1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp

15 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 10,82 MB

Nội dung

Phụ lục III Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên dự án dạy học: Dạy học tích hợp các môn học: Vật lí, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, thông qua chủ đề : Các tác dụng của ánh sáng . 2. Mục tiêu dạy học Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: Môn Vật lí, Sinh học, Hóa học, Lịch sử. Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Vật lí Sinh học, Vật lí Hóa học, Vật lí Lịch sử, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.

Trang 1

Phụ lục II Phiếu thông tin về giáo viên dự thi

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Lạng Sơn

- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Huyện Tràng Định

- Trường: THCS Đại Đồng II

- Địa chỉ: Xã Đại Đồng – Huyện Tràng Định- Tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 0253884170; Email: thcsdaidong2@gmail.com

- Họ và tên giáo viên: Vi Thị Thùy

Điện thoại: 01699086861; Email: nhatvithuy@gmail.com

Trang 2

Phụ lục III Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

1 Tên dự án dạy học: Dạy học tích hợp các môn học: Vật lí, Sinh học, Hóa

học, Lịch sử, thông qua chủ đề : Các tác dụng của ánh sáng

2 Mục tiêu dạy học

- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: Môn Vật lí, Sinh học, Hóa học, Lịch sử

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Vật lí - Sinh học, Vật lí - Hóa học, Vật lí - Lịch sử, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường

3 Đối tượng dạy học của dự án

- Học sinh lớp 9 năm học 2012-2013 đã có các kiến thức cơ bản về Quang học đã học trong chương trình lớp 7

4 Ý nghĩa của dự án

Ánh sáng mang theo năng lượng, năng lượng ánh sáng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người Vai trò của năng lượng ánh sáng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng các tác dụng của ánh sáng cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày Ở các thành phố lớn do các nhà cao tầng che chắn nên học sinh phải làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt để giảm tác hại này chúng ta cần hướng dẫn các em có kế hoạch vui chơi dã ngoại Từ đó gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội , làm

cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống

5 Thiết bị dạy học, học liệu

Trang 3

- Giáo án, các hình ảnh minh họa

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Do thời gian hạn chế sau đây tôi chỉ giới thiệu sản phẩm đã thiết kế đó là mô

tả hoạt động dạy và học qua giáo án: Tiết 63: Các tác dụng của ánh sáng

Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề các tác dụng của ánh sáng cụ thể là đối với tiết 63

Tôi cần tích hợp một số hình ảnh trong thực tế có liên quan đến các môn học khác như môn Sinh học, Hóa học, Lịch sử Để nắm được các tác dụng của ánh sáng học sinh cần nắm được các kiến thức liên môn nói trên Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường về tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học, tác dụng quang điện của ánh sáng vào trong bài giảng

Trang 4

Tác dụng sinh học của ánh sáng

CO2

¸nh s¸ng

O2

QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CHẤT DIỆP LỤC

Trang 5

Nhà bác học Ác-si-mét hiến kế đánh giặc ngoại xâm

Trang 6

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

* Nội dung:

1.Về kiến thức:

+ Đánh giá ở 3 cấp độ :

• Nhận biết

• Thông hiểu

• Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao)

2 Về kĩ năng:

Đánh giá:

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng

và vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế

- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu các tác dụng của ánh sáng

3 Về thái độ:

Đánh giá thái độ học sinh :

Trang 7

• Ý thức , tinh thần tham gia học tập

Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan

*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.

- Sau khi học sinh khối 9 học xong tiết 63-Vật lí “ Các tác dụng của ánh sáng” Giáo viên cho học sinh khối 9 tiến hành làm bài kiểm tra kiểm tra viết 15 phút dưới hình thức tự luận, cụ thể như sau:

Bài kiểm tra 15 phút

Câu 1: Ta đã sử dụng tác dụng nào của ánh sáng trong công việc sau đây?

