmark not defined
4.1 Đánh giá về tình hình tài chính hiện tại của Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV.
Error! Bookmark not defined 4.1.1 Điểm mạnh về tài chính của Tổng công ty: Error! Bookmark not defined 4.1.2 Những hạn chế về mặt tài chính của Tổng công ty: Error! Bookmark not
defined
4.2 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty CP bảo
hiểm BIDV: Error! Bookmark not defined 4.2.1 Quản lí và sử dụng vốn: Error! Bookmark not defined 4.2.2 Tăng cường công tác quản lí kiểm soát rủi ro Error! Bookmark not defined 4.2.3 Tăng cường công tác thu hồi công nợ: Error! Bookmark not defined
4.2.4 Tổ chức tập huấn đào tạo nghiệp vụ và kĩ năng cho các cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống và áp dụng các kĩ thuật khoa học hiện đại vào trong trương trình
quản lý bảo hiểm: Error! Bookmark not defined 4.2.5 Biện pháp tăng doanh thu: Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 6i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản tại Tổng công ty CP bảo hiểm BIDV Error!
Bookmark not defined
trong 3 năm 2011, 2012, 2013 Error! Bookmark not defined Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn tại Tổng công ty CP Bảo hiểm BIDV Error!
Bookmark not defined
trong 3 năm 2011, 2012, 2013: Error! Bookmark not defined Bảng 3.3: Tình hình biến động các chỉ tiêu LNST, VCSH BQ, ROE Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.4: Tình hình biến động của LNTT, TTSBQ, ROA Error! Bookmark
not defined
Trang 7ii
Bảng 3.5: Tình hình biến động các khoản phải thu Error! Bookmark not
defined
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng nguồn vốn: ĐVT: triệu đồng Error!
Bookmark not defined
Hình 3.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận: ĐVT: triệu đồng Error!
Bookmark not defined
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam có sự phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây với sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế trong nước và cả những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động đặc thù, doanh nghiệp bảo hiểm có thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm và đầu tư tài chính, và hai hoạt động này có gắn bó mật thiết, tương hỗ cao để tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói rằng tài chính là hoạt động chủ yếu và xuyên suốt của Công ty bảo hiểm, việc phân tích tình hình tài chính và dựa trên kết quả phân tích để ra quyết định kinh doanh, đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp
Với ý nghĩa đó, dựa trên cơ sở những kiến thức có được trong quá trình học tập và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại nơi công tác, tôi chọn đề tài nghiên
cứu cho tiểu luận là “Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm
BIDV”
Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV?
Trang 837
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống các cơ sở lý luận về phân tích tài chính
- Đánh giá được thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
- Đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
- Thời gian: Từ 2011 -2014
- Không gian: Tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
4 Những đóng góp của luận văn
- Đánh giá được thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
- Đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
5 Kết cấu của luận văn
Nội dung tiểu luận được trình bày trong 3 chương:
Trang 938
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BIDV
Chương 4 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BIDV
Trang 1039
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp, trên cơ
sở dó giúp cho nhà phân tích ra các quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong doanh nghiệp đó
Phân tích tài chính trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau, làm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, chỉ ra những thay đổi chủ yếu, những chuyển biến theo xu hướng, những tính toán nhân tố, những nguyên nhân của sự thay đổi trong hoạt động tài chính, phát hiện
ra những quy luật của các hoạt động, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại và những dự báo trong tương lai
1.1.2 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan đến nhau
1.1.2.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xá định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý
1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Trang 1140
Nhà đầu tư cần biết thu nhập chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định
bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không
1.1.2.3 Phân tích tài chính đối với người cho vay
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng Chẳng hạn để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp có thực sự nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài ra phân tích tài chính cũng rất cân thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… Dù
họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ
1.1.3 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét, kết luận đúng đắn
1.1.3.1 Thông tin chung
Đó là những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: sự suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, chính sách thuế, lãi suất…
1.1.3.2 Thông tin theo ngành kinh tế
Đó là những thông tin về vị trí của ngành trong nền kinh tế, loại hình, đặc điểm ngành nghề công ty kinh doanh, tình trạng công nghệ, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, chính sách của nhà nước, thị phần, triển vọng phát triển…
1.1.3.3 Thông tin liên quan đến bản thân doanh nghiệp
Trang 1241
Đó là những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm thông tin cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, quy trình sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh, công tác kế toán tài chính doanh nghiệp…
Những thông tin này được thể hiện qua báo cáo, tổng kết của nhà quản lý, báo cáo hạch toán kế toán… trong đó thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất Đó là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành phản ánh các thông tin tài chính kế toán quan trọng của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính chứa đựng các thông tin về tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của một doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định về tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
* Bảng cân đôi kế toán:
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có, nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp Thông thường, bản cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán; Một bên phản ánh tai sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp
- Ý nghĩa:
Trang 1342
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản ngắn hạn và dài hạn bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống
Bên tài sản:
Tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác); Tài sản dai hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hận và các tài sản dài hạn khác)
Bên nguồn vốn:
Nợ ngắn hạn (nợ phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, các khoản phải trả phải nộp khác, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ ký cược dài hạn);
Nợ dài hạn (nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả ở thời điểm lập báo cáo); Vốn chủ sở hữu (vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới)
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tai sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp
Bên tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu
số đầu kỳ, số cuối kỳ Ngoài các khoản mục trong nội bang còn có một số cá