2 triển lâu dài, đề ra các giải pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cũng như khẳng định, tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng định
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HÀ TRẦN THÁI
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HÀ TRẦN THÁI
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN SÔNG HỒNG
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng
XÁC NHẬN CỦA
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
E rror! Bookmark not defined.
E rror! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 84
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 84
1.2 Quản lý tài chính công ty cổ phần E rror! Bookmark not defined. 1.2.1 Khái quát về Công ty cổ phần E rror! Bookmark not defined. 1.2.2 Quản lý tài chính của Công ty cổ phần E rror! Bookmark not defined. 1.3 Nội dung quản lý tài chính của Công ty cổ phần 24
1.3.1 Lựa chọn và quyết định đầu tư 24
1.3.2 Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn 24
1.3.3 Quản lý hiệu quả số vốn hiện có 29
1.3.4 Phân tích tài chính 32
1.3.5 Kiểm tra, giám sát tài chính 38
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của công ty cổ phần 40
Trang 41.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 41
1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 44
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 47
2.1 Mục tiêu và vai trò nghiên cứu quản lý tài chính doanh nghiệp 47
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu quản lý tài chính doanh nghiệp 47
2.1.2 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp 47
2.2 Quy trình nghiên cứu 48
2.3 Phương pháp nghiên cứu 48
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 49
2.3.2 Phương pháp xử lý thông tin 49
2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG 51
3.1 Khái quát chung về Tổng công ty cổ phần Sông Hồng 51
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng 51
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng 52
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 54
3.2.Khái quát tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng 54
3.2.1 Khái quát chung về tình hình tài chính 54
3.2.2 Các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu 66
3.3 Thực trạng công tác quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng: 75
3.3.1 Về công tác hoạch định tài chính 75
3.3.2 Về công tác kiểm tra tài chính 77
3.3.3 Về công tác quản lý vốn luân chuyển 77
3.3.4 Về các quyết định đầu tư tài chính 81
3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty CP Sông Hồng 83
Trang 53.4.1 Những thành tựu đạt được 83
3.4.2 Những hạn chế cần khắc phục 84
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 85
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG 87
4.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới 87
4.1.1 Đánh giá khái quát về tình hình kinh tế xã hội 87
4.1.2 Mục tiêu khái quát của công ty trong những năm tới 88
4.2 Một số giải pháp 89
4.2.1 Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 89
4.2.2 Giải pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 92
4.2.3.Một số giải pháp khác 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và mở cửa, từng bước gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực cũng như thế giới, doanh nghiệp đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn khi rào cản bảo
hộ dần mất đi trong quá trình nước ta hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới và khu vực Việc đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tồn tại lâu dài, phát triển và kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ tổ chức, đơn vị kinh tế trong cũng như ngoài quốc doanh Chính vì vậy, bất kỳ tổ chức, đơn vị nào dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều phải có một lượng tài sản và nguồn vốn nhất định bao gồm: máy móc, thiết bị, hàng hóa, nhà xưởng… Do đó mà mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng cũng như chấp hành đúng pháp luật Vì vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải quản lý hoạt động kinh doanh của mình đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới để đưa ra những chiến lược phù hợp Chính vì thế, việc doanh nghiệp tăng cường quản lý tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính hiện tại, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình Từ đó có giảp pháp cụ thể để ổn định và tăng cường tình hình tài chính Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng khác Qua việc quản lý tài chính các đối tượng này sẽ thấy được tình hình thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, từ đó có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp Việc quản lý tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát
Trang 72
triển lâu dài, đề ra các giải pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cũng như khẳng định, tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường và đảm bảo cho
sự phát triển bền vững trong tương lai của doanh nghiệp
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý tài chính của Tổng công ty cổ phần
Sông Hồng” được chọn làm đề tài cho luận văn, nhằm tìm hiểu và đưa ra các
giải pháp phù hợp giúp công ty có những định hướng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai
Đề tài đặt ra hai vấn đề:
Một là: Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản lý tình hình tài
chính trong doanh nghiệp
Hai là: nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ
phần Sông Hồng, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính hiệu quả phù hợp với xu thế hội nhập và cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định hợp lý
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá, quản lý tài chính của Tổng công ty Chính vì thế, quá trình quản lý chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, quản lý sự biến động trong các khoản mục của bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý các tỷ số tài chính để đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý tài chính của Tổng công ty
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: quản lý tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng
Phạm vi nghiên cứu: trên nhiều địa bàn các tỉnh
Trang 83
Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần
Phạm vi về thời gian: năm 2013 – năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ, phương pháp tổng hợp …để thu thập số liệu, phân tích và đưa ra nhận xét về vấn đề liên quan
Nguồn số liệu được sử dụng trong Luận văn là các số liệu sơ cấp lấy từ các báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng qua các năm
2013, năm 2014
5 Kết cấu của luận văn:
Phần giới thiệu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của Công ty
cổ phần
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính và quản lý tài chính tại Tổng
công ty cổ phần Sông Hồng
Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính của Tổng
công ty cổ phần Sông Hồng Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 984
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Quản lý tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó giúp cho nhà quản
lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản tình hình tài chính như:
- Quyển ‘‘Tài chính doanh nghiệp căn bản’’ của tác giả Nguyễn Minh Kiều được xuất bản năm 2011 có nội dung rất phong phú, bao quát hầu hết những quyết định tài chính mà doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện Cụ thể, quyển ‘‘Tài chính doanh nghiệp căn bản’’ đã cho chúng ta biết những vấn
đề căn bản về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và chính sách cổ tức, những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp Ngoài việc giới thiệu các khái niệm và lý thuyết về tài chính công ty, tác giả Nguyễn Minh Kiều còn làm rõ và nhấn mạnh đến cách thức cũng như khả năng ứng dụng các khái niệm và lý thuyết này như thế nào vào trong thực tế tại Việt Nam
- Quyển “Phân tích báo cáo tài chính”, của tác giả PGS.TS Nguyễn
Năng Phúc thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, được xuất bản năm 2011, đã cho chúng ta thấy tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và
Trang 1085
duy trì hoạt động của công ty một cách ổn định, đòi hỏi công ty phải có một
cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán Ngoài ra,
quyển ‘‘Phân tích báo cáo tài chính’’ của tác giả cũng đồng thời cho thấy
phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Bên cạnh những lý thuyết cơ bản, chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp như: tổng quan về tài chính doanh nghiệp, phân tích chi phí và đòn bẩy hoạt động, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các hệ số tài chính; quyển sách còn tập hợp các tình huống phân tích trên cơ
sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh nghiệp;
- Tác giả Đoàn Thị Lành (năm 2007) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt ở Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp thực hiện”, luận văn trình bày nội dung về thực trạng công tác kế toán quản trị chi
phí ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đánh giá thực trạng chung về công tác kế toán quản trị của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Về phương pháp, tác giả Đoàn Thị Lành đã sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tế để đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý năm 2011 của tác giả Nguyễn
Thị Nhung nghiên cứu về đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4”, tiến hành công tác phân tích tình hình tài
chính và đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4
Trang 1186
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 „„Tài chính doanh nghiệp căn bản‟‟ của tác giả Nguyễn Minh Kiều
được xuất bản năm 2011
2.Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, của tác giả PGS.TS
Nguyễn Năng Phúc thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, được
xuất bản năm 2011
3.Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, Học viện tài chính Hà Nội,
được xuất bản năm 2012
4.Giáo trình Phân tích kinh doanh NXB Đại học kinh tế quốc dân
(2009).Chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Công
5.Bài tập Phân tích báo cáo tài chínhNXB Đại học kinh tế quốc dân (2009), Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang
6 Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán NXB Đại học kinh tế quốc dân
(2007) Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Đông
7 Bộ Tài chính- Văn bản pháp quy về quản lý tài chính doanh nghiệp- NXB Bộ Tài chính- Hà nội, năm 2012
8 Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Thị Lành (năm 2007) nghiên
cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt ở Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp thực hiện”
9 Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý năm 2011 của tác giả Nguyễn
Thị Nhung nghiên cứu về đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4”
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng , Báo cáo tài chính năm 2012
9 Tổng công ty cổ phần Sông Hồng , Báo cáo tài chính năm 2013
10 Trang web: www.songhongcorp.com.vn