Ở một số bệnh viện, người ta dùng tia tử ngoại để tiệt trùng ở các hành lang Tia tử ngoại là một loại ánh sáng không gây ra cảm giác sáng

Câu 2: Hãy ghép mỗi câu a), b), c), d) với một câu thích hợp 1, 2, 3, 4

a) Ánh sáng chiếu vào màng lưới của

mắt sẽ gây ra cảm giác sáng

1) Ở đây ta thấy đồng thời xảy ra tác dụng sinh học và tác dụng nhiệt của ánh sáng

b) Ánh sáng mặt trời làm cho nước ở

biển, hồ, ao, sông ngòi…bay hơi lên cao

tạo thành mây

2) Ở đây không thể tách riêng tác dụng quang điện với tác dụng nhiệt của ánh sáng được

c) Ánh sáng mặt trời chiếu vào bộ pin

lắp trên các vệ tinh vừa làm cho bộ pin

phát điện, vừa làm nóng bộ pin

3) Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng

d) Ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây

đồng thời gây ra quá trình quang hợp và

quá trình bay hơi nước

4) Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tác dụng nhiệt của ánh sáng

Đáp án bài kiểm tra 15 phút

Trang 8

Câu 1: Khi sử dụng tia tử ngoại để tiệt trùng trong các bệnh viện, người ta đã

8 Các sản phẩm của học sinh

* Với bài kiểm tra 15 phút khối 9 năm học 2012-2013:

- Phần lớn học sinh nêu được tác dụng sinh học của ánh sáng được dùng để tiệt trùng ở các hành lang trong một số bệnh viện

- Học sinh biết cách ghép các câu a), b), c), d) với các tác dụng 1, 2, 3, 4 của ánh sáng

- Kết quả tổng hợp điểm như sau:

HỒ SƠ DẠY HỌC Giáo án:

TIẾT 63 BÀI 56.CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG

I.Mục tiêu

Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi: "Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì"?"Tác dụng

sinh học của ánh sáng là gì? Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì?"

Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu

trắng và vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế

Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực.

II.Chuẩn bị

GV: Thước thẳng, máy chiếu

Trang 9

Đối với mỗi nhóm: Dụng cụ tác dụng nhiệt của ánh sáng,1 chiếc đồng hồ, 1 dụng cụ sử dụng pin mặt trời

III.Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-tạo tình huống học tập

? Nhìn tờ giấy màu xanh qua tấm kính

màu đỏ ta thấy màu gì? Tại sao?

Yêu cầu hs chữa bài tập 55.3

Nhận xét cho điểm

- Tình huống: Trong thực tế người ta

đã sử dụng ánh sáng vào công việc

nào? Vậy ánh sáng có tác dụng gì?

- Nhìn tờ giấy màu xanh qua tấm kính màu đỏ ta thấy màu đen vì tấm kính màu

đỏ tán xạ kém ánh sáng màu xanh nên không có ánh sáng truyền tới mắt

Bài 55.3:a)Lúc chập tối thì ánh trăng có màu vàng

b)Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát về chiều tối để tát nước.Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gầu của cô gái ,nên mới có cảm xúc làm thơ

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng

- Yêu cầu HS trả lời C1: gọi 3 HS trả

lời

- Gợi ý: C2 cho HS thấy vật lí 7 phần

I Tác dụng nhiệt của ánh sáng.

1 Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

C1: VD1: Mặt nước nóng lên khi có ánh sáng chiếu vào

VD2: Quần áo ướt quần áo sẽ mau khô khi

có ánh sáng chiếu vào

VD3: Ánh sáng chiếu vào đồ vật đồ vật nóng lên

C2: Làm muối, phơi nông sản, ngồi sưởi nắng trong mùa đông…

Trang 10

gương cầu lõm đã sử dụng ánh sáng

mặt trời chiếu vào gương cầu lõm đốt

nóng vật

- Phơi muối: Càng nắng sản lượng

muối càng lắng

? Rút ra tác dụng nhiệt của ánh sáng là

gì?

- Ánh sáng Mặt Trời mang theo năng

lượng, trong một năm nhiệt lượng do

Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất lớn

hơn tất cả các nguồn năng lượng khác

được con người sử dụng trong năm đó

Năng lượng Mặt Trời được xem là vô

tận và sạch

Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử

dụng năng lượng Mặt Trời để sản xuất

điện

- Yêu cầu HS nghiên cứu thiết bị và bố

trí thí nghiệm

- So sánh kết quả rút ra nhận xét:

- Yêu cầu HS đọc thông báo

* Nhận xét: ánh sáng chiếu vào các vật làm các vật nóng lên Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến đổi thành nhiệt năng

Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng

2 Nghiên cứu tác dụng của ánh sáng trên vật màu trắng hay vật màu đen.

Bố trí thí nghiệm hình

h không đổi Đèn sáng t = 3 phút - kim loại trắng

t0

1 =

t0

2 =

C3:So sánh kết quả:

Vật màu đen hấp thụ ánh sáng nhiều hơn

Đèn

h

∆t0=

Trang 11

vật màu trắng

Hoạt động 3: Nghiên cứu tác dụng sinh học của ánh sáng

? Em hãy kể 1 số hiện tượng xảy ra

với cơ thể người và cây cối khi có ánh

sáng?

? Tác dụng sinh học là gì?

- Khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời,

da tổng hợp được vitamin D giúp tăng

cường sức đề kháng cho cơ thể Hiện

nay do tầng ôzon bị thủng nên các tia

tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt Trái

Đất Việc thường xuyên tiếp xúc với

tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung

thư da

- Biện pháp GDBVMT: Khi đi dưới

trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể

khỏi ánh nắng Mặt Trời, khi tắm nắng

cần thiết sử dung kem chống nắng

Cần đấu tranh các tác nhân gây hại

tầng ôzon như các chất khí thải

II Tác dụng sinh học của ánh sáng.

C4: Cây cối trồng trong nơi không có ánh sáng, lá cây xanh nhạt, cây yếu Cây trồng ngoài ánh sáng, lá xanh cây tốt

C5: Người sống thiếu ánh sáng sẽ yếu Em

bé phải tắm nắng để cứng cáp Nhận xét: ánh sáng gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng

Hoạt động 4: Tác dụng quang điện của ánh sáng( 10 phút)

?Pin mặt trời hoạt động trong điều

kiện nào?

- Pin Mặt Trời biến đổi trực tiếp quang

năng thành điện năng

III.Tác dụng quang điện của ánh sáng

1 Pin mặt trời.

- Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát ra

điện khi có ánh sáng chiếu vào

C6: - Pin mặt trời dùng ở đảo, ở miền núi

Trang 12

- Biện pháp GDBVMT: Tăng cường

sử pin Mặt Trời tại các vùng sa mạc,

những nơi chưa có điều kiện sử dụng

điện lưới quốc gia

- Tuyên truyền, vận động gia đình,

người thân và nhân dân địa phương

nơi cư trú tiết kiệm năng lượng và nên

sử dụng bình nước nóng năng lượng

Mặt Trời

VD: Máy tính bỏ túi dùng pin mặt trời

chỉ hoạt động khi có ánh sáng chiếu

vào

- Yêu cầu HS xem máy tính bỏ túi có

dùng nguồn điện ánh sáng và bức ảnh

56.3

- Thông báo cho HS biết qua Pin mặt

trời gồm có 2 chất khác nhau, khi

chiếu ánh sáng vào: 1 số e từ bản cực

này bật ra bắn sang bản cực kia làm 2

bản cực nhiễm điện khác nhau →

nguồn điện 1 chiều

- Yêu cầu HS trả lời C7

- Gợi ý:Không có ánh sáng pin có hoạt

động không?

Pin quang điện biến W nào →W nào?

hoặc một số thiết bị điện

Pin mặt trời đều có 1 cửa sổ để chiếu ánh sáng vào

C7: + Pin phát điện phải có ánh sáng + Pin hoạt động không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng

+ Để pin trong bóng tối, áp vật nóng vào thì pin không hoạt động được Vậy pin mặt trời hoạt động được không phải là do tác dụng nhiệt

Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà

- Yêu cầu HS tự nghiên cứu trả lời C8,

C9, C10

IV Vận dụng

Trang 13

- Gợi ý C8: Nhà bác học Ác-si-mét

hiến kế đánh giặc ngoại xâm: Thời

cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường

xảy ra chiếm tranh Dù đã ở tuổi 73

nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ Tổ

Quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học:

Dùng gương soi hội tụ ánh sáng và đốt

cháy các cánh buồm và cả thuyền Từ

những tướng chỉ huy đến bọn lính đều

khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui

? Nhà bác học Ác-si-mét đã sử dụng

tác dụng gì của ánh sáng?

-Chú ý C10: Về mùa đông ban ngày

nên mặc áo màu tối

- Yc HS phát biểu kiến thức của bài

- Thông báo cho HS mục "có thể em

chưa biết"

1s - S = 1m2 nhận 1400J

6h - S = 20m2 nhận 604800000J được

1800l nước sôi

- Các vệ tinh nhân tạo dùng điện của

pin mặt trời

- Có ô tô chạy bằng W mặt trời

- Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt lớn

- Tia tử ngoại có tác dụng sinh học rõ

rệt

Hướng dẫn về nhà

- Học phần ghi nhớ, đọc phần “có thể

C8 - Gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời, phần tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm đốt nóng vật →tác dụng nhiệt

C9: Tác dụng của ánh sáng làm cơ thể em

bé cứng cáp khỏe mạnh là tác dụng sinh học

C10: Mùa đông, trời lạnh, áo màu tối hấp thụ nhiệt tốt → cơ thể nóng lên

Mùa hè trời nóng, áo màu sáng hấp thụ nhiệt kém→ cơ thể đỡ bị nóng lên

Trang 14

em chưa biết.

- BTVN : 56.1→56.4 SBT và tìm thêm

ví dụ

Như phần trên đã trình bày việc giảng dạy nhằm giáo dục cho học sinh cách sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả trong dạy học Vật lý ở trường THCS phải hết sức quan tâm hướng dẫn học sinh thói quen: Từ đầu bài cho, phân tích làm rõ tính chất Vật lý, bản chất Vật lý và khả năng diễn biến theo quy luật Vật lý để định ra hướng những tác động xấu đến môi trường rồi đến sức khỏe con người, rồi từ đó mới suy nghĩ tìm các biện pháp phòng và tránh thích hợp Do đó nếu không áp dụng đúng các trình tự và các phương pháp đã nêu thì việc gây ra những hậu quả xấu là rất cao, yêu cầu đặt ra với các giáo viên là phải nắm được các phương pháp, chịu khó tìm tòi, có tính sáng tạo, liên quan giữa các môn học như vậy mới có thể đạt kết quả cao

Trên đây là một số kinh nghiệm đã được tôi rút ra từ thực tế khi giảng dạy một số các dạng bài có liên quan mật thiết đến việc sử dụng năng lượng ánh sáng sao cho hiệu quả thường gặp trong chương trình Vật Lí THCS và cũng đã được tôi áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân Kết quả khi tôi áp dụng vào giảng dạy các em đã nắm được bài và vận dụng khá tốt vào thực tiễn cuộc sống Tuy nhiên do kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn nên cũng không thể đưa ra được hết các giải pháp cũng như không thể nào tránh khỏi những thiếu sót

Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các đồng chí

Xin chân thành cảm ơn!

Đại Đồng, ngày 30 tháng 10 năm 2013

Người viết

Trang 15

Vi Thị Thùy

Ngày đăng: 28/08/2016, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w